Luận án tiến sĩ Tôn giáo học: Đời sống xã hội của người Hmông theo Đạo Tin Lành ở miền núi phía Bắc hiện nay
lượt xem 17
download
Luận án hệ thống hóa được các công trình nghiên cứu về đạo Tin Lành trong cộng đồng người Hmông ở các tỉnh miền núi phía Bắc; Luận án chỉ ra một bức tranh tổng quan về đời sống xã hội của người Hmông theo đạo Tin Lành ở miền núi phía Bắc hiện nay và xu hướng biến đổi của nó; Cung cấp một số luận cứ khoa học cho việc hoạch định chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người Hmông theo đạo Tin Lành ở miền núi phía Bắc.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Tôn giáo học: Đời sống xã hội của người Hmông theo Đạo Tin Lành ở miền núi phía Bắc hiện nay
- HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH CAO NGUYÊN ĐỜI SỐNG XÃ HỘI CỦA NGƯỜI HMÔNG THEO ĐẠO TIN LÀNH Ở MIỀN NÚI PHÍA BẮC HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: TÔN GIÁO HỌC HÀ NỘI - 2020
- HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH CAO NGUYÊN ĐỜI SỐNG XÃ HỘI CỦA NGƯỜI HMÔNG THEO ĐẠO TIN LÀNH Ở MIỀN NÚI PHÍA BẮC HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: TÔN GIÁO HỌC Mã số: 9229009 (Cũ: 62220309) Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS,TS NGUYỄN THANH XUÂN 2. TS. NGUYỄN KHẮC ĐỨC HÀ NỘI - 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Các kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trên bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Cao Nguyên
- MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN 7 1.1. Tình hình nghiên cứu đề tài 7 1.2. Những vấn đề đã được nghiên cứu và tiếp tục nghiên cứu 29 1.3. Khung lý thuyết nghiên cứu và một số khái niệm sử dụng trong luận án 30 Chương 2: KHÁI LƯỢC CHUNG VỀ NGƯỜI HMÔNG VÀ QUÁ TRÌNH DU NHẬP, PHÁT TRIỂN CỦA ĐẠO TIN LÀNH TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HMÔNG Ở MIỀN NÚI PHÍA BẮC 39 2.1. Người Hmông và đặc điểm người Hmông ở miền núi phía Bắc 39 2.2. Quá trình du nhập, phát triển của đạo Tin Lành trong cộng đồng người Hmông ở miền núi phía Bắc 63 Chương 3: THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI CỦA NGƯỜI HMÔNG THEO ĐẠO TIN LÀNH Ở MIỀN NÚI PHÍA BẮC 86 3.1. Đời sống kinh tế, chính trị của người Hmông theo đạo Tin Lành ở miền núi phía Bắc 86 3.2. Đời sống tôn giáo, tín ngưỡng của người Hmông theo đạo Tin Lành ở miền núi phía Bắc 111 Chương 4: XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI CỦA NGƯỜI HMÔNG THEO ĐẠO TIN LÀNH CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP 125 4.1. Xu hướng biến đổi trong đời sống xã hội của người Hmông theo đạo Tin Lành ở miền núi phía Bắc 125 4.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm khuyến khích những chuyển biến tích cực và hạn chế những chuyển biến tiêu cực trong đời sống xã hội của người Hmông theo đạo Tin Lành ở miền núi phía Bắc 135 KẾT LUẬN 146 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 150 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 151
- DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1: Tỷ lệ đói nghèo ở cộng đồng người Hmông năm 2007 91 Bảng 3.2: Chi phí cho ma bố hoặc mẹ của người con trai đã lập gia đình riêng 95 Bảng 3.3: Chi phí cho ma bố hoặc mẹ của người con gái đã đi lấy chồng 95 Bảng 3.4: Quan điểm của các tín đồ Tin Lành người Mông đối với chính quyền 99 Bảng 3.5: Thái độ của các tín đồ Tin Lành đối với pháp luật của nhà nước 100 Bảng 3.6: Tỷ lệ tín đồ Tin Lành Hmông muốn bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc mình 113 Bảng 3.7: Tỷ lệ tín đồ Tin Lành Hmông muốn lưu giữ các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình phân theo giới tính 114
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Miền núi phía Bắc của Việt Nam là một vùng núi rộng lớn gồm 14 tỉnh, được chia làm 2 vùng Đông Bắc và Tây Bắc. Đây là một khu vực địa chính trị trọng yếu, phía Bắc tiếp giáp Vân Nam và Quảng Tây (Trung Quốc), phía Tây giáp Thượng Lào và phía Nam giáp với các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Đây cũng là khu vực dân thưa nhất theo phân bố dân cư ở Việt Nam, đa phần là các dân tộc thiểu số như Tày, Nùng, Thái, Mường, Mông, Dao và nhiều dân tộc khác. Trong số các dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc có một số dân tộc sống vắt ngang qua biên giới Việt - Trung và Việt - Lào. Trong số đó có người Hmông. Người Hmông không chỉ sống ở vùng biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, Việt Nam và Lào mà họ còn sống ở Thái Lan, Myanmar và một số nước khác. Vào những năm cuối thập kỷ 80, đầu 90 của thế kỷ XX, Đạo Tin Lành bắt đầu xuất hiện trong cộng đồng người Hmông dưới tên gọi Vàng Trứ (hay Vàng Chứ). Ban đầu xuất hiện ở tỉnh Hà Giang và Sơn La, rồi sau lan sang các tỉnh khác như: Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Cao Bằng, Bắc Thái (nay là Bắc Kạn và Thái Nguyên). Theo các nhà nghiên cứu, Vàng Trứ là thuật ngữ xuất hiện ở Mỹ được đài Nguồn Sống (FEBC) sử dụng để truyền đạo vào người Hmông. Thực chất nó được xây dựng lên từ khái niệm Vangx (Vua, Vương) của người Hmông. Tên gọi Vangx Tsưr (Vua chủ, Vương chủ) hay Vangx Tsưr Ntux (Vua chủ trời) ra đời nhằm Hmông hoá đức Chúa Trời với ông vua trong lịch sử hay trong huyền thoại của người Hmông, để từ đó người ta kêu gọi, thậm chí hù doạ người Hmông phải theo Vàng Trứ như theo vị vua mới của mình, hy vọng sau này được hưởng hạnh phúc [25, tr.23]. Thông qua rất nhiều các phương pháp truyền giáo khác nhau đã được các Hội thánh Tin Lành áp dụng cho người Hmông ở miền núi phía Bắc, số lượng tín đồ Tin
- 2 Lành người Hmông tăng lên nhanh chóng. Theo số liệu của Ban Tôn giáo Chính phủ, tính đến năm 2015, tất cả 12 tỉnh thuộc miền núi phía Bắc* đều có người Hmông theo đạo Tin Lành với số lượng là 181.615 người với hàng chục tổ chức, hệ phái Tin Lành khác nhau [25, tr.99-100]. Với sự phát triển ồ ạt và mạnh mẽ của đạo Tin Lành trên vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc nói chung, người Hmông nói riêng đã ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội như: văn hoá, kinh tế, chính trị - xã hội, an ninh quốc phòng,… Bên cạnh một số những tác động mang tính tích cực mà đạo Tin Lành đem đến cho cộng đồng dân tộc Hmông như: đời sống kinh tế tốt hơn, một số hủ tục trong cuộc sống bị phá bỏ, tỷ lệ người biết đọc, biết viết tăng lên,… thì những tác động tiêu cực cũng hình thành. Tình trạng chia rẽ, mất đoàn kết giữa những người theo đạo Tin Lành và những người không theo đạo đã xảy ra. Một số những giá trị văn hoá truyền thống của người Hmông bị phủ nhận và mất đi. Do người Hmông thường sống ở những khu vực giáp biên, có vị trí rất quan trọng về an ninh quốc phòng nên việc một bộ phận người Hmông theo đạo Tin Lành bị một số các thế lực xấu lợi dụng để chống phá Đảng và nhà nước ta tác động tiêu cực đến tình hình chính trị, an ninh - quốc phòng trên một số địa phương, nhất là những tỉnh giáp biên giới với Trung Quốc và Lào. Để góp phần làm rõ hơn thực trạng và xu hướng biến đổi của đời sống kinh tế, chính trị, tôn giáo, tín ngưỡng của cộng đồng Hmông theo đạo Tin Lành, từ đó làm căn cứ cho những kiến nghị, giải pháp giúp cho Đảng, nhà nước có những chính sách đúng đắn đối với việc giữ gìn các giá trị văn hoá truyền thống cũng như quyền tự do tôn giáo của đồng bào Hmông, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Đời sống xã hội của người Hmông theo Đạo Tin Lành ở miền núi phía Bắc hiện nay” làm luận án Tiến sỹ chuyên ngành Tôn giáo học. * 12 tỉnh miền núi phía Bắc có người Hmông theo đạo Tin Lành gồm: Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Yên Bái, Hòa Bình
- 3 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án 2.1. Mục đích của luận án Tìm hiểu thực trạng đời sống xã hội của người Hmông theo đạo Tin Lành ở miền núi phía Bắc hiện nay, qua đó thấy được xu hướng biến đổi nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực trong đời sống xã hội của người Hmông theo đạo Tin Lành. 2.2. Nhiệm vụ của luận án - Tổng quan tình hình nghiên cứu về đời sống xã hội của người Hmông theo đạo Tin Lành ở miền núi phía Bắc. - Khái lược chung về người Hmông và quá trình người Hmông theo đạo Tin Lành ở miền núi phía Bắc. - Chỉ ra thực trạng đời sống xã hội của người Hmông theo đạo Tin Lành ở miền núi phía Bắc hiện nay. - Chỉ ra xu hướng biến đổi và một số giải pháp nhằm khuyến khích những chuyển biến tích cực và hạn chế những chuyển biến tiêu cực trong đời sống xã hội của người Hmông theo đạo Tin Lành ở miền núi phía Bắc. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu đời sống kinh tế, chính trị, tôn giáo, tín ngưỡng của người Hmông theo đạo Tin Lành ở một số tỉnh miền núi phía Bắc nước ta hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Luận án tập trung nghiên cứu một số địa bàn trọng điểm, điển hình, trường hợp (case studies) ở một số nơi có đông người Hmông theo đạo Tin Lành. - Thời gian nghiên cứu từ năm 1986 khi đạo Tin Lành bắt đầu du nhập vào người Hmông ở miền núi phía Bắc đến nay.
- 4 - Chọn mẫu nghiên cứu một số địa bàn ở một số tỉnh miền núi phía Bắc, như Cao Bằng, Bắc Kạn, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái. Bên cạnh những buổi phỏng vấn sâu một số trường hợp tại tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, nghiên cứu còn được tiến hành trên hai mẫu phiếu gồm phiếu điều tra dành cho cán bộ địa phương và phiếu điều tra đối với tín đồ người Hmông theo đạo Tin Lành. Với mẫu là cán bộ địa phương, đề tài tiến hành điều tra trên 130 trường hợp tại 05 tỉnh gồm: Sơn La, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lai Châu, Điện Biên (Xem phụ lục 3.1) Với mẫu là tín đồ, đề tài tiến hành điều tra trên 151 trường hợp tại 04 tỉnh gồm: Sơn La, Bắc Kạn, Cao Bằng, Điện Biên (Xem phụ lục 3.2). 4. Cơ sở lý luận cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở lý luận Luận án dựa trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về tôn giáo, nhất là các quan điểm: tôn trọng quyền tự do tôn giáo, đoàn kết tôn giáo, chống lợi dụng tôn giáo; quan điểm chính sách của Đảng, Nhà nước về dân tộc, tôn giáo 4.2. Cách tiếp cận Luận án đã sử dụng nhiều cách tiếp cận như: sử học, tôn giáo học, nhân học, văn hóa học, xã hội học. Cách tiếp cận sử học: được áp dụng nghiên cứu quá trình du nhập, tồn tại và phát triển của đạo Tin Lành trong cộng đồng người Hmông ở miền núi phía Bắc. Cách tiếp cận tôn giáo học: được áp dụng nghiên cứu thực trạng đời sống xã hội của người Mông theo đạo Tin Lành ở miền núi phía Bắc hện nay trên ba phương diện: đời sống kinh tế, đời sống chính trị, đời sống tôn giáo, tín ngưỡng của người Hmông theo đạo Tin Lành ở miền núi phía Bắc.
- 5 Các cách tiếp cận nhân học, văn hóa học, xã hội học: được dùng để nghiên cứu thực trạng và vấn đề liên quan đến người Hmông nói chung, người Hmông theo đạo Tin Lành ở các tỉnh miền núi phía Bắc nói riêng. 4.3. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, ngoài ra còn sử dụng các phương pháp khác như: phương pháp lôgic - lịch sử, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, phương pháp điền dã, phỏng vấn sâu. Để hoàn thành mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra thì luận án có sự kết hợp giữa các phương pháp trong từng chương, mục của luận án, trong đó, phương pháp điền dã, phỏng vấn sâu, phân tích và tổng hợp là phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong luận án. 5. Đóng góp mới của luận án - Luận án hệ thống hoá được các công trình nghiên cứu về đạo Tin Lành trong cộng đồng người Hmông ở các tỉnh miền núi phía Bắc. - Luận án chỉ ra một bức tranh tổng quan về đời sống xã hội của người Hmông theo đạo Tin Lành ở miền núi phía Bắc hiện nay và xu hướng biến đổi của nó. - Cung cấp một số luận cứ khoa học cho việc hoạch định chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người Hmông theo đạo Tin Lành ở miền núi phía Bắc. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận án góp phần làm rõ, kiểm chứng và bổ sung lý thuyết nghiên cứu, nhất là lý thuyết Lý thuyết cấu trúc chức năng; lý thuyết giao lưu và tiếp biến văn hóa, lý thuyết lựa chọn hợp lý trong nghiên cứu tôn giáo học đối với người Hmông. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả luận án cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định chính sách tôn giáo - dân tộc, nâng cao hiệu quả công tác tôn giáo - dân tộc đối với bộ phận người Hmông theo đạo Tin Lành ở các tỉnh miền núi phía Bắc.
- 6 Kết quả luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy chuyên ngành Tôn giáo học, chuyên ngành Công tác tôn giáo và các bộ môn khoa học xã hội và nhân văn liên quan đến người Hmông và tôn giáo trong cộng đồng người Mông ở Việt Nam hiện nay. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án được kết cấu gồm 4 chương, 9 tiết.
- 7 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về người Hmông Có khá nhiều các công trình nghiên cứu về người Hmông truyền thống đã được tiến hành ngay từ thời kỳ chiến tranh với những công trình minh họa, bài viết về lịch sử, phong tục tập quán, văn hóa, trang phục, những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Trong đó có thể kể đến: Dân tộc Hmông ở Việt Nam của Cư Hoà Vần và Hoàng Nam [111]. Đây là một công trình đề cập tương đối toàn diện các mặt của đời sống xã hội dân tộc Hmông ở Việt Nam như: địa vực cư trú, nguồn gốc lịch sử và tên gọi, ngôn ngữ và việc phân loại các nhóm Hmông ở Việt Nam; Phương thức sản xuất kinh tế chủ yếu của người Hmông gồm: Trồng trọt trên nương với cây lúa nương và cây ngô, trồng trọt trên ruộng bậc thang, cây thuốc phiện, cây dược liệu, các loại rau và các cây gia vị, cây nông nghiệp và một số cây dược liệu, cây công nghiệp, cây ăn quả,... Kinh tế chăn nuôi với một số loại gia súc, gia cầm chủ yếu như: trâu, bò, lợn, gà,… (tr.54 - tr.59). Kinh tế tiểu thủ công nghiệp với các nghề như dệt, rèn, mộc, đan lát (tr.59 - tr.63). Kinh tế hàng hoá với những phiên chợ rất đặc trưng của người Hmông (tr.64 - tr.66). Kinh tế hái lượm và săn bắt (tr.66 - tr.71); Đời sống vật chất của người Hmông ở Việt Nam. Đó là những đặc trưng về nhà ở (không gian sống của cá nhân, gia đình), về Bản (không gian sống của cộng đồng), về thức ăn, uống và các đồ hút trong thói quen hàng ngày của người Hmông cũng như về trang phục, về phương tiện đi lại của đồng bào. Bên cạnh đời sống vật chất là phương diện sinh hoạt tinh thần của người Hmông cũng được công trình đề cập đến. Nội dung của sinh hoạt tinh thần là tín ngưỡng (tục cúng ma), tôn giáo (Công
- 8 giáo), văn học dân gian truyền miệng và các tập quán lễ, tết của người Hmông ở Việt Nam. Cuối cùng là các quan hệ xã hội của người Hmông. Đó là các quan hệ trong xã hội cổ truyền, quan hệ trong dòng họ, quan hệ trong gia đình, tục lệ cưới xin, tập quán sinh đẻ và nuôi dạy con, tục ma chay. Nhìn chung, dù mong muốn của những người biên soạn công trình này là muốn giới thiệu một cách rộng rãi cho người đọc về văn hoá truyền thống của dân tộc Hmông dưới góc độ dân tộc học lịch sử để từ đó chỉ ra nét đặc trưng trong bản sắc văn hóa của tộc người Hmông, nhưng trong chừng mực nào đó, những nội dung trình bày trong công trình vẫn dừng ở mức độ khái quát, tổng quan. Những nội dung về sự biến đổi đời sống xã hội của dân tộc Hmông trong giai đoạn hiện nay còn mờ nhạt và có những phần chưa đề cập đến. Mặc dù vậy, công trình là nguồn tài liệu hữu ích để tác giả tham khảo cho luận án trong chương 2 và chương 3 khi đề cập đến phần tổng quan về người Hmông và so sánh với người Hmông theo Tin lành về đời sống kinh tế, tôn giáo, tín ngưỡng. Văn hóa Hmông của Trần Hữu Sơn [72]. Tác giả Trần Hữu Sơn có khá nhiều các công trình nghiên cứu về các dân tộc thiểu số ở Việt Nam dưới góc nhìn dân tộc học. Nội dung chính của công trình Văn hóa Hmông tập trung vào đời sống văn hoá tinh thần truyền thống của người Hmông qua bốn khía cạnh chủ yếu gồm: Tôn giáo, tín ngưỡng; Ngôn ngữ; Văn hoá dân gian; Nghệ thuật tạo hình và trang trí dân gian. Trên cơ sở này, công trình đã chỉ ra những yếu tố mới trong đời sống văn hoá tinh thần của người Hmông hiện nay và những vấn đề đặt ra. Đó là sự đan xen tồn tại giữa văn hoá truyền thống và văn hoá mới; là những yếu tố thuộc văn hóa truyền thống được “hiện đại hoá” như ngôn ngữ, văn học nghệ thuật; là sự mai một hoặc mất đi của một số yếu tố văn hoá truyền thống; là sự xuất hiện của một số yếu tố văn hoá mới, đặc biệt là tôn giáo như Công giáo, Tin Lành, hiện tượng tôn giáo mới…
- 9 Nhìn chung, công trình khái quát được một số nội dung của đời sống văn hoá tinh thần của người Hmông truyền thống cũng như một số biến đổi của chúng trong giai đoạn hiện nay. Điều này góp phần quan trọng để luận án tham khảo trong chương 2 (phần tổng quan về người đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của người Hmông) và một phần chương 3 (khi so sánh với đời sống xã hội của người Hmông theo đạo Tin Lành). Tuy nhiên, công trình Văn hóa Hmông mới chỉ khoanh vùng phạm vi nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Vì vậy, tính bao quát cho cả cộng đồng Hmông còn bị hạn chế. Những số liệu trong công trình chủ yếu tập trung ở cộng đồng người Hmông ở Lào Cai, cần có sự bổ sung thêm từ cộng đồng người Hmông ở các địa bàn khác, thậm chí ở một vài nước trong khu vực khác để so sánh, thì chúng ta mới có được bức tranh tổng thể về cộng đồng người này. Văn hoá tâm linh của người Hmông ở Việt Nam - truyền thống và hiện tại của Vương Duy Quang [64]. Tác giả là một trong số các tác giả có nhiều bài viết về người Hmông nói riêng và về các dân tộc thiểu số Miền núi phía Bắc nói chung. Trong công trình này, tác giả đã chỉ ra rằng văn hoá tâm linh của người Hmông ở Việt Nam có 4 hình thức: một là thờ cúng tổ tiên và một số vị thần linh khác; hai là những nghi lễ tín ngưỡng liên quan đến dòng họ như tang ma, “ma bò”, “ma lợn”, “ma cửa”,…; ba là shaman giáo của người Hmông với truyền thuyết và những nghi lễ Shaman; bốn là hiện tượng xưng vua và những vấn đề liên quan đến phản ứng của họ. Trước khi phân tích những nội dung văn hoá tâm linh của người Hmông, tác giả đã khái quát lại một cách chung nhất lịch sử di cư, địa vực cư trú, tộc danh, các hoạt động kinh tế cũng như các quan hệ xã hội của người Hmông ở Việt Nam (tr.19 - tr.90). Một trong những nội dung khá hay và được kỳ vọng trong công trình này, đó là việc tác giả đã cố gắng chỉ ra những biến đổi trong văn hoá tâm linh của người Hmông ở Việt Nam hiện nay thông qua việc trình
- 10 bày 3 hiện tượng mới xuất hiện trong đời sống tôn giáo của người Hmông là hiện tượng tôn giáo mới Vàng Trứ, Dương Văn Mình và việc cải đạo theo Kitô giáo. Khi lý giải về hiện tượng người Hmông theo Vàng Trứ, tác giả Vương Duy Quang cho rằng chính truyền thống “xưng vua” trong lịch sử với khát vọng “Vua Mèo ra, người Hmông sẽ có cuộc sống sung sướng” đã lôi cuốn một bộ phận người Hmông vốn chân thật, hiền lành, đang khát khao một cuộc sống tốt đẹp. “Vàng trứ sẽ về, sẽ làm cho người Hmông đổi đời”, người Hmông “sẽ theo Vàng Trứ lên “lớp trời sáng sủa” để không còn sự khổ đau”… (tr.185). Cũng đi theo hướng lý giải nguyên nhân của sự biến đổi đời sống tâm linh của người Hmông bắt nguồn từ chính những mảng trống trong đời sống tâm linh này, tác giả Vương Duy Quang giải thích về sự xuất hiện và phát triển hiện tượng Dương Văn Mình như sau: “Sau 10 năm không thấy Vàng Trứ, Thìn Hùng xuất hiện, trái đất không nổ tung, hòn đá không biến thành, trâu, bò, lợn, gà… cuộc sống vất vả của họ vẫn phải nhờ vào chính bản thân, nhờ vào sự hỗ trợ của chính phủ và nhiều gia đình vẫn đói khổ. Niềm tin của họ vào “đấng cứu thế” Vàng Trứ thực sự đã đổ vỡ. Một bộ phận không nhỏ người Hmông đang theo Vàng Trứ đã nao núng và quyết định từ bỏ “đấng cứu thế” này. Nhưng để trở lại tập quán truyền thống thì họ không thể, bởi sức ép nặng nề của lối sống cũ vẫn ám ảnh họ. Trong thời điểm bơ vơ, đứng giữa ngã ba đường đó, “đạo Dương Văn Mình đã xuất hiện” (tr.217). Nhìn chung, Vương Duy Quang đã khá công phu và đầy tâm huyết để hình thành được công trình này. Tuy nhiên, việc làm rõ và phân tích những biến đổi trong đời sống tôn giáo, tín ngưỡng - đặc biệt là đạo Tin Lành trong cộng đồng người Hmông ở Việt Nam còn chưa thực sự chi tiết và rõ ràng. Vương Duy Quang còn có một công trình cũng rất tâm huyết về đời sống xã hội người Hmông ở Việt Nam, đó là cuốn Kinh tế và xã hội của người
- 11 Hmông ở Việt Nam truyền thống và hiện tại [66]. Việc xuất bản công trình này dường như đã giúp tác giả Vương Duy Quang hoàn thiện những nghiên cứu mang tính tổng thể của toàn bộ đời sống xã hội của người Hmông ở Việt Nam. Trong cuốn sách này, tác giả cũng để một phần đầu (chương 1) để cung cấp những thông tin cơ bản về người Hmông ở Việt Nam như: tộc danh, nguồn gốc và lịch sử di cư, các nhóm Hmông và địa vực cư trú của người Hmông ở Việt Nam. Nội dung chính của công trình đi vào nghiên cứu và chỉ ra nền kinh tế truyền thống của người Hmông ở Việt Nam và những biến đổi hiện nay. Đó là kinh tế nương rẫy với những kỹ thuật canh tác trên nương du canh hay định canh; là các nghề thủ công (đan lát, dệt vải, nhuộm vải, rèn đúc…); nghề chăn nuôi, săn bắt và hái lượm; buôn bán… Tác giả nhận xét: “Điều dễ nhận thấy là, kinh tế truyền thống của người Hmông là nền kinh tế hoàn toàn tự phát, mang tính tự cung, tự cấp rất cao. Mỗi gia đình người Hmông trở thành một đơn vị kinh tế với những hoạt động “tự sản, tự tiêu” rất điển hình, yếu tố đó cho thấy nền kinh tế truyền thống của họ không mang tính cộng đồng, càng không phải là nền tảng cho sự cố kết và thống nhất” (tr.122). Tác giả cũng chỉ ra rằng, với ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, cơ cấu kinh tế của người Hmông cũng đã có sự thay đổi. Người nông dân Hmông đã biết tự điều chỉnh, tiếp nhận một số yếu tố mới nhằm nâng cao kỹ năng lao động và thay đổi mục tiêu canh tác truyền thống, lấy việc phát triển những cây, con cho hiệu quả kinh tế cao thay cho việc trồng cây lương thực truyền thống (tr.123). Tuy nhiên, vấn đề đáng lo ngại xuất hiện khi có những biến đổi về đời sống kinh tế người Hmông đó chính là vấn đề di cư tự do. Điều này không chỉ làm cho đời sống của những người Hmông di cư thêm khó khăn mà còn tạo nhiều yếu tố nhạy cảm bởi sự xúi dục của một số kẻ xấu, khiến cho đời sống của nhóm người này càng chịu thêm rủi ro và thử thách (tr.124).
- 12 Bên cạnh việc chỉ ra đời sống kinh tế truyền thống của người Hmông, công trình còn chỉ ra xã hội truyền thống của người Hmông ở Việt Nam và những biến đổi của nó trong giai đoạn hiện nay. Đó là một số biến đổi trong gia đình, dòng họ cũng như những nghi thức tôn giáo trong các gia đình, dòng họ Hmông truyền thống. Cuối cùng, tác giả rút ra 5 kết luận (tr.221 - tr.232): Một là Kinh tế của người Hmông là sự tổng hoà của các hoạt động mưu sinh mà nông nghiệp nương rẫy đóng vai trò chủ đạo, thể hiện tính tự cung tự cấp cao; Hai là người Hmông ở Việt Nam là dân tộc có hệ thống kiến thức bản địa đặc thù khi thể hiện hai phương thức canh tác với hai kỹ năng sản xuất khác nhau trong cùng môi trường rẻo và cao nguyên; Ba là dòng họ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong xã hội truyền thống của người Hmông; Bốn là xã hội truyền thống của người Hmông thể hiện sự cố kết mạnh mẽ từ gia đình đến cộng đồng dòng họ, làng bản, dân tộc. Năm là Xã hội truyền thống của người Hmông mang nặng tính cố hữu và khép kín. Nhìn chung, hai công trình này khá quan trọng để tác giả luận án nghiên cứu và sử dụng để làm tài liệu tham khảo cho phần chương 2 của luận án. Tuy nhiên, công trình này còn sơ sài khi nói về sự biến đổi trong gia đình, dòng họ cũng như lý giải những nguyên nhân của sự biến đổi ấy. Đặc biệt về phương diện số liệu thống kê minh chứng cho sự biến đổi về kinh tế, xã hội của người Hmông còn khá hạn chế. Ngoài ra, tác giả Vương Duy Quang còn có bài viết đăng trên các tạp chí nghiên cứu chuyên ngành về vấn đề này như: Sự cải đạo theo Ki tô giáo của một bộ phận người Hmông ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á từ cuối thế kỷ XIX đến nay [65]. Bài viết đã phân tích quá trình cải đạo từ truyền thống sang đạo Ki-tô giáo của người Hmông ở Việt Nam, Lào, Thái Lan, Vấn đề người Mông theo Kitô giáo hiện nay [63]…
- 13 Bên cạnh những công trình nói chung về đời sống xã hội của người Hmông ở Việt Nam thì còn một số các công trình nghiên cứu về đời sống của người Hmông trên những vấn đề hẹp hơn (văn học, dân ca, âm nhạc…) hay ở những địa bàn cư trú cụ thể (Thanh Hoá, Nghệ An,…). Có thể kể đến như: Văn hóa người Hmông ở Nghệ An, của Hoàng Xuân Lương [48]. Tác giả làm sáng tỏ nguồn gốc lịch sử, các đặc trưng văn hóa của tộc người Hmông tại Nghệ An. Nội dung gồm ba chương: chương một và chương hai đề cập đến điều kiện tự nhiên, lịch sử và sinh hoạt vật chất, văn hóa của người Hmông ở Nghệ An; chương ba những giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của người Hmông ở Nghệ An. Tác giả đã đề cập vấn đề truyền đạo Tin Lành gắn với khối đại đoàn kết dân tộc, tiếp cận Tin Lành ở góc độ chính trị, nêu lên hệ quả mà Tin Lành - Vàng Chứ gây ra đó là Vàng Chứ phát triển tới đâu, cộng đồng người Hmông bị chia cắt tới đó; Đời sống văn hoá dân tộc Hmông của Phạm Hổ Đấu, Trần Thị Liên [23]. Công trình này đã giới thiệu tổng quan về đời sống kinh tế - vật chất, đời sống văn hoá - tinh thần, đời sống văn hoá tâm linh của người Hmông trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá; Những bài khèn Hmông ở Hà Giang của Hùng Đình Quý [68]. Đây là tác phẩm song ngữ Hmông - Việt, được trình bày công phu 270 trang, gồm 13 bài ca, 42 bài khèn trong tang lễ và một số bài giới thiệu về lễ Ma bò của người Hmông; Những đỉnh núi du ca, một lối tìm về cá tính Hmông của tác giả Nguyễn Mạnh Tiến [83]. Tác giả đã trình bày khá phong phú, công phu về người Hmông ở miền núi phía Bắc Việt Nam, tác giả tập trung nghiên cứu qua điền dã người Hmông ở cao nguyên Đồng Văn. Tác giả đã phân tích các dữ kiện dân tộc học về người Hmông từ nhiều phương diện, nhưng chủ yếu dưới góc độ văn học nhằm lý giải các đặc điểm bản chất trong tâm thức Hmông, tộc người sinh sống ở những đỉnh núi cao. Qua đó tác giả có lý giải đến nhận định về bức tranh quyền lực tộc người trong các dân tộc ở miền núi phía Bắc. Tác
- 14 giả nhận định về sứ mạnh quyền lực của người Hmông, được gọi là quyền lực đỉnh núi; Dân tộc Hmông Sơn La với việc giải quyết vấn đề tín ngưỡng tôn giáo hiện nay, do Thào Xuân Sùng chủ biên [75]. Tác giả nhìn vấn đề người Hmông và tôn giáo từ góc độ của nhà quản lý, đề cập đến thực tế người Hmông ở Sơn La và đưa ra nguyên nhân của việc đạo Công giáo và Tin Lành thâm nhập và phát triển trong đời sống của người Hmông tại địa phương này, từ đó đã nêu ra những kinh nghiệm, giải pháp và phương hướng giải quyết vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo trong dân tộc Hmông ở Sơn La; Về động thái ứng xử với bệnh tật của người Hmông của Nguyễn Văn Thắng [78]. Bài viết phân tích sự biến đổi trong cách ứng xử truyền thống với bệnh tật của người Hmông ít nhiều có liên quan đến tôn giáo, biến thể theo các nhóm tôn giáo, như Công giáo, Tin Lành (Vàng chứ); Kiều Trung Sơn với bài viết “Biến đổi tín ngưỡng Hmông- thực tế và trăn trở” [70] phân tích sự biến đổi hay thay đổi tín ngưỡng truyền thống của người Hmông không chỉ vì nguyên nhân từ việc ảnh hưởng truyền bá của tôn giáo mới là Công giáo hay Tin Lành, mà sự chuyển biến này xuất phát từ nội tại của tín ngưỡng người Hmông. Nhìn chung, đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu về nhiều mặt, dưới nhiều góc độ tiếp cận khác nhau của đời sống xã hội người Hmông ở Việt Nam. Tuy nhiên, việc nghiên cứu mang tính tổng thể đời sống xã hội của người Hmông theo đạo Tin Lành ở địa bàn miền núi phía Bắc dưới góc độ tôn giáo học thì chưa có công trình nào đề cập đến. Thông qua những công trình này, tác giả luận án đã bước đầu nhận diện được những nét chung nhất về đời sống xã hội của người Hmông truyền thống (được trình bày trong phần 2.1) như: nguồn gốc lịch sử di cư, tên gọi, ngôn ngữ, địa vực cư trú và việc phân loại các nhóm Hmông ở Việt Nam nói chung, ở Miền núi phía Bắc nói riêng. Đời sống kinh tế với các phương thức kinh tế truyền thống như: Trồng lúa, cây công nghiệp và cây dược liệu; Kinh
- 15 tế chăn nuôi với một số gia súc, gia cầm chủ yếu như: trâu, bò, lợn, gà,…; Kinh tế tiểu thủ công nghiệp với các nghề như dệt, rèn, mộc, đan lát,… Đời sống tôn giáo tín ngưỡng, tôn giáo; các quan hệ trong xã hội cổ truyền trong gia đình, dòng họ,… Không thể không kể đến những học giả người nước ngoài nghiên cứu về đời sống xã hội của người Hmông. Một trong những công trình nghiên cứu người Hmông sớm nhất là F.M. Savina, Histoire des Ueao [124]. Francis Savina vốn là một thừa sai đi truyền đạo Công giáo lên vùng miền núi phía Bắc. Ông đã rất yêu vùng đất này và có một thời gian dài sống cùng người Hmông nên ông hiểu khá rõ về ngôn ngữ, lịch sử, văn hoá, phong tục, tập quán, suy nghĩ, thói quen, tính cách và những khát vọng của họthông qua những ghi chép của ông hàng ngày về người Hmông cũng như cộng đồng của họ. Ông cũng chính là người đã dịch Kinh thánh sang tiếng Hmông để phục vụ cho công việc truyền đạo, khéo léo gắn kết một số điểm tương đồng giữa các tích trong Kinh thánh như con thuyền No-e, nạn hồng thủy, tháp Babel, giáo lý Kitô với những tích truyện của người Hmông. Qua đó, ông muốn chứng minh nguồn gốc của người Hmông là từ phương Tây tới. Theo đó, sau sự việc về tháp Babel và sự lẫn lộn ngôn ngữ, người Hmông tiến lên cư trú trên một quả đồi cao, trọc, phủ đầy băng tuyết, ở đó bóng tối kéo dài 6 tháng và ánh sáng cũng kéo dài 6 tháng. Truyền thuyết về vũ trụ của người Hmông hầu như giống hệt của người Chaldee. Chỉ có người Chaldee, người Ámênia và người Hmông là còn nhớ truyền thuyết về tháp Babel. Từ đó, ông đưa ra giả thuyết thời nguyên thuỷ người Hmông sống ở vùng Lưỡng Hà, từ đó họ đi về phía Bắc, hoặc qua miền Capca hoặc qua Turkestan vào thời kỳ không xác định được. Những biến động về khí hậu khiến họ phải đi tìm vùng khí hậu ôn hoà hơn, có thể do đó đã đưa họ đến vùng Đông Á. Ở đây người Hmông đã lập nghiệp ở vùng sông Hoàng Hà khoảng 2500 năm trước Công nguyên. Tuy
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tôn giáo học: Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay (Qua khảo cứu tại một số chùa ở thành phố Hà Nội)
32 p | 181 | 43
-
Luận án Tiến sĩ Tôn giáo học: Tôn giáo và công tác tôn giáo ở Hà Nội hiện nay
218 p | 142 | 36
-
Luận án Tiến sĩ Tôn giáo học: Đặc trưng của các tôn giáo ra đời ở Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
207 p | 75 | 23
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tôn giáo học: Đời sống tôn giáo trong truyền thông mạng Công giáo ở Việt Nam hiện nay
27 p | 130 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Tốn giáo học: Hoạt động an sinh xã hội của một số tôn giáo nội sinh ở Tây Nam bộ hiện nay
179 p | 71 | 19
-
Luận án Tiến sĩ Tôn giáo học: Hoạt động của Giáo đoàn Ni thuộc Hệ phái Khất sĩ tại thành phố Hồ Chí Minh
194 p | 43 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Tôn giáo học: Phật giáo thời Lê Sơ qua tư liệu Hán Nôm
188 p | 58 | 14
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tôn giáo học: Sự hội nhập Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng truyền thống của người dân Hà Nội hiện nay
31 p | 86 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Tôn giáo học: Đạo Tin Lành vùng Tây Nam Bộ hiện nay
262 p | 37 | 13
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tôn giáo học: Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ Mẫu ở thành phố Hải Phòng hiện nay
32 p | 123 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Tôn giáo học: Pháp nhân tôn giáo ở Việt Nam - Những vấn đề đặt ra hiện nay
168 p | 21 | 11
-
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Tôn giáo học: Đạo Bà ni trong cộng đồng người Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận hiện nay
28 p | 73 | 10
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Tôn giáo học: Tín ngưỡng, tôn giáo ở Vĩnh Phúc hiện nay - Thực trạng, đặc điểm và những vấn đề đặt ra
27 p | 92 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Tôn giáo học: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc tham gia hoạch định và thực thi chính sách, pháp luật tôn giáo ở Việt Nam hiện nay
295 p | 18 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tôn giáo học: Đặc trưng của các tôn giáo ra đời ở Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
28 p | 56 | 6
-
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Tôn giáo học: Đời sống tôn giáo của người Mông Tin Lành ở Đắc Lắc từ năm 1986 đến nay
27 p | 41 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tôn giáo học: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc tham gia hoạch định và thực thi chính sách, pháp luật tôn giáo ở Việt Nam hiện nay
26 p | 8 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Tôn giáo học: Hoạt động xã hội trong lĩnh vực giáo dục, y tế của Giáo hội Phật giáo Việt Nam từ 2004 đến nay
190 p | 11 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn