intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu quả theo quy mô của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Chia sẻ: Nu Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:237

54
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung của luận án trình bày quy mô và mức độ tập trung tổng tài sản ngành có tác động như thế nào đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại; tác động của vốn chủ sở hữu đến hiệu quả tài chính thay đổi như thế nào giữa các ngưỡng quy mô; vai trò của thu nhập từ lãi cận biên và thu nhập ngoài lãi cận biên đến hiệu quả tài chính thay đổi như thế nào giữa các ngưỡng quy mô.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu quả theo quy mô của các ngân hàng thương mại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN --------------------------------- LÊ ĐỒNG DUY TRUNG HIỆU QUẢ THEO QUY MÔ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG HÀ NỘI - NĂM 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN --------------------------------- LÊ ĐỒNG DUY TRUNG HIỆU QUẢ THEO QUY MÔ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Mã số: 9340201 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐẶNG NGỌC ĐỨC HÀ NỘI - NĂM 2021
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này là do tôi thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Hà Nội, ngày tháng năm 2021 Tác giả luận án Lê Đồng Duy Trung
  4. ii LỜI CÁM ƠN Để hoàn thành luận án tiến sĩ này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, NCS đã thực sự nhận được nhiều sự quan tâm, hỗ trợ từ các nhà khoa học. Trước hết, tôi xin trân trọng cám ơn các nhà khoa học trong và ngoài trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã tận tình truyền đạt nhiều mảng kiến thức & phương pháp nghiên cứu cho tôi trong quá trình đào tạo. Tôi xin gửi sự cám ơn sâu sắc tới PGS.TS Đặng Ngọc Đức, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Tôi cũng xin gửi lời cám ơn chân thành tới TS. Lương Thái Bảo, người đã có những sự góp ý quan trọng đối với tôi. Cuối cùng, tôi xin chân thành cám ơn sự động viên, giúp đỡ từ gia đình, bạn bè trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận án. Hà Nội, ngày tháng năm 2021 Tác giả luận án Lê Đồng Duy Trung
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i LỜI CÁM ƠN ............................................................................................................... ii MỤC LỤC .................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................vi DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................. viii DANH MỤC HÌNH ................................................................................................... viii DANH MỤC HỘP ..................................................................................................... viii PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUY MÔ VÀ HIỆU QUẢ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .....................................7 1.1. Khái quát về hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại ...................7 1.2. Khái niệm và đo lường hiệu quả của ngân hàng thương mại .........................8 1.3. Các lý thuyết hàm ý sự khác biệt về hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại theo quy mô ..........................................................................................14 1.3.1. Lý thuyết trung gian tài chính....................................................................... 14 1.3.2. Lý thuyết tạo thanh khoản và học thuyết quá lớn để đổ vỡ. ......................... 18 1.3.3. Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ....................................................................... 27 1.4. Bằng chứng thực nghiệm về tác động của các nhân tố đến hiệu quả của ngân hàng thương mại trên thế giới .......................................................................30 1.5. Bằng chứng thực nghiệm về tác động không thuần nhất của một số nhân tố đến hiệu quả tài chính giữa các nhóm quy mô ngân hàng thương mại ..................41 1.6. Nghiên cứu thực nghiệm về hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam.......................................................................................................50 1.7. Đánh giá khoảng trống nghiên cứu .................................................................52 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................56 2.1. Lựa chọn cách tiếp cận .....................................................................................56 2.2. Lựa chọn biến nghiên cứu ................................................................................58
  6. iv 2.3. Dữ liệu nghiên cứu ............................................................................................61 2.4. Mô hình nghiên cứu ..........................................................................................61 2.4.1. Mô hình động về tác động của các nhân tố đến hiệu quả tài chính các ngân hàng thương mại ..................................................................................................... 61 2.4.2. Mô hình các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính theo từng nhóm ngân hàng thương mại ..................................................................................................... 62 2.4.3. Các mô hình ngưỡng với biến ngưỡng là quy mô tổng tài sản..................... 65 2.5. Phương pháp ước lượng dữ liệu bảng .............................................................72 2.5.1. Các phương pháp ước lượng mô hình dữ liệu bảng tĩnh (static panel data) ..... 72 2.5.2. Phương pháp Moment tổng quát (GMM) cho mô hình dữ liệu bảng động (dynamic panel data)............................................................................................... 73 2.5.3. Phương pháp hồi quy ngưỡng dữ liệu bảng (Panel Threshold Regression) ........ 78 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................87 3.1. Tình hình kinh tế vĩ mô và hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam.......................................................................................................87 3.1.1. Tình hình kinh tế vĩ mô ................................................................................ 87 2.1.2. Thực trạng về hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam ...... 88 3.2. Thống kê mô tả ..................................................................................................90 3.3. Kiểm định đa cộng tuyến ..................................................................................91 3.4. Kết quả ước lượng mô hình động về tác động của các nhân tố tới hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại ...............................................................95 3.5. Kết quả so sánh hiệu quả tài chính giữa hai nhóm ngân hàng thương mại được phân loại theo quy mô. .................................................................................101 3.6. Kết quả so sánh tác động của các nhân tố tới hiệu quả tài chính giữa hai nhóm ngân hàng thương mại được phân loại theo quy mô. ..............................107 3.7. Kết quả các mô hình thay đổi tác động theo các ngưỡng quy mô. .............122 3.7.1. Khảo sát sơ bộ sự tồn tại các ngưỡng quy mô ............................................ 122 3.7.2. Kiểm định tính dừng và sự phù hợp của biến đổi tác động cố định. .......... 125 3.7.3. Kết quả kiểm định sự tồn tại ngưỡng quy mô ............................................ 127 3.7.4. Kết quả ước lượng các mô hình ngưỡng .................................................... 132 3.7.5. Kiểm định tính vững kết quả ước lượng mô hình ngưỡng ......................... 137
  7. v CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ..........................................142 4.1. Kết quả nghiên cứu chính...............................................................................142 4.2. Hàm ý chính sách ............................................................................................144 4.2.1. Đối với các ngân hàng thương mại quy mô lớn (Tổng tài sản trên 100.000 tỷ VNĐ) ............................................................................................................... 144 4.2.2. Đối với các ngân hàng thương mại quy mô lớn nhất (Tổng tài sản vượt ngưỡng) .. 146 4.2.3. Đối với các ngân hàng thương mại quy mô nhỏ (Tổng tài sản dưới 100.000 tỷ VNĐ) ................................................................................................................ 149 4.2.4. Đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước .............................................. 151 4.3. Đóng góp mới của đề tài .................................................................................151 4.3.1. Kiểm định các lý thuyết hàm ý mối quan hệ giữa quy mô và hiệu quả tài chính của NHTM. ................................................................................................. 151 4.3.2. Đóng góp về kết quả nghiên cứu thực nghiệm ........................................... 153 4.4. Hạn chế của đề tài và các hướng nghiên cứu tiếp theo ................................154 4.4.1. Hạn chế ....................................................................................................... 154 4.4.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo ....................................................................... 156 KẾT LUẬN ................................................................................................................157 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU 159ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .........................................................................159 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................160 PHỤ LỤC ...................................................................................................................184
  8. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nội dung ADB Asian Development Bank – Ngân hàng Phát triển châu Á Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam BIDV Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ES Efficiency-Structure – Hiệu quả - cấu trúc FEM Fixed Effect Method – Phương pháp tác động cố định Feasible Generalized Least Squares – Phương pháp bình phương tối FGLS thiểu tổng quát khả thi GDP Gross Domestic Product – Tổng sản phẩm quốc nội GMM Generalized Method of Moments – Phương pháp moment tổng quát LC Liquidity Creation – Quá trình (hoặc lượng) thanh khoản được tạo LCR Liquidity coverage ratio – Tỷ lệ dự phòng thanh khoản NHNN Ngân hàng Nhà nước (SBV) NHTM Ngân hàng thương mại NSFR Net stable funding ratio – Tỷ lệ quỹ ổn định ròng OBS Off-balance sheet – Hoạt động ngoại bảng PTR Panel Threshold Regression – Phương pháp hồi quy ngưỡng dữ liệu bảng REM Random Effect Method – Phương pháp tác động ngẫu nhiên SCP Structure-Conduct-Performance – Cấu trúc - hành vi - hiệu quả TBTF Too big to fail – Quá lớn để đổ vỡ Vietcombank Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam Vietinbank Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam
  9. vii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Một số nghiên cứu phân nhóm NHTM Việt Nam theo tổng tài sản.............53 Bảng 2.1: Mô tả các Biến và các giả thuyết tác động. ..................................................59 Bảng 2.2: Các giả thuyết về sự khác biệt trong tác động đối với Mô hình 2: ...............64 Bảng 3.1: Thống kê mô tả các biến trong mẫu ..............................................................90 Bảng 3.2: Thống kê mô tả hai nhóm NHTM ................................................................91 Bảng 3.3: Ma trận tương quan các biến trong mô hình .................................................93 Bảng 3.4: Hệ số VIF của các biến độc lập ....................................................................95 Bảng 3.5: Kết quả ước lượng GMM hệ thống hai bước đối với Mô hình 1 .................96 Bảng 3.6: Kiểm định khác biệt trung bình và phương sai hai nhóm NHTM ..............104 Bảng 3.7: Kết quả so sánh các tác động đến ROA của hai nhóm NHTM ..................110 Bảng 3.8: Kết quả so sánh các tác động đến ROE của hai nhóm NHTM ...................118 Bảng 3.9: Kết quả kiểm định tính dừng LLC theo Levin- Lin-Chu (2002) ................126 Bảng 3.10: Kết quả kiểm định sự phù hợp của tác động cố định ................................126 Bảng 3.11: Kết quả kiểm định sự tồn tại các ngưỡng quy mô S (Bootstrap 300 lần) ........128 Bảng 3.12: Kết quả các ngưỡng của các mô hình với ROA là biến phụ thuộc ...........130 Bảng 3.13: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản trung bình các nhóm NHTM trong mẫu ..134 Bảng 3.14: Kết quả ước lượng các mô hình ngưỡng ROA là biến phụ thuộc với sai số chuẩn cải thiện (robust S.E) .......................................................................135 Bảng 3.15: Kiểm định tính vững ước lượng của mô hình ngưỡng với các phương pháp khác .138 Bảng 4.1: Tổng hợp kết quả nghiên cứu chính............................................................142 Bảng 4.2: Tỷ lệ dư nợ trên tiền gửi trung bình các nhóm NHTM trong mẫu. ............149
  10. viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1: Tỷ trọng thu nhập từ lãi và thu nhập ngoài lãi của các NHTM thuộc các nhóm phân vị 10%, 90% và NHTM tại trung vị (median) về tổng tài sản ......47 Biểu đồ 3.1: Diễn biến kinh tế vĩ mô và cấu trúc ngành trong giai đoạn nghiên cứu ........87 Biểu đồ 3.2: Hiệu quả tài chính các NHTM theo ROA ................................................88 Biểu đồ 3.3: Hiệu quả tài chính các NHTM theo ROE .................................................89 Biểu đồ 3.4: ROA hai nhóm NHTM theo năm và theo quy mô..................................102 Biểu đồ 3.5: ROE hai nhóm NHTM theo năm và theo quy mô ..................................103 Biểu đồ 3.6: ROA theo dạng hàm đa thức bậc hai của quy mô S ...............................122 Biểu đồ 3.7: ROA theo dạng hàm đa thức bậc ba của quy mô S ................................123 Biểu đồ 3.8: ROE theo dạng hàm đa thức bậc hai của quy mô S................................124 Biểu đồ 3.9: ROE theo dạng hàm đa thức bậc ba của quy mô S .................................124 Biểu đồ 3.10: Thống kê LR và các giá trị ngưỡng ......................................................131 Biểu đồ 3.11: Chỉ số Lerner đo lường mức độ cạnh tranh trong ngành ......................141 NHTM Việt Nam .........................................................................................................141 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Hiệu quả kỹ thuật trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo...............................10 Hình 1.2: Hiệu quả kỹ thuật thuần túy và hiệu quả theo quy mô ..................................11 DANH MỤC HỘP Hộp 1.1: Phân loại và tính toán Liquidity Creation theo phương pháp “Cat Fat” ........20 Hộp 1.2: Tỷ lệ dự phòng thanh khoản (LCR) theo Basel III.........................................23 Hộp 1.3: Tỷ lệ quỹ ổn định ròng (NSFR) theo Basel III ...............................................24
  11. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nhiều nghiên cứu trên thế giới về hoạt động của NHTM thương mại (sau đây gọi là NHTM) cho thấy quy mô NHTM là một nhân tố quan trọng trong việc giải thích sự khác biệt trong hoạt động của các nhóm NHTM quy mô lớn so với những nhóm có quy mô nhỏ hơn. Tuy nhiên chủ đề này chưa thực sự nhận được nhiều sự quan tâm và khai thác từ các nghiên cứu đối với hệ thống NHTM tại Việt Nam. Sự khác biệt thứ nhất có thể đến từ khác biệt về chính sách sản phẩm, theo đó, nhóm NHTM quy mô lớn thường được cho là có phạm vi các dòng sản phẩm/dịch vụ nhiều hơn, qua đó có thể đạt được tính kinh tế nhờ phạm vi (economies of scope). Điều này có được do lợi thế đa dạng hóa từ nhiều dòng thu nhập không tương quan hoàn hảo với nhau có thể giúp chúng đạt được hiệu quả cao hơn theo cách tiếp cận về danh mục đầu tư. Nguyên nhân của điều này là với quy mô lớn hơn về thông tin định lượng trong tập khách hàng của mình, nhóm NHTM quy mô lớn có phát triển nhiều hơn các dòng sản phẩm sử dụng loại thông tin này với chi phí ngày càng rẻ nhờ hỗ trợ từ sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và các sáng tạo tài chính ngày nay. Việc cắt giảm được chi phí cận biên từ chiến lược kinh doanh trên giúp các NHTM lớn duy trì tính kinh tế nhờ quy mô (economies of scale) nếu lợi ích này vượt qua được sự phi hiệu quả về quản trị doanh nghiệp gây nên bởi tính thiếu linh hoạt hay sự phức tạp trong bộ máy tổ chức ngày càng lớn dần theo quy mô. Tuy nhiên, dưới các cách tiếp cận tổng hợp (mixed approach) khác nhau, có thể sử dụng mô hình nghiên cứu, thuật toán, mẫu nghiên cứu, giai đoạn nghiên cứu hoặc tại các quốc gia khác nhau, các nghiên cứu thường cho các kết quả không nhất quán với nhau. Sự khác biệt thứ hai có thể nhìn nhận từ góc độ cạnh tranh, nhóm NHTM quy mô lớn thường cho thấy chúng chiếm tỷ trọng lớn trong thị phần về quy mô tổng tài sản, về quy mô các hoạt động truyền thống (tín dụng và huy động vốn), tổng quát hơn là sản lượng thanh khoản tạo ra cho nền kinh tế (liquidty creation) khi tính tới các hoạt động ngoại bảng. Điều này tất yếu làm cho việc kiểm định các lợi thế về giá hoặc biên lợi nhuận của chúng so với các nhóm NHTM quy mô nhỏ hơn là việc cần thiết. Sự khác biệt thứ ba nằm ở khía cạnh quản trị rủi ro và vai trò quan trọng của các NHTM đối với việc ổn định hệ thống NHTM nói riêng và ổn định hệ thống tài chính nói chung. Các NHTM quy mô lớn thường được gán mác “Quá lớn để đổ vỡ” hay “Too big to fail” status, theo đó hàm ý chúng nhận được sự bảo trợ tốt hơn từ chính phủ. Lợi thế về mức độ tín nhiệm so với các nhóm NHTM nhỏ hơn dựa trên
  12. 2 Status này, khiến chúng thường tham gia vào các hoạt động rủi ro cao hơn để đạt lợi nhuận kỳ vọng cao hơn. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu là minh chứng cho hậu quả của điều này, mặt khác nó cũng cho thấy sự cần thiết phải đánh giá chính xác hơn mức độ rủi ro của các hoạt động phi truyền thống hoặc các hoạt động ngoài lãi mà các NHTM ngày càng có xu hướng tham gia nhiều hơn, đặc biệt là rủi ro thanh khoản. Điều này đã thúc đẩy Ủy ban Basel có những quy định mới về tiêu chuẩn an toàn thanh khoản theo bộ tiêu chuẩn Basel III so với Basel I và Basel II vốn chỉ tập trung vào rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường. Hệ thống NHTM Việt Nam, mặc dù đã trải qua giai đoạn tái cơ cấu giai đoạn thứ nhất (giai đoạn 2011-2015), tuy nhiên nhìn chung quy mô tổng tài sản của các NHTM vẫn còn nhỏ so với các tổ chức NHTM trên thế giới. Bên cạnh đó, các NHTM vẫn dựa trên nguồn thu nhập chính từ thị trường nội địa, các dòng sản phẩm vẫn còn hạn chế (chưa tham gia nhiều vào các hoạt động ngoại bảng), thu nhập từ hoạt động tín dụng vẫn là nguồn thu chính trong cơ cấu thu nhập theo sản phẩm của các NHTM. Nói cách khác, hoạt động tạo thanh khoản cho nền kinh tế vẫn dựa trên các hoạt động truyền thống như tín dụng và huy động vốn. Vì vậy, luận án này khi phân tích sự khác biệt trong hoạt động của các NHTM theo quy mô, ngoài việc chú trọng vào các điểm khác biệt như trình bày ở trên, sẽ sử dụng các nhân tố trong mô hình nghiên cứu một cách phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam. 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá sự khác biệt về tác động của các nhân tố có ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các nhóm NHTM được phân định bởi các ngưỡng quy mô. Câu hỏi nghiên cứu: Nhằm cụ thể hóa mục tiêu nghiên cứu, luận án đề xuất các câu hỏi nghiên cứu cần giải quyết gồm: Câu hỏi I: Quy mô và mức độ tập trung tổng tài sản ngành có tác động như thế nào đến hiệu quả tài chính của các NHTM ? Câu hỏi II: So sánh hiệu quả tài chính giữa hai nhóm NHTM được phân loại theo mức tổng tài sản 100.000 tỷ VNĐ. Câu hỏi III: So sánh tác động của các nhân tố đặc điểm của NHTM, nhân tố ngành, các nhân tố kinh tế vĩ mô đến hiệu quả tài chính giữa hai nhóm NHTM được phân loại theo mức tổng tài sản 100.000 tỷ VNĐ.
  13. 3 Câu hỏi IV: Tác động của quy mô đến hiệu quả tài chính thay đổi như thế nào giữa các ngưỡng quy mô ? Câu hỏi V: Tác động của vốn chủ sở hữu đến hiệu quả tài chính thay đổi như thế nào giữa các ngưỡng quy mô ? Câu hỏi VI: Tác động của rủi ro thanh khoản đến hiệu quả tài chính thay đổi như thế nào giữa các ngưỡng quy mô ? Câu hỏi VII: Tác động của thu nhập lãi cận biên đến hiệu quả tài chính thay đổi như thế nào giữa các ngưỡng quy mô ? Câu hỏi VIII: Tác động của thu nhập ngoài lãi cận biên đến hiệu quả tài chính thay đổi như thế nào giữa các ngưỡng quy mô ? Câu hỏi IX: Vai trò của thu nhập từ lãi cận biên và thu nhập ngoài lãi cận biên đến hiệu quả tài chính thay đổi như thế nào giữa các ngưỡng quy mô ? 3. Đối tượng nghiên cứu - Tác động của quy mô tới hiệu quả tài chính của các NHTM Việt Nam. - Tác động của các nhân tố khác tới hiệu quả tài chính của các NHTM Việt Nam bị điều tiết bởi nhân tố quy mô NHTM (theo các ngưỡng). 4. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: phạm vi nghiên cứu bao gồm 30 NHTM tại Việt Nam trong giai đoạn từ 2009 đến 2017. Các NHTM bao gồm: 04 NHTM có vốn nhà nước (Agribank, BIDV, Vietinbank, Vietcombank), 25 NHTMCP tư nhân trong nước và 01 NHTM nước ngoài (Shinhan Bank Việt Nam). Luận án này tập trung vào phân tích hiệu quả về mặt tài chính của NHTM (bank performance hay bank profitability). Về thời gian: từ năm 2009 đến năm 2017. Nguyên nhân chính khiến luận án không thể sử dụng dữ liệu cập nhật hơn đến thời điểm thực hiện nghiên cứu là vì phương pháp hồi quy ngưỡng dữ liệu bảng (Panel threshold regression) được sử dụng trong luận án đòi hỏi dữ liệu bảng cân bằng (Balanced panel data), tức yêu cầu tất cả các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu phải có đầy đủ dữ liệu của các biến số được sử dụng trong phạm vi các năm nghiên cứu. Thuật ngữ “Quy mô” trong luận án, nếu không được diễn giải theo nghĩa cụ thể, được hiểu là quy mô về tổng tài sản của NHTM.
  14. 4 5. Cơ sở lý luận chính Luận án dựa trên các lý thuyết nền tảng hàm ý mối quan hệ giữa quy mô và hiệu quả tài chính của NHTM như: (i) Lý thuyết trung gian tài chính; (ii) Lý thuyết tạo thanh khoản và học thuyết quá lớn để đổ vỡ; (iii) Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh. Các lý thuyết này giúp giải thích sự khác biệt trong hoạt động của NHTM giữa các nhóm khác quy mô. Bên cạnh đó, luận án cũng căn cứ các nghiên cứu thực nghiệm về hiệu quả tài chính đối với các NHTM trên thế giới và tại Việt Nam để xác định các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các NHTM. Các nhân tố trên được chia làm ba nhóm: Nhóm nhân tố đặc điểm NHTM (bank-level specific); Nhân tố cấu trúc ngành (industry-level specific); Nhóm nhân tố kinh tế vĩ mô (macroeconomic-level specific). 6. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng cách tiếp cận phi cấu trúc về hiệu quả của NHTM, theo đó, mục tiêu không phải hướng đến xây dựng đường sản xuất biên hiệu quả của NHTM, mà là xác định các tác động và sự khác biệt tác động của các nhân tố đối tới hiệu quả tài chính (ROA và ROE) giữa các nhóm NHTM khác biệt theo quy mô. Theo đó, các mức quy mô có thể được xác định trước theo luật định tại Việt Nam, hoặc chưa được xác định trước, do đó sẽ được xác định dựa trên ngưỡng đánh dấu sự thay đổi tác động của các nhân tố tới hiệu quả tài chính trong mô hình nghiên cứu. Về phương pháp ước lượng: luận án sử dụng các phương pháp ước lượng và kiểm định cho dữ liệu bảng đối với các mô hình nghiên cứu, gồm: - Phương pháp Moment tổng quát hệ thống hai bước (Two-step system GMM) áp dụng với mô hình dữ liệu bảng động. - Các kiểm định Independent-samples T-test thông thường và sử dụng phương pháp Bootstrap (1000 lần) để kiểm vững kết quả so sánh trung bình của các nhân tố (đặc điểm hoạt động) của hai nhóm NHTM được phân theo quy mô. Bên cạnh đó, việc so sánh mức độ biến động thông qua so sánh phương sai/độ lệch chuẩn đối với các đặc điểm này cũng được thực hiện và kiểm vững bằng kiểm định Levene và kiểm định Brown-Forsythe. Việc so sánh độ lớn trung bình cũng như so sánh sự biến động trong các đặc điểm này giúp làm rõ sự khác biệt trong hoạt động giữa hai nhóm NHTM, và hỗ trợ việc giải thích sự khác biệt trong tác động của các nhân tố này đến hiệu quả tài chính của hai nhóm NHTM được rõ ràng hơn.
  15. 5 - Phương pháp tác động cố định (FEM), tác động ngẫu nhiên (REM), phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát khả thi (FGLS) trong mô hình phân nhóm để so sánh tác động của các nhân tố tới hai nhóm NHTM phân theo quy mô khi mà quy mô mẫu đối với từng nhóm NHTM không đủ lớn để sử dụng phương pháp GMM hay các phương pháp tương tự. - Phương pháp hồi quy ngưỡng dữ liệu bảng (Panel threshold regression): để ước lượng các ngưỡng và các tác động thay đổi theo ngưỡng trong các mô hình ngưỡng quy mô NHTM. - Các ước lượng, kiểm định và trực quan hóa dữ liệu trong luận án được thực hiện trên các phần mềm Stata 15.1; SPSS Statistic 22, và R với giao diện Rstudio (sau đây gọi là Rstudio). 7. Những đóng góp của luận án Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận Vận dụng tinh thần các lý thuyết trung gian tài chính, lý thuyết tạo thanh khoản và lý thuyết cấu trúc cạnh tranh, luận án là công trình đầu tiên tại Việt Nam phân tích sự thay đổi về tác động của các nhân tố tới khả năng sinh lời của các ngân hàng theo quy mô tổng tài sản mà không cần chỉ định ngưỡng phân nhóm trước khi ước lượng như hầu hết các nghiên cứu trước đây tại Việt Nam đã thực hiện. Cụ thể, luận án xây dựng các mô hình ngưỡng thực nghiệm để khai phá các ngưỡng quy mô chưa được biết trước, tại đó tác động của quy mô, rủi ro thanh khoản, vốn chủ sở hữu, thu nhập lãi cận biên và thu nhập ngoài lãi cận biên đến khả năng sinh lời của ngân hàng thay đổi. Mỗi quan sát trong mẫu nghiên cứu được luận án sử dụng ở cấp độ ngân hàng, tuy nhiên mỗi ngân hàng có thể vận dụng tương tự để phân tích với cấp độ chi nhánh hoặc đơn vị kinh doanh của mình. Bên cạnh đó, luận án cũng phân tích sự thay đổi tác động này căn cứ việc phân nhóm theo luật định tại Việt Nam, cụ thể theo thông tư 52/2018/TT-NHNN về việc quy định xếp hạng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Kết quả nghiên cứu với cách tiếp cận này có thể hữu ích với cơ quan quản lý hệ thống ngân hàng Việt Nam trong việc đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của các nhóm ngân hàng theo luật định. Những đóng góp mới về mặt thực tiễn Thứ nhất, ảnh hưởng của quy mô đến khả năng sinh lời của các ngân hàng tại Việt Nam tùy thuộc vào nhóm ngân hàng có thể âm hoặc dương, tuy nhiên độ lớn tác động đều nhỏ.
  16. 6 Thứ hai, luận án tìm thấy hai giá trị ngưỡng dao động quanh mức tổng tài sản khoảng 600 nghìn tỷ đồng, theo đó đánh dấu sự thay đổi trong ảnh hưởng của quy mô, rủi ro thanh khoản, vốn chủ sở hữu, thu nhập lãi cận biên và thu nhập ngoài lãi cận biên tới ROA của các ngân hàng thay đổi. Với mục đích tăng trưởng ROA, việc nâng cao tỷ lệ vốn chủ sở hữu hoặc nguồn thu ngoài lãi mang lại hiệu quả cao hơn đáng kể tại nhóm ngân hàng có tổng tài sản vượt mức trên. Thứ ba, luận án cho thấy rằng mức độ rủi ro thanh khoản mà các ngân hàng đang có là đặc trưng quan trọng quyết định tới chiều tác động của rủi ro thanh khoản đến ROA của chúng hơn là việc chúng có thuộc “sở hữu nhà nước” hoặc luôn được coi là “quá lớn để đổ vỡ” hay không. Thứ tư, theo cách tiếp cận cạnh tranh, xu hướng chuyển đổi sang dựa vào nguồn thu nhập ngoài lãi mang tính chất “bắt buộc” hơn đối với các ngân hàng quy mô nhỏ (tổng tài sản dưới 100 nghìn tỷ) so với các ngân hàng nhóm ngân hàng quy mô lớn hơn 100 nghìn tỷ. Thứ năm, nhóm ngân hàng quy mô lớn (tổng tài sản trên 100 nghìn tỷ) ít bị ảnh hưởng hơn bởi sự thay đổi của các điều kiện kinh tế vĩ mô tới khả năng sinh lời của chúng. 8. Cấu trúc của luận án Ngoài các phần Phụ lục, Phần mở đầu, luận án được trình bày thành bốn chương gồm: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết về quy mô và hiệu quả của ngân hàng thương mại. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu Chương 4: Kết luận và hàm ý chính sách
  17. 7 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUY MÔ VÀ HIỆU QUẢ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Khái quát về hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại Khoản 3, Điều 4, Luật các tổ chức tín dụng (2010) quy định về khái niệm ngân hàng thương mại. Theo đó: “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”. Bên cạnh đó, Khoản 12, Điều 4 cũng quy định thêm về khái niệm các hoạt động ngân hàng. Theo đó, hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ trong số: (i) Nhận tiền gửi; (ii) Cấp tín dụng; (iii) Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản. Theo khái niệm của Luật các tổ chức tín dụng, có thể thấy hai chức năng quan trọng nhất của ngân hàng thương mại (sau đây gọi tắt là NHTM) là trung gian tài chính và trung gian thanh toán. Theo Freixas và Rochet (2008), lý thuyết ngân hàng hiện đại phân loại NHTM theo các chức năng chính. Theo đó, một NHTM có thể thực hiện một hoặc nhiều trong số bốn chức năng chính như: (i) Cung cấp thanh khoản và các dịch vụ thanh toán; (ii) Chuyển đổi tài sản; (iii); Quản lý rủi ro; (iv) Sản xuất thông tin và giám sát người vay vốn. Chức năng cung cấp thanh khoản và các dịch vụ thanh toán gồm các chức năng nhỏ hơn như chuyển đổi tiền tệ giữa các loại tiền tệ và các dịch vụ thanh toán từ các tài khoản khác nhau. Chức năng chuyển đổi tài sản thể hiện vai trò trung gian tài chính. Trong đó, NHTM sẽ huy động tiền gửi từ khách hàng để đầu tư vào các khoản cho vay, cụ thể được chia thành hai chức năng (i) Chuyển đổi chất lượng (quality transformation) khi NHTM cung cấp sản phẩm tiền gửi với lãi suất sau điều chỉnh rủi ro tốt hơn so với các khoản đầu tư khác mà nhà đầu từ nhỏ lẻ có thể có được. Điều này xảy ra vì tình trạng thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính làm nhà đầu tư nhỏ lẻ khó có thể quản lý danh mục đầu tư của mình hiệu quả, trong khi NHTM có thể làm tốt điều này hơn so với người gửi tiền; (ii) Chuyển đổi kỳ hạn (maturity transformation) khi NHTM thường sử dụng các nguồn vốn ngắn hạn để sản xuất các loại tài sản dài hạn hơn như các khoản cho vay kém thanh khoản hơn nhằm thu lợi nhuận từ chênh lệch kỳ hạn. Chức năng quản lý rủi ro quản lý các loại rủi ro đối với hoạt động ngân hàng. Các hoạt động ngoại bảng (off-balance-sheet operations) như các cam kết tín dụng,
  18. 8 bảo lãnh hay các loại hợp đồng phái sinh cũng là các đối tượng của chức năng này. Các hoạt động ngoại bảng giúp NHTM có được các nguồn thu ngoài lãi từ phí dịch vụ, hoa hồng, thu nhập từ kinh doanh ngoại hối, chứng khoán hóa khoản vay còn gọi là các nguồn thu từ các hoạt động phi truyền thống. Chức năng sản xuất thông tin và giám sát người vay vốn: vấn đề thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính hàm ý bên đi vay thường có các thông tin mà bên cho vay chưa biết hoặc chưa nhận thức được đầy đủ. Vấn đề này không loại trừ trường hợp NHTM là bên cho vay. Để giảm thiểu rủi ro đạo đức và rủi ro về thông tin bất cân xứng từ bên đi vay, NHTM phải phát triển quy trình thẩm định hồ sơ vay vốn cũng như việc giám sát quá trình hoạt động của bên đi vay. Điều này cho phép NHTM khai thác được thêm thông tin của bên đi vay mà trước đó chưa có trên thị trường, đồng thời tạo điều kiện phát triển mối quan hệ dài hạn (long-term relationship) giữa NHTM và khách hàng để giảm thiểu các rủi ro trên (Mayer, 1988). Giá trị khoản vay giữa NHTM và khách hàng được đánh giá dựa trên mối quan hệ dài hạn này do đó khó có thể xác định rõ ràng (opaque), khác với giá các chứng khoán nợ khác trên thị trường tài chính vốn được xác định dựa trên thông tin của thị trường (Merton, 1993). 1.2. Khái niệm và đo lường hiệu quả của ngân hàng thương mại Giống như các doanh nghiệp khác, NHTM hoạt động để có được lợi nhuận là chênh lệch giữa thu nhập với chi phí của chúng. Thu nhập và chi phí của NHTM được phân loại thành hai phần theo loại hoạt động của chúng. Thu nhập/chi phí từ lãi (interest income/expenses) có được từ các hoạt động truyền thống như tín dụng và huy động vốn; Thu nhập/chi phí ngoài lãi (non-interest income/expenses) từ các hoạt động phi truyền thống như phí, thu nhập từ các loại phí dịch vụ, giao dịch ngoại hối, hoạt động phái sinh, chứng khoán hóa, hoa hồng bảo hiểm, bảo lãnh. Các nghiên cứu thực nghiệm về hiệu quả của NHTM có thể được phân loại theo hai hướng tiếp cận: (i) Hiệu quả tài chính (bank performance hoặc profitability) hay còn được biết đến là cách tiếp cận phi cấu trúc và (ii) Hiệu quả hoạt động (bank efficiency) hay còn được biết đến là cách tiếp cận cấu trúc. Hiệu quả tài chính của NHTM thường được đo lường bằng các tiêu chí như: lợi nhuận trên tổng tài sản (return on assets – ROA), lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (return on equity- ROE), thu nhập lãi cận biên (net interest income - NIM). Trong một số trường hợp, để làm trơn sự biến động của dữ liệu trong năm tài chính (có thể phát sinh do tính mùa vụ trong năm), ROA và ROE có thể thay thế tương ứng bằng ROAA (return on average assests) hoặc ROAE (return on average equity). Cách tiếp cận này
  19. 9 còn được biết đến là cách tiếp cận phi cấu trúc (Hughes và Mester, 2013b). ROA phản ánh hiệu quả trong việc sử dụng tài sản của NHTM trong việc thu được lợi nhuận, trong khi đó ROE phản ánh hiệu quả trong việc sử dụng vốn chủ sở hữu do cổ đông đóng góp. Hai tiêu chí đều có nhược điểm nội tại, ROA dù là tiêu chí thường được sử dụng nhiều nhất khi đo lường hiệu quả tài chính của NHTM (Olson và Zoubi, 2011), tuy nhiên nó tổng hợp bất cân xứng hiệu quả mà lợi nhuận từ lãi và lợi nhuận ngoài lãi của NHTM. Bởi vì tổng tài sản (total assets) được sử dụng trong công thức tính ROA không tính tới các hoạt động ngoại bảng (phi truyền thống), trong khi lợi nhuận từ các hoạt động này là một thành phần cấu thành lợi nhuận của NHTM1. ROE không tính tới rủi ro đi cùng với mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính và tác động của các quy định về đòn bẩy tài chính (hoặc tỷ lệ an toàn vốn) (Dietrich và Wanzenried, 2011). NHTM có tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản lớn (đòn bẩy tài chính thấp) thường có ROE thấp trong khi ROA khá cao. NIM được tính bằng tỷ lệ của chênh lệch giữa thu nhập từ lãi và chi phí lãi phải trả trên tổng tài sản sinh lãi (tổng tài sản). Nếu tỷ lệ này âm cho thấy tổng chi phí lãi mà NHTM phải trả cao hơn thu nhập từ lãi, do đó hoạt động thiếu hiệu quả. Theo cách tiếp cận hiệu quả hoạt động, Farrell (1957) đưa ra khái niệm hiệu quả kỹ thuật (technical efficiency - TE) của doanh nghiệp nói chung. Theo đó, thước đo này phản ánh năng lực của doanh nghiệp trong việc chuyển đổi các đầu vào (inputs) thành sản lượng đầu ra (outputs). Hình 1.1 thể hiện mô hình đơn giản gồm hai đầu vào (X1 và X2) và một đầu ra (Y), trong đó đường đẳng lượng SS’ thể hiện các cách kết hợp X1 và X2 đều cho cùng một sản lượng đầu ra. Dưới điều kiện hiệu quả không đổi theo quy mô (constant return to scale- CRS)2 chỉ có trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, đây là đường tối thiểu hóa quy mô đầu vào ứng với một sản lượng đầu ra nhất định. Giá trị OQ trong trường hợp này thể hiện điểm hiệu quả kỹ thuật. Điểm P nằm phía trên, bên phải đường đẳng lượng cho biết đây là vị trí phi hiệu quả kỹ thuật đối với doanh nghiệp. Cụ thể, doanh nghiệp sản xuất tại điểm P có cùng sản lượng với điểm Q, trong khi lượng đầu vào cần thiết nhiều hơn. Khi đó tỷ lệ phi hiệu quả kỹ thuật (techinal inefficiency rate) là TI = QP/OP, trong khi mức độ hiệu quả kỹ thuật mà doanh nghiệp đạt được trong trường hợp này là TE = OQ/OP. Trong trường hợp P trùng Q, giá trị này bằng 1 giá trị thể hiện hiệu quả kỹ thuật hoàn hảo. Như vậy, mức độ hiệu quả kỹ thuật mà doanh nghiệp đạt được trong trường hợp thị trường cạnh tranh hoàn hảo và giả thiết hiệu quả không đổi theo quy mô thuộc khoảng 0 đến 1. 1 Tổng thanh khoản được tạo (liquidity creation) theo Berger và Bouwman (2009) sẽ phù hợp hơn Total Asset. 2 Giả thiết này có nghĩa một tỷ lệ tăng/giảm đầu vào sẽ cho kết quả đầu ra tăng/giảm cùng tỷ lệ.
  20. 10 Hình 1.1: Hiệu quả kỹ thuật trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo Nguồn: Coelli (1996) Giả thiết về thị trường cạnh tranh hoàn hảo và hiệu quả không đổi theo quy mô không thực tế. Trong điều kiện hiệu quả biến đổi theo quy mô (variable return to scale- VRS), khái niệm hiệu quả kỹ thuật được phân tách thành hiệu quả kỹ thuật thuần túy (pure technical efficiency – PTE) và hiệu quả theo quy mô (scale efficiency – SE), được minh họa trong Hình 1.2. Trong Hình 1.2, đường CRS thể hiện đường đẳng lượng trong trường hợp hiệu quả không đổi theo quy mô của doanh nghiệp có đầu vào X là đầu ra là Y. Tương tự trường hợp đầu tiên, mức độ hiệu quả kỹ thuật mà điểm P đạt được là TE = APc/ AP, mức độ phi hiệu quả kỹ thuật là TI = PPc/AP. Bên cạnh đó, đường VRS thể hiện cho đường đẳng lượng trong trường hợp hiệu quả kỹ thuật biến đổi trong thị trường không cạnh tranh hoàn hảo. VRS luôn nằm bên phải CRS thể hiện sự phi hiệu quả kỹ thuật theo các giả thiết ban đầu. Với cùng một mức đầu ra A, ta sẽ có mức độ hiệu quả kỹ thuật thuần túy là PTE = APv/ AP đại diện cho hiệu quả kỹ thuật đối với riêng đường VRS. Hiệu quả theo quy mô đại diện cho mức độ hiệu quả của đường VRS so với đường CRS, có giá trị bằng SE = APc/ APv, mức độ phi hiệu quả theo quy mô (scale inefficiency) trong trường hợp này là SI = PcPv/ APv. Dưới các điều kiện VRS, SE sẽ có giá trị nhỏ hơn 1, hay nói cách khác SI > 0, tức doanh nghiệp sẽ có mức độ phi hiệu quả theo quy mô nhất định. Ngược lại, nếu doanh nghiệp hoạt động tại đường CRS, SE = 1, doanh nghiệp đạt hiệu quả theo quy mô. Trong trường hợp này, các nghiên cứu thực nghiệm thường đánh giá hiệu quả hoat động (bank efficiency) thông qua các tiêu chí hiệu quả chi phí (cost efficiency), hiệu quả doanh thu (revenue efficiency) hay hiệu quả về lợi nhuận (profit efficiency) thông qua các phương pháp gồm nhóm các phương pháp tham số (parametric approach) và phi tham số (non- parametric approach).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2