Luận án Tiến sĩ: Thực hiện pháp luật về sử dụng ngân sách nhà nước ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay
lượt xem 5
download
Trên cơ sở phân tích, khái quát những vấn đề lý luận cơ bản trong thực hiện pháp luật về sử dụng ngân sách nhà nước ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào; phân tích đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về sử dụng ngân sách (thành tựu cũng như hạn chế) mục đích nghiên cứu của luận án là đề xuất các quan điểm, giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về sử dụng ngân sách nhà nước ở Lào hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ: Thực hiện pháp luật về sử dụng ngân sách nhà nước ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay
- HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHOKHAM SAYASONE thùc hiÖn ph¸p luËt vÒ sö dông ng©n s¸ch nhµ níc ë níc céng hßa d©n chñ nh©n d©n lµo hiÖn nay LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT HÀ NỘI - 2019
- HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHOKHAM SAYASONE thùc hiÖn ph¸p luËt vÒ sö dông ng©n s¸ch nhµ níc ë níc céng hßa d©n chñ nh©n d©n lµo hiÖn nay LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Mã số: 62 38 01 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN VĂN MẠNH HÀ NỘI - 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Phokham Sayasone
- MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 8 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 8 1.2. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu, giả thuyết và câu hỏi nghiên cứu 21 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 26 2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò thực hiện pháp luật về sử dụng ngân sách nhà nước 26 2.2. Nội dung, hình thức thực hiện pháp luật về sử dụng ngân sách nhà nước 50 2.3. Các điều kiện bảo đảm thực hiện pháp luật về sử dụng ngân sách nhà nước 61 2.4. Thực hiện pháp luật về sử dụng ngân sách nhà nước của một số nước và giá trị tham khảo đối với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 65 Chương 3: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 78 3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện pháp luật về sử dụng ngân sách nhà nước ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 78 3.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về sử dụng ngân sách nhà nước ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 92 Chương 4: YÊU CẦU KHÁCH QUAN, CẤP BÁCH VÀ QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY 121 4.1. Bảo đảm thực hiện pháp luật về sử dụng ngân sách nhà nước ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào là yêu cầu khách quan, cấp bách hiện nay 121 4.2. Quan điểm bảo đảm thực hiện pháp luật về sử dụng ngân sách nhà nước ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 124 4.3. Các giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về sử dụng ngân sách nhà nước ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay 130 KẾT LUẬN 147 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 149 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 150
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AFTA : Khu vực Thương mại Tự do ASEAN ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á CNXH : Chủ nghĩa xã hội CHDCND Lào : Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Đảng NDCM Lào : Đảng Nhân dân Cách mạng Lào GDP : Tổng sản phẩm quốc nội HĐND : Hội đồng nhân dân KBNN : Kho bạc nhà nước NSNN : Ngân sách nhà nước TABMIS : Treasury and budget managemant information System (Hệ thống thông tin quản lý kho bạc và ngân sách) UBND : Ủy ban nhân dân WTO : Tổ chức Thương mại thế giới XHCN : Xã hội chủ nghĩa
- DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1: Cơ cấu ngành kinh tế trong tổng GDP và GDP trên đầu người ở Lào 84 Bảng 3.2: Tình hình phân bổ sử dụng ngân sách nhà nước 2011 - 2017 95 Bảng 3.3: Tình hình thu, chi ngân sách nhà nước 110 DANH MỤC CÁC BIỂU Trang Biểu đồ 3.1: Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 83 Biểu đồ 3.2: Cơ cấu kinh tế trong tổng GDP giai đoạn 2011 - 2017 85 Biểu đồ 3.3: Tổ chức thực hiện chi ngân sách nhà nước năm 2010-2015 101
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phát triển kinh tế - xã hội ở mọi thời đại, đặc biệt là ở thời đại cạnh tranh trong sự phát triển kinh tế thị trường, đòi hỏi mỗi quốc gia phải xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước bằng pháp luật; trong đó việc quan trọng bậc nhất của bất cứ nhà nước nào đều phải quan tâm đến là vấn đề quản lý ngân sách nhà nước đúng pháp luật. Từ năm 1986 đến nay, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (CHDCND Lào) đang tiến hành đường lối đổi mới toàn diện đất nước, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong quá trình phát triển đất nước luôn luôn có một câu hỏi đặt ra: phải làm thế nào để sử dụng, quản lý ngân sách nhà nước đạt hiệu quả cao nhất, tránh lãng phí, thất thoát? Nhận thức được vai trò và vị trí của ngân sách nhà nước có ảnh hưởng sâu rộng tới mọi mặt của đời sống xã hội, là công cụ để nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế, bảo đảm công bằng xã hội và là điều kiện vật chất để thực hiện chức năng của bộ máy nhà nước, ngay từ năm 1986 khi mở cửa đất nước, pháp luật về ngân sách nhà nước đã được ban hành, áp dụng rộng rãi. Đặc biệt là Luật sử dụng ngân sách nhà nước đã có tác dụng tích cực trong quá trình tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, qua đó góp phần quan trọng vào việc đảm bảo ổn định chính trị phát triển kinh tế, trật tự an toàn xã hội trên phạm vi cả nước. Theo thống kê, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ 7 của quốc gia (từ năm 2011 đến 2015) ở nước CHDCND Lào có hàng nghìn công trình sử dụng ngân sách nhà nước. Để đảm bảo sử dụng ngân sách nhà nước ở Lào tiết kiệm, công bằng, có hiệu quả thì tất cả cơ quan nhà nước, tổ chức xã
- 2 hội và mọi công dân đều phải nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật về ngân sách nhà nước. Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế là một trong những yêu cầu cơ bản trong hoạt động của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN). Xây dựng nhà nước pháp quyền, bảo đảm nền dân chủ xã hội chủ nghĩa sẽ không có ý nghĩa, nếu như nó mất đi tính kỷ luật pháp luật, không được thực hiện trong đời sống nhà nước và xã hội. Vì vậy, để đảm bảo pháp luật đi vào cuộc sống cần phải xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, hoàn chỉnh, chất lượng cao và áp dụng trong đời sống hiện thực của xã hội. Hệ thống pháp luật đầy đủ, ổn định là tiền đề cho việc bảo đảm thực hiện pháp luật. Cho nên, ngày nay Đảng và Nhà nước Lào đã và đang cố gắng xây dựng, củng cố cơ sở pháp lý đó. Sự nỗ lực của nhà nước CHDCND Lào trong xây dựng hệ thống pháp luật đối với ngân sách nhà nước góp phần quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước từ Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; ngày càng công khai, minh bạch, có hiệu quả. Nhà nước đã phát huy được tính chủ động, sáng tạo của các cấp chính quyền trong quản lý, điều hành ngân sách mà vẫn đảm bảo được sự quản lý tập trung thống nhất của cấp trên đối với cấp dưới; của Trung ương đối với chính quyền địa phương. Thực tiễn cho thấy, thời gian qua, hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán việc thực hiện pháp luật về sử dụng ngân sách nhà nước không ngừng được tăng cường, bảo đảm cho pháp luật về sử dụng ngân sách nhà nước đi vào cuộc sống và được tuân thủ nghiêm chỉnh. Ở CHDCND Lào đã tiến hành hàng nghìn cuộc kiểm tra đối với các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước với các quy mô lớn nhỏ khác nhau tại các đơn vị lớn nhỏ khác nhau, trên hầu khắp các lĩnh vực kể cả dự trữ quốc gia, an ninh - quốc phòng và ngân sách của Đảng. Trong kiểm toán trọng tâm là kiểm toán báo cáo quyết toán của các bộ, ngành, các tỉnh, các Tổng công ty nhà nước và các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản trọng điểm của nhà
- 3 nước. Kết quả việc kiểm tra theo dõi sử dụng ngân sách nhà nước không chỉ giúp cho các bộ, ngành, địa phương điều chỉnh số liệu kế toán và báo cáo quyết toán, chỉ ra những sai phạm chính sách, chế độ quản lý kinh tế, tài chính, kiến nghị tăng thu, tiết kiệm chi và đưa vào quản lý qua ngân sách nhà nước hàng nghìn tỷ Kíp. Điều quan trọng hơn, thông qua kiểm toán bảo đảm pháp chế trong sử dụng ngân sách đúng pháp luật sẽ giúp các đơn vị khác nhau được nhìn nhận và đánh giá đúng đắn thực trạng tình hình tài chính, khắc phục được những yếu kém sơ hở trong quản lý kinh tế và sản xuất kinh doanh, cải tiến và hoàn thiện hệ thống quản lý và kiểm soát nội bộ. Từ đó, đề xuất, kiến nghị với Chính phủ, các cơ quan chức năng về những sơ hở trong công tác quản lý, những bất cập nảy sinh trong cơ chế, chính sách hiện hành để kịp thời sửa đổi, bổ sung cho phù hợp; đồng thời, sẽ góp phần đấu tranh chống các tham nhũng, lạm phát, thất thoát công quỹ và những tài sản quốc gia, xác lập trật tự, kỷ cương trong quản lý kinh tế, tài chính. Mặt khác thông qua công tác giám sát, kiểm tra, kiểm toán việc thực hiện pháp luật về sử dụng ngân sách nhà nước (NSNN) cho thấy, bên cạnh những chuyển biến tích cực trong công tác này, cũng bộc lộ không ít những yếu kém, hạn chế, khuyết điểm trong thực hiện pháp luật về sử dụng NSNN. Phổ biến là tình trạng thực hiện không đúng, không đầy đủ các quy định về sử dụng NSNN, cá biệt có những trường hợp khai gian, khai khống để bòn rút NSNN, sử dụng không hiệu quả NSNN v.v.. Những tình trạng nêu trên chủ yếu là do ý thức pháp luật còn hạn chế, trình độ non kém trong quản lý nhà nước của một bộ phận cán bộ, công chức v.v.. Bảo đảm thực hiện pháp luật về sử dụng NSNN trở thành yêu cầu khách quan, cấp bách hiện nay. Từ những phân tích nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Thực hiện pháp luật về sử dụng ngân sách nhà nước ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay” để viết luận án tiến sĩ luật học, chuyên ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật.
- 4 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án Trên cơ sở phân tích, khái quát những vấn đề lý luận cơ bản trong thực hiện pháp luật về sử dụng ngân sách nhà nước ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào; phân tích đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về sử dụng ngân sách (thành tựu cũng như hạn chế) mục đích nghiên cứu của luận án là đề xuất các quan điểm, giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về sử dụng ngân sách nhà nước ở Lào hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ của luận án Để thực hiện được mục đích trên, luận án cần thực hiện các nhiệm vụ sau đây: - Hệ thống hóa, phân tích, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận của việc thực hiện pháp luật về sử dụng ngân sách nhà nước. - Phân tích những bài học trong thực hiện pháp luật về sử dụng ngân sách nhà nước ở Cộng hòa Pháp và Việt Nam; từ đó, rút ra các giá trị đối với Lào trong công cuộc cải cách Luật ngân sách nhà nước để hội nhập với nền khu vực Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và kinh tế thế giới. - Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về sử dụng ngân sách nhà nước ở CHDCND Lào (trên cả hai phương diện thành tựu cũng như hạn chế và nguyên nhân). - Đề xuất một số quan điểm và giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện pháp luật về sử dụng ngân sách nhà nước ở CHDCND Lào hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu của luận án được xác định là các vấn đề lý luận, các quy định pháp luật hiện hành và tư liệu thực tế trong thực hiện pháp luật về sử dụng ngân sách nhà nước ở CHDCND Lào giai đoạn hiện nay.
- 5 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về mặt nội dung: Luận án nghiên cứu vấn đề thực hiện pháp luật về sử dụng NSNN ở nước CHDCND Lào dưới góc độ lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật, vì vậy luận án phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc thực hiện pháp luật về sử dụng NSNN; đề xuất các quan điểm, giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về sử dụng ngân sách nhà nước ở CHDCND Lào hiện nay. - Về không gian: Nghiên cứu thực hiện pháp luật về sử dụng NSNN trên toàn bộ lãnh thổ CHDCND Lào. - Về thời gian: Phạm vi nghiên cứu của luận án là bắt đầu nghiên cứu từ 1986 là năm Đại hội lần thứ IV của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (Đảng NDCM Lào) đã đề ra đường lối đổi mới đến nay. 4. Cơ sở lý luận, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án nghiên cứu vấn đề thực hiện pháp luật ngân sách ở CHDCND Lào trên cơ sở lý luận là những quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Cayxỏn Phômvihản và quan điểm của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào về nhà nước, pháp luật, về thực hiện pháp luật, tăng cường pháp chế, về ngân sách và sử dụng ngân sách nhà nước. 4.2. Phương pháp luận Luận án sử dụng phương pháp luận của Triết học Mác - Lênin, nghiên cứu vấn đề thực hiện pháp luật theo quan điểm toàn diện, hệ thống, lịch sử cụ thể, theo các cặp phạm trù nguyên nhân - kết quả, khách quan - chủ quan v.v. 4.3. Phương pháp nghiên cứu cụ thể Để làm rõ những vấn đề cần nghiên cứu, tác giả đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học truyền thống và hiện đại như phương pháp
- 6 lôgic - lịch sử; phân tích tổng hợp; so sánh; thống kê v.v.. để nghiên cứu các nội dung trong từng chương. Cụ thể là: - Phương pháp phân tích, tổng hợp: sử dụng để hệ thống hóa, phân tích, khái quát làm sáng tỏ kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài của luận án, những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu cũng như các vấn đề lý luận của thực hiện pháp luật về sử dụng NSNN. - Phương pháp lôgic - lịch sử, phân tích, tổng hợp được sử dụng để làm rõ quá trình và thực trạng thực hiện pháp luật về sử dụng ngân sách trong hơn 31 năm qua tại Lào, tuân thủ nghiêm ngặt về mặt thời gian và tính chính xác của các tư liệu đã được đề cập trong luận án. - Phương pháp thống kê, so sánh kết hợp với phân tích tổng hợp: để phân tích các tài liệu thu thập được, tổng hợp đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về sử dụng ngân sách nhà nước ở Lào hiện nay. Trong đó phương pháp thống kê so sánh được dùng để đối chiếu số liệu các năm khác nhau trong thực hiện pháp luật về sử dụng ngân sách nhà nước; phương pháp lập bảng biểu, sơ đồ được tác giả sử dụng trong chương 3 để người đọc có thể hiểu rõ hơn về thực trạng sử dụng ngân sách nhà nước cũng như thực trạng thực hiện pháp luật về sử dụng ngân sách nhà nước ở CHDCND Lào. - Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng trong chương 4 để xác định các quan điểm, đề xuất các giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về sử dụng NSNN ở CHDCND Lào hiện nay. 5. Những đóng góp mới của luận án Luận án là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống đối với thực hiện pháp luật về sử dụng ngân sách nhà nước ở CHDCND Lào; vì vậy, trong luận án đã có một số điểm mới là: - Phân tích khái quát, làm sáng tỏ cơ sở lý luận của thực hiện pháp luật về sử dụng ngân sách nhà nước, cụ thể là luận giải khái niệm, phân tích các đặc
- 7 điểm, xác định nội dung, vai trò, các điều kiện bảo đảm thực hiện pháp luật về sử dụng ngân sách nhà nước, khái quát kinh nghiệm thực hiện pháp luật về sử dụng NSNN của Cộng hòa Pháp và Việt Nam rút ra các giá trị tham khảo trong thực hiện pháp luật về sử dụng ngân sách nhà nước ở CHDCND Lào. - Đánh giá thực trạng, tìm ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của việc thực hiện pháp luật về sử dụng ngân sách nhà nước ở CHDCND Lào. - Phân tích yêu cầu khách quan, cấp bách, đề xuất các quan điểm, giải pháp, bảo đảm thực hiện pháp luật trong sử dụng ngân sách nhà nước ở CHDCND Lào hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Những kết quả nghiên cứu của luận án đã góp phần bổ sung, hoàn thiện lý luận về thực hiện pháp luật trong sử dụng ngân sách nhà nước ở Lào trong thời gian tới. - Luận án đề xuất hệ thống các quan điểm và biện pháp góp phần nâng cao sự hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật trong các cơ quan nhà nước, từ cán bộ công chức nhà nước đến toàn thể nhân dân; nhằm tăng cường công tác quản lý ngân sách nhà nước một cách chặt chẽ đi đôi với sử dụng ngân sách nhà nước có hiệu quả theo đúng đường lối, quan điểm của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào và yêu cầu của Nhà nước Lào. - Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các hoạt động tổng kết thực tiễn trong lĩnh vực này, làm phong phú thêm những tri thức về giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về sử dụng ngân sách nhà nước làm cơ sở và định hướng cho hoạt động thực tiễn. - Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các hoạt động nghiên cứu, giảng dạy và học tập về thực hiện pháp luật trong các trường đại học và trong các hệ thống các trường chính trị - hành chính ở CHDCND Lào. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận án được chia làm 4 chương, 11 tiết.
- 8 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu về ngân sách, quản lý ngân sách Các công trình nghiên cứu về ngân sách và quản lý ngân sách đã đề cập đến các nội dung chủ yếu sau đây: Nghiên cứu sự hình thành và phát triển của ngân sách nhà nước trong lịch sử, chứng minh ngân sách nhà nước tồn tại trong nền kinh tế như một yếu tố không thể thiếu. Sự phát triển của các chế độ xã hội trong lịch sử từ xã hội phong kiến đến Nhà nước xã hội chủ nghĩa hiện nay đã đánh dấu quy trình phát triển của pháp luật về ngân sách nhà nước. Vai trò ảnh hưởng của ngân sách nhà nước đã bao trùm lên nhiều lĩnh vực, tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội nhất là đối với khu vực công cộng và khu vực tư nhân thông qua việc thực hiện điều tiết các hoạt động kinh tế - xã hội. Nhà nước huy động các nguồn lực từ xã hội như thuế, phí, tài nguyên, hoạt động thương mại, phát hành trái phiếu ra công chúng, thậm chí là vay nợ nước ngoài để tài trợ cho hoạt động của nhà nước thông qua các chương trình hoạt động, thực hiện kế hoạch thu ngân sách của Chính phủ để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước. Việc quản lý, sử dụng các khoản thu của nhà nước, kiểm soát các khoản chi tiêu chung cho xã hội đòi hỏi phải được thể chế hóa thành luật pháp và được đại diện dân chúng kiểm soát. Các công trình nghiên cứu đã khẳng định ngân sách nhà nước có vai trò chủ đạo trong hệ thống tài chính, ngân sách đảm bảo nguồn vốn cho việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xóa đói giảm nghèo, giữ vững an ninh - quốc
- 9 phòng. Với tính chất là một quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước, ngân sách nhà nước cân đối, điều hòa vốn giữa các ngành kinh tế, xây dựng mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng, dự trữ để phát triển sản xuất, khắc phục thiên tai, v.v.. Trong nền kinh tế thị trường ngân sách nhà nước cũng là công cụ tài chính chủ yếu để nhà nước thực hiện điều tiết nền kinh tế thị trường theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa. Ở Việt Nam đã có rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài về ngân sách nhà nước và quản lý ngân sách nhà nước, tiêu biểu là các công trình sau đây: * Sách Cuốn “Đổi mới ngân sách nhà nước” của Tào Hữu Phùng, Nguyễn Công Nghiệp [56]. Cuốn sách đã đề cập đến tính tất yếu của đổi mới ngân sách nhà nước ở Việt Nam trước tình hình mới; với các nội dung cụ thể về thu, chi ngân sách nhà nước; tác giả đã đưa ra một số giải pháp để giúp đổi mới ngân sách nhà nước đem lại hiệu quả cao. Cuốn “Đổi mới chính sách và cơ chế quản lý tài chính” của Võ Đình Hảo [26]. Tác giả đã phân tích quá trình đổi mới chính sách cũng như cơ chế quản lý tài chính ở Việt Nam thông qua các số liệu cụ thể, giúp cho người đọc hiểu rõ về cơ chế quản lý tài chính sau gần 10 năm đổi mới ở Việt Nam. Đối với nghiên cứu sinh Lào, các cuốn giáo trình và văn bản luật của Việt Nam liên quan đến đề tài đều là những tài liệu tham khảo có giá trị vì ở CHDCND Lào rất hiếm có những công trình có tính lý luận như những công trình này. Cuốn “Giáo trình Tài chính học” của Trường Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội [20]. Cuốn sách giúp người đọc hiểu hơn về những vấn đề liên quan đến tài chính như thu, chi ngân sách trung ương, ngân sách địa phương; vai trò của Quốc hội, Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp từ khâu lập dự toán ngân sách đến khâu phân bổ ngân sách; công tác thanh tra, kiểm tra tài chính.
- 10 Một số văn bản pháp luật liên quan đến ngân sách nhà nước như: Luật Ngân sách nhà nước năm 1996; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân sách nhà nước năm 1998; Luật Ngân sách nhà nước năm 2002; Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết việc phân cấp quản lý, lập, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước; Tài liệu bổ sung thuyết trình dự án Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi) năm 2002; Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi) năm 2002; Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội về dự án Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi) năm 2002. Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2008 đã xuất bản cuốn “Giáo trình Luật Ngân sách nhà nước” [18]. Cuốn giáo trình này đã giúp tác giả hiểu rõ thêm về Luật Ngân sách nhà nước ở Việt Nam. Có thể nói rằng, thực hiện pháp luật về quản lý ngân sách nhà nước là nhân tố quan trọng góp phần làm nên thắng lợi trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng thành công chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong thời gian qua. * Luận án, luận văn - Dương Đăng Chinh “Ngân sách với vai trò điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế thị trường của Nhà nước” [8]. Luận án đã phân tích lịch sử hình thành ngân sách nhà nước ở Việt Nam; khẳng định vai trò của ngân sách đối với sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, ngân sách chi phối đến mọi hoạt động của nền kinh tế từ thu đến chi ngân sách. - Cao Tấn Khổng “Một số giải pháp phân cấp quản lý ngân sách nhà nước phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội trong điều kiện hiện nay” [38]. Từ phân tích thực trạng của phân cấp ngân sách còn nhiều bất cập, chồng chéo như ở Việt Nam hiện nay; tác giả của luận án đã đưa ra một số giải pháp giúp phân cấp ngân sách nhà nước ở Việt Nam đạt hiệu quả cao hơn.
- 11 - Nguyễn Đức Thanh “Quản lý chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước trong cơ chế thị trường” [75]. Luận án đã làm sáng tỏ thêm lý luận về chi ngân sách nhà nước; thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước (KBNN) ở Việt Nam; đồng thời, tác giả của luận án phân tích và lý giải tính tất yếu của việc sử dụng ngân sách nhà nước qua KBNN trong nền kinh tế thị trường; tác giả đưa ra một số giải pháp quản lý chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước để giảm thiểu các khâu trung gian, đem lại những thuận lợi cho các đơn vị được thụ hưởng ngân sách nhà nước. 1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu về thực hiện pháp luật Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về thực hiện pháp luật trên các lĩnh vực cụ thể, trong đó đáng chú ý là các luận án tiến sĩ. Tiêu biểu là các công trình sau đây: - Hoàng Minh Thái, “Thực hiện pháp luật về bảo vệ hộ quyền tác giả ở Việt Nam hiện nay” [76]. Luận án đã nêu ra những quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả mà trong các Bộ luật đó cũ như: Bộ luật Dân sự năm 1995; Bộ luật Dân sự năm 2005; Luật Sở hữu trí tuệ và những các quy định khác có liên quan đối với quyền tác giả để phát huy tác dụng tích cực trong hoạt động bảo hộ quyền tác giả; qua đó, khuyến khích việc sáng tạo ra các giá trị văn học, nghệ thuật và khoa học phục vụ nhu cầu xã hội. - Đỗ Xuân Lân, "Thực hiện pháp luật đối với người nghèo trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam" [39]. Luận án đã phân tích, khái quát khái niệm, chủ thể, nội dung, hình thức, vai trò thực hiện pháp luật đối với người nghèo; đánh giá thực trạng và đề xuất quan điểm, giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật đối với người nghèo. - Nguyễn Đức Phúc, “Thực hiện pháp luật về quyền con người của phạm nhân trong thi hành án phạt tù ở Việt Nam” [53]. Luận án đã nghiên cứu vấn đề thực hiện pháp luật về quyền con người của phạm nhân trong thi
- 12 hành án phạt tù; đây là vấn đề mang tính thời sự, đang được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm. Tại Việt Nam có rất nhiều văn kiện của Đảng và các Nghị quyết đề cập vấn đề quyền con người trong thi hành án phạt tù. - Nguyễn Huỳnh Huyện, “Thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam” [31]. Luận án nghiên cứu lý luận và thực trạng thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý, những giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý đáp ứng nhu cầu thực tế cuộc sống, góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam thực sự dân chủ, công bằng, văn minh. - Lê Thanh Bình, “Thực hiện pháp luật bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng ở Việt Nam” [2]. Luận án phân tích những quyền lợi của người tiêu dùng đã được quy định rõ trong nhiều văn bản pháp luật, nhưng quyền lợi của người tiêu dùng vẫn luôn bị vi phạm. Bởi vì phần lớn các sản phẩm người tiêu dùng sử dụng là những sản phẩm không chỉ kém chất lượng mà còn rất độc hại, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, thậm chí cả tính mạng của con người. - Nguyễn Hồng Chuyên, "Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cấp xã theo yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam" [12]. Luận án nghiên cứu khái niệm, chủ thể, nội dung, hình thức, những điều kiện bảo đảm thực hiện pháp luật về dân chủ ở cấp xã theo yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam. Trên nền tảng lý luận đó, tác giả đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất quan điểm, giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về dân chủ ở cấp xã theo yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay. - Đồng Việt Phương, "Thực hiện pháp luật về hòa giải cơ sở ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long" [59]. Luận án phân tích, khái quát các vấn đề lý luận của thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở như khái niệm, đặc điểm, nội dung, nguyên tắc, các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật về hòa
- 13 giải ở cơ sở. Trên cơ sở lý luận đó, luận án đã phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện và đề xuất các giải pháp đẩy mạnh thực hiện pháp luật về hòa giải cơ sở ở đồng bằng sông Cửu Long. - Lê Thị Thúy Bình, "Thực hiện pháp luật thế chấp quyền sử dụng đất ở Việt Nam" [3]. Luận án cũng tiếp cận nghiên cứu các vấn đề lý luận về thực hiện pháp luật thế chấp quyền sử dụng đất bao gồm khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung, các điều kiện bảo đảm thực hiện pháp luật thế chấp quyền sử dụng đất ở Việt Nam; từ đó đánh giá thực trạng và đề xuất quan điểm, giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật thế chấp quyền sử dụng đất ở Việt Nam hiện nay. - Norkeo Kommadam, "Thực hiện pháp luật về đầu tư nước ngoài ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay" [37]. Luận án nghiên cứu khái niệm, hình thức, vai trò, các điều kiện bảo đảm thực hiện; thực trạng thực hiện và quan điểm, giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật đầu tư nước ngoài ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay. - Lê Duyên Hà: "Thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam" [22]. Luận án cũng đề cập khái niệm, đặc điểm, vai trò, hình thức, điều kiện bảo đảm thực hiện pháp luật và khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai; thực trạng và quan điểm, giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật trên lĩnh vực này ở các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam hiện nay. 1.1.1.3. Các công trình nghiên cứu về pháp luật và thực hiện pháp luật về sử dụng ngân sách nhà nước - Khuynh Thị Quỳnh Hương, “Điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động kiểm soát chi ngân sách nhà nước ở Việt Nam” [34]. Luận văn đề cập đến những vấn đề lý luận về kiểm soát chi ngân sách nhà nước và pháp luật về kiểm soát chi ngân sách nhà nước; phân tích thực trạng pháp luật về kiểm soát
- 14 chi ngân sách nhà nước, đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật về kiểm soát chi ngân sách nhà nước ở Việt Nam trong thời gian qua; trên cơ sở đó, luận văn đưa ra một số kiến nghị, đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động kiểm soát chi ngân sách nhà nước và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về kiểm soát chi ngân sách nhà nước giai đoạn hiện nay. - Nguyễn Thị Hoàng Yến, “Hoàn thiện pháp luật về quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay” [92]. Luận văn đã làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật về quản lý ngân sách nhà nước và hoàn thiện pháp luật về quản lý ngân sách nhà nước; phân tích thực trạng hệ thống pháp luật về quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay; từ đó, tác giả của luận văn đã đề ra một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản lý ngân sách nhà nước. - Đinh Thị Nguyệt Thương, “Pháp luật về nhiệm vụ chi thường xuyên của ngân sách nhà nước - Thực trạng, giải pháp và biện pháp đảm bảo thực hiện” [80]. Luận văn làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật chi thường xuyên của ngân sách nhà nước; phân tích thực trạng các quy phạm pháp luật và thực trạng áp dụng pháp luật về nhiệm vụ chi thường xuyên ngân sách nhà nước trên thực tế; trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và đưa ra biện pháp đảm bảo thực hiện pháp luật về nhiệm vụ chi thường xuyên của ngân sách nhà nước góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động chi ngân sách nhà nước. * Tạp chí: Liên quan đến đề tài luận án có một số công trình tiêu biểu công bố trên các Tạp chí như: “Quản lý tài chính - ngân sách trong tình hình mới” của Nguyễn Sinh Hùng [30]; “Sửa đổi bổ sung Luật Ngân sách nhà nước từ khía cạnh pháp lý” của Nguyễn Minh Tân [69]; “Đổi mới quy trình lập, chấp hành, quyết toán ngân sách nhà nước” của Nguyễn Minh Tân [70]; “Bàn về bản chất
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của truyền thông đại chúng trong thực hiện quyền trẻ em ở tỉnh Bình Phước hiện nay
228 p | 537 | 101
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Quyền được thông tin của công dân ở Việt Nam hiện nay
185 p | 227 | 71
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay
182 p | 92 | 33
-
Luận án Tiến sĩ: Thực hiện nguyên tắc Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân trong giai đoạn hiện nay
0 p | 177 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Lý luận văn học: Yếu tố phi lý trong sáng tác của Franz Kafka và Haruki Murakami nhìn từ tâm thức hiện đại, hậu hiện đại
171 p | 55 | 19
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên
193 p | 54 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 280 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật: Thực hiện pháp luật về dân chủ ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên
27 p | 126 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
167 p | 77 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo vệ quyền lợi của người lao động có việc làm phi chính thức theo pháp luật Việt Nam hiện nay
193 p | 38 | 11
-
Luận án Tiến sĩ: Thực hiện pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn xã hội trên địa bàn đô thị loại I ở Việt Nam hiện nay
199 p | 72 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo trình độ đại học ngành Chỉ huy Tham mưu Lục quân theo tiếp cận năng lực ở các Trường Sĩ quan Lục quân trong bối cảnh hiện nay
246 p | 15 | 9
-
Luận án Tiến sĩ: Thực hiện pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn trong xây dựng nông thôn mới khu vực Tây Nguyên hiện nay
219 p | 61 | 9
-
Luận án Tiến sĩ: Thực hiện pháp luật về dân chủ cấp xã ở các tỉnh Tây Bắc Việt Nam
230 p | 60 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách khoa học và công nghệ từ thực tiễn Đại học Thái Nguyên hiện nay
216 p | 26 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Ứng dụng lý thuyết tập mờ trong lập tiến độ thực hiện dự án xây dựng tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long
206 p | 19 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 124 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn