Luận án Tiến sĩ Sử học: Đấu tranh chính trị ở Hội An (Quảng Nam) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975)
lượt xem 12
download
Mục đích nghiên cứu của Luận án nhằm góp phần nhận thức đầy đủ hơn về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) ở địa phương. Mặt khác, bổ sung tư liệu cho công tác nghiên cứu, giảng dạy lịch sử địa phương; cung cấp luận cứ khoa học nâng cao hiệu quả công tác giáo dục truyền thống cách mạng, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trên địa bàn Thành phố Hội An trong giai đoạn hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Sử học: Đấu tranh chính trị ở Hội An (Quảng Nam) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975)
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ---------- ĐINH THỊ KIM NGÂN ĐẤU TRANH CHÍNH TRỊ Ở HỘI AN (QUẢNG NAM) TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (1954 - 1975) LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC Huế, 2021
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ---------- ĐINH THỊ KIM NGÂN ĐẤU TRANH CHÍNH TRỊ Ở HỘI AN (QUẢNG NAM) TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (1954 - 1975) CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM MÃ SỐ: 9 22 90 13 LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Lê Cung Huế, 2021 i
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực, chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Đinh Thị Kim Ngân ii
- LỜI CẢM ƠN Trân trọng cảm ơn quý thầy cô giáo Khoa Lịch sử, Phòng Đào tạo Sau Đại học Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế và Ban Đào tạo Sau Đại học - Đại học Huế đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận án. Trân trọng cảm ơn Ban Tuyên giáo Thành ủy Đà Nẵng, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV và các nhân chứng đã hỗ trợ về mặt tư liệu để tôi hoàn thành luận án. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ sự kính trọng, lòng biết ơn sâu sắc đối với PGS. TS. Lê Cung người thầy đã tận tình hướng dẫn cho tôi cả về chuyên môn, phương pháp cũng như thái độ nghiêm túc trong nghiên cứu khoa học. Cảm ơn gia đình, thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp luôn động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Huế, ngày tháng năm 2021 Tác giả Đinh Thị Kim Ngân iii
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA ..........................................................................................................i LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................................... ii LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................................. iii MỤC LỤC .................................................................................................................................... iv DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................... vii MỞ ĐẦU ........................................................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................................. 1 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 3 4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu .................................................................... 4 5. Đóng góp của luận án ...................................................................................................... 5 6. Bố cục luận án .................................................................................................................. 5 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU..................................................... 6 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài đấu tranh chính trị ở Hội An ................ 6 1.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về đấu tranh chính trị ở miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) ......................................................6 1.1.2. Nhóm các công trình nghiên cứu về đấu tranh chính trị ở Hội An (Quảng Nam) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) ................................ 13 1.2. Những vấn đề luận án kế thừa ................................................................................... 16 1.3. Những vấn đề luận án tiếp tục giải quyết.................................................................. 17 Chương 2. ĐẤU TRANH CHÍNH TRỊ Ở HỘI AN (QUẢNG NAM) GIAI ĐOẠN 1954 - 1965 ................................................................................................................................... 18 2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, truyền thống yêu nước và cách mạng của nhân dân Hội An trước Hiệp định Genève (21-7-1954) ......................................... 18 2.1.1. Điều kiện tự nhiên.......................................................................................18 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...........................................................................19 2.1.3. Truyền thống yêu nước và cách mạng của nhân dân Hội An trước 1954 ..23 2.2. Chính sách của Mỹ và chính quyền Việt Nam cộng hòa ở Hội An giai đoạn 1954 - 1965 ....................................................................................................................... 26 iv
- 2.2.1. Về chính trị - quân sự .................................................................................27 2.2.2. Về kinh tế - xã hội.......................................................................................32 2.2.3. Về văn hóa - giáo dục .................................................................................34 2.3. Chủ trương của Trung ương Đảng và Đảng bộ địa phương về đấu tranh chính trị ở Hội An giai đoạn 1954 - 1965 ................................................................................................. 35 2.3.1. Chủ trương của Trung ương Đảng .............................................................. 35 2.3.2. Chủ trương của Liên Khu ủy V ..................................................................37 2.3.3. Chủ trương của Tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng ........................................38 2.3.4. Chủ trương của Thị ủy Hội An ...................................................................39 2.4. Nội dung đấu tranh chính trị ở Hội An (Quảng Nam) giai đoạn 1954 - 1965 ...... 40 2.4.1. Đấu tranh đòi Mỹ và chính quyền Việt Nam cộng hòa thi hành Hiệp định Genève (21-7-1954) .......................................................................................................40 2.4.2. Đấu tranh chống “tố Cộng” ........................................................................46 2.4.3. Đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ.......................................................53 2.4.4. Đấu tranh chống phá ấp chiến lược ............................................................ 55 2.4.5. Đấu tranh đòi tự do tín ngưỡng, bình đẳng tôn giáo năm 1963 ..................57 2.4.6. Đấu tranh chính trị ở Hội An sau cuộc đảo chính Ngô Đình Diệm từ ngày 1-11-1963 đến ngày 8-3-1965 và đồng khởi ở nông thôn đồng bằng cuối năm 1964 đầu năm 1965 ......................................................................................................................63 Chương 3. ĐẤU TRANH CHÍNH TRỊ Ở HỘI AN (QUẢNG NAM) GIAI ĐOẠN 1965 – 1975................................................................................................................................... 70 3.1. Chính sách của Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa ở Hội An giai đoạn 1965 - 1975................................................................................................................................... 70 3.1.1. Về chính trị - quân sự .................................................................................70 3.1.2. Về kinh tế - xã hội.......................................................................................74 3.1.3. Về văn hóa - giáo dục .................................................................................76 3.2. Chủ trương của Trung ương Đảng và Đảng bộ địa phương về đấu tranh chính trị ở Hội An giai đoạn 1965 - 1975 ................................................................................................. 78 3.2.1. Chủ trương của Trung ương Đảng .............................................................. 78 3.2.2. Chủ trương của Liên Khu ủy V ..................................................................79 3.2.3. Chủ trương của Tỉnh ủy Quảng Đà ............................................................ 80 v
- 3.2.4. Chủ trương của Thị ủy Hội An ...................................................................82 3.3. Nội dung đấu tranh chính trị ở Hội An (Quảng Nam) giai đoạn 1965 - 1975 ...... 85 3.3.1. Đòi thành lập chính phủ dân sự ..................................................................85 3.3.2. Đấu tranh chính trị trong Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968) ....91 3.3.3. Đòi dân sinh, dân chủ .................................................................................96 3.3.4. Đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Paris (27-1-1973) ...............................101 3.3.5. Đấu tranh chính trị trong Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 .....105 Chương 4. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ ĐẤU TRANH CHÍNH TRỊ Ở HỘI AN (QUẢNG NAM) TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (1954 - 1975) ...................................................................................................................................................... 110 4.1. Về tính chất ................................................................................................................ 110 4.1.1. Tính chất dân tộc.......................................................................................110 4.1.2. Tính chất dân chủ, dân sinh ......................................................................113 4.2. Về đặc điểm ............................................................................................................... 115 4.2.1. Thu hút hầu hết các thành phần xã hội tham gia ......................................115 4.2.2. Hình thức, biện pháp đấu tranh phong phú, linh hoạt và quyết liệt..........117 4.2.3. Tích cực hưởng ứng và phối hợp với các địa phương khác trong đấu tranh ...121 4.3. Về ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm............................................................. 127 4.3.1. Góp phần nâng cao giác ngộ chính trị đối với các tầng lớp nhân dân, phối hợp đánh địch trên 3 mũi giáp công ............................................................................127 4.3.2. Làm rối loạn hậu phương và suy giảm thế lực của chính quyền Việt Nam Cộng hòa, tạo điều kiện cho phong trào cách mạng đi đến thắng lợi .........................130 4.3.3. Về bài học kinh nghiệm đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc ................132 KẾT LUẬN ............................................................................................................................... 142 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ................................................................................................ 146 LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ.................................................................. 146 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................... 147 vi
- DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT ACL : Ấp chiến lược ATS : Ấp tân sinh CTQG : Chính trị Quốc gia CQNĐD : Chính quyền Ngô Đình Diệm CQVNCH : Chính quyền Việt Nam Cộng hòa ĐTCT : Đấu tranh chính trị HĐ : Hiệp định Nxb : Nhà xuất bản PTTg : Phủ Thủ tướng QN - ĐN : Quảng Nam - Đà Nẵng QĐND : Quân đội Nhân dân SV - HS : Sinh viên - học sinh TLLT : Tài liệu Lưu trữ Tp HCM : Thành phố Hồ Chí Minh TTLTQG II : Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II TTLTQG IV : Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV vii
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cục diện và diễn trình lịch sử chiến tranh cách mạng Việt Nam đã khẳng định đấu tranh chính trị (ĐTCT) có ý nghĩa chiến lược xuyên suốt trong đường lối cách mạng, vừa là sách lược và nghệ thuật trong thực tiễn lãnh đạo phong trào đấu tranh của nhân dân, là một nhân tố quan trọng hợp thành với đấu tranh quân sự (ĐTQS) trong thế trận chiến tranh nhân dân. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), ĐTCT đã khẳng định vai trò và vị thế quan trọng của nhân dân trong cuộc đấu tranh trực diện với bộ máy chiến tranh của Mỹ, hạ thấp uy thế chính trị của chính quyền Việt Nam Cộng hòa (VNCH), góp phần đánh bại những âm mưu, thủ đoạn của chúng, hỗ trợ lực lượng vũ trang tiêu diệt sinh lực của kẻ thù. ĐTCT trở thành một mặt trận hợp thành với ĐTQS, tạo nên sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân đánh bại chiến tranh tổng lực của đế quốc Mỹ và chính quyền VNCH. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), Lê Duẩn - Bí thư thứ nhất BCH Trung ương Đảng đã khẳng định, nếu “ĐTQS là một hình thức đấu tranh cơ bản có tác dụng quyết định trực tiếp trong việc tiêu diệt lực lượng quân sự địch, và do đó đập tan âm mưu quân sự và chính trị của chúng” thì “ĐTCT của quần chúng nhân dân cũng là một hình thức cơ bản có tác dụng quyết định trong tất cả các thời kỳ phát triển của cách mạng miền Nam và đối với sự thành công của cách mạng miền Nam” [32, tr. 56-57]. Và do sự chi phối bởi điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của từng địa phương ở miền Nam mà ĐTCT diễn ra phong phú, đa dạng với nhiều hình thức và cấp độ khác nhau. ĐTCT ở Hội An cũng là một trong những trường hợp như vậy. Hội An là thị xã có lợi thế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, nơi tập trung các cơ quan đầu não chính trị, quân sự của chính quyền tỉnh Quảng Nam và của quân Mỹ, quân đội VNCH, đồng thời cũng là nơi tiếp giáp với địa bàn có phong trào cách mạng phát triển mạnh mẽ nên là nơi diễn ra những cuộc đấu tranh quyết liệt cả về quân sự và chính trị giữa lực lượng cách mạng và lực lượng đối lập. Hội An là địa bàn không lớn nhưng dưới ách thống trị Mỹ và chính quyền VNCH (1954-1975), ĐTCT diễn ra dưới nhiều hình thức, thu hút hầu hết các thành phần xã 1
- hội tham gia và đạt được những kết quả đáng được lịch sử ghi nhận, nổi bật là phong trào đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Genève; chống chính sách “tố Cộng”; chống phá ấp chiến lược (ACL); đòi tự do tín ngưỡng, bình đẳng tôn giáo năm 1963; chống độc tài, quân phiệt, đòi tự do và dân chủ; đấu tranh chống dư đảng Cần Lao, chống các chính quyền độc tài sau cuộc đảo chính 01-11-1963 và đồng khởi ở đồng bằng cuối năm 1964 đầu năm 1965; đòi thành lập chính phủ dân sự năm 1966,… đòi thi hành Hiệp định Paris năm 1973; phối hợp với LLVT tham gia Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 và Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975. ĐTCT của nhân dân Hội An đã góp phần làm thất bại các chiến lược chiến tranh thực dân mới của Mỹ tiến hành ở địa phương cũng như ở miền Nam. Tuy nhiên, ĐTCT trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) ở các địa bàn như Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa,... đã được triển khai nghiên cứu ở những mức độ khác nhau; trong khi đó, đối với Hội An, cho đến nay chủ đề ĐTCT chỉ được đề cập vắn tắt trong các công trình lịch sử Đảng bộ, lịch sử các tổ chức chính trị - xã hội của địa phương. Vì vậy, nghiên cứu ĐTCT ở Hội An trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) vừa có ý nghĩa khoa học vừa có ý nghĩa thực tiễn: Về ý nghĩa khoa học, luận án làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến ĐTCT, chính sách của Mỹ và chính quyền VNCH (1954-1975), chủ trương của Trung ương Đảng và Đảng các cấp về ĐTCT ở Hội An (1954-1975), nội dung ĐTCT ở Hội An (1954-1975) và đưa ra một số nhận xét về ĐTCT ở Hội An (1954-1975. Qua đó, giúp nhận thức rõ hơn về truyền thống yêu nước, cách mạng của nhân dân Hội An; bản chất thực dân mới của các chính sách, biện pháp do Mỹ và chính quyền VNCH triển khai tại Hội An; sự nhạy bén trong chủ trương lãnh đạo ĐTCT của Đảng; sự đa dạng, linh hoạt, quyết liệt về hình thức của ĐTCT ở Hội An; sự hưởng ứng, phối hợp của Hội An với địa phương khác trong ĐTCT; kết quả của ĐTCT ở Hội An thời kỳ 1954-1975; không những thế, luận án còn cung cấp những cứ liệu để nhận thức đầy đủ hơn về phương châm “hai chân”,“ba mũi”, “ba vùng” trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở Hội An nói riêng và miền Nam nói chung. Về ý nghĩa thực tiễn, luận án cung cấp một mô hình địa phương có tính đặc thù về ĐTCT. Để từ đó là cơ sở cho việc xây dựng chổ đứng chân cho lực lượng cách mạng trong các giai đoạn về sau. Đặc biệt là chổ đứng chân của lực lượng vũ trang. 2
- Hơn nữa, luận án cung cấp thêm nguồn tư liệu về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Hội An phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy lịch sử địa phương, góp phần nâng cao niềm tự hào về truyền thống của quê hương và giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ Hội An, là tài liệu tham khảo cho ngành du lịch để du khách biết rõ hơn về một Hội An không những đẹp mà còn mang nhiều ý nghĩa lịch sử. Hơn nữa, những bài học kinh nghiệm được rút ra trong luận án góp phần phát huy sức mạnh của quần chúng nhân dân trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trên địa bàn Hội An hiện nay. Từ những ý nghĩa trên, tôi chọn đề tài “Đấu tranh chính trị ở Hội An (Quảng Nam) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975)” làm luận án Tiến sĩ sử học chuyên nghành lịch sử Việt Nam. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Về đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là ĐTCT ở Hội An trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), trong đó, tập trung nghiên cứu nguyên nhân, diễn biến, mục tiêu, lực lượng, hình thức, biện pháp đấu tranh và kết quả các phong trào tiêu biểu đồng thời đưa ra một số nhận xét về đấu tranh chính trị ở Hội An (Quảng Nam) trong khoảng thời gian nói trên. Về phạm vi nghiên cứu: Về không gian: địa bàn Hội An theo phân chia địa giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cụ thể luận án có thể mở rộng ở một số địa bàn trước đây vốn thuộc thị xã Hội An mà hiện nay không còn thuộc Hội An. Về thời gian: Luận án giới hạn thời gian nghiên cứu từ năm 1954 đến năm 1975, cụ thể là từ khi HĐ Genève được ký kết (21-7-1954) đến ngày giải phóng hoàn toàn Hội An (28-3-1975). Tuy nhiên, để làm rõ hơn nhân tố ảnh hưởng đến ĐTCT, khung thời gian của luận án được lùi về trước thời điểm 21-7-1954 khi trình bày nội dung truyền thống yêu nước và cách mạng của nhân dân Hội An. Về nội dung: luận án nghiên cứu toàn diện quá trình ĐTCT ở Hội An (1954-1975). 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Về mục đích nghiên cứu Tái hiện có hệ thống quá trình ĐTCT ở Hội An, góp phần nhận thức đầy đủ hơn về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) ở địa phương. Mặt khác, bổ sung tư 3
- liệu cho công tác nghiên cứu, giảng dạy lịch sử địa phương; cung cấp luận cứ khoa học nâng cao hiệu quả công tác giáo dục truyền thống cách mạng, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trên địa bàn Thành phố Hội An trong giai đoạn hiện nay. Về nhiệm vụ nghiên cứu Phân tích về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Hội An, nhất là chính sách của Mỹ và chính quyền VNCH đối với Hội An (1954-1975) có ảnh hưởng đến ĐTCT. Làm rõ đường lối, chủ trương của Trung ương Đảng vá các cấp đảng bộ địa phương trong chỉ đạo ĐTCT trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975). Trình bày diễn biến và nội dung ĐTCT ở Hội An trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) qua các phong trào tiêu biểu dựa theo mục tiêu và đối tượng đấu tranh. Đưa ra một số nhận xét về đấu tranh chính trị ở Hội An (Quảng Nam) trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) 4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu Về phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh về đấu tranh chính trị, để thực hiện luận án, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể khác như phân tích, tổng hợp, thống kê,… sưu tầm và xử lý tư liệu (thành văn, điền dã, phỏng vấn nhân chứng), Về nguồn tài liệu Các nguồn tư liệu đã công bố như văn kiện, công trình tổng kết của Đảng, Nhà nước, các tác phẩm viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954-1975) có đề cập đến ĐTCT ở Hội An; công trình, bài viết của các nhà nghiên cứu về ĐTCT trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954-1975); lịch sử Đảng bộ, lịch sử Hội Nông dân, lịch sử Hội Liên hiệp Phụ nữ; một số công trình nước ngoài viết về “chiến tranh Việt Nam” liên quan đến luận án. Nguồn tư liệu tại kho lưu trữ thuộc Ban Tuyên giáo Thành phố Hội An; Phòng Văn hóa - Thông tin Thành phố Hội An, Bộ Chỉ huy Quân sự Tỉnh Quảng Nam, Trung tâm Lưu trữ của Ban Tuyên giáo và Lịch sử Đảng Thành phố Đà Nẵng; Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II (Thành phố Hồ Chí Minh); Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV (Đà Lạt). 4
- Ngoài ra, một nguồn tư liệu quan trọng trong nghiên cứu lịch sử địa phương được tác giả chú ý khai thác là di tích lịch sử, bảo tàng, đặc biệt là trao đổi, phỏng vấn một số nhân chứng tại Hội An. 5. Đóng góp của luận án Luận án có những đóng góp sau đây: Một là, trên cơ sở trình bày, phân tích điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; chính sách của Mỹ và chính quyền VNCH đối với Hội An; làm rõ chủ trương, đường lối chỉ đạo ĐTCT của Trung ương Đảng, Liên Khu ủy V và Tỉnh ủy Quảng Nam, Thị ủy Hội An trong chỉ đạo ĐTCT tại Hội An, luận án làm rõ sự ảnh hưởng của những nhân tố này đối với ĐTCT ở Hội An trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954- 1975). Hai là, luận án tái hiện khách quan và có hệ thống diễn biến ĐTCT ở Hội An từ năm 1954 đến năm 1975, trong đó thể hiện rõ mục tiêu, lực lượng, thành phần, hình thức, kết quả,... của từng phong trào. Ba là, luận án đưa ra một số nhận xét về đấu tranh chính trị ở Hội An (Quảng Nam) trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975); đồng thời làm rõ những bài học kinh nghiệm phục vụ quá trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ an ninh Tổ quốc trên địa bàn Thành phố Hội An trong giai đoạn hiện nay. Bốn là, trên cơ sở xử lý khối lượng lớn tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên được công bố, luận án góp phần giúp nhận thức đầy đủ hơn về ĐTCT ở Hội An; cung cấp nguồn tư liệu tham khảo phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy lịch sử địa phương. 6. Bố cục luận án Ngoài phần mở đầu (5 trang), kết luận (4 trang), tài liệu tham khảo (14 trang), phụ lục (62 trang), nội dung luận án (136 trang) được cấu tạo bởi 4 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu (12 trang) Chương 2. Đấu tranh chính trị ở Hội An (Quảng Nam) trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1954 -1965 (52 trang) Chương 3. Đấu tranh chính trị ở Hội An (Quảng Nam) trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1965 - 1975 (40 trang) Chương 4. Một số nhận xét về đấu tranh chính trị ở Hội An (Quảng Nam) trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) (32 trang) 5
- Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài đấu tranh chính trị ở Hội An ĐTCT là một đề tài hấp dẫn thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu cả trong và ngoài nước khi tìm hiểu, nghiên cứu về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) của nhân dân Việt Nam nói chung và Hội An nói riêng. Liên quan đến nội dung luận án đã có khá nhiều công trình đề cập. Có thể chia các công trình nghiên cứu về ĐTCT vào một số nhóm sau: 1.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về đấu tranh chính trị ở miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) Về ĐTCT và vai trò của ĐTCT trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) nhiều công trình đã đề cập, phản ánh, trong đó có thể và cần phải kể đến như: Lê Duẩn (1976), Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập, tự do, vì chủ nghĩa xã hội, tiến lên giành thắng lợi mới, Nxb Sự thật, Hà Nội. Công trình phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về chiến tranh nhân dân và tổng kết kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong lãnh đạo cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân về chỉ đạo ĐTCT. Về phương pháp cách mạng, Tổng Bí thư Lê Duẩn khẳng định: “Khái quát chung lại, có thể nói bạo lực cách mạng phải dựa vào hai lực lượng: Lực lượng quân sự, lực lượng chính trị, và bao gồm hai hình thức đấu tranh: ĐTQS, ĐTCT và sự kết hợp giữa hai hình thức ấy” [31, tr. 51]. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Khoa Lịch sử Đảng (1993), Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (2 tập), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Công trình đã đề cập đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ (1954-1975); phân tích âm mưu, biện pháp của Mỹ và CQSG đối với cách mạng miền Nam; điểm một số phong trào ĐTCT tiêu biểu như phong trào đòi thi hành Hiệp định Genève (1954-1956); đồng khởi (1959-1960); phá ACL (1961-1963); đòi tự do tín ngưỡng, bình đẳng tôn giáo (1963); chống “Hiến chương Vũng Tàu” (1964); chống chính quyền quân phiệt Nguyễn Văn Thiệu - Nguyễn Cao Kỳ (1966),… Trong phần bài học kinh nghiệm, công trình đánh giá cao vai trò của ĐTCT đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: “Phong trào ĐTCT của 6
- đông đảo quần chúng có sức tiến công và tạo ra thế uy hiếp địch rất to lớn; các đoàn thể quần chúng cách mạng thực sự là những đội quân ĐTCT chống địch ở khắp nông thôn và thành thị”; vì vậy“thường xuyên chú trọng việc xây dựng LLCT” là bài học lớn đối với cách mạng miền Nam thời kỳ 1954-1975 [75, tr. 145]. Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (1995), Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ - Thắng lợi và bài học, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, chủ yếu đề cập những vấn đề lý luận về ĐTCT trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) như cơ sở, vai trò, hình thức, nghệ thuật tiến hành và mối quan hệ với ĐTQS. Về vai trò của ĐTCT, công trình khẳng định: “ĐTCT của quần chúng cũng là một hình thức đấu tranh cơ bản có tác dụng quyết định trong tất cả các giai đoạn phát triển của cách mạng miền Nam và đối với thắng lợi của cuộc chống Mỹ, cứu nước” [5, tr. 153]; về sự kết hợp giữa ĐTCT với ĐTQS, công trình khẳng định rằng: “Kết hợp hai mặt ĐTQS và ĐTCT là vấn đề cơ bản có tính quy luật trong phương pháp cách mạng miền Nam, đồng thời là đặc điểm nổi bật tạo nên sức mạnh vô địch của chiến tranh nhân dân Việt Nam chống chiến tranh xâm lược thực dân mới của đế quốc Mỹ” [5, tr. 154]. Bộ Tư lệnh Quân Khu V - Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (1999), Một số kinh nghiệm chỉ đạo chiến tranh nhân dân địa phương ở Khu V trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), NXB Quân đội Nhân dân (QĐND), Hà Nội. Công trình đề cập điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có ảnh hưởng đến ĐTCT cùng một số phong trào ĐTCT nổi bật như phong trào đòi tự do tín ngưỡng, bình đẳng tôn giáo năm 1963, phong trào chống độc tài, quân phiệt Nguyễn Khánh - Trần Văn Hương những năm 1964-1965, phong trào chống chính quyền quân phiệt Nguyễn Văn Thiệu - Nguyễn Cao Kỳ năm 1966 ở địa bàn Quảng Nam, Đà Nẵng, Đà Lạt;... cùng với đó, chủ trương chỉ đạo ĐTCT của Liên Khu ủy V và kinh nghiệm ĐTCT của nhân dân Khu V cũng được tổng kết khá rõ. Võ Nguyên Giáp (2006), Tổng tập luận văn, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội. Công trình tập hợp các bài viết của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về chính trị, chiến tranh nhân dân,... Qua đó, nhiều vấn đề lý luận về ĐTCT, mối quan hệ giữa ĐTCT với ĐTQS đã được phân tích làm rõ. Cũng trong công trình này, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đưa ra định nghĩa về ĐTCT: “ĐTCT ở đây nói theo nghĩa hẹp để 7
- phân biệt với ĐTVT, nghĩa là các hình thức đấu tranh của đông đảo quần chúng nhân dân không cầm vũ khí như bãi công, bãi chợ, bãi khóa, mít tinh, biểu tình, thị uy,... Dựa vào sức mạnh của chính nghĩa và lực lượng đoàn kết, có tổ chức của đông đảo quần chúng, các cuộc đấu tranh này thông thường được tiến hành trong điều kiện hợp pháp, nửa hợp pháp hoặc biến thế bất hợp pháp thành thế hợp pháp cách mạng, nhằm đạt mục đích nhất định về chính trị, kinh tế, văn hóa hoặc có khi cả về quân sự” [64, tr. 1060]. Trần Văn Giàu (2006), Tổng tập, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội. Bộ sách gồm hai phần. Trong đó phần thứ hai “Miền Nam giữ vững thành đồng” là bức tranh về cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta từ năm 1954 đến năm 1970 trên mọi mặt trận. Trong đó ĐTCT của nhân dân miền Nam gồm những phong trào tiêu biểu như đòi thi hành HĐ Genève (1954); phong trào đòi tự do tín ngưỡng, bình đẳng tôn giáo năm 1963; phong trào chống Mỹ, chống Nguyễn Văn Thiệu - Nguyễn Cao Kỳ những năm 1965-1968; phong trào đòi thi hành HĐ Paris (1973)... Bên cạnh đó, tác giả phân tích đặc điểm đời sống kinh tế, xã hội ở đô thị miền Nam từ khi Mỹ thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965); coi chính sách thực dân mới của Mỹ là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bùng phát các phong trào ĐTCT, bởi “sự có mặt quân viễn chinh Mỹ ở miền Nam là một sự xâm phạm thô bạo chủ quyền độc lập của nhân dân ta, nó kích động mạnh mẽ tinh thần dân tộc của mọi tầng lớp nhân dân, kể cả binh sĩ và nhân viên ngụy quyền” [67, tr. 1733]. Lê Cung (2008), Phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam năm 1963, in lần thứ 4, Nxb Thuận Hóa, Huế. Có thể nói “đây là tác phẩm đầu tiên nghiên cứu có hệ thống và hoàn chỉnh về phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam năm 1963” [27, tr. 3]. Không những thế, những sử liệu và kiến giải của tác giả là cơ sở quan trọng giúp việc tìm hiểu, nghiên cứu về phong trào Phật giáo năm 1963 trên từng địa bàn cụ thể ở miền Nam thuận lợi hơn. Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (2013), Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) (gồm 9 tập), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Công trình phản ánh một cách toàn diện và sinh động về nguyên nhân, diễn biến cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) qua từng giai đoạn và các bước ngoặt quan trọng. Về ĐTCT, công trình đề cập đến các phong trào tiêu biểu của nhân dân miền Nam, từ phong trào đòi thi hành HĐ Genève, bảo vệ hòa bình (1954-1956), chống “tố 8
- Cộng” (1955-1959),… đòi thi HĐ Paris 1973. Ngoài ra, ở tập 9 “Tính chất, đặc điểm, tầm vóc và bài học lịch sử”, công trình khẳng định vai trò to lớn của ĐTCT: “ĐTCT đã được nâng lên thành một nghệ thuật trong việc chống chính sách xâm lược thực dân mới của đế quốc Mỹ. Khi khởi nghĩa từng phần phát triển thành chiến tranh cách mạng, chiến tranh và khởi nghĩa gắn quyện vào nhau thì ĐTCT mà hình thức cao là sự nổi dậy của quần chúng luôn luôn kết hợp chặt chẽ và nhịp nhàng với ĐTQS, tạo thế và trợ giúp đắc lực cho ĐTQS” [13, tr. 242]. Lê Cung (2014), Phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam (1964-1968), NXB Thuận Hóa. Đây được xem như là một sự tiếp nối công trình “Phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam năm 1963”. Trong công trình này, tác giả trình bày phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam những năm 1964-1968 qua ba giai đoạn: Giai đoạn từ sau cuộc đảo chính lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm (1-11-1963) đến trước ngày chế độ quân phiệt Nguyễn Văn Thiệu - Nguyễn Cao Kỳ được thành lập (19-6-1965); giai đoạn từ khi chế độ quân phiệt Nguyễn Văn Thiệu - Nguyễn Cao Kỳ được thành lập (19-6-1965) đến sự kiện “Bàn Phật xuống đường” kết thúc (21-6-1966); giai đoạn từ sự kiện “Bàn Phật xuống đường” kết thúc (21-6-1966) đến sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân (1968). Ngoài ra, công trình cũng làm rõ tính chất, đặc điểm và ý nghĩa của phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam giai đoạn 1964-1968. Lê Cung (Chủ biên), (2015), Về phong trào đô thị miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ (1954-1975), NXB Tổng hợp TP HCM. Khai thác nguồn tư liệu có giá trị từ hai phía, tiếp cận ở nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau, công trình phản ánh khá chi tiết về nguyên nhân, mục tiêu, lực lượng, diễn biến, tính chất, đặc điểm,... phong trào đô thị miền Nam, nhất là ở Huế, Đà Nẵng và Sài Gòn - Gia Định trong suốt 21 năm kháng chiến chống Mỹ. Trong số đó, bài “Phong trào đô thị miền Nam trong cuộc đấu tranh thống nhất đất nước (1954-1975)” của tác giả Lê Cung đã làm rõ vai trò phong trào đô thị miền Nam trong từng giai đoạn của cuộc kháng chiến chống Mỹ được thể hiện qua các phong trào tiêu biểu như phong trào hòa bình những năm 1954-1956, phong trào Phật giáo năm 1963, phong trào đô thị năm 1966, phong trào sinh viên, học sinh năm 1970, phong trào đòi thi hành Hiệp định Paris 1973,... Viện Sử học (2017), Lịch sử Việt Nam, (tái bản lần thứ nhất) NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. Bộ sách gồm 15 tập, trình bày lịch sử Việt Nam từ khởi thủy đến năm 9
- 2000, trong đó, phần lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước được trình bày khá toàn diện ở Tập 12 (từ năm 1954 đến năm 1965) và Tập 13 (từ năm 1965 đến năm 1975). Về ĐTCT thời kỳ 1954-1975, tập thể tác giả đã khái quát chủ trương chỉ đạo của Đảng qua các giai đoạn trên cơ sở phân tích âm mưu, chính sách của CQSG đối với miền Nam; đồng thời, điểm một số phong trào ĐTCT tiêu biểu của nhân dân miền Nam như đòi thi hành Hiệp định Genève (1954-1956), chống “tố Cộng” (1957-1958), Đồng khởi ở miền Trung và Nam Bộ (1959-1960), chống phá ACL (1962-1964), chống Hiến chương Vũng Tàu (1964), chống Mỹ và chế độ quân phiệt Sài Gòn (1966), chống bình định ở nông thôn, đòi dân chủ, hòa bình ở đô thị (1970), chống Nguyễn Văn Thiệu độc tài, tham nhũng (1974),... Về các bài nghiên cứu được công bố trên các tạp chí và kỷ yếu hội thảo khoa học, có thể kể đến như: Trần Bạch Đằng (2005), “Chung một bóng cờ”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 12. Bài viết khẳng định, kết hợp bốn hình thức đấu tranh: Chính trị, vũ trang, binh vận, ngoại giao tạo nên sức mạnh tổng hợp là vấn đề thuộc về phương châm chiến lược và phương pháp cách mạng; có lúc hình thức này giữ vai trò chủ yếu, hình thức khác hỗ trợ, song về cơ bản, phong trào cách mạng miền Nam là phong trào chính trị theo nghĩa rộng, là cuộc đấu tranh của đông đảo quần chúng. Đặc biệt, bài viết chỉ ra những hệ quả ngoài ý muốn của Mỹ và CQSG khi chủ trương lùa dân vào các khu tập trung, thị trấn, ven trục lộ, quanh đồn bốt để dễ kiểm soát, bóc lột và bắt lính. Hệ quả đó là: “Tập trung đông người nảy sinh những vấn đề xã hội, kinh tế, tạo ra mâu thuẫn từng giờ, từng phút giữa bộ máy cầm quyền với nhân dân từ cái ăn, cái mặc, cái ở, học hành, sản xuất,.. tạo điều kiện cho một số người trước đây chỉ hiểu Mỹ và CQSG từ xa, còn mơ hồ, nay hằng ngày tận mắt nhận rõ các tồi tệ; tạo cơ hội cho dân tiếp xúc với nhau dễ dàng hơn, thông tin nhanh hơn, liên kết đấu tranh thuận tiện hơn” [80]. Theo tác giả “điều này có nghĩa là Mỹ và CQSG đã mời cách mạng đến sát mình. Đây chính là điều kiện quan trọng để ĐTCT bùng nổ” [61]. Trịnh Thị Hồng Hạnh (2010), “Đấu tranh chính trị trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 6. Trên cơ sở nghiên cứu các phong trào ĐTCT tiêu biểu ở miền Nam, bài viết kết luận: “ĐTCT đã thu hút, lôi cuốn đông đảo người dân Việt Nam, nhân dân Mỹ yêu chuộng hòa bình và nhân 10
- loại tiến bộ trên thế giới. Vì lẽ đó, ĐTCT không những giác ngộ quần chúng trong nước trở thành lực lượng cách mạng, mà còn giúp nhân dân Mỹ và thế giới hiểu hơn về cuộc chiến tranh chính nghĩa của nhân dân ta, qua đó mở rộng mặt trận đoàn kết, đẩy mạnh đấu tranh góp phần đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi cuối cùng” [70]. Ngoài các công trình trên, nghiên cứu về ĐTCT ở miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) còn được thể hiện trong một số luận văn Thạc sĩ, luận án Tiến sĩ: Hoàng Thị Bích Vân (2006), Luận văn Thạc sĩ “Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lãnh đạo phong trào đấu tranh chính trị ở nông thôn từ 1961 đến 1968”, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Luận văn nghiên cứu phong trào đấu tranh chính trị ở nông thôn Quảng Nam từ năm 1961-1968 nhằm đấu tranh chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) và “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968). Qua phân tích chủ trương, hình thức, phương pháp lãnh đạo ĐTCT ở nông thôn của Đảng bộ tỉnh Quảng Nam từ 1961 đến 1968, công trình đã chỉ rõ vai trò Đảng và cá nhân đảng viên trong việc hoạch định và tổ chức thực hiện các chủ trương ĐTCT. Trần Thị Hằng (2008), Luận văn thạc sĩ “Phong trào đô thị Quảng Nam - Đà Nẵng trong kháng chiến chống Mỹ giai đoạn 1961-1965”, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế. Công trình đã cho thấy phong trào đấu tranh đô thị QN- ĐN giai đoạn 1961-1965. Tác giả đã đi sâu phân tích diễn biến về các cuộc đấu tranh chính trị, công trình đã nêu được những cuộc đấu tranh quyết liệt của nhân dân QN - ĐN giai đoạn 1961-1965 như: Chống chính sách “tố Cộng” của CQNĐD, phong trào đấu tranh của Phật tử năm 1963 được tác giả phản ánh rất chi tiết, phong trào đấu tranh đòi dân sinh dân chủ của công nhân Đà Nẵng. Qua đó, tác giả rút ra tính chất, vai trò và bài học kinh nghiệm của ĐTCT ở QN - ĐN. Phan Thị Lý (2009), Luận văn Thạc sĩ “Phong trào ĐTCT ở Quảng Nam - Đà Nẵng trong kháng chiến chống Mỹ giai đoạn 1954-1960”, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế. Công trình phân tích âm mưu, thủ đoạn của Mỹ và chính quyền Sài Gòn đối với QN - ĐN từ 1954-1960, chủ trương chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam cũng như chủ trương của Liên Khu ủy V các các đảng bộ địa phương trong giai đoạn này. Công trình nêu được diễn biến của các cuộc ĐTCT như: đấu tranh đòi thi hành HĐ 11
- Genève, đấu tranh chống bầu cử Quốc hội của Ngô Đình Diệm, phong trào đấu tranh của các dân tộc thiểu số vùng núi Quảng Nam. Bùi Văn Toản (2012), Luận án Tiến sĩ “Quá trình tổ chức và rèn luyện lực lượng đấu tranh của các chiến sĩ cách mạng ở Nhà tù Côn Đảo 1957-1975”, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, đã sử dụng khá tốt nguồn tài liệu khai thác từ Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, gồm các nghị định, công văn, báo cáo, bản phúc trình hang tháng, hàng năm, thư từ trao đổi của Tổng thống VNCH, Ủy ban Hành pháp Trung ương, Văn phòng Phủ Thủ tướng… để làm rõ quá trình tổ chức và rèn luyện lực lượng đấu tranh của các chiến sĩ cách mạng ở Nhà tù Côn Đảo trong khoảng thời gian từ năm 1957 đến năm 1975. Nguyễn Trung Triều (2018), Luận án Tiến sĩ “Đấu tranh chính trị ở Khánh Hòa trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954-1975)”, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế. Luận án làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến ĐTCT và diễn biến, tính chất, đặc điểm, ý nghĩa lịch sử của ĐTCT ở Khánh Hòa trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954-1975). Qua đó, giúp nhận thức rõ hơn về truyền thống yêu nước, cách mạng của nhân dân Khánh Hòa; bản chất thực dân mới của các chính sách, biện pháp do Mỹ và CQSG triển khai tại Khánh Hòa; sự nhạy bén trong chủ trương lãnh đạo ĐTCT của Đảng; sự đa dạng, linh hoạt, quyết liệt về hình thức của ĐTCT ở Khánh Hòa; sự hưởng ứng, phối hợp của Khánh Hòa với địa phương khác trong ĐTCT; kết quả của ĐTCT ở Khánh Hòa thời kỳ 1954-1975. Từ Ánh Nguyệt (2019), Luận án Tiến sĩ “Đấu tranh chính trị ở Quảng Nam - Đà Nẵng trong kháng chiến chống Mỹ từ 1954 đến 1965”, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế. Luận án làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến ĐTCT ở QN - ĐN trong cuộc kháng chiến chống Mỹ từ năm 1954 đến năm 1965 như điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội. Cũng như tái hiện ĐTCT ở QN - ĐN từ năm 1954 đến năm 1965. Việc tái hiện ĐTCT được dựa trên nhiều nguồn tài liệu khác nhau, nhất là tài liệu lưu trữ của chính quyền cách mạng và CQSG, đảm bảo tính khách quan. Nhìn chung, các công trình nêu trên dù được trình bày dưới dạng tổng kết, lịch sử, luận án, tham luận hội thảo hay bài báo khoa học,… ở những mức độ, khía cạnh khác nhau đã làm rõ nhiều vấn đề liên quan đến lý luận và thực tiễn của ĐTCT ở miền Nam, nhất là ở đô thị trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975). 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam
190 p | 405 | 114
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Áp dụng tập quán trong giải quyết các vụ việc dân sự của Tòa án nhân dân ở Việt Nam hiện nay
191 p | 286 | 75
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật trong thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay
27 p | 248 | 41
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Giao dịch dân sự có điều kiện theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam
304 p | 190 | 40
-
Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc một số gen thuộc hệ miễn dịch tôm sú (Penaeus Monodon)
0 p | 223 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Sử học: Phật giáo Việt Nam thời Minh Mạng 1820 – 1840
154 p | 143 | 33
-
Luận án Tiến sĩ Sử học: Phong trào công nhân ở các đô thị miền Nam Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ từ năm 1954 đến năm 1965
244 p | 124 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Hoạt động chứng minh của luật sư trong xét xử sơ thẩm các tội xâm phạm sở hữu từ thực tiễn các tỉnh Tây Nam Bộ
185 p | 33 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn các tỉnh duyên hải miền Trung
169 p | 29 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh
208 p | 35 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Quyền sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam - những vấn đề lý luận và thực tiễn - Nguyễn Thành Luân
210 p | 40 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại trong luật hình sự Việt Nam
197 p | 51 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự từ thực tiễn các tỉnh miền Đông Nam Bộ
207 p | 22 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Tranh tụng trong tố tụng dân sự ở Việt Nam hiện nay
186 p | 34 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Sử học: Giáo dục và khoa cử Đại Việt từ năm 1527 đến năm 1592
234 p | 16 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Đặc điểm nhân vật dũng sĩ trong truyện cổ tích và sử thi một số dân tộc thiểu số Tây Nguyên
219 p | 34 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Đặc điểm nghệ thuật nhóm sử thi Dăm Giông
52 p | 137 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Đặc điểm nhân vật dũng sĩ trong truyện cổ tích và sử thi một số dân tộc thiểu số Tây Nguyên
27 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn