Luận án Tiến sĩ Tài chính Ngân hàng: Tài chính toàn diện, ổn định ngân hàng và chất lượng thể chế – nghiên cứu tại các nước Asean
lượt xem 7
download
Mục tiêu tổng quát của luận án "Tài chính toàn diện, ổn định ngân hàng và chất lượng thể chế – nghiên cứu tại các nước Asean" là nghiên cứu tác động của tài chính toàn diện, của chất lượng thể chế đến ổn định ngân hàng, và đánh giá ảnh hưởng của chất lượng thể chế đối với tác động của tài chính toàn diện đến ổn định ngân hàng ở các nước ASEAN. Từ đó, luận án đưa ra hàm ý chính sách liên quan đến tài chính toàn diện, chất lượng thể chế nhằm làm gia tăng sự ổn định của hệ thống ngân hàng ở các nước ASEAN.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Tài chính Ngân hàng: Tài chính toàn diện, ổn định ngân hàng và chất lượng thể chế – nghiên cứu tại các nước Asean
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN ĐẶNG HẢI YẾN TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN, ỔN ĐỊNH NGÂN HÀNG VÀ CHẤT LƯỢNG THỂ CHẾ – NGHIÊN CỨU TẠI CÁC NƯỚC ASEAN LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2023
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN ĐẶNG HẢI YẾN TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN, ỔN ĐỊNH NGÂN HÀNG VÀ CHẤT LƯỢNG THỂ CHẾ – NGHIÊN CỨU TẠI CÁC NƯỚC ASEAN LUẬN ÁN TIẾN SĨ BẢO VỆ CẤP TRƯỜNG Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 9.34.02.01 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS HẠ THỊ THIỀU DAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2023
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi tên Nguyễn Đặng Hải Yến, nghiên cứu sinh Khóa 24, niên khóa 2020 - 2023, Trường Đại Học Ngân Hàng TP. Hồ Chí Minh. Tôi cam đoan rằng luận án này chưa từng được trình nộp để lấy học vị tại bất cứ một cơ sở đào tạo nào. Luận án này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả với sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học. Kết quả nghiên cứu trong luận án này là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận án. TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 2 năm 2023 Người cam đoan
- ii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin kính gửi lời tri ân sâu sắc đến người hướng dẫn khoa học của tôi là PGS. TS Hạ Thị Thiều Dao. Cô đã hướng dẫn rất tận tình, đóng góp nhiều ý kiến hữu ích đối với các nội dung nghiên cứu của luận án và thường xuyên động viên tôi hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh đã giảng dạy và trang bị những kiến thức cần thiết trong quá trình học tập, nghiên cứu. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các Thầy, Cô phòng Sau đại học và các phòng ban liên quan đã hỗ trợ nhiệt tình cho tôi trong việc hoàn thành các thủ tục trong quá trình nghiên cứu tại Trường. Lời cuối cùng, tôi xin gửi lời tri ân đến Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh đã hỗ trợ về kinh phí cũng như các Anh, Chị đồng nghiệp đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành công việc và học tập như mong muốn. Tôi xin chân thành cảm ơn sự chia sẻ và động viên của Gia đình, là nguồn động lực to lớn để tôi cố gắng thực hiện và hoàn thành luận án. TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 2 năm 2023 Tác giả luận án
- iii TÓM TẮT LUẬN ÁN TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN, ỔN ĐỊNH NGÂN HÀNG VÀ CHẤT LƯỢNG THỂ CHẾ - NGHIÊN CỨU TẠI CÁC NƯỚC ASEAN Từ sau khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, thúc đẩy tài chính toàn diện với mục tiêu tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính cho người dân – được coi là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của nhiều quốc gia, trong đó có các nước ASEAN (Rahman, 2015; Tambunlertchai, 2015). Các nghiên cứu trên thế giới đã đưa ra các khái niệm khác nhau về tài chính toàn diện, xây dựng cách đo lường tài chính toàn diện, phân tích và cung cấp các bằng chứng cho thấy vai trò của tài chính toàn diện đối với tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững (García, 2016; Sarma, 2012; Sarma & Pais, 2011). Cũng từ sau năm 2008, ngoài vấn đề tài chính toàn diện, ổn định ngân hàng cũng là vấn đề được đề cập, quan tâm nhiều (Ovi & ctg., 2014). Bàn về tác động của tài chính toàn diện đến ổn định ngân hàng, các nghiên cứu trên thế giới có các quan điểm khác nhau (Hannig & Jansen, 2010; Neaime & Gaysset, 2018). Một số nghiên cứu cho rằng tài chính toàn diện tác động thuận chiều đến ổn định ngân hàng trong khi đó một số nghiên cứu chỉ ra tác động ngược chiều của tài chính toàn diện. Hơn nữa, tác động của tài chính toàn diện đến ổn định ngân hàng lại phụ thuộc vào các yếu tố khác bên ngoài như chất lượng thể chế. Theo đó, chất lượng thể chế của các quốc gia khác nhau thì ảnh hưởng của tài chính toàn diện đến ổn định ngân hàng cũng khác nhau (Ahamed & Mallick, 2019). Song, ở các nước ASEAN, chưa có nghiên cứu nào thật sự chú ý đến việc điều tra xem ảnh hưởng của chất lượng thể chế đến tác động của tài chính toàn diện đến ổn định ngân hàng như thế nào. Trong khi đó chất lượng thể chế là một nhân tố quan trọng, đảm bảo và định hướng các hoạt động trong nền kinh tế, được thực hiện một cách có quy tắc, trật tự, nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. Do vậy, nghiên cứu về ảnh hưởng của chất lượng thể chế là thật sự cần thiết, không chỉ mang lại ý nghĩa hết sức to lớn cho các nhà hoạch định chính sách ở các quốc gia này, mà còn có ý nghĩa đối với những quốc gia có hệ thống tài chính và chất lượng thể chế tương tự. Từ sự thiếu hụt này, luận án thực hiện đề tài nghiên cứu “Tài chính toàn diện, ổn định ngân hàng và chất lượng thể chế - Nghiên cứu ở các nước ASEAN” nhằm bổ sung thêm cơ sở lý luận cũng như bằng chứng thực nghiệm về tác động của tài chính toàn diện, của chất lượng thể chế đến ổn định ngân hàng, và ảnh hưởng của chất lượng thể chế đến tác động của tài chính toàn diện đến sự ổn định của hệ thống ngân hàng. Nghiên cứu được thực hiện với
- iv mẫu 157 ngân hàng ở tám quốc gia khu vực ASEAN (Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam) trong thời gian 2010 – 2020. Đầu tiên, luận án trình bày các cơ sở lý luận về ổn định ngân hàng, tài chính toàn diện và chất lượng thể chế. Với ổn định ngân hàng, luận án xem nó là ổn định của từng ngân hàng, từ đó luận án sử dụng chỉ số Z-Score để đo lường. Ngoài ra, luận án còn quan sát sự ổn định của các ngân hàng ở các nước có ảnh hưởng qua lại thông qua chỉ số Z-Score hiệu chỉnh và tỷ lệ nợ xấu. Với tài chính toàn diện, luận án xác định khái niệm của thuật ngữ này trên ba khía cạnh: thâm nhập, sẵn có và sử dụng, do vậy luận án cũng sẽ đo lường tài chính toàn diện trên ba phương diện này. Với chất lượng thể chế, luận án xác định nó trên khía cạnh thể chế quản trị, vì vậy để đo lường chất lượng thể chế, luận án sử dụng bộ chỉ số quản trị công toàn cầu của Ngân hàng Thế giới. Tiếp theo, luận án đưa ra các lý thuyết làm cơ sở để giải thích tác động của tài chính toàn diện, của chất lượng thể chế đến ổn định ngân hàng và ảnh hưởng của chất lượng thể chế đến tác động của tài chính toàn diện lên ổn định ngân hàng. Tiếp theo, luận án tiến hành lược khảo các nghiên cứu liên quan để xác định khe hở mà nghiên cứu có thể lấp đầy. Sau khi xác định khe hở nghiên cứu, dựa trên các lý thuyết, luận án sử dụng phương pháp SGMM, để đánh giá tác động của tài chính toàn diện, chất lượng thể chế đến ổn định ngân hàng và ảnh hưởng của chất lượng thể chế đến tác động của tài chính toàn diện lên ổn định ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy tài chính toàn diện có tác động làm giảm ổn định, trong khi đó chất lượng thể chế có tác động làm gia tăng mức độ ổn định của hệ thống ngân hàng ở các nước ASEAN. Kết quả này đồng nhất với một số nghiên cứu thực nghiệm khác đã được thực hiện trước đó. Ngoài ra, chất lượng thể chế có ảnh hưởng lớn, điều chỉnh tác động của tài chính toàn diện lên ổn định ngân hàng ở các nước ASEAN theo hướng có lợi cho ngân hàng. Đây là kết luận trọng yếu nhất của luận án. Bên cạnh đó, ngoài việc đánh giá ảnh hưởng chất lượng thể chế dựa trên biến chất lượng thể chế tổng hợp, luận án còn đánh giá riêng lẻ từng khía cạnh. Kết quả cho thấy các khía cạnh như kiểm soát tham nhũng, ổn định chính trị, hiệu quả chính phủ và quy tắc luật pháp có ảnh hưởng thuận chiều đến tác động của tài chính toàn diện lên ổn định ngân hàng. Khía cạnh còn lại chất lượng quy định có ảnh hưởng ngược chiều và khía cạnh tiếng nói và trách nhiệm giải trình không có ý nghĩa trong mô hình. Ngoài ra, luận án cũng đã chỉ ra các biến kiểm soát khác như quy mô ngân hàng, quy mô tín dụng, đa dạng hóa thu nhập, hay tỷ lệ lạm phát có tác động đến ổn định ngân hàng. Kết quả này của nghiên cứu đã có đóng góp cả về lý luận, và thực tiễn.
- v Cuối cùng, thúc đẩy tài chính toàn diện không phải là việc đơn giản, vì khi thực hiện nó sẽ làm thay đổi cấu trúc hệ thống tài chính, dẫn đến ảnh hưởng đến sự ổn định hệ thống tài chính nói chung và ổn định ngân hàng nói riêng. Để đạt được mục tiêu khi thực hiện tài chính toàn diện mà vẫn gia tăng mức ổn định ngân hàng, luận án đưa ra hàm ý chính sách dành cho chính phủ, ngân hàng ở các nước ASEAN. Ngoài ra việc duy trì một nền kinh tế tăng trưởng, ổn định cũng rất quan trọng cho cả việc thúc đẩy tài chính toàn diện và ổn định hệ thống ngân hàng. Từ khóa: Tài chính toàn diện, ổn định ngân hàng, rủi ro ngân hàng, chất lượng thể chế, ASEAN.
- vi SUMMARY OF THESIS Since the world economic crisis in 2008, promoting financial inclusion to increase access to financial services for people - is considered a top priority task of many countries in which there are ASEAN countries (Rahman, 2015; Tambunlertchai, 2015). Researchers worldwide have introduced different concepts of financial inclusion, built a way to measure financial inclusion, and analyzed and provided evidence showing the positive role of financial inclusion in economic growth and sustainable development (García, 2016; Sarma, 2012; Sarma & Pais, 2011). Also, after 2008, in addition to the issue of financial inclusion, banking stability is a matter of great concern in countries (Ovi & ctg., 2014). Regarding the impact of financial inclusion on banking stability, researchers worldwide have different views (Hannig & Jansen, 2010; Neaime & Gaysset, 2018). Some studies suggest that financial inclusion positively impacts bank stability, while some studies indicate a negative impact of financial inclusion. Furthermore, the effect of financial inclusion on bank stability depends on other external factors, such as institutional quality. Accordingly, the institutional quality of different countries and the impact of financial inclusion on banking stability are also various (Ahamed & Mallick, 2019). However, in ASEAN countries, no research has paid attention to investigating the effect of institutional quality on the impact of financial inclusion on banking stability. Meanwhile, institutional quality is an essential factor that ensures activities in the economy are carried out in an orderly and orderly manner to achieve the set objectives. Therefore, research on the influence of institutional quality is necessary, not only of great significance for policymakers in these countries but also for countries with similar financial systems and institutional quality. Of this lack of research, the thesis implements the research topic "Financial inclusion, banking stability, and institutional quality - Research in ASEAN countries" to add theoretical basis and empirical evidence on the impact of financial inclusion, the impact of institutional quality on banking stability, and the influence of institutional quality of the effects of financial inclusion on the strength of the banking system. The study was conducted within 157 banks in eight ASEAN countries (Cambodia, Indonesia, Laos, Malaysia, Philippines, Singapore, Thailand, and Vietnam) during 2010-2020.
- vii Firstly, the thesis has presented the theoretical bases on banking stability, financial inclusion, and institutional quality in this study. With bank stability, the theory considers the stability of each bank, from which the author uses the Z-Score index to measure. In addition, the thesis also observes that the stability of banks in different countries is interrelated through the adjusted Z-Score index and the non-performing loan. Regarding financial inclusion, the thesis defines the concept of this term in three aspects: penetration, availability, and use, so the thesis will also measure financial inclusion in these three aspects. With institutional quality, the thesis identifies the element of governance institutions, so to measure institutional quality, the theory uses the World Bank's global public governance index. The thesis provides theories to explain the impact of financial inclusion, institutional quality on bank stability, and the influence of institutional quality on financial inclusion to stabilize the bank. Next, the thesis reviews related studies to identify gaps that research can fill. After identifying the research gap, based on the theories, the thesis uses the SGMM method to assess the impact of financial inclusion, institutional quality on bank stability, and the influence of institutional quality on the effect of financial inclusion on bank stability. Research results show that financial inclusion hurts stability, while institutional quality impacts increase the strength of the banking system in ASEAN countries. This result is consistent with some other experimental studies that have been done before. In addition, institutional quality has a significant influence, reducing the negative impact of financial inclusion on banking stability in ASEAN countries. This is the most important conclusion of the thesis. In addition to assessing the influence of institutional quality based on the aggregate institutional quality variable, the thesis also evaluates each aspect individually. The results show that factors such as corruption control, political stability, government efficiency, and the rule of law positively influence financial inclusion's impact on bank stability. The remaining aspect of regulatory quality has a negative influence, and the voice and accountability aspect are not significant in the model. Besides, the thesis has also shown that other control variables, such as bank size, loan, income diversification, or the inflation rate, impact bank stability. The results of this study have contributed both theoretically and practically. Finally, promoting financial inclusion is not easy because, when implemented, it will change the structure of the financial system, which will affect the stability of the financial system in general and the stability of banks. To achieve the goal of implementing financial
- viii inclusion while still increasing banking stability, the thesis proposes several implications for the governments of ASEAN countries with an emphasis on improving financial inclusion and institutional quality. In addition, maintaining a growing, stable economy is also essential for promoting financial inclusion and stabilizing the banking system. Keywords: Financial inclusion, banking stability, banking risk, institutional quality, ASEAN.
- ix DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng việt ADB Asian Development Bank Ngân hàng Phát triển Châu Á AFI Alliance for Financial Inclusion Liên minh tài chính toàn diện ASEAN Association of South- East Asian Hiệp hội các quốc gia Đông Nations Nam Á ATM Automatic Teller Machine Máy rút tiền tự động BNM Bank Negara Malaysia Ngân hàng Trung ương Malaysia DIV Diversification income Đa dạng hóa thu nhập DVTC Dịch vụ tài chính GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội IFI Index of Financial Inclusion Chỉ số tài chính toàn diện IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ Thế giới ETA The equity to assets ratio Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản INF Inflation Lạm phát FAS Financial Access Survey Khảo sát Tiếp cận tài chính FSIs Financial Soundness Indicators Chỉ số lành mạnh tài chính GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội IFI Index of Financial inclusion Tài chính toàn diện IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ thế giới LTA Loan to assets Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản MAQ The ratio of total earning assets to Tỷ lệ tài sản sinh lời trên tổng total assets tài sản NHTW Ngân hàng trung ương NHTM Ngân hàng thương mại NPL Non - performing loan Nợ xấu ROA Return on assets Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản
- x ROE Return on equity Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu SGMM System Generalized Method of Moments UNCDF United Nations Capital Quỹ phát triển vốn Liên Hiệp Development Fund Quốc TCTC Tổ chức tài chính TTBCX Thông tin bất cân xứng WGI Worldwide Governance Indicators Chỉ số quản trị công toàn cầu World World Bank Ngân hàng Thế giới Bank
- xi MỤC LỤC Lời cam đoan........................................................................................................................... i Lời cảm ơn ............................................................................................................................. ii Tóm tắt luận án ..................................................................................................................... iii Danh mục từ viết tắt .............................................................................................................. ix Danh mục bảng ................................................................................................................... xiv Danh mục hình .................................................................................................................... xvi ĐANH MỤC BẢNG ............................................................................................................ xiv CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ....................................................................... 1 1.1.SỰ CẦN THIẾT CỦA NGHIÊN CỨU ........................................................................ 1 1.2.MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .................................................................. 5 1.2.1. Mục tiêu tổng quát ................................................................................................ 5 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................... 5 1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................... 5 1.3.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .............................................................. 5 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 5 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 6 1.4.PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ......................................................... 7 1.4.1. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 7 1.4.2. Dữ liệu nghiên cứu ............................................................................................... 9 1.5.ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN ...................................................................................... 9 1.6.KẾT CẤU LUẬN ÁN ................................................................................................. 10 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..................................................................................................... 12 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ................................................................................................................................................ 13 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ ỔN ĐỊNH HỆ THỐNG NGÂN HÀNG ......................... 13 2.1.1. Khái niệm về ổn định ngân hàng ......................................................................... 13 2.1.2. Đo lường ổn định ngân hàng ............................................................................... 16 2.1.3. Một số nhân tố ảnh hưởng đến ổn định hệ thống ngân hàng .............................. 20 2.1.3.1. Các nhân tố bên trong ................................................................................. 20 2.1.3.2. Các nhân tố bên ngoài ................................................................................. 24 2.1.4. Lý thuyết về ổn định ngân hàng ......................................................................... 25 2.2.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN ..................................................... 26 2.2.1. Khái niệm tài chính toàn diện ............................................................................. 26 2.2.2. Đo lường tài chính toàn diện ............................................................................... 29
- xii 2.2.3. Lý thuyết về tài chính toàn diện ......................................................................... 33 2.3.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG THỂ CHẾ .................................................... 34 2.3.1. Khái niệm chất lượng thể chế .............................................................................. 34 2.3.1.1. Khái niệm thể chế ......................................................................................... 34 2.3.1.2. Khái niệm chất lượng thể chế ...................................................................... 38 2.3.2. Đo lường chất lượng thể chế ............................................................................... 38 2.3.3. Lý thuyết về thể chế ............................................................................................ 42 2.4.TÁC ĐỘNG CỦA TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN ĐẾN ỔN ĐỊNH NGÂN HÀNG ........... ..................................................................................................................................... 45 2.4.1. Tài chính toàn diện tác động thuận chiều với ổn định ngân hàng ....................... 45 2.4.2. Tài chính toàn diện tác động ngược chiều ổn định ngân hàng ............................ 48 2.5.TÁC ĐỘNG CỦA CHẤT LƯỢNG THỂ CHẾ ĐẾN ỔN ĐỊNH NGÂN HÀNG ...... 49 2.6.ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT LƯỢNG THỂ CHẾ ĐẾN TÁC ĐỘNG CỦA TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN LÊN ỔN ĐỊNH NGÂN HÀNG .................................................... 52 2.7.LƯỢC KHẢO CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ỔN ĐỊNH NGÂN HÀNG, TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN VÀ CHẤT LƯỢNG THỂ CHẾ ............................................ 54 2.7.1. Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của tài chính toàn diện đến ổn định ngân hàng....................................................................................................................... 54 2.7.2. Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của chất lượng thể chế đến ổn định ngân hàng....................................................................................................................... 60 2.7.3. Các nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của chất lượng thể chế đối với tác động của tài chính toàn diện đến ổn định ngân hàng .................................................... 66 2.7.4. Khoảng trống nghiên cứu ................................................................................... 67 2.8.KHUNG PHÂN TÍCH ................................................................................................. 69 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..................................................................................................... 70 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................... 71 3.1. GIẢ THUYẾT ............................................................................................................ 71 3.2. MÔ HÌNH, CÁC BIẾN VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ............................................ 74 3.2.1. Mô hình nghiên cứu ............................................................................................ 74 3.2.2. Các biến ............................................................................................................... 75 3.2.2.1. Ổn định ngân hàng ....................................................................................... 75 3.2.2.2. Tài chính toàn diện ...................................................................................... 76 3.2.2.3. Chất lượng thể chế ....................................................................................... 80 3.2.2.4. Biến sức mạnh thị trường ............................................................................. 82 3.2.2.5. Các biến kiểm soát khác............................................................................... 83 3.2.3. Dữ liệu nghiên cứu .............................................................................................. 89
- xiii 3.3. PHƯƠNG PHÁP ƯỚC LƯỢNG ............................................................................... 90 3.4. KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH ............................................................................................. 91 3.4.1. Kiểm tra đa cộng tuyến ....................................................................................... 91 3.4.2. Kiểm định tự tương quan..................................................................................... 91 3.4.3. Kiểm định phương sai thay đổi ........................................................................... 92 3.4.4. Kiểm định tính hợp lý của biến công cụ ............................................................. 92 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..................................................................................................... 94 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................... 95 4.1. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ỔN ĐỊNH NGÂN HÀNG, TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN VÀ CHẤT LƯỢNG THỂ CHẾ Ở CÁC NƯỚC ASEAN ....................................................... 95 4.1.1. Mức độ ổn định ngân hàng ở các nước ASEAN ................................................. 95 4.1.2. Mức độ tài chính toàn diện ở các nước ASEAN ................................................. 97 4.1.3. Mức độ chất lượng thể chế ở các nước ASEAN ............................................... 109 4.2. TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN, CHẤT LƯỢNG THỂ CHẾ VÀ ỔN ĐỊNH NGÂN HÀNG Ở CÁC NƯỚC ASEAN ...................................................................................... 115 4.2.1. Thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu ................................................................... 115 4.2.2. Kiểm định tác động của tài chính toàn diện và chất lượng thể chế đến ổn định ngân hàng tại các nước ASEAN .................................................................................. 117 4.2.3. Kiểm định ảnh hưởng của chất lượng thể chế đối với tác động của tài chính toàn diện đến ổn định ngân hàng ......................................................................................... 121 4.2.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu .......................................................................... 127 4.3. TÁC ĐỘNG CỦA CÁC BIẾN KIỂM SOÁT ĐẾN ỔN ĐỊNH NGÂN HÀNG TẠI CÁC NƯỚC ASEAN ...................................................................................................... 133 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4................................................................................................... 137 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ................................................. 138 5.1. KẾT QUẢ CỦA LUẬN ÁN .................................................................................... 138 5.2. CÁC HÀM Ý CHÍNH SÁCH .................................................................................. 139 5.2.1. Tài chính toàn diện ............................................................................................ 139 5.2.2. Chất lượng thể chế............................................................................................. 141 5.2.3. Vấn đề nội tại của các ngân hàng ở khu vực ASEAN ...................................... 142 5.3. HẠN CHẾ CỦA LUẬN ÁN VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO .............. 146 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5................................................................................................... 149
- xiv ĐANH MỤC BẢNG Bảng 2. 1.Tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của tài chính toàn diện đến ổn định ngân hàng ....................................................................................................................... 57 Bảng 2. 2.Tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của chất lượng thể chế đến ổn định ngân hàng ....................................................................................................................... 63 Bảng 3. 1. Hệ số tương quan giữa các khía cạnh của chỉ số tài chính toàn diện ................... 77 Bảng 3. 2. Kết quả tính chỉ số tài chính toàn diện theo phương pháp PCA .......................... 78 Bảng 3. 3. Ma trận mối tương quan giữa các chỉ số tài chính toàn diện thay thế và chỉ số tài chính toàn diện mới được xây dựng....................................................................................... 79 Bảng 3. 4. Xác minh sức mạnh của chỉ số tài chính toàn diện mới được xây dựng trong việc dự đoán các chỉ số tài chính toàn diện khác nhau .................................................................. 80 Bảng 3. 5. Ma trận tương quan giữa các chỉ số chất lượng thể chế ....................................... 81 Bảng 3. 6. Chỉ số chất lượng thể chế theo phương pháp PCA .............................................. 81 Bảng 3. 7. Bảng tổng hợp mô tả các biến .............................................................................. 86 Bảng 4. 1. Chỉ số Z-Score trung bình của hệ thống ngân hàng các nước và bình quân chung của khu vực ASEAN trong giai đoạn 2010 - 2020 ................................................................ 95 Bảng 4. 2. Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng các nước và bình quân chung của khu vực ASEAN trong giai đoạn 2010 - 2020 ..................................................................................... 96 Bảng 4. 3. Tốc độ tăng trưởng số lượng chi nhánh ngân hàng trong 100.000 người trưởng thành ....................................................................................................................................... 98 Bảng 4. 4. Tốc độ tăng trưởng số lượng ATM trên 100.000 người trưởng thành ................. 99 Bảng 4. 5.Tốc độ tăng trưởng chi nhánh ngân hàng trên 1.000 km2 ................................... 101 Bảng 4. 6. Tốc độ tăng trưởng ATM trên 1.000 km2 của các nước ASEAN ...................... 102 Bảng 4. 7. Tốc độ tăng trưởng tỷ lệ tiền gửi và cho vay trên GDP của các nước ASEAN . 103 Bảng 4. 8. Số liệu thống kê về các khía cạnh của tài chính toàn diện ................................. 104 Bảng 4. 9. Số liệu thống kê về các khía cạnh của tài chính toàn diện ................................. 105 Bảng 4. 10. Chỉ số IFI của các nước ASEAN trong giai đoạn 2010 - 2020 ........................ 108 Bảng 4. 11. Số liệu thống kê về các chỉ số phụ của chất lượng thể chế .............................. 113
- xv Bảng 4. 12. Số liệu thống kê về các chỉ số phụ của chất lượng thể chế .............................. 114 Bảng 4. 13.Thống kê mô tả các biến .................................................................................... 116 Bảng 4. 14. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình ước lượng Z-score .... 117 Bảng 4. 15. Nhân tử phóng đại của các biến trong mô hình ................................................ 118 Bảng 4. 16. Tác động của tài chính toàn diện và chất lượng thể chế đến ổn định ngân hàng .............................................................................................................................................. 119 Bảng 4. 17. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình ước lượng Z-score .... 122 Bảng 4. 18. Nhân tử phóng đại của các biến trong mô hình ................................................ 122 Bảng 4. 19. Ảnh hưởng của chất lượng thể chế đối với tác động của tài chính toàn diện đến ổn định ngân hàng ................................................................................................................ 123 Bảng 4. 20. Kiểm định tính vững chắc của kết quả nghiên cứu .......................................... 125 Bảng 4. 21.Tương tác giữa các khía cạnh của chất lượng thể chế và tài chính toàn diện ... 127 Bảng 4. 22.Tổng hợp kết quả chính của nghiên cứu............................................................ 129
- xvi DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Chỉ số Z-Score trung bình của các nước ASEAN .................................................... 4 Hình 1.2. Quy trình nghiên cứu ............................................................................................... 8 Hình 2.1. Các cấp độ của thể chế ........................................................................................... 37 Hình 2.2. Khung phân tích vấn đề nghiên cứu ...................................................................... 69 Hình 4.1. Các chỉ số phản ánh chất lượng thể chế của các nước ASEAN năm 2020 ......... 110 Hình 4.2. Xếp hạng thứ bậc chất lượng thể chế ở các nước ASEAN năm 2020 ................. 112 Hình 4.3. Chất lượng thể chế của khu vực ASEAN giai đoạn 2010 - 2020 ........................ 112
- 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU Chương 1 của luận án trình bày tổng quát về nghiên cứu từ lý do chọn đề tài, mục tiêu, câu hỏi, đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa của luận án, trong đó, luận án làm rõ lý do chọn đề tài nhằm nhấn mạnh tính cấp thiết của đề tài. Ý nghĩa của luận án về mặt khoa học, thực tiễn cũng được trình bày trong Chương 1. Cuối cùng, bố cục của luận án được đưa ra nhằm giúp người đọc có thể hình dung cấu trúc của luận án. 1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA NGHIÊN CỨU Hệ thống ngân hàng đóng vai trò là huyết mạch của nền kinh tế (Baum & ctg., 2021; Davies & ctg., 2010), sự ổn định ngân hàng đảm bảo cho sự ổn định của nền kinh tế vì vậy các nghiên cứu trên thế giới rất quan tâm đến các yếu tố tác động đến sự ổn định ngân hàng để tìm ra các giải pháp gia tăng mức độ ổn định của hệ thống ngân hàng. Các yếu tố ảnh hưởng đến ổn định ngân hàng đến từ đặc điểm của ngân hàng như quy mô tài sản, quy mô vốn chủ sở hữu, cạnh tranh, đa dạng hóa thu nhập, hiệu quả quản lý (Ahamed & Mallick, 2017; Albaity & ctg., 2019; Beck & ctg., 2013; Bermpei & ctg., 2018; Goetz, 2018); các yếu tố kinh tế vĩ mô như lạm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế, thất nghiệp (Albaity & ctg., 2019; .Asli Demirgüç-Kunt & Detragiache, 1997). Tuy nhiên, các nghiên cứu về ổn định ngân hàng ở các nước hiện nay tập trung chủ yếu vào các yếu tố nội tại ngân hàng, các yếu tố vĩ mô và ít quan tâm đến chất lượng thể chế, tài chính toàn diện và còn nhiều tranh cãi về hướng tác động. Tài chính toàn diện được hiểu một cách tổng quát là việc tiếp cận các DVTC một cách dễ dàng, sẵn có và thuận lợi cho tất cả các thành viên trong nền kinh tế, đặc biệt là những người yếu thế, người có thu nhập thấp. Vậy mục đích chủ yếu khi thực hiện tài chính toàn diện là tăng khả năng tiếp cận tài chính cho người dân, đặc biệt đối với những người có thu nhập thấp. Việc thực hiện tài chính toàn diện sẽ thay đổi cấu trúc hệ thống tài chính, từ đó ảnh hưởng đến sự ổn định của hệ thống tài chính nói chung và ổn định ngân hàng nói riêng. Thúc đẩy tài chính toàn diện, ít nhiều sẽ thay đổi cấu trúc của hệ thống tài chính và ảnh hưởng đến sự ổn định ngân hàng (Ozili, 2020). Lược khảo các nghiên cứu liên quan đến vấn đề nghiên cứu, luận án nhận thấy: Thứ nhất, về tác động của tài chính toàn diện lên ổn định ngân hàng, các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều bằng chứng cho thấy mối quan hệ tuyến tính giữa tài chính toàn diện và ổn định ngân hàng. Theo đó, tài chính toàn diện có tác động thuận chiều hoặc ngược chiều đến ổn định ngân hàng.
- 2 Tác động thuận chiều của tài chính toàn diện đến sự ổn định của ngân hàng được lý giải theo hướng tài chính toàn diện cải thiện cơ sở tiền gửi tiết kiệm (Cull & ctg., 2012; Han & Melecky, 2013; Hannig & Jansen, 2010; Hawkins, 2006) và đa dạng hóa các khoản vay ngân hàng (Khan, 2011), từ đó giảm xác suất vỡ nợ tín dụng và bảo vệ hệ thống khỏi nguy cơ phá sản. Ở góc độ khác, ổn định ngân hàng cũng có tác động thúc đẩy tài chính toàn diện cao hơn. Tuy nhiên, (García, 2016) cho rằng nếu không có cơ chế kiểm soát chặt chẽ, các ngân hàng sẽ thúc đẩy tài chính toàn diện bằng cách bỏ qua các quy định, hạ thấp tiêu chuẩn cho vay, cho vay các dự án để bù đắp chi phí giao dịch cao và làm cho giảm tính ổn định của ngân hàng. Ngoài ra, do các vấn đề về xếp hạng tín dụng và chi phí giao dịch cao, việc cung cấp dịch vụ ngân hàng cho nhiều người chưa từng sử dụng dịch vụ ngân hàng, dẫn đến tính ổn định của ngân hàng cũng có thể bị ảnh hưởng (Khan, 2011). Ở khía cạnh khác, nghiên cứu của Vo & ctg. (2019) lại tìm thấy mối quan hệ phi tuyến giữa hai yếu tố trên. Tài chính toàn diện tác động thuận chiều đến ổn định ngân hàng ở một ngưỡng giá trị nhất định, và khi tài chính toàn diện vượt qua giá trị ngưỡng đó thì tác động thuận chiều có thể biến mất, thậm chí ảnh hưởng ngược lại đối với ổn định ngân hàng. Thứ hai, Chất lượng thể chế phản ánh năng lực của chính phủ trong việc xây dựng và thực hiện các chính sách nhằm định hướng cho các hoạt động trong nền kinh tế. Một số nghiên cứu gần đây đã nhấn mạnh tác động của chất lượng thể chế trong việc cải thiện sự ổn định của ngân hàng (Bermpei & ctg., 2018; Dutta & Saha, 2019; Fang & ctg., 2014; Uddin & ctg., 2020). Tác động này được lý giải bởi chất lượng thể chế tốt phản ánh chính phủ đã xây dựng và thực thi các chính sách hướng dẫn các hoạt động kinh tế phù hợp, dẫn đến giảm tác động bất lợi từ các cú sốc kinh tế và đảm bảo cho các hoạt động kinh tế diễn ra bình thường và hiệu quả Fazio & ctg. (2018) và Klomp & De Haan (2014). Thứ ba, về ảnh hưởng của chất lượng đến các mối quan hệ giữa các biến số trong nền kinh tế, một số nghiên cứu cho thấy chất lượng thể chế có ảnh hưởng rất lớn. Chẳng hạn, chất lượng thể chế là nhân tố làm giảm thiểu tác động ngược chiều của cạnh tranh đến ổn định ngân hàng hay giảm tác động bất lợi của việc thị trường hóa ngân hàng đến ổn định ngân hàng (Tandelilin & Hanafi, 2021). Tính đến thời điểm này có khá ít các nghiên cứu về tài chính toàn diện, chất lượng thể chế và ổn định ngân hàng. Ahamed & Mallick (2019) và Saha & Dutta (2022) là hai nghiên cứu khá toàn diện về vấn đề này. Với bộ dữ liệu lớn 2635 ngân hàng, 86 quốc gia trong giai đoạn 2004 – 2012, Ahamed & Mallick (2019) đã chỉ ra được tác động thuận chiều của tài chính
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Sử dụng công cụ phái sinh trong quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
314 p | 84 | 21
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Phát triển tín dụng xanh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
267 p | 72 | 21
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt
241 p | 23 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Mở rộng cơ sở thuế ở Việt Nam
226 p | 17 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Quản lý tài chính tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
206 p | 23 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới thu ngân sách nhà nước tại các địa phương ở Việt Nam
165 p | 25 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng tới ý định tham gia bảo hiểm vi mô của người có thu nhập thấp tại Việt Nam
215 p | 17 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Tác động của chính sách tín dụng đến hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam
248 p | 17 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Nhân tố tác động đến tính thanh khoản của cô phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
208 p | 34 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hoàn thiện kiểm soát chi đầu tư từ ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước Việt Nam
184 p | 29 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - ngân hàng: Quản lý hóa đơn điện tử của cơ quan thuế đối với doanh nghiệp ở Việt Nam
271 p | 11 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở thành phố Hà Nội trong điều kiện áp dụng mô hình chính quyền đô thị
27 p | 20 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Nghiên cứu rủi ro lan tỏa của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
190 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính Ngân hàng: Các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc nợ công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
190 p | 23 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường thông tin và cơ chế quản trị công ty đến hoạt động sáp nhập và mua bán tại Việt Nam
196 p | 22 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam
229 p | 15 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Quản lý tài chính tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
27 p | 6 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tài chính – Ngân hàng: Hạn chế tài chính và hành vi đầu tư của các công ty tại Châu Á – vai trò của phát triển tài chính
30 p | 3 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn