Luận án Tiến sĩ Tài chính Ngân hàng: Tiếp cận vốn và tăng trưởng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam
lượt xem 13
download
Luận án "Tiếp cận vốn và tăng trưởng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam" nghiên cứu sự tác động của tiếp cận vốn đến tăng trưởng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam; nghiên cứu sự tác động của yếu tố môi trường đến tăng trưởng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam; góp ý chính sách liên quan đến tiếp cận vốn và các yếu tố môi trường trong vấn đề tăng trưởng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Tài chính Ngân hàng: Tiếp cận vốn và tăng trưởng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN VĂN TÙNG TIẾP CẬN VỐN VÀ TĂNG TRƯỞNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SỸ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 10 NĂM 2023
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN VĂN TÙNG TIẾP CẬN VỐN VÀ TĂNG TRƯỞNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SỸ (BẢO VỆ CẤP TRƯỜNG) Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng MÃ SỐ: 9 34 02 01 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. HÀ VĂN DŨNG TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 10 NĂM 2023
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “Tiếp cận vốn và tăng trưởng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam” chưa từng được báo cáo để lấy học vị Tiến sĩ tại bất cứ một cơ sở đào tạo nào. Đây là công trình nghiên cứu riêng của tác giả. Số liệu và kết quả nghiên cứu của luận án có nguồn gốc rõ ràng, trung thực. Nội dung trích dẫn từ các tài liệu nghiên cứu khác được dẫn nguồn đầy đủ. TP. HCM, ngày tháng năm 2023 Nguyễn Văn Tùng
- ii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin trân trọng bày tỏ sự tri ơn sâu sắc đến giảng viên hướng dẫn khoa học, PSG. TS Hà Văn Dũng đã tận tình hướng dẫn, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu và hoàn thành luận án này. Tôi xin gửi lời trân trọng biết ơn Ban giám hiệu Trường, Quý thầy/cô trực tiếp giảng dạy lớp NCS 24, đã rất nhiệt tình truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý trong suốt khóa học. Tôi cũng xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến thầy/cô khoa Sau đại học, đặc biệt là PGS. TS Lê Đình Hạc và cô Vũ Thị Thu Hà đã nhiệt tình hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận án của tôi. Cuối cùng, tôi xin gửi lời trân trọng cảm ơn đến các đồng nghiệp của tôi đang công tác tại trường Đại học Ngân Hàng và gia đình đã động viên và giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận án. TP. HCM, ngày tháng năm 2023 Tác giả Nguyễn Văn Tùng
- iii TÓM TẮT Đã có nhiều nghiên cứu kết luận doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn, cũng như góp ý phía “cung vốn” và các cơ quan chức năng cần tạo điều kiện tốt hơn để hỗ trợ nguồn vốn vay cho DNNVV. Tuy nhiên, về phía các doanh nghiệp (phía “cầu vốn”) thì sao? Thực tế có những doanh nghiệp còn thụ động, chưa sẵn sàng tận dụng lợi thế nguồn vốn vay, hoặc sử dụng nguồn vốn vay chưa mang lại kết quả tốt. Nếu mục tiêu cốt lõi của mỗi doanh nghiệp là lợi nhuận, thì xét trên góc độ tổng thể nền kinh tế, việc doanh nghiệp đóng góp vào thị trường lao động và thị trường hàng hóa, dịch vụ lại càng quan trọng hơn. Để doanh nghiệp trở thành lớn phải qua quá trình chuyển đổi, tăng trưởng bắt đầu từ đơn vị nhỏ. Do đó, đề tài “Tiếp cận vốn và tăng trưởng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam” được thực hiện nhằm nghiên sự tác động của tiếp cận vốn và yếu tố môi trường đến tăng trưởng của DNNVV tại Việt Nam, góp phần bổ sung thêm tài liệu nghiên cứu về tăng trưởng doanh nghiệp và những hàm ý chính sách liên quan. Đề tài đã thực hiện phân tích thực trạng DNNVV Việt Nam giai đoạn 2005 – 2021; sử dụng phương pháp ước lượng Bayes với sự hỗ trợ của phần mềm Stata 17.0 để nghiên cứu sự tác động của các yếu tố đến tăng trưởng doanh nghiệp. Mẫu số liệu được rút trích theo mã nhận diện id (identification) của từng doanh nghiệp qua các năm giai đoạn 2005 – 2015 được 2.073 doanh nghiệp. Với kỹ thuật ước lượng Markov Chain Monte Carlo (MCMC), chọn mẫu Gibbs và Metropolis-Hastings trên bộ số liệu dạng bảng (panel) mẫu quan sát là 4.256, kết quả cho thấy nợ có tác động tích cực đến tăng trưởng lao động, tăng trưởng doanh thu, và vốn chủ sở hữu có tác động tích cực đến tăng trưởng tài sản của doanh nghiệp. Ngoài ra, đề tài cũng phát hiện các yếu tố qui mô, tuổi của doanh nghiệp, trình độ giáo dục đào tạo của doanh nhân, yếu tố xuất khẩu, và ngành có tác động đến tăng trưởng của doanh nghiệp. Từ khóa: Tăng trưởng DNNVV, vốn chủ sở hữu, nợ, Bayes, Việt Nam
- iv ABSTRACT There have been many studies concluding that small and medium-sized enterprises (SMEs) have difficulty accessing capital, as well as suggesting that the "capital supply" side and the authorities need to create better conditions to support capital loans to SMEs. However, what about enterprises (the "demand side")? In fact, there are businesses that are still passive, not ready to take advantage of loans, or that have used loans that have not yielded good results. If the core goal of each business is to make profit, then, from the perspective of the overall economy, it is even more important for the business to contribute to the labor market and the market for goods and services. In order for a business to become large, it must go through a process of transformation. Growth begins with a small unit. Therefore, the topic "Access to capital and growth of Vietnamese small and medium enterprises" was carried out to study the impact of capital access and environmental factors on the growth of SMEs in Vietnam, contributing to supplementary research documents on enterprise growth and related policy implications. The topic has analyzed the current situation of Vietnamese SMEs in the period 2005– 2021, using the Bayesian estimation method with the support of Stata 17.0 software to study the impact of factors on business growth. The sample of data extracted according to the identification code of each enterprise over the years from 2005 to 2015 was 2,073 enterprises. Using the Markov Chain Monte Carlo (MCMC) estimation technique and selecting Gibbs and Metropolis-Hastings samples on a panel dataset with an observed sample of 4,256, the results show that debt has a positive effect on firm labor and revenue growth. Equity has a positive effect on firm asset growth. In addition, the study also found that the size and age of the enterprise, the level of education and training of the entrepreneur, and the export and industry factors all have an impact on the growth of the enterprise. Keywords: SMEs growth, equity, liability, Bayes, Vietnam
- v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i TÓM TẮT ..................................................................................................................iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................... x DANH MỤC BẢNG.................................................................................................. xi DANH MỤC HÌNH .................................................................................................xiii Chương 1: GIỚI THIỆU ............................................................................................. 1 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ........................................................................................ 1 1.1.1 Bối cảnh hoạt động, tăng trưởng của doanh nghiệp nhỏ và vừa........................ 1 1.1.2 Tổng quan các nghiên cứu về tăng trưởng của DNNVV và tính bức thiết của nghiên cứu ..................................................................................................................................... 4 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................. 9 1.2.1 Mục tiêu chung .................................................................................................. 9 1.2.2 Mục tiêu cụ thể................................................................................................. 10 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .................................................................................. 10 1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.................................................... 10 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 10 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 10 1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................... 12 1.6 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN ................................................... 12 1.6.1 Về mặt khoa học .............................................................................................. 12 1.6.2 Về mặt thực tiễn ............................................................................................... 13 1.7 BỐ CỤC NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN ............................................................. 14 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ......................................................................................... 14
- vi Chương 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT ................................................................. 15 2.1 TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ............................................................................... 15 2.2 TĂNG TRƯỞNG DOANH NGHIỆP ................................................................ 16 2.2.1 Lý thuyết tăng trưởng dựa trên lý thuyết ranh giới công ty (Coase, 1937) ..... 16 2.2.2 Lý thuyết tăng trưởng dựa trên vòng đời ......................................................... 16 2.2.3 Lý thuyết tăng trưởng dựa trên sự kết hợp gen ................................................ 16 2.2.4 Đo lường tăng trưởng doanh nghiệp ................................................................ 17 2.3 TIẾP CẬN VỐN ................................................................................................. 18 2.3.1 Định nghĩa tiếp cận vốn ................................................................................... 18 2.3.1.1 Khái niệm vốn ............................................................................................... 19 2.3.1.2 Khái niệm tiếp cận ........................................................................................ 20 2.3.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng ................................................................................... 21 2.3.2 Đo lường tiếp cận vốn ...................................................................................... 23 2.5 TÁC ĐỘNG CỦA TIẾP CẬN VỐN ĐẾN TĂNG TRƯỞNG DOANH NGHIỆP25 2.6 TÁC ĐỘNG CỦA YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG DOANH NGHIỆP ................................................................................................................................... 26 2.7 CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM LIÊN QUAN ...................................... 27 2.7.1 Tác động của tiếp cận vốn đối với tăng trưởng của doanh nghiệp .................. 27 2.7.1.1 Nghiên cứu ở nước ngoài .............................................................................. 27 2.7.1.2 Nghiên cứu tại Việt Nam .............................................................................. 30 2.7.2 Tác động của các yếu tố môi trường đến tăng trưởng của doanh nghiệp ........ 36 2.7.2.1 Nghiên cứu ở nước ngoài .............................................................................. 36 2.7.2.2 Nghiên cứu tại Việt Nam .............................................................................. 37 2.8 THẢO LUẬN VỀ KHOẢNG TRỐNG KHOA HỌC ........................................ 43
- vii KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ......................................................................................... 45 Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 46 3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ............................................................................. 46 3.2 THIẾT LẬP CÁC GIẢ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ................... 47 3.2.1 Các giả thuyết nghiên cứu................................................................................ 47 3.2.1.1 Tác động của nợ đến tăng trưởng lao động .................................................. 47 3.2.1.2 Tác động của nợ đến tăng trưởng doanh thu ................................................ 47 3.2.1.3 Tác động của nợ đến tăng trưởng tài sản ...................................................... 48 3.2.1.4 Tác động của vốn chủ sở hữu đến tăng trưởng tài sản ................................. 48 3.2.1.5 Tác động của vốn chủ sở hữu đến tăng trưởng lao động .............................. 49 3.2.1.6 Tác động của vốn chủ sở hữu đến tăng trưởng doanh thu ............................ 49 3.2.2 Mô hình ............................................................................................................ 52 3.3 DỮ LIỆU ............................................................................................................ 57 3.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................... 60 3.4.1 Phương pháp thống kê mô tả ........................................................................... 60 3.4.2 Phương pháp định lượng .................................................................................. 61 3.4.2.1 Lý thuyết về thống kê Bayes......................................................................... 61 3.4.2.2 Hồi quy tuyến tính Bayes .............................................................................. 63 3.4.2.3 Ưu điểm của phương pháp Bayes ................................................................. 64 3.4.2.4 Phương pháp phân tích định lượng ............................................................... 68 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ......................................................................................... 72 Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................... 73 4.1 THỰC TRẠNG DNNVV VIỆT NAM ............................................................... 73
- viii 4.2 THỐNG KÊ MÔ TẢ MẪU DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ..................................... 78 4.2.1 Mẫu số liệu đã được ghép mã id ...................................................................... 78 4.2.1.1 Tổng lao động ............................................................................................... 78 4.2.1.2 Tổng doanh thu ............................................................................................. 79 4.2.1.3 Tổng tài sản ................................................................................................... 81 4.2.1.4 Tổng vốn chủ sở hữu .................................................................................... 82 4.2.1.5 Tổng nợ ......................................................................................................... 82 4.2.1.6 Tỉ trọng vốn chủ sở hữu và nợ qua các năm ................................................. 82 4.2.1.7 Nhận định chung mối quan hệ các biến số qua các năm .............................. 85 4.2.2 Mẫu số liệu đã được ghép theo thời gian dưới dạng dữ liệu bảng (panel) ...... 86 4.3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..... 87 4.3.1 Kết quả nghiên cứu .......................................................................................... 87 4.3.1.1 Kết quả ước lượng mô hình tăng trưởng lao động ........................................ 89 4.3.1.2 Kết quả ước lượng mô hình tăng trưởng doanh thu ...................................... 98 4.3.1.3 Kết quả ước lượng mô hình tăng trưởng tài sản ......................................... 106 4.3.2 Thảo luận kết quả nghiên cứu ........................................................................ 116 4.3.2.1 Tác động của tiếp cận vốn đến tăng trưởng doanh nghiệp ......................... 116 4.3.2.2 Tác động của các yếu tố môi trường đến tăng trưởng doanh nghiệp ......... 119 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ....................................................................................... 122 Chương 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH .............................................. 123 5.1 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 123 5.1.1. Tác động của tiếp cận vốn đến tăng trưởng của các DNNVV tại Việt Nam 124 5.1.2 Tác động của yếu tố môi trường đến tăng trưởng của các DNNVV tại Việt Nam ................................................................................................................................. 125
- ix 5.2 GÓP Ý CHÍNH SÁCH ..................................................................................... 127 5.2.1 Đối với doanh nghiệp ..................................................................................... 127 5.2.2 Đối với hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng..................................... 129 5.2.3 Đối với các cơ quan chức năng liên quan ...................................................... 130 5.3 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................. 132 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ....................................................................................... 133 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... i TÀI LIỆU ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐỀ TÀI ............................................... x
- x DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết Nguyên nghĩa tiếng Việt Nguyên nghĩa tiếng Anh tắt ADB Ngân hàng phát triển châu Á Asian Development Bank BF Nhân tố Bayes Bayes Factor BKHĐT Bộ Kế hoạch và Đầu tư Ministry of Planning and Investment CIEM Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Central Institute for Economic Trung ương Management DOE Khoa Kinh tế của Đại học Department of Economics of the Copenhagen. University of Copenhagen. id Nhận diện Identification ILSSA Viện Khoa học Lao động và Xã Institute of Labor Science and Social hội Affairs OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Organization for Economic Kinh tế Cooperation and Development UNU- Viện Kinh tế Phát triển Thế giới United Nations University Institute WIDER của Đại học Liên Hợp Quốc for World Development Economics VCCI Phòng Thương mại và Công Vietnam Chamber of Commerce and nghiệp Việt Nam Industry WB Ngân hàng thế giới World Bank
- xi DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Tổng kết các nghiên cứu về tác động của nguồn vốn đối với tăng trưởng doanh nghiệp ..................................................................................................................... 30 Bảng 2.2: Kết quả chiều hướng tác động của vốn chủ sở hữu và nợ ............................... 35 Bảng 2.3: Tổng kết các nghiên cứu về tác động của các yếu tố môi trường đối với tăng trưởng doanh nghiệp ........................................................................................................ 38 Bảng 3.1: Các biến phụ thuộc và biến giải thích trong mô hình nghiên cứu ................... 50 Bảng 3.2: Xu hướng tác động các nghiên cứu trước tại Việt Nam .................................. 51 Bảng 3.3: Các biến kiểm soát trong mô hình nghiên cứu ................................................ 52 Bảng 3.4: Các biến số sử dụng trong mô hình ................................................................. 56 Bảng 3.5: Mẫu số lượng DNNVV được điều tra qua các năm ........................................ 58 Bảng 3.6: So sánh phương pháp tần suất và phương pháp Bayes.................................... 67 Bảng 3.7: Mô phỏng thông tin tiên nghiệm ..................................................................... 68 Bảng 4.1: Doanh nghiệp Việt Nam qua các năm ............................................................. 73 Bảng 4.2: Tăng trưởng doanh thu giai đoạn 2016 – 2019 so với giai đoạn 2011 – 2015...................................................................................................................... 76 Bảng 4.3: Tăng trưởng lao động và lợi nhuận DNNVV giai đoạn 2016 – 2019 ............ 77 Bảng 4.4: Tổng số lao động làm việc toàn thời gian qua các năm .................................. 78 Bảng 4.5: Tổng doanh thu của các doanh nghiệp theo mẫu số liệu khảo sát qua các năm ................................................................................................................................... 79 Bảng 4.6: Tổng tài sản của các DNNVV theo mẫu số liệu khảo sát ............................... 81 Bảng 4.7: Tổng vốn chủ sở hữu qua các năm .................................................................. 82 Bảng 4.8: Tổng vốn nợ qua các năm ................................................................................ 82 Bảng 4.9: Tỉ trọng vốn chủ sở hữu và nợ ......................................................................... 84 Bảng 4.10: Chiều hướng biến thiên các biến số quan các năm ........................................ 85 Bảng 4.11: Tương quan biến thiên giữa vốn chủ sở hữu, nợ và các biến số tăng trưởng của doanh nghiệp................................................................................................... 85 Bảng 4.12: Thống kê mô tả các biến số của mô hình nghiên cứu ................................... 86 Bảng 4.13: Tương quan giữa các biến số tăng trưởng ..................................................... 87 Bảng 4.14: Mô hình Likelihood ....................................................................................... 88
- xii Bảng 4.15: Kiểm định các yếu tố Bayesian và kiểm định mô hình ................................. 89 Bảng 4.16: Kết quả mô phỏng Bayesian mô hình tăng trưởng lao động ......................... 90 Bảng 4.17: Kết quả kiểm tra độ nhạy mô hình tăng trưởng lao động .............................. 96 Bảng 4.18: Xác suất hậu nghiệm mô hình tăng trưởng lao động ..................................... 97 Bảng 4.19: Tổng hợp chiều hướng tác động của các biến số đến tăng trưởng lao động của doanh nghiệp .................................................................................................... 98 Bảng 4.20: Kiểm định các yếu tố Bayesian và kiểm định mô hình ................................. 98 Bảng 4.21: Kết quả mô phỏng Bayesian tăng trưởng doanh thu ..................................... 99 Bảng 4.22: Kết quả kiểm tra độ nhạy mô hình tăng trưởng doanh thu ............................ 104 Bảng 4.23: Xác suất hậu nghiệm mô hình tăng trưởng doanh thu ................................... 105 Bảng 4.24: Tổng hợp chiều hướng tác động của các biến số trong mô hình tăng trưởng doanh thu ...................................................................................................... 106 Bảng 4.25: Kiểm định các yếu tố Bayesian và kiểm định mô hình ................................. 106 Bảng 4.26: Kết quả mô phỏng Bayesian mô hình tăng trưởng tài sản ............................. 107 Bảng 4.27: Kết quả kiểm tra độ nhạy mô hình tăng trưởng tài sản ................................. 111 Bảng 4.28: Xác suất hậu nghiệm mô hình tăng trưởng tài sản......................................... 112 Bảng 4.29: Tổng hợp chiều hướng biến thiên của kết quả ước lượng tăng trưởng tài sản ................................................................................................................................ 113 Bảng 4.30: Tổng hợp chiều hướng biến thiên của kết quả ước lượng ............................. 114 Bảng 4.31: So sánh kết quả ước lượng 3 mô hình tăng trưởng ........................................ 115 Bảng 4.32: So sánh kết quả nghiên cứu với kỳ vọng nghiên cứu……………………….116
- xiii DANH MỤC HÌNH Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ....................................................................................... 46 Hình 4.1: Doanh nghiệp Việt Nam qua các năm ............................................................. 74 Hình 4.2: Tốc độ tăng DNNVV qua các năm .................................................................. 74 Hình 4.3: Tốc độ tăng số lượng của DNNVV và doanh nghiệp lớn quan các năm......... 75 Hình 4.4: Tổng số lao động làm việc toàn thời gian qua các năm ................................... 78 Hình 4.5: Tốc độ tăng tổng lực lượng lao động theo mẫu khảo sát ................................. 79 Hình 4.6: Tổng doanh thu của các doanh nghiệp theo mẫu ............................................. 80 Hình 4.7: Tốc độ tăng doanh thu qua các năm ................................................................ 80 Hình 4.8: Tổng tài sản của các doanh nghiệp qua các năm theo mẫu số liệu khảo Sát .................................................................................................................................... 81 Hình 4.9: Tốc độ tăng tổng tài sản của các doanh nghiệp theo mẫu khảo sát ................. 81 Hình 4.10: Tỉ trọng nguồn vốn chủ sở hữu và nợ trong tổng vốn ................................... 83 Hình 4.11: Tỉ trọng vốn chủ sở hữu và nợ thay đổi qua các năm .................................... 84 Hình 4.12: Đồ thị chẩn đoán hội tụ mô hình tăng trưởng lao động ................................. 92 Hình 4.13: Đồ thị chẩn đoán hội tụ mô hình tăng trưởng doanh thu ............................... 101 Hình 4.14: Đồ thị chẩn đoán hội tụ mô hình tăng trưởng tài sản .................................... 108
- 1 Chương 1: GIỚI THIỆU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1.1 Bối cảnh hoạt động, tăng trưởng của doanh nghiệp nhỏ và vừa Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) ở hầu hết các nền kinh tế trên thế giới đóng vai trò rất quan trọng, tạo nên sự đa dạng, phong phú của thị trường hàng hóa và dịch vụ, đóng góp vào sản lượng kinh tế quốc dân, tạo cơ hội việc làm, sử dụng một tỷ trọng lớn nguồn lực lao động. DNNVV giúp khai thác và phát huy các nguồn lực tại chỗ, tận dụng tối đa nguồn lực quốc gia, giảm mất cân đối giữa các vùng, thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đặc biệt, trong thời kỳ suy thoái như đại dịch Covid-19, các DNVVN với khả năng ứng biến linh hoạt và năng động sẽ đóng vai trò giảm thiểu những cú sốc cho nền kinh tế khi có biến động này. Và quan trọng nhất, đó là sự tăng trưởng làm cho các doanh nghiệp nhỏ trở nên lớn hơn. Theo World Bank (2021), DNNVV có vai trò quan trọng trong hầu hết các nền kinh tế, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, đại diện cho khoảng 90% doanh nghiệp và hơn 50% việc làm trên toàn thế giới, đóng góp tới 40% GDP và tạo ra 7/10 việc làm ở các nền kinh tế mới nổi. Đối với các quốc gia thuộc OECD, số lượng DNNVV chiếm khoảng 99% với giá trị GDP đạt gần 60% (OECD, 2019). Các DNNVV là nguồn tạo việc làm chính trên toàn thế giới trong hai thập kỷ qua (Mateev và Anastasov, 2010). Ayyagari và cộng sự (2007), trong một nghiên cứu về nền kinh tế của 76 quốc gia trên thế giới đã nhận định DNNVV có vai trò quan trọng trong việc đóng góp việc làm và GDP đối với các quốc gia. Chín trong số mười việc làm mới trên toàn thế giới được tạo ra bởi các doanh nghiệp nhỏ. Và đến năm 2030 cần có 3,3 triệu việc làm mỗi tháng tại các thị trường mới nổi để hấp thu lực lượng lao động ngày càng tăng (IFC, 2017). Dựa trên dữ liệu cho đến năm 2020 tại các quốc gia Nam Á, số lượng DNNVV chiếm trung bình 99,6% trên tổng số doanh nghiệp, chiếm 76,6% tổng lực lượng lao động, đóng góp vào GDP quốc gia chiếm 33,9%, và chiếm 47,0% tổng giá trị xuất khẩu. Tại Đông Nam Á, tỉ lệ lao động thuộc DNNVV chiếm 67%/ tổng số giai đoạn 2010 – 2020, và tại Việt Nam, DNNVV chiếm gần 40% tổng lực lượng lao động năm 2019 (ADB, 2021).
- 2 Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế - OECD (2005), doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) là các công ty độc lập, thường được xác định dựa trên các tiêu chí như số lao động và vốn của doanh nghiệp (DN). Đối với Liên minh châu Âu, số lao động trong DNNVV là nhỏ hơn 250. Một số quốc gia khác là nhỏ hơn 200 lao động. Tại Mỹ, số lao động trong DNNVV là nhỏ hơn 500. Các DN nhỏ thường là những DN có ít hơn 50 lao động, trong khi các DN siêu nhỏ có nhiều nhất là 10, hoặc trong một số trường hợp là 5 lao động (OECD, 2005). Tại Việt Nam, DNNVV nói chung đối với các ngành được qui định có số lao động nhỏ hơn hoặc bằng 300 người, doanh thu nhỏ hơn hoặc bằng 300 tỉ đồng, và vốn nhỏ hơn hoặc bằng 100 tỉ đồng (Nghị định số 39/2018/NĐ-CP). Theo IFC (2010), có sự khác biệt trong định nghĩa DNNVV tại các quốc gia trên thế giới. Trong các mục tiêu hoạt động, Ngân hàng Thế giới cũng không sử dụng cùng một định nghĩa về DNNVV (WBG, 2019). Tiêu chí phân loại sẽ khác nhau đối với các lĩnh vực khác nhau, tùy thuộc vào đơn vị quản lý hoặc Chính phủ của quốc gia đó (Yoshino & Taghizadeh-Hesary, 2015). Gonzales và cộng sự (2014), đã kết luận không có định nghĩa chung cho DNNVV dựa trên khảo sát từ 155 quốc gia/tổ chức trên thế giới, với hơn 267 định nghĩa. Trong đó, đa số quan điểm thống nhất tiêu chí xếp loại DNNVV dựa trên số lao động, vốn và doanh thu. Tại Việt Nam, DNNVV cũng có những đặc điểm giống như các DNNVV trên thế giới và có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc gia. DNNVV Việt Nam chiếm 96% tổng số công ty cả nước, sử dụng 47% lực lượng lao động và chiếm 36% giá trị gia tăng quốc gia, chiếm 88% số doanh nghiệp xuất khẩu và chiếm khoảng một nửa khối lượng xuất khẩu (OECD, 2021). Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2022), bình quân giai đoạn 2016 – 2020, DNNVV chiếm 97,2% trong tổng số doanh nghiệp cả nước, thu hút 38,8% tổng số lao động toàn bộ doanh nghiệp cả nước, thu hút 31% tổng số vốn của toàn bộ doanh nghiệp, và tạo ra 6,351 triệu tỉ đồng doanh thu thuần, đạt 27,6% doanh thu của toàn bộ doanh nghiệp. Tuy đóng góp lớn cho nền kinh tế nhưng hiện nay DNNVV phải chịu nhiều áp lực khó khăn. Do bị ảnh hưởng dồn dập bởi chiến tranh thương mại, đại dịch Covid-19, chiến tranh quân sự dẫn đến thương mại, đầu tư toàn cầu giảm mạnh do sự gián đoạn, đứt gãy các chuỗi cung ứng toàn cầu trong sản xuất và tiêu dùng. Sự thiếu hụt nguyên, nhiên vật liệu đầu vào
- 3 cũng như sụt giảm thị trường tiêu thụ đầu ra đã khiến nhiều doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng, giảm quy mô, có nguy cơ phá sản. Theo IMF (2022), đòn bẩy phi tài chính của doanh nghiệp và hộ gia đình gia tăng ở nhiều quốc gia trong thời kỳ đại dịch. Trong tương lai, điều này có thể tạo ra một số thị trường tín dụng các lỗ hổng khi lãi suất và phí bảo hiểm rủi ro tăng lên. Chiến tranh làm tăng nguy cơ phân mảnh nền kinh tế thế giới thành các khối địa chính trị với các tiêu chuẩn công nghệ riêng biệt, hệ thống thanh toán xuyên biên giới và tiền tệ dự trữ, đòi hỏi sự điều chỉnh chi phí, chuỗi cung ứng, cấu hình lại mạng lưới sản xuất (IMF, 2022). Theo IFC (2017), 65 triệu doanh nghiệp, hay 40% doanh nghiệp chính thức siêu nhỏ, nhỏ và vừa ở các nước đang phát triển, có nhu cầu tài chính chưa được đáp ứng là 5,2 nghìn tỷ đô la mỗi năm. Ở các nước đang phát triển, các DNNVV chiếm hơn một nửa tổng số việc làm chính thức. Nhưng những doanh nghiệp này thường phải vật lộn để có được nguồn tài chính cần thiết để phát triển và tạo việc làm (IFC, 2021). Kết quả này cũng phù hợp với quan điểm của OECD (2019), ADB (2014), Beck và Demirguc-Kunt (2006), Oliveira và Fortunato (2006). Mueller và Zimmermann (2008), cho rằng thách thức tiếp cận tài chính, hạn chế tín dụng, thiếu nguồn vốn tự có và vốn vay là những trở ngại chính đối với sự tồn tại và tăng trưởng của DNNVV trên thế giới. Tại Việt Nam, tăng trưởng ở hầu hết các ngành, lĩnh vực chậm lại và sụt giảm (Bộ KH&ĐT, 2022). Tương tự như DNNVV ASEAN, DNNVV Việt Nam cũng phải đối mặt với những thách thức như lạm phát, biến đổi khí hậu, chuỗi cung ứng gián đoạn và thiếu lao động kỹ thuật cao. Mặt khác, Việt Nam là quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều do biến đổi khí hậu toàn cầu. Hệ quả của thời tiết cực đoan, hạn hán, xâm nhập mặn, mưa lũ, sụt lún, sạt lở… gây thiệt hại nặng nề có thể dẫn đến hậu quả nhiều doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng, giảm quy mô, có nguy cơ phá sản. Việt Nam lại là quốc gia đang phát triển, phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn, công nghệ, nguyên liệu và linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài, năng lực quản lý, cạnh tranh còn yếu, do đó mức độ khó khăn lại càng lớn hơn. Kết quả điều tra năng lực cạnh tranh của các địa phương Việt Nam năm 2021 (PCI 2021) của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam -VCCI, có 47% doanh nghiệp được khảo sát trả lời gặp khó khăn trong tiếp cận vốn. 33% doanh nghiệp tư nhân trong nước và 18% doanh nghiệp FDI cắt giảm số lao động với tỉ lệ giảm tương ứng là 50% và 17% lực lượng lao động. Đối
- 4 với doanh nghiệp FDI xuất khẩu, tỉ lệ cắt giảm lao động còn cao hơn. Mối quan tâm nhất của các doanh nghiệp tư nhân định hướng nội địa là thiếu hụt dòng tiền (VCCI, 2021). 1.1.2 Tổng quan các nghiên cứu về tăng trưởng của DNNVV và tính bức thiết của nghiên cứu Sự tăng trưởng của các doanh nghiệp nhỏ thường được coi là mục tiêu cho sự can thiệp chính sách của các quốc gia. Do có vai trò rất quan trọng nên trên thế giới từ lâu đã có nhiều nghiên cứu về tăng trưởng của DNNVV. Nền tảng mà các nghiên cứu về DNNVV ngày nay kế thừa và phát triển đã có từ thập niên 30 của thế kỷ 20. Tại Pháp có nghiên cứu của Gibrat năm 1931. Tiếp theo là các nghiên cứu tại Anh, điển hình là của Penrose năm 1959, Hart và Prais năm 1956, Marris năm 1964. Tại Mỹ, có các nghiên cứu của Hymer và Pashigian năm 1962, Mansfeld năm 1962 và Hall năm 1987. Đến nay, đã có nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới thực hiện nghiên cứu tăng trưởng của DNNVV, điển hình có thể kể như: * Đối với các nghiên cứu trên phạm vi chung các quốc gia trên thế giới IFC (2021) đã dựa trên bộ số liệu của 129 quốc gia đang phát triển, giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2015, nhận thấy, đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các nước đang phát triển, trung bình khoản vay 1 triệu đô la Mỹ có liên quan đến việc tạo ra thêm 8,15 công việc cố định mỗi năm, khi so sánh với các doanh nghiệp không có khả năng tiếp cận tài chính. Zhang và các cộng sự (2022) đã sử dụng thước đo tăng trưởng lao động để đưa vào mô hình nghiên cứu mẫu số liệu gần 1.800 doanh nghiệp thuộc 12 quốc gia trên thế giới, kết quả cho thấy hiệu quả của chính phủ, sự ổn định chính trị và không có bạo lực có liên quan tích cực với sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp trẻ hơn và ngoài quốc doanh phát triển nhanh hơn các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp già hơn. Kinh nghiệm quản lý không ảnh hưởng đến tăng trưởng của công ty. * Khu vực châu Mỹ Để nghiên cứu tác động của quy mô và tuổi doanh nghiệp đến tăng trưởng của doanh nghiệp, Evans (1987) đã sử dụng thang đo tăng trưởng lao động với phương pháp hàm hợp lý cực đại nghiên cứu hơn 42 nghìn doanh nghiệp thuộc 100 ngành sản xuất tại Mỹ giai đoạn 1976 – 1980. Kết quả nghiên cứu là qui mô và tuổi của doanh nghiệp tác động tiêu cực đến
- 5 tăng trưởng lao động của doanh nghiệp. Trong khi Evans nghiên cứu tác động của quy mô và tuổi doanh nghiệp tác động đến tăng trưởng của doanh nghiệp thì Haynes và Brown (2009) nghiên cứu tác động của vốn đến tăng trưởng của doanh nghiệp. Haynes và Brown đã nghiên cứu các công ty tư nhân nhỏ Hoa Kỳ giai đoạn 1993 – 2003 với hơn 7 nghìn quan sát. Bằng phương pháp hồi quy logistic, kết quả nghiên cứu cho thấy quỹ nội bộ có tác động tích cực đến tăng trưởng việc làm của doanh nghiệp. Brown và Earle (2017) lại nghiên cứu tác động vốn vay ngân hàng đến tăng trưởng của doanh nghiệp. Brown và Earle đã sử dụng dữ liệu của 157.400 doanh nghiệp nhỏ Hoa Kỳ giai đoạn 1992 – 2007. Thông qua phương pháp nghiên cứu OLS và FEM, Brown và Earle kết luận với một khoảng vay khảng 1 triệu đô la Mỹ, trung bình có từ 3 đến 3,5 việc làm do doanh nghiệp sau khi vay vốn tạo ra trong 3 năm đầu tiên. * Tại châu Âu Watson và Wilson (2002) sử dụng phương pháp FEM nghiên cứu DNNVV châu Âu, giai đoạn 1990 – 1994 nhận thấy lợi nhuận giữ lại (Retained Profit), vốn cổ phần (Share Capital) và nợ (Total Debt) có tác động tích cực đến tăng trưởng tài sản. Trong khi đó Heshmati (2001) nghiên cứu DNNVV giai đoạn 1994 – 1998 tại Thụy Điển, sử dụng phương pháp OLS, FEM và GLS, nhận thấy nợ tác động tích cực đến tăng trưởng doanh thu nhưng lại tác động tiêu cực đến tăng trưởng tài sản, và không thể hiện ý nghĩa tác động đối với tăng trưởng lao động. Serrasqueiro và cộng sự (2018) sử dụng phương pháp GMM nghiên cứu DNNVV Bồ Đào Nha giai đoạn 2003 – 2012 cũng kết luận giống như Heshmati, nợ tác động ngược chiều tăng trưởng tổng tài sản, trong khi dòng vốn thu được từ các hoạt động sản xuất kinh doanh tác động tích cực. Trong khi kết quả nghiên cứu của Heshmati tác động của nợ đến tăng trưởng lao động không thể hiện ý nghĩa thì Becchetti và Trovato (2002) nghiên cứu DNNVV tại Ý giai đoạn 1995 – 1997 lại có kết quả nợ tác động tích cực đến tăng trưởng lao động. Rahaman (2011) cũng sử dụng thang đo tăng trưởng lao động để nghiên DNNVV tại Vương quốc Anh và Ireland giai đoạn 1991 – 2001 thông qua phương pháp OLS và GMM, và nhận thấy tài chính nội bộ và bên ngoài có tác động tích cực đối với tăng trưởng lao động của doanh nghiệp. * Tại Đông châu Âu, Trung châu Á, Đông Á Ullah và Wei (2017) đã sử dụng phương pháp hồi quy OLS, FEM và mô hình hồi quy 2 bước nghiên cứu bộ dữ liệu hơn 20 nghìn DNNVV ở 30 quốc gia Đông Âu và Trung Á giai
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Sử dụng công cụ phái sinh trong quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
314 p | 95 | 22
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Phát triển tín dụng xanh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
267 p | 83 | 21
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt
241 p | 25 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Mở rộng cơ sở thuế ở Việt Nam
226 p | 24 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của hộ kinh doanh cá thể trong các làng nghề ở Việt Nam
241 p | 30 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Quản lý tài chính tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
206 p | 29 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - ngân hàng: Quản lý hóa đơn điện tử của cơ quan thuế đối với doanh nghiệp ở Việt Nam
271 p | 16 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới thu ngân sách nhà nước tại các địa phương ở Việt Nam
165 p | 30 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Tác động của chính sách tín dụng đến hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam
248 p | 20 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng tới ý định tham gia bảo hiểm vi mô của người có thu nhập thấp tại Việt Nam
215 p | 18 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Nhân tố tác động đến tính thanh khoản của cô phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
208 p | 35 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hoàn thiện kiểm soát chi đầu tư từ ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước Việt Nam
184 p | 32 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở thành phố Hà Nội trong điều kiện áp dụng mô hình chính quyền đô thị
27 p | 20 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường thông tin và cơ chế quản trị công ty đến hoạt động sáp nhập và mua bán tại Việt Nam
196 p | 24 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính Ngân hàng: Các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc nợ công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
190 p | 26 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam bằng phương pháp phân tích bao dữ liệu (DEA)
30 p | 16 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Quản lý tài chính tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tài chính – Ngân hàng: Hạn chế tài chính và hành vi đầu tư của các công ty tại Châu Á – vai trò của phát triển tài chính
30 p | 4 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn