Luận án Tiến sĩ Sử học: Quá trình thực hiện xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Sơn La (1998-2015)
lượt xem 13
download
Hiện nay, đói nghèo vẫn là một vấn đề nổi cộm không chỉ đối với những quốc gia kém phát triển mà cả với những nước phát triển trên thế giới. Trong xu thế hội nhập hiện nay, giải quyết vấn đề đói nghèo không phải là công việc riêng của mỗi quốc gia, mà trở thành mối quan tâm và là trách nhiệm của cả cộng đồng quốc tế. Luận án trình bày các nội dung chính sau: Thực hiện xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Sơn La từ năm 1998 đến năm 2005; Thực hiện xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Sơn La từ năm 2006 đến năm 2015.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Sử học: Quá trình thực hiện xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Sơn La (1998-2015)
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ THANH TÚ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở TỈNH SƠN LA (1998 - 2015) LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC HÀ NỘI - 2021
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ THANH TÚ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở TỈNH SƠN LA (1998 - 2015) Ngành : Lịch sử Việt Nam Mã số : 92 29 013 LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Đinh Quang Hải 2. TS. Trần Thị Phƣơng Hoa HÀ NỘI - 2021
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các tài liệu, số liệu đƣợc sử dụng trong luận án là trung thực, có nguồn gốc và đƣợc trích dẫn rõ ràng theo quy định. Những kết luận của luận án chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác. Tác giả Nguyễn Thị Thanh Tú
- DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ HĐND Hội đồng nhân dân Nxb Nhà xuất bản UBND Ủy ban nhân dân XĐGN Xóa đói giảm nghèo
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN................................................................................. 8 1.1. Tình hình các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài ................... 8 1.1.1. Những công trình ấn phẩm, báo cáo, bài viết nghiên cứu về xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam ............................................................... 8 1.1.2. Những công trình nghiên cứu về kinh tế - xã hội và xóa đói giảm nghèo ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam .............................. 16 1.2. Nhận xét về kết quả nghiên cứu và những vấn đề luận án cần tiếp tục làm rõ ....................................................................................................... 24 1.2.1. Nhận xét về kết quả nghiên cứu của các công trình đã công bố .. 24 1.2.2. Những vấn đề luận án cần tập trung làm rõ .................................. 26 Chƣơng 2: THỰC HIỆN XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở TỈNH SƠN LA TỪ NĂM 1998 ĐẾN NĂM 2005 ............................................................ 27 2.1. Các quan niệm về đói nghèo và tiêu chí đánh giá, phân loại đói nghèo ở Việt Nam .......................................................................................... 27 2.1.1. Quan niệm về đói nghèo ............................................................... 27 2.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá và chuẩn mực đói nghèo ở Việt Nam ........ 29 2.2. Những nguyên nhân của đói nghèo và chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc, tỉnh Sơn La về xóa đói giảm nghèo................................ 31 2.2.1. Khái quát quá trình thực hiện xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Sơn La trƣớc năm 1998 .................................................................................. 31 2.2.2. Những nguyên nhân dẫn đến đói nghèo ....................................... 35 2.2.3. Những chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc và tỉnh Sơn La về xóa đói giảm nghèo................................................................ 39 2.3. Quá trình thực hiện và kết quả xóa đói giảm nghèo........................... 45
- 2.3.1. Quá trình thực hiện ....................................................................... 45 2.3.2. Kết quả thực hiện xóa đói giảm nghèo ......................................... 56 Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 65 Chƣơng 3: THỰC HIỆN XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở TỈNH SƠN LA TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2015 ............................................................ 69 3.1. Những chủ trƣơng, chính sách về xóa đói giảm nghèo của Đảng, Chính phủ và tỉnh Sơn La trong tình hình mới ......................................... 69 3.1.1. Chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Chính phủ .......................... 69 3.1.2. Những yếu tố tác động đến công tác xóa đói giảm nghèo và chủ trƣơng, chính sách của Đảng bộ và chính quyền tỉnh Sơn La ......... 73 3.2. Quá trình thực hiện và kết quả xóa đói giảm nghèo........................... 82 3.2.1. Quá trình thực hiện ....................................................................... 82 3.2.2. Kết quả thực hiện xóa đói giảm nghèo ......................................... 91 Tiểu kết chƣơng 3 ........................................................................................ 115 Chƣơng 4: NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM ......................... 118 4.1. Nhận xét ................................................................................................ 118 4.1.1. Ƣu điểm ...................................................................................... 118 4.1.2. Hạn chế ....................................................................................... 130 4.2. Một số kinh nghiệm.............................................................................. 139 Tiểu kết chƣơng 4 ........................................................................................ 144 KẾT LUẬN .................................................................................................. 146 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .............................................. 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 152 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 170
- DANH MỤC BẢNG BIỂU, BẢN ĐỒ Bảng 2.1. Các huyện trọng điểm có các xã đặc biệt khó khăn trong ―Chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa‖ ở tỉnh Sơn La, năm 1998 .................... 42 Bảng 2.2. Số xã và nhân khẩu nghèo đói tại các huyện thuộc tỉnh Sơn La năm 1999 ............................................................................................. 53 Bảng 2.3. Bảng số liệu về Quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm tỉnh Sơn La từ năm 2001 đến năm 2005 ..................................................................... 59 Bảng 3.1. Số học sinh ngƣời dân tộc thuộc diện nghèo đƣợc cử đi đào tạo theo chế độ cử tuyển trong giai đoạn 2011-2015........................ 103 Bảng 4.1. Thu nhập bình quân đầu ngƣời theo giá hiện hành của tỉnh Sơn La, Lào Cai, Điện Biên (2010-2015) ................................................ 123 Bảng 4.2. Tỷ lệ hộ nghèo trên tổng dân số của các tỉnh thuộc vùng Tây Bắc từ năm 2006 đến năm 2010 ....................................................... 126 Biểu đồ 2.1. Biểu đồ số lƣợng nhân khẩu thuộc diện nghèo ở các huyện của tỉnh Sơn La trƣớc năm 1998 ......................................................... 34 Biểu đồ 3.1. Biểu đồ về tỷ lệ hộ nghèo ở tỉnh Sơn La từ năm 2005 đến năm 2015 ............................................................................................. 93 Biểu đồ 4.1: Biểu đồ so sánh tỷ lệ giảm nghèo của ba tỉnh Lào Cai, Điện Biên, Sơn La (2010-2015) ................................................................ 128
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, đói nghèo vẫn là một vấn đề nổi cộm không chỉ đối với những quốc gia kém phát triển mà cả với những nƣớc phát triển trên thế giới. Trong xu thế hội nhập hiện nay, giải quyết vấn đề đói nghèo không phải là công việc riêng của mỗi quốc gia, mà trở thành mối quan tâm và là trách nhiệm của cả cộng đồng quốc tế. Việt Nam là một trong những nƣớc có thu nhập trung bình trên thế giới, tình trạng đói nghèo vẫn đang diễn ra và việc giải quyết tình trạng này là vấn đề quan tâm lớn của Đảng và Chính phủ. Xóa đói giảm nghèo, chăm lo cho ngƣời nghèo là một trong những chủ trƣơng lớn, luôn đƣợc Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam quan tâm. Trong những năm đất nƣớc đổi mới, nhất là từ năm 1998 cho đến nay, Đảng và Chính phủ luôn coi XĐGN là chƣơng trình mục tiêu quốc gia, vừa là mục tiêu, vừa là tiền đề, điều kiện và thƣớc đo của sự bền vững, công bằng xã hội. Chính phủ đã nhiều lần điều chỉnh mức chuẩn nghèo, lần điều chỉnh sau luôn có mức xác định chuẩn nghèo cao hơn giai đoạn trƣớc để thúc đẩy sự phát triển của công cuộc XĐGN. Trải qua hơn 30 năm đổi mới, đất nƣớc Việt Nam có những bƣớc tiến rất đáng tự hào. Việt Nam đã thoát khỏi khủng hoảng trong những thập niên cuối thế kỷ XX; kinh tế, xã hội có những bƣớc phát triển, đặc biệt tình trạng đói nghèo giảm nhanh và bền vững, khoảng cách giàu nghèo đang đƣợc thu hẹp dần. Thành tựu về XĐGN của Việt Nam đƣợc cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu to lớn đó, các vấn đề về an sinh xã hội, XĐGN vẫn còn nhiều vấn đề cần tiếp tục giải quyết. Sơn La là tỉnh miền núi, nằm ở khu vực Tây Bắc của Việt Nam, địa bàn cƣ trú của 12 tộc ngƣời thiểu số, có đƣờng biên giới tiếp giáp với nƣớc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, giữ vị trí chiến lƣợc quan trọng về chính trị, an ninh và quốc phòng. Trong quá trình đổi mới đất nƣớc, tỉnh Sơn La đã tập trung mọi nguồn lực, phát huy tiềm năng, thế mạnh địa phƣơng để thực hiện công tác XĐGN. Sau gần 30 năm triển khai thực hiện, kết quả mà chƣơng trình XĐGN mang lại rất tích cực, tốc độ tăng trƣởng kinh tế và giảm nghèo của tỉnh Sơn La đạt đƣợc nhiều thành tựu, hoạt động giáo dục - đào tạo, lao động việc làm, cơ sở hạ tầng, khoa học kỹ thuật, y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân,... tiếp tục phát triển, đời sống vật chất và tinh 1
- thần của ngƣời dân đƣợc cải thiện rõ rệt. Việc đẩy mạnh thực hiện tốt công tác XĐGN ở Sơn La không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của tỉnh mà còn có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của cả khu vực Tây Bắc. Bên cạnh thành công đó, quá trình triển khai thực hiện XĐGN của tỉnh Sơn La vẫn còn những vấn đề bất cập và hạn chế. Do nhiều yếu tố tác động, đến năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh so với khu vực và cả nƣớc vẫn còn cao. Tỉnh Sơn La vẫn có 5/12 huyện nghèo, 102/204 xã và 1.708 bản có điều kiện kinh tế - xã hội hết sức khó khăn. Do vậy, nghiên cứu một cách tổng thể, toàn diện, đánh giá khách quan và rút ra những kinh nghiệm trong công tác XĐGN ở tỉnh Sơn La là việc làm rất cần thiết. Kết quả nghiên cứu đó còn góp phần tạo cơ sở lý luận, thực tiễn để Đảng, Chính phủ, Tỉnh ủy và chính quyền tỉnh Sơn La hoàn chỉnh quan điểm, chủ trƣơng, chính sách nhằm làm tốt hơn công tác XĐGN. Về mặt khoa học, đến nay đã có những công trình nghiên cứu, bài viết về các vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội và thực hiện XĐGN ở các tỉnh miền núi phía Bắc, trong đó có tỉnh Sơn La dƣới nhiều góc độ khác nhau nhƣ: sử học, kinh tế, xã hội, văn hóa... Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, vẫn chƣa có một công trình nào nghiên cứu một cách chuyên sâu, toàn diện và hệ thống về công tác XĐGN ở tỉnh Sơn La. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài “Quá trình thực hiện xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Sơn La (1998-2015)” làm luận án Tiến sĩ Lịch sử. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Làm rõ quá trình thực hiện XĐGN ở tỉnh Sơn La từ năm 1998 đến năm 2015; đƣa ra những nhận xét, đánh giá và đúc kết những kinh nghiệm có giá trị tham khảo cho công cuộc XĐGN ở Việt Nam. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Sƣu tầm, hệ thống hóa các công trình nghiên cứu gián tiếp và trực tiếp liên quan đến đề tài; trên cơ sở đó nhận xét về kết quả nghiên cứu của các công trình đã công bố và chỉ ra những vấn đề cần tiếp tục làm rõ. 2
- Làm rõ những chủ trƣơng, chính sách, chƣơng trình, dự án hỗ trợ của Đảng, Nhà nƣớc và Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Sơn La về XĐGN đƣợc triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh từ năm 1998 đến năm 2015. Làm rõ quá trình triển khai và kết quả thực hiện XĐGN qua hai giai đoạn 1998 - 2005 và 2006 - 2015. Nhận xét ƣu điểm, hạn chế và rút ra những kinh nghiệm trong quá trình thực hiện XĐGN ở tỉnh Sơn La từ năm 1998 đến năm 2015. 3. Đối tƣ ng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Quá trình thực hiện XĐGN ở tỉnh Sơn La từ năm 1998 đến năm 2015. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nội dung: Căn cứ vào thực tiễn triển khai thực hiện XĐGN ở tỉnh Sơn La, luận án tập trung làm rõ những nội dung sau: - Các chủ trƣơng, chính sách, chƣơng trình, dự án của Đảng, Nhà nƣớc, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Sơn La về XĐGN đƣợc triển khai trên địa bàn tỉnh Sơn La. - Quá trình triển khai thực hiện bao gồm: Công tác chỉ đạo, tổ chức, quản lý, điều hành, kiểm tra chung của Tỉnh; Công tác tuyên truyền, vận động; Ban hành, kế hoạch chính sách, dự án hỗ trợ XĐGN; Huy động, quản lý nguồn lực; Rà soát hộ nghèo; Quản lý, giám sát. - Kết quả về XĐGN ở tỉnh Sơn La trên các mặt: Tỷ lệ hộ nghèo; Kết quả thực hiện các nhóm về chính sách, dự án hỗ trợ XĐGN về kinh tế và các mặt xã hội. - Nhận xét những ƣu điểm, hạn chế về chính sách, quá trình triển khai, kết quả thực hiện XĐGN và rút ra những kinh nghiệm. Phạm vi thời gian: Từ năm 1998 đến năm 2015. Luận án chọn mốc khởi đầu từ năm 1998, vì đây là năm Chính phủ chính thức phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia xóa đói giảm nghèo trên cả nước. Luận án chọn mốc kết thúc là năm 2015, vì đây là năm kết thúc quá trình thực hiện chƣơng trình XĐGN đơn chiều, công cuộc XĐGN đã đạt đƣợc kết quả quan trọng, là tiền đề chuyển sang giai đoạn thực hiện chƣơng trình giảm nghèo đa chiều. Bên cạnh đó, để có cái nhìn toàn diện và có thêm những cơ sở để đánh giá về quá trình thực hiện XĐGN ở tỉnh Sơn La, trong quá trình thực hiện luận án, tác 3
- giả đã đề cập đến một số vấn đề có liên quan đến đề tài trƣớc năm 1998. Việc phân chia mốc thời gian các chƣơng trong luận án căn cứ theo sự thay đổi về mức chuẩn nghèo của Chính phủ, sự cân đối về mặt thời gian cũng nhƣ tốc độ của quá trình thực hiện XĐGN. Phạm vi không gian: Địa bàn tỉnh Sơn La gồm: 11 huyện (Bắc Yên, Mai Sơn, Mộc Châu, Mƣờng La, Phù Yên, Quỳnh Nhai, Sông Mã, Sốp Cộp, Thuận Châu, Vân Hồ, Yên Châu) và 1 thành phố (Sơn La). 4. Cơ sở lý luận, phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án đƣợc tiến hành dựa trên những quan điểm của Mác -Lênin về chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế - xã hội, XĐGN. Phƣơng pháp luận duy vật biện chứng nhằm nghiên cứu những chuyển biến về kinh tế - xã hội và những thay đổi trong đời sống của hộ nghèo sau khi đƣợc thụ hƣởng chính sách, chƣơng trình XĐGN. Phƣơng pháp luận duy vật lịch sử nhằm xem xét những chuyển biến đó trong những điều kiện lịch sử cụ thể và theo trình tự thời gian phù hợp với tiến trình phát triển của lịch sử, làm rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa phƣơng pháp tiếp cận lịch sử với các phƣơng pháp tiếp cận liên ngành và đa ngành. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng hai phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu là phƣơng pháp lịch sử và phƣơng pháp logic. Phương pháp lịch sử nhằm trình bày khách quan, toàn diện có hệ thống theo tiến trình lịch sử quá trình thực hiện XĐGN tại tỉnh Sơn La qua hai giai đoạn 1998-2005 và 2006-2015 đƣợc thể hiện cụ thể trong chƣơng 2 và chƣơng; trên cơ sở đó làm rõ kết quả thực hiện XĐGN ở tỉnh Sơn La từ năm 1998 đến năm 2015 theo từng giai đoạn lịch sử. Phương pháp logic nhằm làm rõ mối liên hệ giữa các sự kiện lịch sử, đánh giá những ƣu điểm, hạn chế, phân tích nguyên nhân và tổng kết rút ra những bài học kinh nghiệm trong chƣơng 4. 4
- Bên cạnh hai phƣơng pháp chủ đạo trên, luận án còn sử dụng một số phƣơng pháp khác nhƣ: so sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê, khảo sát thực địa và phỏng vấn tại tỉnh Sơn La. Phương pháp so sánh: Đƣợc sử dụng để so sánh quá trình thực hiện XĐGN ở tỉnh Sơn La giữa giai đoạn 1998-2005 với giai đoạn 2006-2015, giữa tỉnh Sơn La và một số tỉnh cùng khu vực, có nét tƣơng đồng về kinh tế, văn hóa, xã hội, trên cơ sở đó tìm điểm chung, điểm khác biệt và sự phát triển. Phương pháp phân tích và tổng hợp: Các tài liệu thu thập đƣợc từ các nguồn khác nhau (sách, báo, tạp chí, tài liệu lƣu trữ,...) sẽ đƣợc đối chiếu, phê phán, đánh giá,... trên cở đó lựa chọn nguồn tƣ liệu chính thức để sử dụng trong đề tài. Những nhận xét, đánh giá, kết luận dựa trên sự phân tích và tổng hợp các sự kiện lịch sử tiêu biểu. Phương pháp thống kê: Đƣợc sử dụng để thống kê kết quả thực hiện XĐGN ở tỉnh Sơn La từ năm 1998 đến năm 2015, trên từng nội dung, vấn đề cụ thể. Phương pháp chuyên gia: Phƣơng pháp này nhằm tiếp thu những ý kiến nhận xét, góp ý của các nhà nghiên cứu chuyên sâu về kinh tế - xã hội, về chính sách, đặc biệt là những chuyên gia đã nghiên cứu về vấn đề XĐGN. Phương pháp khảo sát và phỏng vấn: Trong quá trình thực hiện đề tài, nghiên cứu sinh đã tiến hành khảo sát tại một số huyện đặc biệt khó khăn, phỏng vấn một số cá nhân tiêu biểu đƣợc thụ hƣởng chính sách XĐGN, nhằm khai thác, bổ sung thêm thông tin nghiên cứu đề tài. Kết quả phỏng vấn đã đƣợc thể hiện trong nội dung các chƣơng viết, nhằm tăng thêm độ tin cậy và tính thuyết phục cho những nhận định, đánh giá. 4.3. Nguồn tài liệu Tài liệu đƣợc khai thác trong đề tài chủ yếu có các nguồn sau: - Các tài liệu của Đảng và Chính phủ bao gồm: Các văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng, Nghị quyết, Chỉ thị của Chính phủ liên quan đến công tác XĐGN. Nguồn tài liệu này đề cập đến chủ trƣơng, phƣơng hƣớng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc trong giai đoạn từ năm 1998 đến năm 2015. - Những nghị quyết, báo cáo tổng kết, thống kê hàng năm và các tài liệu khác của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, Sở, Ban, ngành và một số huyện, xã của tỉnh 5
- Sơn La về phát triển kinh tế - xã hội và triển khai thực hiện XĐGN tại các địa phƣơng trong tỉnh. - Tài liệu của Tổng cục Thống kê, Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội về XĐGN ở các tỉnh Sơn La, Lào Cai, Điện Biên,… Đây là nguồn tài liệu quan trọng để tác giả tác giả luận án có cái nhìn so sánh về công cuộc XĐGN ở các địa phƣơng có những đặc điểm tƣơng đồng về địa lý, cƣ dân, điều kiện kinh tế.,… - Các công trình nghiên cứu, bài viết, luận án, luận ăn có liên quan đến đề tài đã đƣợc công bố và nguồn tài liệu thu thập trong quá trình khảo sát thực địa tại 5 huyện nghèo của tỉnh Sơn La (Quỳnh Nhai, Mƣờng La, Phù Yên, Bắc Yên, Sốp Cộp). 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án làm rõ quá trình triển khai, tổ chức thực hiện và kết quả thực hiện XĐGN ở tỉnh Sơn La từ năm 1998 đến năm 2015. Đƣa ra những nhận xét, đánh giá về những ƣu điểm, hạn chế, nguyên nhân của những ƣu điểm, hạn chế trong quá trình thực hiện XĐGN ở tỉnh Sơn La. Luận án rút ra những kinh nghiệm, cung cấp luận cứ khoa học và thực tiễn để nâng cao hơn nữa chất lƣợng công tác XĐGN ở tỉnh Sơn La nói riêng và các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung. Luận án là tài liệu tham khảo phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập lịch sử địa phƣơng về thực hiện XĐGN ở Sơn La nói riêng, lịch sử địa phƣơng nói chung. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Ý nghĩa lý luận: Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp thêm những luận cứ khoa học cho các nhà quản lý và các nhà hoạch định chính sách trong xây dựng cũng nhƣ tổ chức thực hiện có hiệu quả chủ trƣơng, chính sách, chƣơng trình XĐGN đối với các địa phƣơng trên cả nƣớc, nhất là các tỉnh miền núi, vùng đặc biệt khó khăn trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. Luận án hệ thống hoá cơ sở lý luận, lựa chọn các tiêu chí cơ bản để đánh giá quá trình tổ chức, thực hiện XĐGN ở tỉnh Sơn La, đây cũng là những căn cứ, cơ sở khoa học cho việc đánh giá quá trình thực hiện XĐGN ở các địa phƣơng tƣơng tự. 6
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của luận án góp phần bổ sung căn cứ khoa học, thực tiễn cho tỉnh Sơn La trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách XĐGN, đáp ứng yêu cầu giảm nghèo nhanh và bền vững trong những giai đoạn tiếp theo. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần bổ sung nguồn tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy lịch sử địa phƣơng về chính sách XĐGN, quá trình thực hiện chính sách XĐGN ở Việt Nam nói chung và ở tỉnh Sơn La nói riêng. 7. Kết cấu luận án Ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của luận án đƣợc chia thành 4 chƣơng: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Chương 2: Thực hiện xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Sơn La từ năm 1998 đến năm 2005 Chương 3: Thực hiện xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Sơn La từ năm 2006 đến năm 2015 Chương 4: Nhận xét và một số kinh nghiệm 7
- Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tình hình các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài 1.1.1. Những công trình ấn phẩm, báo cáo, bài viết nghiên cứu về xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam Xóa đói giảm nghèo đang là vấn đề có tính toàn cầu. Ở Việt Nam, một nƣớc đang phát triển thì công cuộc XĐGN lại càng trở nên bức thiết. Chính vì vậy, vấn đề XĐGN đã đƣợc các học giả quan tâm, nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân của đói nghèo, thực trạng đói nghèo, quá trình thực hiện XĐGN, từ đó rút ra những nhận xét, kinh nghiệm để góp phần xây dựng, hoạch định chính sách XĐGN. Những công trình nghiên cứu chung về XĐGN ở Việt Nam đƣợc công bố chủ yếu dƣới dạng sách, tạp chí và luận án. Nghiên cứu về XĐGN ở Việt Nam trƣớc năm 1998, đáng chú ý là cuốn ―Vấn đề xóa đói giảm nghèo ở nông thôn nước ta hiện nay‖ của tác giả Nguyễn Thị Hằng (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997). Trong công trình, tác giả đã làm rõ thực trạng, nguyên nhân dẫn đến đói nghèo ở Việt Nam, nêu ra những biện pháp chủ yếu để XĐGN ở nông thôn Việt Nam từ năm 1997 đến 2000. Tác giả chỉ rõ đói nghèo là nguyên nhân gây lên xung đột chính trị, xung đột giai cấp dẫn đến bất ổn về xã hội và chính trị ở vùng nông thôn; đồng thời nhấn mạnh XĐGN là giải pháp quan trọng nhất trong việc bảo đảm an ninh xã hội và phát triển bền vững. Cuốn sách ―Tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và vấn đề xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam‖ (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1999) của tác giả Vũ Thị Ngọc Phùng đã đƣa ra những cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa tăng trƣởng và công bằng xã hội trong phát triển kinh tế, thực trạng tăng trƣởng, công bằng xã hội và nghèo đói ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Bên cạnh vấn đề trên, tác giả đƣa ra những kiến nghị và giải pháp nhằm giải quyết thực trạng công bằng xã hội và vấn đề XĐGN ở Việt Nam. Dƣới góc nhìn tổng quát, cuốn sách ―Nghèo đói và xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam‖ của nhóm tác giả Lê Xuân Bá, Chu Tiến Quang, Nguyễn Hữu Tiến, Lê Xuân Đình (Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội 2001) đã khái quát về bức tranh nghèo đói ở Việt Nam và chỉ ra các kinh nghiệm của một số tổ chức và quốc gia trên thế 8
- giới trong quá trình thực hiện XĐGN. Các tác giả đƣa ra và phân tích hệ thống các tiêu chuẩn đánh giá đói nghèo ở trên thế giới và ở Việt Nam. Điểm nhấn của cuốn sách là đã rút ra những quan điểm cơ bản về XĐGN ở Việt Nam và những mục tiêu tổng quát của Chƣơng trình quốc gia về XĐGN, đó là tiếp tục đẩy mạnh nền kinh tế tăng trƣởng nhanh và bền vững, thực hiện có hiệu quả chính sách XĐGN. Đồng thời, công trình trên cũng chỉ ra một số giải pháp cụ thể đƣợc rút ra từ việc nghiên cứu thực địa tại tỉnh Quảng Ninh, Quảng Bình trong quá trình triển khai thực hiện XĐGN. Tác giả Trần Thị Hằng với ―Vấn đề giảm nghèo trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay‖ (Nxb Thống kê, Hà Nội, 2001) đã đề cập đến: Lý luận về nghèo và khái niệm giảm nghèo nhƣ một phạm trù kinh tế chính trị; So sánh sự nghèo trƣớc và sau đổi mới ở Việt Nam; Cơ sở của việc giải quyết vấn đề giảm nghèo ở Việt Nam thời điểm những năm đầu thế kỷ XXI trong nền kinh tế thị trƣờng và một số giải pháp chủ yếu để giải quyết vấn đề này. Với nội dung trình bày đó, cuốn sách đã làm rõ những quan niệm về nghèo và giảm nghèo, các chuẩn mực đánh giá nghèo ở Việt Nam; đồng thời phân tích, đánh giá thực trạng và bƣớc đầu đƣa ra một số kết quả trong quá trình thực hiện giảm nghèo ở Việt Nam,… Một trong những nghiên cứu về XĐGN vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam sớm nhất là cuốn ―Xóa đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số nước ta hiện nay: Thực trạng và giải pháp‖ (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002) của tác giả Hà Quế Lâm. Công trình đã trình bày thực trạng đói nghèo ở vùng dân tộc thiểu số Việt Nam từ năm 1992 đến năm 2000, phân tích các nguyên nhân cơ bản của tình trạng đó. Qua đó, tác giả cũng giới thiệu các chính sách của Đảng và Chính phủ, một số chƣơng trình, dự án quốc gia về XĐGN; đồng thời đƣa ra đề xuất, kiến nghị và định hƣớng XĐGN cho vùng dân tộc thiểu số nƣớc ta. Mục đích của XĐGN là cải thiện, nâng cao đời sống kinh tế, cũng nhƣ các điều kiện ăn, ở và các nhu cầu dịch vụ thiết yếu khác. Đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu về vấn đề này đáng chú ý là nghiên cứu Toàn cầu hóa, tăng trưởng, và nghèo đói: Xây dựng một nền kinh tế thế giới hội nhập (Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 2002) của Ngân hàng Thế giới (ngƣời dịch Vũ Hoàng Linh). Năm 2004, Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội và Chƣơng trình phát triển Liên Hợp Quốc công bố cuốn ―Đánh giá và lập kế hoạch cho tương lai: Đánh giá Chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo và Chương trình 135‖ (Hà 9
- Nội, 11-2004). Đây là công trình đánh giá tổng thể về Chƣơng trình mục tiêu quốc gia XĐGN và Chƣơng trình 135; đồng thời nêu bật những thách thức cần phải khắc phục của chƣơng trình XĐGN trong giai đoạn 2006-2010, nhằm cải thiện chất lƣợng cuộc sống của ngƣời nghèo. Công trình cũng đƣa ra những khuyến nghị về cải tiến cách thức xác định hộ nghèo, xác định trọng điểm của chƣơng trình, cơ chế khuyến khích các hộ nghèo vƣơn lên thoát nghèo,... Năm 2005, các tác giả Lê Bạch Dƣơng, Đặng Nguyên Anh, Khuất Thu Hồng, Lê Hoài Trung, Robert Leroy Bach đã công bố công trình: Bảo trợ xã hội cho những nhóm thiệt thòi ở Việt Nam (Nxb Thế giới, Hà Nội, 2005). Nội dung chính của công trình là tìm hiểu về bảo trợ xã hội, các chính sách và chƣơng trình bảo trợ xã hội ở Việt Nam cho ngƣời nghèo ở nông thôn, ngƣời lao động ở nông thôn và thành thị, ngƣời tàn tật và ngƣời có HIV/AIDS. Trong công trình nghiên cứu này, nội dung nghiên cứu về công tác XĐGN đƣợc lồng ghép vào nội dung bảo trợ xã hội. Một trong những công trình tiêu biểu nhất về chính sách giảm nghèo ở Việt Nam là ―Chính sách giảm nghèo ở Việt Nam đến năm 2015‖ của tác giả Nguyễn Thị Hoa (Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội, 2010). Cuốn sách giới thiệu cho ngƣời đọc hệ thống những chính sách hiện hành đang áp dụng ở Việt Nam, trong đó tập trung vào 4 nhóm chính sách chủ yếu: chính sách tín dụng ƣu đãi cho hộ nghèo; chính sách đầu tƣ cơ sở hạ tầng; chính sách hỗ trợ giáo dục và y tế cho ngƣời nghèo. Những kết quả, tác động, hạn chế của các chính sách này đến thực hiện XĐGN ở Việt Nam đƣợc tác giả làm rõ. Nội dung cuốn sách còn đề cập đến những đề xuất, khuyến nghị để hoàn thiện những chính sách đã ban hành theo những yêu cầu mới hơn, cao hơn nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của chính sách giảm nghèo ở Việt Nam những năm tiếp theo. Năm 2011, Viện Khoa học xã hội Việt Nam công bố báo cáo ―Giảm nghèo ở Việt Nam: Thành tựu và thách thức‖ (Hà Nội, 3-2011). Báo cáo này giúp cho ngƣời đọc những thông tin có giá trị về các vấn đề quan trọng liên quan đến tình trạng nghèo và công cuộc giảm nghèo tại Việt Nam từ năm 2008 đến năm 2010. Qua nghiên cứu này, chúng ta có thể nhận diện đƣợc xu hƣớng thực hiện XĐGN ở Việt Nam trong những năm 2008-2010; vấn đề giảm nghèo trong bối cảnh kinh tế mới sau khi Việt Nam ra nhập WTO; những thách thức đối với công tác XĐGN ở Việt Nam trong thời gian tới. 10
- Yêu cầu của công tác XĐGN là phản ánh đúng thực trạng và đƣa ra những nhận xét khách quan, giải pháp hữu hiệu, sát thực. Đây cũng là một nhiệm vụ rất cần thiết. Về vấn đề này, công trình Chính sách xóa đói giảm nghèo: Thực trạng và giải pháp (Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2012) của Lê Quốc Lý cung cấp cho những ngƣời làm công tác XĐGN có thêm những nhận thức mới. Nội dung cuốn sách đánh giá một cách tổng quan về thực trạng đói nghèo ở Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2010; nêu bật những tác động của một số chính sách hỗ trợ cho ngƣời nghèo nhƣ: chính sách tín dụng, chính sách hỗ trợ sản xuất và khuyến khích phát triển kinh tế hàng hoá, chính sách hỗ trợ ngƣời nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội. Bên cạnh đó, công trình còn giới thiệu nội dung khái quát một số chƣơng trình XĐGN nhƣ: Chƣơng trình 135 và Chƣơng trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo (Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP),… Năm 2012, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đã công bố báo cáo đánh giá nghèo Việt Nam 2012: ―Khởi đầu tốt, nhưng chưa phải đã hoàn thành: Thành tựu ấn tượng của Việt Nam trong giảm nghèo và những thách thức mới‖ (Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, Hà Nội, 2012). Báo cáo đƣa ra một cái nhìn mới về cuộc sống của những ngƣời nghèo gồm cả nam, nữ và trẻ em; đồng thời đi sâu tìm hiểu những hạn chế cũng nhƣ những cơ hội hiện thời của những đối tƣợng trên để họ thoát nghèo. Báo cáo làm rõ 6 vấn đề lớn sau: 1. Thành tích tăng trƣởng và Giảm nghèo của Việt Nam: Thành công ấn tƣợng, nhƣng vẫn còn thách thức lớn trƣớc mắt; 2. Cập nhật hệ thống theo dõi nghèo của Việt Nam; 3. Bức tranh hiện trạng nghèo: Thiết lập cơ sở thực tế về nghèo và ngƣời nghèo ở Việt Nam. 4. Giảm nghèo theo vùng; 5. Giảm nghèo ở các nhóm dân tộc thiểu số; 6. Bất bình đẳng gia tăng ở Việt Nam? Nhận thức và bằng chứng thực nghiệm về bất bình đẳng. Xóa đói giảm nghèo là vấn đề quan trọng đối với đời sống kinh tế - xã hội nên thu hút đƣợc nhiều nhà nghiên cứu tham gia. Trong thời gian qua, có rất nhiều bài báo, tạp chí đề cập đến vấn đề XĐGN. ―Về tình hình nghiên cứu nghèo đói ở nƣớc ta trong thời kỳ đổi mới‖ của tác giả Lê Phƣợng (Tạp chí Xã hội học, số 1-2000). Nghiên cứu này bƣớc đầu đã nêu lên khái niệm về nghèo đói và một số quan điểm nghiên cứu và bàn luận đến quan điểm nghèo đói, giữa Việt Nam và các tổ chức quốc tế có sự khác nhau. Trong đó, nghiên cứu tập trung đề cập đến quan niệm về nghèo đói của Liên Hợp quốc đƣa ra hai khung hƣớng nghiên cứu đói nghèo là nghèo tƣơng đối và nghèo tuyệt đối. Bên 11
- cạnh đó, một số nhà nghiên cứu Việt Nam lại nêu lên khái niệm về: đói gay gắt, thiếu đói kinh niên hay đói gay gắt kinh niên. Bài viết ―Tìm hiểu vấn đề nghèo khổ từ quan điểm giới qua nghiên cứu tại một xã miền núi ở Thanh Hóa‖, của tác giả Nguyễn Khánh Bích Trâm (Tạp chí Xã hội học, số 1-2001). Bài viết nghiên cứu vấn đề nghèo khổ từ quan điểm giới qua việc lựa chọn một địa bàn cụ thể là xã Thạch Sơn, một xã thuộc miền núi huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa. Đây là địa bàn cƣ chú chủ yếu là ngƣời Mƣờng và ngƣời Kinh. Tác giả đã tìm hiểu về những đặc điểm kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu, qua đó tìm hiểu về nguyên nhân dẫn đến nghèo khổ dựa trên quan điểm về giới. Tác giả lý giải nguyên đƣa đến tình trạng nghèo khổ đó là: do những tác động của chƣơng trình tín dụng; học vấn; đông con; những thành kiến từ gia đình về vấn đề giới. Thông qua phân tích yếu tố giới, nhà nghiên cứu sẽ có thêm góc nhìn về đói nghèo giữa các giới. Tác giả Đỗ Thiên Kính qua bài ―Tìm hiểu phân tầng xã hội trong lịch sử và áp dụng vào nghiên cứu phân hóa giàu nghèo ở nƣớc ta hiện nay‖ (Tạp chí Xã hội học, số 1-2002) giúp chúng ta có cái nhìn rõ hơn về phân tầng xã hội trong lịch sử, sự phân hóa giàu nghèo ở Việt Nam. Trọng tâm chính của bài viết là áp dụng khái niệm phân tầng xã hội vào nghiên cứu phân hóa giàu nghèo ở Việt Nam từ năm 1988 đến năm 2002. Tác giả nhấn mạnh: khi nói về thực trạng phân tầng xã hội ở Việt Nam, có thể khẳng định đang tồn tại khá phổ biến sự phân tầng xã hội theo mức sống, tức là phân hóa giàu - nghèo. Theo lý giải của tác giả thì hiện tƣợng phân hóa giàu nghèo diễn ra ở mọi nơi (nông thôn, đô thị, các vùng - miền địa lý khác nhau). Tác giả Lƣơng Hồng Quang trong bài viết ―Mô hình văn hóa của nhóm nghèo” (Tạp chí Xã hội học, số 2-2002) mang lại góc nhìn mới về ngƣời nghèo, nhóm nghèo và thực chất của việc XĐGN theo quan điểm đa chiều, toàn diện và bền vững. Ở đây, XĐGN không chỉ là sự mang lại miếng cơm manh áo cho họ, mà đầy đủ hơn hết là cả sự hƣởng thụ văn hóa. Nghiên cứu về tình trạng đói nghèo đƣợc tiếp cận dƣới góc độ gia đình và giới đáng chú ý là nghiên cứu ―Mấy vấn đề về giới trong xóa đói giảm nghèo‖ của Nguyễn Thu Nguyệt (Tạp chí Xã hội học, số 1-2004). Nghiên cứu làm rõ những góc nhìn và các chiều cạnh khác nhau về giới trong tiếp cận và triển khai thực hiện XĐGN trong thời gian qua. 12
- Bên cạnh những nghiên cứu về XĐGN ở nông thôn cũng có những nghiên cứu về vấn đề này ở khu vực đô thị. Tác giả Nguyễn Hữu Minh và Nguyễn Xuân Mai trong ―Nghiên cứu nghèo khổ đô thị ở Việt Nam trong thập niên 90: Kết quả và những vấn đề đặt ra‖ (Tạp chí Xã hội học, số 3-2004) đã tập trung là rõ các nguyên nhân, thực trạng nghèo khổ tại một số đô thị ở Việt Nam, trong đó có cả các đô thị lớn. Nghiên cứu này đã tổng kết những kết quả đạt đƣợc trong công tác XĐGN những năm 90, qua đó nhận diện cụ thể hơn những thành tựu đạt đƣợc, đồng thời cũng chỉ ra những tồn tại cần tiếp tục đƣợc giải quyết để giảm thiểu tình trạng nghèo khổ ở đô thị. Công tác XĐGN ở Việt Nam đƣợc Đảng và Chính phủ đặt quyết tâm rất cao và đƣợc sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị, nhƣng thực tế triển khai cũng có những khó khăn nhất định. Vấn đề này đƣợc nghiên cứu và làm rõ trong nghiên cứu ―Chƣơng trình xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam và những thách thức trong giai đoạn mới‖ (Tạp chí Xã hội học, số 4-2006) của Nguyễn Hữu Minh. Trong bài nghiên cứu của mình, tác giả là rõ thực trạng của việc thực hiện chính sách XĐGN ở Việt Nam; đồng thời chỉ rã những khó khăn, thách thức của việc thực hiện chính sách XĐGN trong giai đoạn mới. Ở trên, chúng tôi đã giới thiệu nghiên cứu của tác giả Đỗ Thiên Kính về mối quan hệ giữa phân tầng xã hội và phân hóa giàu nghèo, cùng chủ đề đó, nghiên cứu ―Phân tầng xã hội và phân hóa giàu nghèo trong quá trình phát triển kinh tế thị trƣờng và hội nhập kinh tế quốc tế‖ của Nguyễn Đình Tấn (Tạp chí Xã hội học, số 2-2007), sẽ cho chúng ta thêm cơ sở tƣ liệu để hiểu sâu về mối quan hệ này. Nghiên cứu về đói nghèo ở đô thị, nhƣng lại đặt đói nghèo trong bối cảnh của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế là bài viết ―Nghèo ở đô thị Việt Nam trƣớc những thách thức của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế‖ (Tạp chí Xã hội học, số 1-2011) của tác giả Phùng Thị Tố Hạnh. Bài viết tập trung vào một số đặc điểm cơ bản của ngƣời nghèo đô thị và những tác động của suy thoái kinh tế đến tình trạng việc làm, thu nhập, những khó khăn họ đang gặp phải. Tác giả đã nhìn nhận kỹ hơn về các biểu hiện của ngƣời nghèo đô thị nhƣ: Nghề nghiệp, học vấn, kỹ năng và tình trạng việc làm; Thu nhập và chi tiêu; Con cái đông, thiếu sức lao động; Là nhóm dễ bị tổn thƣơng... Tác giả cho rằng đây là những biểu hiện thƣờng thấy của nhóm ngƣời nghèo nói chung và ở đô thị nói riêng. Những gia 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam
190 p | 405 | 114
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Áp dụng tập quán trong giải quyết các vụ việc dân sự của Tòa án nhân dân ở Việt Nam hiện nay
191 p | 286 | 75
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Giao dịch dân sự có điều kiện theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam
304 p | 191 | 40
-
Luận án Tiến sĩ Sử học: Phật giáo Việt Nam thời Minh Mạng 1820 – 1840
154 p | 144 | 33
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay
182 p | 92 | 33
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Vận dụng quan điểm sư phạm tương tác vào dạy học Sinh học 9 trường THCS
165 p | 158 | 23
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Giao dịch dân sự có công chứng theo quy định của pháp luật Việt Nam
207 p | 27 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Sử học: Phong trào công nhân ở các đô thị miền Nam Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ từ năm 1954 đến năm 1965
244 p | 125 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Hoạt động chứng minh của luật sư trong xét xử sơ thẩm các tội xâm phạm sở hữu từ thực tiễn các tỉnh Tây Nam Bộ
185 p | 33 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Chính sách pháp luật hình sự về các tội phạm môi trường ở Việt Nam hiện nay
189 p | 26 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Quyền sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam - những vấn đề lý luận và thực tiễn - Nguyễn Thành Luân
210 p | 41 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại trong luật hình sự Việt Nam
197 p | 51 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự từ thực tiễn các tỉnh miền Đông Nam Bộ
207 p | 22 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự ở Việt Nam hiện nay
201 p | 37 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Sử học: Giáo dục và khoa cử Đại Việt từ năm 1527 đến năm 1592
234 p | 16 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Đặc điểm nhân vật dũng sĩ trong truyện cổ tích và sử thi một số dân tộc thiểu số Tây Nguyên
219 p | 35 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Đặc điểm nghệ thuật nhóm sử thi Dăm Giông
52 p | 137 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Đặc điểm nhân vật dũng sĩ trong truyện cổ tích và sử thi một số dân tộc thiểu số Tây Nguyên
27 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn