intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường Đại học công lập Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:207

44
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chung của luận án là đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu của giảng viên/nhà khoa học của các trường đại học công lập khối kỹ thuật Việt Nam trong xu thế tự chủ như hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường Đại học công lập Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ---------------- NGUYỄN BÁ NHẪM THƯƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG HÀ NỘI - 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ---------------- NGUYỄN BÁ NHẪM THƯƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 9340201 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. ĐÀM VĂN HUỆ 2. TS. BẠCH NGỌC THẮNG HÀ NỘI - 2020
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng Luận án này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Tác giả luận án Nguyễn Bá Nhẫm
  4. ii LỜI CẢM ƠN Luận án này là một công trình nghiên cứu độc lập, nghiêm túc với sự cố gắng và nỗ lực của tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Để hoàn thành được Luận án này và có được kết quả như ngày hôm nay là do bản thân tôi luôn luôn nhận được sự quan tâm, động viên, khích lệ, tạo điều kiện giúp đỡ của gia đình, thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và tập thể sư phạm trường Đại học Kinh tế Quốc dân nơi tôi đang công tác, đây là nguồn động lực lớn giúp tác giả luôn cố gắng nỗ lực để hoàn thành luận án này. Với tấm lòng biết ơn vô hạn tôi xin được bày tỏ và gửi lời cảm ơn sâu sắc tới: PGS.TS Đàm Văn Huệ, TS.Bạch Ngọc Thắng là hai thầy hướng dẫn khoa học đã luôn luôn quan tâm, động viên, tận tình chỉ bảo giúp đỡ, góp ý và chia sẻ những kiến thức chuyên môn bổ ích cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành được Luận án này. Các đồng chí lãnh đạo, bạn bè, đồng nghiệp đang công tác tại các đơn vị, các bộ ngành: Bộ Khoa học và Công nghệ, Vụ Khoa học và Công nghệ - Bộ Giáo dục và Đào tạo; Vụ Khoa học và Công nghệ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Kiểm toán Nhà nước; Thanh tra Bộ Tài chính; Ban Giám hiệu, lãnh đạo các phòng Kế hoạch Tài chính, Quản lý Khoa học tại các trường đại học trên phạm vi cả nước ở ba miền Bắc - Trung - Nam được khảo sát đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ cho tôi trong suốt quá trình điều tra khảo sát và thu thập thông tin phục vụ cho luận án. Các Quý Thầy/Cô là giảng viên/nhà khoa học đang công tác và giảng dạy tại các trường đại học: Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Giao thông Vận tải, Học viện Nông Nghiệp Việt Nam, Trường Đại học Lâm nghiệp, Trường Đại học Điện lực, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên, Trường Đại học Công nghiệp TP.Hồ Chí Minh, Trường Đại học Bách khoa TP.Hồ Chí Minh, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.Hồ Chí Minh, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, Đại học Thái Nguyên, Đại học Đà Nẵng, Đại học Huế, Trường Đại học Cần Thơ đã tạo điều kiện giúp đỡ và dành thời gian quý báu để trả lời phỏng vấn và phiếu điều tra khảo sát góp phần rất quan trọng để làm nên thành công của luận án này. GS.TS Nguyễn Văn Thắng - Viện trưởng Viện Phát triển bền vững Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã tạo điều kiện cho tôi là thành viên tham gia đề tài nằm trong
  5. iii khuôn khổ của dự án thuộc Quỹ Nafosted và cho phép tôi được sử dụng một phần dữ liệu khảo sát của đề tài cho nghiên cứu này. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn tới Lãnh đạo và tập thể sư phạm Viện Đào tạo Sau Đại học, Viện Ngân hàng - Tài chính, bộ môn Tài chính - Doanh nghiệp, phòng Tài chính - Kế toán, các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp đang công tác tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân luôn động viên, quan tâm, khích lệ, tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại Trường. Cuối cùng tôi xin được cảm ơn chân thành tới tất cả các thành viên trong gia đình tôi luôn quan tâm, động viên giúp đỡ, hỗ trợ, chia sẻ công việc và tạo mọi điều kiện tốt nhất về mặt thời gian để cho tôi toàn tâm, toàn ý tập trung vào học tập và nghiên cứu trong suốt 4 năm qua. Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Tác giả luận án Nguyễn Bá Nhẫm
  6. iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii MỤC LỤC .....................................................................................................................iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................ix DANH MỤC BẢNG .....................................................................................................xi DANH MỤC HÌNH ................................................................................................... xiii MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 1. Lý do lựa chọn đề tài..............................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ..............................................................................................4 3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................................5 4.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................5 4.2. Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................5 5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................6 6. Đóng góp mới của đề tài ........................................................................................7 6.1. Đóng góp về lý luận ..........................................................................................7 6.2. Đóng góp về thực tiễn .......................................................................................8 7. Kết cấu của đề tài ...................................................................................................8 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THƯƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................................9 1.1. Tổng quan nghiên cứu ........................................................................................9 1.1.1. Các nghiên cứu về thương mại hóa kết quả nghiên cứu ................................9 1.1.2. Các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến thương mại hóa kết quả nghiên cứu của giảng viên các trường đại học .......................................................12 1.3. Cơ sở lý thuyết về thương mại hóa kết quả nghiên cứu ................................18 1.3.1. Kết quả nghiên cứu khoa học .......................................................................18 1.3.2. Thương mại hóa kết quả nghiên cứu ............................................................19 1.3.3. Đặc điểm của thương mại hoá kết quả nghiên cứu ......................................20 1.3.4. Vai trò và lợi ích của thương mại hoá kết quả nghiên cứu ..........................22
  7. v 1.4. Các hình thức thương mại hoá kết quả nghiên cứu ......................................25 1.4.1. Thỏa thuận cấp phép (li-xăng) ......................................................................25 1.4.2. Thỏa thuận nghiên cứu hợp tác ....................................................................25 1.4.3. Thỏa thuận nghiên cứu theo hợp đồng .........................................................25 1.4.4. Thành lập công ty liên doanh .......................................................................26 1.4.5. Tự thực hiện ..................................................................................................26 1.5. Các lý thuyết về thương mại hoá kết quả nghiên cứu ...................................26 1.5.1. Lý thuyết về chuyển giao công nghệ ............................................................26 1.5.2. Lý thuyết về thương mại hóa ........................................................................30 1.5.3. Lý thuyết tự quyết định ................................................................................33 1.5.4. Lý thuyết vốn con người, vốn xã hội và rào cản ảnh hưởng tới kết quả thương mại hóa .......................................................................................................37 1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định thương mại hoá kết quả nghiên cứu của giảng viên các trường đại học ..........................................................................41 1.6.1. Đặc điểm của giảng viên/nhà khoa học ........................................................41 1.6.2. Vốn xã hội của giảng viên/nhà khoa học .....................................................42 1.6.3. Động lực tài chính của giảng viên/nhà khoa học .........................................44 1.6.4. Tiếp cận nguồn tài trợ cho nghiên cứu .........................................................45 1.6.5. Các nhân tố rào cản ......................................................................................46 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................49 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................50 2.1. Quy trình nghiên cứu ........................................................................................50 2.1.1. Xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu .....................................................50 2.1.2. Xem xét cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước ........................................50 2.1.3. Xây dựng mô hình nghiên cứu .....................................................................51 2.1.4. Phát triển các thang đo nghiên cứu...............................................................51 2.1.5. Đánh giá sơ bộ và hiệu chỉnh thang đo .........................................................51 2.1.6. Thu thập dữ liệu chính thức..........................................................................51 2.1.7. Phân tích dữ liệu ...........................................................................................51 2.1.8. Báo cáo kết quả nghiên cứu .........................................................................52 2.2. Xây dựng mô hình và giả thuyết nghiên cứu ..................................................52
  8. vi 2.2.1. Căn cứ xây dựng mô hình và thang đo .........................................................52 2.2.2. Giả thuyết nghiên cứu ...................................................................................55 2.3. Thiết kế nghiên cứu...........................................................................................58 2.3.1. Thiết kế thang đo nghiên cứu .......................................................................58 2.3.2. Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo ..................................................................61 2.4. Mẫu nghiên cứu và phương pháp thu thập dữ liệu .......................................63 2.5. Xử lý dữ liệu ......................................................................................................65 2.5.1. Xử lý dữ liệu thứ cấp ....................................................................................65 2.5.2. Xử lý dữ liệu sơ cấp......................................................................................65 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................69 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG THƯƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP KHỐI KỸ THUẬT Ở VIỆT NAM ...............................................................................................................70 3.1. Giới thiệu chung về các trường Đại học công lập khối kỹ thuật Việt Nam ...70 3.2. Tiềm lực khoa học công nghệ của các trường Đại học công lập khối kỹ thuật ở Việt Nam ......................................................................................................72 3.2.1. Nguồn nhân lực nghiên cứu khoa học và công nghệ....................................72 3.2.2. Cơ sở vật chất cho nghiên cứu .....................................................................75 3.2.3. Nguồn kinh phí cho thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu .............................76 3.2.4. Đơn vị chuyên trách hỗ trợ hoạt động chuyển giao công nghệ và thương mại hóa kết quả nghiên cứu ...........................................................................................81 3.3. Thực trạng thương mại hóa kết quả nghiên cứu ở các trường Đại học công lập khối kỹ thuật Việt Nam .....................................................................................81 3.3.1. Sản phẩm nghiên cứu khoa học ....................................................................81 3.3.2. Chuyển giao công nghệ và thương mại hoá kết quả nghiên cứu..................87 3.4. Cơ chế, chính sách khoa học công nghệ và thương mại hoá kết quả nghiên cứu đối với các trường Đại học công lập Việt Nam ..............................................88 3.5. Đánh giá chung về thương mại hóa kết quả nghiên cứu ...............................92 3.5.1. Kết quả đạt được ...........................................................................................92 3.5.2. Thuận lợi .......................................................................................................93 3.5.3. Hạn chế .........................................................................................................94 3. 5.4. Nguyên nhân các hạn chế ............................................................................95
  9. vii KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................................98 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................99 4.1. Thống kê mẫu nghiên cứu ................................................................................99 4.2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá và kiểm định thang đo ....................103 4.2.1. Kết quả phân tích nhân tố khám phá với các biến quan sát của biến động lực tài chính ................................................................................................................103 4.2.2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá các biến quan sát phản ánh rào cản thương mại hóa .....................................................................................................104 4.3. Điều chỉnh mô hình nghiên cứu .....................................................................106 4.4. Kết quả phân tích nhân tố khẳng định .........................................................108 4.5. Phân tích tương quan .....................................................................................109 4.6. Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố trong mô hình đến quyết định thương mại hóa kết quả nghiên cứu ..................................................................................112 4.7. Ước lượng ảnh hưởng của vốn xã hội tới khả năng tiếp cận nguồn tài trợ cho thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................114 4.8. Đánh giá mức độ động lực tài chính và rào cản thương mại hóa của giảng viên các trường Đại học công lập khối kỹ thuật ..................................................117 4.8.1. Động lực tài chính ......................................................................................117 4.8.2. Rảo cản thị trường ......................................................................................118 4.8.3. Rào cản thể chế ...........................................................................................118 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ..........................................................................................121 CHƯƠNG 5 THẢO LUẬN KẾT QUẢ VÀ KHUYẾN NGHỊ ..............................122 5.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu .......................................................................122 5.1.1. Thực trạng nghiên cứu khoa học và thương mại hóa kết quả nghiên cứu ......122 5.1.2. Ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định thương mại hóa KQNC của giảng viên/nhà khoa học các trường ĐHCL khối kỹ thuật Việt Nam. .................126 5.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng khả năng tiếp cận nguồn tài trợ ..............................130 5.2. Một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy thương mại hóa KQNC của giảng viên các trường ĐHCL khối kĩ thuật ở Việt Nam .......................................................134 5.2.1. Tạo động lực nghiên cứu và thương mại hóa KQNC cho giảng viên ........134 5.2.2. Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên ...........................135 5.2.3. Tăng cường các hợp tác và liên kết trường đại học - doanh nghiệp ..........138
  10. viii 5.2.4. Phát triển vốn xã hội của giảng viên ..........................................................140 5.2.5. Giảm các rào cản thể chế trong nhà trường và các cơ quan tài trợ khoa học ...141 5.2.6. Đổi mới cơ chế tài chính cho nghiên cứu khoa học ...................................143 5.2.7. Gắn nghiên cứu với định hướng thị trường ................................................144 5.3. Khuyến nghị.....................................................................................................145 5.3.1. Với Chính phủ ............................................................................................145 5.3.2. Với các bộ, ngành liên quan .......................................................................145 5.3.3. Các trường đại học......................................................................................148 5.3.4. Giảng viên/nhà khoa học ............................................................................148 5.4. Một số hạn chế của nghiên cứu và định hướng nghiên cứu tiếp theo ........149 5.4.1. Một số hạn chế của nghiên cứu ..................................................................149 5.4.2. Một số định hướng cho nghiên cứu tiếp theo .............................................149 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ..........................................................................................150 KẾT LUẬN CHUNG ................................................................................................151 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ...................................................................................................................154 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................155 PHỤ LỤC ...................................................................................................................167
  11. ix DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Tiếng Anh Tiếng việt AMOS Analysis of Moment Structure Phân tích mô hình cấu trúc ANOVA Analysis of Variance Phân tích phương sai CFA Confirmatory Factor Analsis Phân tích nhân tố khẳng định CFI Comparative Fit Index Chỉ số thích hợp so sánh CGCN Chuyển giao công nghệ Chi-Square/df Chi-square degree of freedom Chỉ số Ki bình phương điều chỉnh cho bậc tự do CR Composite Reliability Hệ số tin cậy tổng hợp ĐH Đại học ĐHCL Đại học công lập ĐHQG Đại học Quốc gia DN Doanh nghiệp EFA Exploratory Factor Analysis Phân tích nhân tố khám phá GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo GDĐH Giáo dục đại học GDP Tổng sản phẩm quốc nội IFI Chỉ số thích hợp IFI KH&CN Khoa học và công nghệ KHCN Khoa học công nghệ KMO Chỉ số KMO KQNC Kết quả nghiên cứu Nafos Nafosted Quỹ phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia NCS Nghiên cứu sinh
  12. x Viết tắt Tiếng Anh Tiếng việt NSĐP Ngân sách địa phương NSNN Ngân sách nhà nước NSTW Ngân sách Trung Ương RMSEA Chỉ số thích hợp RMSEA SHTT Sở hữu trí tuệ TLI Tuker Lewis Chỉ số thích hợp Tuker Lewis TLO Technology Licensing Office Văn phòng Li-xăng công nghệ TTO Technology Transfer Office Văn phòng chuyển giao công nghệ UBND Ủy ban nhân dân VNPT Tập đoàn viễn thông Việt Nam WTO Tổ chức thương mại thế giới
  13. xi DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến thương mại hóa kết quả nghiên cứu ...............48 Bảng 2.1: Tiêu chuẩn lựa chọn chuyên gia và giảng viên phỏng vấn .........................53 Bảng 2.2: Các chỉ tiêu đánh giá động lực tài chính của giảng viên ............................60 Bảng 2.3: Các chỉ tiêu đánh giá rào cản thương mại hóa của nhà khoa học ...............60 Bảng 2.4: Kết quả kiểm định hệ số Cronbach Alpha với nhân tố động lực thương mại hóa kết quả nghiên cứu của giảng viên ......................................................62 Bảng 2.5: Kết quả kiểm định hệ số Cronbach Alpha với nhân tố rào cản thương mại hóa kết quả nghiên cứu của giảng viên ......................................................62 Bảng 3.1: Tổng quan chung về các trường ĐHCL kĩ thuật Việt Nam ........................71 Bảng 3.2: Nguồn nhân lực nghiên cứu của các trường ĐHCL khối kỹ thuật .............73 Bảng 3.3: Kinh phí cho thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ của các trường Đại học công lập khối kỹ thuật giai đoạn 2011-2016 ....................77 Bảng 3.4: Sản phẩm nghiên cứu khoa học của các trường giai đoạn 2011-2016 .......82 Bảng 3.5: Kết quả chuyển giao công nghệ và thương mại hóa kết quả nghiên cứu của trường đại học được khảo sát .....................................................................87 Bảng 4.1: Cơ cấu giảng viên khảo sát theo trường .....................................................99 Bảng 4.2: Thống kê mô tả mẫu .................................................................................101 Bảng 4.3. Đề tài, dự án nghiên cứu của giảng viên được tài trợ từ các nguồn khác nhau .................................................................................................102 Bảng 4.4: Số giảng viên có sản phẩm nghiên cứu được thương mại hóa .................102 Bảng 4.5: Ý định thương mại hóa kết quả nghiên cứu của giảng viên .....................103 Bảng 4.6: Kết quả phân tích nhân tố khám phá với các biến quan sát của động lực đo thương mại hóa kết quả nghiên cứu .........................................................104 Bảng 4.7: Kết quả kiểm định sự tin cậy thang đo nhân tố động lực tài chính .........104 Bảng 4.8: Kết quả phân tích nhân tố khám phá các biến quan sát phản ánh rào cản thương mại hóa ........................................................................................105 Bảng 4.9: Kết quả kiểm định sự tin cậy thang đo nhân tố rào cản thị trường ...........106 Bảng 4.10: Kết quả kiểm định sự tin cậy thang đo nhân tố rào cản thị trường ..........106 Bảng 4.11. Kết quả phân tích giá trị phân biệt giữa các khái niệm nghiên cứu sử dụng trong mô hình nghiên cứu ........................................................................109
  14. xii Bảng 4.12. Kết quả phân tích tương quan giữa các biến về vốn xã hội và khả năng tiếp cận nguồn tài trợ ......................................................................................110 Bảng 4.13: Kết quả phân tích hồi quy logistics ..........................................................112 Bảng 4.14. Phân tích hồi quy giữa vốn xã hội và tiếp cận các đề tài .........................115 Bảng 4.15: Đánh giá của giảng viên về động lực tài chính đến quyết định thương mại hóa kết quả nghiên cứu ............................................................................117 Bảng 4.16: Đánh giá của giảng viên về rào cản thị trường đến thương mại hóa kết quả nghiên cứu ................................................................................................118 Bảng 4.17: Đánh giá của giảng viên về rào cản thể chế đối với thương mại hóa kết quả nghiên cứu ................................................................................................119 Bảng 4.18: Tổng hợp các kết quả tác động các nhân tố đến quyết định thương mại hóa kết quả nghiên cứu của giảng viên...........................................................119 Bảng 5.1. Ảnh hưởng của vốn xã hội tới khả năng tiếp cận các nguồn tài chính khác nhau của giảng viên .................................................................................133
  15. xiii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Vòng đời công nghệ ......................................................................................28 Hình 1.2: Chu kỳ chuyển giao công nghệ .....................................................................29 Hình 1.3: Mô tả quy trình thương mại hóa kết quả nghiên của các trường đại học ......32 Hình 1.4. Động lực và thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu ...........................35 Hình 2.1: Quy trình nghiên cứu do tác giả xây dựng ....................................................50 Hình 2.2. Quy trình nghiên cứu định tính do tác giả xây dựng .....................................54 Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu.......................................................................................55 Hình 3.1: Tỷ lệ giảng viên trong tổng số CBGV của các trường ..................................72 Hình 3.2: Nhân lực nghiên cứu của các trường đại học khối kỹ thuật ..........................74 Hình 3.3: Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ của các trường Đại học công lập khối kỹ thuật giai đoạn 2011-2016. .........................................................78 Hình 3.4: Hợp đồng tư vấn của giảng viên đối với doanh nghiệp ................................79 Hình 3.5: Sản phẩm nghiên cứu khoa học của các trường đại học ...............................85 Hình 3.6: Cơ cấu sản phẩm nghiên cứu khoa học của các trường đại học....................86 Hình 3.7: Một số nguyên nhân giảng viên không đăng ký xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với kết quả nghiên cứu ............................................................................................86 Hình 3.8: Một số nguyên nhân giảng viên không thương mại hóa kết quả nghiên cứu của mình ........................................................................................................................88 Hình 4.1: Mô hình nghiên cứu điều chỉnh ...................................................................107 Hình 4.2: Kết quả phân tích khẳng định nhân tố với các khái niệm nghiên cứu trong mô hình (chuẩn hóa) ....................................................................................................108
  16. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học của trường đại học là một chủ đề luôn thu hút được sự quan tâm đặc biệt của nhiều học giả trên thế giới cũng như ở Việt Nam trong nỗ lực định vị vai trò của trường đại học trong xã hội (Louis và cộng sự, 1989; Shane, 2004; Jain và cộng sự, 2009; Nguyen, 2018). Điều này xuất phát từ việc nhấn mạnh vai trò của trường đại học như một định chế tạo ra các cấu trúc tổ chức để khuyến khích chuyển giao công nghệ cho các thực thể thương mại và thị trường thông qua việc cấp phép, tạo ra các liên doanh mới (Jain và cộng sự, 2009). Mặc dù trong quá khứ, các trường đại học chỉ thực hiện sứ mệnh của mình như một trung tâm phát triển và truyền bá tri thức, những phát hiện khoa học thông qua xuất bản và phổ biến tri thức thông qua hoạt động đào tạo. Ngày nay, vai trò của trường đại học ngày càng được củng cố hơn nữa và hướng tới hoạt động thương mại hóa KQNC (Etzkowitz, 1998; Owen-Smith, 2005), nó không còn chỉ giới hạn như một trung tâm học thuật mà các trường đại học trên thế giới đã tự chủ trong hoạt động nghiên cứu học thuật từ phòng thí nghiệm đến tiếp tục hoàn thiện triển khai, nghiên cứu thị trường để đưa KQNC vào thương mại hóa (Jain và cộng sự, 2009). Bằng chứng là có rất nhiều các nghiên cứu về thương mại hóa KQNC của trường đại học ở các cấp độ khác nhau (Jain and George, 2007; Murray, 2002; Dasgupta and David, 1994; Rosenberg and Nelson, 1994). Đây được coi là sự phát triển bắt buộc trong chuỗi giá trị, từ phát triển nghiên cứu đến phát triển thương mại và các chương trình thương mại hóa, ở cấp độ tổ chức doanh thu từ hoạt động thương mại hóa KQNC đã trở thành một nguồn thu lớn bù đắp cho việc cắt giảm NSNN cho các trường đại học công (Miller & Acs, 2013). Thương mại hóa đã trở thành cơ hội cho việc hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp, tạo điều kiện cho giảng viên, sinh viên gắn lý thuyết với thực tiễn hướng tới áp dụng các thành quả mới trong nghiên cứu vào các chương trình giảng dạy tại các trường đại học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo (Aldridge & Audretsch, 2011). Đối với các nhà khoa học, tầm quan trọng của thương mại hóa không phải là rõ ràng vì công việc truyền thống của họ là khám phá tri thức mới thay vì khai thác tri thức. Trong khi các học giả khác đồng ý rằng, thương mại hóa KQNC sẽ góp phần phát triển sự nghiệp của các nhà khoa học, các cuộc tranh luận vẫn là về cách khuyến khích các nhà khoa học tham gia nhiều hơn vào thương mại hóa (Lam, 2011; Miller & Acs, 2013). Bởi vậy, thương mại hóa KQNC đang dần trở thành một nhu cầu của giảng viên qua đó sẽ hỗ trợ họ phát triển sự nghiệp giúp gắn kết giữa giảng viên trong các trường đại học với thế giới công nghiệp (Lam, 2011; Miller & Acs, 2013).
  17. 2 Do vai trò và lợi ích đem lại của thương mại hóa KQNC là rất lớn và ngày càng trở nên có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của các trường đại học, vì thế mà ngày càng thu hút được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm hơn. Các học giả trên thế giới đã xác định được các nhóm yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định thương mại hóa KQNC của giảng viên các trường đại học (Aldridge & Audretsch, 2011; Bercovitz & Feldman, 2008; Markman và cộng sự, 2008). Trong đó,. Một số nghiên cứu đã tập trung vào nghiên cứu về khía cạnh các yếu tố vi mô thuộc đặc điểm của giảng viên như vốn con người và vốn xã hội ảnh hưởng đến quyết định thương mại hóa KQNC của họ (Audretsch & Aldridge, 2009). Một số nghiên cứu lại tập trung vào khía cạnh động lực thương mại hóa KQNC của giảng viên/nhà khoa học như một sự công nhận về các lợi ích tài chính và sự tò mò khám phá tri thức (Lam, 2011). Một số khác lại trung vào khía cạnh tiếp cận nguồn tài trợ cho nghiên cứu như một khía cạnh thúc đẩy thương mại hóa (Markman và cộng sự, 2008). Cuối cùng, các nghiên cứu cũng tìm thấy sự ảnh hưởng của khía cạnh tổ chức như việc có các văn phòng chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm của lãnh đạo, các rào cản từ tổ chức và thị trường đến thương mại hóa KQNC của nhà khoa học (Bercovitz & Feldman, 2008; Markman và cộng sự, 2008). Ở Việt Nam, những năm gần đây việc đưa kết quả nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường vào thương mại hóa và ứng dụng trong đời sống thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm và coi trọng đúng mức. Điều này thể hiện qua việc tạo môi trường pháp lý, xây dựng ban hành hệ thống chính sách pháp luật theo hướng thông thoáng thuận lợi, cùng với đó là hàng năm ngân sách nhà nước đầu tư khoảng 2% tổng chi ngân sách cho thúc đẩy phát triển hoạt động nghiên cứu khoa học và thương mại hóa KQN của giảng viên các trường đại học vào ứng dụng trong thực tiễn. Vì thế mà những năm qua hoạt động này bước đầu đã đạt được những thành tựu đáng kể, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trên các lĩnh vực như nông nghiệp tăng trưởng khoảng 30% - 40%; phát triển đổi mới công nghệ của doanh nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng, giảm giá thành sản phẩm, tạo ra những sản phẩm mới thay thế nhập khẩu trong một số ngành kinh tế mũi nhọn. Đặc biệt, theo kết quả khảo sát của tác giả (2018) thì giai đoạn 2011- 2016 đã có 12 trường ĐHCL khối kỹ thuật Việt Nam có tiềm lực mạnh về nghiên cứu ứng dụng và phát triển đã triển khai thực hiện 3.992 hợp đồng chuyển giao công nghệ và thương mại hóa KQNC với tổng giá trị là 895.875 triệu đồng. Đây là nguồn tài chính có ý nghĩa rất quan trọng góp phần giảm áp lực cho NSNN và tăng thu nhập cho cán bộ giảng viên, tái đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và tăng nguồn tài chính cho tự chủ đại học.
  18. 3 Tuy nhiên, trong bối cảnh nguồn NSNN ngày càng hạn hẹp đòi hỏi tính hiệu quả của đầu tư chi ngân sách ngày càng cao, xu hướng tự chủ đại học ở Việt Nam đang trở thành một xu thế tất yếu không thể đảo ngược, áp lực về tự chủ tài chính đòi hỏi các trường phải nâng cao hiệu quả của hoạt động NCKH thông qua việc chuyển giao công nghệ và thương mại hóa KQNC để tạo ra nguồn tài chính bền vững cho thực hiên tự chủ. Nhưng trên thực tế những năm qua thì hoạt động này chưa phát huy tốt được vai trò là trụ cột thứ hai của các trường đại học mà còn bộc lộ nhiều hạn chế bất cập như sau: Thứ nhất, hiệu quả đem lại từ hoạt động thương mại hóa KQNC của giảng viên các trường đại học còn rất hạn chế chưa tương xứng với đội ngũ nhân lực nghiên cứu và nguồn ngân sách nhà nước đầu tư cho hoạt động này. Hàng năm từ 1,4% đến 1,8% tương đương 4% GDP, trong đó các trường đại học là khoảng 10% và đội ngũ nhân lực nghiên cứu hùng hậu với nhiều nhà khoa học uy tín, các chuyên gia đầu ngành, nhiều nhóm nghiên cứu mạnh bao gồm 77.841 người với 9.624 Tiến sĩ, 35.922 Thạc sĩ chiếm 46% nguồn nhân lực của quốc gia (Điều tra NC&PT của Bộ KHCN, 2016). Thứ hai, việc khai thác KQNC vào ứng dụng trong thực tiễn để thương mại hóa vẫn còn hạn chế so với tiềm năng nguồn tài sản sẵn có. Theo Cục Phát triển Thị trường và Doanh nghiệp Khoa học Công nghệ - Bộ KHCN, hàng năm, các trường đại học đóng góp khoảng 16.000 kết quả nghiên cứu, chiếm 80% kết quả nghiên cứu của cả nước. Tuy nhiên, việc chuyển giao công nghệ và thương mại hóa KQNC của giảng viên từ các trường đại học vào ứng dụng trong thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội vẫn còn hạn chế, chỉ khoảng 10% con số này là quá nhỏ so với tiềm năng nguồn tài sản trí tuệ hiện có thể khai thác được dẫn đến lãng phí nguồn lực đầu tư. Thứ ba, nguồn thu từ việc chuyển giao công nghệ và thương mại hóa KQNC của các trường ĐHCL vẫn còn mờ nhạt chưa thể hiện được vai trò là trụ cột thứ hai của các trường đại học. Thực tế cho thấy hiện nay cơ cấu nguồn thu của các trường đại học vẫn chủ yếu là học phí và lệ phí từ hoạt động đào tạo chiếm trên 70%, thu từ chuyển giao công nghệ và thương mại hóa KQNC chỉ chiếm từ 2% đến 5% trong tổng thu (Lê Trung Thành, 2017). Bởi vậy, nguồn tài chính của các trường ĐHCL đang hàm chứa nhiều rủi ro bởi nó phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố khách quan là quy mô đào tạo và mức thu học phí. Cả hai yếu tố này nhà nước vẫn đang kiểm soát về trần học phí và chỉ tiêu tuyển sinh. Khi nguồn thu chủ yếu không được tạo ra từ chính khả năng nội lực của mình mà phụ thuộc nhiều vào yếu tố khách quan sẽ thiếu tính bền vững, về lâu dài sẽ gây rủi ro về nguồn tài chính khi tuyển sinh gặp khó khăn hoặc nhà nước cắt giảm chỉ tiêu. Vì vậy, đòi hỏi các trường đại học ngoài nhiệm vụ đào tạo thì việc chuyển giao công nghệ và thương mại hóa KQNC phải trở thành nhiệm vụ chính để
  19. 4 tạo ra nguồn thu, bởi nó sẽ quyết định đến sự tồn tại và phát triển bền vững của các trường ĐHCL trong bối cảnh tự chủ và hội nhập quốc tế. Ở Việt Nam, các nghiên cứu về chủ đề này còn khá khiêm tốn, gần đây mới xuất hiện một số nghiên cứu, tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu mới chỉ dừng ở việc đánh giá thực trạng và phân tích các chính sách về thương mại như trong các báo cáo quản lý nhà nước. Bởi vậy mà tính hệ thống còn nhiều hạn chế do cách tiếp cận nghiên cứu theo phương pháp truyền thống, chưa khảo sát thực nghiệm ở khía cạnh vi mô của nhà khoa học. Thiếu vắng các nghiên cứu mô hình hóa/lượng hóa các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định thương mại hóa KQNC của giảng viên/nhà khoa học ở các trường ĐHCL trong bối cảnh ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Từ những phân tích trên cho thấy rất cần có một nghiên cứu toàn diện về lý luận và thực tiễn về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định thương mại hóa KQNC của giảng viên/nhà khoa học tại các trường ĐHCL, hướng tới việc sử dụng một cách hiệu quả các nguồn lực tài chính đầu tư cho các đề tài, dự án nghiên cứu của giảng viên/nhà khoa học tại các trường ĐHCL Việt Nam. Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập Việt Nam” làm luận án tiến sĩ của mình là hết sức cần thiết và có ý nghĩa thiết thực đối với các trường ĐHCL Việt Nam trong bối cảnh tự chủ như hiện nay. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung của luận án là đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động thương mại hóa KQNC của giảng viên/nhà khoa học của các trường ĐHCL khối kỹ thuật Việt Nam trong xu thế tự chủ như hiện nay. Các mục tiêu cụ thể được xác định như sau: (1) Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về thương mại hóa kết quả nghiên cứu của giảng viên/nhà khoa học tại các trường đại học và các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định thương mại hóa kết quả nghiên cứu của giảng viên/nhà khoa học tại các trường đại học. (2) Tìm hiểu thực trạng thương mại hóa kết quả nghiên cứu của giảng viên/nhà khoa học của các trường ĐHCL khối kỹ thuật ở Việt Nam hiện nay. (3) Xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định thương mại hóa kết quả nghiên cứu của giảng viên/nhà khoa học của các trường ĐHCL khối kỹ thuật. (4) Tìm ra các nhân tố tác động đến quyết định thương mại hóa kết quả nghiên cứu của giảng viên/nhà khoa học của các trường ĐHCL khối kỹ thuật. (5) Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy hoạt động thương mại hóa KQNC của giảng viên/nhà khoa học tại các trường ĐHCL ở Việt Nam.
  20. 5 3. Câu hỏi nghiên cứu Để thỏa mãn các mục tiêu cụ thể trên, nghiên cứu này được thực hiện nhằm trả lời các câu hỏi sau: (1) Có những nội dung lý luận cơ bản nào về thương mại hóa KQNC và các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định thương mại hóa KQNC của giảng viên/nhà khoa học tại các trường Đại học ? (2) Thực trạng về thương mại hóa KQNC của giảng viên/nhà khoa học tại các trường ĐHCL Việt Nam như thế nào ? (3) Mô hình nghiên cứu nào được sử dụng trong việc đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố tới quyết định thương mại hóa kết quả nghiên cứu của giảng viên/nhà khoa học của các trường ĐHCL khối kỹ thuật Việt Nam? (4) Các nhân tố nào có tác động đến quyết định thương mại hóa kết quả nghiên cứu của giảng viên/nhà khoa học của các trường ĐHCL khối kỹ thuật Việt Nam? (5) Đề xuất, giải pháp và kiến nghị nào nhằm thúc đẩy hoạt động thương mại hóa KQNC của giảng viên/nhà khoa học tại các trường ĐHCL ở Việt Nam? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là cơ sở lý luận và thực tiễn về thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học trong các trường ĐHCL thuộc khối kỹ thuật tại Việt Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Thương mại hóa kết quả nghiên cứu và các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định thương mại hóa KQNC của giảng viên/nhà khoa học tại các trường ĐHCL khối kỹ thuật ở Việt Nam. - Phạm vi thời gian: Luận án nghiên cứu thực trạng về thương mại hóa kết quả nghiên cứu của các trường ĐHCL khối kỹ thuật ở Việt Nam giai đoạn 2011- 2016. Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2011 đến năm 2016. Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua khảo sát 353 giảng viên/nhà khoa học tại 18 trường ĐHCL khối kỹ thuật Việt Nam năm 2018. Đây là khoảng thời gian mà Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách rất quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển hoạt động KHCN, chuyển giao công nghệ và thương mại hóa KQNC từ các trường đại học vào ứng dụng thực tiễn như Nghị quyết số 20/NQ-TW khóa XI, Luật KHCN (2013) và Chiến lược phát triển KHCN Việt Nam giai đoạn 2011- 2020. - Phạm vi không gian: Thương mại hóa KQNC tại các trường ĐHCL ở Việt Nam là một vấn đề tương đối mới, có nội dung rộng lớn. Tuy nhiên, trong phạm vi của
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
13=>1