intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Tôn giáo học: Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước vùng Tây Nam Bộ

Chia sẻ: ViJenlice ViJenlice | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:206

44
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở phân tích quá trình hình thành và phát triển; Tính chất và thực trạng hoạt động của Hội ĐKSSYN vùng Tây Nam Bộ. Luận án đề xuất các quan điểm, đưa ra một giải pháp; Đồng thời kiến nghị nhằm phát huy vai trò tích cực của Hội ĐKSSYN trong đời sống xã hội vùng Tây Nam Bộ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Tôn giáo học: Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước vùng Tây Nam Bộ

  1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BẠCH THANH SANG HỘI ĐOÀN KẾT SƯ SÃI YÊU NƯỚC VÙNG TÂY NAM BỘ LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: TÔN GIÁO HỌC HÀ NỘI - 2020
  2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BẠCH THANH SANG HỘI ĐOÀN KẾT SƯ SÃI YÊU NƯỚC VÙNG TÂY NAM BỘ LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: TÔN GIÁO HỌC Mã số: 9229009 (Cũ: 62220309) Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS LÊ VĂN LỢI HÀ NỘI - 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả Bạch Thanh Sang
  4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 9 1.1. Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến dân tộc, tôn giáo vùng Tây Nam Bộ 9 1.2. Nhóm công trình nghiên cứu mang tính chuyên sâu về Phật giáo Nam tông Khmer 13 1.3. Nhóm công trình liên quan đến tổ chức Phật giáo và Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước 15 1.4. Câu hỏi, giả thuyết và lý thuyết nghiên cứu 20 1.5. Một số thuật ngữ sử dụng trong luận án 25 Chương 2: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ TÍNH CHẤT, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA HỘI ĐOÀN KẾT SƯ SÃI YÊU NƯỚC VÙNG TÂY NAM BỘ 27 2.1. Khái quát Phật giáo Nam tông Khmer vùng Tây Nam Bộ 27 2.2. Quá trình hình thành và phát triển của Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước vùng Tây Nam Bộ 43 2.3. Tính chất và chức năng, nhiệm vụ của Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước vùng Tây Nam Bộ 55 Chương 3: THỰC TRẠNG HỘI ĐOÀN KẾT SƯ SÃI YÊU NƯỚC VÙNG TÂY NAM BỘ VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA HIỆN NAY 63 3.1. Thực trạng Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước vùng Tây Nam Bộ 63 3.2. Đánh giá ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân 85 3.3. Một số vấn đề đặt ra hiện nay 98 Chương 4: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT HUY VAI TRÒ TÍCH CỰC CỦA HỘI ĐOÀN KẾT SƯ SÃI YÊU NƯỚC VÙNG TÂY NAM BỘ 101 4.1. Dự báo các xu hướng tác động đến Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước vùng Tây Nam Bộ 101 4.2. Một số quan điểm 115 4.3. Những giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò tích cực của Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước vùng Tây Nam Bộ 126 4.4. Kiến nghị 139 KẾT LUẬN 149 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC 162
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BTSPG : Ban Trị sự Phật giáo GHPGVN : Giáo hội Phật giáo Việt Nam Hội ĐKSSYN : Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước HĐND : Hội đồng nhân dân MTDTGP : Mặt trận Dân tộc Giải phóng MTDTGPMNVN : Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam PGNTK : Phật giáo Nam tông Khmer PGNT : Phật giáo Nam tông UBĐKCG : Ủy ban Đoàn kết Công giáo UBND : Ủy ban nhân dân UBMTTQVN : Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam UBTWMTTQVN : Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1: Số lượng Tăng sĩ từ 1975 đến 6/1998 67 Bảng 3.2: Kết quả khảo sát tiêu chí trong cộng đồng người Khmer 92
  7. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tin theo tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng là nhu cầu tinh thần của một bộ phận Nhân dân và có ảnh hưởng sâu sắc đến các lĩnh vực của đời sống xã hội. Năm 1963, cùng với phong trào cách mạng của Nhân dân miền Nam, phong trào yêu nước của Tăng, Ni, Phật tử đã bùng nổ thành phong trào Phật giáo rộng lớn ở miền Nam - Việt Nam. Chính quyền Sài Gòn tiến hành đàn áp phong trào Phật giáo, càn quét, bắt giam Tăng, Ni và Phật tử yêu nước; đồng thời, cho lập nên Giáo hội Phật giáo Khemaranikay và Giáo hội Phật giáo Theravada nhằm thực hiện ý đồ chính trị; lừa mị quần chúng, khống chế Tăng, Ni, Phật tử nói chung, Tăng sĩ và Phật tử Khmer ở miền Nam nói riêng. Trước tình hình diễn biến phức tạp, Khu ủy Tây Nam Bộ chủ trương thành lập “Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước” trong cộng đồng người Khmer vùng Tây Nam Bộ nhằm tập hợp, đoàn kết, vận động các Tăng sĩ và Phật tử Khmer ủng hộ, tham gia đấu tranh chống lại chính quyền tay sai, phản động ở miền Nam. Năm 1964, Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước (ĐKSSYN) khu Tây Nam Bộ chính thức được thành lập và hoạt động với tư cách là tổ chức thành viên của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam (MTDTGPMNVN). Tiếp theo đó, các tổ chức Hội ĐKSSYN cấp tỉnh và cấp huyện lần lượt được hình thành và hoạt động dưới sự lãnh đạo, hướng dẫn, giúp đỡ trực tiếp của Ban Khmer vận cùng cấp. Giai đoạn 1964 -1975, Hội ĐKSSYN đã tập hợp, đoàn kết được các vị Tăng sĩ và Phật tử Khmer tích cực tham gia các phong trào kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Sự ra đời của Hội ĐKSSYN vùng Tây Nam Bộ được xem là một tất yếu của lịch sử, phản ánh sự khát vọng độc lập, thống nhất đất nước của các vị Tăng sĩ và Phật tử Khmer ở Nam Bộ. Tính chất hoạt động của Hội ĐKSSYN trong giai đoạn này vừa là tổ chức chính trị, vừa là tổ chức xã hội của giới Tăng sĩ và Phật tử Khmer. Hội ĐKSSYN hoạt động như một tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội; nội dung và phương thức hoạt động chủ yếu là
  8. 2 tuyên truyền, vận động Tăng sĩ và Phật tử Khmer tham gia, ủng hộ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Sau giải phóng, Ban Chấp hành Trung đảng Lao động Việt Nam tiến hành Hội nghị lần thứ XXVI bàn về “nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới”; ngày 29/9/1975, Hội nghị thống nhất ban hành Nghị quyết số 247- NQ/TW; quyết định: “Giải thể Trung ương Cục miền Nam, giải thể các Khu ủy ở cả hai miền…”; theo đó, Khu ủy Tây Nam Bộ cùng với các tổ chức trực thuộc kết thúc nhiệm vụ lịch sử và chấm dứt hoạt động. Tuy nhiên, do sự tồn tại khách quan, Hội ĐKSSYN tại một số địa phương vẫn tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước, tập hợp Tăng sĩ và Phật tử Khmer tham gia khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đặc biệt là việc duy trì hoạt động của Phật giáo Nam tông Khmer (PGNTK) trong những năm đầu khi đất nước mới giải phóng. Năm 1981, thể theo nguyện vọng của đa số các vị chức sắc, Tăng, Ni và Phật tử cả nước, Ban Vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam đã tổ chức Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ nhất, thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN); theo đó, mặc dù Hội ĐKSSYN khu Tây Nam Bộ đã chấm dứt hoạt động nhưng do một số địa phương vẫn còn duy trì tổ chức này nên đã đại diện cho PGNTK vùng Tây Nam Bộ tham gia thống nhất việc thành lập và tự nguyện hoạt động trong ngôi nhà chung của GHPGVN. Từ năm 1989, sau khi đã ổn định tình hình và tư tưởng đối với một bộ phận Tăng sĩ và Phật tử Khmer qua một số vụ việc liên quan đến tình hình an ninh chính trị trong vùng đồng bào Khmer và vùng biên giới Tây Nam sau những năm mới giải phóng, thống nhất đất nước; đồng thời, nhận thức được vị trí, vai trò của Tăng sĩ Khmer nói chung; Hội ĐKSSYN nói riêng qua quá trình lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Ngày 18/4/1991, Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa VI) ban hành Chỉ thị số 68-CT/TW về công tác ở vùng đồng bào Khơ-me, trong đó đề ra chủ trương: “lập Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước hoặc các hình thức tổ chức
  9. 3 thích hợp để động viên và phát huy truyền thống yêu nước của sư sãi góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [13, tr.04]. . Thực hiện chủ trương của Ban Bí thư; đến nay, có 8/13 tỉnh, thành phố vùng Tây Nam Bộ có chùa PGNTK đã củng cố, kiện toàn Hội ĐKSSYN nhằm động viên và phát huy truyền thống yêu nước của Tăng sĩ và Phật tử Khmer góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong hoạt động tôn giáo, hầu hết các vị lãnh đạo Hội ĐKSSYN đều giữ các vị trí lãnh đạo quan trọng trong hệ thống tổ chức của GHPGVN. Do vậy, mối quan hệ phối hợp giữa Ban Trị sự Phật giáo (BTSPG) và Hội ĐKSSYN ở các địa phương diễn ra khá thuận lợi. Tuy nhiên, sau năm 1975, Đảng đã có chủ trương chấm dứt hoạt động Khu ủy Tây Nam Bộ và các tổ chức trực thuộc; trong đó, có tổ chức Hội ĐKSSYN nhưng: “Tại sao Hội ĐKSSYN tại một số địa phương vẫn duy trì hoạt động”? “Vì sao Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa VI) đề ra chủ trương lập Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước”? Hiện nay, có một số ý kiến cho rằng: “Sự tồn tại của Hội ĐKSSYN có cần thiết không”? “Nếu tồn tại thì phải như thế nào” ? “Quan điểm của Đảng và Nhà nước đối với Hội ĐKSSYN ra sao”? “Cần những giải pháp gì để Hội ĐKSSYN tiếp tục phát huy vai trò tích cực của mình” ?... Bên cạnh đó, do chưa có sự hướng dẫn thống nhất chung về Điều lệ và Quy chế hoạt động nên cơ cấu tổ chức, cơ chế hoạt động của Hội ĐKSSYN ở mỗi địa phương đều có sự khác nhau nhất định; trong đó, có sự chồng chéo lấn sân lẫn nhau trong hoạt động giữa BTSPG và Hội ĐKSSYN cùng cấp. Vấn đề này, một mặt làm giảm sút vai trò của BTSPG gây ra những mâu thuận trong nội bộ Phật giáo; mặt khác cũng đặt ra nhiều vấn đề cho công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo. Hoặc là, trong khi có các địa phương chưa lập Hội ĐKSSYN như: An Giang và các tỉnh, thành phố miền Đông Nam Bộ có PGNTK thì lại có ý kiến cho rằng cần thành lập hệ thống Hội ĐKSSYN trên cấp tỉnh để có sự chỉ đạo thống nhất hoạt động cho các cấp hội.
  10. 4 Do vậy, việc nghiên cứu một cách có hệ thống về “Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước vùng Tây Nam Bộ” nhằm thống nhất nhận thức và quan điểm, qua đó, có những giải pháp sát hợp để tiếp tục phát huy vai trò tích cực của loại hình tổ chức “vừa có yếu tố dân tộc, vừa có yếu tố tôn giáo” trong đời sống xã hội vùng Tây Nam Bộ là rất cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn theo chủ trương xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc nhằm nâng cao chết lượng, hiệu quả công tác dân tộc, tôn giáo và công tác đối với tổ chức hội - hội quần chúng trong tình hình hiện nay. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở phân tích quá trình hình thành và phát triển; tính chất và thực trạng hoạt động của Hội ĐKSSYN vùng Tây Nam Bộ. Luận án đề xuất các quan điểm, đưa ra một giải pháp; đồng thời kiến nghị nhằm phát huy vai trò tích cực của Hội ĐKSSYN trong đời sống xã hội vùng Tây Nam Bộ. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu, Luận án thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu như sau: Một là, nghiên cứu cơ sở lý luận, phương pháp và lý thuyết nghiên cứu để vận dụng phân tích, luận giải, đánh giá vai trò của Hội ĐKSSYN vùng Tây Nam Bộ. Hai là, nghiên cứu sự hình thành và phát triển; tính chất, chức năng và nhiệm vụ của Hội ĐKSSYN vùng Tây Nam Bộ trong quá trình lịch sử. Ba là, nghiên cứu thực trạng hoạt động của Hội ĐKSSYN vùng Tây Nam Bộ và những vấn đề đặt ra hiện nay. Bốn là, đưa ra các quan điểm, đề xuất những giải pháp cơ bản và kiến nghị nhằm phát huy vai trò tích cực của Hội ĐKSSYN vùng Tây Nam Bộ thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu
  11. 5 Đối tượng nghiên cứu của luận án: Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước vùng Tây Nam Bộ 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Không gian: các tỉnh/thành phố vùng Tây Nam Bộ có Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước (cụ thể là: Trà Vinh, Vĩnh Long, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang và Hậu Giang). - Thời gian: Từ năm 1991 đến năm 2019 (từ khi có Chỉ thị số 68-CT/TW, ngày 18/4/1991 của Ban Bí thư Trung ương Đảng - khóa VI) 4. Cơ sở lý luận, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về công tác dân tộc, tôn giáo; về công tác đối với các tổ chức hội - hội quần chúng. Luận án xác định đại đoàn kết toàn dân tộc là chiến lược được thực hiện nhất quán trong các giai đoạn cách mạng Việt Nam trên cơ sở kế thừa, phát huy truyền thống đoàn kết của dân tộc, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, khối đại đoàn kết toàn dân tộc bao gồm tất cả các giai cấp, tầng lớp, lực lượng, đảng phái, các dân tộc, các tôn giáo, các cá nhân yêu nước , người Việt Nam ở nước ngoài, kể cả những người đã lầm đường, lạc lối nhưng biết hối cải trở về với Nhân dân. Đặc biệt là tư tưởng đoàn kết lương - giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc đã góp phần hoàn thành thắng lợi sự nghiệp giải phóng dân tộc, giữ vững nền độc lập cho Tổ quốc. Ngoài ra, luận án có kế thừa và tiếp thu có chọn lọc những tư tưởng của các tác giả trong một số công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến đề tài nghiên cứu. 4.2. Cách tiếp cận - Tiếp cận tôn giáo học: Nhìn nhận tôn giáo là hiện tượng xã hội, có tác động sâu sắc đến mọi mặt của đời sống xã hội và hiện nay, tôn giáo ngày càng can thiệp sâu hơn vào đời sống chính trị với nhiều hình thức khác nhau.Mặt
  12. 6 khác, vấn đề tôn giáo - dân tộc luôn gắn liền và là một trong những nhân tố tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định. Vì thế, không một quốc gia nào không đặt ra vấn đề phải nâng cao hiệu quả công tác tôn giáo, công tác dân tộc; do vậy, khi nghiên cứu tôn giáo, ngoài phương pháp của bản thân ngành tôn giáo học thì phải kết hợp nhiều phương pháp của một số ngành khoa học khác; trong đó, có ngành dân tộc học. - Tiếp cận hệ thống: Cách tiếp cận này giúp tìm hiểu hệ thống nội tại của Hội ĐKSSYN vùng Tây Nam Bộ cùng các chức năng tôn giáo và chức năng xã hội của nó. Giúp nhìn nhận Hội ĐKSSYN như một hệ thống động, giao thoa, tác động qua lại với các hệ thống khác, như: hệ thống chính trị, hệ thống giáo hội, hệ thống tổ chức xã hội... - Tiếp cận chính trị học: Nhìn nhận tôn giáo nói chung, PGNTK, Hội ĐKSSYN nói riêng và Nhà nước có quan hệ rất gắn bó trong quá trình lịch sử xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tôn giáo cũng là những hình thái ý thức được lựa chọn để xây dựng mô hình nhà nước sao cho phù hợp với sự phát triển của quốc gia - dân tộc; phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội hiện đại. - Tiếp cận lịch sử: Nhìn nhận Hội ĐKSSYN như một hiện tượng lịch sử, có quá trình ra đời, quá trình vận động, biến đổi, tác động; có vai trò đối với cộng đồng người Khmer, đối với xã hội trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể. - Tiếp cận dân tộc học: Giúp nhìn nhận Hội ĐKSSYN trong mối quan hệ tộc người Khmer - Nam bộ. - Tiếp cận vùng: Tiếp cận vùng sẽ giúp nhìn nhận Hội ĐKSSYN gắn với đặc trưng vùng địa lý với những đặc trưng về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, văn hóa và tộc người ở vùng Tây Nam Bộ. Qua đó, nhận thức khách quan về sự tồn tại của Hội ĐKSSYN trong đời sống xã hội ở vùng Tây Nam Bộ. 4.3. Phương pháp nghiên cứu Luận án vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử nhằm phân tích mối quan hệ giữa đổi mới đường lối chính sách tôn giáo và công tác tôn giáo; mối quan hệ giữa đời sống tôn
  13. 7 giáo và chính sách tôn giáo; mối quan hệ giữa Nhà nước và giáo hội qua công tác tôn giáo; mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng. Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu gồm: Phân tích và tổng hợp, lôgic và lịch sử, thống kê, so sánh, SWOT, tổng kết thực tiễn, điều tra xã hội học, dự báo, phương pháp chuyên gia, tọa đàm khoa học. Trong đó, phương pháp phân tích và tổng hợp, lôgic và lịch sử được sử dụng để nghiên cứu các tài liệu thứ cấp về lịch sử và thực trạng của Hội ĐKSSYN. Phương pháp tổng kết thực tiễn, thống kê, so sánh, SWOT, điều tra xã hội học được sử dụng để nghiên cứu về cơ cấu tổ chức và hoạt động của Hội ĐKSSYN; so sánh tương quan giữa các Hội ĐKSSYN của các địa phương. Phương pháp dự báo được sử dụng nhằm dự báo các xu hướng tác động đến sự tồn tại và phát triển của Hội ĐKSSYN trong thời gian tới. Phương pháp chuyên gia, tọa đàm khoa học được sử dụng kết hợp với các phương pháp khác nhằm nghiên cứu các phương diện khác nhau của sự tồn tại và phát triển của Hội ĐKSSYN vùng Tây Nam Bộ, cũng như quan điểm, giải pháp phát huy vai trò tích cực của tổ chức này trong công đồng người Khmer. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án khái quát được quá trình hình thành , đánh giá khách quan thực trạng và dự báo các xu hướng có tác động đến Hội ĐKSSYN vùng Tây Nam Bộ. Qua đó, đưa ra các quan điểm, đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò tích cực của Hội ĐKSSYN vùng Tây Nam Bộ. Điểm mới của luận án là những luận cứ khoa học, những chứng cứ thực tiễn đang đặt ra hiện nay ở vùng Tây Nam Bộ cho thấy sự tồn tại của tổ chức “Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước” là cần thiết. Kết quả nghiên cứu góp phần nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của Hội ĐKSSYN vùng Tây Nam Bộ trong quá trình lịch sử xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đóng góp quan trọng trong việc thực hiện chủ trương về xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; chính sách phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa,
  14. 8 ổn định chính trị, đảm bảo an ninh trật tự vùng Tây Nam Bộ - nơi có đông đồng bào dân tộc Khmer theo PGNTK sinh sống. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Về lý luận Luận án chỉ ra cơ sở lý luận và thực tiễn từ khi có chủ trương thành lập - giải thể - (tồn tại khách quan) - củng cố, kiện toàn Hội ĐKSSYN vùng Tây Nam Bộ; luận giải được tính chất hoạt động và dự báo các xu hướng tác động đến Hội ĐKSSYN vùng Tây Nam Bộ, góp phần bổ sung vào nhận thức về vị trí, vai trò của tổ chức này trong quá trình lịch sử. 6.2. Về thực tiễn Kết quả nghiên cứu đóng góp quan trọng trong việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, ổn định chính trị, đảm bảo an ninh trật tự ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng đồng bào tôn giáo nói chung; vùng Tây Nam Bộ - nơi có đông đồng bào Khmer theo PGNTK sinh sống nói riêng. 7. Kết cấu của luận án Ngoài lời cam đoan, mục lục, các chữ viết tắt, phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo; luận án được kết cấu gồm 04 chương, 15 tiết.
  15. 9 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1. NHÓM CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN DÂN TỘC, TÔN GIÁO VÙNG TÂY NAM BỘ Đối với công trình nghiên cứu có liên quan đến dân tộc, tôn giáo vùng Tây Nam Bộ; nghiên cứu sinh tham khảm: Sách Tôn giáo - Tín ngưỡng của các cư dân vùng đồng bằng sông Cửu Long [20]. Công trình dày 488 trang, gồm 7 chương; các tác giả đã trình bày được bức tranh tổng thể, với những nét cơ bản về các tộc người ở đồng bằng sông Cửu Long; cũng như về tôn giáo, tín ngưỡng của từng tộc người cụ thể. Trong chương II và III, các tác giả đề cập các vấn đề liên quan đến người Khmer ở Nam Bộ. Đây là tài liệu góp phần rất lớn cho các nhà quản lý nhà nước về công tác dân tộc, tôn giáo vùng Tây Nam Bộ; hiểu hơn về đồng bào dân tộc, hiểu hơn về các tôn giáo tránh xảy ra các xung đột sắc tộc và xung đột tôn giáo như một số nước trong khu vực Đông Nam Á. Sách Miền Nam giữ vững thành đồng [38]; công trình dày 422 trang, tác giả Trần Văn Giàu đề cập đến sự ra đời của Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam; một tổ chức xã hội yêu nước có sự tham gia đầy đủ của các thành phần xã hội, trong đó có tín đồ tôn giáo. Hoạt động của tổ chức này luôn sát cánh với MTDTGPMNVN, đấu tranh chống Mỹ cứu nước với mục đích rất rõ ràng. Kết quả hoạt động được Thông tấn xã Giải phóng (03/05/1968) đánh giá rất cao; bên cạnh đó, Tạp chí Học tập (05/1968) xem sự ra đời của Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình là một biểu hiện của sự thức tỉnh của tinh thần dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh có nhận xét: “Việc thành lập Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình là một thắng lợi to lớn của chính sách đại đoàn kết toàn dân chống Mỹ cứu nước” [38, tr.189]. Sách Cao Triều Phát - Nghĩa khí Nam Bộ [45]. Công trình dày 245 trang, tác giả Phan Văn Hoàng giành 11 trang (136 -147) để khái quát các
  16. 10 hoạt động của tổ chức yêu nước trong đạo Cao Đài qua hai thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ gồm: Cao Đài Cứu Quốc, Cao Đài Liên Giao I và Cao Đài Liên Giao II. Trong Hội nghị quyết định thành lập một tổ chức để lãnh đạo chức sắc và tín đồ đạo Cao Đài các hệ phái góp phần vào công cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc và thống nhất đất nước, cụ Cao Triều Phát phát biểu: “Các Phật tử đã có Hội Phật giáo cứu quốc, các giáo dân đã có Hội Công giáo kháng chiến. Người Cao Đài chúng ta phải thành lập Hội Cao Đài cứu quốc, vì hiện nay cứu quốc là hành đạo, hành đạo là cứu quốc” [45, tr.140]. Sau khi thành lập và chỉ trong một gian ngắn hoạt động, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có lời khen: “Mười hai phái Cao Đài do cụ Cao Triều Phát lãnh đạo luôn luôn cùng đồng bào toàn quốc hăng hái kháng chiến, Tổ quốc và Chính phủ sẽ nhớ công những người con trung thành” [45, tr.143]. Bên cạnh đó, trong đạo Cao Đài còn có tổ chức được thành lập từ năm 1991; qua bài viết Ban Qui ước các phái Cao Đài thành phố Cần Thơ - Một hình thức phát huy truyền thống yêu nước của đồng bào đạo Cao Đài trong thời kỳ đổi mới [108]. Tác giả Nguyễn Thị Ánh Ngà đã khái quát được quá trình hình thành và phát triển; đồng thời, đánh giá kết quả hoạt động của Ban Qui ước các phái Cao Đài thành phố Cần Thơ góp phần rất lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; các công trình này giúp nghiên cứu sinh nhìn nhận sự tồn tại của các tổ chức xã hội có yếu tố tôn giáo là khách quan và có tính lịch sử. Bài viết Đặc điểm của phong trào yêu nước phi vô sản ở Nam kỳ đầu thế kỷ XX và vị trí của nó trong lịch sử phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam [18], tác giả Võ Văn Sen và Trần Nam Tiến đã phân tích các sự kiện liên quan đến phong trào chống Pháp của các Hội kín ở Nam kỳ và đưa ra nhận định: Về mặt tư tưởng, phong trào Hội kín Nam kỳ thể hiện rõ tư tưởng yêu nước qua khẩu hiệu “Phản Pháp phục Nam” và lời thề một lòng cứu nước, cứu dân của những người gia nhập hội. Yêu nước là tư tưởng chủ đạo, nó quy định mục đích và đối tượng đấu tranh của Hội kín. Tuy nhiên, ngoài tư tưởng yêu nước thì tư tưởng phong kiến cũng rất đậm nét và mang đậm tư tưởng tôn
  17. 11 giáo pha lẫn ma thuật với các lễ nghi thần bí, bùa chú được sử dụng phổ biến. Pháp thuật và bùa chú đóng vai trò như một thứ “vũ khí tinh thần”; đối với những người lãnh đạo phong trào thì tư tưởng tôn giáo, ma thuật được dùng như một phương tiện để họ thực hiện mục đích cứu nước. Riêng đối với các công trình liên quan đến dân tộc Khmer: Trước năm 1975, vấn đề dân tộc Khmer ở Nam bộ - Việt Nam được nhiều nhà nghiên cứu người Pháp như: Barrault, Francois Martine, Louis Malleret, S. Bernard Thierry…đặc biệt quan tâm nhưng họ chủ yếu nghiên cứu và đề cấp đến từng khía cạnh riêng biệt về lịch sử, mỹ thuật, kiến trúc chùa, nghi lễ tôn giáo, sinh hoạt dân gian, thơ ca dân gian. Ngoài ra, còn có các công trình“Người Việt gốc Miên” (1969) của Lê Hương và bản ghi chép “Chân lạp phong thổ ký” của Châu Đạt Quan do Lê Hương dịch (1973) đã giới thiệu cơ bản về nguồn gốc, dân số, sinh hoạt, xã hội, phong tục, tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng của người Khmer Nam bộ - Việt Nam. Từ năm 1975 đến năm 1986, việc nghiên cứu liên quan đến người Khmer ở Nam bộ liên tục được chú trọng và đạt nhiều kết quả đáng quan tâm; trong đó phải kế đến tác giả Phan An, một trong những nhà nghiên cứu hàng đầu về cộng đồng người Khmer ở Nam bộ như: “Vài khía cạnh dân tộc học về người Khmer ở Việt Nam và Camphuchia” (1980); “Một số vấn đề kinh tế - xã hội của vùng nông thôn Khmer Đồng bằng sông Cửu Long - Vấn đề dân tộc ở Đồng bằng sông Cửu Long” (1984); “Dân tộc Khmer trong các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Nam)”(1984); “Nghiên cứu người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long”(1985) …Qua các công trình nghiên cứu, tác giả đã chỉ rõ các mối quan hệ, những tương đồng và dị biệt giữa người Khmer ở Việt Nam và người Khmer ở Campuchia; đồng thời, chú trọng nghiên cứu về vấn đề dân tộc và tôn giáo của người Khmer ở Nam bộ trong quá trình cộng cư với các dân tộc người khác trong khu vực. Trong giai đoạn này, tác giả Nguyễn Khắc Cảnh cũng có công trình nghiên cứu về Loại hình công xã của người Khmer ở đồng bằng sông Cửu
  18. 12 Long [25]; tác giả giới thiệu các loại hình công xã của người Khmer dưới nhiều góc độ khác nhau và xem đó là một đơn vị cư trú truyền thống của người Khmer, qua đó nghiên cứu về cấu trúc và chức năng, về những biến động trong lịch sử... Theo đó, phum là một tập hợp người Khmer dựa trên mối quan hệ huyết thống là chính, còn sóc là một tập hợp người dựa trên cùng cư trú trên một địa vực nhất định. Sóc truyền thống của người Khmer ở Nam Bộ mang tính cộng đồng của một công xã nông thôn của cư dân canh tác lúa nước ở vùng châu thổ sông Cửu Long. Việc nghiên cứu loại hình công xã của người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long cho thấy rõ hơn những đặc điểm về tổ chức xã hội truyền thống của người Khmer. Sau năm 1986, những công trình nghiên cứu của người nước ngoài về dân tộc Khmer ở Nam bộ rất hạn chế nhưng công trình của các tác giả ở trong nước thì đa dạng và phong phú; trong đó, phải kể đến sách Quá trình phát triển dân cư và dân tộc ở Đồng bằng sông Cửu Long từ Thế kỷ thứ XV đến thế kỷ thứ XIX; sau đó là Vấn đề dân cư và dân tộc ở Đồng bằng sông Cửu Long (Vấn đề dân tộc ở Đồng bằng sông Cửu Long) [32]. Tác giả Mạc Đường đã khái quát quá trình hình thành các tộc người Việt, Khmer, Hoa và Chăm; đồng thời, làm rõ đặc điểm các cộng đồng tộc người này ở đồng bằng sông Cửu Long nhằm làm cơ sở nghiên cứu những đặc trưng riêng của từng tộc người, của các cộng đồng dân cư trong vùng sinh thái nhân văn cụ thể. Ngoài ra, còn có nhiều công trình của các tác giả: Ngô Văn Lệ, Nguyễn Văn Tiệp, Đinh Văn Liên, Phan Thị Yến Tuyết, Lâm Văn Tòng, Nguyễn Xuân Nghĩa, Đỗ Khắc Tùng, Thạch Voi, Huỳnh Ngọc Trảng, Sorya, Văn Công Chí, Văn Xuân Chí, Hoàng Túc, Đặng Vũ Thị Thảo… Đặc biệt, trong thời gian gần đây, tác giả Nguyễn Thuận Quý có công trình nghiên cứu về Quan hệ tộc người của người Khmer ở hai bên biên giới Việt Nam - Campuchia (khu vực Tây Nam Bộ) [87], công trình dày 145 trang đã phân tích sâu mối quan hệ tộc người của người Khmer khu vực biên giới Tây Nam Bộ được biểu hiện trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa thông
  19. 13 qua những trục quan hệ: Với Quốc gia - Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; với các tộc người cận cư (tộc người đa số và các tộc người thiểu số khác); với người đồng tộc (nội tộc và xuyên biên giới). Đồng thời, tác giả phân tích ý thức và hành động của người Khmer đối với quốc gia - Tổ quốc Việt Nam như: Việc chấp hành tốt chính sách, chủ trương, pháp luật của Đảng và Nhà nước; có ý thức là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; thực hiện nghĩa vụ của công dân…Việc phân tích các mối quan hệ dân tộc và tộc người khu vực biên giới Tây Nam Bộ; tác giả nhận định có xu hướng cố kết, đoàn kết sâu sắc nhưng mối quan hệ này ít nhiều còn chịu ảnh hưởng từ quốc gia láng giềng và một số nước lớn chi phối. Quá trình cộng cư của các tộc người ở khu vực biên giới Tây Nam Bộ đã giúp các tộc người có sự giao thoa văn hóa vật chất và tinh thần, là sợi dây liên kết giúp các tộc người xích lại gần nhau, siết chặt tình đoàn kết giữa các tộc người cùng cư trú ở vùng biên cương. Tuy nhiên, với đặc trưng đa tộc người, đa tôn giáo thì vùng Tây Nam Bộ vẫn còn nhiều nguy cơ mất ổn định do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Tác giả cũng đã đưa ra một số kiến nghị đề xuất góp phần cho việc quản lý nhà nước về công tác dân tộc được hiểu quả hơn. Qua các công trình như đã nêu trên, có thể thất rõ tình hình kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh, trật tự an toàn xã hội ở vùng Tây Nam Bộ, nhất là những vấn đề liên quan đến dân tộc, tôn giáo. 1.2. MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU MANG TÍNH CHUYÊN SÂU VỀ PHẬT GIÁO NAM TÔNG KHMER Nhóm công trình này, nghiên cứu sinh tham khảo: Sách Phật giáo Khmer Nam bộ (Những vấn đề nhìn lại) [26]. Đây là công trình mang tính chuyên đề nghiên cứu sâu về PGNTK ở Nam Bộ, tác giả Nguyễn Mạnh Cường khái quát được lịch sử hình thành và phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long, quá trình hình thành tộc người Khmer ở khu vực Đông Nam Á, người Khmer ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, mối quan hệ giữa người Môn với người Khmer; đề cập đến quá trình du nhập và phát triển của Phật
  20. 14 giáo trong vùng đồng bào Khmer ở Nam bộ; những triết lý Phật giáo và kinh kệ mà người Khmer đã thực hành trong hành đạo; đề cập đến vai trò của trường chùa đối với đời sống giáo dục, văn hóa Khmer, vai trò của Tăng sĩ Khmer đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của người Khmer, vai trò của Phật giáo trong quản lý cộng đồng phum sóc, vai trò của chùa trong đời sống người Khmer và một số nghi thức tụng niệm kinh kệ trong PGNTK... Qua đó, tác giả cũng đưa ra những định hướng và những đề xuất các chủ trương, chính sách phù hợp với tâm tư, nguyện vọng với đồng bào Khmer. Luận văn Biến đổi trong đời sống văn hóa của tu sĩ Phật giáo Nam tông Khmer tỉnh Kiên Giang (từ sau năm 1986 đến nay)[102]. Tác giả Danh Út đã trình bày đời sống văn hóa của Tăng sĩ Khmer ở Kiên Giang trước năm 1986 trên các lĩnh vực về văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức và văn hóa ứng xử. Đặc biệt, trong văn hóa tổ chức, tác giả đã trình bày và mô tả được các loại hình tổ chức truyền thống trong PGNTK gồm: Wên (một tổ chức trong Phật tử), Ban Quản trị chùa, Hội Mêkon, Hội ĐKSSYN. Đặc biệt, công trình đã trình bày được các hoạt động của Tăng sĩ Khmer trong các mối quan hệ xã hội giúp nghiên cứu sinh có cở sở đánh giá các hoạt động tôn giáo trong đời sống xã hội. Luận văn Công tác vận động sư sãi Phật giáo Nam tông Khmer trên địa bàn tỉnh Trà Vinh hiện nay [68]. Tác giả Kiên Ngọc Khánh trình bày được đặc điểm tâm lý, phong tục tập quán, tín ngưỡng; truyền thống đoàn kết yêu nước của các vị Tăng sĩ và Phật tử Khmer; tình hình PGNTK và thực trạng công tác vận động quần chúng trong giới Tăng sĩ Khmer hiện nay. Kết quả nghiên cứu góp phần vào việc tổng kết thực tiễn và đề xuất một số giải pháp, nhằm nâng cao hiệu quả công tác vận động, tranh thủ các vị Tăng sĩ Khmer trong việc tuyên truyền, vận động đồng bào Khmer thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong thời gian tới. Ngoài ra, còn có nhiều công trình, bài viết đăng tải trên các tạp chí như: Bài viết: “Phật giáo tiểu thừa Khmer ở vùng nông thôn Đồng bằng sông Cửu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2