intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Tác động của đầu tư nước ngoài đến an ninh kinh tế ở Việt Nam

Chia sẻ: Mai Thuy Dung | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:27

62
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về tác động của đầu tư nước ngoài đến an ninh kinh tế ở Việt Nam, trên cơ sở đánh giá thực trạng, đề xuất quan điểm và giải pháp phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của đầu tư nước ngoài đến an ninh kinh tế ở Việt Nam thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Tác động của đầu tư nước ngoài đến an ninh kinh tế ở Việt Nam

  1. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận án Năm 1987, Quốc hội đã ban hành Luật Ðầu tư  nước ngoài   tại Việt Nam, có hiệu lực thi hành từ  ngày 1­1­1988. Hơn 30 năm   qua, thu hút, sử  dung ĐTNN  ở  Việt Nam, một mặt, ĐTNN đã có   những đóng góp quan trọng đối với phát triển kinh tế ­ xã hội, góp  phần tích cực hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, cải thiện môi  trường đầu tư  kinh doanh, phát triển quan hệ  đối ngoại, hợp tác,  hội nhập quốc tế, bảo đảm an ninh quốc gia và nâng cao uy tín, vị  thế  của nước ta trên trường quốc tế. Thực tiễn 30 năm qua cũng  cho thấy ÐTNN luôn đóng vai trò là một trong những bộ phận cấu   thành quan trọng, động lực thúc đẩy nền kinh tế  phát triển theo   hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Với 184 tỷ USD trong trong   tổng số 334 tỷ USD đầu tư được giải ngân trong 30 năm, ÐTNN đã  bổ sung nguồn vốn quan trọng vào tổng vốn đầu tư toàn xã hội góp   phần hình thành một số  ngành công nghiệp chủ  lực của nền kinh  tế, như: dầu khí, viễn thông, điện, điện tử...; ÐTNN góp phần phát   triển  nhiều ngành  dịch vụ  chất  lượng  cao như   tài  chính ­  ngân   hàng, bảo hiểm, kiểm toán, tư  vấn luật, vận tải biển, logistics,   giáo dục ­ đào tạo, y tế, du lịch...; chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp,   nâng cao giá trị  hàng hóa nông sản xuất khẩu, mở rộng thị trường   xuất khẩu, thúc đẩy chuyển đổi cơ  cấu mặt hàng xuất khẩu và  từng bước đưa Việt Nam tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá  trị toàn cầu. Mặt khác, ĐTNN ở  Việt Nam cũng đã gây nên những  tác động bất lợi nhất định về  KT ­ XH nói chung và ANKT nói   riêng.  Trước hết, liên kết của khu vực ÐTNN với khu vực trong  nước  hiệu  ứng lan tỏa còn hạn chế,   năng suất chưa cao  có dấu  hiệu chèn lấn. Chuyển giao công nghệ chưa đạt được kết quả như  kỳ vọng. Tỷ trọng đầu tư của các tập đoàn xuyên quốc gia (TNCs)   còn thấp; đầu tư  từ  Hoa Kỳ, EU vào Việt Nam còn chưa tương  xứng với tiềm năng. Một số dự án ÐTNN chưa tuân thủ nghiêm túc  quy định của pháp luật về  bảo vệ  môi trường. Vẫn có tình trạng  doanh nghiệp có vốn ÐTNN sử  dụng máy móc, thiết bị  thế hệ cũ,  không phù hợp, gây ô nhiễm môi trường. Ðặc biệt đã có một số dự  án gây sự  cố   ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Một số  doanh   nghiệp ÐTNN vi phạm pháp luật kê khai lỗ giả, lãi thật, tìm cách 
  2. 2 chuyển giá thường xuyên và rất tinh vi để  tìm cách trốn thuế,  gây  thất thu lớn cho ngân sách  nhà nước. Thực tế  đã có nhiều doanh  nghiệp Việt Nam phải rút khỏi liên doanh, doanh nghiệp trở thành  100% vốn nước ngoài. Việc tranh chấp hợp đồng lao động, lợi ích  dẫn đến đình công trong các doanh nghiệp ĐTNN có xu hướng gia  tăng gây bất  ổn về  mặt xã hội...  Trong một số  trường hợp, việc  thu hút ÐTNN chưa tính toán đầy đủ, toàn diện các yếu tố  liên  quan đến quốc phòng, an ninh.  Trong xu thế  mở  của hội nhập, thu hút ĐTNN sự  quan  tâm đặc biệt của các quốc gia đối với lợi ích kinh tế  và ANKT   quốc gia khiến cho vấn đề  ANKT ngày càng trở  thành một nhân  tố   quan   trọng,   có   tác   động   ảnh   hưởng   lớn   không   chỉ   đối   với   ANQG mà với cả an ninh khu vực và quốc tế. Trong khi đó, nhận  thức về các mối đe doạ ANKT quốc gia do tác động của ĐTNN ở  Việt Nam còn chưa  đầy đủ  và chưa theo kịp những diễn biến  nhanh   chóng  của   tình  hình,   đặc  biệt   là   vấn   đề   ANTC,   ANLT,  ANNL. Chúng ta vẫn còn có những lỗ hổng  trong chiến lược thu  hút và sử  dụng ĐTNN về  quản lý nhà nước và bảo đảm an ninh  quốc gia nói chung và an ninh kinh tế nói riêng. Lý luận  và thực tiễn  tác động  của ĐTNN đối với những  nước nhận đầu tư trên nhiều lĩnh vực, nhất là ANKT đã thu hút sự  quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học dưới nhiều góc độ,   phạm vi khác nhau và đạt được những kết quả  nhất  định. Tuy   nhiên, đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách  đầy đủ, có hệ  thống về  tác động của ĐTNN đến ANKT  ở  Việt  Nam dưới góc độ khoa học kinh tế chính trị, yêu cầu đặt ra là cần  tiếp tục làm sáng tỏ về lý luận và thực tiễn vấn đề  trên, từ  đó đề  xuất các quan điểm và các giải pháp phát huy tác động tích cực,  hạn chế tác động tiêu cực của ĐTNN đến ANKT ở Việt Nam. Với  ý nghĩa đó, tác giả  chọn đề  tài “Tác động của đầu tư nước ngoài   đến  an  ninh  kinh  tế   ở   Việt   Nam”  làm   luận   án   tiến  sĩ   kinh  tế,  chuyên ngành kinh tế chính trị của mình.  2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích:  Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về tác động của ĐTNN đến  ANKT ở Việt Nam, trên cơ sở đánh giá thực trạng, đề xuất quan điểm và   giải pháp phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của ĐTNN  đến ANKT ở Việt Nam thời gian tới.
  3. 3 * Nhiệm vụ: Tổng quan tinh hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài của luận  án. Xây dựng cơ sở lý luận về tác động của ĐTNN đến ANKT; đưa  ra quan niệm, nội dung tác động của ĐTNN đến ANKT ở Việt Nam. Khảo sát, đánh giá thực trạng tác động tích cực, tiêu cực của   ĐTNN đến ANKT, chỉ ra nguyên nhân và những mâu thuẫn đặt ra cần giải   quyết từ thực trạng tác động của ĐTNN đến ANKT ở Việt Nam. Đề xuất quan điểm và giải pháp phát huy tác động tích cực, hạn  chế tác động tiêu cực của ĐTNN đến ANKT ở Việt Nam trong thời gian tới. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu *  Đối   tượng   nghiên   cứu:  Tác   động   của   ĐTNN   đến  ANKT. * Phạm vi nghiên cứu: Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu tác động của  ĐTNN đến ANKT  bao gồm an ninh tài chính, an ninh lương thực  và an ninh năng lượng.  Không gian nghiên cứu: Trên lãnh thổ Việt Nam Về  thời gian nghiên cứu: Các số  liệu khảo sát từ  năm  2011 đến 2018. 4. Cơ  sở  lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên  cứu * Cơ  sở  lý luận: Luận án dựa vào lý luận của chủ nghĩa  Mác ­ Lênin, tư tưởng Hồ  Chí Minh về  xuất khẩu tư bản, về phát  triển kinh tế đối ngoại và ANKT trong nền kinh tế thị trường có sự  quản lý của nhà nước.  * Cơ sở thực tiễn: Luận án dựa trên cơ sở khảo sát, phân  tích, đánh giá và tổng hợp tình hình thực tiễn các tỉnh thành trong   nước về  xử  lý tác động của ĐTNN đến ANKT những năm qua;  dựa vào những số liệu, tư liệu trong các công trình nghiên cứu, các   cuộc hội thảo trong và ngoài nước được công bố  trên các tạp chí;  các văn bản báo cáo của Chính phủ, văn bản hướng dẫn thực hiện  các chính sách của các Bộ ngành và các báo cáo của UBND các tỉnh  thành trong cả nước về các vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu. * Phương pháp nghiên cứu:  Trên cơ  sở  phương pháp  luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử  của chủ  nghĩa Mác ­  Lênin, luận án sử  dụng các phương pháp: Trừu tượng hóa khoa  học;   lôgic   ­   lịch   sử;   phân   tích   ­   tổng   hợp;   thống   kê   ­   so   sánh,   phương pháp chuyên gia để xây dựng và hoàn thiện luận án. 5. Những đóng góp mới của luận án
  4. 4 Xây dựng quan niệm riêng và luận giải làm rõ các nội dung,  tiêu chí tác động của đầu tư nước ngoài đến an ninh kinh tế   ở Việt   Nam. Luận án phân tích, đánh giá làm rõ thực trạng tác động tích  cực, tiêu cực của ĐTNN đến ANKT  ở  Việt Nam giai đoạn 2011 ­  2018, xác định nguyên nhân và chỉ ra năm vấn đề bức thiết đặt ra cần  tập trung giải quyết trong sự tác động của ĐTNN đến ANKT ở Việt  Nam. Từ cơ sở lý luận, thực tiễn, nguyên nhân và những vấn đề  đặt ra, luận án đề xuất bốn quan điểm và năm giải pháp nhằm phát  huy tác động tích cực, hạn chế  tác động tiêu cực của   ĐTNN đến  ANKT ở Việt Nam thời gian tới. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Góp phần luận giải những vấn đề  lý luận và thực tiễn về  tác động của ĐTNN đến ANKT  ở  Việt Nam. Kết quả nghiên cứu  của luận án là cơ sở lý luận, thực tiễn để các cấp tham khảo trong  chỉ  đạo quá trình thu hút ĐTNN và bảo đảm ANKT  ở  Việt Nam  hiện nay. Luận án có thể  làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu   khoa học, giảng dạy, học tập những vấn đề  có liên quan đến  tác   động của đầu tư nước ngoài đến an ninh kinh tế ở Việt Nam. 7. Kết cấu của luận án  Luận án bao gồm: Mở đầu, 4 chương (9 tiết); danh mục   các công trình của tác giả  đã công bố  có nội dung liên quan đến   luận án; danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU  CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Các công trình nghiên cứu nướ c ngoài liên quan  đến đề tài 1.1.1. Công trình nghiên cứu về  an ninh và an ninh kinh   tế  Katarzyna Zukrowska  (1999),  “The link between economics,   stability and security in a transporming economy”/  (Sự  liên kết  giữa   kinh tế, ổn định và an ninh trong nền kinh tế chuyển đổ); Report of a  workshop   organized   by   the   Institute   of   Defence   and  Strategic 
  5. 5 Studies   (IDSS)  (2003),  “Globalization   and   Economic   Security   in   East Asia ­ Governance and Institutions/ (Toàn cầu hóa kinh tế  và   an ninh  ở  khu vực Đông Á ­ Quản trị  và thể  chế);  Miles Kahler  (2004),  “Economic security in an era of globalization: defintion and   provision”/ (An ninh kinh tế trong thời đại toàn cầu hóa: định nghĩa   và luận chứng); Valeriu Ioan ­ Franc (2010), “Some Opinions on the   Relation between Security Economy and Economic Security”/ (Một số  ý kiến về quan hệ giữa kinh tế an ninh và an ninh Kinh tế); Stephen  M.Carmel (2013), “Globalization, security, and economic well­being”/   (Toàn cầu hóa, an ninh, và sự thịnh vượng của nền kinh tế).  1.1.2. Các công trình nghiên cứu về thương mại quốc tế,   đầu tư  nước ngoài và tác động của an ninh đến đầu tư  nước   ngoài Salvador   Barrios,   Holger   Gorg,   Eric   Albert   Strobl   (2004),  “Analyzing  the   impact   of   Foreign   direct   investment   on   the   development of domestic firms”/ (Phân tích các tác động của đầu   tư trực tiếp nước ngoài đến sự phát triển của doanh nghiệp trong   nước). Asiedu (2006), “Foreign direct investment in Africa: The role of   natural resources, maket size, government policy, institions and politcal   íntability”/ (Đầu tư  trực tiếp nước ngoài tại Châu Phi: Vai trò của   nguồn tài nguyên thiên nhiên, quy mô thị  trường, chính sách, các tổ   chức  cùng  sự   bất   ổn   chính  trị);  Carmen   Raluca   Stoian  &  Roger  Vickerman   (2005),   “The   Interplay   between   Foreign   Direct   Investment,   Security   and   European   Integration:   The   Case   of   the   Central and Eastern European Countries”/ (Tương tác giữa Đầu tư   trực tiếp nước ngoài, An ninh và hội nhập Châu Âu: Trường hợp   các nước Trung và Đông Âu); Robert E.Lipsey and Fredrik Sjoholm  (2006),  “The   Impact of Inward FDI on Host Countries: Why Such   Different Answers”/ (Tác động của FDI lên nước chủ  nhà: Tại sao   có  những   tác   động   khác   biệt).  Faramarz   AKARAM   (2008),  “Foreign   Direct   Investment   in   Developing   Countries:   Impact   on   Distribution and Employment”/  (Đầu tư  trực tiếp nước ngoài tại   các nước đang phát triển: Tác động vào phân phối và việc làm);  Mohammad   Sharif   Karimi   and   Zulkornain   Yusop   (March   2009),  “FDI and Economic Growth in Malaysia”/ (Đầu tư trực tiếp nước   ngoài và tăng trưởng kinh tế ở Malaysia). World Inve stment Report  (2011),  “Non­equity   Modes   Of   International   Production   And   Development”/ (Các chế độ  không công bằng của sản phẩm quốc  
  6. 6 tế và trong phát triển); Avinash Dixit (2011), “International Trade,   Foreign Direct Investment, and Security”/  (Thương mại quốc tế,   đầu tư  trực tiếp nước ngoài và an ninh;  Dickson Oriakhi Presley  Osemwengie  (2012),“The Impact  of  National  Security  on Foreign   Direct   Investment   in   Nigeria:   An   Empirical   Analysis”/  (Các   tác   động của an ninh quốc gia  đến đầu tư  trực tiếp nước ngoài  ở   Nigeria:   Một   phân   tích   thực   nghiệm);   Viviane   Bath   (March  2012),“Foreign   Investment,   the   National   Interest   and   National   Security ­ Foreign Direct Investment in Australia and China”/ (Đầu   tư  nước ngoài, lợi ích quốc gia và an ninh quốc gia ­ Đầu tư nước   ngoài   ở   Úc   và   Trung   Quốc).  John   Dunning   (2014),  “Why   Do   Companies Invest Overseas?”/ (Vì sao các doanh nghiệp đầu tư ra   nước ngoài). 1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề  tài 1.2.1. Các công trình nghiên cứu về đầu tư nước ngoài  Đinh Văn Hồng (2002), “Hoạt động đầu tư trực tiếp nước   ngoài tại khu kinh tế trọng điểm phía Nam ­ Những vấn đề  đặt ra   cho công tác an ninh”; Nguyễn Trọng Xuân (2002), “Đầu tư  trực   tiếp nước ngoài với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa  ở   Việt  Nam”;  Trần   Xuân   Tùng  (2005),  “Đầu   tư   trực   tiếp   nước   ngoài  ở  Việt Nam­ Th ực tr ạng và giải pháp”;  Đỗ  Đức Bình và  Nguyễn Thường Lạng (2006),  “Những vấn đề kinh tế xã hội nảy   sinh trong đầu tư trực tiếp nước ngoài: kinh nghiệm Trung Quốc   và thực tiễn Việt Nam” ;  Nguyễn Thị  Tuệ  Anh (2006),  “Tác động   của đầu tư  trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế   ở  Việt   Nam”;  Nguyễn Mạnh Thắng (2008),  “Đình công trong các doanh  nghiệp có vốn đầu tư  nước ngoài ­ Những vấn đề  đặt ra đối với   công tác an ninh, trật tự”  Trần Tuyết Lan  (2014),  “Đầu tư  trực   tiếp nước ngoài theo hướng phát triển bền vững  ở  vùng kinh tế   trọng điểm Bắc Bộ”;  Nguyễn  Trung  Thông (2016),  “ Tác  động   của đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp nướ c ngoài lên các nề n   kinh tế  ASEAN”;  Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2018), “30 năm thu hút  đầu tư  nước ngoài tại Việt Nam, tầm nhìn và cơ  hội mới trong kỷ   nguyên mới”  1.2.2. Các ông trình nghiên cứu về  an ninh kinh tế, bảo   vệ an ninh quốc gia
  7. 7 Trần Đại Quang (1996), “Tăng cường quản lý nhà nước về  an   ninh   quốc   gia   ở   nước   ta   hiện   nay”;  Bùi   Mậu   Quân  (2001   ­  2002),“Thực trạng và giải pháp về công tác bảo vệ an ninh kinh tế   trong lĩnh vực đầu tư  trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hải   Dương”;  Bùi Trung Thành (2001),  “Hoạt động xâm phạm an ninh   quốc gia trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài ­ thực trạng và các giải   pháp phòng ngừa, đấu tranh của các cơ  quan an ninh”;  Bùi Trung  Thành (2002), “Bảo vệ an ninh kinh tế trong giai đoạn hiện nay ở nước   ta ­ Những vấn đề lý luận và thực tiễn”; Trần Kim Ngọc (2003),“An   ninh trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh và   một số  tỉnh phía Nam”  Nguyễn Xuân Thắng  (2006),  “Chênh  lệch   phát   triển   và   an   ninh   kinh   tế   ở   ASEAN ”;  Nguyễn   Văn   Dũng  (2007),“Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở các tỉnh biên  gi ới phía Bắc   ­ Nh ững v ấn đề  đặt ra cho công tác bảo đảm an ninh tr ật t ự” ;  Nguyễn Thường Lạng (2008), “An ninh trong đầu tư nướ c ngoài   tại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế qu ốc t ế” ; Nguyễn  Xuân Yêm (2008), “An ninh kinh tế  thời kỳ  hội nhập và gia nhập   WTO”; Nguyễn Hồng Hải (2010)  “Công tác bảo vệ  an ninh kinh   tế  đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam với Mỹ” ; Đỗ  Ngọc Quang (2011), “Một số thách thức về an ninh quốc gia trong quá   trình hội nhập kinh tế  quốc tế”;  Nguyễn Thị  Kim Hồng & Nguyễn  Thị  Bé Ba (2011),“An ninh lương thực vùng đồng bằng sông Cửu   Long” Phạm Ngọc Hiền, Nguyễn Văn Lan, Nguyễn Văn Việt, Lê  Thị Quỳnh (2011), “Hội nhập kinh tế quốc tế ­ những vấn đề đặt   ra đối với công tác Công an”;   Trần Minh Tơn (2014),“Bảo đảm   an ninh môi trường, phục vụ  nhiệm vụ  phát triển bền vững đất   nước trong tình hình mới”;  Lê Minh Thảo (2014), “Bảo đảm an   ninh các khu công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội” ; Nguyễn  Ngọc Thế (2014), “Công tác bảo đảm an ninh kinh tế nông nghiệp,   những vấn đề  lý luận và thực tiễn”;  Nguyễn Thị  Mùi (2015),  “An   ninh tài chính tiền tệ   ở  Việt Nam trước các biến động của thị   trường tài chính thế  giới”;  Tô Lâm, Nguyễn Xuân Yêm (2017),  “An ninh phi truyền thống trong thời kỳ  hội nhập quốc tế”;   Tạ  Ngọc Tấn, Phạm Thành Dung, Đoàn Minh Huấn (2018),  “An ninh  phi truyền thống ­ những vấn đề lý luận và thực tiễn” 
  8. 8 1.2.3. Các công trình nghiên cứu về sự tác động của đầu tư nước   ngoài Trần Xuân Dung (2006), “Hoạt động tài trợ, đầu tư nước ngoài   tại Tây Nguyên và những vấn đề đặt ra đối với công tác an ninh”;  Trần  Quang Thắng (2012), “Những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong đầu   tư trực tiếp nước ngoài của một số nước Châu Á và giải pháp cho Việt   Nam”; Vũ Đình Ánh (2012), “Chống chuyển giá và một số vấn đề tài   chính liên quan đến FDI”; Phạm Văn Thừa (2013), “Những tác động tiêu   cực về kinh tế của đầu tư trực tiếp nước ngoài và một số vấn đề đặt ra   đối với công tác an ninh kinh tế ở nước ta hiện nay”;  Nguyễn Thị Thu  Hoài (2014), “Khủng hoảng tài chính toàn cầu:  Ứng phó của thế  giới và của Việt Nam”  1.3. Khái quát kết quả  nghiên cứu của các công trình  khoa học đã được công bố  và những vấn đề  đặt ra luận án  cần tiếp tục giải quyết 1.3.1. Khái quát kết quả  nghiên cứu của các công trình   khoa học đã được công bố liên quan đến đề tài luận án Qua khảo sát các công trình liên quan cho thấy, các tác giả  trong và ngoài nước đã tập trung nghiên cứu đề cập đến nhiều khía  cạnh   khác   nhau   về   ĐTNN,   ANKT   và   tác   động   của   ĐTNN   đến   ANKT.  Một là: Các công trình này đã trình bày các khái niệm, phạm   trù kinh tế và ANKT. Tuy nhiên, các khái niệm, phạm trù cũng như  các mối quan hệ và sự   ảnh hưởng của ANKT được nghiên cứu ở  dạng chung nhất trong các khu vực và thế  giới. An ninh và ANKT  trong thời kỳ  toàn cầu hóa và những nhân tố   ảnh hưởng đến nó,  cần được đề  cập cụ  thể ở  từng lĩnh vực, trong mỗi quốc gia. Các   công trình này giúp cho nghiên cứu sinh có thêm hiểu biết về  tên   gọi, mối quan hệ qua lại giữa kinh tế với ANKT. Hai là:  Một số  công trình đã đề  cập đến  ảnh hưởng của   ANKT nước sở tại đến việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài và vai   trò của chính phủ trong việc duy trì sự ổn định của an ninh để thúc   đẩy thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, các công  trình mới chỉ  phản ánh đến các chính sách thu hút đầu tư, hoặc so  sánh lợi ích, có ít công trình nghiên cứu các tác động bất lợi của  ĐTNN đến ANKT trong nước một cách cụ thể. Ba là, các công trình khác đã đưa ra những vấn đề  nảy sinh  trong đầu tư trực tiếp nước ngoài cả về  mặt nhân lực, kinh tế, xã   hội. Một số  công trình đã trình bày được thực trạng đầu tư  trực   tiếp nước ngoài ở Bắc Bộ và một số tỉnh vùng kinh tế trọng điểm 
  9. 9 phía Nam góp phần phát triển bền vững và bảo đảm an ninh. Tuy   nhiên, các tác động của ĐTNN đến ANKT chưa  được các công  trình đề cập đến.  Bốn là: Một số công trình đã nêu lên và phân tích các vấn đề  an ninh trong hội nhập và ĐTNN. Đã chỉ  ra những  ảnh hưởng của   ĐTNN tại Việt Nam và những thách thức an ninh quốc gia trong  quá trình hội nhập. An ninh tài chính tiền tệ, an ninh thông tin, an  ninh lương thực, an ninh môi trường, an ninh trong hoạt động xuất  nhập khẩu cũng đã được một số  tác giả  đề  cập. Các tác giả  cũng  đã đưa ra các giải pháp để  đảm bảo ANKT trong các hoạt động   phát triển KT ­ XH. Một số công trình đã đề  cập đến thực trạng,   giải pháp công tác bảo vệ ANKT trong lĩnh vực FDI và tại các khu   công nghiệp trên địa bàn các tỉnh, thành phố. Đề  cập thực trạng  hoạt động phá hoại ANKT của các thế  lực thù địch lợi dụng FDI.  Một số  công trình đã bổ  sung, hoàn thiện lý luận nghiệp vụ  an   ninh, bảo vệ  an ninh các khu vực, địa bàn kinh tế  đặc thù  trong  điều kiện hội nhập và đề  xuất, tham mưu cho lãnh đạo, các cơ  quan quản lý về  hoạt động đầu tư  trong khu vực. Có một số  công trình đã nghiên cứu, phân tích hệ  thống lý luận nghiệp vụ  bảo vệ  ANKT  trong th ời  điểm hiện tại,   đưa  ra  các  giải  pháp  nâng cao hiệu quả  t ổ  ch ức th ực hi ện công tác bảo đảm ANKT   của   ngành   công   an   trong   lĩnh   vực   ĐTNN.   Ở   đây,   vấn   đề   mà  nghiên cứu sinh quan tâm là các tác động tích và cực tiêu cực của   ĐTNN đến những gì thuộc ANKT trong  ở  các vùng miền, cũng  như   ở  phạm vi cả  nước. Công tác bảo vệ  ANKT cần phải ti ến  hành như thế nào trước tác động của ĐTNN. Do vậy, cần thiết nghiên  cứu chi tiết tác động của ĐTNN cả chiều tích cực và bất lợi đến  các  vấn đề cụ thể của ANKT. Năm là, các công trình đã đề  cập đến những tác động tiêu   cực của FDI đến các vấn đề kinh tế xã hội và ANKT. Các tác động đó  thể hiện ở những hoạt động phá hoại an ninh trên cơ sở các khoản tài  trợ, đầu tư đã được các tác giả đề  cập, phân tích và đưa ra các giải   pháp.  Cho đến nay, vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu một  cách có hệ  thống tác động tích cực và tiêu cực của ĐTNN đến  ANKT  ở  Việt Nam. Do vậy  “Tác động của đầu tư  nước ngoài   đến an ninh kinh tế   ở  Việt Nam”   cần được nghiên cứu một cách  hệ  thống cả  về  lý luận và thực tiễn, cùng các quan điểm và giải   pháp về nhận thức, về quản lý, về nghiệp vụ bảo vệ ANKT trong  thời kỳ hội nhập nhằm phát huy tác động tích cực và hạn chế  tác  
  10. 10 động tiêu cực của ĐTNN đến ANKT ở Việt Nam thời gian tới. 1.3.2. Những vấn đề  đặt ra mà luận án cần tiếp tục   nghiên cứu Từ tổng quan các công trình đã được công bố trong nước   và quốc tế, tác giả  luận án nhận thấy còn một số  khoảng trống  khoa học trước những tác động của ĐTNN đến ANKT tại Việt  Nam. Một là, đầu tư nước ngoài và an ninh kinh tế là gì? Quan niệm   tác động của ĐTNN đến ANKT ở Việt Nam như thế nào? Nội dung tác   động ra sao? Hai là, thực trạng tác động cả mặt tích cực, tiêu cực của   ĐTNN đến ANKT ở Việt Nam như thế nào? Nguyên nhân thực trạng   và những vấn đề  cần giải quyết từ tác động của ĐTNN đến ANKT   trong thời gian tới? Ba là, để phát huy những tác động tích cực, hạn   chế  những tác động tiêu cực của ĐTNN đến ANKT  ở  Việt Nam   cần thực hiện đồng bộ các quan điểm, giải pháp nào?  Để trả lời cho các câu hỏi trên, luân án tập trung luận giải và  làm rõ những vấn đề  sau:  Thứ  nhất, xây dựng khung lý luận về  ĐTNN, ANKT và sự tác động của ĐTNN đến ANKT ở Việt Nam;  Thứ hai, khảo sát, đánh giá khách quan thực trạng tác động của ĐTNN   đến ANKT ở Việt Nam, chỉ rõ nguyên nhân và những vấn đề đặt ra   cần giải quyết trong thời gian  tới; Thứ  ba,  đề  xuất h ệ  th ống các  quan điểm, gi ải pháp nhằm phát huy tác động tích cực, kh ắc  phục tác động tiêu cực của ĐTNN đế n ANKT  ở  Vi ệt Nam th ời  gian t ới. Kết luận chương 1 Trong chương 1, tác giả đã tổng quan 16 công trình của tác  giả  nước ngoài;  33 công trình của các tác  giả  trong nước dưới   nhiều loại hình khác nhau, như sách chuyên khảo, luận án tiến sĩ và  các đề  tài, báo khoa học. Trên cơ  sở  đó, NCS đã khái quát được  những thành công và  hạn  chế  của các  công  trình,  từ  đó đưa  ra   nhũng vấn đề luận án cần tiếp tục giải quyết. Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ  NƯỚC NGOÀI  ĐẾN AN NINH KINH TẾ Ở VIỆT NAM 2.1. Những vấn đề chung về đầu tư nước ngoài và an ninh kinh  tế 2.1.1.  Quan niệm, hình thức và vai trò của đầu tư  nước   ngoài  2.1.1.1. Quan niệm đầu tư nước ngoài Với Luật Đầu tư năm 2014 đã có nhiều điểm mới về  ĐTNN  vào Việt Nam. Theo luật này thì các hình thức đầu tư tại Việt Nam  
  11. 11 được áp dụng chung cho các nhà đầu tư  (theo mục 13, Điều 3 của   Luật Đầu tư năm 2014 thì “Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện  hoạt động đầu tư kinh doanh, gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư  nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài”. 2.1.1.2. Hình thức đầu tư:  Luật Đầu tư  năm 2014 đã quy  định rõ các hình thức đầu tư tại Việt Nam. Theo đó, có 4 hình thức  đầu tư như sau: Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình   thức góp vốn, mua cổ  phần, phần vốn góp vào tổ  chức kinh tế;   hợp đồng đầu tư  theo hình thức đối tác công tư  (hợp đồng PPP);  hợp đồng hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC). 2.1.1.3. Vai trò của đầu tư nước ngoài  1)  Bổ   sung một  nguồn vốn  quan trọng  cho  đầu tư   phát   triển  ở  trong nước, giải quyết được khó khăn về  vốn nội lực đối   với nước đầu tư; 2) Góp phần làm thay đổi cơ  cấu nền kinh tế  theo hướng phát triển công nghiệp, khai thác tiềm năng; 3) Thúc   đẩy chuyển giao công nghệ, kỹ  thuật, phương pháp quản lý tiên  tiến, hiện đại một cách trực tiếp và nhanh chóng, tạo tiền đề  cho  việc đổi mới công nghệ  và phát huy năng lực trong nước và mục  tiêu phát triển; 4) Tạo điều kiện cho nước tiếp nhận đầu tư  tiếp  cận với thị  trường thế  giới, mở  rộng  ảnh hưởng, khai thác tiềm   năng, tìm tòi và phát huy lợi thế  của chính mình và thời đại, giúp   tham   gia  và   cạnh  tranh  quốc  tế;   5)   Tạo  ra   nhiều  việc   làm   cho   người lao động trong nước trên cơ  sở  phát triển các ngành nghề  mới  hoặc các  dịch  vụ   tổng  hợp,  góp phần  khắc  phục  dần tình   trạng thất nghiệp; 6) Giúp cho nước tiếp nhận đầu tư có điều kiện  tham gia vào các diễn đàn quốc tế  và khu vực khác nhau, tạo lợi   thế trong các quan hệ song phương và đa phương cả về kinh tế và  chính trị, từng bước nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế. 2.1.2. An ninh kinh tế 2.1.2.1. Quan niệm An ninh kinh tế Từ sự nghiên cứu phân tích  ở trên, tác giả  luận án quan niệm   rằng:  ANKT là một bộ  phận của an ninh quốc gia, là trạng   thái của nền kinh tế  phát triển  ổn định, có ít hoặc không có   nguy cơ đe dọa các lợi ích kinh tế cốt lõi của quốc gia, có khả   năng ngăn ngừa và đối phó có hiệu quả  với những tác động   của nhân tố  trong nước và quốc tế; ANKT bao gồm an ninh   tài chính, an ninh năng lượng, an ninh lương thực. ANKT quốc gia là trạng thái của nền kinh tế phát triển ổn 
  12. 12 định ­ nền kinh tế tự chủ, có sức cạnh tranh quốc tế của các ngành  sản xuất trụ  cột, thị  trường phát triển… Nền kinh tế  có ít hoặc  không có nguy cơ  đe dọa các lợi ích kinh tế  cốt lõi của quốc gia;   nền kinh tế có đủ khả năng ngăn ngừa và đối phó hiệu quả những   tác động của các nhân tố trong nước và quốc tế.  Nội dung của ANKT bao gồm: An ninh tài chính, an ninh năng   lượng và an ninh lương thực. Đó là sự phản ánh những lợi ích cốt lõi   của quốc gia, là cơ sở của quan hệ an ninh khác ở một quốc gia.  2.1.2.2. Các yếu tố cấu thành An ninh kinh tế * An ninh tài chính là phạm trù chỉ  trạng thái tài chính   ổn   định,   an   toàn,   vững   mạnh,   không   bị   khủng   hoảng,   có   khả   năng ngăn ngừa chống đỡ  một cách hiệu quả  những tác động   tiêu cực bên trong và bên ngoài trong quá trình  phát triển kinh tế   thị trường và hội nhập kinh tế qu ốc tế. * An ninh lương thực: Năm 1996, FAO định nghĩa an ninh  lương thực, mà tác giả  luận án rất đồng tình là: An ninh lương   thực tồn tại khi tất cả mọi người, ở mọi thời điểm, có thể tiếp cận   xã hội cả  về  vật chất và kinh tế  tới lương thực một cách đầy đủ,   an toàn và đủ dinh dưỡng, đáp ứng nhu cầu và sở thích về ăn uống   của người dân cho một cuộc sống năng động và khỏe mạnh. * An ninh năng lượng: Khái niệm ANNL đã trải qua nhiều  tranh luận và các cách tiếp cận khác nhau, tuy nhiên các quan niệm   hiện nay  ở  Việt Nam tương đối thống nhất, tác giả  luận án cũng  đồng tình rằng:  An ninh năng lượng là sự  đảm bảo đầy đủ  năng   lượng dưới nhiều dạng khác nhau, sạch và giá cả hợp lý.  2.2. Quan niệm, nội dung tác động của đầu tư  nước  ngoài đến an ninh kinh tế ở Việt Nam 2.2.1. Quan niệm về  tác động của đầu tư  nước ngoài   đến an ninh kinh tế ở Việt Nam  Từ sự phân tích một số lý luận tác giả đưa ra quan niệm:  Tác  động của đầu tư nước ngoài đến an ninh kinh tế ở Việt Nam là hoạt   động của đầu tư nước ngoài với sự  tham gia của các chủ  thể  tạo ra   những biến đổi tích cực và tiêu cực đến các yếu tố cấu thành an ninh   kinh tế như an ninh tài chính, an ninh lương thực, an ninh năng lượng   trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ   nghĩa. Quan niệm chỉ rõ những vấn đề sau:
  13. 13 Tác động của ĐTNN đến ANKT là hoạt động của các chủ  thể  với tư  cách là tổ  chức, cá nhân nước ngoài bỏ  vốn để  thực  hiện đầu tư tại Việt Nam . Trong thực tế, tác động của ĐTNN đến  ANKT thể hiện trên một số vấn đề như: Thứ nhất, ĐTNN với chủ  thể nó là những tập đoàn lớn, xuyên quốc gia, xét theo một ý nghĩa   nào đó, ĐTNN đã và đang trở thành người ra quyết sách đứng ở sau   hậu trường, của quá trình hình thành chính sách đối ngoại của một   quốc gia có chủ  quyền.  Thứ  hai,  điều cốt lõi của các nhà ĐTNN  quan tâm chỉ là sự khác nhau về tỉ lệ thu lợi so với các yếu tố và tài   nguyên của các nước và các khu vực khác nhau đối với nguồn vốn  lưu động, nhằm bảo đảm lời ích lớn nhất của nguồn vốn đầu tư.  Ba là,  sự  thúc đẩy ĐTNN trên quy mô lớn có tác động lớn đến  nước chủ nhà cả mặt tích cực và mặt tiêu cực.  2.2.2. Nội dung tác động của đầu tư nước ngoài đến an   ninh kinh tế ở Việt Nam 2.2.2.1. Tác động của đầu tư nước ngoài đến an ninh tài chính ở Việt   Nam * Tác động tích cực của ĐTNN đến an ninh tài chính  Một là, tác động làm phát triển và ổn định an ninh tài chính trong  nước; Hai là, làm tăng tổng vốn đầu tư  gián tiếp của xã hội; Ba là,  tác động tích cực vào phát triển thị trường tài chính nói riêng, hoàn   thiện các thể chế và cơ chế thị trường nói chung. Bốn là, tác động  làm tăng cường cơ  hội và đa dạng hoá phương thức đầu tư, cải   thiện chất lượng nguồn nhân lực và thu nhập của đông đảo người   dân. Năm là, tác động như  cú hích nâng cao năng lực và hiệu quả  quản lý nhà nước theo các nguyên tắc và yêu cầu kinh tế thị trường,  hội nhập quốc tế.  * Tác động tiêu cực của đầu tư  nước ngoài đến an ninh tài   chính  Thứ nhất, các công ty đa quốc gia (TNCs) có thể can thiệp,  lũng đoạn nền kinh tế  thị  trường,  ảnh hưởng đến tự  chủ  nền tài   chính. Thứ hai, tỷ trọng vốn đầu tư nước ngoài quá lớn lấn át đầu  tư trong nước; hoạt động đầu cơ tiền tệ, rút vốn đột ngột dẫn đến  nền kinh tế thị trường dễ phụ thuộc bên ngoài.  Thứ ba, ĐTNN rất hạn chế chuyển giao công nghệ mới có  tính cạnh tranh cao. 
  14. 14 Thứ tư, tạo xung lực lạm phát trong nền kinh tế. Thứ  năm,  tăng mức độ  nhạy cảm và khả  năng bất  ổn về  kinh tế liên quan đến các nhân tố nước ngoài.   Thứ sáu, gia tăng nguy cơ bị mua lại, sáp nhập, khống chế  và lũng đoạn tài chính đối với các doanh nghiệp và tổ  chức phát   hành chứng khoán.     Thứ  bảy, tăng quy mô, tính chất và sự  cấp thiết đấu tranh   với tình trạng tội phạm kinh tế quốc tế  2.2.2.2.  Tác động  của  đầu  tư   nướ c  ngoài  đến an ninh   lươ ng thực ở Việt Nam * Tác động tích cực c ủa ĐTNN đế n an ninh l ươ ng th ực   ở  Vi ệt Nam Thứ  nhất, ĐTNN góp phần bổ  sung nguồn vốn cho đầu tư   phát triển nông nghiệp.  Thứ hai, gia tăng cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng nông   sản thế giới.  Thứ  ba: Đầu tư  nước ngoài tác động làm chuyển dịch cơ   cấu kinh tế  nông nghiệp theo hướng hiện đại hóa, đa dạng hóa   sản phẩm nông nghiệp cung ra thị trường.  Thứ  tư:  Đầu tư  nước ngoài tác động đến nâng cao chất   lượng nguồn nhân lực và tạo việc làm trong kinh tế  nông nghiệp,   nông thôn.  * Tác động tiêu cực của  ĐTNN đối với an ninh lương   thực ở Việt Nam.  Một là, các dự án ĐTNN trong nông nghiệp còn ít, vốn thấp và   phân bố không đều ở các lĩnh vực ảnh hưởng đến cung lương thực.  Hai là, làm biến đổi cơ  cấu các nguồn lực gây bất lợi đối   với an ninh lương thực.  Ba là, gia tăng áp lực cạnh tranh trên thị trường nội địa.  Bốn là, tác động mạnh mẽ  của các “rào cản kĩ thuật”   đối   với   các doanh  nghi ệp,   ng ười  nông  dân ­  nguồn  cung bảo   đảm an ninh l ương th ực.  Năm   là,   gây  mất   an  ninh  môi   trườ ng  doanh  nghi ệp  và   môi trườ ng sống của dân cư trên địa bàn đầu tư.  2.2.2.3.  Tác động  của  đầu  tư   nướ c  ngoài  đến an ninh   năng lượ ng ở Việt Nam * Tác động tích cực của  Đầu tư nướ c ngoài đến an ninh  
  15. 15 năng lượ ng ở Việt Nam  Một là, tác động đến giá năng lượng, nguồn cung cấp điện   và hoàn thiện chính sách năng lượng ở Việt Nam. Hai là, làm dịch chuyển nền kinh tế nông nghiệp sử  dụng   năng lượng chủ yếu dựa trên các loại nhiên liệu sinh khối truyền   thống sang nền kinh tế công nghiệp sử dụng các dạng năng lượng   tổng hợp và hiện đại. * Tác động tiêu cực của ĐTNN đến an ninh năng lượng ở Việt   Nam Một là, nhiều rủi ro trong cung ứng điện toàn quốc.  Hai là, tác động bất lợi đến quản lý tài nguyên năng lượng   và cơ chế giá năng lượng. Kết luận chương 2 Trong chương 2, NCS đã xây dựng khung lý luận. Đây là  căn cứ quan trọng để  NCS tiếp tục nghiên cứu thực trạng, thu hút   đầu tư  nước ngoài và thực trạng tác động của đầu tư  nước ngoài  đến an ninh kinh tế, từ đó đề  xuất các quan điểm và các giải pháp  phát huy tắc động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của đầu tư  nước ngoài đến an ninh kinh tế thời gian tới Chương 3 THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI  ĐẾN AN NINH KINH TẾ Ở VIỆT NAM 3.1. Khái quát về đầu tư nước ngoài ở Việt Nam thời gian   qua Luận án đã tổng kết khái quán tình hình thu hút đầu tư  nước ngoài đến năm 2018 cự thể: Sau hơn 30 năm “đón” vốn FDI,  từ  năm 1988 đến tháng 8/2018, 63 tỉnh, thành phố  của cả  nước   thu hút 26.438 dự  án FDI của 129 quốc gia và vùng lãnh thổ  còn  hiệu lực với tổng vốn đăng ký 333,83 tỷ USD, vốn thực hiện ước   đạt  183,62 tỷ  USD,  bằng 55% t ổng v ốn  đăng ký còn hiệu lực   được giải ngân trong 30 năm, ÐTNN đã bổ  sung nguồn vốn quan  trọng vào tổng vốn đầu tư toàn xã hội.  Qua khái quán đầu tư  nước ngoài  ở  Việt Nam thời gian   qua, NCS đi đến khẳng định: Trong một số trường hợp, vi ệc thu  hút ÐTNN chưa tính toán đầy đủ, toàn diện, thu hút đầu tư  bằng  mọi giá... dẫn đến nguy cơ mất cân đối các biến số vĩ mô đe dọa  
  16. 16 an ninh kinh tế như: (i) mức độ tăng trưởng vẫn còn thấp, chất lượng   tăng trưởng chưa thật sự bền vững; (ii) Cán cân thượng mại trong giai   đoạn từ  2001­2017 chủ  yếu thâm hụt; (iii) Thâm hụt NSNN có xu   hướng tăng do hiệu quả sản xuất, đầu tư thấp. Để  bù đắp thâm hụt  ngân sách, nếu Chính phủ phải vay nợ sẽ làm gia tăng gánh nặng cho  thế hệ tương lai cũng như tạo ra cuộc khủng hoảng nợ nếu quy mô   nợ  vượt quá sức chịu đựng của ngân sách nhà nước.  Đây là  những  một nhân tố đe dọa đến tính bền vững của an ninh kinh tế trong giai   đoạn hiện nay. 3.2. Thực trạng tác động tích cực, tiêu cực của đầu tư  nước ngoài đến an ninh kinh tế ở Việt Nam 3.2.1. Tác động của đầu tư  nước ngoài đến an ninh tài   chính * Tác động tích cực của đầu tư nước ngoài đến an ninh tài   chính  Thứ  nhất, đầu tư  nước ngoài bổ  sung vốn,  tăng thu ngân  sách nhà nước thông qua thuế. Như  đã tổng quan về  thu hút ĐTNN 30 năm qua, tính đến   tháng 8/2018 đã có hơn 26.500 dự án FDI, vốn đăng ký hơn 334 tỷ  USD, vốn thực hiện khoảng 184 tỷ USD. Nhà đầu tư  nước ngoài   có đóng góp gần 20% GDP và là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho  vốn đầu tư đầu tư phát triển với tỷ trọng khoảng 23,7% trong tổng   vốn đầu tư  toàn xã hội. Bộ  Kế  hoạch và Đầu tư  cũng cho biết,  ĐTNN   đóng   vai   trò   là   một   động   lực   quan   trọng   thúc   đẩy   tăng   trưởng kinh tế  của Việt Nam, mức đóng góp của khu vực đầu tư  nước ngoài trong GDP của cả  nước tăng từ  9,3% năm 1995 lên   19,6% năm 2017. Thứ   hai,   ĐTNN   tác   động   đến   ANTC   trên   thị   trường  tài   chính quốc gia.  ĐTNN có đầy đủ  điều kiện đảm bảo để  tham gia phát   triển thị  trường tài chính, trong đó có thị trường chứng khoán. N ăm  2016  mức vốn hoá thị  trường cổ  phiếu đạt khoảng 2,53 triệu tỷ  đồng (đạt 56% GDP năm 2016) tăng 30% so với thời điểm cuối năm  2016; đối với thị  trường trái phiếu, dư  nợ  tương đương khoảng  30,09% GDP. Năm 2017 vốn FII thông qua các hoạt động đầu tư góp  vốn, mua cổ phần của nhà ĐTNN lên tới 6,2 tỷ USD (tăng 45,1% so   với năm 2016). Điều này đồng nghĩa với việc đã có gần 140.000 tỷ  đồng vốn FII được nhà đầu tư  nước ngoài đổ  vào Việt Nam. Việc  khai thác hiệu quả dòng vốn FII luôn gắn với công tác thu hút vốn  
  17. 17 vào và kiểm soát rủi ro rút vốn ra. Dòng vốn FII vào Việt Nam là tín  hiệu tốt cho cả nền kinh tế, thị trường chứng khoán, bảo hiểm và  sắp xếp, đổi mới, cổ  phần hóa doanh nghiệp nhà nước tiếp tục   được thực hiện đồng bộ.  * Tác động tiêu cực của đầu tư nước ngoài đến an ninh tài chính,  Thứ   nhất,  ĐTNN   can   thiệp,   lũng   đoạn   nền   kinh   tế   thị  trường, gây bất ổn cho nền tài chính quốc gia. Các hoạt động lừa  đảo, hoạt  động rửa tiền, hoạt  động  tiếp vốn cho các kinh doanh phi pháp và hoạt động khủng bố,   cùng các loại tội phạm và các đe doạ  an ninh phi truyền thống  khác. Sự  cộng hưởng của các hoạt động tội phạm và tác động   mặt trái của các dòng vốn kể  trên, nhất là khi chúng diễn ra một  cách “có tổ chức” của giới đầu cơ hay lực lượng thù địch chính trị  quốc tế, sẽ ít nhiều, trực tiếp hay gián tiếp, trước mắt và lâu dài  gây tổn hại tới hoạt động kinh tế  lành mạnh và làm tăng tính dễ  tổn thương và có thể  gây ra lạm phát cao của nền kinh tế  nước   tiếp nhận đầu tư  trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay; thậm chí  trong một số trường hợp, chúng còn làm mất uy tín nhà nước, ảnh  hưởng và gián tiếp can thiệp vào chính trị, gây sụp đổ  một nội các   chính phủ. Thứ hai, đầu tư nước ngoài quá lớn sẽ chi phối và quyết định  các hoạt động sản xuất trong nước. Hoạt động đầu cơ tiền tệ, rút vốn đột ngột dẫn đến nền kinh   tế  thị  trường dễ  phụ  thuộc bên ngoài. Sự  gia tăng tỷ  lệ  nắm giữ  cổ  phần đầu tư trong sản xuất chế tạo và thị trường tài chính, nhất là các  cổ phiếu, cổ phần sáng lập, được biểu quyết của các nhà đầu tư nước   ngoài đến một mức “vượt ngưỡng” nhất định nào đó sẽ  cho phép họ  tham dự trực tiếp vào chi phối và quyết định các hoạt động sản xuất. Thứ  ba,  ĐTNN  ở  Việt Nam thường là cũ, lạc hậu, gây ô  nhiễm môi trường và ít chuyển giao công nghệ mới.   Theo thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư  Đào Quang Thu,  thống kê cho thấy trên 80% doanh nghiệp FDI sử dụng công nghệ  trung bình của thế giới, 5­6% sử dụng công nghệ cao, 14%  ở mức   thấp và lạc hậu. Không ít trường hợp nhà đầu tư  nước ngoài lợi  dụng sơ  hở  của luật pháp, yếu kém trong quản lý nhà nước để  nhập khẩu vào Việt Nam máy móc, thiết bị  lạc hậu gây ô nhiễm  
  18. 18 môi trường, khai tăng giá trị nhập khẩu và giá trị chuyển giao công  nghệ.   Thứ  tư,  ĐTNN gây bất  ổn tâm lý cho nhà đầu tư  trong   nước .   Thứ năm, ĐTNN tác động làm cho thị trường chứng khoán  trong nước phát triển không bền vững dễ bị lũng đoạn Thứ sáu, tội phạm kinh tế có yếu tố nước ngoài ngày càng  gia tăng, tinh vi và phức tạp hơn. 3.2.2. Tác động của đầu tư nước ngoài đến an ninh lương   thực * Tác động tích cực của ĐTNN đến an ninh lương thực Thứ   nhất,  ĐTNN  giúp đẩy  nhanh dòng  lưu  chuyển  vốn   trên thế giới, đặc biệt là dòng vốn FDI vào Việt Nam qua đó tăng   nguồn vốn đầu tư vào nông nghiệp.  Theo Cục Đầu tư  nước ngoài (Bộ  Kế  hoạch và Đầu tư),  tính   đến   tháng   2/2018,   tổng   vốn   đầu   tư   trực   tiếp   nước   ngoài  (FDI) vào nông nghiệp là 350 triệu USD với 514 dự  án. Nếu so   với tổng vốn đầu tư  lũy kế  vào ngành Nông nghiệp thì số  vốn   này chỉ  chiếm khoảng 1%. Nguồn v ốn này chủ  yếu đến từ  Nhật   Bản. Thứ hai, ĐTNN bước đầu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế   nông nghiệp theo hướng hiện đại hóa, đa dạng hóa sản phẩm nông   nghiệp.  Các dự án FDI đã thực hiện chủ  trương chuyển dịch cơ cấu  nông, lâm nghiệp, đa dạng hóa sản phẩm. Tính đến thời điểm này, đã  có hơn 50 quốc gia và cùng lãnh thổ  đầu tư  trong lĩnh vực nông lâm   thủy sản của nước ta. Các quốc gia dẫn đầu là: Hàn Quốc, Nhật Bản,   Đài Loan, Hồng Kông, Malaysia. Nhật Bản là nhà đầu tư lớn trong lĩnh  vực này, cho đến nay, đã có các dự án triển khai thành công trong việc   ứng dụng khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp của Nhật Bản vào Việt   Nam Thứ  ba,  đáp  ứng nhu cầu lương  thực,  thực  phẩm  trong   nước.  Nông nghiệp nước ta đã đáp  ứng cơ  bản nhu cầu lương   thực và thực phẩm trong nước, an ninh lương thực đảm bảo, đã   hình thành những vùng sản xuất nông sản hàng hóa quy mô tương   đối lớn, tỷ suất hàng hóa tăng nhanh.
  19. 19 Thứ tư, tăng giá trị xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp Việt Nam.  Tổng   kim   ngạch   Xuất   khẩu   10   năm   (2008   ­   2017)   đạt  261,28  tỷ   USD,   tăng  bình  quân   9,24%/năm;   riêng   năm   2017  đạt   36,52 tỷ USD, tăng 20,05 tỷ so với năm 2008 và dự kiến năm 2018   kim ngạch Xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 40 tỷ USD. Nông sản   Việt Nam hiện có mặt trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ. Xuất   khẩu nông sản Việt Nam đứng thứ  2 Đông Nam Á và thứ  16 thế  giới.   Thứ  tư, góp phần đào tạo đội ngũ chất lượng cao và giải   quyết việc làm cho người lao động trong nông nghiệp.  Theo   số   liệu   thống   kê   của   Tổng   cục   thống   kê,   tính   đến  01/07/2008 lao động làm việc trong khu vực kinh tế có vốn đầu tư  nước ngoài có tổng cộng 1831,4 nghìn lao động, trong đó ngành nông  nghiệp chiếm khoảng 8,2% số lao động *  Tác động tiêu cực  của đầu tư  nước ngoài  đến an ninh   lương thực Một là,  chưa thu hút được các nhà đầu tư  lớn vào nông   nghiệp, phân bố chưa đồng đều Các dự án ĐTNN trong nông nghiệp cũng chủ yếu đến từ các  nhà đầu tư của khu vực Châu Á có nền công nghệ chưa thực sự phát  triển cao như  Thái Lan, Đài Loan, Indonesia… Nhà đầu tư  từ  những  nước có trình độ phát triển nông nghiệp cao như Mỹ, Nhật Bản, EU…  còn ít. Hai là, thay đổi việc làm và thu nhập của người lao động,   bất ổn cho phát triển bền vững trong nông nghiệp.  Chất lượng cuộc sống của người dân sản xuất lương thực   không được cải thiện và dễ  bị  tổn thương.   Hiện nay, lao động  sống trong nông thôn chiếm khoảng 70% tổng số lao động. Chính   vì vậy, thiếu tính toán kỹ  ĐTNN vào lĩnh vực nông nghiệp có thể  ảnh hưởng tới việc làm của hầu hết lao động khu vực nông thôn. Ba là,  năng suất lao động nông nghiệp thấp làm  gia tăng   áp lực cạnh tranh trên thị trường nội địa.. Bốn là, áp lực cạnh tranh, bảo đảm chất lượng của các nhà   sản xuất nông nghiệp trong nước trên thị  trường quốc tế.   Năm là, 
  20. 20 đất đai nông nghiệp bị thu hẹp và môi trường sống bị hủy hoại. 3.2.3. Tác động của đầu tư  nước ngoài đến an ninh năng   lượng * Tác động tích cực của đầu tư nước ngoài đến an ninh năng   lượng  Thứ   nhất,   tăng   vốn  ĐTNN   vào   ngành  năng   lượng   sạch,   năng lượng tái tạo, thức đẩy sử  dụng công nghệ  cao, tiêu tốn ít   năng lượng, cải thiện môi trường bảo đảm an ninh năng lượng   quốc gia.  Tính đến nay, đã có 9 nước đầu tư vào dự án FDI năng lượng  xanh bao gồm Hàn Quốc, Đức, Pháp, Ấn độ, Hoa Kỳ, Singapore, Nga,  Bỉ  và Trung Quốc. Trong đó, đứng đầu là nhà đầu tư Hàn Quốc với   tổng vốn đầu tư đăng ký trên 371 triệu USD, chiếm 48%; Đức đứng  thứ 2 với tổng vốn đầu tư đăng ký là 226,68 triệu USD, chiếm 29,3%  tổng vốn đầu tư đăng ký trong lĩnh vực năng lượng xanh. Tiếp theo là   các nhà đầu tư Pháp, Ấn Độ và Hoa Kỳ với tổng vốn đầu tư đăng ký  lần lượt là 77,12 triệu USD; 59,22 triệu USD và 26 triệu USD Thứ hai, ĐTNN tác động đến cơ chế giá năng lượng hợp lý   và phát triển kết cấu hạ tầng ngành năng lượng ở Việt Nam   * Tác động tiêu cực của đầu tư nước ngoài đến an ninh năng   lượng  Một là, cung ứng điện toàn quốc không bền vững Các dự án ĐTNN về khí điện thường chậm tiến độ (nguồn  khí Lô B, khí Cá Voi Xanh và các dự án nguồn điện mới) làm thiếu   điện tăng  thêm  từ  7,2  đên  ́ 7,5  tỷ   kWh/năm.   Các  nguồn  điện  đã  được khởi công xây dựng để  đưa vào vận hành trong thời gian tới   tới rất thấp so với yêu cầu, hiện nay chỉ có 7 dự án nhiêt điên than ̣ ̣   với 7.860MW đã được khởi công và đang triển khai xây dựng.  Hai là, quản lý và cơ  chế  giá cả  năng lượng gặp nhiều   bấp bênh, thiếu ổn định. Việt Nam đã thu hút được 16 dự án FDI trong lĩnh vực năng  lượng xanh. Các nước đầu tư vào dự án FDI năng lượng xanh đều là   những nước có kinh tế  phát triển và mới nổi như  Hàn Quốc, Đức,  Pháp, Hoa Kỳ, Bỉ và Singapore, Ấn độ, Nga, Trung Quốc. Tuy nhiên,  số lượng dự án FDI trong lĩnh vực năng lượng xanh chưa tương xứng  
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2