Luận án Tiến sĩ Thông tin Thư viện: Thư viện Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc
lượt xem 5
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm nghiên cứu tổ chức và hoạt động của thư viện Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc, đánh giá vai trò của thư viện Việt Nam thời kỳ này trong lịch sử sự nghiệp thư Việt Nam nói riêng và tiến trình phát triển văn hoá dân tộc nói chung.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Thông tin Thư viện: Thư viện Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc
- BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI LÊ THANH HUYỀN THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC LUẬN ÁN TIẾN SĨ THÔNG TIN - THƯ VIỆN HÀ NỘI - 2014
- BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI LÊ THANH HUYỀN THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC Chuyên ngành: Khoa học Thông tin - Thư viện Mã số: 62 32 02 03 LUẬN ÁN TIẾN SĨ THÔNG TIN - THƯ VIỆN Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Trần Thị Minh Nguyệt 2. TS. Vũ Thị Minh Hương HÀ NỘI - 2014
- LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính tác giả. Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận án này là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định./. Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2014 Tác giả luận án Lê Thanh Huyền
- 2 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. 1 MỤC LỤC ........................................................................................................................ 2 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................................ 3 DANH MỤC BẢNG BIỂU .............................................................................................. 4 MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 6 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THƯ VIỆN VÀ BỐI CẢNH LỊCH SỬ CỦA THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC ....... 16 1.1. Những vấn đề chung về thư viện ..................................................................... 16 1.1.1. Định nghĩa thư viện ............................................................................................. 16 1.1.2. Cấu trúc thư viện ................................................................................................. 20 1.1.3. Vai trò của thư viện ............................................................................................. 21 1.1.4. Tổ chức và hoạt động thư viện ............................................................................ 22 1.1.5. Tiêu chí đánh giá thư viện................................................................................... 29 1.2. Thư viện Việt Nam trong bối cảnh lịch sử Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc ... 36 1.2.1. Bối cảnh lịch sử Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc ................................................... 36 1.2.2. Khái quát sự hình thành và phát triển của thư viện Việt Nam thời Pháp thuộc .. 45 1.3. Tiểu kết............................................................................................................... 47 Chương 2. THỰC TRẠNG THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC ........ 49 2.1. Thư viện Việt Nam giai đoạn 1858 - 1917 ....................................................... 49 2.1.1. Tổ chức thư viện ................................................................................................. 49 2.1.2. Hoạt động thư viện .............................................................................................. 53 2.2. Thư viện Việt Nam giai đoạn 1917 - 1945 ....................................................... 59 2.2.1. Tổ chức thư viện ................................................................................................. 60 2.2.2. Hoạt động thư viện .............................................................................................. 75 2.3. Đánh giá thực trạng thư viện Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc ...................... 116 2.3.1. Tổ chức thư viện ............................................................................................... 116 2.3.2. Hoạt động thư viện ............................................................................................ 117 2.4. Tiểu kết............................................................................................................. 120 Chương 3. ẢNH HƯỞNG CỦA THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI PHÁP THUỘC ... 122 TRONG SỰ NGHIỆP THƯ VIỆN VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM ............................... 122 3.1. Ảnh hưởng của thư viện Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc tới sự nghiệp thư viện Việt Nam ....................................................................................................... 122 3.1.1. Chuyển đổi mô hình thư viện phong kiến sang mô hình thư viện hiện đại ...... 122 3.1.2. Đặt nền móng lý luận và thực tiễn cho thư viện Việt Nam hiện đại ................. 133 3.2. Ảnh hưởng của thư viện Việt Nam thời Pháp thuộc tới văn hóa Việt Nam ...................................................................................................................... 137 3.2.1. Môi trường thuận lợi cho giao lưu, tiếp biến văn hóa Đông - Tây ................... 137 3.2.2. Bảo tồn di sản văn hóa thành văn của dân tộc .................................................. 143 3.2.3. Công cụ phục vụ mục tiêu khai thác thuộc địa và nô dịch................................ 144 3.3. Tiểu kết............................................................................................................. 146 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................................... 147 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ............................................................. 152 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 153
- 3 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ AGGI : Amiraux Gouvernement Général de l’Indochine (Thống đốc toàn quyền Đông Dương) EFEO : École Française d’Extrême-Orient (Trường Viễn Đông bác cổ) Phông : Fond GGI : Gouvernement Général de l’Indochine (Toàn quyền Đông Dương) Impr. : Imprimerie (Nhà in) IDEO : Imprimerie d’Extrême-Orient (Nhà in Viễn Đông) Nxb. : Nhà xuất bản RST : Résidence Supérieure au Tonkin (Thống sứ Bắc Kỳ) RST – NF : Résidence Supérieure au Tonkin - Nouveau fonds (Thống sứ Bắc Kỳ - Phông mới)
- 4 DANH MỤC BẢNG Bảng 2-1: Ngân sách Đông Dương dành cho lưu trữ và thư viện (1929-1945) .......66 Bảng 2-2: Ngân sách Đông Dương dành cho 3 lĩnh vực: Phúc lợi xã hội, kinh tế và khai thác công nghiệp (1929-1945) ......................................................................66 Bảng 2-3: Bảng qui định cấp bậc và lương của các vị trí việc làm của viên chức người Âu trong Nha Lưu trữ và Thư viện Đông Dương ...........................................71 Bảng 2-4: Bảng qui định cấp bậc và lương của các vị trí việc làm của viên chức bản xứ trong Nha Lưu trữ và Thư viện Đông Dương ...............................................71 Bảng 2-5: Thống kê so sánh tỉ lệ các lĩnh vực trong vốn tài liệu ..............................77 Bảng 2-6: Số lượng sách lưu chiểu trên toàn Đông Dương từ 1928 đến 1935 từ 1928 đến 1935 ...........................................................................................................79 Bảng 2-7: In ấn phẩm định kỳ của Nha Lưu trữ và Thư viện Đông Đương .............80 Bảng 2-8: Số lượng ấn phẩm định kỳ bằng các ngôn ngữ nộp lưu chiểu năm 1943-1944..................................................................................................................80 Bảng 2-9: Vốn tài liệu bổ sung của Thư viện Trung ương Đông Dương .................81 Bảng 2-10: Số lượng sách mua, biếu tặng của Thư viện Trung Kỳ và Nam Kỳ ......82 Bảng 2-11: Kinh phí mua sách và đóng sách của Thư viện Trung ương Đông Dương 1918-1937 ...........................................................................................83 Bảng 2-12: Vốn tài liệu của Thư viện Trung ương Đông Dương và Thư viện Sài Gòn ....85 Bảng 2-13: Lượt người đọc tại Hà Nội, Sài Gòn, Phnompenh ...............................104 Bảng 2-14: Lượt bạn đọc tại Phòng đọc và Phòng mượn tại Thư viện ..................107 Bảng 2-15: Sử dụng vốn tài liệu của Thư viện Trung ương Đông Dương .............108 Bảng 2-16: Số lượt người đọc ở phòng đọc thiếu nhi của thư viện Sài Gòn ..........110 Bảng 2-17: Sử dụng vốn tài liệu của thư viện lưu động Nam Kỳ ...........................112 Bảng 2-18: Hiệu suất hoạt động của thư viện lưu động Nam Kỳ ...........................113
- 5 DANH MỤC BIỂU Hình 2-1: Ngân sách Đông Dương dành cho cho 3 lĩnh vực: Phúc lợi xã hội, kinh tế và khai thác công nghiệp (1929-1945) ..........................................................67 Hình 2-2: So sánh tỉ lệ các lĩnh vực trong vốn tài liệu của Thư viện Trung ương Đông Dương ..............................................................................................................76 Hình 2-3: Kinh phí mua sách và đóng sách của Thư viện Trung ương Đông Dương ....84 Hình 2-4: Biểu đồ so sánh lượt người đọc tại Hà Nội, Sài Gòn, Phnompenh ........105 Hình 2-5: Số lượt bạn đọc tại Phòng đọc và Phòng mượn .....................................106 Hình 2-6: Sử dụng vốn tài liệu của Thư viện Trung ương Đông Dương................109
- 6 0. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thư viện ra đời do nhu cầu của xã hội và phát triển dưới những điều kiện lịch sử nhất định. Do hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, thư viện xuất hiện ở Việt Nam từ thời Lý (thế kỷ 11) và thăng trầm cùng những biến động của lịch sử dân tộc. Dù trong hoàn cảnh nào, con người Việt Nam vẫn luôn thể hiện niềm tự tôn dân tộc, tiếp thu có sáng tạo tinh hoa văn hoá của các dân tộc khác. Sự phát triển của thư viện Việt Nam là một minh chứng cho khát vọng vươn đến những tầm cao tri thức nhân loại của người Việt Nam. Thời kỳ Pháp thuộc là một giai đoạn lịch sử phức tạp của Việt Nam. Pháp là một đế quốc phát triển có nhiều thuộc địa, có nền công nghiệp hiện đại và phát triển ở phương Tây. Với nền đế chế thứ hai (một hình thái chuyên chế của giai cấp tư sản Pháp), đế quốc Pháp bên trong ra sức đàn áp và bóc lột nhân dân, bên ngoài ráo riết đẩy mạnh xâm chiếm thuộc địa. Việt Nam, với vị trí địa lý thuận lợi, đất đai màu mỡ, nhân công rẻ mạt, là mục tiêu của thực dân Pháp trong việc mở rộng thuộc địa làm giàu cho chính quốc. Thực hiện chính sách chia để trị, thực dân Pháp đã phân Việt Nam thành ba kỳ với các chế độ cai trị khác nhau dẫn đến sự khác biệt về xã hội, kinh tế và văn hóa giữa các vùng miền. Sự đô hộ của thực dân Pháp đã làm thay đổi cơ cấu kinh tế, xã hội và văn hóa Việt Nam. Bối cảnh lịch sử phức tạp thời kỳ Pháp thuộc đã tác động mạnh đến sự phát triển của thư viện Việt Nam. Thư viện là cơ quan văn hóa nhằm mục đích phục vụ bộ máy cai trị, gây ảnh hưởng văn hóa Pháp trên toàn lãnh thổ Đông Dương. Đã có khá nhiều đề tài nghiên cứu sâu sắc về kinh tế, thương mại, văn hóa, xã hội…của Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc, tuy nhiên chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu tổ chức hoạt động của thư viện Việt Nam thời kỳ này, trên cơ sở xem xét các phương diện lịch sử và văn hóa. Với mong muốn đóng góp vào việc nghiên cứu tổ chức và hoạt động của thư viện Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc; đánh giá những đóng góp về lý luận và thực tiễn
- 7 của thư viện Việt Nam thời kỳ này đối với sự phát triển của sự nghiệp thư viện và tiến trình văn hóa Việt Nam; rút ra những bài học về tổ chức và hoạt động của thư viện Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc cho sự nghiệp thư viện ngày nay, tôi lựa chọn đề tài “Thư viện Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc” làm đề tài luận án tiến sĩ. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích Nghiên cứu tổ chức và hoạt động của thư viện Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc, đánh giá vai trò của thư viện Việt Nam thời kỳ này trong lịch sử sự nghiệp thư Việt Nam nói riêng và tiến trình phát triển văn hoá dân tộc nói chung. - Nhiệm vụ nghiên cứu + Xác định những nhân tố lịch sử, kinh tế, xã hội văn hóa, giáo dục tác động lên sự hình thành và phát triển của các thư viện thời kỳ Pháp thuộc. + Nghiên cứu tổ chức và hoạt động của mạng lưới thư viện Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc; + Phân tích, đánh giá thư viện Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc trong lịch sử sự nghiệp thư viện Việt Nam; + Đánh giá vai trò của thư viện thời kỳ Pháp thuộc trong tiến trình phát triển văn hoá Việt Nam. 3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu Luận án chọn đối tượng nghiên cứu là tổ chức và hoạt động của mạng lưới thư viện Việt Nam do chính quyền thuộc địa Pháp thành lập và vận hành trong thời kỳ từ năm 1858 đến 1945. 4. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết một cách toàn diện vấn đề nghiên cứu, luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đồng thời quán triệt quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước về công tác văn hóa và thư viện trong quá trình nghiên cứu.
- 8 Bên cạnh phương pháp chung, luận án sử dụng các phương pháp cụ thể như: lịch sử, lôgic, thống kê, phân tích tổng hợp, so sánh và hệ thống hóa. 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Về mặt lý luận: với mong muốn góp phần lấp đầy khoảng trống về nghiên cứu lịch sử ngành thư viện thời kỳ này, luận án hệ thống hóa và hoàn thiện cơ sở lý luận về tổ chức và hoạt động thư viện; góp phần làm sáng tỏ ảnh hưởng của những nhân tố lịch sử, văn hóa, xã hội tới sự vận động, phát triển của thư viện Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc. - Về mặt thực tiễn: luận án làm sáng tỏ tổ chức và hoạt động của các thư viện trong thời kỳ Pháp thuộc; làm tài liệu tham khảo cho những người nghiên cứu, học tập về lĩnh vực thư viện nói riêng và những người nghiên cứu về văn hóa, giáo dục Việt Nam nói chung. 6. Tổng quan tình hình nghiên cứu Để giải quyết các mục tiêu của luận án, tác giả sử dụng các nguồn tài liệu: Các tài liệu, công trình nghiên cứu về lịch sử, văn hóa, kinh tế Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc; các tài liệu liên quan đến tổ chức và hoạt động của mạng lưới thư viện Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc. Khảo sát các thư viện, trung tâm lưu trữ được xây dựng trong giai đọan này về tổ chức, cơ cấu vốn tài liệu, sản phẩm và dịch vụ thông tin, công tác phục vụ bạn đọc…thông qua các tài liệu lưu giữ tại các thư viện và trung tâm lưu trữ trong và ngoài nước. Tài liệu sử dụng trong luận án chủ yếu được thu thập được từ những cuộc khảo sát thực địa tại: -Việt Nam: Trung tâm lưu trữ quốc gia I (thuộc Cục lưu trữ Nhà nước); Thư viện Quốc gia Việt Nam;
- 9 Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội; Trường Viễn Đông bác cổ. - Cộng hòa Pháp: Trung tâm lưu trữ hải ngoại tại Aix en Provence; Trường Viễn Đông bác cổ và Thư viện Quốc gia ở Paris; Phòng thương mại và công nghiệp Lyon; Phòng thương mại và công nghiệp Marseille. 6.1. Tài liệu liên quan đến bối cảnh lịch sử thời kỳ Pháp thuộc Nghiên cứu bối cảnh lịch sử Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc, có khá nhiều công trình, trong đó có 4 công trình nghiên cứu tiêu biểu như Đại cương lịch sử Việt Nam tập II của Đinh Xuân Lâm, Nguyễn Văn Khánh, Nguyễn Đình Lễ [15], Tiến trình lịch sử Việt Nam của Nguyễn Quang Ngọc (chủ biên) [20], Việt Nam dưới thời Pháp đô hộ của Nguyễn Thế Anh [1], Chính quyền thuộc địa ở Việt Nam trước cách mạng tháng Tám 1945 của Dương Kinh Quốc [22]. Nhìn chung các nhà sử học đều có quan điểm thống nhất trong nhận định về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa và giáo dục của nước ta thời kỳ này. Các tác giả đều nhất trí cho rằng những nguyên nhân bùng nổ cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp năm 1858 là triều đại phong kiến nhà Nguyễn đang đi vào giai đoạn khủng hoảng và suy vong trầm trọng; cùng với sự du nhập thiên chúa giáo, thương mại, tư tưởng và văn hóa phương Tây. Thực dân Pháp đã chia Việt Nam thành ba kỳ nhằm thực hiện chính sách "chia để trị". Chúng đã thiết lập ở mỗi kỳ một chế độ chính trị và thể chế khác nhau nhưng quyền lực hoàn toàn nằm trong tay người Pháp. Sự khác biệt về chính trị giữa các kỳ dẫn đến sự phức tạp trong xã hội nước ta. Đây chính là chiến lược trong chính sách cai trị của thực dân Pháp mà mục đích cuối cùng là xâm lược toàn bộ xứ Đông Dương. Các nhà sử học đều thống nhất nhận định: nền kinh tế nước ta thời kỳ Pháp thuộc là nền kinh tế với mục đích phục vụ kinh tế của chính quốc. Bởi vậy, kinh tế
- 10 Việt Nam thời kỳ này què quặt, mất cân đối và phụ thuộc chịu ảnh hưởng kinh tế, chính trị của Pháp. Các cuộc khai thác thuộc địa mà Pháp tiến hành ở những giai đoạn và lĩnh vực khác nhau đều phục vụ việc khôi phục và phát triển nền kinh tế của chính quốc. Việt Nam trở thành thuộc địa cung ứng cho chính quốc nguyên liệu và những sản vật nhiệt đới. Theo Nguyễn Thế Anh [1], Nguyễn Khánh Toàn, Nguyễn Công Bình, Văn Tạo [29], xã hội Việt Nam thời Pháp thuộc vô cùng phức tạp. Chính sách kinh tế và thể chế chính trị mà thực dân Pháp áp dụng ở Việt Nam dẫn đến những biến đổi xã hội sâu sắc. Địa vị xã hội của người Việt Nam bị hạn chế. Địa vị hành chính không công bằng giữa người Việt và người Pháp. Mọi quyền tự do nhân dân ta đều bị phế bỏ. Sự phân hóa giai cấp diễn ra rõ nét. Giai cấp địa chủ ngày càng giàu có, câu kết chặt chẽ với thực dân. Giai cấp nông dân ngày càng bị bần cùng hóa. Giai cấp công nhân ra đời và phát triển mạnh mẽ. Những giai cấp mới ra đời từ một nền kinh tế mang yếu tố tư bản như tầng lớp tiểu tư sản tăng nhanh ở các đô thị. Các tác giả Nguyễn Thế Anh [1], Tạ Thị Thúy, Ngô Văn Hòa, Vũ Huy Phúc [25], Trần Viết Nghĩa [16], Phan Ngọc [18], Đỗ Quang Hưng, Nguyễn Thành, Dương Trung Quốc [8], Đinh Xuân Lâm, Nguyễn Văn Khánh, Nguyễn Đình Lễ [15] đều thống nhất xu hướng Âu hóa ở Việt Nam đã bắt đầu từ những năm giữa thế kỷ 17. Một loạt các ảnh hưởng của văn hóa và tôn giáo của phương Tây đã tác động mạnh mẽ lên văn hóa Việt Nam nói chung và hoạt động của thư viện Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc nói riêng như sự du nhập của Thiên chúa giáo, sự ra đời của chữ Quốc ngữ; chính sách văn hóa của thực dân Pháp, sự du nhập của văn hóa Pháp, sự ra đời của báo chí, sự đổi mới của giáo dục và sự hình thành tầng lớp trí thức Tây học. Mặc dù bị áp đặt những chính sách văn hóa đồng hóa và ru ngủ nhằm mục đích cai trị về văn hóa, nhưng với tư tưởng tiến bộ và truyền thống văn hóa lâu đời, nhân dân ta đã tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa của văn minh phương Tây. Sự du nhập báo chí, ấn phẩm nước ngoài, đặc biệt là tiểu thuyết, truyện ngắn cổ điển (một hình thức văn học mới), làm thay đổi tư duy, lối sống và đời sống văn hóa của người
- 11 Việt Nam. Đây cũng là cơ sở làm giàu cho vốn tài liệu của các thư viện được thành lập trong thời kỳ này. Giáo dục Việt Nam thời Pháp thuộc có nhiều đổi thay lớn góp phần làm biến đổi xã hội, văn hóa trong đó có thư viện. Nhiều công trình nghiên cứu về giáo dục của Việt Nam thời kỳ này, trong đó tiêu biểu là: Giáo dục Pháp Việt ở Bắc Kỳ của Trần Thị Phương Hoa [8], Lịch sử Việt Nam, tập III 1919-1930 của Tạ Thị Thúy, Ngô Văn Hòa, Vũ Huy Phúc [28], Giáo dục Việt Nam thời Cận đại của Phan Trọng Báu [4], Trí thức Việt Nam đối diện với văn minh phương Tây của Trần Viết Nghĩa [19]. Các tác giả đều thống nhất nhận định: giáo dục Việt Nam thời Pháp thuộc chịu cả ảnh hưởng tiêu cực và tích cực từ những cải cách giáo dục của thực dân Pháp. Chính sách giáo dục thuộc địa, áp đặt một nền giáo dục phương Tây đã tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực. Chương trình giáo dục mang tính chất nhồi sọ, nô dịch và ngu dân nhằm phục vụ mục đích cai trị. Cải cách giáo dục chủ yếu tập trung vào bậc tiểu học với mục đích xóa nạn mù chữ, biết đọc, biết viết. Không phát triển rộng rãi giáo dục ở bậc cao. Tuy nhiên những cải cách giáo dục thời kỳ này cũng tạo những hiệu ứng tích cực. Dù không được ưu tiên phát triển, nhưng những chương trình giáo dục bậc cao đã chuyển từ phương pháp dạy và học thụ động sang phương pháp chủ động. Cách học này đã làm thay đổi tư duy và lối sống của học sinh, sinh viên Việt Nam. Nhìn chung, có thể thấy bên cạnh những ảnh hưởng tiêu cực, giáo dục Việt Nam thời kỳ này cũng có những ảnh hưởng tích cực, chuyển biến căn bản về phương pháp giáo dục trên cơ sở tiếp thu nền giáo dục hiện đại phương Tây; tạo ra một lớp trí thức mới tiến bộ; thúc đẩy quá trình tiếp biến và giao lưu văn hóa Đông - Tây. 6.2. Tài liệu về thư viện thời kỳ Pháp thuộc Ở thời kỳ giao lưu hai nền văn hóa Đông - Tây, tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội Việt Nam có những biến động lớn, thư viện Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng và có những thay đổi căn bản. Nghiên cứu về sự hình thành và phát triển của mạng lưới
- 12 thư viện thời kỳ này có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu của các tác giả người Việt và người Pháp. Một số công trình nghiên cứu bằng tiếng Việt như "Lịch sử sự nghiệp thư viện Việt Nam trong tiến trình văn hóa dân tộc" của Dương Bích Hồng; luận án tiến sĩ của Bùi Loan Thùy "Sự nghiệp thư viện và thư viện học Việt Nam lịch sử, hiện trạng và triển vọng"; "Thư viện Quốc gia Việt Nam – 85 năm xây dựng và trưởng thành" do Nguyễn Hữu Viêm, Lê Văn Viết chủ biên, và một số bài báo nghiên cứu về thư viện thời Pháp thuộc như "Lịch sử thư viện và thư tịch Việt Nam" của Nguyễn Hùng Cường [5], "Tìm hiểu lịch sử thư viện Việt Nam thời thuộc Pháp của Nguyễn Ngọc Mô" [16], "Vài con số về các thư viện ở Đông Dương" của Phạm Mạnh Phan [23]. Bên cạnh đó, một số công trình nghiên cứu của các tác giả người Pháp như: Những lưu trữ và thư viện ở Đông Dương (Les archives et les bibliothèque de l’Indochine) của Paul Boudet đăng trong Tạp chí Đông Dương (Revue Indochinoise) năm 1919 [45], Đông Dương trong quá khứ (L'Indochine dans le passé) do Hội người bạn của Hà Nội cổ kết hợp với Nha Lưu trữ và Thư viện Đông Dương xuất bản [48], Các thư viện Đông Dương thuộc Pháp (Les bibliothèques de l’Indochine française) của Rageau đăng trong Lịch sử các thư viện Pháp (Histoire des bibliothèques françaises) [52]. Các công trình này chủ yếu giới thiệu tình hình hoạt động của thư viện Việt Nam trước năm 1917; kế hoạch thành lập Nha Lưu trữ và Thư viện Đông Dương, mạng lưới thư viện ở Đông Dương; mô tả một số hoạt động cụ thể của Nha Lưu trữ và Thư viện Đông Dương như tổ chức triển lãm tư liệu về lịch sử, văn hóa Đông Dương và châu Á. Ngoài ra, một số công trình có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận án như "Thư viện Khoa học xã hội" của Hồ Sĩ Quí và Vương Toàn [24]; "Tìm hiểu lịch sử ngành thư viện - lưu trữ hồ sơ Việt Nam của Nguyễn Ngọc Mô [16]. Những công trình này giới thiệu lịch sử hình thành ngành thư viện và lưu trữ Việt Nam, những yếu tố ảnh hưởng đến sự ra đời của thư viện và lưu trữ thời Pháp thuộc; Thư viện Trường Viễn Đông bác cổ (nay là Thư viện Viện Khoa học xã hội); những thay đổi trong hoạt động của thư viện Việt Nam.
- 13 Luận án tiến sĩ của Đào Thị Diến "Lưu trữ thuộc địa ở Việt Nam (1858-1954) " [46]; "Lịch sử Lưu trữ Việt Nam" của các tác giả Nguyễn Văn Thâm, Vương Đình Quyền, Đào Thị Diến, Nghiêm Kỳ Hồng [26]; các bài báo của Vũ Thị Minh Hương "Paul Boudet người sáng lập và những đóng góp cho lưu trữ Đông Dương" trên Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam [12], "Paul Boudet người sáng lập cơ quan lưu trữ và thư viện Đông Dương" trên Tạp chí Xưa và Nay [13]. Các công trình này tập trung giới thiệu sự ra đời của lưu trữ và thư viện ở Đông Dương; trình bày tổng quát về hệ thống tổ chức lưu trữ của triều đình nhà Nguyễn, về quá trình hình thành và phương pháp sắp xếp tài liệu lưu trữ cũng như các biện pháp bảo quản tài liệu, hệ thống kho tàng của triều đình; quá trình hình thành và phát triển của hoạt động lưu trữ Việt Nam thời kỳ thuộc địa; những nỗ lực của người Pháp trong việc áp dụng mô hình tổ chức và phương pháp sắp xếp tài liệu của Pháp vào cơ quan lưu trữ của triều đình; khẳng định hệ thống lưu trữ Việt Nam tồn tại song song với hệ thống lưu trữ của chính quyền thuộc địa; giới thiệu lịch sử lưu trữ của chính quyền thuộc địa từ năm 1917 đến năm 1945. Trong các công trình nêu trên, các tác giả đều đánh giá thư viện Việt Nam Thời kỳ Pháp thuộc có những bước phát triển mới về tổ chức và hoạt động so với thư viện Việt Nam thời kỳ phong kiến. Tuy nhiên, có thể do thiếu nguồn sử liệu, những đánh giá của các tác giả về hoạt động thư viện thời kỳ này chưa đầy đủ, mô tả các khâu xử lý nghiệp vụ cũng như hoạt động thư mục còn rất khái quát, công tác đào tạo và chính sách sử dụng nguồn nhân lực thư viện người Việt Nam cũng dừng lại ở mức độ giới thiệu sơ lược. Thư viện và lưu trữ do một cơ quan quản lý là Nha Lưu trữ và Thư viện Đông Dương. Chính vì vậy, khối tài liệu hình thành trong quá trình hoạt động của Nha Lưu trữ và Thư viện Đông Dương là nguồn thông tin quan trọng phục vụ cho nghiên cứu về thư viện thời kỳ Pháp thuộc. Các tài liệu hiện đang được bảo quản ở các Trung tâm Lưu trữ quốc gia tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam) và Aix-en- Provence (Pháp). Đây là những tài liệu có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của thư viện Việt Nam thời kỳ này.
- 14 Bên cạnh đó, việc nghiên cứu những tài liệu về thư viện của Pháp thời kỳ này giúp phân tích, đánh giá hoạt động của thư viện Pháp đương thời, mức độ ảnh hưởng của thư viện Pháp tới sự nghiệp thư viện Việt Nam thời Pháp thuộc. Liên quan đến vấn đề này có 3 công trình bằng tiếng Pháp của các nhà thư viện học Pháp xuất bản những năm giữa thế kỷ 19: “Sự hình thành và phát triển của thư viện công cộng Pháp” của Lelièvre (Chánh Thanh tra thư viện Pháp) [51], Tổng tập các văn bản luật (sắc lệnh, dụ, nghị định, thông tư,…) về các thư viện công cộng (huyện, đại học, trường học và đại chúng xuất bản năm 1883 của Robert [53]. Qua nghiên cứu trên có thể thấy Pháp là một trong những nước có hệ thống thư viện hình thành và phát triển sớm ở châu Âu. Các thư viện của Pháp thời cận đại chủ yếu được hình thành từ các bộ sưu tập của tư nhân, các tu viện, các học giả, các nhà quí tộc và vua chúa. Mạng lưới thư viện của Pháp hoạt động thống nhất theo nguyên tắc chung về hoạt động tổ chức cũng như qui định về nghiệp vụ trên tinh thần phục vụ rộng rãi công chúng tự học và nghiên cứu, đặc biệt là các nhà khoa học, tầng lớp trí thức. Thời kỳ này, Pháp đã quan tâm đến phục vụ nhân dân ở vùng sâu vùng xa hẻo lánh bằng hình thức thư viện lưu động. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về bối cảnh lịch sử, sự ra đời và phát triển của thư viện Việt Nam thời Pháp thuộc đã được nghiên cứu kỹ lưỡng, luận giải rõ ràng, thuyết phục và tương đối thống nhất, làm cơ sở cho việc nhận định đánh giá hoạt động thư viện thời kỳ này. Tuy nhiên, có thể do thiếu tư liệu nên các công trình nghiên cứu về thư viện Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc chưa phân tích, đánh giá được những điểm mạnh, yếu của hoạt động của thư viện thời kỳ này. Đặc biệt, chưa có công trình nghiên cứu nào làm rõ ảnh hưởng của thư viện Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc tới tiến trình phát triển thư viện trong lịch sử nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung, cũng như những bài học rút ra từ tổ chức và hoạt động của thư viện thời kỳ này đối với sự phát triển sự nghiệp thư viện Việt Nam ngày nay.
- 15 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tài được kết cấu thành 3 chương: Chương 1. Những vấn đề chung về thư viện và bối cảnh lịch sử Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc Chương 2. Thực trạng thư viện Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc Chương 3. Ảnh hưởng của thư viện thời Pháp thuộc trong sự nghiệp thư viện và văn hóa Việt Nam.
- 16 1. CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THƯ VIỆN VÀ BỐI CẢNH LỊCH SỬ CỦA THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC 1.1. Những vấn đề chung về thư viện 1.1.1. Định nghĩa thư viện Thư viện là một hiện tượng xã hội xuất hiện và phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần quan trọng của con người trong xã hội: nhu cầu đọc. Cho đến nay, có nhiều cách định nghĩa khác nhau về thư viện. Một số định nghĩa thiên về mô tả thuộc tính bản chất của thư viện: Thư viện là một tổng thể bao gồm bộ sưu tập tài liệu đáp ứng nhu cầu đọc của xã hội với những điều kiện về tổ chức và nhân sự. Từ điển giải nghĩa thư viện học và tin học ALA định nghĩa thư viện là “Một sưu tập những tài liệu đã được tổ chức để đáp ứng nhu cầu một nhóm người mà thư viện có bổn phận phục vụ, để cho họ có thể sử dụng cơ sở của thư viện, truy dụng thư tịch, cũng như trau dồi kiến thức của họ. Thư viện có một ban nhân viên được huấn luyện chuyên môn để cung ứng dịch vụ, chương trình liên quan đến sự truy tìm thông tin của độc giả” [2, tr.118]. Một số định nghĩa khác tập trung vào thuộc tính thu thập tàng trữ tài liệu để phục vụ nhu cầu của bạn đọc: thư viện là “cơ quan (hoặc một bộ phận của cơ quan) thực hiện chức năng thu thập, xử lý, bảo quản tài liệu và phục vụ bạn đọc, đồng thời tiến hành tuyên truyền giới thiệu các tài liệu đó” [30]. Tổ chức Giáo dục khoa học văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã định nghĩa “Thư viện, không phụ thuộc vào tên gọi của nó, là bất cứ bộ sưu tập có tổ chức nào của sách, ấn phẩm định kỳ, hoặc các tài liệu khác, kể cả đồ họa, nghe nhìn và nhân viên phục vụ có trách nhiệm tổ chức cho bạn đọc sử dụng các tài liệu đó nhằm mục đích thông tin, nghiên cứu khoa học, giáo dục và giải trí”.
- 17 Điều 1, chương 1 của Pháp lệnh Thư viện (2000) nhấn mạnh “Thư viện có chức năng, nhiệm vụ giữ gìn di sản thư tịch của dân tộc; thu thập, tàng trữ, tổ chức việc khai thác và sử dụng chung vốn tài liệu trong xã hội nhằm truyền bá tri thức, cung cấp thông tin phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu, công tác và giải trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phát triển khoa học, công nghệ, kinh tế, văn hóa, phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [34, tr.7]. Như vậy có thể thấy, dù được diễn đạt theo những cách khác nhau, về thực chất thư viện được coi là nơi tàng trữ và sử dụng tài liệu đáp ứng nhu cầu đọc của cộng đồng. Có thể phân chia thư viện thành các loại hình khác nhau dựa trên dấu hiệu tính chất của thư viện: bạn đọc và vốn tài liệu, những yếu tố bản chất của hoạt động thư viện. Hiện nay ở Việt Nam, thư viện được phân chia thành hai loại hình: thư viện công cộng và thư viện chuyên ngành (Pháp lệnh Thư viện). Thư viện công cộng, theo từ điển ALA, là “Một thư viện cung cấp các dịch vụ tổng quát quát mà không đòi hỏi một sở phí nào của độc giả, của quận hạt hay vùng mà thư viện phục vụ. Thư viện được ngân sách công hay tư tài trợ, và sưu tập căn bản của thư viện cũng như dịch vụ thư viện được cung ứng cho tất cả dân sống trong vùng mà độc giả không phải trả lệ phí, tuy nhiên nếu độc giả thuộc dân cư của một vùng khác sẽ phải nộp một lệ phí nào đó. Các sản phẩm và dịch vụ thư viện cung ứng ngoài quản hạt của thư viện có thể hoặc không có thể được thư viện cung cấp miễn phí” [2, tr.167]. Thư viện thư viện phổ thông (thư viện đại chúng) là “Một sưu tập thư viện có những tài liệu hấp dẫn và được công chúng ưa thích” [2] Thư viên trung ương là “Một thư viện đơn độc hay thư viện đóng vai trò trung tâm hành chính cho một hệ thống thư viện” [2]. Thư viện chuyên ngành là thư viện có bộ sưu tập sâu rộng về một bộ môn (thư viện kỹ thuật), hay nhiều sưu tập sâu rộng về nhiều bộ môn (thư viện đại học, thư viện tư nhân lớn) [2, tr.177].
- 18 Thư viện đại học là “ Một thư viện, được thành lập như một bộ phận của trường cao đẳng, một viện đại học, hay một học viện hậu-trung-học khác, được tổ chức và điều hành để thỏa mãn các nhu cầu về thông tin của sinh viên, giáo chức và nhân viên của trường” [2, tr.1]. Trong mỗi vùng, mỗi quốc gia có nhiều thư viện phục vụ cho các nhóm đối tượng bạn đọc khác nhau. Các thư viện trong một vùng, một lãnh thổ quốc gia thường được tổ chức lại, liên kết với nhau tạo thành một mạng lưới, theo một cách thức nhất định, tùy thuộc điều kiện xã hội, chính trị nhằm phục vụ cộng đồng. Tổ chức và hoạt động của các thư viện trong một vùng, một lãnh thổ quốc gia trong một giai đoạn nhất định được gọi là sự nghiệp thư viện của vùng, quốc gia đó. Mạng lưới thư viện là sự liên kết các cơ quan thư viện – thông tin độc lập với nhau thành một mạng lưới ở những mức độ khác nhau (tập trung hóa toàn bộ, tập trung hóa từng phần). Mô hình tổ chức mạng lưới thư viện – thông tin được dựa trên các nguyên tắc : nguyên tắc lãnh thổ và nguyên tắc ngành dọc [2]. Từ những nguyên tắc này dẫn tới việc hình thành hệ thống thư viện – thông tin khác nhau ở trung tâm như mạng lưới thư viện công cộng Nhà nước, mạng lưới thư viện trường phổ thông [2]. Theo ALA từ điển, hệ thống thư viện và mạng lưới thư viện (library system) được hiểu như nhau là “Một nhóm thư viện độc lập hay tự trị, kết hợp với nhau bằng những thỏa thuận chính thức hay không chính thức để đạt được mục đích đặc biệt, chẳng hạn như hệ thống kết hợp theo lối hợp tác xã, hay hệ thống kết hợp theo lối liên hợp”. Từ điển này cũng định nghĩa hệ thống và mạng lưới thư viện theo một cách khác: “Một nhóm thư viện được quản trị chung, chẳng hạn như hệ thống thư viện hợp nhất hay một thư viện trung ương và những chi nhánh của nó” [2]. Trên cơ sở những định nghĩa trên, chúng tôi tiếp thu, kế thừa và nghiên cứu theo quan niệm sau: mạng lưới thư viện là sự liên kết các thư viện theo nguyên tắc và mức độ nhất định. Những hệ thống thư viện được tạo thành trên nguyên tắc hình thành
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Thông tin - Thư viện: Nghiên cứu phát triển nguồn lực thông tin của hệ thống thư viện công cộng Việt Nam
328 p | 108 | 13
-
Luận án tiến sĩ Thông tin Thư viện: Nghiên cứu hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động thư viện trường phổ thông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
190 p | 94 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Thông tin - Thư viện: Quản lý tài liệu quý hiếm tại các thư viện ở Việt Nam
223 p | 21 | 10
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Thông tin - Thư viện: Thư viện Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc
27 p | 105 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Thông tin - Thư viện: Biên mục tập trung trong hệ thống thư viện công cộng ở Việt Nam
196 p | 15 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Thông tin thư viện: Nghiên cứu mô hình hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện tại các trường đại học Việt Nam
235 p | 40 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Thông tin - Thư viện: Nghiên cứu hệ thống thông tin phục vụ công tác đào tạo tại các trường đại học khối kỹ thuật ở Việt Nam
232 p | 80 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Thông tin - Thư viện: Nghiên cứu hệ thống thông tin phục vụ công tác đào tạo tại các trường đại học khối kỹ thuật ở Việt Nam
27 p | 64 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Thông tin thư viện: Phát triển kiến thức thông tin cho sinh viên đại học ở Việt Nam
231 p | 49 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Thông tin - Thư viện: Quản lý tài liệu quý hiếm tại các thư viện ở Việt Nam
27 p | 18 | 5
-
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Thông tin Thư viện: Phát triển kiến thức thông tin cho sinh viên đại học ở Việt Nam
28 p | 51 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Thông tin thư viện: Biên mục tập trung trong hệ thống thư viện công cộng ở Việt Nam
28 p | 6 | 5
-
Luận án tiến sĩ Thông tin Thư viện: Nghiên cứu ứng dụng phần mềm xã hội vào tổ chức các dịch vụ thông tin thư viện tại các trường đại học ở Việt Nam
198 p | 80 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Thông tin - Thư viện: Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin phục vụ du lịch tại Việt Nam
237 p | 46 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Thông tin - Thư viện: Hoạt động Marketing trong Thư viện công cộng Việt Nam
27 p | 87 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Thông tin về giáo dục và đào tạo trên báo in ở Việt Nam (Khảo sát báo Nhân dân, Tuổi trẻ, Thanh niên, Giáo dục và Thời đại từ năm 2005 đến 2010)
25 p | 57 | 3
-
Luận án Tiến sĩ: Thông tin về giáo dục và đào tạo trên báo in ở Việt Nam (Khảo sát báo Nhân dân, Tuổi trẻ, Thanh niên, Giáo dục và Thời đại từ năm 2005 đến 2010)
204 p | 54 | 3
-
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Thông tin Thư viện: Nghiên cứu hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động thư viện trường phổ thông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
27 p | 47 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn