intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Tác động của chính sách tín dụng đến hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:248

21
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng "Tác động của chính sách tín dụng đến hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam" trình bày các nội dung chính sau: Cơ sở lý thuyết về tác động của chính sách tín dụng đến hộ nghèo; Thực trạng chính sách tín dụng đến hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam; Đánh giá tác động của chính sách tín dụng đến thu nhập hộ nghèo do NHCSXH Việt Nam thực hiện; Một số giải pháp và khuyến nghị nhằm hoàn thiện chính sách tín dụng đến hộ nghèo do Ngân hàng chính sách xã hội thực hiện tại Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Tác động của chính sách tín dụng đến hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG ĐẾN HỘ NGHÈO CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG HÀ NỘI - 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG ĐẾN HỘ NGHÈO CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM Chuyên ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Mã số: 9340201 LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÀ NỘI - 2023
  3. i LỜI CAM KẾT Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng chuyên đề này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Nghiên cứu sinh
  4. ii LỜI CẢM ƠN Tác giả xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và hướng dẫn nhiệt tình của tập thể cán bộ và giảng viên viện Ngân hàng - Tài chính và viện Sau đại học, trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân. Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến cô Cao Thị Ý Nhi đã tận tình hướng dẫn, hỗ trợ và động viên tác giả trong quá trình làm luận án. Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành về những động viên giúp đỡ, chia sẻ, tạo điều kiện… của gia đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệp. Mặc dù đã cố gắng hết sức, nhưng với nguồn lực hạn chế, luận án không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong nhận được sự đóng góp từ các thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp để tác giả tiếp tục hoàn thiện vấn đề nghiên cứu của luận án trong tương lai. Trân trọng cảm ơn!
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM KẾT ............................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ii MỤC LỤC .................................................................................................................... iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................... vi DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. viii DANH MỤC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ .................................................................................. ix CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU ......................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1 1.2. Tổng quan nghiên cứu ........................................................................................ 3 1.2.1. Lý thuyết liên quan ........................................................................................ 3 1.2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm ......................................................................... 6 1.2.3. Khoảng trống nghiên cứu ............................................................................ 10 1.3. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 11 1.4. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................... 11 1.5. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu .................................................................... 11 1.6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 12 1.7. Những đóng góp mới của luận án .................................................................... 14 1.8. Cấu trúc của luận án......................................................................................... 16 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................ 16 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG ĐẾN HỘ NGHÈO ........................................................................................... 17 2.1. Cơ sở lý thuyết về chính sách tín dụng đến hộ nghèo .................................... 17 2.1.1. Khái quát về hộ nghèo ................................................................................. 17 2.1.1.3. Tiêu chí xác định kết quả giảm nghèo ...................................................... 24 2.1.2. Chính sách tín dụng đối với hộ nghèo ......................................................... 27 2.2. Tác động của chính sách tín dụng của ngân hàng chính sách đến hộ nghèo .... 31 2.2.1. Các mô hình nghiên cứu được sử dụng ....................................................... 31 2.2.2. Nhân tố ảnh hưởng đến tác động của CSTD do NHCSXH thực hiện đến hộ nghèo................................................................................................................. 41
  6. iv 2.3. Kinh nghiệm quốc tế về các chính sách tín dụng đối với hộ nghèo và bài học cho Việt Nam ............................................................................................................ 45 2.3.1. Kinh nghiệm quốc tế.................................................................................... 45 2.3.2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam ....................................................... 48 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 51 CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG ĐẾN HỘ NGHÈO CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM ............................................... 52 3.1. Tình hình hộ nghèo và chính sách tín dụng đến hộ nghèo do Ngân hàng chính sách xã hội Việt nam thực hiện ............................................................................... 52 3.1.1. Tiêu chí đánh giá chuẩn nghèo tại Việt Nam .............................................. 52 3.1.2. Tình hình hộ nghèo tại Việt Nam ................................................................ 54 3.1.3. Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng Chính sách xã hội ................... 65 3.2. Thực trạng chính sách tín dụng đối với hộ nghèo do ngân hàng chính sách xã hội thực hiện ........................................................................................................ 68 3.2.1. Khái quát một số chính sách tín dụng do ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam thực hiện........................................................................................................ 68 3.2.2. Thực trạng chính sách tín dụng đối với hộ nghèo do ngân hàng chính sách xã hội thực hiện .......................................................................................................... 79 3.2.3. Kết quả về chính sách tín dụng đối với hộ nghèo của NHCSXH ............... 92 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .......................................................................................... 113 CHƯƠNG 4. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG ĐẾN THU NHẬP ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO DO NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM THỰC HIỆN.................................................................................................... 114 4.1. Phương pháp nghiên cứu định tính và mô hình nghiên cứu....................... 114 4.2. Phương pháp ước lượng trong mô hình........................................................ 125 4.2.1. Phương pháp ước lượng số liệu mảng ....................................................... 125 4.2.2. Phương pháp ước lượng khác biệt trong khác biệt .................................... 126 4.3. Kết quả mô hình tác động của chính sách tín dụng đến thu nhập bình quân hộ nghèo .................................................................................................................. 127 4.3.1. Số liệu và biến số ....................................................................................... 127 4.3.2. Phân tích và thảo luận kết quả của mô hình nghiên cứu ........................... 131 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 .......................................................................................... 149
  7. v CHƯƠNG 5. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO DO NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI THỰC HIỆN TẠI VIỆT NAM ..................................................... 150 5.1. Định hướng của Chính phủ về giảm nghèo .................................................. 150 5.2. Định hướng của Ngân hàng Chính sách xã hội về chính sách tín dụng đối với hộ nghèo .................................................................................................................. 151 5.3. Các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách tín dụng đối với hộ nghèo do Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện ........................................................................ 152 5.3.1. Đối với NHCSXH...................................................................................... 152 5.3.2. Đối với các hộ ............................................................................................ 157 5.3.3. Kiến nghị ................................................................................................... 161 5.4. Hạn chế của đề tài và các hướng nghiên cứu tiếp theo................................ 168 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 .......................................................................................... 169 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 170 DANH MỤC CÁC BÀI BÁO ĐÃ CÔNG BỐ ......................................................... 172 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 173 PHỤ LỤC ................................................................................................................... 183
  8. vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ASXH An sinh xã hội CN Chuẩn nghèo CP Chính Phủ CTGN Công tác giảm nghèo CS Chính sách CSTD Chính sách tín dụng CSGN Chính sách giảm nghèo DID Mô hình khác biệt trong khác biệt DT Dân tộc DTTS Dân tộc thiểu số GLS Phương pháp ước lượng tác động ngẫu nhiên GNBV Giảm nghèo bền vững HGĐ Hộ gia đình KQNC Kết quả nghiên cứu KTXH Kinh tế - Xã hội KTPT Kinh tế phát triển LĐTB&XH Lao động - Thương binh và Xã hội LLLĐ Lực lượng lao động MS Mức sống NH Ngân hàng NS Ngân sách NTM Nông thôn mới NHCSXH Ngân hàng Chính sách xã hội NHNN Ngân hàng Nhà nước NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn OLS Phương pháp bình phương nhỏ nhất
  9. vii PP Phương pháp QMVV Quy mô vốn vay TN Thu nhập TNQD Thu nhập quốc dân TNBQ Thu nhập bình quân TNBQĐN Thu nhập bình quân đầu người TK&VV Tiết kiệm và vay vốn UBND Ủy ban nhân dân VARHS Bộ dữ liệu điều tra tiếp cận nguồn lực hộ gia đình nông thôn Việt Nam VHLSS Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam VN Việt Nam XĐGN Xóa đói giảm nghèo WB Ngân hàng thế giới
  10. viii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Chuẩn nghèo quốc gia giai đoạn 2000-2020.................................................19 Bảng 2.2. Tổng hợp kết quả của các nghiên cứu thực nghiệm......................................38 Bảng 3.1: Chuẩn nghèo của Việt Nam qua các thời kỳ.................................................52 Bảng 3.2: Phân loại hộ nghèo cả nước theo vùng và theo các nhóm đối tượng giai đoạn 2014 - 2020 ..................................................................................................60 Bảng 3.3. Tình hình nghèo đói của Việt Nam, Thái Lan và Indonesia giai đoạn 2014 - 2020 ..................................................................................................64 Bảng 3.4. Các chính sách TD do NHCSXH thực hiện..................................................69 Bảng 3.5. Tình hình cho vay các chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội giai đoạn 2014 - 2020 ..................................................................................................80 Bảng 3.6. Tình hình nợ quá hạn và nợ khoanh của ngân hàng Chính sách xã hội giai đoạn 2014 - 2020..........................................................................................91 Bảng 3.7. Tình hình hộ thoát nghèo và hộ thoát cận nghèo của cả nước giai đoạn 2014 - 2020 ..................................................................................................95 Bảng 3.8. Tình hình dư nợ cho vay của NHCSXH giai đoạn 2014 - 2020 ...................97 Bảng 4.1: Mô tả và định nghĩa các biến trong mô hình ..............................................123 Bảng 4.2: Thống kê mô tả các biến số trong mô hình 1 ..............................................129 Bảng 4.3: Thống kê mô tả các biến số trong mô hình 2 ..............................................130 Bảng 4.4 Kết quả ước lượng Mô hình với giai đoạn năm 2014 - 2018.......................132 Bảng 4.5: Kết quả ước lượng Mô hình 1 với giai đoạn năm 2014 - 2020 ..................132 Bảng 4.6: Kết quả ước lượng Mô hình 1 với các biến độc lập giai đoạn 2014 - 2020134 Bảng 4.7: Kết quả ước lượng Mô hình 2 giai đoạn 2014 - 2018.................................137 Bảng 4.8: Kết quả ước lượng Mô hình 2 giai đoạn 2014 - 2020.................................137 Bảng 4.9: Kết quả ước lượng Mô hình 2 giai đoạn 2014 - 2020.................................140 Bảng 4.10: Kết quả ước lượng tác động DID ..............................................................143
  11. ix DANH MỤC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ Hình 2.1. Cơ cấu khách hàng của BRI ..........................................................................47 Hình 3.1. Kết quả huy động vốn của Ngân hàng chính sách xã hội giai đoạn 2014 - 2020 .... 66 Hình 3.2. Dư nợ tín dụng của Ngân hàng chính sách xã hội giai đoạn 2011 - 2020 ....67 Hình 3.3: Sơ đồ tổ chức hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội..................................86 Hình 3.4. Thu nhập bình quân đầu người cả nước giai đoạn 2014 - 2020 ....................93 Hình 3.5. Tỷ lệ dư nợ cho vay giải quyết việc làm do NHCSXH thực hiện giai đoạn 2014 - 2020 ................................................................................................101 Hình 4.1: Mô tả khác biệt của 2 nhóm đối tượng khi tham gia chính sách.................127 Sơ đồ 2.1. Nhân tố xuất phát từ HGĐ vay vốn .............................................................45 Sơ đồ 3.1. Quy trình, thủ tục cho vay của NHCSXH trực tiếp giải ngân .....................78 Sơ đồ 3.2. Quy trình, thủ tục cho vay của NHCSXH vay ủy thác qua các tổ chức kinh tế - chính trị ......................................................................................................78 Sơ đồ 5.1. Đề xuất kiến nghị của tác giả về quy trình ban hành và thực thi chính sách tín dụng của Chính Phủ đối với các chương trình giảm nghèo .......................166
  12. 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Nghèo đói là một trong những vấn đề cần giải quyết của mục tiêu thiên niên kỉ về xóa đói giảm nghèo (XĐGN). Tiếp cận vấn đề nghèo đói có khá nhiều trường phái, ví dụ như vốn con người mà đại diện là Arrow (1969), Romer (1990), Audretsch & Feldman (1996), Lucas (1988), sau đó được phát triển bởi Rebelo (1991), Mankiw và cộng sự (1992). Nhánh nghiên cứu này đánh giá việc muốn phát triển kinh tế phải dựa trên sự phát triển của vốn xã hội, được xây dựng bởi con người. Vì vậy, có nhiều hướng để giải quyết mục tiêu nghèo đói và sau đó là mục tiêu phát triển kinh tế, như đầu tư vào cơ sở hạ tầng, vào giáo dục, vào dân trí tài chính. Và một trong những khía cạnh tiếp theo được đẩy mạnh là tài chính cho khu vực nghèo đói (Ledgerwood, 1998; Ledgerwood và cộng sự, 2013). Đối với vấn đề tài trợ cho nghèo đói, các nhà nghiên cứu đều đồng thuận rằng từ thiện hoặc hỗ trợ của Chính phủ không mang lại nhiều giá trị, mà phải thông qua tín dụng, tức là có vay, có trả, có lãi (Lê Thanh Tâm, 2015; Nguyen và cộng sự, 2017; Khúc Thế Anh và cộng sự, 2020). Do đó, vấn đề hình thành các chính sách tín dụng (CSTD) cho khu vực được ưu tiên xuất hiện. Với khu vực nghèo đói, vấn đề này được gọi chung là tài chính vi mô - mà các khoản vốn vay của Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam (NHCSXH) là một phần trong đó. Đánh giá tác động của tài chính toàn diện và CSTD lên thu nhập của người dân khu vực nông thôn là một trong những nhánh nghiên cứu mới, được phát triển trong các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi (Armendáriz & Morduch, 2010; Asian Development Bank, 1999; Abaidoo & Agyapong, 2022; Duong & Antriyandarti, 2021). Kết quả cho thấy, CSTD là một trong những biện pháp giúp thúc đẩy (XĐGN), và người ta đã nhìn thấy rất nhiều bằng chứng về nó - ví dụ trong nghiên cứu của Ashley & Carney (1999) đưa ra bằng chứng về sự cải thiện thu nhập của các hộ gia đình (HGĐ) nghèo thuộc các nước Tây Á, Asian Development Bank (1999) với các nhóm nước thuộc Châu Á, Ledgerwood và cộng sự (2013) với một loạt các nước có tài chính vi mô. Với nhóm các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi, Nghiem và cộng sự (2012) hay Nguyen và cộng sự (2017) cũng cho thấy CSTD có tác động đến việc gia tăng thu nhập của hộ nghèo, và làm tăng quyền của người phụ nữ trong gia đình. Nhưng cụ thể tăng bao nhiêu? Và tăng bởi cấu phần nào trong chính sách? Một số nghiên cứu như Johnston Jr & Morduch (2008) tại Indonesia, Khandker (2005) tại Bangladesh đều nghiên cứu tại các nước theo Hồi giáo, tức là có thể thiết kế các khoản vay nhưng không
  13. 2 được có lãi - vì thế phải chuyển hướng sang các biện pháp khác nếu các ngân hàng muốn tồn tại. Điều này đúng, nhưng khó áp dụng bởi một nước như Việt Nam - cho vay có lãi là điều hiển nhiên. Vì vậy, tác động của từng cấu phần (như mức vốn vay, lãi suất cho vay, thời hạn cho vay, tính chất của khoản vay như cho vay theo tổ…) cần phải có đánh giá lại, nhất là trong điều kiện khách hàng vi mô chiếm đến trên 70% tại Ngân hàng chính sách xã hội (Đào Lan Phương & Lê Thanh Tâm, 2017). Vì vậy, đánh giá tác động của CSTD của NHCSXH đến hộ nghèo ở Việt Nam sẽ bổ sung vào lí thuyết về tài chính vi mô, nhằm minh chứng cho tác động của tín dụng đến thu nhập của khu vực nghèo đối tại một nước có nền kinh tế đang chuyển đổi, chịu ảnh hưởng của định hướng xã hội chủ nghĩa, vừa chịu ảnh hưởng của văn hóa Nho giáo và Phật giáo truyền thống - có những sự khác biệt nhất định với các nước đã được đưa ra như Bangladesh, Ấn Độ, Indonesia. Về mặt thực tiễn, Việt Nam là một trong những quốc gia trên thế giới đạt được những kết quả đáng ghi nhận về giảm nghèo và thành tựu kinh tế trong nhiều năm qua. Tính đến giữa năm 2020, tỷ lệ nghèo sẽ giảm từ 3,75% (năm 2019) xuống dưới 3%, bình quân giảm 1 - 1,5%/năm trong giai đoạn 2016 - 2020; tỷ lệ nghèo tại huyện nghèo giảm trên 4% so với năm 2019, đạt mục tiêu Nghị quyết Quốc hội, Chính phủ giao (Chính phủ, 2019a). Cải cách đất đai và thương mại là những yếu tố chính đóng góp vào tăng trưởng kinh tế cao và bền vững; đây là những lý do chính khiến ba trong số bốn người nghèo thoát nghèo trong thời kỳ này. Tuy nhiên, tốc độ giảm nghèo đã chậm lại theo thời gian (Finn, 2018; UNU-WIDER, 2017). Hầu hết các hộ nghèo còn lại sống ở các vùng nông thôn hẻo lánh, nơi chủ yếu là dân tộc thiểu số (DTTS) (ADR, 2014; Ban chỉ đạo trung ương chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, 2015; Ban chỉ đạo trung ương chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, 2019). Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã có rất nhiều các chương trình CS hỗ trợ đối tượng là hộ nghèo trên khắp cả nước nhằm mục đích tăng thu nhập (TN) của hộ nghèo và đảm bảo an sinh xã hội. Trong số các CS đó, nổi bật là CSTD của các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính vi mô - trong đó điển hình là NHCSXH. Các CSTD có khả năng cung cấp các loại hình dịch vụ và sản phẩm tài chính cho cộng đồng người nghèo nhằm giúp họ cải thiện đời sống, phát triển kinh tế và đóng góp cho xã hội (Tổng cục Thống kê, 2020c; Tổng cục Thống kê, 2020b). Với một loạt các cấu phần của CSTD hướng đến các đối tượng khác nhau (như cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ dân tộc thiểu số, các doanh nghiệp hoạt động tại vùng nghèo…), mục đích khác nhau (cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay nước sạch nông thôn, cho vay xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh), thời hạn khác nhau (từ ngắn hạn đến
  14. 3 trên 10 năm)…, NHCSXH đã giải quyết một vấn đề lớn về nghèo đói cho người dân (Ngân hàng Chính sách xã hội, 2021a). Một số nghiên cứu về đã giúp ngân hàng thực hiện tốt hơn các hoạt động này như Dương Quyết Thắng (2016) hay Trần Lan Phương (2016). Tuy nhiên, tác động của từng cấu phần trong tín dụng chính sách của ngân hàng đến thu nhập của từng hộ nghèo ra sao lại chưa được đề cập - để từ đó có hướng tập trung vào những cấu phần nào. Chính vì vậy, đề tài nghiên cứu: “Tác động của chính sách tín dụng đến hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam” đã được lựa chọn để nghiên cứu. 1.2. Tổng quan nghiên cứu 1.2.1. Lý thuyết liên quan Nghiên cứu về CSTD không có lý thuyết gốc rõ ràng, do đó, nghiên cứu về tác động của CSTD đến thu nhập của HGĐ nghèo đói vay vốn cũng không có những nhánh nghiên cứu lớn. Tuy vậy, một số nhánh nghiên cứu nhỏ cũng hình thành và bắt đầu phát triển, luận án đề cập đến Thứ nhất, nhánh nghiên cứu dựa vào vốn con người. Nhánh nghiên cứu về vốn con người cho rằng nếu không phát triển con người thì khó có thể phát triển kinh tế bền vững, bởi nếu không có nhân tố con người thì không thể sử dụng hiệu quả vốn vật chất: ví dụ như đất đai, máy móc… thì vẫn phải “vận hành” bởi con người (Schultz, 1961). Ý tưởng này hình thành nên vấn đề: đối với người nghèo thì phải cho vay vốn để có thể phát triển giáo dục, tự đào tạo việc làm, rồi phát triển công việc rồi tăng thu nhập. Trong nghiên cứu về vốn con người, có thể chia thành 2 mảng nhỏ hơn: Nhánh đầu tiên là đánh giá tác động của vốn con người đến tăng trưởng kinh tế. Nhánh này đặc trưng bởi Arrow (1969), Romer (1990), Audretsch & Feldman (1996). Kết quả của nhóm này cũng đưa ra một số kết quả như nếu các chính sách kinh tế (trong đó có chính sách về tín dụng ưu đãi) đầu tư cho con người thì sẽ tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế (Trần Thọ Đạt & Đỗ Tuyết Nhung, 2008; Patrinos và cộng sự, 2018). Tuy vậy, cũng có một số nghiên cứu thực nghiệm cho ra kết quả ngược. Một nghịch lí là nếu như càng đầu tư vào vốn con người (ví dụ như tỷ lệ giáo viên trên học sinh, hay tỉ lệ biết đọc biết viết) thì lại không đưa ra được những bằng chứng về tăng trưởng kinh tế và thu nhập, đặc biệt tại khu vực nông thôn. Nghiên cứu của Thái Phúc Thành (2014) còn đánh giá, việc đầu tư vào vốn con người (như trình độ giáo dục, trình độ chuyên môn) cho khu vực nông thôn không mang lại kết quả, tức là ngược với một số nghiên cứu trước và kể cả sau này. Nhánh nghiên cứu này làm nền tảng để đưa ra tín dụng chính sách, nhưng không hỗ trợ để giải thích vấn đề tín dụng chính sách có tác động đến thu nhập của người nghèo hay hộ nghèo hay không (mà chỉ tập trung vào hướng vĩ mô).
  15. 4 Hướng nghiên cứu cho rằng vốn con người là sự tích lũy kiến thức, kỹ năng, chuyên môn… theo thời gian. Nhánh này được đặc trưng bởi các nghiên cứu nền tảng của Lucas (1988), sau đó được phát triển bởi Rebelo (1991), Mankiw và cộng sự (1992). Nhánh này đã thúc đẩy sự phát triển các nghiên cứu về tài chính vi mô, và cũng chứng minh vấn đề: nếu người nghèo không được hỗ trợ để có thể tiếp cận vốn trên thị trường thì sẽ lại rơi vào vòng luẩn quẩn của nghèo đói. Bị giới hạn trong khả năng vay vốn, người nghèo khó có thể có khả năng sử dụng các dịch vụ khác nhau trong nền kinh tế (do không có tiền!), nên không thể đầu tư vào học hành hoặc kinh doanh (Morduch, 1999; Ledgerwood, 1998; Ledgerwood và cộng sự, 2013; Khúc Thế Anh, 2020). Các nghiên cứu đã đề cao được vai trò của chính phủ trong việc thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế thông qua việc đầu tư trực tiếp hay gián tiếp vào giáo dục, đặc biệt là mảng tài chính vi mô và tài chính dành cho người nghèo. Vì vậy, điều cần thiết là cần có tín dụng chính sách cho khu vực dễ bị tổn thương (không chỉ dành cho nghèo đói, mà cả những đối tượng được cho là tinh hoa). Nhánh này đã đánh giá tác động của tín dụng chính sách đến thu nhập của người dân, và cho ra những kết quả nhất định như quy mô khoản vay (Abaidoo & Agyapong, 2022), lãi suất vay vốn (Alhassan & Akudugu, 2012; Duong & Antriyandarti, 2021), khoảng cách từ địa điểm giao dịch đến hộ gia đình (Dao và cộng sự, 2016)… có tác động đến mức thu nhập của HGĐ. Đây là nền tảng để minh chứng (cùng với lý thuyết về sinh kế bền vững) rằng tín dụng của các tổ chức tài chính vi mô có tác động đến tăng trưởng kinh tế và thu nhập của người nghèo. Thứ hai, nhánh nghiên cứu về sự can thiệp của nhà nước vào nghèo đói Nghèo đói - không thể tự mình giải quyết được mà phải cần sự can thiệp của nhà nước vào hoạt động của các bên tham gia nền kinh tế, ví dụ như sự tham gia của các ngân hàng, của các tổ chức tài chính quốc tế, của bản thân nhà nước vào việc hình thành các tổ chức, vào nguồn vốn (giá rẻ và dài hạn). Có một số nhánh lý thuyết gốc có liên quan đến sự can thiệp của nhà nước vào tín dụng cho nghèo đói, có thể kể đến như sau: Nhánh nghiên cứu về kinh tế học thể chế - đại diện bởi North (1990), Williamson (1985). Ý tưởng của nhánh nghiên cứu này cho rằng: nếu để thị trường tự điều tiết, chắc chắn sẽ có những khu vực không được quan tâm đến, và chắc chắn sẽ không được các ngân hàng tài trợ - mà điển hình là khu vực nghèo đói. Điều này được giải thích rằng khu vực này gần như không có khả năng trả nợ (do không có tài sản đảm bảo, cũng không minh chứng được khả năng trả nợ như việc dùng tiền làm gì, không có kiến thức để sử dụng tiền), mà cũng có những nhu cầu vay vốn quá nhỏ (Bateman, 2010; Zeller & Meyer, 2002). Tất yếu với những nỗ lực để tự thoát nghèo là hình thành các tổ vay vốn (Adams & de Sahonero, 1989; Calomiris & Rajaraman, 1998; Kovsted & Lyk-Jensen,
  16. 5 1999) nhưng điều này không giải quyết được nhiều các vấn đề đưa ra. Điều này làm cho vòng luẩn quẩn của nghèo đói tăng lên, khi các cá nhân buộc phải sử dụng tín dụng phi chính thức hoặc tín dụng đen (Carr & Kolluri, 2001; Demyanyk, 2006). Do vậy, để giải quyết được vòng luẩn quẩn trên, thì phải có sự can thiệp của nhà nước. Đầu tiên, nhà nước sẽ thực hiện hoạt động cấp phát vốn cho khu vực công hoặc tư, sau đó chuyển xuống để (1) hình thành nên cơ sở hạ tầng; (2) phát triển kinh tế khu vực nông thôn. Nhưng dường như các hoạt động này không mang lại nhiều hiệu quả, nên hoạt động can thiệp của chính phủ vào khu vực nghèo đói thông qua việc thành lập các tổ chức để hỗ trợ cho người nghèo - trong đó có các tổ chức tài chính vi mô (Ledgerwood và cộng sự, 2013; Phạm Bích Liên, 2016; Lê Hoàng Anh, 2021). Các hoạt động này sau đó được minh chứng là mang lại nhiều hiệu quả cho hộ nghèo, thông qua các chương trình, dự án. Sau đó, để có thể thực hiện mục tiêu thiên niên kỉ của Liên hợp quốc, các nước nghèo đã kêu gọi thêm sự hỗ trợ của các tổ chức tài chính quốc tế để cùng hình thành các tổ chức tài chính vi mô, hoặc các chương trình có liên quan để hỗ trợ người dân của họ thoát nghèo. Tuy nhiên, cũng vì sự can thiệp của chính phủ và của các tổ chức quốc tế đã hình thành nên 2 nhánh lý thuyết khác: lý thuyết thất bại điều phối và lý thuyết phát triển phụ thuộc. Về lý thuyết thất bại điều phối. Lý thuyết này đại diện bởi Todaro & Smith (2014). Câu hỏi lớn nhất trong nhánh lý thuyết này nêu ra là: tại sao rất nhiều nước có sự can thiệp của chính phủ vào thị trường mà vẫn thất bại? Nhìn trong khu vực nghèo đói, các nước được coi là thành công trong tài chính vi mô trước đây như Ấn Độ, Bangladesh, Bolivia… đều xuất hiện vòng luẩn quẩn nghèo đói (không tính đến việc nâng chuẩn nghèo)? Chính phủ các nước này đều đã can thiệp để giải quyết về nghèo đói rồi, nhưng người dân vẫn chưa thể thoát khỏi được vấn đề này. Nguyên nhân của tình trạng này được cho là các tác nhân trong nền kinh tế không điều tiết được nhau, dẫn đến việc nguồn vốn sử dụng không đúng mục đích, và gây ra tình trạng lãng phí vốn. Điển hình của vấn đề này là khi vốn tín dụng chính sách chuyển xuống cho khu vực nghèo đói, một lượng lớn vốn đã được sử dụng không đúng mục đích (ví dụ cho vay lại, hoặc vay ké), dẫn đến tình trạng người dân không thể thoát được nghèo (Bateman, 2010; Duong & Antriyandarti, 2021). Nhưng vấn đề ngược lại, kể cả trong trường hợp vốn được sử dụng đúng mục đích thì nguyên nhân do đâu? Một số trường phái tài chính vi mô cho vay với lãi suất cao là một cách giải thích - người dân không trả được nợ, và việc chính phủ can thiệp vào càng làm cho nguồn lực chuyển về phía người giầu (Armendáriz & Morduch, 2010; Johnston Jr & Morduch, 2008). Thêm vào đó, một câu hỏi tiếp tục được đặt ra là chính phủ nên can thiệp vào chính sách tín dụng của các ngân hàng ra
  17. 6 sao? Có nên để các tổ chức tài chính vi mô hoạt động như thông thường hay không - tức là liệu tín dụng ưu đãi liệu có tác động thật sự đến XĐGN hay không? Đây là một hướng nghiên cứu đang được để ngỏ trong nhánh này (Beck và cộng sự, 2007; Beck và cộng sự, 2006). Về lý thuyết phát triển phụ thuộc và sự “chống lại” lý thuyết phát triển phụ thuộc. Lý thuyết này nổi lên từ vấn đề: các nước giầu có hơn sẽ hỗ trợ các nước kém phát triển, và từ đó tất cả các nước sẽ đạt được tăng trưởng kinh tế và ổn định thị trường (Moses, 2012). Điều này làm cho các nước nhận nhiều viện trợ hơn (cả từ các quốc gia lẫn các tổ chức tài chính quốc tế, tổ chức phi chính phủ) để tài trợ cho khu vực nghèo đói (Lê Quang Cảnh, 2015). Tuy nhiên, lý thuyết phát triển phụ thuộc lại bị phản đối bởi 2 vấn đề chính như sau: (1) liệu rằng các nước giầu hơn có “vô tư” khi giúp đỡ các nước nghèo trong giải quyết vấn đề thu nhập cho các đối tượng dễ bị tổn thương? (2) Sự tham gia của các nước vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã phá vỡ những giả định của lý thuyết này. Do đó, điều tất yếu là hình thành những lý thuyết nhằm “chống lại” lý thuyết phát triển phụ thuộc. Lý thuyết sau này cho rằng các nước nghèo có thể hỗ trợ lẫn nhau, hoặc thông qua việc vay vốn để tự phát triển kinh tế, chứ không cần thông qua sự can thiệp của các nước khác. Điều này dẫn đến việc các nước vẫn có thể có vốn đối với các chương trình nghèo đói, nhưng sẽ ưu tiên đến việc tự huy động nguồn vốn trong nước hơn. Vấn đề này cũng phù hợp trong bối cảnh các nước muốn tự mình giải quyết vấn đề riêng của mình. Và điều này cũng đặt ra một câu hỏi tương tự: liệu rằng sự can thiệp của các nhánh đối tượng “giàu có hơn” vào đối tượng nghèo đói có phải là một sự lựa chọn phù hợp? Câu hỏi tiếp theo trong vấn đề này là: liệu có cần thiết phải có tín dụng chính sách để hỗ trợ người nghèo hay không? Hay chỉ cần tín dụng thông thường - tức là vẫn cho vay, nhưng với các điều kiện thông thương trên thị trường? Tóm lại, đối với vấn đề đánh giá tác động của CSTD lên thu nhập của hộ nghèo thường được chia thành 2 trường phái chính là nhánh nghiên cứu về vốn con người và trường phái sự can thiệp của Chính phủ. Dựa vào 2 trường phái này, một số nghiên cứu thực nghiệm được thực hiện, cụ thể như sau. 1.2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm Thứ nhất, các nhánh nghiên cứu sử dụng dữ liệu liên quan đến khoản vay. Nhánh nghiên cứu này thường lấy dữ liệu vay vốn của các HGĐ nghèo thông qua quy mô vay vốn, mục đích vay, lãi suất vay, thời gian vay (Ashley & Carney, 1999; Johnston Jr & Morduch, 2008; Brugman Alvarez, 2019; Duong & Antriyandarti, 2021; Abaidoo &
  18. 7 Agyapong, 2022). Các bằng chứng từ các nghiên cứu thực nghiệm tại Indonesia, Ấn Độ, Bangladesh đều chỉ ra rằng được vay vốn từ các tổ chức tài chính vi mô đều có ảnh hưởng tích cực đến thu nhập của người lao động. Tuy nhiên, câu hỏi mà các nghiên cứu này đưa lên là liệu rằng lãi suất vay vốn và thời gian vay có thật sự tác động đến thu nhập hay không, tức là những khoản vay nếu không phải là vay ưu đãi thì liệu có thật sự tác động hay không. Trong các nghiên cứu này, mô hình sử dụng đều là mô hình Logit hoặc Probit - tức là đều đặt ra biến giả: có vay vốn là 1, không vay vốn là 0, và cho thấy những sự tác động nhất định đến khả năng vay vốn của người vay. Ngoài ra, một trong những đặc trưng khác của các khoản vay này là có sự tham gia của các tổ, đội, nhóm. Chính vì thế, một số hướng nghiên cứu khác tại các nước đưa ra bằng chứng rằng, người tham gia tổ tiết kiệm vay vốn có mức thoát nghèo tốt hơn đối với nhóm khách hàng không tham gia (Godoy và cộng sự, 1997; Beck và cộng sự, 2005; Võ Trí Thành, 2018; Vũ Tiến Lộc, 2018). Như vậy, đây là một trong những bằng chứng khẳng định rằng đối với các HGĐ hoặc các doanh nghiệp (chủ yếu là loại hình doanh nghiệp tư nhân), các đặc trưng của khoản mục cho vay vi mô có tác động thực tế đến thu nhập của họ. Tuy vậy, đặc trưng khác của những người nghèo khu vực nông thôn là cho vay qua tín dụng quay vòng (ROSCA), nên khoản mục này cũng tác động đến thu nhập của họ (Calomiris & Rajaraman, 1998; Bateman, 2010). Kết quả này mở ra một trong những câu hỏi vẫn còn để ngỏ: liệu rằng các khoản mục vay vốn của ngân hàng chính sách (hoặc tổ chức tài chính vi mô) có phải là động lực để giúp người nghèo thoát nghèo, hay các khoản vốn “tự thân” của họ mới có khả năng đó? Điều này chưa được kiểm chứng tại các thị trường của các nước đang chuyển đổi, vì bản thân vấn đề này cũng đang gây tranh cãi, do ROSCA vốn có ở tất cả các nước (tại Việt Nam - loại hình này được hình thành dưới tên họ/hụi/biêu/phường - và cũng có quy định trong văn bản pháp lý, ví dụ như nghị định 19/2019/NĐ-CP của Chính phủ (2019b) hay Chính phủ (2019c). Trong hướng nghiên cứu thứ nhất, còn một vấn đề cần phải tách riêng là mục đích của khoản vay. Đối với những nghiên cứu ở khu vực nông nghiệp thường chia thành khoản vay nông nghiệp và phi nông nghiệp. Một số nghiên cứu đưa ra bằng chứng rằng những khoản vay nông nghiệp trong thời gian đầu thường mang lại hiệu quả tích cực cho người vay, vì nó giúp gia đình họ có được một cuộc sống tốt hơn thông qua đảm bảo lương thực (Abaidoo & Agyapong, 2022; Akoten và cộng sự, 2006; Alhassan & Akudugu, 2012). Thế nhưng, khi mà lương thực thực phẩm - tức là những nhu cầu thiết yếu được đáp ứng, thì những bằng chứng của việc vay nông nghiệp lại không rõ rệt. Và lúc bấy giờ, các khoản vay phi nông nghiệp lại nổi lên, để đào tạo nghề và kiến thức tài
  19. 8 chính cho người dân khu vực nông thôn (Khuc và cộng sự, 2022). Do đó, mục đích vay vốn lại được phân thành các mảng như vay vốn để sản xuất hay vay vốn để tiêu dùng (ví dụ như sửa chữa nhà cửa, để dạy chữ, để mua bảo hiểm y tế) đã được phân loại nhằm đánh giá tác động của tài chính vi mô (bao gồm các khoản tín dụng và phi tín dụng) đến thu nhập của người nghèo. Tuy nhiên, việc bóc tách như thế này không nhiều, và cũng không có đủ dữ liệu, nên những nhánh nghiên cứu về vấn đề này khá ít, khó có thể đánh giá được đầy đủ tác động (Duong & Antriyandarti, 2021; Van Hon & Khuong Ninh, 2020). Thứ hai, nhánh nghiên cứu sử dụng đặc điểm của người vay vốn làm biến độc lập. Trong số này, một số biến được sử dụng như giới tính chủ hộ, số người phụ thuộc, tình trạng hôn nhân, số năm vay vốn, trình độ chuyên môn (Chauke và cộng sự, 2013; Dao và cộng sự, 2016; Dey & Prein, 2004; Jan và cộng sự, 2012; Trịnh Đức Chiều, 2019; UNU-WIDER, 2017). Kết quả nghiên cứu cho rằng, đối với tài chính vi mô thường nam giới là chủ hộ, nhưng sẽ tốt hơn nếu phụ nữ đứng ra tiếp cận các khoản mục này (Đào Lan Phương & Lê Thanh Tâm, 2017; Lê Thanh Tâm, 2013; Lê Thanh Tâm, 2015). Một số nghiên cứu về bình đẳng giới còn cho rằng việc nghiên cứu chủ hộ không có nhiều ý nghĩa bằng việc đánh giá người vay vốn là nam hay nữ (ADB, 2017; Nghiem và cộng sự, 2012; Ngoc, 2016; Nguyễn Văn Thanh, 2015). Số người phụ thuộc, số năm vay vốn và trình độ chuyên môn có tác động đến số vốn được vay, và đồng thời sau đó tác động đến thu nhập của HGĐ thuộc thì mức chi tiêu dành ra trong gia đình càng phải cao, do đó, phần tiết kiệm và đầu tư không được nhiều. Khi đã tiết kiệm và đầu tư không được nhiều thì lại phải dành 1 phần không nhỏ cho trả nợ, vì thế, thực tế thì thu nhập bình quân đầu người không tăng (Lusardi, 2008; Lusardi và cộng sự, 2021; Lusardi và cộng sự, 2017; Lusardi & Mitchell, 2008; Lusardi & Mitchell, 2014). Bản thân số năm vay vốn và trình độ chuyên môn lại có tác động thuận chiều với số vốn được vay, bởi khi có chuyên môn cao (được đào tạo, thể hiện qua bằng cấp) thì nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trong nền kinh tế sẽ được hỗ trợ nhiều hơn do có khả năng trả nợ. Lịch sử tín dụng tốt, hiểu biết nhiều sẽ là điểm lợi cho chính họ khi được vay thêm vốn (Dao và cộng sự, 2016; Demirguc-Kunt và cộng sự, 2012; Demirguc-Kunt và cộng sự, 2015; Dey & Prein, 2004). Và khi càng có vốn thì sẽ càng dễ dàng hơn trong việc nâng cao thu nhập của gia đình. Thứ ba, nhánh nghiên cứu về đặc điểm của khu vực địa lý và sự phát triển của thị trường ảnh hưởng đến tiếp cận dịch vụ tài chính - từ đó ảnh hưởng đến thu nhập của người dân. Nhánh nghiên cứu này được kiểm định thực nghiệm bởi một số nghiên cứu của Dao và cộng sự (2016), Finn (2018), Jan và cộng sự (2012), Merklen & Wolfe (2020), Lê Hoàng Anh (2021). Một trong những lý giải mà các tác giả này đưa ra là
  20. 9 người nghèo có thể tiếp cận được vốn, nhưng lại không đủ nguồn lực để có thể sử dụng vốn một cách hiệu quả. Ví dụ, một trong những bằng chứng rõ nét nhất của vấn đề không thể đến được các tổ chức tín dụng vay vốn, hoặc sau đó không sử dụng hiệu quả nguồn vốn là khoảng cách khá xa, và chính điều này làm cho việc phối hợp giữa các bên liên quan không tốt, gây ảnh hưởng đến thu nhập của HGĐ - dù cho có sử dụng vốn hay không. Nguyên nhân khác được đưa ra - ngoài địa hình - là vấn đề cơ sở hạ tầng không đủ, nên người nghèo chỉ có thể sử dụng vốn vay vào mục đích nông nghiệp, khó có thể chuyển đổi các mục đích khác nhau (World Bank, 2014; World Bank, 2018). Vì vậy, những đánh giá về vốn vay khó có thể chính xác nếu như không tính đến khoảng cách địa lý, hoặc khu vực sinh sống của đối tượng vay vốn. Cũng trong vấn đề đánh giá về ảnh hưởng của khu vực địa lý đến việc tiếp cận vốn của người nghèo khu vực nông thôn, một biến khác cũng được sử dụng là khu diện tích đất trồng mà họ có. Nếu diện tích đất trồng càng lớn thì khoản vốn vay càng cao, và vì thế càng dễ tiếp cận vốn hơn (Den Haan & Sterk, 2011; Duong & Antriyandarti, 2021), do đó có thể dễ dàng giải quyết vấn đề thu nhập hơn. Nhánh nghiên cứu cuối cùng là nghiên cứu các dịch vụ bổ trợ cho dịch vụ tín dụng. Câu hỏi đối với tài chính vi mô là liệu chỉ dựa vào tín dụng thì có thể hỗ trợ cho người nghèo hay không? Nói đúng hơn, nếu dựa vào lý thuyết thất bại điều phối hoặc lý thuyết phát triển phụ thuộc, thì câu hỏi đặt ra sẽ là: liệu rằng chỉ với hoạt động tín dụng thì có thể hỗ trợ được cho người nghèo thoát nghèo hay không? Câu hỏi này có câu trả lời là có, nhưng lại hình thành nên một câu hỏi khác: nếu có dịch vụ bổ trợ như được dạy nghề, được tham gia bảo hiểm vi mô… thì chất lượng cuộc sống có tốt lên hay không? Các nghiên cứu của Matul (2006), Platteau và cộng sự (2017) đều đồng thuận cho rằng câu trả lời là có. Điều này hàm nghĩa một ý tưởng: cần phải đánh giá các hoạt động phi tín dụng (với vai trò là biến giả, hoặc biến độc lập) để nhận thấy tác động của nó đến thu nhập của HGĐ. Trong một số bối cảnh mới, vấn đề rút bảo hiểm y tế một lần cũng là bài toán đặt ra với tài chính vi mô: nếu không có nguồn tài chính hỗ trợ đằng sau thì chỉ cho vay có tác động tốt đến hộ nghèo (Keat và cộng sự, 2020; Lim và cộng sự, 2020; Mai Ngọc Cường, 2021; World Bank, 2020; Xu và cộng sự, 2020). Tóm lại, các nhánh nghiên cứu thực nghiệm đã đưa ra một số bằng chứng về tác động của tín dụng chính sách và tín dụng ưu đãi đến thu nhập bình quân của các HGĐ vay vốn. Một số nghiên cứu chứng minh các chương trình ưu đãi của chính sách tín dụng có tác động tích cực, một số khác thì chỉ nhìn nhận trên góc độ tín dụng thông thường. Các nghiên cứu cũng đánh giá đặc điểm của người vay đến tiếp cận tín dụng, từ đó tác động đến thu nhập của HGĐ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2