Luận án Tiến sĩ Tài chính Ngân hàng: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam
lượt xem 27
download
Hệ thống hóa, làm rõ và bổ sung những vấn đề lý luận cơ bản về Bảo hiểm nhân thọ và các cơ sở lý thuyết nghiên cứu về quyết định mua bảo hiểm nhân thọ. Phân tích thực trạng thị trường bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam, đồng thời phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định mua bảo hiểm nhân thọ. Đề xuất các giải pháp và đưa ra những kiến nghị nhằm gia tăng quyết định mua bảo hiểm nhân thọ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Tài chính Ngân hàng: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN --------------------------------- MAI THỊ HƯỜNG NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA SẢN PHẨM BẢO HIỂM NHÂN THỌ Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG \ HÀ NỘI – NĂM 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN --------------------------------- MAI THỊ HƯỜNG NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA SẢN PHẨM BẢO HIỂM NHÂN THỌ Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế bảo hiểm Mã số: 9340201 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Nguyễn Thị Chính 2. TS. Phạm Trường Giang HÀ NỘI – NĂM 2019
- i LỜI CAM KẾT Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng luận án tiến sĩ: “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam” này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Hà Nội, ngày…..tháng 01 năm 2019 Nghiên cứu sinh Mai Thị Hường
- ii LỜI CẢM ƠN Trước tiên tôi xin được gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô trường Đại học Kinh tế quốc dẫn đã trang bị cho tôi những kiến thức quý báu để giúp tôi có khả năng hoàn thành luận án này. Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến tập thể giáo viên hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Chính và TS. Phạm Trường Giang đã luôn chỉ bảo và hướng dẫn tận tình cả về nội dung khoa học cũng như phương pháp nghiên cứu để hoàn thành luận án này. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo của Viện đào tạo sau đại học đã luôn hỗ trợ nghiên cứu sinh trong suốt quá trình học tập cũng như hướng dẫn nghiên cứu sinh trong quá trình hoàn thiện hồ sơ luận án. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp doanh nghiệp đã luôn tận tình hỗ trợ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu của mình. Xin trân trọng cảm ơn! Nghiên cứu sinh Mai Thị Hường
- iii MỤC LỤC LỜI CAM KẾT ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................ vi DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................. vii DANH MỤC HÌNH ............................................................................................... ix LỜI MỞ ĐẦU ..........................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ BẢO HIỂM NHÂN THỌ VÀ QUYẾT ĐỊNH MUA BẢO HIỂM NHÂN THỌ .................................8 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu ngoài nước ........................................8 1.1.1. Các công trình nghiên cứu dựa trên khung lý thuyết truyền thống ............8 1.1.2. Các nghiên cứu dựa trên việc xem xét tác động của các biến tổng hợp đến nhu cầu và quyết định mua bảo hiểm nhân thọ ..................................................21 1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước về bảo hiểm nhân thọ 27 1.3. Khoảng trống nghiên cứu ..............................................................................32 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ........................................................................................33 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM NHÂN THỌ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA SẢN PHẨM BẢO HIỂM NHÂN THỌ ...............................................................................................34 2.1. Khái quát về bảo hiểm nhân thọ ...................................................................34 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của bảo hiểm nhân thọ ..........................34 2.1.2. Khái niệm và đặc điểm của bảo hiểm nhân thọ ........................................35 2.1.3. Tác dụng của bảo hiểm nhân thọ ..............................................................39 2.1.4. Các loại hình bảo hiểm nhân thọ cơ bản ...................................................40 2.1.5. Hệ thống kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm nhân thọ ..........................46 2.1.6. Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ ....................................................................49 2.2. Cơ sở lý thuyết về hành vi mua trong bảo hiểm nhân thọ .........................53 2.2.1. Thuyết hành động hợp lý (TRA) ..............................................................54 2.2.2. Lý thuyết hành vi dự định (TPB) ..............................................................56 2.2.3. Cơ sở lý thuyết về mối liên hệ giữa thái độ, ý định và hành vi (Ajzen và Fishbein, 2005) ...................................................................................................58 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm bảo hiểm nhân thọ .................................................................................................................................63 2.3.1. Nhân tố thuộc về thái độ ...........................................................................63
- iv 2.3.2. Nhân tố chuẩn mực chủ quan ...................................................................66 2.3.3. Nhận thức kiểm soát hành vi ....................................................................67 2.3.4. Ý định hành vi...........................................................................................68 2.3.5. Hành vi hay quyết định tiêu dùng (quyết định mua) ................................69 2.3.6. Mối quan hệ giữa ý định và hành vi .........................................................69 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ........................................................................................70 CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................71 3.1. Mô hình lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm bảo hiểm nhân thọ ...................................................71 3.1.1. Ảnh hưởng của thái độ ..............................................................................72 3.1.2. Ảnh hưởng của chuẩn mực chủ quan .......................................................73 3.1.3. Ảnh hưởng của nhận thức kiểm soát hành vi ...........................................74 3.1.4. Ảnh hưởng của ý định mua .......................................................................75 3.2. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................77 3.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu ...................................................................77 3.2.2 Dữ liệu thứ cấp...........................................................................................77 3.2.3 Dữ liệu sơ cấp ............................................................................................77 3.2.4. Thiết kế thang đo ......................................................................................80 3.3. Phương pháp phân tích dữ liệu.....................................................................83 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ........................................................................................89 CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM NHÂN THỌ Ở VIỆT NAM VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA BẢO HIỂM NHÂN THỌ ...........................................................................90 4.1. Thực trạng thị trường bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam ..............................90 4.1.1. Tổng quan thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam ................................90 4.1.2. Tình hình khai thác của các doanh nghiệp BHNT trên thị trường bảo hiểm Việt Nam .............................................................................................................95 4.1.3. Thực trạng chi trả tiền bảo hiểm .............................................................105 4.1.4. Thực trạng hệ thống kênh phân phối đại lý BHNT trên thị trường hiện nay ...........................................................................................................................108 4.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm BHNT ....110 4.2.1. Kết quả phân tích thống kê mô tả mẫu khảo sát .....................................110 4.2.2. Phân tích độ tin cậy của các thang đo bằng hệ số Cronbach’s alpha .....114 4.2.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA ...........................................................115 4.2.4. Phân tích hồi quy sự ảnh hưởng của các nhân tố trong mô hình nghiên cứu ...118
- v TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ......................................................................................128 CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM GIA TĂNG QUYẾT ĐỊNH MUA SẢN PHẨM BẢO HIỂM NHÂN THỌ .......................................129 5.1. Bình luận kết quả phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định mua sản phẩm bảo hiểm nhân thọ .....................................................................129 5.1.1. Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu đối với các nhân tố ảnh hưởng đến thái độ mua BHNT (mô hình 1)......................................................129 5.1.2. Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu đối với các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua BHNT (mô hình 2) ......................................................132 5.1.3. Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu đối với các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua BHNT (mô hình 3,4,5)..........................................137 5.2. Mục tiêu phát triển thị trường bảo hiểm trong tương lai ........................140 5.3. Một số giải pháp nhằm gia tăng quyết định mua bảo hiểm nhân thọ .....141 5.3.1. Giải pháp gia tăng mức độ hiểu biết về sản phẩm BHNT ......................141 5.3.2. Nâng cao khả năng tiếp cận sản phẩm ....................................................146 5.3.3.Giải pháp nhằm gia tăng thái độ tích cực về sản phẩm ...........................152 5.3.4. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong kinh doanh bảo hiểm nhân thọ .....................................................................................................................156 5.4. Một số giải pháp khác nhằm gia tăng quyết định mua sản phẩm bảo hiểm nhân thọ ................................................................................................................157 5.4.1. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ157 5.4.2. Hoàn thiện quy định về giám sát khả năng thanh toán của doanh nghiêp bảo hiểm ............................................................................................................158 5.4.3. Nâng cao tính minh bạch thông tin .........................................................159 TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ......................................................................................159 KẾT LUẬN ........................................................................................................160 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ..................162 CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN.....................................................................162 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................163 PHỤ LỤC
- vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BHNT: Bảo hiểm nhân thọ TĐRR: Thái độ rủi ro TĐSP: Thái độ sản phẩm TĐBH: Thái độ bảo hiểm CMCQ: Chuẩn mực chủ quan KSHV: Kiểm soát hành vi HBTC Hiểu biết tài chính TCSP Tiếp cận sản phẩm YĐ: Ý đinh QĐ: Quyết định TRA: Lý thuyết hành động hợp lý TPB: Lý thuyết hành vi dự định EUT: Lý thuyết tiện ích dự kiến KQNC: Kết quả nghiên cứu
- vii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: So sánh giữa bảo hiểm nhân thọ truyền thống và bảo hiểm liên kết đầu tư .......................................................................................................... 45 Bảng 3.1: Căn cứ và giả thuyết nghiên cứu của mô hình .................................... 76 Bảng 3.2. Bảng mô tả thang đo likert .................................................................. 80 Bảng 3.3: Mã hóa thang đo và biến quan sát của mô hình nghiên cứu ............... 81 Bảng 3.4: Bảng mã hóa các thang đo ................................................................... 88 Bảng 4.1. Danh mục các doanh nghiệp BHNT trên thị trường Việt Nam hiện nay ............................................................................................................. 91 Bảng 4.2: Tình hình khai thác các sản phẩm chính của các DNBH nhân thọ trên thị trường giai đoạn 2014 – 2018 ........................................................ 97 Bảng 4.3: Chất lượng khai thác của các sản phẩm bảo hiểm chính giai đoạn 2013 – 2018 .................................................................................................. 98 Bảng 4.4: Cơ cấu các loại hình khai thác trong kỳ giai đoạn 2014 – 2018 ....... 100 Bảng 4.5: Tình hình khai thác mới các sản phẩm chính theo hợp đồng của các doanh nghiệp trên thị trường giai đoạn 2013 - 2018 ......................... 103 Bảng 4.6: Tình hình khai thác mới các sản phẩm chính theo phí bảo hiểm của các doanh nghiệp trên thị trường giai đoạn 2013 - 2018 ......................... 104 Bảng 4.7: Tình hình chi trả bảo hiểm gốc theo các loại hình bảo hiểm giai đoạn 2013 - 2016 ........................................................................................ 106 Bảng 4.8: Tình hình chi trả tiền bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường giai đoạn 2014 – 2018............................................................ 107 Bảng 4.9: Thống kê số lượng đại lý có mặt đến cuối kỳ của các DNBH Nhân thọ giai đoạn 2014 - 2018 ........................................................................ 109 Bảng 4.10: Kết quả về giới tính đối tượng được khảo sát ................................... 111 Bảng 4.11: Kết quả về độ tuổi của đối tượng được khảo sát ............................... 111 Bảng 4.12: Kết quả về trình độ học vấn của đối tượng được khảo sát ................ 112 Bảng 4.13: Kết quả về thu nhập của đối tượng được khảo sát ............................ 113 Bảng 4.14: Kết quả tình trạng mua BHNT của đối tượng được khảo sát ............ 113 Bảng 4.15: Hệ số Cronbach’s alpha cho các thang đo ......................................... 114
- viii Bảng 4.16: Phân tích nhân tố EFA tổng hợp KMO and Bartlett's Test cho mô hình Thái độ bảo hiểm ............................................................................... 116 Bảng 4.17: Phân tích nhân tố EFA tổng hợp KMO and Bartlett's Test cho mô hình ý định bảo hiểm ................................................................................. 117 Bảng 4.18: Phân tích nhân tố EFA tổng hợp KMO and Bartlett's Test cho mô hình quyết định bảo hiểm .......................................................................... 117 Bảng 4.19: Bảng kiểm định tương quan Pearson................................................. 119 Bảng 4.20: Kết quả hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến thái độ đối với hành vi mua bảo hiểm nhân thọ...................................................................... 121 Bảng 4.21: Kết quả hồi quy với ý định là biến phụ thuộc ................................... 122 Bảng 4.22: Ảnh hưởng của các nhân tố đến hành vi mua bảo hiểm nhân thọ ..... 123 Bảng 4.23. Mức độ tác động của các nhân tố theo hai nhóm khách hàng ........... 125 Bảng 4.24: Ảnh hưởng của ý định và biến điều tiết đến hành vi mua BHNT ..... 126
- ix DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Mô hình các nhân tố tác động đến ý định mua bảo hiểm nhân thọ ..... 12 Hình 1.2: Mối liên hệ giữa thái độ, chuẩn chủ quan và ý định mua bảo hiểm nhân thọ tiềm năng của khách hàng .................................................... 16 Hình 1.3: Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm bảo hiểm nhân thọ ...................................................................................... 28 Hình 1.4: Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm bảo hiểm nhân thọ của Prudential ............................................. 29 Hình 1.5: Mô hình và kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến ý định mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện nhân thọ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh .............................................................................................. 31 Hình 2.1: Các nhân tố xác định hành vi của một người theo lý thuyết hành động hợp lý (TRA) ....................................................................................... 55 Hình 2.2. Mô hình thuyết hành vi dự định (TPB) ............................................... 57 Hình 2.3: Mô hình MODE – quá trình hình thành thái độ .................................. 59 Hình 2.4. Mô hình lý thuyết hành động hợp lý (TRA) và lý thuyết hành vi dự định (TPB) tổng thể ............................................................................. 60 Hình 3.1: Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm bảo hiểm nhân thọ ...................................................................................... 71 Hình 4.1. Thị phần doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ năm 2017 .............................................................. 93 Hình 4.2: Doanh thu phí bảo hiểm theo nghiệp vụ năm 2017 ............................. 94
- 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ở mỗi quốc gia, trong mọi thời kỳ, con người luôn được coi là lực lượng sản xuất chủ yếu. Khi nền kinh tế càng phát triển, những rủi ro trong cuộc sống cũng gia tăng và ngày càng đa dạng, phức tạp. Theo đó sự quan tâm dành cho con người cũng ngày càng được chú ý, đặc biệt là nhu cầu về việc được bảo vệ toàn diện trước những biến cố trong cuộc sống. Mặc dù có nhiều biện pháp khác nhau để đối phó với rủi ro tuy nhiên cho đến nay, một trong những biện pháp hữu hiệu vẫn được đặt lên hàng đầu đó là bảo hiểm. Các sản phẩm bảo hiểm nói chung và bảo hiểm nhân thọ nói riêng là các biện pháp chia sẻ rủi ro và phân tán tổn thất, thiệt hại giữa những người tham gia bảo hiểm. Bảo hiểm nhân thọ là một trong những loại hình bảo hiểm ra đời khá sớm với mục đích ban đầu là bảo hiểm cho các sự kiện sống và chết của khách hàng. Ngày nay, với những đặc điểm cơ bản về tính tiết kiệm và tính rủi ro và dựa trên nền tảng của các sản phẩm truyền thống, các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ ở các doanh nghiệp đang ngày càng được đa dạng và phong phú nhằm đáp ứng những mục đích khác nhau của người tham gia về tiêu dùng, tiết kiệm và rủi ro. Đối tượng, mục tiêu và phạm vi bảo hiểm của các sản phẩm này cũng ngày càng được mở rộng hướng tới những kế hoạch tài chính hiệu quả dành cho người tham gia kể từ khi ra đời cho đến khi nghỉ hưu. Với những lợi ích rất lớn và đáp ứng được nhiều mục đích khác nhau của bảo hiểm nhân thọ như vậy tuy nhiên với sự tăng trưởng của kinh tế và thu nhập của người tiêu dùng nhưng việc mua các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ trên thị trường lại chưa phát triển ở mức độ tương xứng. Theo số liệu báo cáo của Swiss Re tỷ lệ tham gia bảo hiểm nhân thọ ở các nước phát triển như Anh, Mỹ, Nhật Bản là khoảng trên 90%; ở các nước trong khu vực như Singapore là trên 80%; Malaysia là 50% trong khi đó tỷ lệ này ở Việt Nam tính đến hết 2017 chỉ khoảng 10%. Cũng theo báo cáo tổng hợp của hiệp hội bảo hiểm về tỷ lệ thâm nhập bảo hiểm nhân thọ được tính dựa trên tổng phí bảo hiểm so với GDP cho thấy tỷ lệ thâm nhập bảo hiểm (doanh thu phí BH/GDP) của ASEAN có xu hướng được cải thiện dần trong những năm gần đây, tuy nhiên vẫn ở mức thấp (3%). Trong số đó, Việt Nam tuy thị trường vẫn tăng trưởng tốt, nhưng tỷ lệ thâm nhập thị trường của ngành bảo hiểm Việt Nam còn rất thấp so với các
- 2 nước trong khu vực, mới chỉ ở mức 2% GDP, trong khi tỷ lệ này ở Thái Lan là 5,5%, Singapore là 14%. Do vậy, việc nghiên cứu những nhân tố tác động đến hành vi mua bảo hiểm nhân thọ là hoàn toàn cần thiết. Trên thế giới việc nghiên cứu về bảo hiểm nhân thọ nói chung và hành vi mua Bảo hiểm nhân thọ cũng như khảo sát nhu cầu về bảo hiểm nhân thọ đã có rất nhiều. Bảo hiểm nhân thọ cho phép các cá nhân và hộ gia đình chia sẻ với nhiều người khác và hỗ trợ tổn thất tài chính từ những rủi ro không mong muốn như tử vong từ phần lương cơ bản của mình (Garman và Forgue, 2006). Bảo hiểm nhân thọ là một công cụ tài chính quan trọng để phân bổ các nguồn lực trước những biến cố không chắc chắn của cuộc sống (Yaari, 1964; Yaari, 1965) và là một thành tố quan trọng trong kế hoạch tài chính dài hạn (Carson và Forster, 2000). Các nghiên cứu này cũng đồng thời chỉ ra có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm nhân thọ của khách hàng: có những nhân tố thuộc về kinh tế; nhân tố thuộc về tâm lý hay các nhân tố thuộc về văn hóa xã hội. Ở Việt Nam cũng có nhiều nghiên cứu về vấn đề này ở các cấp độ khác nhau.. Các nghiên cứu được xem xét dưới các góc độ thị trường và cá nhân. Nghiên cứu dưới góc độ thị trường phải kể đến luận án tiến sĩ của (Hồ Thủy Tiên, 2007); Phí Trọng Thảo (2003). Việc nghiên cứu phát triển thị trường và sự thỏa mãn nhu cầu của khách hàng là rất quan trọng bởi nó giúp thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nói chung nhưng để đạt điều này cần dựa trên một quyết định rất quan trọng là quyết định có hay không việc khách hàng sẽ mua các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ. tuy nhiên việc khai thác mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu dưới góc độ thị trường như nghiên cứu của Hồ Thủy Tiên (2007); Phí Trọng Thảo (2003). Việc nghiên cứu phát triển thị trường và sự thỏa mãn nhu cầu của khách hàng là rất quan trọng bởi nó giúp thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nói chung nhưng để đạt điều này cần dựa trên một quyết định rất quan trọng là quyết định có hay không việc khách hàng sẽ mua các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ. Dưới góc độ cá nhân có một số bài viết đã xem xét ảnh hưởng của các nhân tố đến ý định mua bảo hiểm như Nguyễn Tiến Dũng và cộng sự (2015) đối với sản phẩm bảo hiểm hưu trí tự nguyện của cư dân thành phố Hồ Chí Minh; nghiên cứu của Nguyễn Thị Thùy và Nguyễn Văn Ngọc (2015) xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm bảo hiểm nhân thọ của Prudential; nghiên cứu của Lê Long Hậu và cộng sự (2017) xem xét ảnh hưởng của thái độ đối với rủi ro và hiểu biết tài chính đến quyết định mua bảo hiểm nhân thọ của cá nhân. Tuy
- 3 nhiên, cũng như các công trình nghiên cứu khác trên thế giới, các nghiên cứu này đều dựa trên việc xem xét các tác động tổng hợp của các nhân tố; mỗi nghiên cứu khác nhau sử dụng các nhân tố hoặc nhóm nhân tố khác nhau. Do vậy, các kết quả vẫn còn nhiều mâu thuẫn. Bên cạnh đó, những nghiên cứu dựa trên khung lý thuyết hành vi mới chỉ dừng lại ở “ý định” mua của khách hàng thay vì nghiên cứu hành vi thực tế. Xuất phát từ những vấn đề nói trên nghiên cứu sinh đã quyết định chọn đề tài “nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định mua sản phẩm bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận án của mình. 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy quyết định mua bảo hiểm nhân thọ của khách hàng trong tương lai. - Mục tiêu cụ thể: + Hệ thống hóa, làm rõ và bổ sung những vấn đề lý luận cơ bản về Bảo hiểm nhân thọ và các cơ sở lý thuyết nghiên cứu về quyết định mua bảo hiểm nhân thọ. + Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm bảo hiểm nhân thọ. + Phân tích thực trạng thị trường bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam, đồng thời phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định mua bảo hiểm nhân thọ. + Đề xuất các giải pháp và đưa ra những kiến nghị nhằm gia tăng quyết định mua bảo hiểm nhân thọ. 2.2. Câu hỏi nghiên cứu Để thực hiện được những mục tiêu trên, luận án phải trả lời được các câu hỏi nghiên cứu sau đây: - Nhân tố nào ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm bảo hiểm nhân thọ? - Ý định và quyết định mua bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam dưới góc độ của lý thuyết hành vi mua có thật sự có ý nghĩa?
- 4 - Nhân tố nào ảnh hưởng đến mối quan hệ từ ý định đến hành vi mua bảo hiểm nhân thọ của khách hàng? - Giải pháp nào thúc đẩy được sự ảnh hưởng của những nhân tố tích cực và hạn chế ảnh hưởng của các nhân tố tiêu cực đến quyết định mua bảo hiểm nhân thọ? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm nhân thọ của đối tượng khách hàng cá nhân 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Luận án nghiên cứu các vấn đề lý luận về bảo hiểm nhân thọ, các cơ sở lý thuyết về quyết định mua bảo hiểm nhân thọ và các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm nhân thọ của nhóm đối tượng khách hàng cá nhân. - Phạm vi về không gian: + Luận án nghiên cứu thực trạng thị trường bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam + Nghiên cứu khảo sát tác động của các nhân tố với mẫu khảo sát được lựa chọn tại địa bàn thành phố Hà Nội vì là nơi tập trung đông dân cư với mức thu nhập khả thi để mua BHNT nhưng tỷ lệ mua lại không cao như các tỉnh thành khác như Nghệ An theo số liệu của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ cung cấp. Nghiên cứu khảo sát được thực hiện bằng 2 phương pháp định tính và định lượng. Đối tượng khảo sát là khách hàng cá nhân hiện tại; tiềm năng và nhóm chuyên gia bao gồm các quản lý và tư vấn viên của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Phạm vi về mặt thời gian Số liệu thứ cấp: thu thập trong giai đoạn 2013-2018 Số liệu sơ cấp: thu thập thông tin trong giai đoạn 2017 - 2018 4. Phương pháp nghiên cứu - Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của thống kê như: tổng hợp, phân tích, so sánh. - Trong quá trình nghiên cứu, luận án kết hợp cả phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng.
- 5 Trong đó: Nghiên cứu định tính: nhằm mục đích tiếp cận khách hàng hiện tại, tiềm năng, nhóm quản lý và nhân viên tư vấn. Hình thức: Phỏng vấn trực tiếp. Quy mô mẫu: 20 người Địa điểm phỏng vấn: tại Hà Nội Phương pháp chọn mẫu: phương pháp lấy mẫu thuận tiện vì phương pháp này thích hợp cho nghiên cứu có thời gian và nguồn lực giới hạn. Thiết kế bảng câu hỏi định tính Nghiên cứu định lượng: Sau khi nghiên cứu định tính, thì tiến hành khảo sát sơ bộ và điều tra mở rộng nhằm thu thập số liệu định lượng các yếu tố ảnh hưởng. - Thiết kế bảng câu hỏi định lượng - Quy mô mẫu: 350 - Phương pháp thu thập dữ liệu: nghiên cứu sinh thực hiện khảo sát thông qua phiếu khảo sát điện tử được tạo trên công cụ “Google docs forms” cho các đối tượng khách hàng hiện tại và tiềm năng. Sau khi thu thập và xử lý số liệu nghiên cứu sinh thu về 342 phiếu hợp lệ. Thời gian khảo sát thực hiện từ tháng 10/2017 đến 6/2018. Phương pháp phân tích dữ liệu: các nguồn dữ liệu sau khi thu thập được phân tích thông qua các bước thống kê mô tả; phân tích thống kê mô tả; phân tích hệ số Cronbach’s Alpha; phân tích nhân tố khám phá EFA; Kiếm tra tính tương quan; Mục đích chạy tương quan Pearson nhằm kiểm tra mối tương quan tuyến tính chặt chẽ giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập và hồi quy để đánh giá mối liên hệ và chiều hướng tác động của các nhóm nhân tố đến quyết định mua sản phẩm bảo hiểm nhân thọ. Phần mềm sử dụng: Phần mềm xử lý dữ liệu SPSS 22 5. Đóng góp mới của luận án Thông qua cơ sở lý thuyết gốc, luận án xác định được những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm nhân thọ dưới góc độ hành vi mua nói chung sau đó có tham khảo, điều chỉnh và chi tiết các nhân tố đặc thù trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ nói riêng dựa trên một số nghiên cứu điển hình gần đây. Theo đó, các biến độc lập được đưa vào mô hình bao gồm: mức độ chấp nhận rủi ro tài
- 6 chính; cảm nhận lợi ích sản phẩm; nhận thức rủi ro trong tương lai; thái độ đối với hành vi mua bảo hiểm nhân thọ; các nhân tố thuộc về chuẩn mực chủ quan; các nhân tố thuộc về nhận thức kiểm soát hành vi bao gồm: khả năng hiểu biết về sản phẩm và khả năng tiếp cận sản phẩm. Mô hình bao gồm 3 biến phụ thuộc là thái độ, ý định và quyết định (hành vi) mua BHNT. Đồng thời, nghiên cứu cũng xác định nhân tố nhận thức kiểm soát hành vi đóng vai trò vừa là biến độc lập vừa là biến điều tiết ảnh hưởng đến quá trình thúc đẩy từ ý định đến quyết định thực tế của khách hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy những người có ý định mua bảo hiểm thì có khả năng mua bảo hiểm thực tế cao hơn so với những người không có ý định. Theo đó kỳ vọng của luận án sẽ đạt được bao gồm: - Hệ thống hóa các cơ sở lý thuyết về hành vi mua bảo hiểm nhân thọ - Phân tích so sánh sự khác nhau về mức độ tác động của các nhân tố đến ý định và hành vi mua sản phẩm bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam. - Kiểm định lại tác động của các nhân tố ảnh hưởng trong điều kiện bối cảnh kinh tế xã hội của Việt Nam - Rút ra bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp bảo hiểm để tác động thúc đẩy quyết định mua BHNT của khách hàng cá nhân. Điểm mới của luận án là đã ứng dụng mô hình lý thuyết hành vi dự định mở rộng (Ajzen và Fishbein, 2005; Ajzen, 2003) để nghiên cứu quyết định mua sản phẩm bảo hiểm nhân thọ bằng việc cụ thể hóa biến “thái độ” trong mô hình TPB gốc bằng 3 biến độc lập “thái độ rủi ro”; “cảm nhận lợi ích sản phẩm”; “nhận thức rủi ro trong tương lai”. Biến “nhận thức kiểm soát hành vi” bên cạnh việc là biến độc lập còn đóng vai trò là biến điều tiết ảnh hưởng đến quá trình hình thành từ ý định đến quyết định mua trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ. Luận án sử dụng phương pháp phân tích biến điều tiết để xem xét tác động của các biến kiểm soát hành vi đến quá trình thúc đẩy từ ý định mua bảo hiểm đến quyết định mua BHNT trên thực tế thông qua sử dụng công cụ Process Macro của Hayes (2013). Phương pháp này giúp hạn chế tình trạng đa cộng tuyến giữa các biến so với việc sử dụng kỹ thuật biến nhân trong SPSS đơn thuần.
- 7 6. Kết cấu của luận án Luận án ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục bảng biểu sơ đồ, hình vẽ và các phụ lục khác được kết cấu thành các phần chính như sau: Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu về bảo hiểm nhân thọ và quyết định mua bảo hiểm nhân thọ Chương 2: Cơ sở lý luận về bảo hiểm nhân thọ và các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm bảo hiểm nhân thọ Chương 3: Mô hình và phương pháp nghiên cứu Chương 4: Thực trạng thị trường Bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam hiện nay và ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định mua bảo hiểm nhân thọ Chương 5: Giải pháp và kiến nghị nhằm gia tăng quyết định mua bảo hiểm nhân thọ
- 8 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ BẢO HIỂM NHÂN THỌ VÀ QUYẾT ĐỊNH MUA BẢO HIỂM NHÂN THỌ Cho đến thời điểm hiện nay đã có một lượng lớn các nghiên cứu được phát triển liên quan đến bảo hiểm nhân thọ và quyết định mua bảo hiểm nhân thọ. Các nghiên cứu này chủ yếu được chia thành 2 hướng: - Các nghiên cứu dựa vào các khung lý thuyết truyền thống sau đó nỗ lực giải thích hành vi mua dựa trên hành vi kỳ vọng của con người. - Các nghiên cứu sử dụng các nhân tố kinh tế, nhân khẩu học, tâm lý …để giải thích quyết định mua bảo hiểm nhân thọ Theo đó, tổng quan tình hình nghiên cứu của luận án sẽ đi vào trình bày các kết quả nghiên cứu chính đã đạt được để xác định vấn đề nghiên cứu phù hợp trong bối cảnh của Việt Nam hiện nay. 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu ngoài nước 1.1.1. Các công trình nghiên cứu dựa trên khung lý thuyết truyền thống - Nhóm công trình nghiên cứu về bảo hiểm nhân thọ theo lý thuyết tiện ích dự kiến (Expected Utility Theory) Trong những năm 1940 và 1950 có rất nhiều các mô hình mới đã được phát triển để nghiên cứu việc ra quyết định trong điều kiện không chắc chắn. Lý thuyết tiện ích dự kiến (EUT) từ lâu đã là nền tảng cho các mô hình nghiên cứu về nhu cầu bảo hiểm dựa trên rủi ro đồng thời cũng cung cấp một cơ sở so sánh chung cho các mô hình khác nhau. Những người tiên phong trong những ngày đầu của kinh tế bảo hiểm, như Borch và Mossin (1968), thường gọi EUT dưới sự ác cảm rủi ro là “Nguyên lý Bernoulli” trong sự tôn kính đến luận thuyết nổi tiếng của Bernoulli (1738). Kết quả từ các mô hình EUT vẫn được sử dụng để giải thích nhiều giao dịch trong thực tế, chẳng hạn như thiết kế các hợp đồng bảo hiểm, xác định tỷ lệ khấu trừ cũng như tỷ lệ chia sẻ rủi ro. Theo lý thuyết tiện ích dự kiến (EUT), nhu cầu bảo hiểm được xác định dựa trên việc tối đa hóa lợi ích kỳ vọng dựa vào một số các yếu tố như tuổi thọ, kỳ vọng sống, thu nhập …trong mối liên hệ với ác cảm rủi ro. Một trong những dự đoán nổi tiếng nhất dựa trên lý thuyết về lợi ích kỳ vọng (EUT) là nhu cầu bảo hiểm gia tăng cùng với tài sản. Trong nghiên cứu về việc phát triển các thang đo về việc lo ngại rủi ro (Arrow (1965); Pratt và cộng sự (1964)) cho rằng tài sản và nhu
- 9 cầu bảo hiểm có liên hệ tỷ lệ nghịch. Mossin (1968) cũng đã chứng minh rằng nếu phương pháp đo lường của Arrow – Pratt với mức độ hoàn toàn lo ngại rủi ro thì khi tài sản gia tăng và phí bảo hiểm là khả thi trong điều kiện các yếu tố được tính toán cân bằng (giá trị tài sản hay phân bổ tổn thất) thì mức độ khấu trừ cũng tăng và chi phí một người sẵn sàng trả để mua bảo hiểm sẽ giảm đi. Theo Browne và Kim (1993), các lý thuyết về mô hình bảo hiểm nhân thọ được xuất phát bởi Yaari (1964); Yaari (1965) Fischer (1973), Campbell (1980) và Bernheim (1991). Tất cả những mô hình này đã chỉ ra lý thuyết tiêu dùng của Yaari (1965) những người tiêu dùng coi bảo hiểm nhân thọ có ý nghĩa như là một phương tiện liên quan đến sự không chắc chắn về thu nhập của hộ gia đình cũng như cái chết sớm của những người trụ cột. Trong khung lý thuyết của Yaari, một người tiêu dùng mua bảo hiểm nhân thọ để gia tăng kỳ vọng của họ về lợi ích của cuộc đời. Lewis (1989) đã sử dụng khung lý thuyết bảo hiểm nhân thọ được phát triển bởi Yaari (1965) trong bài viết của ông bằng cách đưa vào mô hình của mình những sở thích của các thành viên khác trong gia đình. Trong khi đó, nghiên cứu trước đây dựa trên giả định rằng bảo hiểm nhân thọ được mua để tối đa hóa tiện ích trọn đời của cá nhân mua sản phẩm bảo hiểm nhân thọ cũng như của người có thu nhập trụ cột. Lewis cho rằng nên mua bảo hiểm nhân thọ để đáp ứng nhu cầu cho người sống sót. Mô hình của ông không rõ ràng dựa vào thu nhập trụ cột là động cơ thúc đẩy. Lewis (1989) xem xét nhu cầu bảo hiểm nhân thọ khác với các nghiên cứu trước đó bằng việc xác định định mục tiêu của hộ gia đình là tối đa hóa lợi ích dự kiến của người thụ hưởng. Theo đó thì tổng số tiêu dùng bảo hiểm nhân thọ gia tăng với khả năng tử vong của người có thu nhập chính và giá trị hiện tại của các khoản tiêu dùng dành cho gia đình giả thiết khi người có thu nhập còn sống. Việc tiêu dùng bảo hiểm nhân thọ cũng gia tăng với những gia đình có mức độ lo ngại rủi ro và tỷ lệ nghịch khi chính sách phí thay đổi và tài sản của gia đình. Những cá nhân mà né tránh rủi ro, một giả định phổ biến trong lý thuyết về kinh tế học tập trung vào các lý thuyết của Morgenstern và Von Neumann (1953). Hành vi bảo hiểm thường được trích dẫn như là một cách hỗ trợ mẫu mực cho giả định về né tránh rủi ro (Arrow, 1971; Deaton và Muellbaure, 1980). Trong trường hợp cụ thể, mọi người sẵn sàng mua bảo hiểm để trả phí cho rủi ro (một khoản tiền lớn hơn giá trị kỳ vọng mà họ khiếu nại) để loại trừ xác suất của một tổn thất lớn trong tương lai. Không phải ngạc nhiên mà những mô hình bảo hiểm dự đoán dựa trên lý thuyết về lợi ích chuẩn mực cho thấy nhu cầu bảo hiểm và lo sợ rủi ro có tương quan tích cực (Schlesinger, 2000; Briys và Schlesinger, 1990).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Sử dụng công cụ phái sinh trong quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
314 p | 83 | 21
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Phát triển tín dụng xanh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
267 p | 72 | 21
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt
241 p | 23 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Mở rộng cơ sở thuế ở Việt Nam
226 p | 17 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Quản lý tài chính tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
206 p | 23 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới thu ngân sách nhà nước tại các địa phương ở Việt Nam
165 p | 25 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng tới ý định tham gia bảo hiểm vi mô của người có thu nhập thấp tại Việt Nam
215 p | 17 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Tác động của chính sách tín dụng đến hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam
248 p | 17 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Nhân tố tác động đến tính thanh khoản của cô phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
208 p | 34 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hoàn thiện kiểm soát chi đầu tư từ ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước Việt Nam
184 p | 29 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - ngân hàng: Quản lý hóa đơn điện tử của cơ quan thuế đối với doanh nghiệp ở Việt Nam
271 p | 11 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở thành phố Hà Nội trong điều kiện áp dụng mô hình chính quyền đô thị
27 p | 20 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Nghiên cứu rủi ro lan tỏa của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
190 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính Ngân hàng: Các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc nợ công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
190 p | 23 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường thông tin và cơ chế quản trị công ty đến hoạt động sáp nhập và mua bán tại Việt Nam
196 p | 22 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam
229 p | 15 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Quản lý tài chính tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
27 p | 6 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tài chính – Ngân hàng: Hạn chế tài chính và hành vi đầu tư của các công ty tại Châu Á – vai trò của phát triển tài chính
30 p | 2 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn