intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ: Thực hiện pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn trong xây dựng nông thôn mới khu vực Tây Nguyên hiện nay

Chia sẻ: ViJenlice ViJenlice | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:219

59
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ "Thực hiện pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn trong xây dựng nông thôn mới khu vực Tây Nguyên hiện nay" trình bày một số vấn đề lý luận về thực hiện pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn trong xây dựng nông thôn mới và các yếu tố tác động; Thực trạng thực hiện pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn trong xây dựng nông thôn mới khu vực Tây Nguyên và vấn đề đặt ra hiện nay; Quan điểm và những giải pháp tăng cường hiệu quả thực hiện pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn trong xây dựng nông thôn mới khu vực Tây Nguyên hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ: Thực hiện pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn trong xây dựng nông thôn mới khu vực Tây Nguyên hiện nay

  1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN VĂN VƯƠNG THỰC HIỆN PHÁP LỆNH DÂN CHỦ Ở XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KHU VỰC TÂY NGUYÊN HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC HÀ NỘI - 2020
  2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN VĂN VƯƠNG THỰC HIỆN PHÁP LỆNH DÂN CHỦ Ở XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KHU VỰC TÂY NGUYÊN HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC Mã số: 92 29 008 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS,TS ĐỖ THỊ THẠCH HÀ NỘI - 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và đã được trích dẫn đầy đủ theo quy định. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Văn Vương
  4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 7 1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án 7 1.2. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án và những nội dung nghiên cứu của luận án 22 Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN PHÁP LỆNH DÂN CHỦ Ở XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG 29 2.1. Dân chủ cơ sở, thực hiện pháp lệnh dân chủ và xây dựng nông thôn mới 29 2.2. Chủ thể, nội dung, hình thức và vai trò thực hiện pháp lệnh dân chủ trong xây dựng nông thôn mới 40 2.3. Các yếu tố tác động đến hiệu quả thực hiện pháp lệnh dân chủ trong xây dựng nông thôn mới khu vực Tây Nguyên 60 Chương 3: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LỆNH DÂN CHỦ Ở XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KHU VỰC TÂY NGUYÊN VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA HIỆN NAY 73 3.1. Thành tựu và hạn chế thực hiện pháp lệnh dân chủ trong xây dựng nông thôn mới khu vực Tây Nguyên hiện nay 73 3.2. Nguyên nhân của thành tựu, hạn chế việc thực hiện pháp lệnh dân chủ trong xây dựng nông thôn mới khu vực Tây Nguyên và vấn đề đặt ra hiện nay 105 Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LỆNH DÂN CHỦ Ở XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KHU VỰC TÂY NGUYÊN HIỆN NAY 128 4.1. Quan điểm tăng cường hiệu quả thực hiện pháp lệnh dân chủ trong xây dựng nông thôn mới khu vực Tây Nguyên 128 4.2. Những giải pháp tăng cường hiệu quả thực hiện pháp lệnh dân chủ trong xây dựng nông thôn mới khu vực Tây Nguyên 134 KẾT LUẬN 159 NHỮNG CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG LUẬN ÁN 161 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 162 PHỤ LỤC 172
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DTTS Dân tộc thiểu số HĐND Hội đồng nhân dân HTCT Hệ thống chính trị MTTQ Mặt trận Tổ quốc NTM Nông thôn mới QCDC Quy chế dân chủ UBND Ủy ban nhân dân XHCN Xã hội chủ nghĩa
  6. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 3.1: Cán bộ, công chức và người dân đánh giá hiệu quả chính quyền tổ chức thực hiện công khai nội dung trong xây dựng nông thôn mới 79 Biểu đồ 3.2: Cán bộ, công chức và người dân đánh giá hiệu quả chính quyền tổ chức cho nhân dân “bàn” trong xây dựng nông thôn mới 92 Biểu đồ 3.3: Cán bộ, công chức và người dân đánh giá hiệu quả chính quyền tổ chức cho nhân dân giám sát các hoạt động xây dựng nông thôn mới 102
  7. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thực hiện và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa (XHCN), bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân trên thực tế trong các lĩnh vực đời sống xã hội là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Theo đó, các quyền dân chủ của nhân dân phải được thể chế hóa bằng pháp luật và hiện thực hóa trong thực tế, nhất là ở cấp cơ sở. Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và việc triển khai hệ thống pháp luật của Nhà nước, các quyền dân chủ của nhân dân “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” đã được triển khai thực hiện trong thực tế, góp phần phát huy dân chủ, khơi dậy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. Trong những năm đầu của thời kỳ đổi mới, việc thực hành dân chủ còn mang tính hình thức, quyền làm chủ của nhân dân còn bị vi phạm, hiện tượng quan liêu, mệnh lệnh, cửa quyền, tham nhũng, sách nhiễu, gây phiền hà cho người dân vẫn chưa được khắc phục, một số quyền dân chủ của nhân dân chưa được cụ thể hoá và thể chế hoá thành luật pháp, chậm đi vào cuộc sống... Từ thực tế đó Đảng và Nhà nước đã ban hành Quy chế dân chủ (QCDC) cơ sở (1998), Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn (2007), nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện các quyền dân chủ của nhân dân ở địa bàn cơ sở, tạo động lực phát huy quyền làm chủ của nhân dân tham gia phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng đất nước, nhất là ở khu vực nông thôn. Thực hiện mục tiêu đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách quan trọng để phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn... trong đó, Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5 tháng 8 năm 2008 về “nông nghiệp, nông dân, nông thôn” và Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) là một bước đột phá rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Quan điểm cốt lõi của Đảng và Nhà nước trong xây dựng NTM là phải tạo nên phong trào quần chúng rộng lớn, phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân, sự tham gia tích cực, chủ động của mỗi người dân, mỗi cộng đồng dân cư, huy động mọi nguồn lực trong nhân dân, dựa vào dân để xây dựng NTM. Do vậy, triển khai
  8. 2 thực hiện pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn trong xây dựng NTM, thực hiện các quyền “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” vừa là mục tiêu vừa là động lực, là giải pháp quan trọng quyết định sự thành công trong xây dựng NTM. Tây Nguyên là một trong những khu vực đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển đất nước. Được sự quan tâm, đầu tư của Đảng và Nhà nước, cùng với sự nỗ lực vượt qua những khó khăn, thách thức của các cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân các dân tộc Tây Nguyên, trong những năm đổi mới Tây Nguyên đã đạt được những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng - an ninh... Việc triển khai pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn trong xây dựng NTM khu vực Tây Nguyên đạt nhiều kết quả tích cực, đã cụ thể hóa, triển khai thực hiện các quyền dân chủ “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trong xây dựng NTM; đã huy động nguồn lực, sức mạnh, vai trò chủ thể của nhân dân tham gia triển khai thực hiện các tiêu chí trong xây dựng NTM; kịp thời đấu tranh ngăn chặn các biểu hiện quan liêu, mất dân chủ, dân chủ hình thức, các biểu hiện tiêu cực tham ô, tham nhũng, vi phạm quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân trong xây dựng NTM... Bên cạnh đó, việc thực hiện pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn trong xây dựng NTM vẫn còn bộc lộ một số hạn chế: Các quyền dân chủ “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trong xây dựng NTM chưa được triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả thấp; vai trò chủ thể của nhân dân trong xây dựng NTM chưa được phát huy; một bộ phận cán bộ, công chức quan liêu, mất dân chủ, lạm dụng chức quyền tham ô, tham nhũng; các vấn đề tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong xây dựng NTM có chiều hướng gia tăng; một số địa phương đã xuất hiện những điểm nóng chính trị, gây bức xúc trong nhân dân, làm giảm niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Do vậy, thực hiện pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn trong xây dựng NTM góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh ở khu vực Tây Nguyên. Xuất phát từ thực trạng nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Thực hiện pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn trong xây dựng nông thôn mới khu vực Tây Nguyên hiện nay” để nghiên cứu làm luận án tiến sĩ chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học.
  9. 3 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở phân tích làm rõ một số vấn đề lý luận, thực tiễn thực hiện pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn trong xây dựng NTM khu vực Tây Nguyên hiện nay, luận án đề xuất các quan điểm và giải pháp tăng cường hiệu quả triển khai thực hiện pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn trong xây dựng NTM mới khu vực Tây Nguyên giai đoạn 2020 -2025. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án - Làm rõ một số vấn đề lý luận và các yếu tố tác động đến triển khai thực hiện pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn trong xây dựng NTM ở khu vực Tây Nguyên hiện nay - Phân tích thực trạng triển khai thực hiện pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn trong xây dựng NTM khu vực Tây Nguyên và vấn đề đặt ra hiện nay. - Đề xuất một số quan điểm và giải pháp tăng cường hiệu quả thực hiện pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn trong xây dựng NTM khu vực Tây Nguyên giai đoạn 2020-2025. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng Luận án nghiên cứu việc thực hiện pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn trong xây dựng NTM khu vực Tây Nguyên hiện nay. Để tránh trùng lặp cụm từ “thực hiện” trong quá trình triển khai các nội dung luận án, nghiên cứu sinh sử dụng cụm từ: “Thực hiện pháp lệnh dân chủ” thay cho cụm từ “Thực hiện Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn”. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận án nghiên cứu thực hiện pháp lệnh dân chủ trong xây dựng NTM khu vực Tây Nguyên theo những nội dung sau: Thứ nhất, về thực hiện pháp lệnh dân chủ bao gồm: (i) Những nội dung công khai để nhân dân biết (được quy định tại Chương II của Pháp lệnh dân chủ); (ii) Những nội dung, nhân dân bàn, quyết định (được quy định ở Chương III của Pháp
  10. 4 lệnh dân chủ); (iii) Nhân dân tham gia giám sát (được quy định tại chương V của Pháp lệnh dân chủ). Thứ hai, về xây dựng NTM bao gồm: Nhóm tiêu chí quy hoạch; nhóm tiêu chí hạ tầng kinh tế - xã hội (giao thông, thủy lợi, cơ sở vật chất văn hóa); nhóm tiêu chí văn hóa, xã hội, môi trường (giáo dục, văn hóa, môi trường); nhóm tiêu chí hệ thống chính trị (hệ thống tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh, an ninh trật tự xã hội). - Về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu thực tiễn thực hiện pháp lệnh dân chủ trong xây dựng NTM ở 3 tỉnh có tính đại diện cho khu vực Tây Nguyên là Gia Lai, Lâm Đồng, Đắk Nông, chỉ nghiên cứu ở cấp xã. Lâm Đồng là một trong những tỉnh đạt kết quả cao nhất trong triển khai xây dựng NTM so với các tỉnh khác ở khu vực Tây Nguyên; tỉnh Gia Lai, Đắk Nông đạt kết quả thấp hơn, nhất là tỉnh Đắk Nông việc xây dựng NTM còn nhiều khó khăn, thách thức do các điều kiện khách quan, chủ quan chi phối. Qua đó có thể thấy được những thuận lợi, khó khăn, nguyên nhân và nêu căn cứ đề xuất các giải pháp khi triển khai thực hiện Pháp lệnh dân chủ trong xây dựng NTM khu vực Tây Nguyên. - Về thời gian: Luận án nghiên cứu vấn đề thực hiện pháp lệnh dân chủ trong xây dựng NTM khu vực Tây Nguyên từ năm 2010 đến nay, tính từ khi Thủ tướng Chính Phủ ban hành Quyết định số 800/QĐ-TTg, ngày 04/6/2010, Phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2020. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước Việt Nam về thực hiện pháp lệnh dân chủ trong xây NTM. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, chú trọng các phương pháp cụ thể: Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, thống kê, mô tả, điều tra xã hội học. Trong đó, phương pháp điều tra xã hội học được thực hiện: - Về hình thức và đối tượng khảo sát: Tiến hành với cơ cấu mẫu phiếu theo địa bàn và đối tượng điều tra gồm 600 mẫu phiếu khảo sát. Trong đó, 300 phiếu khảo
  11. 5 sát dành cho cán bộ, công chức; 300 phiếu khảo sát dành cho người dân, tiến hành khảo sát ở 3 tỉnh: Gia Lai, Lâm Đồng, Đắk Nông. Phỏng vấn sâu 6 Chủ tịch, Phó chủ tịch xã của tỉnh Lâm Đồng, Gia Lai, Đắk Nông Địa bàn và thời gian khảo sát: - Tỉnh Lâm Đồng khảo sát từ ngày 10/8/2018 đến ngày 14/8/2018 - Tỉnh Gia Lai khảo sát từ ngày 25/8/2018 đến ngày 29/8/2018 - Tỉnh Đắk Nông khảo sát từ ngày 6/9/2018 đến ngày 10/9/2018 Sau khi thu thập thông tin từ các đối tượng được khảo sát, tác giả đã tổng hợp, phân tích, đánh giá xử lý các số liệu và kết quả được trình bày ở phần phụ lục của luận án. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Xây dựng khung lý thuyết của luận án, trong đó góp phần làm rõ các khái niệm công cụ gồm: Khái niệm dân chủ, dân chủ cơ sở; quan niệm nông thôn, NTM; quan niệm về thực hiện pháp lệnh dân chủ; thực hiện pháp lệnh dân chủ trong xây dựng NTM. Đặc biệt khung lý thuyết nghiên cứu đã phân tích làm rõ chủ thể, nội dung, hình thức và vai trò thực hiện pháp lệnh dân chủ trong xây dựng nông thôn mới; chỉ rõ các yếu tố tác động đến thực hiện pháp lệnh dân chủ trong xây dựng nông thôn mới khu vực Tây Nguyên. - Luận án phân tích, đánh giá, làm rõ những thành tựu đạt được, những hạn chế khi triển khai thực hiện pháp lệnh dân chủ trong xây dựng NTM khu vực Tây Nguyên hiện nay, từ đó chỉ ra 4 vấn đề bất cập, cần xây dựng giải pháp để giải quyết: 1) Mâu thuẫn giữa yêu cầu ngày càng cao về thực hiện pháp lệnh dân chủ trong xây dựng nông thôn mới với hạn chế trong nhận thức của một bộ phận các chủ thể trên địa bàn Tây Nguyên về nhiệm vụ này; 2) Mâu thuẫn giữa yêu cầu cao về tổ chức thực hiện pháp lệnh dân chủ trong xây dựng nông thôn mới, với hạn chế về vai trò của hệ thống chính trị trong thực hiện pháp lệnh dân chủ trong xây dựng NTM khu vực Tây Nguyên; 3) Mâu thuẫn giữa yêu cầu đẩy nhanh tiến độ, bền vững về hiệu quả thực hiện pháp lệnh dân chủ trong xây dựng NTM với những “rào cản” về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội của khu vực Tây Nguyên; 4) Bất cập giữa yêu cầu bắt buộc phải thực hiện pháp lệnh dân chủ trong xây dựng NTM với hạn chế về nguồn kinh phí đầu tư cho nhiệm vụ này.
  12. 6 - Luận án xây dựng 4 nhóm giải pháp giải quyết 4 bất cập đặt ra nhằm nâng cao hiệu quả triển khai thực hiện pháp lệnh dân chủ trong xây dựng NTM khu vực Tây Nguyên hiện nay gồm: 1) Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các chủ thể về vai trò, nội dung, phương pháp và hình thức thực hiện pháp lệnh dân chủ trong xây dựng NTM khu vực Tây Nguyên hiện nay; 2) Phát huy vai trò của hệ thống chính trị tăng cường hiệu quả thực hiện pháp lệnh dân chủ trong xây dựng NTM khu vực Tây Nguyên hiện nay; 3) Tập trung phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, góp phần tăng cường hiệu quả thực hiện pháp lệnh dân chủ trong xây dựng NTM khu vực Tây Nguyên hiện nay; 4) Huy động các nguồn vốn, đảm bảo cho quá trình thực hiện có hiệu quả pháp lệnh dân chủ trong xây dựng NTM khu vực Tây Nguyên hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Kết quả của luận án góp phần cung cấp cơ sở lý luận, thực tiễn giúp các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các tổ chức chính trị xã - hội, các cơ quan và tổ chức có liên quan ở khu vực Tây Nguyên trong xây dựng chính sách, giải pháp thực hiện pháp lệnh dân chủ trong xây dựng NTM hiện nay. - Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho các cá nhân, tổ chức quan tâm nghiên cứu, tuyên truyền, giảng dạy các nội dung liên quan đến chủ đề của luận án. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu thành 4 chương, 9 tiết. Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án Chương 2: Một số vấn đề lý luận về thực hiện pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn trong xây dựng nông thôn mới và các yếu tố tác động Chương 3: Thực trạng thực hiện pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn trong xây dựng nông thôn mới khu vực Tây Nguyên và vấn đề đặt ra hiện nay Chương 4: Quan điểm và những giải pháp tăng cường hiệu quả thực hiện pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn trong xây dựng nông thôn mới khu vực Tây Nguyên hiện nay.
  13. 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1.1.1. Các công trình nghiên cứu trong nước Thứ nhất, các công trình nghiên cứu về dân chủ cơ sở, thực hiện pháp lệnh dân chủ cơ sở Dân chủ cơ sở, thực hiện pháp lệnh dân chủ cơ sở là chủ đề được các nhà nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực quan tâm, số lượng các công trình nghiên cứu về các chủ đề này lớn và trong điều kiện của luận án, tác giả đề cập một số công trình tiêu biểu. Dương Xuân Ngọc: Quy chế thực hiện dân chủ cấp xã - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn [73], bài viết đã phân tích làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn và yêu cầu cấp thiết cho sự ra đời và triển khai thực hiện QCDC cơ sở; thực hiện QCDC cơ sở hiện nay còn nhiều tồn tại, hạn chế. Việc phân tích làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn và yêu cầu cấp thiết cho sự ra đời QCDC cơ sở, là yếu tố quan trọng để xây dựng một số giải pháp chủ yếu, tổ chức thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, góp phần xây dựng, kiện toàn HTCT, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có trình độ năng lực và phẩm chất đạo đức cách mạng. Nguyễn Cúc: Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trong tình hình hiện nay. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn [26], công trình nghiên cứu đã phân tích, đánh giá làm sáng tỏ một số vấn đề chủ yếu về lý luận và thực tiễn sau quá trình triển khai thực hiện thực hiện QCDC ở cơ sở trong bối cảnh nước ta hiện nay. Trên cơ sở đánh giá thực trạng những thành tựu đạt được, những tồn tại, hạn chế, tác giả đã nêu lên một số phương hướng cơ bản và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục thực hiện QCDC ở cơ sở. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ: Quá trình thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở ở một số tỉnh đồng bằng sông Hồng hiện nay [70], của tác giả Nguyễn Thị Ngân, trên cơ sở những vấn đề lý luận về dân chủ, dân chủ ở cơ sở. Đề tài đã đi sâu vào nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng việc triển khai thực hiện QCDC cơ sở ở một số tỉnh đồng bằng sông Hồng hiện nay, từ đó tác giả đã đề xuất những giải pháp
  14. 8 góp phần quan trọng hoàn thiện, đẩy mạnh việc thực hiện QCDC ở khu vực đồng bằng sông Hồng. Cuốn sách: Dân chủ và dân chủ ở cơ sở nông thôn trong tiến trình đổi mới của Hoàng Chí Bảo đã phân tích, đánh giá ý thức dân chủ của người Việt Nam từ lịch sử đến hiện đại; quan niệm về dân chủ XHCN và QCDC ở cơ sở [18]. Tác giả cũng nêu rõ mối quan hệ giữa thể chế chính thống và phi chính thống trong củng cố, xây dựng HTCT ở cơ sở nông thôn hiện nay; tác động của QCDC trong việc thực hiện xóa đói giảm nghèo ở nông thôn qua góc nhìn phân tích, đánh giá chính sách; mối quan hệ giữa tâm lý làng xã và việc thực hiện dân chủ ở cơ sở và yêu cầu tăng cường văn hóa pháp luật ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ hiện nay. Bài viết: Ý nghĩa của Quy chế dân chủ cơ sở với phát triển kinh tế - xã hội [92], của tác giả Đỗ Thị Thạch đã làm rõ những tác động tích cực của QCDC cơ sở đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhất là ở các vùng nông thôn qua 8 năm thực hiện. Trong đó tác giả nhấn mạnh đến vai trò chủ thể quyền lực của dân được phát huy, sự đổi mới trong hoạt động của các tổ chức trong HTCT cấp cơ sở ngày càng rõ nét hơn… Đỗ Thị Thạch: Dân chủ ở cơ sở và một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, Tạp chí Quản lý nhà nước [94], nội dung bài viết tập trung làm rõ vai trò của QCDC ở cơ sở trong 15 năm thực hiện, thể hiện trong hiệu quả kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội ở nông thôn. Đồng thời chỉ rõ một số vấn đề cần tiếp tục làm sáng tỏ, trong đó cần phải phát huy vai trò các tổ chức trong HTCT, đội ngũ cán bộ cơ sở, mối quan hệ giữa các bộ phận trong HTCT cơ sở. Luận án: Hoàn thiện cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam hiện nay của Nguyễn Tiến Thành [98], kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy quá trình hoàn thiện cơ chế pháp lý và thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam đã được Đảng và Nhà nước quan tâm, chỉ đạo. Việc thực hiện dân chủ ở cấp cơ sở ở Việt Nam đã thu được kết quả bước đầu nhưng vẫn còn một số hạn chế do cơ chế pháp lý thực hiện chưa sát với thực tiễn, nhiều điều khoản bị chồng chéo…Việc hoàn thiện cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở đòi hỏi: (1) tăng cường sự lãnh đạo và vai trò kiểm soát quyền lực của Đảng và Nhà nước; (2) tạo điều kiện tối đa để nhân dân tham gia đóng góp ý kiến hoàn thiện cơ chế; (3) khắc phục hạn chế, gia tăng hiệu quả kiểm soát quyền lực nội bộ giữa các cơ quan nhà nước; (4) bảo đảm cho Hiến pháp thực sự có vị trí, vai trò tối thượng, được tôn trọng, bảo vệ và thực thi; (5) tạo ra sự phối
  15. 9 kết hợp đồng bộ và hiệu quả giữa các cơ chế kiểm soát quyền lực Nhà nước trong điều kiện chính trị, kinh tế, lịch sử, văn hóa, xã hội cụ thể của nước ta. Bài viết: Một số giải pháp phát huy dân chủ ở cơ sở [91] của Lưu Ngọc Tố Tâm đã phân tích trong những năm qua, hướng về cơ sở, việc phát huy vai trò của người dân và cơ chế bảo đảm sự tham gia của nhân dân vào hoạt động quản lý xã hội đã đạt những bước tiến quan trọng. Tuy vậy, việc bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở vẫn còn những tồn tại, hạn chế: Nhận thức về dân chủ ở một bộ phận cán bộ, người dân còn hạn chế; dân chủ trong Đảng chưa được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc; dân chủ trong cơ quan hành chính Nhà nước chưa được thực hiện đầy đủ. Từ đó, tác giả đề xuất một số kiến nghị và giải pháp: (1) cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, trình độ hiểu biết của cán bộ, đảng viên và nhân dân về dân chủ; (2) đích cuối cùng của thực hiện dân chủ cơ sở là góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội, vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho người dân; (3) tiếp tục xây dựng và hoàn thiện những cơ chế bảo đảm dân chủ trong đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng. Đảng phải là tấm gương về dân chủ trong tổ chức và hoạt động của mình. (4) nâng cao chất lượng việc thực hành dân chủ trong các tổ chức, cơ quan, đơn vị, phát huy năng lực chủ cho đội ngũ cán bộ, công chức, trong đó chú trọng phát huy vai trò, trách nhiệm của những người đứng đầu tổ chức, cơ quan, đơn vị. Ban Dân vận Trung ương, Ban chỉ đạo Trung ương: Báo cáo Tổng kết việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở năm 2017 [15], nội dung của báo cáo đa đánh giá việc thực hiện QCDC ở cơ sở thời gian qua đã phát huy vai trò, tiềm năng, sức sáng tạo của nhân dân, động viên các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước; dân chủ trong sinh hoạt Đảng, trong quản lý, điều hành của bộ máy nhà nước các cấp được phát huy. Các quyền dân chủ được phát huy trong xã hội, trong sinh hoạt cộng đồng dân cư được, đã góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh; xây dựng hệ THCT ở cơ sở ngày càng trong sạch, vững mạnh. Bên cạnh đó, báo cáo tổng kết đã nêu lên những hạn chế bất cập trong thực hiện QCDC ở cơ sở như: Thực hiện niêm yết, công khai các nội dung để dân biết theo quy định của Pháp lệnh thực hiện dân chủ còn hình thức, một số lĩnh vực niêm yết còn chung chung; thực hiện dân chủ trong công khai chưa, kịp thời, đầy đủ, người dân chưa tiếp cận được nhiều thông tin.
  16. 10 Thứ hai, các công trình nghiên cứu về nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới Vấn đề Nông nghiệp, nông dân, nông thôn, xây dựng NTM luôn là nội dung nghiên cứu có sức hấp dẫn, thu hút nhiều nhà nghiên cứu khoa học, các cơ quan, tổ chức có liên quan. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học của các tập thể, cá nhân nghiên cứu về nông nghiệp, nông thôn, xây dựng NTM như: Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam là cuốn sách do Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn biên soạn [16], đã làm rõ quan điểm của Đảng ta về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; kinh nghiệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của một số nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, qua đó rút ra một số bài học cho Việt Nam; phân tích một số vấn đề đang đặt ra trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, nêu bài học kinh nghiệm từ một số điểm sáng như: giữ vững, phát huy truyền thống đoàn kết nội bộ, thực hiện tốt QCDC, thường xuyên chăm lo xây dựng và củng cố HTCT cơ sở vững mạnh, xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa cấp ủy và chính quyền địa phương... Qua đó các tác giả cũng đề ra một số phương hướng và giải pháp nhằm tiếp tục thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Trần Ngọc Ngoạn (chủ biên): Phát triển nông thôn bền vững: Những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thế giới của [72], nhóm tác giả đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về phát triển nông bền thôn vững, phân tích mục tiêu và nội dung phát triển nông thôn bền vững. Cuốn sách đã đưa ra một số kinh nghiệm trong phát triển nông thôn bền vững của các nước, bao gồm: hoàn thiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ; hoàn thiện quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết cho từng địa phương; quan tâm nâng cao chất lượng nguồn lao động ở vùng nông thôn; nâng cấp, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; nâng cao ý thức của người nông thôn trong bảo vệ môi trường. Công trình: Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam Việt Nam - Hôm nay và mai sau của tác giả Đặng Kim Sơn [89]. Với nông nghiệp Việt Nam, tác giả bước đầu tổng kết về tốc độ tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, quá trình triển khai tổ chức sản xuất với nhiều loại hình khác nhau cũng như mức độ đầu tư và dịch vụ công trong nông nghiệp. Với nông dân Việt Nam, tác giả khảo sát về lao động việc làm, về vấn đề đất đai liên quan đến hoạt động sản xuất, về việc sử dụng vật tư sản
  17. 11 xuất nông nghiệp và tiếp cận nguồn vốn với những khó khăn mà người nông dân gặp phải. Với nông thôn Việt Nam, tác giả phân tích những yếu tố của kinh tế nông thôn và xã hội nông thôn đồng thời chỉ ra mối quan hệ giữa nông thôn với đô thị và công nghiệp trong quá trình phát triển của nó. Nguyễn Thị Tố Quyên (chủ biên): Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong mô hình tăng trưởng kinh tế mới giai đoạn 2011 - 2020 [87], cuốn sách đi sâu phân tích thực trạng một số điểm trọng tâm nổi bật nhất là những vấn đề tồn tại chủ yếu và nguyên nhân, những cơ hội và thách thức mới đặt ra đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong mô hình tăng trưởng kinh tế hiện đại. Từ đó, đưa ra những đề xuất về góc độ chính sách đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong mô hình tăng trưởng kinh tế hiện đại giai đoạn 2011 - 2020. Công trình: Xây dựng nông thôn mới - những vấn đề lý luận và thực tiễn do Vũ Văn Phúc (chủ biên) [80], công trình là hệ thống các bài viết của các nhà nghiên cứu khoa học, các nhà lãnh đạo các cơ quan trung ương, các cấp, các ngành, các địa phương về Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM, đã tập trung phân tích, đánh giá luận giải nhiều vấn đề lý luận chung và kinh nghiệm quốc tế về xây dựng NTM và thực tiễn quá trình triển khai thực hiện xây dựng NTM ở Nước ta. Các tác giả Đỗ Thị Thạch - Nguyễn Văn Quyết: Kết quả thực hiện nghị quyết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và những vấn đề đặt ra trong xây dựng nông thôn mới [95], trong bài viết các tác giả đã chỉ ra, sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X, kinh tế nông nghiệp từng bước được xây dựng theo hướng hiện đại; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư, phát triển; đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn được cải thiện và nâng lên rõ nét; đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn tăng, xuất hiện ngày càng nhiều hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ có hiệu quả, HTCT nông thôn được hoàn thiện, củng cố thêm một bước. Bên cạnh đó, còn một số vấn đề đặt ra như: một số cán bộ và người dân nông thôn chưa nhận thức đúng về mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng NTM; việc huy động các nguồn lực cho phát triển nông nghiệp, nông thôn chưa đạt yêu cầu; HTCT nông thôn bộc lộ một số yếu kém, bất cập. Từ đó, nêu lên các giải pháp chủ yếu là: Nâng cao sự thống nhất về nhận thức trong toàn hệ HTCT về mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng NTM; đa dạng hóa các nguồn đầu tư cho nông thôn; đổi mới, kiện toàn HTCT nông thôn đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM.
  18. 12 Bài viết: Xây dựng nông thôn mới ở nước ta hiện nay [21] của Nguyễn Cảnh và Phạm Xuân Sơn đã phân tích, làm rõ rõ ba vấn đề: Một là, nông thôn Việt Nam trước những yêu cầu đổi mới; hai là, hình dung ngay từ đầu về những tiêu chí của mô hình nông thôn; ba là, về những nhân tố chính của mô hình NTM như: Chính trị, kinh tế, văn hóa, môi trường, con người …Những nội dung trên trong cấu trúc mô hình NTM có mối quan hệ, liên hệ chặt chẽ với nhau Trong đó, Nhà nước đóng vai trò chỉ đạo, tổ chức điều xây dựng, thực thi cơ chế chính sách xây dựng NTM, tạo cơ chế, hành lang pháp lý, hỗ trợ kỹ thuật, vốn, nguồn lực, tạo điều kiện, động viên nhân dân chủ động, tích cực, tự nguyện tham gia xây dựng NTM. Đoàn Phạm Hà Trang: Xây dựng nông thôn mới: Vấn đề quy hoạch và huy động các nguồn tài chính [102], bài viết đã khẳng định, quy hoạch xây dựng NTM phải được quy hoạch một cách tổng thể từ trên xuống, thực hiện quy hoạch mỗi làng, xã phải nằm trong quy hoạch chỉnh thể chung của toàn quốc, trong mối liên hệ với chính trị, kinh tế, xã hội, môi trường, sinh thái, khí hậu, thổ nhưỡng, quốc phòng…Từ kiến trúc, cấu trúc dân cư, cấu trúc hạ tầng kinh tế - kỹ thuật, hạ tầng xã hội, vừa phải đa dạng, bền vững trong xu thế phát triển chung của đất nước. Muốn thực hiện xây dựng NTM đạt kết quả thì việc huy động nguồn vốn là yếu tố quan trọng, nguồn vốn sẽ được huy động bằng nhiều cách như: Các nguồn vốn được tài trợ, vốn đóng góp từ nhân dân, vốn từ các doanh nghiệp, nguồn vốn Nhà nước, nguồn vốn vay từ các ngân hàng…Bên cạnh đó, Chính phủ cần xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ, khuyến khích để thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước bỏ vốn đầu tư vào khu vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trực tiếp giải quyết các khâu chế biến sản phẩm nông nghiệp, giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình xây dựng NTM. Hội thảo: Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, ngày 16/9/2010 do Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn phối hợp với Quỹ Quốc tế phát triển nông nghiệp tổ chức [20]. Trong hội thảo, nhiều chuyên gia nghiên cứu trong và ngoài nước đã có cùng quan điểm thống nhất vùng nông thôn Việt Nam có rất nhiều những đặc thù riêng. Vì vậy, xây dựng NTM mang đậm bản sắc văn hóa và phát triển bền vững là vấn đề cần thiết và phải tập trung chủ yếu vào 5 nội dung cơ bản: Quan tâm xây dựng đời sống văn hóa phong phú, lành mạnh ở nông thôn, bảo vệ, phát triển nâng cao chất lượng môi trường nông thôn; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn; xây dựng và
  19. 13 phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn; hỗ trợ phát triển sản xuất và xây dựng các hình thức sản xuất có hiệu quả trong nông thôn. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”, khẳng định rõ vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở trong phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nâng cao trình độ năng lực ý thức, trách nhiệm khi triển khai thực hiện QCDC ở cơ sở là yếu tố quan trọng để thực hiện có kết quả chương trình này. Thứ ba, các công trình nghiên cứu về dân chủ cơ sở, thực hiện pháp lệnh dân chủ cơ sở trong xây dựng nông thôn mới Bài viết: Thực hiện Quy chế dân chủ trong xây dựng nông thôn mới [47] của tác giả Thu Hà đã phân tích vai trò của việc thực hiện QCDC ở cơ sở trong xây dựng NTM, trong đó nhấn mạnh vai trò của HTCT cơ sở và vai trò của nhân dân khi triển khai thực hiện QCDC gắn với xây dựng NTM, từ đó tác giả phân tích những kết quả đạt được khi thực hiện QCDC trong xây dựng NTM xã Mông Hoá (Kỳ Sơn), Hòa Bình. Hoàng Nga: Thực hiện Quy chế dân chủ trong xây dựng nông thôn mới ở Lập Thạch [69], từ thực tiễn những khó khăn trong xây dựng NTM ở huyện miền núi Lập Thạch, tác giả khẳng định để mỗi người dân tự giác, tích cực đóng góp xây dựng các tiêu chí NTM, một trong những chủ trương của huyện đó là thực hiện tốt QCDC ở cơ sở nhằm phát huy vai trò chủ động, tích cực của người dân. Trong bài viết tác giả nhấn mạnh vai trò của Ban chỉ đạo thực hiện QCDC ở cơ sở trong xây dựng NTM làm tốt công tác tham mưu, tuyên truyền đường lối, chủ trương chính sách, các văn bản của trung ương, của tỉnh, của huyện về thực hiện QCDC ở sở trong xây dựng NTM. Nhờ đó huyện Lập Thạch đã đạt kết quả cao trong xây dựng NTM. Bài viết: Hoa Lư thực hiện Quy chế dân chủ trong xây dựng nông thôn mới [34], của tác giả Đào Duy đã khẳng định vai trò các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ và tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn huyện Hoa Lư luôn nhận thức việc thực hiện tốt QCDC ở cơ sở chính là một trong những yếu tố quan trọng góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm sự thành công của chương trình xây dựng NTM. Tác giả Đào Xuân Phương: Vấn đề dân chủ trên lĩnh vực chính trị trong công cuộc xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam [81], bài viết đã đánh giá việc thực hiện dân chủ trên lĩnh vực chính trị ở các vùng nông thôn hiện nay còn rất nhiều bất cập. Trên cơ sở đó muốn phát dân chủ trên lĩnh vực chính trị trong xây dựng NTM ở
  20. 14 nước ta, cần xây dựng mối quan hệ gắn bó chặt chẽ giữa Nhà nước với nhân dân, trong đó, chú trọng thực hiện đầy đủ các quyền dân chủ của nhân dân ở địa bàn cơ sở, tiếp thu, lắng nghe, tôn trọng các ý kiến của nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân. Để phát huy dân chủ Nhà nước cần xây dựng cơ chế và các biện pháp ngăn ngừa, kiểm soát, ngăn chặn và đẩy lùi tham ô, tham nhũng, tệ quan liêu, thiếu trách nhiệm, lộng quyền, xâm phạm các quyền dân chủ của công dân; bên cạnh đó, phê phán những biểu hiện mất dân chủ, dân chủ hình thức, dân chủ cực đoan. Bài viết: Thực hiện pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn - động lực cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh [50] của Thúy Hằng đã đánh giá vị trí, vai trò của việc thực hiện Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh tại tỉnh Hòa Bình, một tỉnh có đa tộc người sinh sống. Ngọ Văn Nhân: Vai trò của việc thực hiện dân chủ ở cấp xã đối với xây dựng nông thôn mới ở nước ta hiện nay của [76], bài viết đã đánh giá việc thực trạng thực hiện dân chủ ở cấp xã trong xây dựng NTM. Bên cạnh đó, khẳng định vai trò của thực hiện dân chủ cấp xã phục vụ cho xây dựng NTM nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân nông thôn, thu hút nhân dân tham gia quản lý, kiểm tra, giám sát các hoạt động có liên quan đến xây dựng NTM; góp phần xây dựng, phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân nông thôn một cách bền vững. Thứ tư, các công trình nghiên cứu về dân chủ cơ sở, thực hiện pháp lệnh dân chủ trong xây dựng nông thôn mới ở Tây Nguyên Phạm Hảo và Trương Minh Dục (đồng chủ biên): Một số vấn đề về xây dựng hệ thống chính trị ở Tây Nguyên [49]. Trên cơ sở nghiên cứu hoạt động của hệ HTCT ở Tây Nguyên (nhất là cấp xã vùng đồng bào DTTS, nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tổ chức và hoạt động của HTCT; nhóm tác giả đã nêu lên một số phương hướng và xây dựng một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng và kiện toàn HTCT đáp ứng nhu cầu phát triển của khu vực Tây Nguyên trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bài viết: Thực hiện pháp luật dân chủ ở cơ sở xã, phường, thị trấn trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên hiện nay của Đỗ Văn Dương đã đề cập đến việc thực hiện Pháp lệnh dân chủ trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên [35]. Bài viết đánh giá những mặt tích cực và hạn chế, đề xuất một số giải pháp để tiếp tục thực hiện Pháp lệnh ở
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2