intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Tôn giáo học: Sự đa dạng về tổ chức, hệ phái của đạo Tin lành ở Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: ViJenlice ViJenlice | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:195

73
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án nghiên cứu, làm rõ hiện trạng đa dạng của các tổ chức, hệ phái Tin lành ở Việt Nam từ sau năm 1975 đến nay; luận giải nguyên nhân, những vấn đề đặt ra, dự báo xu hướng; Từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị để góp phần thực hiện tốt công tác quản lý của Nhà nước đối với Tin lành trong bối cảnh Việt Nam tiếp tục đổi mới, mở cửa và hội nhập quốc tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Tôn giáo học: Sự đa dạng về tổ chức, hệ phái của đạo Tin lành ở Việt Nam hiện nay

  1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI LỆ QUYÊN SỰ ĐA DẠNG VỀ TỔ CHỨC, HỆ PHÁI CỦA ĐẠO TIN LÀNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: TÔN GIÁO HỌC HÀ NỘI - 2020
  2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI LỆ QUYÊN SỰ ĐA DẠNG VỀ TỔ CHỨC, HỆ PHÁI CỦA ĐẠO TIN LÀNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: TÔN GIÁO HỌC Mã số: 9229009 Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS NGUYỄN THANH XUÂN HÀ NỘI - 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Các kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trên bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Bùi Lệ Quyên
  4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN 7 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 7 1.2. Cơ sở lý thuyết và thực tiễn nghiên cứu 25 1.3. Những khái niệm liên quan đến luận án 29 Chương 2: ĐẠO TIN LÀNH VÀ NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ ĐA DẠNG VỀ TỔ CHỨC, HỆ PHÁI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 34 2.1. Đạo Tin lành và những đặc điểm cơ bản 34 2.2. Quá trình du nhập, phát triển của các tổ chức, hệ phái Tin lành ở Việt Nam 52 2.3. Những yếu tố tác động đến sự đa dạng tổ chức, hệ phái của đạo Tin lành ở Việt Nam 59 Chương 3: THỰC TRẠNG SỰ ĐA DẠNG VỀ TỔ CHỨC, HỆ PHÁI CỦA ĐẠO TIN LÀNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 72 3.1. Sự đa dạng về thời gian, nguồn gốc du nhập của các tổ chức, hệ phái Tin lành ở Việt Nam 72 3.2. Sự đa dạng về loại hình của các tổ chức, hệ phái Tin lành ở Việt Nam 83 3.3. Sự đa dạng về cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của các tổ chức, hệ phái Tin lành ở Việt Nam 100 Chương 4: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ KIẾN NGHỊ VỀ CÔNG TÁC ĐỐI VỚI SỰ ĐA DẠNG VỀ TỔ CHỨC, HỆ PHÁI CỦA ĐẠO TIN LÀNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 121 4.1. Những vấn đề đặt ra từ sự đa dạng về tổ chức, hệ phái Tin lành ở Việt Nam 121 4.2. Xu hướng đa dạng về tổ chức, hệ phái Tin lành ở Việt Nam 131 4.3. Một số giải pháp, kiến nghị về công tác đối với Tin lành 134 KẾT LUẬN 144 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ 148 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 149 PHỤ LỤC 161
  5. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Số lượng tổ chức, hệ phái và tín đồ các tỉnh Đồng bằng sông Hồng tính đến 3/2015 và 4/2019 .........................................................................93 Biểu đồ 3.2. Số lượng tổ chức, hệ phái và tín đồ các tỉnh miền núi phía Bắc tính đến 3/2015 và 4/2019................................................................................94 Biểu đồ 3.3. Số lượng tổ chức, hệ phái và tín đồ các tỉnh miền Trung tính đến 3/2015 và 4/2019................................................................................94 Biểu đồ 3.4. Số lượng tổ chức, hệ phái và tín đồ các tỉnh Tây Nguyên, Bình Phước tính đến 3/2015 và 4/2019 ..................................................................95 Biểu đồ 3.5. Số lượng tổ chức, hệ phái và tín đồ các tỉnh Đông Nam Bộ tính đến 3/2015 và 4/2019................................................................................95 Biểu đồ 3.6. Số lượng tổ chức, hệ phái và tín đồ các tỉnh Tây Nam Bộ tính đến 3/2015 và 4/2019................................................................................96
  6. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Năm 1911 đã đặt dấu mốc cho công cuộc truyền giáo Tin lành của các giáo sỹ Bắc Mỹ vào Việt Nam. Có thể nhận định, so với các tôn giáo có nguồn gốc từ nước ngoài, Tin lành du nhập vào Việt Nam muộn hơn. Gần 65 năm, từ năm 1911 đến năm 1975, đạo Tin lành ở Việt Nam có khoảng gần 180 ngàn tín đồ với gần mười tổ chức, hệ phái, trong đó chủ yếu là Hội thánh Tin lành Việt Nam (Hội Truyền giáo The Christian and Missionary Alliance - CMA do mục sư A. B. Simpson sáng lập truyền vào), có mặt chủ yếu ở các tỉnh phía Nam. Từ năm 1975, do nhiều nguyên nhân, việc nhận thức và giải quyết vấn đề tôn giáo theo quan điểm cũ; hướng tới hạn chế, thu hẹp tôn giáo, đặc biệt sau khi một bộ phận tín đồ đạo Tin lành ở Tây Nguyên bị FULRO lợi dụng đã khiến đạo Tin lành ở phía Nam không được nhìn nhận hợp pháp về tổ chức. Trong khi đó ở miền Bắc, đạo Tin lành hoạt động cầm chừng; số lượng tín đồ, mục sư ít ỏi. Tuy nhiên những năm gần đây, đạo Tin lành không những không thu hẹp mà còn tồn tại, phát triển với sự gia tăng nhanh về số lượng tín đồ và mở rộng phạm vi hoạt động ở Việt Nam, đặc biệt ngày càng nhiều tổ chức, hệ phái và nhóm Tin lành xuất hiện. Theo thống kê của Ban Tôn giáo Chính phủ, năm 2015 cả nước có trên dưới 100 tổ chức, hệ phái và nhóm Tin lành khác nhau hoạt động trên địa bàn các địa phương trong cả nước. Sự đa dạng về tổ chức, hệ phái được coi là “căn tính” của đạo Tin lành, nhưng tốc độ gia tăng nhanh các tổ chức, hệ phái của Tin lành ở Việt Nam là điều bất thường cần quan tâm. Sự phát triển đột biến của đạo Tin lành về số lượng tín đồ, số lượng tổ chức, hệ phái và mở rộng phạm vi hoạt động đã biến đạo Tin lành ở Việt Nam trở thành vấn đề “vừa mới, vừa lớn, vừa khó”, vừa mang tính thời sự (tính cập nhật, nóng lên hàng ngày liên quan đến vấn đề Tin lành), vừa mang tính thời đại (liên quan đến thời kỷ đổi mới mở cửa, công nghiệp hóa - hiện đại hóa), thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, chính trị, quản lý và của các cấp, các ngành, từ trung ương đến địa phương.
  7. 2 Sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 01/CT-TTg ngày 04 tháng 02 năm 2005 Về một số công tác đối với đạo Tin lành, với sự nỗ lực của các ngành ở trung ương và các địa phương, tình hình đạo Tin lành ở Việt Nam chuyển biến tích cực, hoạt động đi theo xu hướng ổn định và tuân thủ pháp luật, những mặt tiêu cực trong quá trình truyền đạo, theo đạo giảm đi và triệt tiêu dần, những mặt tích cực được bộc lộ và phát huy. Tuy nhiên, tình hình đạo Tin lành ở Việt Nam vẫn còn nổi lên nhiều vấn đề cần quan tâm, trong đó có việc nhiều tổ chức Tin lành mới hình thành, mới truyền vào chưa được đăng ký và công nhận tư cách pháp nhân về tổ chức, vẫn hoạt động “ngoài vòng pháp luật”. Điều này gây ảnh xấu đến xã hội, dư luận ở Việt Nam và cả trên bình diện quốc tế. Đến nay nhiều nghiên cứu về đạo Tin lành ở Việt Nam, về chính sách tôn giáo đối với đạo Tin lành của Đảng và Nhà nước đã đạt được những kết quả quan trọng, nhiều công trình được công bố và xã hội hóa. Tuy nhiên, nghiên cứu một vấn đề cụ thể về sự đa dạng của tổ chức, hệ phái Tin lành ở Việt Nam hiện nay, phục vụ cho việc nhận diện đầy đủ về đạo Tin lành, từ đó có cơ sở để thực hiện tốt chính sách đối với đạo Tin lành, chưa được các nhà nghiên cứu và quản lý quan tâm đúng mức. Đặt vấn đề như vậy, đề tài nghiên cứu “Sự đa dạng về tổ chức, hệ phái của đạo Tin lành ở Việt Nam hiện nay” để nhận thức, ứng xử với sự đa dạng về các tổ chức, hệ phái Tin lành trong điều kiện mới. Đây là nhiệm vụ cần thiết, cấp bách và có ý nghĩa lý luận, thực tiễn quan trọng. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu của luận án Luận án nghiên cứu, làm rõ hiện trạng đa dạng của các tổ chức, hệ phái Tin lành ở Việt Nam từ sau năm 1975 đến nay; luận giải nguyên nhân, những vấn đề đặt ra, dự báo xu hướng; từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị để góp phần thực hiện tốt công tác quản lý của Nhà nước đối với Tin lành trong bối cảnh Việt Nam tiếp tục đổi mới, mở cửa và hội nhập quốc tế. 2.2. Nhiệm vụ của luận án Để thực hiện mục tiêu đã nêu trên, luận án sẽ giải quyết một số nhiệm vụ sau:
  8. 3 Một là, phân tích những đặc trưng của Tin lành về tôn giáo và xã hội, làm rõ quá trình du nhập, phát triển của Tin lành ở Việt Nam và các yếu tố tác động đến sự đa dạng về tổ chức, hệ phái Tin lành ở Việt Nam; Hai là, phân tích hiện trạng sự đa dạng về tổ chức, hệ phái Tin lành ở Việt Nam hiện nay; Ba là, xác định một số xu hướng đa dạng về tổ chức, hệ phái Tin lành ở Việt Nam, một số vấn đề đặt ra và những giải pháp, kiến nghị về công tác đối với các tổ chức, hệ phái Tin lành. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu sự đa dạng của các tổ chức, hệ phái của Tin lành ở Việt Nam hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về không gian nghiên cứu: Luận án nghiên cứu các tổ chức, hệ phái của Tin lành ở Việt Nam, tuy nhiên tập trung ở địa bàn các thành phố lớn (thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng), một số tỉnh đồng bằng và miền núi phía Bắc (Lào Cai, Lai Châu, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Hải Dương), một số tỉnh miền Trung, Tây Nguyên (Đắc Nông, Đắc Lắc, Lâm Đồng). Phạm vi về thời gian nghiên cứu: Luận án nghiên cứu các tổ chức, hệ phái Tin lành hoạt động tính từ năm 1975 đến nay, tập trung ở giai đoạn 2005 (thời điểm ra đời Chỉ thị 01 Về một số công tác đối với đạo Tin lành) đến năm 2019. Phạm vi vấn đề nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu những nhóm nhân tố tác động đến sự đa dạng tổ chức, hệ phái Tin lành ở Việt Nam hiện nay; hiện trạng đa dạng; những vấn đề đặt ra từ sự đa dạng, xu hướng biểu hiện tính đa dạng tổ chức, hệ phái Tin lành trong tương lai và đưa ra những đề xuất, kiến nghị. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam và chính sách pháp luật của Nhà nước về tôn giáo, đặc biệt là: quan điểm lịch sử cụ thể và toàn diện
  9. 4 trong xem xét các vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo; quan điểm về nguồn gốc hiện thực của tôn giáo; quan điểm tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; quan điểm đoàn kết đồng bào có đạo, đoàn kết giữa các tôn giáo, đoàn kết toàn dân tộc. Bên cạnh đó, luận án còn được thực hiện trên cơ sở đường lối, chủ trương chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước về công tác đối với đạo Tin lành, đặc biệt là: quan điểm về vấn đề theo đạo, truyền đạo tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; chủ trương công nhận tư cách pháp nhân đối với các tổ chức, hệ phái đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trước hết, luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu chung dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Phương pháp luận này xem xét các tổ chức, hệ phái Tin lành Việt Nam với trạng thái vận động, phát triển đa dạng riêng nhưng có mối quan hệ tác động qua lại nhất định theo chiều dọc, chiều ngang, quốc gia - quốc tế trên tinh thần đồng đức tin Kitô. Trên cơ sở đó, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính sau: Một là, phương pháp phân tích và tổng thuật tài liệu thứ cấp: Luận án thu thập, phân tích, tổng thuật các tài liệu đã có. Đây đồng thời cũng là một nhiệm vụ quan trọng của luận án, giúp tác giả luận án kế thừa chọn lọc thành tựu nghiên cứu từ các học giả đi trước, tìm ra khoảng trống và bổ sung thêm những luận cứ, luận chứng cá nhân thu thập được. Hai là, phương pháp tiếp cận khảo sát: Tác giả luận án tập trung vào 3 phương pháp điển hình trong tiếp cận khảo sát là tiếp cận nội quan, tiếp cận lịch sử và lôgic, tiếp cận cá biệt và so sánh, hệ thống cấu trúc. Cụ thể là, luận án bày tỏ quan điểm, nhận định cá nhân bằng phương pháp tiếp cận nội quan; thu thập thông tin, xử lý số liệu về các tổ chức, hệ phái Tin lành Việt Nam theo thời gian, dòng sự kiện bằng phương pháp tiếp cận lịch sử và lôgic; đánh giá sự đa dạng các tổ chức, hệ phái Tin lành Việt Nam trong mối tương quan với nhau và với một số tổ chức, hệ phái Tin lành nước ngoài (cụ thể là Mỹ) cũng như Phật giáo là một tôn giáo khác bằng phương pháp tiếp cận cá biệt và so sánh, hệ thống và cấu trúc.
  10. 5 Ba là, phương pháp xin ý kiến chuyên gia: Nhằm có cái nhìn toàn diện, đa chiều và đạt mục tiêu nghiên cứu, tác giả luận án sử dụng phương pháp xin ý kiến chuyên gia là những nhà nghiên cứu khoa học chuyên sâu. Phương pháp này được hỗ trợ thêm bằng phương pháp phỏng vấn sâu trong quá trình tác giả đi điền dã, quan sát, phỏng vấn, ghi chép từ thực tiễn. Tác giả luận án sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu đối với các đối tượng gồm nhà quản lý công tác Tin lành của Ban Tôn giáo, Sở Nội vụ, đại diện chính quyền địa phương ở địa bàn có Tin lành (ví dụ công an, chủ tịch xã,...), mục sư Tin lành, tín đồ Tin lành. Bên cạnh đó, tác giả cũng lồng ghép các phương pháp khác như quan sát tham dự, phân tích tình huống, diễn dịch, quy nạp,... 5. Đóng góp mới của luận án Thứ nhất, luận án là công trình nghiên cứu tương đối toàn diện, hệ thống, cập nhật về tính đa dạng tổ chức, hệ phái Tin lành Việt Nam. Thứ hai, luận án làm rõ diện mạo sự đa dạng tổ chức, hệ phái Tin lành Việt Nam dưới các góc độ thời gian, nguồn gốc ra đời, xu hướng thần học, cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động, tín đồ, cơ sở pháp lý. Thứ ba, luận án nhận định một số vấn đề thực tiễn đặt ra từ sự đa dạng tổ chức, hệ phái Tin lành Việt Nam và những dự báo xu hướng, kiến nghị giải pháp phù hợp, khả thi cho công tác tôn giáo của nhà nước từ sự đa dạng ấy. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 6.1. Ý nghĩa lý luận Ở một mức độ nhất định, luận án đóng góp một số luận cứ khoa học trong nghiên cứu lý luận về đa dạng tổ chức, hệ phái Tin lành, về các tổ chức, hệ phái Tin lành. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Trước hết, kết quả nghiên cứu bước đầu của luận án thiết thực hỗ trợ nhiệm vụ giảng dạy đại học của tác giả về Lý luận tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam. Luận án còn có thể trở thành một tài liệu tham khảo trong nghiên cứu tổng quan hoặc chuyên sâu về Tin lành cũng như từng tổ chức, hệ phái Tin lành ở Việt Nam. Ở góc độ khác, việc luận án nhận định những vấn đề đặt ra hiện nay và dự
  11. 6 báo những biểu hiện đa dạng tổ chức, hệ phái Tin lành trong tương lai góp phần nâng cao hiệu quả công tác tôn giáo của nhà nước đối với đạo Tin lành nói chung, từng tổ chức, hệ phái Tin lành nói riêng. 7. Kết cấu của luận án Ngoài Lời cam đoan, mục lục, phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình nghiên cứu khoa học, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án gồm 4 chương, 12 tiết.
  12. 7 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 1.1.1. Những nghiên cứu về các tổ chức, hệ phái Tin lành trên thế giới và Việt Nam Một số nghiên cứu từ tác giả nước ngoài Năm 1999, Mười tôn giáo lớn trên thế giới do Hoàng Tâm Xuyên chủ biên được xuất bản [158]. Tính đến năm 2016, tác phẩm đã 5 lần được tái bản ở Việt Nam. Trong đó, nhóm các tác giả xem đa dạng tổ chức, hệ phái như là một tất yếu lịch sử của đạo Tin lành thế giới. Ngoài việc khái quát về mười tôn giáo lớn hiện nay trên thế giới như đạo Cơ đốc, đạo Phật, đạo Hồi,… công trình còn phân tích, đánh giá mối quan hệ giữa tôn giáo với phát triển xã hội, tôn giáo với tiến bộ văn hóa, sự cố gắng đối thoại giữa “những người khác nhau về tông phái và hình thái ý thức”,… Công trình bao gồm 13 chương, trong đó, phần “Phái hệ và thể chế tổ chức” (thuộc chương XII “Đạo Cơ đốc”) đưa ra nhận định về đạo Tin lành nói chung và Tin lành Trung Quốc nói riêng trong thế so sánh với hai phái khác được tách ra từ Cơ đốc giáo là Công giáo và Chính thống giáo. Hoàng Tâm Xuyên và các học giả Trung Quốc gọi các tổ chức, hệ phái là các “tông phái”. Làm rõ sự đa dạng về tổ chức, hệ phái như là tính tất yếu lịch sử của đạo Tin lành, nhóm tác giả nhận xét thêm “trong Tin lành thì tông phái xuất hiện nhiều như cây rừng, chẳng ai quản được ai. Gần đây tuy có đề xướng cuộc vận động giáo hội phổ thế, nhưng về tổ chức cũng chưa thể hợp nhất thực sự” [158, tr.508]. Các học giả chỉ rõ, xu hướng ngày càng đa dạng các tổ chức, hệ phái được xem như là “một trong những đặc điểm nổi bật nhất của tư tưởng thần học Cơ đốc đương đại” [158, tr.520]. Quan điểm này được họ bình chú bởi hàng loại minh chứng như: hiện nay phần lớn các tông phái Tin lành chỉ thừa nhận lễ Bắp - têm và Tiệc thánh là Thánh lễ do đích thân chúa Giê su định ra nhưng cũng có tông phái không thừa nhận, không ít tông phái không còn ăn bánh thánh trong dịp lễ ngày Chủ
  13. 8 nhật,… ngày càng nhiều tông phái nỗ lực xây dựng tổ chức “mang tính Đường hội để tiện việc quản lý tập thể đối với giáo hội” [158, tr.520], nhiều loại tông phái cùng tồn tại, thúc đẩy nhau phát triển như Tông Vệ Lý, Tông Tín nghĩa, Hội Cứu nghệ, Hội Cứu thế quân, Hội Ngũ Tuần tiết,… Năm 2006, Jean Baubérot xuất bản Lịch sử đạo Tin lành [78], qua đó tiếp tục khẳng định tính tất yếu lịch sử trong tính đa dạng của Tin lành thế giới. Cuốn sách phân tích những đặc trưng của đạo Tin lành (tập trung trong chương 1); quá trình hình thành, phát triển đạo Tin lành với những nhân vật thần học Tin lành tiêu biểu, sự kiện điển hình, tại các vùng lãnh thổ thể hiện rõ nhất dấu ấn của Tin lành như Đức, Thụy Sĩ, Anh, Pháp, Mỹ,… (tập trung trong chương II, III); những cơ hội phát triển, khó khăn, thách thức và các vấn đề mới phát sinh đối với Tin lành hiện nay (tập trung trong chương IV, V, VI). Nghiên cứu một cách khái quát các niên điểm phát triển của Tin lành trong lịch sử nhân loại, tác giả khẳng định cùng những dạng mới về tổ chức chính trị dân chủ tư sản, Tin lành góp phần tạo nên sự tiếp hợp “mang tính lịch sử” đối với tổ chức tư bản (tức là nhà nước tư bản). Từ đó, tác giả đồng quan điểm với Max Weber khi cho rằng những người Tin lành “đã tham dự làm xuất hiện một xã hội phương Tây hiện đại” [78, tr.179] và “đã đóng góp vào sự hình thành của chủ nghĩa tư bản” [78, tr.96]. Trong đó “tính đa giáo phái” của Tin lành được xem như là một “sự bùng nổ uy quyền tôn giáo” tất yếu [78, tr.65], phù hợp với “tính hợp lý đặc thù của xã hội công nghiệp” [78, tr.179]. Mặc dù công trình không trực tiếp nghiên cứu sự đa dạng tổ chức, hệ phái của Tin lành, song những nhận định của tác giả đã khẳng định một đời sống Tin lành sống động, phong phú từ khi mới ra đời đến nay với nhiều tác phẩm thần học, xu hướng thần học, tổ chức giáo hội, các cuộc đấu tranh,… Trong phần kết luận, tác giả bày tỏ quan điểm rằng “tính đa giáo phái” đã là “một tất yếu lịch sử” của Tin lành, tiếp tục có khả năng vẫn là xu hướng phát triển của Tin lành trong tương lai. Bởi lẽ, hiện nay, Tin lành đang phải “đối diện” với “cái thế giới hiện đại mà chính nó đã góp phần tạo nên” [78, tr.151]. Tin lành buộc phải lựa chọn hoặc “các giáo phái chống đối lẫn nhau” hoặc tìm cách cùng chung sống với nhau, tức là “con
  14. 9 đường duy trì tính thống nhất bằng chủ nghĩa đa nguyên nội bộ, sự đa dạng về các tổ chức, hệ phái” [78, tr.185]. Năm 2008, Max Weber trong Nền đạo đức Tin lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản [89] chỉ rõ hơn rằng sự đa dạng về tổ chức, hệ phái cũng đã gây nên không ít xung đột và diễn biến phức tạp cho Tin lành nói riêng, đời sống xã hội nói chung. Công trình gồm hai phần, phần 1 “Vấn đề” gồm 3 chương tập trung phân tích các khía cạnh chung của tôn giáo, “tinh thần” của chủ nghĩa tư bản, các mục tiêu nghiên cứu; phần 2 “Quan niệm đạo đức về nghề nghiệp trong đạo Tin lành khổ hạnh” gồm 3 chương tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của Tin lành đến sự phát triển của chủ nghĩa tư bản trong tinh thần tính duy lý về kinh tế, giá trị cá nhân, kỷ luật trong kinh doanh, lao động,… Ở phần “Các giáo phái Tin lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản”, các hệ phái (sekte - tác giả trích nguyên văn theo sách dịch) được coi là “một nhóm tôn giáo nhỏ”, là “các hội đoàn gồm những thành viên có đủ tư cách về tôn giáo” khác với các giáo hội (kirche) được “quan niệm như là một tổ chức nhắm đến sự cứu rỗi”. Tin lành không có giáo hội thống nhất. Sự tồn tại của hệ phái và giáo hội là nguyên tắc có tính cơ cấu tất yếu của Tin lành và đã gây nên sự xung đột bên trong, bên ngoài. Điều này đã được kiểm chứng qua lịch sử phát triển của Tin lành thế giới từ nhiều thế kỷ trước đến nay, từ thời kỳ Zwingli đến Kuyper và Stocker [89, tr.369-352]. Năm 2016, nghiên cứu sinh người Malaisia Annette Wong Ai Khim đã thực hiện luận án A few significant protestant christian denominations officially recognized by the VietNam government in the approach through socio- history from 2007 to present (Một số hệ phái đạo Tin lành mới được chính phủ Việt Nam công nhận theo cách tiếp cận lịch sử và xã hội từ năm 2007 đến nay) [1]. Luận án bao gồm 3 chương: giới thiệu về đạo Tin lành và hai quan điểm về hai tôn giáo chính/triết lý và đạo Tin lành ở Việt Nam (chương 1), lịch sử phát triển của đạo Tin lành ở Việt Nam từ khi hình thành đến hiện tại (chương 2) và những thách thức của các hệ phái Tin lành nổi bật được chính phủ Việt Nam công nhận đang phải đối mặt hiện nay (chương 3).
  15. 10 Bên cạnh việc chỉ ra những “khó khăn trong việc hiểu rõ sự khác nhau về thần giáo và đức tin cũng như sự riêng biệt của các hình thức tôn giáo giữa các hệ phái” [1, tr.4] và việc tài liệu nghiên cứu gắn với sự phát triển các hệ phái ở Việt Nam được lưu giữ bị thiếu hụt, tác giả đã nhận thấy, ngày nay Tin lành Việt Nam vẫn tiếp tục phát triển nhanh chóng trở thành cộng đồng tôn giáo nổi bật với sự đa dạng về hệ phái. Với cách tiếp cận lịch sử và xã hội, tác giả giải thích ngắn gọn những hiểu biết cơ bản về pháp lý và thần học của các hội thánh đạo Tin lành được công nhận ở Việt Nam (tác giả lựa chọn giới hạn nghiên cứu gồm Hội thánh Tin lành Việt Nam miền Bắc và miền Nam, Giáo hội Cơ đốc Phục lâm Việt Nam, Hội thánh Mennonite Việt Nam, Tổng hội Báp tít Việt Nam Ân điển Nam phương) đồng thời đưa ra những cách lí giải của mình về những lí do tại sao các hội thánh được và chưa được công nhận tư cách pháp nhân về tổ chức. Một số nghiên cứu từ tác giả trong nước Năm 2002, tác giả Nguyễn Thanh Xuân xuất bản Đạo Tin lành trên thế giới và ở Việt Nam [155]. Đây là ấn phẩm đầu tiên ở Việt Nam viết chuyên về đạo Tin lành nêu bật sự đa dạng về tổ chức, hệ phái, coi đó là một đặc điểm của đạo Tin lành. Tác giả nói rõ thêm, tính đa dạng này cũng được thể hiện rõ nét ở Việt Nam, qua việc có nhiều tổ chức, hệ phái cùng tồn tại, có mối liên hệ qua lại với nhau, cả trong nước và quốc tế. Tác giả đã dành mục “Một số hệ phái Tin lành” để khái quát hóa mối quan hệ quốc tế giữa một số hệ phái Tin lành thế giới với các hệ phái Tin lành ở Việt Nam như Tin lành trưởng lão, Tin lành Báp tít, Tin lành Mennonite, Tin lành Giám lý, Tin lành Thanh giáo và Giáo hội Công nghị, Tin lành Quây cơ, Tin lành Lutheran, Tin lành Cải cách, Giáo hội Thống nhất, Tin lành Môn đệ Đấng Christ, Tin lành Ngũ tuần, Những nhà khoa học Kitô giáo, Cơ đốc Phục lâm, Cứu thế quân, Nazarene, Tân sứ đồ, Giáo hội Quốc tế bốn phương, Chứng nhân Jehovah (Giê hô va), Mormon (Mặc Môn) và Hội Liên hiệp Phúc âm và Truyền giáo (trong đó đáng chú ý là lượng tín đồ của Hội Liên hiệp Phúc âm và Truyền giáo trên toàn thế giới chiếm tỉ lệ lớn nhất tại Việt Nam) [155, tr.287]. Năm 2011, Tọa đàm bàn tròn Đạo Tin lành ở Việt Nam giai đoạn 1976-2011 (The Protestantism in VietNam from 1976 to 2011) [134] đã có nhiều tham luận
  16. 11 xoay quanh 2 nhóm vấn đề chính: những vấn đề Tin lành chung nhất và những trường hợp Tin lành cụ thể như ở Đà Nẵng, Thái Nguyên,… Trong số các trao đổi, đáng chú ý là Mối quan hệ giữa Nhà nước Việt Nam với các tổ chức Tin lành của tác giả Nguyễn Hồng Dương, Về thành phần tổ chức, hệ phái trong đạo Tin lành tại Việt Nam hiện nay của tác giả Nguyễn Xuân Hùng, Mấy vấn đề thần học Tin lành ở Việt Nam hiện nay của tác giả Đỗ Quang Hưng,… Tác giả Nguyễn Hồng Dương trong bài viết “Mối quan hệ giữa Nhà nước Việt Nam với các tổ chức Tin lành” cùng chung nhận định với nhiều nhà nghiên cứu ở điểm “Tin lành ngay từ khi ra đời đã phân liệt thành các hệ phái” [134, tr.29] và hiện tại, việc thống kê chính xác con số là tương đối khó khăn bởi nhiều tổ chức, hệ phái vẫn tiếp tục ra đời. Chính tính đa dạng về tổ chức, hệ phái cùng tính đặc thù về lịch sử truyền giáo phát triển đạo Tin lành ở Việt Nam đã trở thành “hai đặc điểm quan trọng quy định vấn đề quan hệ giữa Nhà nước Việt Nam với các tổ chức Tin lành ở Việt Nam” [134, tr.28]. Nguyên tắc tôn trọng tự do tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân, đặc biệt là việc công nhận tổ chức của đạo Tin lành đã và đang được triển khai ở Việt Nam chính là những nguyên nhân căn bản giúp cải thiện mối quan hệ giữa Nhà nước Việt Nam với các tổ chức, hệ phái Tin lành. Tác giả Nguyễn Xuân Hùng trong bài viết “Về thành phần tổ chức, hệ phái trong đạo Tin lành tại Việt Nam hiện nay” bên cạnh nhận định: “khác biệt với nhiều tôn giáo khác, tính đa nguyên, đa dạng của đạo Tin lành có ngay từ buổi ban đầu khi tôn giáo này ra đời” [134, tr.79] đã đi sâu làm rõ một số vấn đề thuật ngữ và khái niệm như “giáo phái, hệ phái, giáo hội”. Trong khi thuật ngữ “giáo hội” không gây nhiều tranh luận thì “giáo phái, hệ phái” lại tạo nên nhiều tranh luận, điển hình nhất là 2 trường phái tranh luận “lịch sử - nguồn gốc” và “xã hội học”. Song tác giả nhận định dẫu là trường phái nào, cũng không thể phủ nhận một thực tế là giai đoạn hiện nay, thế giới bùng phát phong trào của nhiều nhóm phái Tin lành tự do “với quy mô nhỏ, lúc hợp lúc tan với số lượng lên tới vài nghìn người” [134, tr.83]. Tác giả Đỗ Quang Hưng trong bài viết “Mấy vấn đề thần học Tin lành ở Việt Nam hiện nay” chỉ ra rằng, các vấn đề chính trị - xã hội, hội nhập văn hóa, hệ phái đã và đang trở thành những vấn đề thần học Tin lành cơ bản ở Việt Nam hiện nay.
  17. 12 Thực tế truyền giáo và đời sống thuộc linh của tín đồ chịu sự chi phối của những giáo lí căn bản, song “dần dần, “đời sống thần học” của các mục sư, truyền đạo, tín hữu cũng có sự thay đổi theo chiều hướng ngày càng sát hợp hơn với đời sống thường nhật” [134, tr.122]. Trong số các đặc điểm thần học, tác giả nhận xét: “di sản xa của Tin lành Phúc âm Pháp sẽ tiếp nối với những di sản gần (trước năm 1975) của Hội CMA, trở nên một đặc điểm thần học quan trọng nhất của cộng đồng Tin lành Việt Nam hôm nay” [134, tr.118]. Năm 2014, tác giả Vũ Thị Thu Hà với luận án Hoạt động truyền giáo của đạo Tin lành tại Việt Nam và Trung Quốc (từ khởi đầu đến đổi mới - cải cách mở cửa) tiếp tục cùng tuyến quan điểm này. Luận án phân tích hoạt động truyền giáo của đạo Tin lành từ khi tôn giáo này du nhập vào Việt Nam (từ năm 1911 đến đổi mới năm 1986, tập trung trong chương 2) và vào Trung Quốc (từ năm 1807 đến cải cách mở cửa năm 1979, tập trung trong chương 3). Ở mục 1.4 của chương 1, luận án nhận định “Hiện nay, sự phát triển đa nguyên đa hệ phái của đạo Tin lành đã hình thành nên một cục diện vô cùng phức tạp, thần học Tin lành cũng tỏ ra vô cùng phong phú và đa dạng” [38, tr.24]. Tác giả luận án Vũ Thị Thu Hà đánh giá thêm, các tổ chức, hệ phái Tin lành luôn luôn vận động theo xu hướng khi thì sáp nhập, khi thì phân hóa chứ không tồn tại bất biến nguyên thể. Trong số đó, có 6 tổ chức, hệ phái lớn có ảnh hưởng sâu sắc đến các tổ chức, hệ phái khác gồm Luther, Calvin, Anh giáo, Công lí, Báp tít, Giám lý. Ngoài ra, hiện nay xuất hiện hàng trăm tổ chức, hệ phái Tin lành phân bố ở trên hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ ở khắp nơi trên thế giới với những đặc điểm, phương pháp truyền giáo khác nhau. 1.1.2. Những nghiên cứu về đa dạng, nhân tố tác động và hiện trạng sự đa dạng của các tổ chức, hệ phái Tin lành ở Việt Nam Một là lý thuyết đa dạng, những nhân tố tác động đến sự đa dạng về tổ chức, hệ phái Tin lành ở Việt Nam hiện nay Một số nghiên cứu từ tác giả nước ngoài Năm 2006, Diana L. Eck viết “From Diversity To Pluralism” (Từ đa dạng đến đa nguyên) [160], xuất bản trên Columbia University Press (Báo Đại học
  18. 13 Columbia) (số hiệu 1-800-944-8648), đăng tải trên link báo điện tử: https://static1.squarespace.com/static/5464ade0e4b055bfb204446e/t/566f654a5a566 8192a192286/1450141002478/From+Diversity+to+Pluralism.pdf. Tác giả bài báo so sánh hai thuật ngữ “đa nguyên” (pluralism) và “đa dạng” (diversity) và khẳng định đôi khi trong đời sống được sử dụng như thể chúng là từ đồng nghĩa, nhưng sự đa dạng đơn giản chỉ là số nhiều, là các dạng biểu hiện. Đa nguyên là sự tham gia tạo ra một xã hội chung từ tất cả số nhiều đó. Tác giả ví dụ, trên cùng một con đường ở Silver Spring, Maryland có nhà thờ Công giáo Việt Nam, chùa Phật giáo Campuchia, nhà thờ Chính thống Ukraine, Trung tâm Cộng đồng Hồi giáo, nhà thờ Disciples of Christ và đền thờ Mangal Mandir Hindu đều nằm trong cùng một khu phố. Đây chắc chắn là sự đa dạng, nhưng không có bất kỳ sự tham gia hay mối quan hệ nào với nhau, nó có thể không phải là một ví dụ của đa nguyên. Đa nguyên chỉ là một trong những phản ứng có thể có đối với sự đa dạng này. Một số người có thể cảm thấy bị đe dọa bởi sự đa dạng, hoặc thậm chí là thù địch với nó. Xuyên suốt lịch sử nước Mỹ đã có những nhóm bày tỏ định kiến và không khoan dung đối với những người mới đến của các tôn giáo và văn hóa khác. Những người khác có thể mong đến ngày khi tất cả những khác biệt này mờ dần và nền văn hóa chủ yếu là Kitô giáo. Rõ ràng chủ nghĩa đa nguyên sẽ thu hút những người thuộc các tôn giáo và văn hóa khác nhau trong việc tạo ra một xã hội chung - không phải là một thứ có sẵn, mà là một thành tựu. Năm 2007, trên Tuần báo ICFAI Journal of History and Culture (Tuần báo Lịch sử và Văn hóa) số 1, trang 25-43, tiến sĩ V.S.Harrison, Department of Philosophy, University of Glasgow Glasgow, Scotland, UK (Khoa Triết học, trường đại học Glasgow Glasgow, Scotland, Anh) viết bài “Theorising Religious Diversity in a Multicultural World” (Lý thuyết hóa đa dạng tôn giáo trong thế giới đa văn hóa) [162], đăng tải trên link báo điện tử: https://www.resea rchgate.net/publication/38415694_T heorising_religious_diversity_in_a_multicultural_world. Bài viết này xem xét một loạt các phản ứng đối với các vấn đề tôn giáo và triết học được nảy sinh từ “đa nguyên tôn giáo” (religious pluralism). Bên cạnh các câu hỏi cụ thể được đặt ra từ đa nguyên tôn giáo là sự khác nhau giữa các truyền
  19. 14 thống của từng tôn giáo như thế nào, thì vấn đề chung hơn mà tất cả các trí thức tôn giáo phải đối mặt là làm thế nào để cung cấp một lý thuyết thuyết phục về mối quan hệ giữa các tôn giáo khác nhau trên thế giới. Bài viết đánh giá ngắn gọn chủ nghĩa “độc thần tôn giáo” (exclusivism) và chủ nghĩa “bao gồm” (inclusivism), trước khi tập trung vào các lý thuyết về đa nguyên tôn giáo. Sau khi làm rõ sự khác biệt giữa đa nguyên tôn giáo và chủ nghĩa “tương đối” (relativism) về tôn giáo, và so sánh, đánh giá các hình thức đa nguyên khác nhau, bài viết kết luận rằng mức độ thuyết phục của bất kỳ lý thuyết cụ thể nào về sự đa dạng tôn giáo sẽ phụ thuộc vào việc người ta thấy những giáo lý căn bản của tôn giáo thuyết phục như thế nào. Điều này ngụ ý rằng ưu tiên thực sự của các học giả khi nói đến các lý thuyết đối lập với đa nguyên tôn giáo là cố gắng hướng tới một sự hiểu biết chung về bản chất của tôn giáo. Năm 2015, Dale Tuggy viết “Theories of Religious Diversity” (Các lý thuyết về đa dạng tôn giáo) [160] xuất bản trên tạp chí của State University of New York at Fredonia (Hệ thống Đại học Bang New York ở Fredonia), đăng tải trên link báo điện tử: https://www.iep.utm.edu/reli-div/#H1. Đây là bài báo khoa học được trích dẫn rất nhiều trong nghiên cứu về đa dạng, đa nguyên tôn giáo trên thế giới tính đến nay. Cũng cùng tuyến quan điểm với V.S.Harrison ở bài viết nêu trên, tác giả Dale Tuggy nói về đa dạng tôn giáo trên các quan điểm “đa nguyên” (pluralism), “độc thần” (exclusivism) và “bao gồm” (inclusivism). Đa dạng tôn giáo được xem là những sự khác biệt đáng kể trong niềm tin và thực hành tôn giáo. Điều này luôn được công nhận bởi những người bên ngoài các cộng đồng nhỏ và cô lập nhất. Nhưng gần đây, sự phổ biến của thông tin do du lịch, các sách báo xuất bản và di cư đã buộc những người suy nghĩ thấu đáo phải nhìn nhận sâu sắc hơn về đa dạng tôn giáo. Các cách tiếp cận “đa nguyên” về đa dạng tôn giáo cho rằng, bất cứ tôn giáo nào cũng có giá trị, ý nghĩa như các tôn giáo khác trong giới hạn nào đó. Ngược lại, các cách tiếp cận “độc thần” cho rằng chỉ có một tôn giáo là có giá trị độc nhất. Cuối cùng, những người theo lý thuyết “bao gồm” cố gắng đứng trung lập bằng cách đồng ý với chủ nghĩa “độc thần” là chỉ một tôn giáo có giá trị nhất,
  20. 15 trong khi vẫn đồng ý với chủ nghĩa “đa nguyên” là các tôn giáo khác cũng có giá trị to lớn. Năm 2008, Lưu Bành xuất bản Tôn giáo Mỹ đương đại - nằm trong bộ sách Nước Mỹ đương đại tùng thư [23]. Đây là một công trình nghiên cứu chuyên sâu về tôn giáo Mỹ gồm 3 nội dung chính: quan hệ của người dân Mỹ với tôn giáo (tập trung trong chương 1), quá trình hình thành, phát triển của các tôn giáo Mỹ (tập trung trong chương 2, 3, 4, 5, 6), quan hệ của tôn giáo Mỹ với chính trị và xã hội (tập trung trong chương 7, 8). Tin lành được được nghiên cứu tổng hợp tập trung trong chương 3, được nhìn nhận là một nhân tố chủ đạo, sôi động và quan trọng nhất trong tôn giáo của nước Mỹ, góp phần làm nên tính đa nguyên với mức độ đa nguyên hóa ngày càng gia tăng trong tôn giáo Mỹ. Đây là một đặc điểm nổi bật của tôn giáo Mỹ đương đại. Mỹ cũng như một số nước khác trên thế giới, chiến tranh và di cư là nhân tố tác động tới tính đa dạng của các tổ chức, hệ phái Tin lành. Tác giả nhận định các tổ chức, hệ phái Tin lành đều phân tán, hoạt động độc lập, có xu hướng già hóa về kết cấu tuổi tác đối với các tổ chức, hệ phái chủ lưu, truyền thống. Số này bị ảnh hưởng sâu sắc bởi cuộc chiến tranh Nam Bắc Mỹ năm 1864, bởi các cuộc di cư, bởi các hệ văn hóa của các cộng đồng người khác nhau,... Trong quá trình phát triển, một số tổ chức, hệ phái tỏ ra thích ứng với dòng văn hóa chủ lưu, số khác lại trở nên cực đoan. Đến khi nào các tổ chức, hệ phái cực đoan thay đổi địa vị, được xã hội thừa nhận thì hàng loạt tổ chức, hệ phái khác lại ra đời [23, tr.270]. Sự tác động qua lại giữa tôn giáo và xã hội, giữa các giáo phái diễn ra liên tục và xuyên suốt trong lịch sử tôn giáo của nước Mỹ. Năm 2011, Nguyễn Hồng Dương và P. Hofman đã xuất bản Đa dạng tôn giáo: So sánh Pháp - Việt Nam. Đây là công trình tập hợp các bài viết tham dự Hội thảo của Dự án: “Tính hiện đại của tôn giáo và “đổi mới” - Sự chuyển bước của Phật giáo và Ki tô giáo ở Việt Nam”. Trong đó, liên quan trực tiếp tới Luận án có bài viết Một số vấn đề về cộng đồng Tin lành tại Việt Nam của Nguyễn Xuân Hùng, Đời sống tôn giáo Việt Nam những thách thức đầu tiên của xu thế đa dạng hóa (pluralism) của Đỗ Quang Hưng và một số bài viết của các tác giả khác.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2