intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Sử học: Định chế quản lý nhà nước thời Nguyễn

Chia sẻ: Phan Phan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:286

82
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Định chế quản lý nhà nước thời Nguyễn" trình bày về các nội dung: cơ sở lịch sử - chính trị của định chế, quá trình hình thành định chế - việc làm luật của triều Nguyễn, quá trình thực hiện định chế - việc dùng luật của triều Nguyễn. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Sử học: Định chế quản lý nhà nước thời Nguyễn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH<br /> <br /> TRẦN THỊ THANH THANH<br /> <br /> ĐỊNH CHẾ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC THỜI NGUYỄN<br /> <br /> LUẬN Á N TIẾN SĨ SỬ HỌC<br /> <br /> TP. HỒ CHÍ MINH – 2000<br /> <br /> BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH<br /> <br /> TRẦN THỊ THANH THANH<br /> <br /> ĐỊNH CHẾ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC THỜI NGUYỄN<br /> <br /> Chuyên ngành : Lịch sử Việt Nam<br /> Mã số : 5.03.15<br /> <br /> LUẬN Á N TIẾN SĨ SỬ HỌC<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học<br /> PGS. TS. NGUYỄN PHAN QUANG<br /> <br /> TP. HỒ CHÍ MINH – 2000<br /> <br /> LỜI CAM ĐOAN<br /> <br /> Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu<br /> trong luận á n là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác<br /> <br /> TÁC GIẢ LUẬN Á N<br /> <br /> MỤC LỤC<br /> <br /> DẪN LUẬN ............................................................................................................................... 4<br /> 1. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................................... 4<br /> 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 5<br /> 3. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................................... 8<br /> 4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................................... 13<br /> 5. Luận án cố gắng có những đóng góp mớí ........................................................................ 20<br /> 6. Nguồn tƣ liệu .................................................................................................................... 21<br /> 7. Cấu trúc của luận án ......................................................................................................... 25<br /> CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LỊCH SỬ- CHÍNH TRỊ CỦA ĐỊNH CHẾ ........................................... 27<br /> 1.1.Yêu cầu “nhất thống” về quyền lực của triều Nguyễn ................................................... 27<br /> 1.2. Quan niệm của triều Nguyễn về phép luật và quan lại.................................................. 33<br /> 1.3. Triều Nguyễn và giá trị của di sản định chế trƣớc thế kỷ XIX ..................................... 41<br /> CHƢƠNG 2: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH ĐỊNH CHẾ - VIỆC LÀM LUẬT CỦA TRIỀU<br /> NGUYỄN ................................................................................................................................. 54<br /> 2.1. Sự thiết lập các văn bản định chế .................................................................................. 54<br /> 2.2. Sự tham khảo luật nhà Lê và luật nhà Thanh ................................................................ 65<br /> CHƢƠNG 3: QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỊNH CHẾ - VIỆC DÙNG LUẬT CỦA TRIỀU<br /> NGUYỄN ............................................................................................................................... 112<br /> 3.1. Định chế là công cụ tổ chức và duy trì quyền lực nhà nƣớc ....................................... 112<br /> 3.1.1. Quá trình tổ chức hoạt động hành chính của quan chức....................................... 112<br /> 3.1.2. Quá trình thực hiên chế tài hình sự đối với quan chức ......................................... 148<br /> 3.2. Tác dụng của định chế đối với xã hội thời Nguyễn .................................................... 167<br /> KẾT LUẬN ............................................................................................................................ 190<br /> DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 197<br /> PHỤ LỤC............................................................................................................................... 215<br /> <br /> DẪN LUẬN<br /> 1. Mục đích nghiên cứu<br /> Quản lý nhà nƣớc và củng cố pháp quyền là một trong những nội dung quan trọng của<br /> công cuộc dựng nƣớc và giữ nƣớc từ ngàn đời của tổ tiên ta, dân tộc ta. Việc nghiên cứu<br /> những di sản này của lịch sử và đánh giá đúng về quá khứ sẽ giúp ích nhiều cho ngày nay,<br /> nhất là trong thời kỳ chúng ta đang tiến hành việc cải cách bộ máy nhà nƣớc, xây dựng đội<br /> ngũ công chức và tăng cƣờng hiệu lực quản lý nhà nƣớc theo phƣơng hƣớng "nhà nƣớc quản<br /> lý xã hội bằng pháp luật" ([122],129). Từ trong di sản của quá khứ, có thể tìm thấy những<br /> kinh nghiệm và bài học của ngƣời xƣa, bổ sung cho kiến thức về quản lý nhà nƣớc, xây dựng<br /> và củng cố pháp quyền trong công cuộc đổi mới đất nƣớc của chúng ta.<br /> Chính vì vậy, bên cạnh những kinh nghiệm và kiến thức của thời hiện đại, các vấn đề<br /> thuộc lĩnh vực nhà nƣớc và pháp quyền trong lịch sử dân tộc đã đƣợc các nhà khoa học nƣớc<br /> ta rất quan tâm. Trong những năm gần đây, có nhiều công trình đã nghiên cứu hoặc đề cập<br /> những nội dung này của thời Lý, thời Trần, đặc biệt thời Lê dƣới triều Lê Thánh Tông. về<br /> thời Nguyễn, giai đoạn lịch sử có nhiều biến cố và gần với thời đại của chúng ta hơn cả,<br /> những vấn đề thuộc lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội đã đƣợc nghiên cứu nhiều, riêng các vấn<br /> đề thuộc lĩnh vực nhà nƣớc và pháp luật cho đến nay vẫn đang cần những công trình chuyên<br /> khảo, cần thêm tƣ liệu, cần sự phân tích tỉ mỉ và khoa học, cần tiếp tục làm rõ quá trình lịch<br /> sử của những hiện tƣợng "đáng khen" và "đáng chê" để có những nhận định thỏa đáng. Đồng<br /> thời, trong việc nghiên cứu, cần đặt triều Nguyễn trong mối tƣơng quan khu vực với các quốc<br /> gia châu Á để có một cái nhìn khách quan về trình độ phát triển của xã hội Việt Nam vào thời<br /> điểm trƣớc khi trở<br /> <br /> 4<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2