Luận án Tiến sĩ: Tác động của quyền sử dụng đất nông nghiệp lên hiệu quả sản xuất nông nghiệp Việt Nam - Tiếp cận bằng các mô hình toán kinh tế
lượt xem 5
download
Luận án Tiến sĩ "Tác động của quyền sử dụng đất nông nghiệp lên hiệu quả sản xuất nông nghiệp Việt Nam - Tiếp cận bằng các mô hình toán kinh tế" trình bày các nội dung chính sau: Thực trạng sản xuất nông nghiệp và quyền sử dụng đất nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2012 – 2018; Tác động của quyền sử dụng đất lên hiệu quả sản xuất nông nghiệp Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ: Tác động của quyền sử dụng đất nông nghiệp lên hiệu quả sản xuất nông nghiệp Việt Nam - Tiếp cận bằng các mô hình toán kinh tế
- i LỜI CAM KẾT Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng luận án: “Tác động của quyền sử dụng đất nông nghiệp lên hiệu quả sản xuất nông nghiệp Việt Nam - Tiếp cận bằng các mô hình toán kinh tế” do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Nghiên cứu sinh (ký và ghi rõ họ tên) Kiều Nguyệt Kim
- ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn của tôi, PGS.TS. Nguyễn Thị Minh, người thầy tận tụy, nghiêm khắc, kiến thức học thuật sâu sắc và những ý tưởng nghiên cứu đầy mới mẻ. Nếu không có sự dẫn dắt của cô, tôi đã không thể hoàn thành luận án này. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu, các đồng nghiệp tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội; Ban Giám đốc, các đồng nghiệp tại Học viện Ngân hàng nơi tôi công tác, đã tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ, chia sẻ và động viên trong suốt thời gian tôi làm nghiên cứu sinh. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Chủ nhiệm khoa, các thầy cô giáo trong Khoa Toán Kinh tế - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã hỗ trợ tôi rất nhiều về kiến thức chuyên ngành. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo, các cán bộ của Viện Đào tạo sau đại học – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã tạo điều kiện về các thủ tục hành chính và hướng dẫn các quy trình thực hiện trong toàn bộ quá trình nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học đã quan tâm đến luận án của tôi và đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong suốt quá trình luận án hoàn thành. Tôi đặc biệt gửi lời tri ân tới gia đình, bạn bè và người thân đã luôn đồng hành, động viên khích lệ tôi trong suốt thời gian qua. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2022 Tác giả luận án Kiều Nguyệt Kim
- iii MỤC LỤC LỜI CAM KẾT .......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................... vi DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................... vii DANH MỤC HÌNH ............................................................................................... viii LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................1 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu .............................................................................4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..........................................................................5 4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................5 5. Những đóng góp mới của luận án ..........................................................................6 6. Bố cục của luận án ..................................................................................................9 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .................... 10 1.1. Một số khái niệm................................................................................................10 1.1.1. Đất nông nghiệp .......................................................................................... 10 1.1.2. Quyền sử dụng đất nông nghiệp ................................................................. 10 1.1.3. Sản xuất nông nghiệp .................................................................................. 11 1.1.4. Hiệu quả sản xuất nông nghiệp ................................................................... 11 1.1.5. Đo lường hiệu quả sản xuất nông nghiệp.................................................... 13 1.2. Cơ sở lý luận của luận án....................................................................................14 1.2.1. Cơ sở lý thuyết về quyền sử dụng đất nông nghiệp......................................14 1.2.2. Kênh tác động từ quyền sử dụng đất nông nghiệp lên hiệu quả sản xuất.....17 1.3. Tổng quan nghiên cứu.........................................................................................22 1.3.1. Tổng quan các nghiên cứu trên thế giới……………………………………22 1.3.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu tại Việt Nam……………………….30
- iv 1.3.3. Khoảng trống nghiên cứu ............................................................................ 32 1.4. Khung phân tích của luận án..............................................................................33 Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 36 2.1. Phương pháp ước lượng hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ và hiệu quả kinh tế ...............................................................................................................................36 2.2. Phương pháp hồi quy dữ liệu mảng...................................................................39 2.3. Phương pháp ước lượng tổng quát GEE............................................................44 2.4. Phương pháp hồi quy phân vị với số liệu mảng ................................................47 2.5. Phương pháp hồi quy phi tham số .....................................................................49 Chương 3. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2012 - 2018 .............. 53 3.1. Một số chính sách về quyền sử dụng đất nông nghiệp.......................................53 3.1.1. Lịch sử phát triển QSDĐ nông nghiệp ở Việt Nam .................................... 53 3.1.2. Nông nghiệp Việt Nam qua các thời kì ....................................................... 55 3.2. Thực trạng hiệu quả sản xuất nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2012 – 2018....60 3.2.1. Hiệu quả sản xuất nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2012 – 2018.............. 60 3.2.2. Các yếu tố tác động đến hiệu quả sản xuất...................................................63 Tổng kết chương........................................................................................................70 Chương 4. TÁC ĐỘNG CỦA QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ........................................................... 71 4.1. Số liệu và biến số................................................................................................71 4.1.1. Số liệu.......................................................................................................... 71 4.1.2. Các biến số sử dụng trong các mô hình ...................................................... 72 4.2. Ước lượng hiệu quả sản xuất..............................................................................74 4.2.1. Ước lượng hiệu quả kĩ thuật ....................................................................... 74 4.2.2. Ước lượng hiệu quả kinh tế ......................................................................... 78 4.2.3. Ước lượng hiệu quả phân bổ ....................................................................... 80 4.2.4. Một số thước đo khác .................................................................................. 81
- v 4.3. Các mô hình đánh giá tác động của quyền sử dụng đất đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp................................................................................................................84 4.3.1. Đánh giá tác động của quyền sử dụng đất đến hiệu quả kĩ thuật..................84 4.3.2. Đánh giá tác động của quyền sử dụng đất đến hiệu quả phân bổ.................90 4.4. Đánh giá tác động của quyền sử dụng đất đến các phương diện khác của quá trình sản xuất nông nghiệp.........................................................................................94 4.4.1. Đánh giá tác động của quyền sử dụng đất đến hiệu quả sản lượng nông nghiệp bằng mô hình dữ liệu mảng........................................................................94 4.4.2. Đánh giá tác động quyền sử dụng đất đến TFP nông nghiệp bằng mô hình dữ liệu mảng và hồi quy phân vị.............................................................................99 Tổng kết chương.......................................................................................................104 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................107 1. Kết luận.................................................................................................................107 2. Một số kiến nghị...................................................................................................110 3. Hạn chế của luận án và một số hướng nghiên cứu tiếp theo................................111 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CÓ NỘI DUNG LIÊN QUAN TRỰC TIẾP ĐẾN LUẬN ÁN...........................................113 TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................114 PHỤ LỤC................................................................................................................127
- vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Giải thích Tiếng Anh Giải thích Tiếng Việt AE Allocative efficiency Hiệu quả phân bổ EE Economic efficiency Hiệu quả kinh tế Food and Agriculture Tổ chức lương thực và nông nghiệp FAO Organization of the United liên hiệp quốc Nations GDP Gross domestic product Tổng sản phẩm quốc nội General statistics office of Tổng cục thống kê Việt Nam GSO Vietnam NN & PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn NSLĐ Năng suất lao động QSDĐ Quyền sử dụng đất SXNN Sản xuất nông nghiệp TE Technical efficiency Hiệu quả kĩ thuật TFP Total factor productivity Năng suất các nhân tố tổng hợp UBND Ủy ban nhân dân United States agency for Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ USAID international development Viet Nam access to resources Dữ liệu điều tra tiếp cận nguồn lực VARHS household survey hộ gia đình nông thôn Việt Nam Vietnam household living Bộ dữ liệu khảo sát mức sống hộ gia VHLSS standard survey đình Việt Nam
- vii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 4.1. Bảng tóm tắt các biến số trong các mô hình nghiên cứu ......................... 72 Bảng 4.2: Thống kê mô tả các yếu tố của quá trình sản xuất ................................... 74 Bảng 4.3: Ước tính mô hình hàm lợi nhuận biên ngẫu nhiên .................................. 75 Bảng 4.4: Bảng phân phối hiệu quả kĩ thuật trong sản xuất nông nghiệp ................ 76 Bảng 4.5: Thống kê mô tả chi phí và giá đầu vào sản xuất ...................................... 77 Bảng 4.6: Ước tính mô hình hàm chi phí biên ngẫu nhiên ....................................... 78 Bảng 4.7: Bảng phân phối hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp ................. 79 Bảng 4.8: Bảng phân phối hiệu quả phân bổ trong sản xuất nông nghiệp ............... 80 Bảng 4.9: Thống kê các yếu tố của quá trình sản xuất theo các năm ....................... 82 Bảng 4.10: Ước lượng hồi quy cho TFP .................................................................. 82 Bảng 4.11: Thống kê mô tả các biến yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất ....... 85 Bảng 4.12: Ước tính các tác động đến hiệu quả kĩ thuật bằng phương pháp GEE .. 86 Bảng 4.13: Ước lượng các tác động đến hiệu quả kĩ thuật bằng mô hình hồi quy phi tham số Kernel .................................................................................................... 88 Bảng 4.14: Ước tính các tác động đến hiệu quả phân bổ bằng phương pháp GEE . 90 Bảng 4.15: Ước lượng các tác động đến hiệu quả phân bổ bằng mô hình hồi quy phi tham số Kernel .................................................................................................... 92 Bảng 4.16: Thống kê mô tả các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất lúa ........................ 95 Bảng 4.17: Kết quả ước lượng các tác động đến hiệu quả sản lượng ...................... 97 Bảng 4.18: Thống kê các yếu tố tác động đến TFP .................................................. 98 Bảng 4.19. Ước lượng tác động cố định cho năng suất nhân tố tổng hợp ............. 100 Bảng 4.20: Ước lượng hồi quy phân vị cho năng suất nhân tố tổng hợp ............... 101 Bảng 4.21: Tóm tắt chiều tác động của các yếu tố đến hiệu quả và năng suất nông nghiệp ..................................................................................................................... 105
- viii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Hiệu quả kĩ thuật và hiệu quả phân bổ ..................................................... 13 Hình 1.2: Nguyên nhân và hậu quả có thể có của thay đổi quyền sử dụng đất ........ 15 Hình 1.3. Khung phân tích ....................................................................................... 34 Hình 3.1. Các mốc thay đổi về Luật đất đai và tình trạng nông nghiệp ở Việt Nam từ cải cách ruộng đất 1954 đến nay .......................................................................... 56 Hình 3.2: Tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp và GDP (tỉ VNĐ)............................. 59 Hình 3.3: Doanh thu và lợi nhuận bình quân từ trồng cây ngắn ngày của các hộ theo năm ................................................................................................................... 60 Hình 3.4: Tổng doanh thu và tổng lợi nhuận nông nghiệp bình quân của hộ theo tỉnh ............................................................................................................................ 61 Hình 3.5: TFP nông nghiệp theo tỉnh ....................................................................... 61 Hình 3.6: Tỉ lệ mảnh đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng ....................... 62 Hình 3.7: Thống kê về quyền sử dụng đối với đất nông nghiệp .............................. 63 Hình 3.8: Tỉ lệ mảnh đất được cấp GCN quyền sử dụng theo diện tích .................. 63 Hình 3.9: Tương quan giữa lợi nhuận bình quân và quyền sử dụng đất .................. 65 Hình 3.10: Tỉ lệ đất trồng trọt theo diện tích ............................................................ 65 Hình 3.11: Lợi nhuận bình quân theo quy mô sản xuất ........................................... 65 Hình 3.12: Tỉ lệ về trình độ học vấn của chủ hộ ...................................................... 66 Hình 3.13: Tương quan giữa sản lượng, lợi nhuận bình quân với trình độ học vấn của chủ hộ ................................................................................................................. 67 Hình 3.14: Tương quan giữa lợi nhuận nông nghiệp bình quân với tuổi của chủ hộ67 Hình 4.1: Tác động biên của quyền sử dụng đất đến hiệu quả kĩ thuật khi trình độ học vấn của chủ hộ thay đổi ..................................................................................... 87 Hình 4.2: Tác động biên của quyền sử dụng đất đến hiệu quả phân bổ khi trình độ học vấn của chủ hộ thay đổi ..................................................................................... 92
- 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nông nghiệp là một bộ phận quan trọng trong cơ cấu nền kinh tế Việt Nam, đóng góp xấp xỉ 14% GDP (năm 2020), và là nguồn thu nhập chính của gần 10 triệu hộ nông dân. Bên cạnh đó, nông nghiệp cũng đóng góp một phần không nhỏ cho xuất khẩu cũng như đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, tạo việc làm cho hàng triệu thanh niên vùng nông thôn. Kể từ khi “Đổi mới” đến nay, nông nghiệp đã, đang và tiếp tục là ngành kinh tế quan trọng với vai trò là trụ đỡ cho nền kinh tế. Phát triển kinh tế nông nghiệp đã góp phần tạo sinh kế, việc làm và thu nhập ổn định cho người dân nông thôn, góp phần quan trọng ổn định kinh tế - chính trị - xã hội và phát triển đất nước, do đó, ngành nông nghiệp luôn được chú trọng trong đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng liên quan đến chủ trương phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới đã khẳng định “Cần có chính sách phù hợp để tích tụ, tập trung ruộng đất, thu hút mạnh các nguồn lực đầu tư phát triển nông nghiệp. Phát huy vai trò chủ thể của hộ nông dân và kinh tế hộ..."; Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 1/1/2020 của Chính phủ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025 chỉ rõ “Đẩy mạnh phát triển nền nông nghiệp hiện đại, thích ứng với biến đổi khí hậu và kết nối bền vững với chuỗi giá trị nông sản toàn cầu. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, phát triển sản xuất nông sản hàng hóa có chất lượng và hiệu quả; gắn sản xuất với thị trường trong nước và thị trường quốc tế nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên (đất đai, nước, rừng, lao động và nguồn vốn); nâng cao thu nhập; cải thiện đời sống của nông dân. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025, tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng ngành nông nghiệp đạt bình quân từ 2,5-3%/năm”. Tuy nhiên trong vài thập kỷ gần đây, nông nghiệp Việt Nam có tốc độ tăng trưởng thấp. Tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong GDP đã giảm mạnh từ năm 1990 là 40,5% đến năm 2016 xuống còn 16,3%. Trong khi tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế năm 2016 là 6,21% thì ngành nông nghiệp chỉ tăng 1,36%. Đây là mức tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 2011 (GSO, 2016). Năng suất lao động trung bình của ngành nông nghiệp là 32,9 triệu đồng / lao động trong khi các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ lần lượt đạt 112 triệu đồng / lao động và 103,5 triệu đồng / lao động (Mai và Yen, 2018). Một số nguyên nhân đã được các nghiên cứu chỉ ra bao gồm, thứ nhất là những yếu kém của một nền nông nghiệp phân mảnh, điều phối rời rạc, năng
- 2 suất và chất lượng thấp đang tồn tại trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt. Sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, khó khăn trong tổ chức cánh đồng mẫu lớn cũng là một yếu tố gây cản trở đến việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ và dẫn đến những e ngại trong đầu tư dài hạn đã làm giảm thiểu sức mạnh thị trường của người nông dân (Ayerst và cộng sự, 2020; Le, 2020). Năm 2016 vẫn còn hơn 50% hộ trồng trọt trên diện tích nhỏ hơn 0,5ha; số hộ có qui mô đất nông nghiệp từ 0,5 đến dưới 1 ha là 16,75%; chỉ có khoảng 5% hộ nông dân có qui mô ruộng đất trên 3 ha. Điều đó đã và đang tác động trực tiếp đến những hạn chế trong việc ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất, khai thác lợi thế theo quy mô, cũng như việc triển khai ứng dụng các mô hình nông nghiệp tiên tiến (World bank, 2016). Thứ hai, công nghiệp hóa chuyển các tài nguyên nông nghiệp như lao động và đất đai sang khu vực công nghiệp và dịch vụ với năng suất và thu nhập cao hơn nên sức hút từ môi trường này đã khiến tỉ lệ lao động trong nông nghiệp giảm sút nhanh, cùng với tỷ lệ đầu tư cho nông nghiệp đạt ở mức rất thấp so với các lĩnh vực khác. Từ đó đất nông nghiệp bị bỏ hoang, canh tác cầm chừng hoặc cho người khác mượn đất để sản xuất đã khiến đất đai trở nên lãng phí, không được đầu tư, bảo tồn. Kết quả khảo sát từ năm 2006 - 2016, cho thấy số hộ không trực tiếp sử dụng đất tăng từ 18,23% lên 21,38% (Khôi và Thắng, 2019). Những yếu tố này chính là những tác nhân làm cho hiệu quả sản xuất nông nghiệp tụt xuống mức thấp như hiện nay, trong khi tăng trưởng dân số đang đòi hỏi nhu cầu ngày càng cao về các sản phẩm từ nông nghiệp. Do đó để phát triển nông nghiệp ổn định cần đầu tư thay đổi kĩ thuật, chuyển đổi cây trồng vật nuôi, cần thiết phải có đầu tư lâu dài trên đất bởi sản xuất nông nghiệp chịu rất nhiều ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên như đất, nước và thời tiết. Ngoài ra, một nguyên nhân quan trọng không kém, là sự đảm bảo pháp lý về quyền sử dụng đất nông nghiệp, thể hiện ở giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Có thể nói, vấn đề quyền sử dụng đất nông nghiệp đã được nhà nước chú ý, thể hiện qua sự thay đổi trong Luật đất đai năm 2013, trong đó có những đổi mới về quyền quyết định mục đích sử dụng đất; quy định hạn mức sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất; quyền quyết định thu hồi, trưng dụng đất đai; quyền quyết định giá đất, nhưng những thay đổi này vẫn còn nhiều hạn chế. Thứ nhất, hiện tượng tranh chấp về đất nông nghiệp còn xảy ra ở nhiều địa phương và khả năng bị thu hồi đất ngoài ý muốn của người dân vẫn chưa được giải quyết triệt để, do đó nông dân không thực sự gắn bó với ruộng đất và ngần ngại trong đầu tư dài hạn. Thứ hai, vì không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng khiến nông dân khó khăn trong tiếp cận nguồn tín dụng chính thức và phi chính thức để đầu tư. Thứ ba, sự phức tạp trong thủ tục pháp lý đã khiến nông dân
- 3 không dám mạnh dạn thuê, hoặc cho thuê quyền sử dụng đất, khiến thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp chưa thực sự được vận hành và hiệu quả. Các nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra tác động quan trọng của quyền sử dụng đất đối với hiệu quả sản xuất nông nghiệp (Feng, 2008; Zhang và cộng sự, 2011; Michler và Shively, 2015). Quyền sử dụng đất có thể thúc đẩy nông dân khuyến khích đầu tư vào những cải tiến nhằm nâng cao tính bền vững lâu dài của sản xuất nông nghiệp, do đó tăng sản lượng nông nghiệp. Cung cấp quyền sử dụng đất tạo điều kiện tiếp cận tín dụng chính thức hoặc các thỏa thuận tài sản thế chấp không chính thức cho nông dân (Ma và cộng sự, 2017). Ngoài ra, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, được kỳ vọng sẽ giảm chi phí và rủi ro chuyển nhượng đất, phân bổ lại đất cho những người sản xuất hiệu quả hơn (Holden và cộng sự, 2007; Deininger và cộng sự, 2011; Ghebru và Holden, 2015). Do đó, cung cấp quyền sử dụng đất tạo ra động lực cần thiết cho đầu tư, một yếu tố quan trọng làm nền tảng cho tăng trưởng bền vững (Deininger, 2003). Ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu về hiệu quả sản xuất nông nghiệp và tác động của quyền sử dụng đất đến hiệu quả (Khai và cộng sự, 2008, 2011; Linh, 2012, Kompas, 2012; Nguyen và cộng sự, 2016), nhưng các nghiên cứu này chỉ đo lường một khía cạnh của hiệu quả và tại một vài khu vực nhỏ. Cụ thể, Khai và cộng sự (2008) đã đo lường các khía cạnh của hiệu quả sản xuất đậu tương ở Đồng bằng sông Cửu Long với 2 tỉnh đại diện là An Giang và Cần Thơ. Năm 2011, nhóm nghiên cứu ước tính hiệu quả kỹ thuật (TE) trong sản xuất lúa bằng phương pháp SFA từ số liệu VHLSS 2006; Hoang Linh (2012) sử dụng bộ dữ liệu VHLSS 2004 với các nông dân trồng lúa để đo lường hiệu quả kĩ thuật bằng cả hai phương pháp SFA và DEA; Nguyen và cộng sự (2016) nghiên cứu về ảnh hưởng của quyền sử dụng đất đến mức sử dụng phân bón của nông dân vùng cao phía bắc... Vì vậy nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Tác động của quyền sử dụng đất nông nghiệp lên hiệu quả sản xuất nông nghiệp Việt Nam – Tiếp cận bằng các mô hình toán kinh tế ” cho luận án tiến sĩ của mình. Luận án sẽ tập trung vào vai trò của quyền sử dụng đất nông nghiệp cho các khía cạnh khác nhau của hiệu quả sản xuất, bao gồm hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ, hiệu quả kinh tế, và hiệu quả chung. Mỗi khía cạnh của hiệu quả có thể chịu tác động khác nhau bởi chính sách về quyền sử dụng đất nông nghiệp. Thêm vào đó, luận án cũng sẽ sử dụng một số các mô hình kinh tế lượng khác nhau, bao gồm các mô hình tham số và phi tham số. Kết quả thu được từ phân tích có thể cung cấp thêm những bằng chứng mới đáng tin cậy, giúp cho việc đề xuất các chính sách về quyền sử dụng đất nông nghiệp nhằm hướng tới một nền nông nghiệp có hiệu quả cao hơn.
- 4 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Luận án tập trung vào hai mục tiêu chính: (i). Nghiên cứu định lượng để đánh giá vai trò của QSDĐ nông nghiệp đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp Việt Nam từ nhiều khía cạnh khác nhau của hiệu quả. (ii). Góp thêm những bằng chứng khoa học về mối quan hệ giữa QSDĐ nông nghiệp với hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Từ đó đề xuất các khuyến nghị về quản lý đất nông nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. 2.2. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu Các câu hỏi nghiên cứu chính của luận án là: (1). Quyền sử dụng đất nông nghiệp có tác động như thế nào lên hiệu quả kĩ thuật trong sản xuất nông nghiệp của các nông hộ? (2). Quyền sử dụng đất nông nghiệp có tác động như thế nào lên hiệu quả phân bổ trong sản xuất nông nghiệp của các nông hộ? (3). Quyền sử dụng đất nông nghiệp có tác động như thế nào lên hiệu quả năng suất trong sản xuất nông nghiệp của các nông hộ? (4). Quyền sử dụng đất có tác động như thế nào đến năng suất nhân tố tổng hợp trong nông nghiệp tại các phân vị khác nhau. Các câu hỏi nghiên cứu trên được cụ thể hóa bằng các giả thuyết sau: Giả thuyết 1: Các nông hộ có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có hiệu quả kĩ thuật trong sản xuất nông nghiệp cao hơn. Giả thuyết 2: Các nông hộ có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có hiệu quả phân bổ trong sản xuất nông nghiệp cao hơn. Giả thuyết 3: Các nông hộ có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có hiệu quả sản xuất nông nghiệp cao hơn. Giả thuyết 4: Các nông hộ có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có năng suất nhân tố trong sản xuất nông nghiệp lớn hơn. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu về tác động của quyền sử dụng đất nông nghiệp
- 5 đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp Việt Nam, bao gồm: các khía cạnh khác nhau của hiệu quả sản xuất nông nghiệp của các hộ trồng trọt trên đất trồng cây hàng năm. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Luận án nghiên cứu tác động của quyền sử dụng đất đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp, đại diện bằng hiệu quả trồng trọt của các hộ trồng cây hàng năm, từ nhiều khía cạnh, bao gồm các thước đo: (1) Hiệu quả kĩ thuật, hiệu quả phân bổ và hiệu quả kinh tế; (2) Hiệu quả năng suất; (3) Năng suất nhân tố tổng hợp; Trong đó quyền sử dụng đất được đo bởi việc có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay không. Từ đó luận án xem xét mức độ khác biệt về hiệu quả sản xuất, năng suất nông nghiệp của các hộ có và không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Phạm vi không gian: Hiệu quả sản xuất nông nghiệp của các hộ nông dân trong cả nước, trong đó số liệu tập trung ở 12 tỉnh thành được đưa vào nghiên cứu, bao gồm: Hà Nội (Hà Tây cũ), Lào Cai, Phú Thọ, Lai Châu, Điện Biên, Nghệ An, Quảng Nam, Khánh Hòa, Đăk Lăk, Đắc Nông, Lâm Đồng, Long An theo kết quả báo cáo từ cuộc điều tra của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MIP), Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (IPSARD), Viện Khoa học Lao động và Xã hội (ILSSA) thuộc Bộ Lao Động, Thương binh và Xã hội (MoLISA) và nhóm nghiên cứu Kinh tế Phát triển (DERG) thuộc Trường Đại học Tổng hợp Copenhagen. - Phạm vi thời gian: Phân tích tập trung vào thời gian từ 2012 - 2018. 4. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp sử dụng trong nghiên cứu bao gồm phương pháp thống kê mô tả, duy diễn thống kê và các phương pháp nghiên cứu định lượng. - Phương pháp phân tích tại bàn: nhằm tìm hiểu sâu hơn các kiến thức nền tảng góp phần làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu. Thừa kế các kết quả nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước từ đó tìm ra khoảng trống nghiên cứu. Tiếp cận các phương pháp giải quyết vấn đề của các tác giả trước để xây dựng mô hình nghiên cứu sơ bộ. - Phương pháp thống kê Vận dụng phương pháp thống kê mô tả, suy diễn thống kê và phân tích mối tương quan giữa các đại lượng kinh tế trong sản xuất nông nghiệp; đánh giá
- 6 thực trạng về tăng trưởng của ngành nông nghiệp, vai trò của kinh tế nông nghiệp và quyền sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam. Phương pháp ước lượng hiệu quả: vận dụng các mô hình kinh điển trong ước lượng hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ và hiệu quả kinh tế. Trong đó có vận dụng mô hình của Yan và cộng sự (2019) để ước lượng hiệu quả phân bổ với điều kiện không có số liệu về giá các yếu tố đầu vào. Sử dụng các mô hình kinh tế lượng trong việc đánh giá tác động của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lên hiệu quả bao gồm: Các phương pháp hồi quy tham số: Phương pháp ước lượng tổng quát với biến phụ thuộc nằm trong khoảng (0; 1), mô hình hồi quy dữ liệu mảng, mô hình hồi quy dữ liệu mảng phân vị. Mô hình hồi quy phi tham số. - Phần mềm hỗ trợ xử lý số liệu: STATA - Nguồn dữ liệu: Luận án sử dụng bộ dữ liệu điều tra tiếp cận nguồn lực hộ gia đình nông thôn Việt Nam năm 2012, 2016 và 2018 (Vietnam Access to Resources Household Survey - VARHS). Đây là cuộc khảo sát lớn được thực hiện bởi Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MIP), Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (IPSARD), Viện Khoa học Lao động và Xã hội (ILSSA) thuộc Bộ Lao Động, Thương binh và Xã hội (MoLISA) và nhóm nghiên cứu Kinh tế Phát triển (DERG) thuộc Trường Đại học Tổng hợp Copenhagen. Bộ dữ liệu gồm các thông tin về tiếp cận thị trường đất đai, lao động, vốn và quá trình đầu tư tiếp cận các nguồi lực sản xuất như thủy lợi, chất lượng đất canh tác, điều kiện thời tiết. Bên cạnh bộ dữ liệu chính ở trên, luận án cũng sử dụng một số chỉ tiêu vĩ mô khác được tính từ nguồn số liệu của Tổng cục Thống kê, và bộ số liệu điều tra năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). 5. Những đóng góp mới của luận án 5.1. Những đóng góp mới (1) Luận án đã ước lượng hiệu quả sản xuất của các nông hộ từ các thước đó khác nhau, bao gồm: (i) hiệu quả kĩ thuật, hiệu quả phân bổ, hiệu quả kinh tế; (ii) năng suất nhân tố tổng hợp với số liệu mảng và trên phạm vi cả nước. Do đó cung cấp các thông tin toàn diện hơn về hiệu quả sản xuất nông nghiệp so với các nghiên cứu trước. (2) Luận án đã nghiên cứu vai trò của các yếu tố lên các thước đo hiệu quả nêu trên, trong đó quan tâm chủ yếu đến quyền sử dụng đất. Kết quả cho thấy vai trò của
- 7 quyền sử dụng đất là rất quan trọng trong tất cả các thước đo này, tuy nhiên vai trò của quyền sử dụng đất đối với hiệu quả kỹ thuật là lớn hơn so với hiệu quả phân bổ. Điều này cho thấy quyền sử dụng đất có tác động rõ rệt đến đầu tư và công nghệ sản xuất của các hộ nông dân. Khi có giấy chứng nhận quyền sử dụng, nông dân có thể thế chấp vay tín dụng cho các khoản đầu tư trồng trọt; có thể đưa ra các quyết định đầu tư cải tạo đất cho mục đích trồng trọt lâu dài; có thể đổi đất hoặc chia sẻ quyền sử dụng với những người có điều kiện canh tác tốt hơn... Kết quả này có thể được xem là bằng chứng khoa học góp phần cho việc thiết kế chính sách về quyền sử dụng đất cũng như việc xây dựng các cơ chế về trao đổi, chuyền nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp tại Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất không chỉ trong ngắn hạn mà còn trong trung và dài hạn. (3) Luận án sử dụng đa dạng các phương pháp nghiên cứu định lượng trong đo lường và đánh giá tác động. Trong đó, với bài toán ước lượng hiệu quả, luận án đã sử dụng phương pháp ước lượng hiệu quả phân bổ trong trường hợp không có số liệu về giá đầu vào, được đề xuất bởi Yan và cộng sự (2019). Với bài toán đánh giá tác động, luận án đã sử dụng các mô hình hồi quy dữ liệu mảng, mô hình hồi quy phân vị với dữ liệu mảng. Luận án cũng sử dụng đồng thời các phương pháp ước lượng tham số và phi tham số như: phương pháp ước lượng tổng quát GEE, phương pháp tiếp cận biên ngẫu nhiên và phương pháp phi tham số Kernel nhằm khắc phục các vấn đề nội sinh và đưa ra các kết quả với sự kiểm định chặt chẽ, đảm bảo độ tin cậy cho kết quả nghiên cứu. (4) Từ những kết quả nghiên cứu luận án đề xuất được các chính sách về quản lý đất nông nghiệp nhằm cải thiện quyền sử dụng đất, giúp tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp của các nông hộ tại Việt Nam. 5.2. Những kết luận, đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu (1) Kết quả ước tính hiệu quả kĩ thuật trung bình trong sản xuất nông nghiệp của các nông hộ trồng cây ngắn ngày là 73,81% và có sự khác biệt lớn giữa các hộ sản xuất kém hiệu quả nhất với các hộ có hiệu quả cao. Hiệu quả phân bổ và hiệu quả kinh tế nông nghiệp của các hộ đang ở mức khá thấp với hiệu quả phân bổ trung bình là 46,84% và hiệu quả kinh tế trung bình là 35,27%. Điều này cho thấy ngoài hiệu quả sản xuất của nông dân còn có sự chênh lệnh lớn thì khả năng phân bổ nguồn lực và chi phí đầu vào của các nông hộ còn nhiều lãng phí; kĩ năng kết hợp nguồn lực trong sản xuất chưa phù hợp đã khiến hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp chưa hiệu quả. Như vậy, có thể thấy dư địa để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp còn rất rộng rãi, và các chính sách của nhà nước cần được thiết kế hợp lý để có thể tận dụng các dư địa này, trong đó có các chính sách về quyền sử dụng đất, quyền chuyển
- 8 nhượng, cho thuê quyền sử dụng đất. (2) Trong tất cả các mô hình đều chỉ rõ vai trò của quyền sử dụng đất nông nghiệp đến hiệu quả sản xuất, bao gồm: hiệu quả kĩ thuật, hiệu quả phân bổ, hiệu quả năng suất và năng suất nhân tố tổng hợp. Trong đó, các kết quả cũng cho thấy mức độ tác động của quyền sử dụng đất đến các khía cạnh khác nhau của hiệu quả là khác nhau. Đặc biệt, quyền sử dụng đất tác động đến hiệu quả kĩ thuật lớn hơn nhiều so với tác động đến hiệu quả phân bổ, cho thấy tác động của quyền sử dụng đất là rõ rệt đến đầu tư và công nghệ sản xuất của các hộ nông dân. Vì vậy việc đẩy nhanh quá trình cấp giấy chứng nhập quyền sử dụng đất nông nghiệp là điều cần được quan tâm, nhằm nâng cao tính pháp lý về đất đai để người dân yên tâm sản xuất và đầu tư trên mảnh đất của mình. Nhà nước cần chú ý xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, củng cố và cải cách các quy định hành chính về quyền sử dụng đất giúp người dân tiếp cận với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dễ dàng hơn, giảm bớt các tranh chấp đất đai. Vai trò của quản trị nhà nước cũng đã được chứng minh có tác động tích cực đến hiệu quả trong các mô hình. (3) Kết quả hồi quy phân vị xem xét tác động của quyền sử dụng đất đến năng suất nhân tố tổng hợp cho thấy, mức độ tác động của quyền sử dụng đất đến các mức năng suất khác nhau là khác nhau. Cụ thể, ở các mức năng suất cao hơn, mức chênh lệch về năng suất giữa các hộ có và không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lớn hơn. Điều này cho thấy tâm lý đầu tư và kết hợp đầu vào trong sản xuất nông nghiệp của các hộ bị tác động lớn từ mức độ an toàn về quyền sử dụng đất. Kết quả này một lần nữa khẳng định vai trò của quyền sử dụng đất đến hiệu quả và năng suất nông nghiệp. (4) Việc sử dụng nhiều phương pháp ước lượng để xem xét đến nhiều tiêu chí khác nhau của hiệu quả là một lựa chọn hợp lý và có tác dụng đáng kể trong đánh giá tác động của quyền sử dụng đất đến hiệu quả, cho thấy rõ mức độ tác động của quyền sử dụng đất lên các chỉ tiêu khác nhau của hiệu quả. Ngoài các mô hình cũng chỉ ra tác động của các yếu tố khác như diện tích trồng trọt, giới tính và dân tộc của chủ hộ đến hiệu quả sản xuất ở hầu hết các mô hình. Do đó nhà nước cần quan tâm hơn nữa đến trình độ canh tác, các yếu tố nhân khẩu học, tập trung khuyến khích nông dân dồn điền, đổi thửa để tạo ra một nền nông nghiệp hiện đại quy mô. Thúc đẩy thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp, cung cấp các thủ tục nhanh gọn về cấp quyền sử dụng, trao đổi mua bán quyền sử dụng đất, là một yếu tố quan trọng để tạo nên một nền kinh tế nông nghiệp quy mô. Ngoài ra, các nhà quản lý nông nghiệp cần khuyến khích đa dạng hóa nông nghiệp bằng cách nới lỏng các hạn chế sử dụng đất.
- 9 6. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu, phần phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận án được bố cục thành 4 chương, bao gồm: Chương 1. Cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu Chương 2. Phương pháp nghiên cứu Chương 3. Thực trạng sản xuất nông nghiệp và quyền sử dụng đất nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2012 – 2018 Chương 4. Tác động của quyền sử dụng đất lên hiệu quả sản xuất nông nghiệp Việt Nam Cuối cùng là các kết luận, khiến nghị và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.
- 10 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Đất nông nghiệp Đất nông nghiệp là loại đất được Nhà nước giao cho người dân để phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp, bao gồm trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng... Đất nông nghiệp là đầu vào sản xuất chủ yếu và không thể thay thế trong sản xuất nông nghiệp. Theo điều 10 Luật đất đai 2013, căn cứ vào mục đích sử dụng, đất nông nghiệp được phân loại thành: Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác; Đất trồng cây lâu năm; Đất rừng sản xuất; Đất rừng phòng hộ; Đất rừng đặc dụng; Đất nuôi trồng thủy sản; Đất làm muối và Đất nông nghiệp khác. Luận án quan tâm đến hiệu quả sản xuất trên đất trồng cây hàng năm, trên đó, người nông dân có thể thay đổi canh tác cũng như lựa chọn loại cây trồng một cách linh hoạt mỗi năm. 1.1.2. Quyền sử dụng đất nông nghiệp Quyền sở hữu đất là một hệ thống các quyền và thể chế chi phối việc tiếp cận và sử dụng đất đai cùng các tài nguyên khác (Maxell & Wiebe,1999), hoặc quyền sở hữu đất là thỏa thuận chính thức hoặc không chính thức điều chỉnh việc sử dụng, thế chấp và chuyển nhượng đất, nó gồm một bó quyền như quyền sử dụng, quyền kiểm soát và quyền chuyển nhượng đất (FAO, 2002; Holden và cộng sự, 2013). Mức độ an toàn của quyền sử dụng đất có thể được coi là mức độ “chắc chắn rằng quyền của một người đối với đất đai sẽ được người khác thừa nhận và bảo vệ trong những trường hợp có thách thức cụ thể” (FAO, 2002: p. 18). Ở Việt Nam, theo điều 53 và 54 của Hiến pháp, đất đai là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. “Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất. Người sử dụng đất được chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của luật. Quyền sử dụng đất được pháp luật bảo hộ” (Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, 2013). Do đó, cơ quan nhà nước thực hiện quyền hạn và trách nhiệm đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, thực hiện nhiệm vụ thống nhất quản lý nhà nước về đất đai. Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất bằng hình thức trao quyền sử dụng đất cho người đang sử dụng thông qua việc cấp Giấy chứng nhận
- 11 quyền sử dụng đất bao gồm: quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất lần đầu đối với thửa đất xác định (Luật đất đai, 2013). Như vậy, quyền sử dụng đất được thể hiện ở các đặc điểm như: được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng với các ràng buộc về thời hạn sử dụng, về điều kiện sử dụng và các điều kiện về cho, tặng, mượn, trao đổi quyền sử dụng đất. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp (sau đây gọi tắt là quyền sử dụng đất) được cấp bởi ủy ban nhân dân cấp huyện cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư... Theo luật đất đai năm 2003, thời hạn giao đất, công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp là 20 năm, luật 2013 sửa đổi thời hạn giao đất là 50 năm. Khi hết thời hạn này, hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nếu có nhu cầu thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định. Quyền sử dụng đất bao gồm: quyền canh tác và hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất; quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của luật này. Nghiên cứu của luận án quan tâm đến quyền sử dụng đất của các nông hộ dựa trên xác nhận có hoặc không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 1.1.3. Sản xuất nông nghiệp Nông nghiệp là một ngành kinh tế trong nền kinh tế quốc dân, đây là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, bao gồm các hoạt động sản xuất gắn với đất đai để tạo ra lương thực và thực phẩm cho tiêu dùng. Đây là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành như trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản; theo nghĩa rộng, nông nghiệp còn bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản. Sản xuất nông nghiệp thường được tổ chức với nhiều loại hình kinh tế khác nhau như: doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình... Ở Việt nam, hình thức sản xuất nông nghiệp theo hộ gia đình vẫn là chủ yếu với khoảng 9,53 triệu hộ gia đình nông thôn với khoảng 60 triệu người (khoảng 68,2% dân số). Đây là loại hình kinh tế với quy mô nhỏ, lao động chủ yếu được sử dụng là các thành viên trong hộ, trong đó đa phần là lao động ít kĩ năng. Luận án quan tâm đến sản xuất nông nghiệp hộ gia đình và trong lĩnh vực trồng trọt. 1.1.4. Hiệu quả sản xuất nông nghiệp Hiệu quả sản xuất là một khái niệm cơ bản bắt nguồn từ quá trình sản xuất,
- 12 phản ánh sự tiến bộ trong quá trình biến đổi từ các đơn vị đầu vào thành giá trị và các sản phẩm đầu ra. Đây là một khái niệm có phạm trù rộng, do đó dẫn đến nhiều định nghĩa với các góc nhìn khác nhau, nhưng có thể nói hiệu quả sản xuất phản ánh mức thành công của nhà sản xuất đạt được trong việc phân bổ các đầu vào và đầu ra nhằm đáp ứng một mục tiêu nào đó. Vì nông hộ sản xuất hướng tới mục tiêu lợi nhuận, nên hiệu quả có thể đo bằng lợi nhuận sản xuất nông nghiệp (Ali và Flin, 1989; Kumbhakar và Bhattacharya, 1992), hoặc năng suất nông nghiệp (Sengupta, 1995). Và cũng giống như các ngành sản xuất khác, quá trình sản xuất nông nghiệp bị giới hạn bởi các nguồn lực đầu vào (như đất đai, lao động, vốn cho các chi phí trung gian) nên hiệu quả sản xuất nông nghiệp là kết quả của “sự tiến bộ trong sản xuất nông nghiệp, được biểu hiện ở sự tối đa hóa đầu ra hoặc tối thiểu hóa đầu vào” (Coelli và cộng sự, 2005). Hiệu quả sản xuất có được do nông hộ đạt được hiệu quả từ các khía cạnh khác nhau trong quá trình sản xuất, bao gồm hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ và hoặc hiệu quả theo quy mô (Farrell (1957) dựa trên Debreu (1951) và Koopmans (1951). Cụ thể hơn: Hiệu quả kĩ thuật (TE) thể hiện khả năng một nông hộ tạo ra sản lượng tối đa từ một tập hợp các yếu tố đầu vào nhất định, (hoặc sử dụng một lượng đầu vào tối thiểu để sản xuất một lượng đầu ra cho trước). Nó thể hiện khía cạnh kĩ thuật trong sản xuất, phản ánh khả năng nông hộ tránh được những lãng phí về nguồn lực sản xuất. Theo cách này, hiệu quả kĩ thuật là sự tiến bộ đạt được về phương thức sản xuất. Koopmans (1951, p. 60) định nghĩa: “một nhà sản xuất đạt hiệu quả về mặt kỹ thuật khi anh ta muốn gia tăng bất kỳ đầu ra nào sẽ đòi hỏi phải giảm ít nhất một đầu ra khác hoặc tăng ít nhất một đầu vào, và nếu anh ta muốn giảm bất kỳ đầu vào nào thì phải tăng ít nhất một đầu vào khác hoặc giảm ít nhất một đầu ra”. Hiệu quả phân bổ (AE) thể hiện mức độ thành công của nông hộ trong việc tối đa hóa đầu ra nhờ phân bổ hợp lý về chi phí cho các đầu vào, khi giá của các yếu tố đầu vào đã biết. Nó phản ánh khả năng hộ tránh được những lãng phí về phân bổ chi phí cho các nguồn lực sản xuất. Sự kết hợp giữa hiệu quả kĩ thuật và hiệu quả phân bổ được gọi là hiệu quả tổng thể hay hiệu quả kinh tế (EE) của hộ. Qua các định nghĩa ở trên cho thấy, để đạt được hiệu quả sản xuất, các đơn vị sản xuất cần có năng lực về công nghệ, phương thức sản xuất, tiến bộ về kỹ năng lao động, trình độ quản lý,...
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tác động tràn của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới các doanh nghiệp thuộc ngành dệt may Việt Nam
0 p | 195 | 35
-
Luận án Tiến sĩ: Tác động của QTCT đến chất lượng thông tin BCTC tại các công ty niêm yết ở Việt Nam
178 p | 127 | 23
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tác động tràn của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới các doanh nghiệp thuộc ngành dệt may Việt Nam
0 p | 149 | 21
-
Luận án Tiến sĩ: Tác động của tỷ giá nhân dân tệ và Đô la Mỹ đến các yếu tố kinh tế vĩ mô Việt Nam
222 p | 114 | 15
-
Luận án tiến sĩ Kinh tế: Tác động của đầu tư công tới tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
0 p | 135 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu tác động của công nghệ thông tin đến các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp tại thành phố Cần Thơ
256 p | 74 | 14
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Tác động của nợ công đến an ninh kinh tế ở Việt Nam
28 p | 106 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tác động của đầu tư quá mức đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
194 p | 27 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Giải pháp hỗ trợ tiếp cận trợ giúp xã hội cơ bản cho lao động nữ di cư (Nghiên cứu tại Thành phố Hà Nội)
214 p | 18 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông: Nghiên cứu ứng xử cơ học của vật liệu và kết cấu áo đường mềm dưới tác dụng của tải trọng động trong điều kiện Việt Nam
162 p | 16 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Hệ thống thông tin: Cải tiến thuật toán phân lớp cho dữ liệu không cân bằng và ứng dụng trong dự đoán đồng tác giả
123 p | 8 | 6
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Tác động của người nhập cư đến phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Đà Nẵng
27 p | 83 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu tác động của thay đổi công nghệ đến chuyển dịch cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam
217 p | 10 | 6
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tới biến động kinh tế vĩ mô ở Việt Nam
0 p | 77 | 6
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Tác động của dự trữ ngoại hối đối với ổn định kinh tế vĩ mô tại Việt Nam
12 p | 68 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Tác động của đầu tư nước ngoài đến an ninh kinh tế ở Việt Nam
27 p | 59 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Đổi mới nội dung và hình thức hoạt động thể thao ngoại khóa cho học sinh một số trường THCS tỉnh Tây Ninh
32 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn