Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam
lượt xem 8
download
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng "Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam" trình bày các nội dung chính sau: Tổng quan các công trình nghiên cứu; cơ sở lý luận về hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp; thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam; phương pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu; một số khuyến nghị nhằm tăng cường dòng vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN -------- -------- NGUYỄN NHẤT LINH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG HÀ NỘI, NĂM 2024
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN -------- -------- NGUYỄN NHẤT LINH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Chuyên ngành: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Mã số: 9340201 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. NGUYỄN THỊ THÙY DƯƠNG 2. TS. PHÙNG THANH QUANG HÀ NỘI, NĂM 2024
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng luận án này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Hà Nội, ngày tháng năm 2024 Nghiên cứu sinh Nguyễn Nhất Linh
- ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i MỤC LỤC ..................................................................................................................... ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................v DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................ vii DANH MỤC HÌNH ................................................................................................... viii MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU .......................10 1.1. Các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới......................................................10 1.1.1. Các nghiên cứu thực nghiệm về nhân tố thúc đẩy từ quốc gia đi đầu tư đến dòng vốn OFDI .......................................................................................................10 1.1.2. Các nghiên cứu thực nghiệm về nhân tố thu hút từ quốc gia nhận đầu tư đến dòng vốn OFDI .......................................................................................................17 1.2. Các nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam .....................................................23 1.3. Khoảng trống nghiên cứu .................................................................................30 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP ........................................................32 2.1. Các lý thuyết nền tảng về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (OFDI) ...............32 2.1.1. Lý thuyết “Đàn nhạn bay” (1930) ................................................................32 2.1.2. Lý thuyết thương mại quốc tế của Heckcher và Ohlin - HO và Heckscher- Ohlin-Samuelson - HOS ........................................................................................33 2.1.3. Lý thuyết về năng suất cận biên của vốn của MacDougall (1960) & Kemp (1962) .....34 2.1.4. Lý thuyết lực hấp dẫn trong kinh tế quốc tế (1962) .....................................35 2.1.5. Lý thuyết vòng đời sản phẩm quốc tế (1966) ..............................................36 2.1.6. Lý thuyết thị trường độc quyền (1969) ........................................................38 2.1.7. Lý thuyết về nội bộ hóa (1976) ....................................................................39 2.1.8. Lý thuyết chiết trung (1977) .........................................................................40 2.1.9. Lý thuyết về các bước phát triển của đầu tư (1981) .....................................40 2.2. Khái quát về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ..................................................42 2.2.1. Khái niệm .....................................................................................................42
- iii 2.2.2. Đặc điểm .......................................................................................................47 2.3. Các hình thức OFDI .........................................................................................51 2.3.1. Phân loại theo mục đích đầu tư ....................................................................51 2.3.2. Phân loại theo cách thức thực hiện đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ..............52 2.3.3. Phân loại theo động cơ của nước tiếp nhận đầu tư .......................................54 2.3.4. Phân loại theo phương thức đầu tư ...............................................................55 2.4. Kinh nghiệm của một số quốc gia trong thực hiện OFDI .............................59 2.4.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc ......................................................................59 2.4.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc .........................................................................63 2.4.3. Kinh nghiệm của Thái Lan ...........................................................................64 2.4.4. Kinh nghiệm của Nhật Bản ..........................................................................65 2.4.5. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam .............................................................67 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ................................................71 3.1. Hệ thống pháp luật liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam. ............................................................................71 3.2. Thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam ...................................................................................................................78 3.2.1. Theo thời gian ...............................................................................................78 3.2.2. Theo lĩnh vực đầu tư .....................................................................................82 3.2.3. Theo địa điểm tiếp nhận đầu tư ....................................................................86 3.2.4. Theo hình thức đầu tư ...................................................................................93 3.3. Đánh giá hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam ...................................................................................................................94 3.3.1. Những thành tựu của hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam ..........................................................................................94 3.3.2. Một số thách thức của hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam ..........................................................................................97 CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................................................................................................................101 4.1. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................101
- iv 4.2 Ứng dụng mô hình con đường phát triển của đầu tư để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến OFDI của Việt Nam (Investment Development Path Model - IDP).......104 4.2.1. Mô hình và số liệu ......................................................................................104 4.2.2. Kết quả nghiên cứu .....................................................................................113 4.3. Ứng dụng mô hình trọng lực để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến OFDI của Việt Nam (Gravity model) ..............................................................................116 4.3.1. Mô hình và số liệu ......................................................................................116 4.3.2. Kết quả nghiên cứu .....................................................................................127 4.4. Đánh giá chung về các yếu tố ảnh hưởng tới dòng vốn OFDI ....................135 CHƯƠNG 5: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG DÒNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI ............................................................137 5.1 Bối cảnh và xu hướng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài..................................137 5.1.1. Bối cảnh quốc tế và triển vọng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ..................137 5.1.2. Bối cảnh trong nước ...................................................................................148 5.2. Các khuyến nghị nhằm tăng cường dòng vốn OFDI của Việt Nam...........154 5.2.1. Nhóm các khuyến nghị với Chính phủ .......................................................154 5.2.2. Nhóm các khuyến nghị với doanh nghiệp ..................................................174 KẾT LUẬN ................................................................................................................183 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ....................................................................................................185 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................186 PHỤ LỤC ..................................................................................................................199
- v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Ý nghĩa 1 AEC Cộng đồng kinh tế Asean (Asean Economic Community) Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (Association of South East ASEAN 2 Asian Nations) BRICS là một khối các nền kinh tế mới nổi bao BRICS gồm Brasil, Nga (Russia), Ấn Độ (India), Trung Quốc (China) 3 và Nam Phi (South Africa) 4 COVID 19 Bệnh vi-rút corona (COVID-19) Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific 5 Partnership) Tập đoàn đa quốc gia của các nước đang phát triển (Developing DMNC 6 Country Multinational Corporations) 8 DNNN Doanh nghiệp Nhà nước 9 ĐTRNN Đầu tư ra nước ngoài Hiệp hội mậu dịch tự do châu Âu (European Free Trade EFTA 10 Association) Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu-Việt Nam 11 EVFTA (European -Vietnam Free Trade Association) Đầu tư trực tiếp nước ngoài (tiếng Anh: Foreign Direct FDI 12 Investment, viết tắt là FDI) 13 FTA Hiệp định thương mại tự do (Free Trade Agreement) Tổng sản phẩm nội địa, tức tổng sản phẩm quốc GDP 14 nội hay GDP (Gross Domestic Product) 15 IMF Quỹ Tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund) 16 KHCN Khoa học Công nghệ 17 MNCs Tập đoàn đa quốc gia (Multinational corporation)
- vi STT Từ viết tắt Ý nghĩa 18 NHNN Ngân hàng Nhà nước 19 NSNN Ngân sách Nhà nước Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài - Outward Foreign Direct OFDI 20 Investment Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực ( Regional RCEP 22 Comprehensive Economic Partnership) Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển (United 23 UNCTAD Nations Conference on Trade and Development) 24 USD Đồng Đô la Mỹ - United States dollar 25 WB Ngân hàng Thế giới (World Bank) 26 WTO Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization)
- vii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Hoạt động OFDI của các doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 1989-2020 .....81 Bảng 3.2: Hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài phân theo ngành kinh tế ..............82 Bảng 3.3: Hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài phân theo đối tác đầu tư..............87 Bảng 3.4: OFDI của Việt Nam vào châu Á ...................................................................89 Bảng 3.5: OFDI của Việt Nam vào châu Mỹ ................................................................90 Bảng 3.6: OFDI của Việt Nam vào châu Âu .................................................................91 Bảng 3.7: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam vào Châu Phi ........................92 Bảng 3.8: OFDI của Việt Nam vào châu Đại Dương....................................................92 Bảng 3.9: Vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài phân theo hình thức đầu tư ...................93 Bảng 4.1: Mô tả các biến trong mô hình IDP ..............................................................106 Bảng 4.2: Một số nghiên cứu sử dụng mô hình IDP ...................................................109 Bảng 4.3: Thống kê mô tả các biến trong mô hình IDP ..............................................113 Bảng 4.4: Hệ số tương quan giữa các biến độc lập .....................................................114 Bảng 4.5: Kiểm tra các khuyết tật của mô hình ..........................................................114 Bảng 4.6: Kết quả của mô hình hồi quy ......................................................................114 Bảng 4.7: Mô tả các biến mô hình trọng lực ...............................................................117 Bảng 4.8: Phân tích thành phần chính PCA ................................................................121 Bảng 4.9: Các nghiên cứu sử dụng mô hình Gravity ..................................................122 Bảng 4.10: Thống kê 10 quốc gia chiếm tỷ trọng vốn OFDI của Việt Nam lớn nhất 127 Bảng 4.11: Thống kê mô tả các biến trong mô hình trọng lực ....................................128 Bảng 4.12: Kết quả kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu bảng ...............................129 Bảng 4.13: Kết quả kiểm định đồng liên kết ..............................................................129 Bảng 4.14: Kiểm thử tích hợp Kao..............................................................................130 Bảng 4.15: Kết quả mô hình hồi quy...........................................................................130 Bảng 4.16: Kết quả mô hình hồi quy theo kiểm định DOLS ......................................134 Bảng 4.17: Kết quả mô hình theo kiểm định DOLS với các biến độc lập đơn lẻ .......134
- viii DANH MỤC HÌNH Hình 3.1. Hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam từ 1989 - 2020 ......79 Hình 3.2: Hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài phân theo châu lục ......................88 Hình 4.1: Khung nghiên cứu với mô hình IDP ...........................................................102 Hình 4.2: Khung nghiên cứu với mô hình trọng lực ...................................................103 Hình 4.3. Việt Nam và chính sách OFDI lân cận ........................................................132 Hình 4.4. Đóng góp của FDI vào GDP, 2007-2020, % ...............................................133
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (Outward Foreign Direct Investment - OFDI) được xem là một giải pháp hữu hiệu làm tăng khả năng cạnh tranh đầu tư của một quốc gia, giúp nền kinh tế tăng trưởng bền vững (Dunning, 1988 & 2002; Buckley và cộng sự, 2007; Hansen, 2009; Goh và Wong, 2011; Lu và cộng sự, 2011; Luo và Wang, 2012; Das, 2013; Yilmaz và cộng sự, 2014; Mourao, 2018; Cieslik, 2019). Do đó, nhiều quốc gia đang sử dụng OFDI làm động lực phát triển mới và chiến lược để kịp thời thu nhận kiến thức và công nghệ, nâng cấp quy trình sản xuất, tăng năng lực cạnh tranh, trau dồi kỹ năng quản lý và truy cập mạng lưới phân phối. Nhiều quốc gia đã coi hoạt động OFDI là một trong những ưu tiên chiến lược, nhằm tận dụng các nguồn lực quốc tế và qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế trong nước. Các nhà nghiên cứu đã quan tâm tới nhiều góc độ của hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài như đặc điểm, vai trò, kinh nghiệm, xu hướng theo từng quốc gia hoặc nhóm quốc gia. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (OFDI) đã nhận được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả cả về mặt lý thuyết và thực tiễn, gắn với các động lực, nhân tố ảnh hưởng tới dòng vốn OFDI trên bình diện quốc tế hoặc tại những quốc gia, khu vực cụ thể. Heckscher và các cộng sự (1960) đã đưa ra Lý thuyết HOS để giải thích việc di chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài là vì có sự khác biệt về tỷ suất sinh lời giữa các quốc gia. Agarwal (1980) cũng cho rằng động lực để thực hiện hoạt động OFDI là nhằm đạt được tỷ suất lợi nhuận hấp dẫn hơn trong nước. Cũng dựa trên những yếu tố riêng biệt của từng quốc gia, Hymer đã cho rằng OFDI được hình thành từ lợi thế độc quyền nhóm trên phạm vi thế giới của các công ty đa quốc gia (Styphen Hymer, 1980). Một số nhà khoa học khác lại đưa ra quan điểm: vốn được hình thành từ lợi thế độc quyền nhóm trên phạm vi thế giới của các công ty OFDI do chênh lệch lãi suất của nguồn vốn đầu tư. Luồng vốn OFDI sẽ chuyển dịch cho đến khi tỷ suất sinh lợi của các đồng vốn xấp xỉ bằng nhau giữa các nước đầu tư và nhận vốn đầu tư (Macdougall, 1960). Một động lực khác để thực hiện OFDI là nhằm kéo dài vòng đời sản phẩm. Do việc cải tiến sản phẩm sẽ rất khó khăn nên sau một thời gian ra mắt các sản phẩm sẽ có xu hướng đạt tới điểm bão hoà tại thị trường nôi địa. Vì vậy để có thể kéo dài vòng đời và loại bỏ sự tác động tiêu cực của các loại thuế và phí thì các doanh nghiệp có xu thế chuyển dịch việc sản xuất sản phẩm ra nước ngoài (Vernon, 1966).
- 2 Để luận giải một cách định lượng về những nhân tố tác động đến dòng vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, các nhà khoa học đã đặt ra các giả thuyết về mối quan hệ giữa OFDI và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế được đo lường bằng GDP/ đầu người (Andreff, 1998; Kyrkilis và Pantelidis, 2003; Liu và cộng sự, 2011; Carmen Stoian, 2013) hay mối quan hệ giữa dòng vốn vào và dòng vốn ra của một quốc gia (Kalotay, 2005; Kayam, 2009; Liu và cộng sự, 2011; Saad và cộng sự, 2014; Carmen Stoian, 2013) hoặc ảnh hưởng của các yếu tố thể chế đến OFDI (Kalotay, 2005; Carmen Stoian 2013; Wu và Chen, 2014). Ngoài những nhân tố cơ bản nêu trên, nhiều học giả cũng nghiên cứu, đánh giá nhiều nhân tố khác ảnh hưởng tới dòng vốn OFDI như: các nhân tố cơ cấu ngành kinh tế, biến động tỷ giá (Andreff , 1998); các biến xuất khẩu, vốn nhân lực (Liu và cộng sự, 2011); các nhân tố Tỷ lệ GDP/Vốn, Xuất khẩu, Nhập khẩu, Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động/dân số, lạm phát (Kayam, 2009); các nhân tố khối lượng nhập khẩu, trữ lượng ngoại hối, lãi suất, tỷ giá (Wei và Alon, 2010); các nhân tố nguồn nhân lực, kim ngạch xuất khẩu, tỷ giá (Saad và cộng sự, 2014) ; quyền kiểm soát cao của nhà nước (Wu và Chen, 2014); sự gia tăng tiền lương (Fan và Cộng sự, 2018). Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài còn mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp. Khi các doanh nghiệp tiến hành các hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài sẽ giúp doanh nghiệp mở rộng tập khách hàng và thị trường tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu và lợi nhuận, tiếp thu các kinh nghiệm của thị trường quốc tế, tăng cường năng lực sản xuất và trình độ quản lý. Trong bối cảnh hội nhập, các doanh nghiệp Việt Nam cũng ngày càng cải thiện năng lực về tài chính, công nghệ và ngày càng nhiều doanh nghiệp quan tâm thực hiện hoạt động OFDI. Nền kinh tế của Việt Nam với độ mở cao được xem như một cầu nối trọng yếu gắn kết các nền kinh tế trong khu vực Đông Nam Á, châu Á và nền kinh tế toàn cầu. Việt Nam đã tích cực tham gia với tư cách thành viên của nhiều diễn đàn kinh tế lớn trong khu vực và trên thế giới. Các Hiệp định mà thời gian qua Việt Nam đã tham gia như: CPTPP, RCEP, EVFTA, Việt Nam - EFTA FTA, Việt Nam - Israel FTA … và việc tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) là tiền đề cho nền kinh tế Việt Nam có sự tăng trưởng bền vững. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB), tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Việt Nam gia tăng từ 14,095 tỷ USD lên đến 31,137 tỷ USD trong giai đoạn 1985 - 2000, 10 năm sau đạt 115,932 tỷ USD, như vậy GDP năm 2010 tăng hơn 3,7 lần sau 10 năm, đến năm 2015 GDP tăng lên 193,241 tỷ USD gấp 1,66 lần so với năm 2010. Năm 2020 với mốc 268,4 tỷ USD, tăng 2,4 lần sau 10 năm (Báo cáo Ngân hàng Thế giới, 2020). Trong giai đoạn 5 năm từ 2015 đến 2020, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đã tăng 230%. Con số này đã cán mốc
- 3 111,56 tỷ USD vào năm 2021 và xu thế này tiếp tục duy trì và có thể cao hơn (Báo cáo của Tổng cục Hải quan Việt Nam, 2021). Có thể nói, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đã thực sự trở thành nhu cầu cơ bản của nền kinh tế Việt Nam nhưng điều này lại được quyết định bởi nhiều nhân tố khác nhau. Đây là quyết định riêng biệt của các nhà đầu tư nhưng nó lại bị ảnh hưởng rất nhiều từ những cơ chế, chính sách và hỗ trợ của Nhà nước. Để có thể đạt hiệu quả khi đầu tư ra nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nghiên cứu được các đặc điểm của thị trường nước sở tại. Đồng thời nhận diện được ưu nhược điểm của doanh nghiệp mình và các đối thủ lớn để có thể triển khai chiến lược đầu tư phù hợp và tăng khả năng cạnh tranh. Trong đó, cần chú trọng 2 vấn đề: (1) Các doanh nghiệp cần nghiên cứu xây dựng và triển khai chiến lược kinh doanh đúng đắn dựa trên nền tảng lợi thế so sánh của mình nhằm thích nghi với thị trường nước ngoài. (2) Chính phủ cần quan tâm đến các chính sách vĩ mô nhằm hỗ trợ và tạo lập môi trường hỗ trợ các nhà đầu tư trong nước khi tham gia vào các dự án ở nước ngoài. Với mức thu nhập trung bình thấp, Việt Nam được xác định đang ở giai đoạn 2 trong mô hình IDP của Dunning (Dunning 1981, 1986), tức là giai đoạn dòng vốn đầu tư vào trong nước (IFDI) là chủ yếu còn dòng vốn đầu tư ra thì có quy mô khá nhỏ. Mô hình đầu tư của các nước như Việt Nam có những đặc thù riêng như thể chế quản trị còn nhiều hạn chế, năng suất lao động còn thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Do đó, các nhân tố ảnh hưởng tới dòng vốn OFDI cũng có sự khác biệt so với các quốc gia phát triển (Filatotchev, Strange, Piesse, & Lien; 2007). Bắt đầu từ một dự án từ năm 1989 với số vốn gần 600.000 USD, trải qua hơn 30 năm phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam đã có những bước tiến lớn trong việc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Cùng với sự hỗ trợ của Đề án “Thúc đẩy đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài” được ban hành đã giúp các hoạt động OFDI trở nên sôi động, tăng trưởng về cả số lượng và quy mô vốn các dự án đầu tư. Các doanh nghiệp tích cực mở rộng thị trường bên cạnh những thị trường truyền thống quen thuộc. Nhiều dự án lớn được triển khai ở những lĩnh vực mới và khó, đòi hỏi kinh nghiệm đã thể hiện được sự thay đổi về chất trong hoạt động OFDI của Việt Nam. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2020), nếu tính theo địa bàn thì đến hết tháng 12/2020 các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư đến 78 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên vẫn chỉ xoay quanh các địa bàn quen thuộc như: Lào với 209 dự án (chiếm 24,8 % tổng vốn), Campuchia với 190 dự án (chiếm 13,62 % tổng vốn), Venezuela với 2 dự án (chiếm 8,73 % tổng vốn), Nga với 15 dự án (chiếm 7,71 % tổng vốn), Myanmar với 108 dự án (chiếm 7.03 % tổng vốn). Theo báo cáo, tổng
- 4 vốn OFDI đã thực hiện là 7,5 tỷ USD, đạt 36,1% theo đăng ký. Tập trung ở 18 ngành nghề với tỷ trọng khác nhau. Lĩnh vực tập trung vốn lớn nhất là khai khoáng với 6,758 tỷ USD, thứ hai là lĩnh vực Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản với 3,343 tỷ USD, thứ ba là lĩnh vực Thông tin và truyền thông với 2,668 tỷ USD. Tuy đã đạt được một số kết quả bước đầu, nhưng việc đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam không thể tránh khỏi một số hạn chế cơ bản. Thứ nhất, hiệu quả kinh doanh và lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp còn rất thấp, thua lỗ kéo dài, đặc biệt là các doanh nghiệp trong khu vực công. Theo thống kê năm 2021,137 dự án OFDI được 30 doanh nghiệp nhà nước triển khai với tổng vốn giải ngân là 6,615 tỷ USD chiếm 55% tổng vốn đăng ký. Số dự án có báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là 121/131 dự án (Chiếm 92,36%) gồm 89 dự án có doanh thu và còn lại là không có doanh thu. Số lỗ lũy kế của các doanh nghiệp trong khu vực công tính đến cuối năm 2021 là 1,335 tỷ USD trong 44 dự án. Theo đánh giá chung của Chính phủ thì nhiều dự án sẽ tiếp tục gặp khó khăn vì hiệu quả đầu tư thấp, có thể mất quyền kiểm soát. Thứ hai, quy mô vốn bình quân của các dự án còn nhỏ, và có xu hướng suy giảm. Thực trạng diễn ra cho thấy số dự án thì vẫn giữ xu hướng tăng nhưng lượng vốn đăng ký có sự sụt giảm mạnh sau khi đạt đỉnh năm 2010. Điều này dẫn đến quy mô vốn bình quân của các dự án có xu hướng giảm dần theo thời gian. Thêm vào đó, tỷ lệ vốn giải ngân thấp, chỉ đạt dưới 60% trong giai đoạn 2011 - 2020, dẫn đến lượng vốn thực tế cho các dự án không cao. Do đó, với quy mô vốn nhỏ, sẽ rất khó tiếp cận công nghệ hiện đại và thâm nhập thị trường nước ngoài. Thứ ba, hầu hết các dự án OFDI của Việt Nam được thực hiện theo chiều dọc (chiếm khoảng 60% tổng số dự án). Các dự án này tập trung vào lĩnh vực khai thác tài nguyên và sản xuất nguyên vật liệu đầu vào để xuất khẩu trở lại Việt Nam hoặc xuất khẩu sang nước thứ ba. Đây là những hạn chế cần có sự nghiên cứu sâu ở các cấp độ để đo lường mối quan hệ của từng nhân tố tới sự dịch chuyển vốn OFDI từ Việt Nam, từ đó có căn cứ để xây dựng những cơ chế chính sách khuyến nghị phù hợp trong thời gian tới. Những năm vừa qua, các cấp bộ ngành đã nỗ lực tạo nhiều điều kiện thuận lợi hỗ trợ cho hoạt động OFDI. Tuy nhiên để tăng cường dòng vốn OFDI thì cần phải có một sự thay đổi đồng bộ từ cơ chế chính sách của nhà nước đến năng lực của các doanh nghiệp Việt Nam. Vì vậy cần có những giải pháp được xây dựng đồng bộ từ sự kết hợp hài hòa các yếu tố vĩ mô. Tuy nhiên đến thời điểm này, theo tìm hiểu của nghiên cứu sinh, vẫn chưa có một nghiên cứu nào sử dụng các mô hình định lượng để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô (bao gồm nhân tố đẩy, nhân tố kéo và các nhân tố song phương) đến dòng vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam. Chính vì vậy, đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam” đã được tác giả lựa chọn nghiên
- 5 cứu nhằm làm sáng tỏ mức độ ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô đến dòng vốn OFDI của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập mới. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu cơ bản của luận án là nghiên cứu các nhân tố tác động và mức độ tác động của các nhân tố vĩ mô đến dòng vốn OFDI của các doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn 1989 - 2020. Luận án có các mục tiêu cụ thể sau: - Thứ nhất, xác định các lý thuyết nền tảng của OFDI. Lựa chọn những nhân tố phù hợp để xây dựng mô hình đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đó đến OFDI trên góc độ vĩ mô. - Thứ hai, phân tích thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam và lượng hóa mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố vĩ mô trong mô hình đến hoạt động OFDI của doanh nghiệp Việt Nam. - Thứ ba, dựa trên kết quả hồi quy của mô hình các nhân tố tác động (vĩ mô) đến OFDI của doanh nghiệp Việt Nam để đề xuất một số khuyến nghị nhằm tăng cường dòng vốn OFDI. Khi hoàn thành luận án, sẽ đạt được những kết quả sau: - Xây dựng một nền tảng lý luận về hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong điều kiện đặc thù của Việt Nam. - Xác định được những nhân tố hút, nhân tố đẩy và các nhân tố song phương chủ yếu ảnh hưởng đến dòng vốn OFDI của các doanh nghiệp Việt Nam. Lượng hóa ảnh hưởng của từng nhân tố tới dòng vốn OFDI của Việt nam. - Nêu ra các khuyến nghị đối với cơ quan hữu quan của Việt Nam và với doanh nghiệp Việt Nam có liên quan tới hoạt động OFDI. 3. Câu hỏi nghiên cứu Luận án sẽ tập trung trả lời 3 câu hỏi nghiên cứu sau: - Dòng vốn OFDI của các doanh nghiệp Việt Nam bị ảnh hưởng bởi các yếu tố vĩ mô nào ? (các nhân tố này bao gồm 2 phía: từ các nước nhận đầu tư và từ Việt Nam). - Thực trạng về các yếu tố vĩ mô từ Việt Nam và từ các nước nhận đầu tư ảnh hưởng như thế nào tới dòng vốn OFDI của các doanh nghiệp Việt Nam?
- 6 - Những khuyến nghị nào để tăng cường dòng vốn OFDI của các doanh nghiệp Việt Nam? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là dòng vốn OFDI của Việt Nam và những nhân tố vĩ mô gây ảnh hưởng đáng kể đến dòng vốn OFDI của Việt Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu 4.2.1. Về nội dung nghiên cứu: Luận án nghiên cứu về sự thay đổi của dòng vốn OFDI của Việt Nam. Luận án đã chỉ ra những lý thuyết nền tảng của việc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Từ đó tiến hành thống kê và phân tích các dự án theo thời gian, theo lĩnh vực, theo địa điểm, theo hình thức đầu tư để đánh giá chung về thực trạng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam. Sau đó luận án xây dựng mô hình đánh giá tác động của các nhân tố vĩ mô đến giá trị dòng vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam từ góc độ thúc đẩy của Việt Nam và thu hút của các quốc gia nhận đầu tư trên thế giới, luận án không nghiên cứu định lượng các nhân tố vi mô từ cấp độ doanh nghiệp. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất các khuyến nghị để Chính phủ và doanh nghiệp có thể nghiên cứu áp dụng nhằm tăng cường dòng vốn OFDI của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới. 4.2.2. Về thời gian: Luận án nghiên cứu dữ liệu đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam trong khoảng thời gian 1989 đến 2020. Năm 1989 là năm đầu tiên Việt Nam có dự án đầu tư ra nước ngoài với tổng vốn đầu tư đạt 563.000 USD. Đây được coi như bước tiến lớn trong công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế của Việt Nam, của Đảng ta khởi nguồn từ năm 1986 tại Đại hội Đảng lần thứ VI. Các dữ liệu vĩ mô đã được tác giả thu thập đầy đủ đến năm 2020, vì vậy tác giả tiến hành phân tích dữ liệu cập nhật đến hết năm 2020. 4.2.3. Về không gian nghiên cứu:
- 7 Căn cứ theo danh mục của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, luận án tập trung vào phân tích 1.401 dự án OFDI vẫn đang còn hiệu lực đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam tại 78 quốc gia trên thế giới. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận án kết hợp giữa nhiều phương pháp nghiên cứu trong việc xác định các nhân tố ảnh hưởng tới dòng vốn OFDI của các doanh nghiệp Việt Nam. *) Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng nhằm tổng hợp, xử lý số liệu về các dự án OFDI của Việt Nam và các số liệu vĩ mô của Việt Nam và các nước nhận đầu tư của Việt Nam từ các bảng số liệu tổng hợp của các cơ quan quản lý. Từ đó, tác giả tính toán các bảng, biểu về số dự án, quy mô dự án OFDI của Việt Nam theo thời gian, lĩnh vực, địa điểm, hình thức và các chỉ số vĩ mô khác nhằm phục vụ cho mô hình định lượng đo lường sự tác động của các nhân tố đến dòng vốn OFDI trong giai đoạn nghiên cứu. Các số liệu trong nghiên cứu là các dữ liệu thứ cấp được thống kê từ các nguồn chủ yếu sau: Dữ liệu của Ngân hàng Thế giới, Bộ Kế hoạch Đầu tư; Bộ Công thương; Bộ Tài chính; Tổng cục thống kê và các tài liệu điện tử trực tuyến khác. Các tài liệu tại các thư viện trọng điểm ngành kinh tế. *) Phương pháp so sánh, phân tích và tổng hợp: Từ các dữ liệu được tổng hợp và thống kê, tác giả tiến hành so sánh theo các giai đoạn thời gian, so sánh giữa các lĩnh vực với nhau, so sánh giữa các địa điểm và so sánh giữa các hình thức đầu tư để đưa ra các nhận định chung. Từ đó, tác giả có thể đưa ra các đánh giá chung, chỉ ra các hạn chế và nguyên nhận hạn chế. Đây cũng là một thành tố để tác giả đưa ra các khuyến nghị về mặt chính sách cho hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Hệ thống lý thuyết nền tảng và các công trình nghiên cứu thực nghiệm tiêu biểu về đầu tư ra nước ngoài được tác giả tổng hợp để chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến dòng vốn OFDI tại các quốc gia, khu vực khác nhau trên thế giới. Đồng thời, tác giả cũng tiến hành tổng hợp và phân tích các kinh nghiệm về đầu tư ra nước ngoài của các quốc gia tiêu biểu trên thế giới và có mối quan hệ với Việt Nam để rút ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Kết quả của các mô hình định lượng cũng được tác giả nghiên cứu phân tích để làm căn cứ đề xuất các khuyến nghị nhằm tăng cường dòng vốn OFDI của Việt Nam trong thời gian tới.
- 8 *) Phương pháp nghiên cứu định lượng Từ các dữ liệu được tổng hợp và thống kê, tác giả đã sử dụng 2 mô hình nghiên cứu định lượng gồm: mô hình Con đường phát triển của đầu tư (IDP: Investment Development Path Model) mở rộng để đánh giá các nhân tố thúc đẩy từ trong nước Việt Nam và mô hình trọng lực (Gravity Model) để đánh giá các nhân tố đẩy, nhân tốt thu hút và cả các nhân tố song phương ảnh hưởng đến dòng vốn OFDI của các doanh nghiệp Việt Nam. Dữ liệu được đưa vào mô hình nghiên cứu là dữ liệu chuỗi thời gian từ năm 1989 đến năm 2020 đối với mô hình IDP mở rộng và dữ liệu mảng giai đoạn 2007 - 2020 đối với mô hình trọng lực. 6. Những đóng góp mới của luận án 6.1. Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận Thứ nhất, tác giả đã sử dụng kết hợp hai mô hình là mô hình Con đường phát triển của đầu tư (IDP: Investment Development Path Model) để đánh giá các nhân tố “đẩy” ảnh hưởng tới dòng vốn OFDI và mô hình trọng lực (Gravity Model) để đánh giá một cách toàn diện các nhân tố “đẩy” từ phía quốc gia đi đầu tư, nhân tố “kéo” từ phía quốc gia tiếp nhận vốn và cả những yếu tố song phương ảnh hưởng tới dòng vốn OFDI của Việt Nam. Trong đó, với mô hình Con đường phát triển của đầu tư, tác giả đã bổ sung hai biến mới so với mô hình gốc là biến tỷ giá hối đoái và biến độ mở của nền kinh tế; với mô hình trọng lực tác giả đã mở rộng các biến độc lập gồm: chỉ số kinh tế, chỉ số chính trị, chỉ số xã hội. Đồng thời sử dụng kỹ thuật phân tích thành phần chính PCA (Principle Components Analysis) để xây dựng và đánh giá ảnh hưởng của các chỉ số này đến dòng vốn OFDI của Việt Nam. Thứ hai, công trình nghiên cứu là công trình đầu tiên đo lường các nhân tố vĩ mô tác động vào OFDI của Việt Nam ở phạm vi toàn cầu và trong giai đoạn dài. Các nghiên cứu trước chủ yếu tập trung vào đánh giá hoạt động OFDI của Việt Nam vào một quốc gia cụ thể như Lào, Campuchia hoặc cộng đồng ASEAN nên phạm vi bị giới hạn. 6.2. Những đóng góp mới về mặt thực tiễn: Thứ nhất, luận án đã lượng hóa được ảnh hưởng của một số nhân tố vĩ mô từ cả phía quốc gia đi đầu tư và quốc gia tiếp nhận vốn tới dòng vốn OFDI của Việt Nam. Kết quả mô hình IDP khẳng định: biến tỷ giá không có ý nghĩa thống kê, biến độ mở của nền kinh tế có tác động ngược chiều với dòng vốn OFDI của Việt Nam, nguyên nhân là do trong giai đoạn nghiên cứu (1989-2020), Việt Nam về cơ bản vẫn là nước nhập siêu, do đó, một lượng lớn ngoại tệ chảy ra nước ngoài để phục vụ hoạt động nhập khẩu hàng hóa. Kết quả này có nhiều điểm mới
- 9 so với các nghiên cứu trước đây, cho thấy nét đặc thù riêng của Việt Nam. Kết quả mô hình trọng lực cho thấy ảnh hưởng tích cực của các chỉ số chính trị (sự ổn định chính trị và cải cách thể chế bao gồm kiểm soát tham nhũng, pháp quyền, chất lượng quản lý và hiệu quả của chính phủ) và chỉ số xã hội (bao gồm tỷ lệ nghèo đói, tỷ lệ người trong độ tuổi lao động và tăng trưởng đô thị hóa) của các quốc gia tiếp nhận vốn tới dòng vốn OFDI của Việt Nam. Trong khi đó, với chỉ số kinh tế, hệ số bê ta dương nhưng không có ý nghĩa thống kê. Kết quả của mô hình trọng lực cũng khẳng định mức độ toàn cầu hóa (đại diện là biến WTO) tỏ ra kém hiệu quả hơn so với tính lân cận (đại diện là biến Border) trong việc thúc đẩy dòng vốn OFDI của Việt Nam. Thứ hai, xuất phát từ kết quả nghiên cứu, nhằm tăng cường dòng vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, tác giả đã đưa ra một số khuyến nghị cho Chính phủ Việt Nam như: (i) hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài; (ii) tăng cường hiệu suất của quá trình quản lý; (iii) xây dựng các đề án, chiến lược để khuyến khích OFDI, đặc biệt là đến các quốc gia lân cận; (iv) tăng cường công tác ngoại giao, hợp tác quốc tế, tận dụng các FTA thế hệ mới; (v) đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư, thành lập các cơ quan chuyên trách; (vi) khuyến khích dòng vốn OFDI trong các lĩnh vực xanh hướng đến phát triển bền vững; (vii) xây dựng các chính sách hỗ trợ dòng vốn OFDI của khu vực tư nhân, siết chặt quản lý dòng vốn OFDI của doanh nghiệp Nhà nước. Khuyến nghị với các doanh nghiệp Việt Nam như: (i) nâng cao năng lực cạnh tranh và xây dựng chiến lược kinh doanh; (ii) cập nhật thông tin môi trường quốc gia tiếp nhận đầu tư; (iii) phát huy sức mạnh từ lực lượng kiều bào; (iv) xây dựng mạng lưới kết nối các doanh nghiệp trên thị trường đầu tư. 7. Cấu trúc luận án Ngoài các phần mở đầu, kết luận và danh mục các bảng biểu, tài liệu tham khảo thì nội dung chính của luận án được chia thành 5 chương như sau: Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận về hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Chương 3: Thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam Chương 4: Phương pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu Chương 5: Một số khuyến nghị nhằm tăng cường dòng vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
- 10 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Nghiên cứu về sự dịch chuyển các dòng vốn từ thị trường nội địa ra nước ngoài được nhiều học giả quan tâm, dựa trên sự so sánh về các yếu tố chính như: vốn, lao động, công nghệ, chi phí và lợi ích. Có thể chia các công trình nghiên cứu thành nhóm các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới và nhóm các nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam. 1.1. Các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới Về nhóm các nghiên cứu thực nghiệm về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trên thế giới có thể kể đến 2 xu hướng nghiên cứu gồm những nghiên cứu về nhóm những nhân tố thúc đẩy dòng vốn OFDI từ các quốc gia đi đầu tư và nhóm những nhân tố thu hút dòng vốn OFDI từ các quốc gia nhận đầu tư. 1.1.1. Các nghiên cứu thực nghiệm về nhân tố thúc đẩy từ quốc gia đi đầu tư đến dòng vốn OFDI Kyrkilis và Pantelidis (2003) đã nghiên cứu sự khác nhau của dòng vốn OFDI từ các quốc gia trong và ngoài Liên minh Châu Âu. Các tác giả đã sử dụng số liệu của 5 quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu là Đức, Ý, Pháp, Anh, Hà Lan để so sánh với các số liệu của 4 quốc gia không thuộc Liên minh Châu Âu là Singapore, Hàn Quốc, Brazil, Argentina trong khoảng thời gian 21 năm từ 1977 đến 1997. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra các nhân tố bao gồm: quy mô thị trường trong nước được đo bằng tổng sản phẩm quốc dân, tỷ giá hối đoái, lãi suất, thâm dụng nguồn lực có ảnh hưởng đến dòng vốn OFDI từ nước đi đầu tư. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng và khả năng giải thích của những nhân tố này ở các quốc gia trong Liên minh châu Âu được thể hiện rõ hơn những quốc gia ngoài liên minh châu Âu. Và có nhiều trường hợp có sự khác biệt trong chiều hướng tác động của những nhân tố trong nước đối với dòng vốn OFDI. Trong đó tiêu biểu nhất là sự ảnh hưởng của nhân tố quy mô thị trường trong nước được đo bằng tổng sản phẩm quốc dân đến dòng vốn OFDI với 2 kết quả của 2 khu vực khác nhau gồm: quy mô thị trường trong nước ảnh hưởng cùng chiều đến dòng vốn OFDI đối với các quốc gia trong Liên minh Châu Âu và có xu hướng ngược lại với các quốc gia ngoài Liên minh Châu Âu như Hàn Quốc, Singapore. Tỷ giá cũng là một nhân tố gây ảnh hưởng to lớn đến dòng vốn OFDI với những kết quả cho thấy tỷ giá của các nước Đức, Ý, Hà Lan, Anh và Hàn Quốc ảnh hưởng tích cực đến dòng vốn OFDI nhưng đối với các quốc gia như Pháp, Singapore, Brazil thì tỷ giá lại có tác động ngược chiều đến dòng vốn OFDI. Nhân tố về lãi suất chỉ tìm thấy mối quan hệ cùng chiều với OFDI
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Sử dụng công cụ phái sinh trong quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
314 p | 94 | 22
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Phát triển tín dụng xanh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
267 p | 83 | 21
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt
241 p | 25 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Mở rộng cơ sở thuế ở Việt Nam
226 p | 24 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của hộ kinh doanh cá thể trong các làng nghề ở Việt Nam
241 p | 30 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Quản lý tài chính tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
206 p | 29 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - ngân hàng: Quản lý hóa đơn điện tử của cơ quan thuế đối với doanh nghiệp ở Việt Nam
271 p | 16 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới thu ngân sách nhà nước tại các địa phương ở Việt Nam
165 p | 29 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Tác động của chính sách tín dụng đến hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam
248 p | 20 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng tới ý định tham gia bảo hiểm vi mô của người có thu nhập thấp tại Việt Nam
215 p | 18 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Nhân tố tác động đến tính thanh khoản của cô phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
208 p | 35 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hoàn thiện kiểm soát chi đầu tư từ ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước Việt Nam
184 p | 32 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở thành phố Hà Nội trong điều kiện áp dụng mô hình chính quyền đô thị
27 p | 20 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường thông tin và cơ chế quản trị công ty đến hoạt động sáp nhập và mua bán tại Việt Nam
196 p | 24 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính Ngân hàng: Các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc nợ công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
190 p | 26 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam bằng phương pháp phân tích bao dữ liệu (DEA)
30 p | 16 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Quản lý tài chính tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tài chính – Ngân hàng: Hạn chế tài chính và hành vi đầu tư của các công ty tại Châu Á – vai trò của phát triển tài chính
30 p | 4 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn