Luận án Tiến sĩ Sử học: Giáo dục khoa cử Đại Việt từ năm 1527 đến năm 1592
lượt xem 4
download
Luận án "Giáo dục khoa cử Đại Việt từ năm 1527 đến năm 1592" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu về giáo dục và khoa cử của nhà Mạc cũng như nhà Lê Trung hưng, luận án sẽ làm rõ tình hình tổ chức giáo dục và khoa cử Đại Việt từ năm 1527 đến năm 1592. Từ đó thấy được đóng góp của giáo dục và khoa cử Nho học thời kỳ này trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Sử học: Giáo dục khoa cử Đại Việt từ năm 1527 đến năm 1592
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHAN ĐĂNG THUẬN GIÁO DỤC VÀ KHOA CỬ ĐẠI VIỆT TỪ NĂM 1527 ĐẾN NĂM 1592 Ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 9.22.90.13 LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC Hà Nội – 2023
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHAN ĐĂNG THUẬN GIÁO DỤC VÀ KHOA CỬ ĐẠI VIỆT TỪ NĂM 1527 ĐẾN NĂM 1592 Ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 9.22.90.13 LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS VŨ DUY MỀN GS.TS ĐINH KHẮC THUÂN Hà Nội – 2023
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện. Các tư liệu sử dụng trong Luận án là trung thực, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Những kết quả nghiên cứu của Luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu này. Hà Nội, tháng 03 năm 2023 Tác giả Luận án
- LỜI CÁM ƠN Để hoàn thành luận án Giáo dục khoa cử Đại Việt từ năm 1527 đến năm 1592, nghiên cứu sinh đã nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Ban lãnh đạo Viện Sử học qua các thời kỳ; các quý Thầy Cô ở Hội đồng các cấp; các đồng nghiệp và đồng môn. Nghiên cứu sinh xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới tất cả những người đã ủng hộ, giúp đỡ về tư liệu, góp ý cụ thể và cả cổ vũ tinh thần giúp nghiên cứu sinh hoàn thành luận án. Trân trọng cảm ơn PGS.TS Vũ Duy Mền, GS.TS Đinh Khắc Thuân, hai giáo viên hướng dẫn đã chỉ bảo, đóng góp ý kiến và khích lệ nghiên cứu sinh hoàn thiện luận án. Nghiên cứu sinh xin được bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng sâu sắc. Trân trọng cảm ơn PGS.TS Đinh Quang Hải đã luôn ủng hộ và tạo điều kiện cho nghiên cứu sinh. Nghiên cứu sinh xin được bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng sâu sắc. Hà Nội, tháng 04 năm 2023
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Cb Chủ biên CTQG Chính trị Quốc gia KHXHVN Khoa học Xã hội Việt Nam NCLS Nghiên cứu Lịch sử Nxb Nhà xuất bản QTG Quốc Tử Giám QGHN Quốc gia Hà Nội TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh TTHĐ VHKH Trung tâm hoạt động văn hóa Khoa học Tr Trang
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU:…………………………………………………………………………...1 1. Tính cấp thiết của đề tài:……………………………………………………..…1 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án:………………………………………..…...2 2.1. Mục đích nghiên cứu:……………………………………………..…………….2 2.2. Nhiệm vụ của luận án:………………………………………………….………2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:………………………………………….….3 3.1. Đối tượng:……………………………………………………………………....3 3.2. Phạm vi nghiên cứu:………………………………………………………….....3 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu:………………………..…….4 5. Đóng góp của luận án:…………………………………………………..……....6 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án:…………………………….………..6 7. Bố cục của luận án:……………………………………………………...………7 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGUỒN TƯ LIỆU VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU:………………………………………………….………………………..…...8 1.1. Nguồn tư liệu:………………………………………………...………………..8 1.1.1. Nguồn tư liệu trong nước:……………………………………...……………..8 1.1.2. Nguồn tư liệu Trung Quốc:…………………………………………...……..15 1.2 Tình hình nghiên cứu:………………………………………………...……...16 1.2.1.Tình hình nghiên cứu trong nước:……………………………...…………16 1.2.1.1 Những sách chuyên khảo về giáo dục khoa cử:……………………..…......16 1.2.1.2 Những tham luận nghiên cứu về giáo dục, khoa cử công bố trên tạp chí, hội thảo :………………………………………………………………………………..23 1.2.1.3 Những luận văn, luận án nghiên cứu về giáo dục khoa cử: ……………….27 1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài:…………………………...……………30 1.2.3. Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu…………………………………..33 CHƯƠNG 2: GIÁO DỤC NHO HỌC ĐẠI VIỆT TỪ NĂM 1527 ĐẾN NĂM 1592:………………………………………………………………………………35
- 2.1. Bối cảnh xã hội Đại Việt từ năm 1527 đến năm 1592…………..………… 35 2.2 Chính sách giáo dục Đại Việt từ năm 1527 đến năm 1592:………….…......40 2.2.1 Đề cao Nho giáo và Nho học:………………………………………….…….40 2.2.2. Chú trọng khoa cử:……………………………………………..……………43 2.3. Hệ thống giáo dục trường công:……………………………….……………46 2.3.1. Trường ở Trung ương:…………………………………….………………...46 2.3.2 Trường ở địa phương:………………………………………….…………….52 2.4. Giáo dục tư nhân:………………………………………..…………………...53 2.4.1. Lớp học của các thầy Đồ làng:………………………………..……………..53 2.4.2. Trường của các thầy danh tiếng:…………………………..………………...56 2.4.2.1. Trường của thầy Nguyễn Bỉnh Khiêm:.......................................................56 2.4.2.2.Trường của thầy Trần Bảo:.........................................................................60 2.4.2.3. Trường của thầy Dương Phúc Tư:…………………………..…………………60 2.4.2.4. Trường của thầy Nguyễn Khắc Kính:………………………...………………..60 2.4.2.5. Trường của thầy Nguyễn Sư Lộ:..................................................................61 2.4.2.6. Trường của thầy Phùng Khắc Khoan:.........................................................61 2.5. Tài liệu học tập:………………………………………….………....………...63 Tiểu kết chương 2:………………………………………………….……………..71 CHƯƠNG 3: KHOA CỬ NHO HỌC ĐẠI VIỆT TỪ NĂM 1527 ĐẾN NĂM 1592:.........................................................................................................................72 3.1. Thể lệ và điều kiện thi:…………………………………….………………...72 3.2. Khoa cử triều Mạc:…………………………………………..………………73 3.2.1. Thi Hương:……………………………………………………..……………73 3.2.2. Thi Tiến sĩ:………………………………………………………………..... 80 3.2.2.1. Thi Hội:………………………………………………………………..…………..80 3.2.2.2. Thi Đình:………………………………………………………………..…………82 3.2.2.3. Tiến sĩ đỗ dưới triều Mạc :……………………………………………........…..84 3.2.3. Thi Đông các:…………………………………………………..……………94 3.2.4. Chính sách đãi ngộ và sử dụng đại khoa:……………………..……………..96
- 3.3. Khoa cử triều Lê Trung hưng:………………………………….…………..97 3.3.1. Thi Hương:……………………………………………………..……………97 3.3.2. Thi Tiến sĩ:……………………………………………………..…………... 98 3.3.3. Chính sách đãi ngộ dành cho người đỗ đạt:………………………………..105 Tiểu kết chương 3:……………………………………………………...………..111 CHƯƠNG 4: THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ CỦA GIÁO DỤC KHOA CỬ ĐẠI VIỆT TỪ NĂM 1527 ĐẾN NĂM 1592:……………………………….………112 4.1. Thành tựu của giáo dục khoa cử Đại việt từ năm 1527 đến năm 1592:……………………………………………………………………………...112 4.1.1. Đào tạo được một đội ngũ trí thức Nho học:…………………………........112 4.1.1.1. Bổ dụng các vị đại khoa vào bộ máy chính quyền:…………………………112 4.1.1.2. Đóng góp của các vị đại khoa tiêu biểu:…………………………………….116 4.1.2. Duy trì truyền thống hiếu học:……………………………………..………135 4.1.2.1. Một số dòng họ khoa bảng:………………………………………...………….135 4.1.2.2. Một số làng khoa bảng………………………………………………………....138 4.2. Một số hạn chế:………………………………………………………..……142 Tiểu kết chương 4:………………………………………………………….……144 KẾT LUẬN:………………………………………………………………..…….146 TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………150 PHỤ LỤC
- DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ Bảng 3.1: Thống kê Tiến sĩ đỗ dưới triều Mạc qua một số nguồn sử liệu:………..85 Bảng 3.2: Các khoa thi do triều Mạc tổ chức và số Tiến sĩ đỗ dưới triều Mạc: …………………………………………………………………………………..….88 Bảng 3.3: Số Tiến sĩ triều Mạc phân bố theo địa bàn:……………………….…….93 Bảng 3.4: Các Tiến sĩ Lê Trung hưng phân bố theo địa bàn:………………….…103 Bảng 3.5: Thống kê khoa thi và hạng đỗ triều Lê Trung hưng (1554 -1592):..…..104 Bảng 3.6: Bổ dụng chức quan đối với Tiến sĩ Chế khoa:.......................................107 Bảng 3.7: Bổ dụng chức quan đối với Tiến sĩ xuất thân:........................................109 Bảng 4.1 Bổ dụng chức quan cho các Tiến sĩ triều Mạc: ......................................112 Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ thứ hạng đỗ Tiến sĩ thời Mạc.......................................................91 Biểu đồ 4.2 Bổ dụng chức quan cho các Tiến sĩ triều Lê Trung hưng: .................115 Sơ đồ trường thi Hương thời quân chủ.....................................................................75
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc, các triều đại quân chủ Việt Nam luôn chú trọng tới giáo dục và tổ chức khoa cử để tuyển chọn nhân tài phục vụ triều đình. Nói về vai trò của trí thức Việt Nam ngày xưa, Thân Nhân Trung đã tổng kết trong bài văn bia của khoa thi năm 1442 dựng tại Văn Miếu Quốc Tử Giám Thăng Long như sau: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh. Nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn” [166, tr.136]. Lịch sử Việt Nam từ năm 1527 đến năm 1592 là một thời kỳ tương đối đặc biệt, đây là giai đoạn cùng tồn tại song song hai chính quyền đối lập nhau là nhà Mạc và nhà Lê Trung hưng. Để xây dựng và củng cố bộ máy chính quyền, hai thế lực đều ra sức tranh giành kẻ sĩ, thu phục hiền tài. Sau khi thay thế nhà Lê sơ, bên cạnh việc sử dụng một số quan lại cũ của nhà Lê sơ, nhà Mạc đã cho củng cố hệ thống giáo dục, tổ chức khoa cử tuyển chọn người tài phục vụ triều đình. Trong 65 năm trị vì ở Thăng Long, nhà Mạc đã tổ chức được 22 khoa thi, lấy đỗ 483 Tiến sĩ, trong đó có nhiều danh nhân như Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trạng nguyên Giáp Hải, Bùi Vịnh…. Về phía nhà Lê Trung hưng cũng đã tổ chức được 7 khoa thi, trong đó có 3 kỳ thi Chế khoa, lấy đỗ 45 Tiến sĩ. Trong đó có thể kể đến những cá nhân kiệt xuất như: Đinh Bạt Tụy, Phùng Khắc Khoan, Nguyễn Văn Giai... Giáo dục khoa cử Đại Việt từ năm 1527 đến năm 1592 là bức tranh tổng thể gồm giáo dục, khoa cử nhà Mạc và giáo dục, khoa cử nhà Lê Trung hưng. Đối với giáo dục, khoa cử nhà Mạc, mặc dù nội dung này ít nhiều đã được quan tâm, đề cập đến khi nghiên cứu về triều Mạc, về giáo dục Nho học, nhưng chưa có một công trình nghiên cứu riêng nào về giáo dục, khoa cử nhà Mạc. Mặt khác, về giáo dục, khoa cử nhà Lê Trung hưng, hiện vẫn còn nhiều “khoảng trống” chưa được xem xét và nhắc đến. Do đó, nghiên cứu về giáo dục và khoa cử Đại Việt từ năm 1527 đến 1
- năm 1592 sẽ giúp chúng ta có một cái nhìn cụ thể, toàn diện hơn về giáo dục và khoa cử thời kỳ này. Giáo dục khoa cử Đại Việt từ năm 1527 đến năm 1592 là một thời kỳ quan trọng của lịch sử giáo dục khoa cử Việt Nam. Trong đó, giáo dục khoa cử của nhà Mạc có thể xem là mốc son trong lịch sử giáo dục khoa cử quân chủ. Bên cạnh đó, giáo dục khoa cử nhà Lê Trung hưng cũng đạt được những thành tựu nhất định, góp phần xây dựng và củng cố chính quyền buổi đầu trung hưng. Vì vậy, nghiên cứu về giáo dục khoa cử Đại Việt từ năm 1527 đến năm 1592 cũng sẽ góp phần hiểu thêm về lịch sử nước ta giai đoạn 1527-1592 Để tìm những bài học kinh nghiệm từ quá khứ cho hiện tại thì “Giáo dục và khoa cử Đại Việt từ năm 1527 đến năm 1592” là một đề tài giàu tính thực tiễn mà nghiên cứu sinh lựa chọn làm đề tài cho luận án của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu về giáo dục và khoa cử của nhà Mạc cũng như nhà Lê Trung hưng, luận án sẽ làm rõ tình hình tổ chức giáo dục và khoa cử Đại Việt từ năm 1527 đến năm 1592. Từ đó thấy được đóng góp của giáo dục và khoa cử Nho học thời kỳ này trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc. 2.2. Nhiệm vụ của luận án Để đạt mục đích trên, luận án sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau: - Phân tích tình hình, bối cảnh lịch sử Đại Việt từ năm 1527 đến năm 1592 ảnh hưởng như thế nào đến giáo dục, khoa cử thời kỳ này. - Trình bày khái quát mục tiêu của giáo dục và khoa cử Đại Việt từ năm 1527 đến năm 1592. Tìm hiểu về chính sách giáo dục cũng như hệ thống trường lớp từ Trung ương đến địa phương, chương trình học tập, chế độ khoa cử của cả nhà Mạc và nhà Lê Trung hưng để làm rõ sự tương đồng cũng như khác biệt trong hệ thống tổ chức giáo dục khoa cử của hai chính quyền. - Trình bày, phân tích tình hình khoa cử Nho học của nhà Mạc và nhà Lê Trung hưng thông qua việc tìm hiểu về thể lệ thi cử, quá trình tổ chức các khoa thi. 2
- Từ đó góp phần làm rõ đặc điểm khoa cử Nho học của mỗi chính quyền. - Phân tích những thành tựu, hạn chế của giáo dục và khoa cử Nho học Đại Việt từ năm 1527 đến năm 1592. Thông qua đó, chúng ta thấy được vai trò và ảnh hưởng của tầng lớp trí thức Nho học được tuyển chọn qua khoa cử đối với sự phát triển xã hội trên nhiều khía cạnh, đặc biệt là trong lĩnh vực chính trị, văn hóa. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng Đối tượng nghiên cứu của luận án là: Giáo dục và khoa cử Đại Việt giai đoạn từ năm 1527 đến năm 1592, thực trạng và đóng góp của giáo dục khoa cử đối với xã hội Đại Việt thời kỳ này. Trong luận án, chúng tôi khảo sát tình hình giáo dục, khoa cử Đại Việt trên những nội dung cụ thể như: hệ thống trường lớp từ trung ương đến địa phương; Nội dung giáo dục và thi cử; tình hình các khoa thi; Các tấm gương thầy trò tiêu biểu. Từ đó, rút ra đặc điểm của giáo dục, khoa cử giai đoạn này cũng như những đóng góp của tầng lớp Nho sĩ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, ngoại giao và văn hoá. Để có một cái nhìn khách quan, tổng quát, có thể đặt giáo dục khoa cử Đại Việt, giai đoạn 1527 đến năm 1592, trong mối quan hệ với giáo dục, khoa cử trước đó, tức là giai đoạn Lê sơ, để thấy được sự kế thừa và phát triển của nền giáo dục từ thời Lê sơ. Đồng thời chỉ ra những đặc điểm và đóng góp của giáo dục khoa cử Nho học với Đại Việt từ năm 1527 đến năm 1592 nói riêng, với lịch sử Việt Nam nói chung. Luận án nghiên cứu giáo dục và khoa cử Đại Việt từ năm 1527 đến năm 1592, chúng tôi chỉ tập trung đề cập về giáo dục khoa cử Nho học mà không bàn đến vấn đề võ cử. Trong lịch sử giáo dục khoa cử Việt Nam, Nhà nước quân chủ có tổ chức các kỳ thi võ. Vấn đề võ cử chúng tôi xin phép được nói đến trong một dịp khác. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Thời gian: Phạm vi thời gian nghiên cứu của luận án từ năm 1527 đến năm 1592, tức là từ khi triều Mạc được thiết lập cho đến năm 1592, khi nhà Mạc rút khỏi Thăng Long, đồng thời kết thúc cục diện Nam – Bắc triều, cũng kết thúc sự nghiệp 3
- khoa cử của nhà Mạc tại Thăng Long (1592). Không gian: Đề tài nghiên cứu về giáo dục và khoa cử Nho học Đại Việt bao gồm cả vùng đất kiểm soát của nhà Mạc lẫn nhà Lê Trung hưng. Vùng đất kiểm soát của nhà Mạc được phân định từ Ninh Bình trở ra Bắc, tuy nhiên ở Tuyên Quang có anh em Vũ Văn Uyên, Vũ Văn Mật không theo nhà Mạc mà trung thành với nhà Lê. Tại Tuyên Quang cũng có những hoạt động giáo dục Nho học, do hạn chế về tư liệu nên tác giả luận án chưa tìm hiểu hoạt động giáo dục ở đây. Vùng đất kiểm soát của nhà Lê Trung hưng được xác định từ Thanh Hóa trở vào khi năm 1543, Nguyễn Kim chiếm được Thanh Hóa. Tuy nhiên vùng đất Thuận Quảng lúc này vẫn thuộc quyền kiểm soát của nhà Mạc. Năm 1558, vua Lê sai Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa nhưng thường xuyên bị quân Mạc tiến đánh. Năm 1572, sau khi đánh bại cuộc tấn công của quân Mạc do Lập Quận công chỉ huy thì nhà Lê Trung hưng dần nắm quyền kiểm soát được vùng đất này. Như vậy, từ năm 1558 đến năm 1592, vùng Thuận – Quảng thuộc sự kiểm soát của nhà Lê Trung hưng nên giáo dục, khoa cử Nho học của vùng này vẫn nằm trong giáo dục, khoa cử Nho học của nhà Lê Trung hưng. Đất nước thời kỳ này tuy phân chia Nam – Bắc triều nhưng sự phân chia này không rõ ràng. Cả Nam triều lẫn Bắc triều đều lấy Nho giáo làm hệ tư tưởng chính thống của mình. Người dân ở vùng kiểm soát Nam triều vẫn có thể đến học tập, tham gia thi cử, buôn bán ở vùng đất kiểm soát của Bắc triều và ngược lại. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp luận: Để giải quyết những vấn đề khoa học được đặt ra, tác giả luận án sử dụng phương pháp luận biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử. Tác giả luận án cũng đứng trên quan điểm lập trường sử học Macxit cũng như quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh về sử học. Phương pháp duy vật biện chứng để làm rõ mỗi quan hệ biện chứng giữa bối 4
- cảnh xã hội Đại Việt từ năm 1527 đến năm 1592 cũng như nhu cầu tuyển chọn nhân tài của Bắc triều lẫn Nam triều thông qua khoa cử từ đó sẽ tác động đến giáo dục Nho học cũng như đóng góp của kẻ sĩ đối với xã hội đương thời. Đây là cơ sở để tác giả luận án đánh giá thành tựu, hạn chế của giáo dục, khoa cử Nho học thời kỳ này. Phương pháp duy vật lịch sử được sử dụng trong luận án nhằm làm rõ quá trình vận động, phát triển của giáo dục, khoa cử Nho học Đại Việt từ năm 1527 đến năm 1592 là sự kế thừa những thành quả của giáo dục, khoa cử Nho học trước đó. Đồng thời thông qua so sánh giáo dục, khoa cử giữa Bắc triều và Nam triều để thấy được sự tương đồng, khác biệt. 4.2 Phương pháp nghiên cứu: Nhằm đạt được mục tiêu đề tài đặt ra, tác giả luận án sử dụng các phương pháp nghiên cơ bản sau: Phương pháp lịch sử và phương pháp logic: là hai phương pháp chủ yếu được tác giả sử dụng để làm rõ nội dung của luận án. Phương pháp lịch sử nhằm đặt các sự kiện lịch sử theo thứ tự thời gian để trình bày, mô tả mục đích của giáo dục cũng như chính sách, cách thức tổ chức khoa cử ở Bắc triều và Nam triều. Sử dụng phương pháp lịch sử cũng nhằm thấy được quá trình ra đời, sự thay đổi của Quốc Tử Giám, chế độ tuyển chọn giáo quan, tài liệu học tập, cũng như chính sách đãi ngộ đối với các Giám sinh… Trong cái nhìn đồng đại, tác giả luận án đặt mối quan hệ so sánh giữa giáo dục khoa cử của nhà Mạc với nhà Lê Trung hưng để nhìn thấy được sự tương đồng cũng như khác biệt về tổ chức giáo dục, khoa cử của hai triều đại. Phương pháp logic: sẽ giúp tác giả luận án lý giải phân tích những tác động bối cảnh xã hội sẽ dẫn đến chính sách giáo dục, khoa cử của Bắc triều lẫn Nam triều cũng như việc bổ nhiệm, sử dụng các bậc đại khoa của Nhà nước, đóng góp của các nhà khoa bảng đối với lịch sử dân tộc. Bên cạnh đó, luận án còn sử dụng phương pháp thống kê, so sánh để thiết lập các bảng biểu minh họa cũng như rút ra được những nhận xét, đánh giá trong luận án được khách quan và chính xác. 5
- Để thu thập được những tài liệu có giá trị, phục vụ cho quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng phương pháp điền dã tại Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa… Qua những chuyến đi này, chúng tôi đã phát hiện và thu thập được nhiều tư liệu quan trọng từ những nguồn khác nhau để có sự đối chiếu, so sánh và đánh giá khách quan về các vấn đề đưa ra trong luận án. Ngoài ra trong luận án, tác giả còn sử dụng phương pháp giám định văn bản học, sử dụng phương pháp chuyên gia… để hỗ trợ trong quá trình làm luận án. 5. Đóng góp của luận án Luận án trình bày một cách khách quan, chân thực về giáo dục khoa cử Đại Việt từ năm 1527 đến năm 1592 bao gồm Giáo dục, khoa cử nhà Mạc (1529 - 1592) và Giáo dục, khoa cử nhà Lê Trung hưng trong giai đoạn ở Thanh - Nghệ (tức Nam triều) từ năm 1554 đến năm 1592, từ hệ thống trường lớp, chương trình học tập đến nội dung thi. Luận án đã làm rõ được những thành tựu của khoa cử Đại Việt từ năm 1527 đến năm 1592 cũng như đóng góp của các vị đại khoa thời kỳ này đối với đất nước. Luận án sẽ bổ sung tư liệu cho việc nghiên cứu, giảng dạy về tổ chức giáo dục, khoa cử của nhà Mạc và nhà Lê Trung hưng buổi đầu ở Thanh Hóa, Nghệ An cũng như lịch sử Việt Nam từ năm 1527 đến năm 1592. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Trên cơ sở phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu khoa học và nguồn tài liệu tin cậy, luận án cung cấp những kết quả nghiên cứu về thực trạng, đặc điểm của giáo dục, khoa cử Nho học Đại Việt 1527 - 1592, góp phần hiểu biết sâu sắc hơn về lịch sử giáo dục Nho học Việt Nam. Luận án “Giáo dục và khoa cử Đại Việt từ năm 1527 đến năm 1592” cho thấy mối quan hệ biện chứng giữa giáo dục, khoa cử với nhu cầu phát triển xã hội, giữa tổ chức khoa cử với chính sách của Nhà nước. Mối quan hệ đó thể hiện ở góc độ bối cảnh xã hội là nhân tố quan trọng đặt ra nhu cầu giáo dục, thi cử để đào tạo nhân tài 6
- tham gia bộ máy Nhà nước; Ngược lại, chính đội ngũ trí thức Nho học được Nhà nước trọng dụng, bổ dụng vào các vị trí khác nhau, bằng tài năng và tâm huyết đã có những đóng góp quan trọng đối với sự phát triển quốc gia, dân tộc trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa, giáo dục, xã hội. Trong bối cảnh đất nước ngày càng hội nhập sâu rộng vào quá trình toàn cầu hóa trên nhiều lĩnh vực, thì vai trò của giáo dục trong sự nghiệp đào tạo nhân tài cho đất nước tiếp tục được khẳng định. Luận án ít nhiều đưa ra những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam trong việc lựa chọn phương thức giáo dục, đào tạo phù hợp cùng chính sách đãi ngộ đối với nhân tài, một trong chính sách đó là bổ dụng đội ngũ trí thức vào những cương vị phù hợp trong bộ máy Nhà nước. Đồng thời, luận án sẽ cung cấp hệ thống tài liệu cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập về lịch sử giáo dục Nho học thời quân chủ nói chung, nghiên cứu các vấn đề lịch sử cụ thể từ năm 1527 đến năm 1592 nói riêng. 7. Bố cục của luận án Luận án ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục sẽ cấu trúc thành bốn chương: Chương 1: Tổng quan nguồn tư liệu và tình hình nghiên cứu Chương 2: Giáo dục Nho học Đại Việt từ năm 1527 đến năm 1592 Chương 3: Khoa cử Nho học Đại Việt từ năm 1527 đến năm 1592 Chương 4: Thành tựu và hạn chế của giáo dục khoa cử Đại Việt từ năm 1527 đến năm 1592 7
- Chương 1: TỔNG QUAN NGUỒN TƯ LIỆU VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Nguồn tư liệu Nguồn tư liệu sử dụng trong luận án là những nguồn thư tịch cổ của Việt Nam, thư tịch cổ của Trung Quốc; văn bia có niên đại Mạc và văn bia của nhà Lê Trung hưng có liên quan đến giáo dục khoa cử từ năm 1527 đến năm 1592, gia phả dòng họ của các vị đỗ đại khoa thời kỳ này. 1.1.1. Nguồn tư liệu trong nước Nguồn sử liệu sử dụng trong luận án bao gồm các thư tịch cổ cũng như văn bia, gia phả, sắc phong của một số vị đỗ đại khoa thời kỳ này. Trước hết là các sách Đăng khoa lục (登 科 錄) ghi chép về những người đỗ đạt trong các khoa thi do triều đình tổ chức. Đây là sản phẩm của nền giáo dục Nho học. “Đến bản triều (Lê) mới có ghi chép, nên không những học trò hiển đạt, bầy tôi danh vọng truyền tụng ở bia miệng, mở sách ra có thể biết được, mà người không có tiếng tăm và sự nghiệp cũng được lưu tên tuổi đến đời sau. Do đấy, người ta có thể biết xã nào, huyện nào từng phát đạt người khoa bảng, để tự cố sức học tập” [44, tr.100]. Tuy nhiên chúng ta chưa tìm thấy bộ Đăng khoa lục thời Lê sơ mà chủ yếu là những bộ sách đăng khoa lục được biên soạn dưới thời Lê Trung hưng như: Lịch đại đại khoa lục (歷 代 大 科 錄), Đăng khoa lục (登 科 錄), Đại Việt lịch triều đăng khoa lục (大 越 歷 朝 登 科 錄), Đăng khoa lục sưu giảng (登 科 錄 搜 講)… Những bộ Đăng khoa lục này do các sử quan ghi chép về quê quán cũng như năm đỗ của các bậc đại khoa. Tuy nhiên, các tác giả lại lý giải do tổ tiên các vị đại khoa ăn ở có đức nên tìm được đất đặt mộ phát về đường khoa bảng mà không chỉ ra được khổ công học tập và nỗ lực phấn đấu của họ. Thiên Nam lịch triều liệt huyện đăng khoa lục bị khảo (天 南 歷 朝 列 縣 登 8
- 科 錄 备 考) gọi tắt là Liệt huyện Đăng khoa lục (列 縣 登 科 錄), do Phan Huy Ôn soạn, sau được Phan Huy Sảng “tuân đính, tăng bổ sự tích”. Đây là cuốn sách đăng khoa lục đầu tiên xếp theo địa phương, theo thứ tự đỗ trước sau cùng với lý lịch của người thi đỗ. Hiện nay, sách còn được lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm có 6 bản đều là bản chép tay, ký hiệu: A.485/1-5, A.2176, A.1335/1-2, VHv.1299, VHv.1289, VHv.2713/1-5. Cùng với những sách Đăng khoa lục do các sử quan ghi chép thì ở mỗi địa phương các nhà Nho cũng sưu tập tư liệu biên soạn về thân thế, hành trạng các vị đỗ đạt của quê hương như: Thu tỷ đề danh ký (秋 比 題 名 記1), ghi chép về những người đỗ ở trường thi Thanh Hóa trong mấy chục khoa thi ở triều Lê và đầu triều Nguyễn. Cuốn sách gồm 64 tờ (128 trang) khổ 25x13cm, chữ viết chân phương dễ đọc. Tác giả của cuốn sách là tập thể của Văn hội hay còn gọi là Hội Tư văn. Tuy có một số nhầm lẫn về can chi hoặc thứ tự năm của niên hiệu như Canh Ngọ Tự Đức thứ 23 thành Tự Đức thứ 20; Quý Dậu Tự Đức thứ 26 thành Tự Đức thứ 23… Quảng Bình khoa lục (廣 平 科 錄)2, sách in chữ Hán khổ 28x16 cm, dày 48 tờ. Sách do nhóm soạn giả: Hoàng Miễn Trai giám định, Hoàng Đấu Tường nhuận chính, Nguyễn Hành Chi tham đính, Lưu Ký Hữu biên tập. Sách được Quốc sử quán thư cục in vào năm Duy Tân thứ 5 (1911). Sách ghi tên tuổi, quê quán của những người thi đỗ từ khoa thi Hương năm Gia Long thứ 12 (1813) đến khoa thi Hội năm Duy Tân thứ 4 (1910) của tỉnh Quảng Bình. Từ Liêm huyện đăng khoa chí (慈 廉 縣 登 科 誌) là sách do Cử nhân Bùi Xuân Nghi biên soạn vào năm Tự Đức 32 (1879), ghi chép họ tên của các nhà khoa bảng quê huyện Từ Liêm từ thời Lý đến thời Nguyễn. Hiện nay ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm có 2 bản. Bản ký hiệu A.507 gồm 142 tờ, khổ 22x32cm. Bản ký hiệu A.2869, gồm 54 tờ, mỗi tờ 2 mặt, khổ 15x28cm. 1 Hiện còn 1 bản duy nhất lưu tại Thư viện Quốc gia, ký hiệu R.132 2 Hiện còn 2 bản lưu tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, ký hiệu VHV.1272 và VHV.291 9
- Phượng Dực đăng khoa lục (鳳 翼 登 科 錄), sách chép tay, khổ 18x29cm do Đinh Danh Bá biên soạn và viết bài Tựa vào năm Cảnh Hưng 7 (1746) 3. Cuốn sách được chia làm 2 phần: phần 1 ghi về những người đỗ Tam trường thi Hội, Hương cống, Sinh đồ thời Lê, phần 2 ghi họ tên Giám sinh, Cử nhân, Tú tài thời Nguyễn. Đại Đồng tổng lịch triều hương hội khoa lục (大 同 總 歷 朝 鄉 會 科 錄) do Nguyễn Thế Cát biên soạn, hoàn thành vào năm Khải Định thứ 9 (1924)4. Sách viết tay bằng chữ Hán chân phương, đẹp, dày 87 trang, khổ 15 x 27cm. Đây là cuốn sách ghi chép về tiểu sử, năm đỗ của những người đỗ của tổng Đại Đồng (nay thuộc huyện Thanh Chương – Nghệ An). Cuốn sách mở đầu bằng việc ghi về khoa danh cũng như sự nghiệp của “Binh bộ Thượng thư Thái phó Tấn Quốc Công – Trịnh Mô, Chính Trị niên5” (兵 部 尚 書 太 傅 晋 國 公鄭 摸 正 治 年), tuy vậy theo các sách về đăng khoa lục cũng như Văn bia ở Văn Miếu Quốc Tử Giám không thấy ghi tên Nguyễn Cảnh Hoan6. Đông Yên nhị huyện khoa lục phổ (東 安 二 縣 科 錄 譜), được biên soạn vào năm Khải Định thứ 10 (1925)7. Cuốn sách ghi chép về khoa bảng của huyện Diễn Châu và Yên Thành (Nghệ An) cũng như hành trạng của các nhà khoa bảng. Cuốn sách cũng là một nguồn tư liệu bổ sung cho chúng tôi khi làm luận án. Ngoài những tư liệu đã nói ở trên, chúng ta còn có thể kể đến: Từ Liêm đại khoa lục (慈 廉大科 錄), Từ Liêm huyện đăng khoa chí (慈 廉 縣 登 科 志)8 Hà Tĩnh nhân vật chí (河 靜 人 物 志), Hà Tĩnh tập biên (河 靜 集 編)9, Thanh 3 Sách được PGS.TS Nguyễn Tá Nhí sưu tầm và dịch, Nxb Khoa học Xã hội, 1999. 4 Tư liệu của chúng tôi do ông Đào Tam Tỉnh – nguyên Giám đốc Thư viện Nghệ An cung cấp. 5 Chính Trị là niên hiệu của vua Lê Anh Tông từ năm 1558 đến năm 1571 6 Nguyễn Cảnh Hoan sau được ban họ Trịnh – Trịnh Mô 7 Bản gốc hiện đang được lưu giữ tại dòng họ Trần xã Công Thành, Yên Thành. Tư liệu của chúng tôi do ông Đào Tam Tỉnh – nguyên Giám đốc Thư viện Nghệ An cung cấp. 8 Sách hiện lưu giữa tại Viên Nghiên cứu Hán Nôm, ký hiệu A.2869 9 Sách hiện lưu giữa tại Viên Nghiên cứu Hán Nôm, ký hiệu A.3118 10
- Chương huyện chí (清 漳 縣 志)10… Đây là những sách có ghi chép về hành trạng của các nhà khoa bảng. Ô Châu cận lục (烏 州 近 錄) của Dương Văn An biên soạn vào niên hiệu Cảnh Lịch (1548 - 1553), đời vua Mạc Tuyên Tông. Đây là tập sách ghi chép về vùng Thuận Hóa. Cuốn sách cũng cung cấp tư liệu về một số vị khoa bảng của vùng đất này. Để thực hiện luận án, tác giả có sử dụng tư liệu của một số bộ biên niên sử như: Đại Việt sử ký toàn thư (大 越 史 記 全 書) của Ngô Sĩ Liên và sử thần triều Lê, Đại Việt thông sử (大 越 通 史) của Lê Quý Đôn, Khâm định Việt sử thông giám cương mục (欽 定 越 史 通 鑑 綱 目) của Quốc sử quán triều Nguyễn… Đại Việt sử ký toàn thư là bộ sử có giá trị được khắc in lần đầu tiên vào năm Chính Hòa thứ 18 (1697) đời vua Lê Hy Tông. Bộ sử này là kết quả của một quá trình biên soạn, tu bổ qua nhiều đời như: Lê Văn Hưu đời Trần, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên, Vũ Quỳnh đời Lê sơ đến Phạm Công Trứ, Lê Hy... đời Lê Trung hưng. Đại Việt sử ký toàn thư gồm quyển thủ và 24 quyển ghi chép từ lịch sử dân tộc từ họ Hồng Bàng đến năm 1675. Đại Việt sử ký toàn thư đã thu thập tư liệu và trình bày theo lối biên niên. Đây không chỉ là nguồn tư liệu gốc của sử học mà còn là tư liệu cho nhiều ngành khoa học xã hội. Những sự kiện liên quan về giáo dục, khoa cử từ năm 1527 đến năm 1592 cũng được ghi chép khi nhắc đến các khoa thi. Đại Việt thông sử hay còn gọi là Lê triều thông sử là bộ sử của Lê Quý Đôn, không chỉ ghi chép các vị vua triều Lê sơ từ Lê Thái Tổ đến Lê Cung Hoàng mà ghi chép khá đầy đủ các vị vua của triều Mạc từ Mạc Thái Tổ đến Mạc Mục Tông. Đây là sách sử học đầu tiên của nước ta được ghi chép theo lối kỷ truyện. Khi viết cuốn sử này, Lê Quý Đôn sử dụng tư liệu gia phả của một số dòng họ lớn cùng với bi ký về các công thần, vì thế những sự kiện mà ông ghi chép có độ tin cậy cao. 10 Sách hiện lưu giữa tại Viên Nghiên cứu Hán Nôm, ký hiệu VHv.2557 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam
190 p | 398 | 114
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Áp dụng tập quán trong giải quyết các vụ việc dân sự của Tòa án nhân dân ở Việt Nam hiện nay
191 p | 282 | 75
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Giao dịch dân sự có điều kiện theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam
304 p | 155 | 40
-
Luận án Tiến sĩ Sử học: Phật giáo Việt Nam thời Minh Mạng 1820 – 1840
154 p | 143 | 33
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Vận dụng quan điểm sư phạm tương tác vào dạy học Sinh học 9 trường THCS
165 p | 155 | 23
-
Luận án Tiến sĩ Sử học: Phong trào công nhân ở các đô thị miền Nam Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ từ năm 1954 đến năm 1965
244 p | 123 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn các tỉnh duyên hải miền Trung
169 p | 29 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Hoạt động chứng minh của luật sư trong xét xử sơ thẩm các tội xâm phạm sở hữu từ thực tiễn các tỉnh Tây Nam Bộ
185 p | 28 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Quyền sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam - những vấn đề lý luận và thực tiễn - Nguyễn Thành Luân
210 p | 34 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại trong luật hình sự Việt Nam
197 p | 42 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Sử học: Giáo dục và khoa cử Đại Việt từ năm 1527 đến năm 1592
234 p | 13 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Tranh tụng trong tố tụng dân sự ở Việt Nam hiện nay
186 p | 24 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn các tỉnh duyên hải miền Trung
27 p | 15 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Đặc điểm nhân vật dũng sĩ trong truyện cổ tích và sử thi một số dân tộc thiểu số Tây Nguyên
219 p | 21 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển năng lực thực hành thí nghiệm hóa học cho sinh viên ngành Sư phạm Hóa học theo tiếp cận CDIO
272 p | 13 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Đặc điểm nghệ thuật nhóm sử thi Dăm Giông
52 p | 135 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học máy tính: Nghiên cứu một số giải pháp tối ưu hóa hiệu năng trong mạng điện toán biên di động
166 p | 4 | 1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Đặc điểm nhân vật dũng sĩ trong truyện cổ tích và sử thi một số dân tộc thiểu số Tây Nguyên
27 p | 4 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn