intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án tiến sĩ Triết học: Nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: Phong Tỉ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:171

155
lượt xem
43
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận chung về công vụ, đạo đức công vụ, nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân Việt Nam hiện nay, luận án khảo sát thực trạng, đề xuất phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Triết học: Nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân Việt Nam hiện nay

  1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH VŨ VĂN ĐIỆP N¢NG CAO §¹O §øC C¤NG Vô CHO C¸N Bé, CHIÕN SÜ C¤NG AN NH¢N D¢N VIÖT NAM HIÖN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ HÀ NỘI - 2019
  2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH VŨ VĂN ĐIỆP N¢NG CAO §¹O §øC C¤NG Vô CHO C¸N Bé,CHIÕN SÜ C¤NG AN NH¢N D¢N VIÖT NAM HIÖN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ Mã số: 62 22 03 02 Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS TRẦN SỸ PHÁN HÀ NỘI - 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Vũ Văn Điệp
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .................................................................................. 6 1.1. Những công trình nghiên cứu về công vụ, đạo đức công vụ, nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, công chức, viên chức nói chung, cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân nói riêng ............................................ 6 1.2. Những công trình nghiên cứu đề cập đến thực trạng và một số giải pháp nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, công chức, viên chức nói chung, cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân nói riêng........................ 14 1.3. Khái quát tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án và những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục giải quyết ........................................... 26 Chương 2: NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ CHO CÁN BỘ, CHIẾN SĨ CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN.................................................................................. 28 2.1. Đạo đức và đạo đức công vụ .................................................................... 28 2.2. Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân việt nam và nội dung của việc nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân nước ta hiện nay ...................................................................................... 41 2.3. Những nhân tố tác động đến việc nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân Việt Nam hiện nay ................................. 49 Chương 3: NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ CHO CÁN BỘ, CHIẾN SĨ CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ........................................................ 60 3.1. Thực trạng nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân Việt Nam hiện nay ................................................................... 60 3.2. Một số vấn đề đặt ra đối với việc nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân Việt Nam hiện nay ............................... 105
  5. Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ CHO CÁN BỘ, CHIẾN SĨ CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY ............................. 113 4.1. Phương hướng chủ yếu nhằm nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân Việt Nam hiện nay ..................................... 113 4.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân Việt Nam hiện nay ............................... 120 KẾT LUẬN.................................................................................................... 150 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ....................................................................... 152 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................ 153
  6. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong cấu trúc nhân cách con người nói chung, người cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân nói riêng, đạo đức giữ vai trò hết sức quan trọng, nó được coi là "nhân", "lõi", là yếu tố "chưng cất", cô đặc của nhân cách. Nói theo cách nói của G.Bandzeladze thì: "Đạo đức là nội dung cốt yếu của tính cách con người" [5, tr.48]; Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói rằng: Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn, cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù có tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Đạo đức một phần được hình thành một cách tự phát, mặt khác đạo đức được hình thành một cách tự giác thông qua học tập, rèn luyện (tự rèn luyện) của các chủ thể đạo đức. Con đường tự giác giữ vai trò cực kỳ quan trọng, trong đó có việc nâng cao và tự nâng cao đạo đức của chủ thể đạo đức và chủ thể nâng cao. Lực lượng Công an nhân dân là những người cán bộ, chiến sĩ thường xuyên công tác, chiến đấu trong điều kiện vô cùng khắc nghiệt, gian khổ, không ít hiểm nguy, kể cả tính mạng và chịu sự tác động của nhiều yếu tố cả tích cực lẫn tiêu cực. Trong bối cảnh đó việc nâng cao đạo đức nghề nghiệp, đạo đức cách mạng phải được đặt lên hàng đầu. Bởi các phẩm chất, chuẩn mực đạo đức là cơ sở, là nền tảng trong cấu trúc nhân cách của con người nói chung, người cán bộ, chiến sĩ Công an nói riêng; là yếu tố cốt lõi quy định văn hóa ứng xử của mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an trong hoạt động thực thi công vụ. Với ý nghĩa đó việc nâng cao đạo đức cách mạng, nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ Công an là nhiệm vụ hết sức quan trọng, cấp thiết, góp phần xây dựng và củng cố "cái gốc", nền tảng vững chắc để mỗi người cán bộ, chiến sĩ Công an trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng có thể hoàn
  7. 2 thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao. Dẫu có khó khăn, gian khổ cũng không lùi bước. Tuy nhiên, hiện nay trước những tác động tiêu cực từ mặt trái của kinh tế thị trường cùng với đó là hoạt động "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, âm mưu "phi chính trị hóa" lực lượng vũ trang, chia rẽ tình đoàn kết gắn bó giữa Công an nhân dân với Quân đội nhân dân, giữa Công an với nhân dân và nhất là sự thiếu tu dưỡng, rèn luyện, của một bộ phận không nhỏ cán bộ, chiến sĩ Công an dẫn đến sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vẫn còn nghiêm trọng. Không ít cán bộ, chiến sĩ Công an thiếu trách nhiệm trong công việc, sách nhiễu, gây khó dễ, phiền hà trong giải quyết công việc; thậm chí vô cảm trước khó khăn, bức xúc của nhân dân; một số cán bộ, chiến sĩ thiếu gương mẫu trong chấp hành kỷ luật, kỷ cương, điều lệnh Công an nhân dân; ứng xử thiếu văn hóa, vi phạm nghiêm trọng những điều cán bộ, chiến sĩ không được làm. Tại Đại hội XII, Đảng ta chỉ rõ: Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí chưa bị đẩy lùi. Tội phạm và tệ nạn xã hội còn diễn biến phức tạp; đạo đức xã hội có mặt xuống cấp nghiêm trọng [33, tr.61]. Có thể nói, từ khi thành lập ngành Công an nhân dân đến nay, chưa bao giờ sự vi phạm điều lệnh ngành, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công vụ lại diễn ra một cách tinh vi và nghiêm trọng như hiện nay. Đã có nhiều thứ trưởng bị thi hành kỷ luật, nhiều tướng lĩnh là cán bộ chủ chốt ở một số đơn vị Công an bị bắt giam; không ít cán bộ, chiến sĩ bị tai tiếng về "mãi lộ" v.v... Tất cả điều đó đang làm giảm sút nghiêm trọng niềm tin của một bộ phận không nhỏ người dân đối với chế độ, với lực lượng Công an, là nguy cơ trực tiếp ảnh hưởng đến sự tồn vong của Đảng và chế độ.
  8. 3 Để chấn chỉnh và ngăn chặn kịp thời những biểu hiện tiêu cực, lệch chuẩn về đạo đức trong hoạt động thực thi công vụ, lối sống, văn hóa ứng xử của một bộ phận cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân; để xây dựng lực lượng Công an "vừa hồng, vừa chuyên" vừa có năng lực chuyên môn giỏi, vừa có đạo đức cách mạng, đạo đức công vụ trong sáng, luôn luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao trong tình hình mới thì việc nâng cao đạo đức trong hoạt động thực thi công vụ đang trở thành một đòi hỏi bức thiết không chỉ của nền hành chính quốc gia, mà còn là nhu cầu của toàn xã hội. Với các lý do đó, tác giả chọn vấn đề "Nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân Việt Nam hiện nay" làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ triết học của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận chung về công vụ, đạo đức công vụ, nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân Việt Nam hiện nay, luận án khảo sát thực trạng, đề xuất phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. - Phân tích làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về công vụ, đạo đức công vụ, nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân Việt Nam. - Phân tích thực trạng nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân Việt Nam thời gian qua, đồng thời chỉ ra những nguyên nhân của thực trạng đó. - Đề xuất phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân Việt Nam trong thời gian tới.
  9. 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu vấn đề nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân Việt Nam hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Đạo đức công vụ của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp trên cả nước. Thời gian chủ yếu từ năm 2010 đến nay (đây là khoảng thời gian cho thấy sự vi phạm về đạo đức công vụ ngày càng nghiêm trọng hơn). 4. Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về đạo đức, về công vụ, đạo đức công vụ. Đồng thời, luận án có kế thừa một số kết quả của các công trình nghiên cứu đã được công bố có liên quan trực tiếp đến nội dung mà đề tài luận án nghiên cứu. 4.2. Cơ sở thực tiễn - Nghiên cứu và sử dụng các số liệu trong các văn bản, báo cáo tổng kết đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên của cơ quan đào tạo các học viện, nhà trường và các cơ quan quản lý thuộc Bộ Công an. - Nghiên cứu và sử dụng các số liệu trong các văn bản, báo cáo tổng kết công tác nội chính, công tác phòng chống tham nhũng và tổng hợp một số phản ánh của cơ quan truyền thông có liên quan đến đề tài luận án từ năm 2010 đến nay. - Xin ý kiến của các nhà khoa học trong và ngoài lực lượng về một số vấn đề thuộc nội dung nghiên cứu. 4.3. Phương pháp nghiên cứu Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp các phương pháp thống
  10. 5 kê, phân tích, tổng hợp, ý kiến của các chuyên gia, phương pháp kết hợp lôgíc và lịch sử để thực hiện mục đích và nhiệm vụ đặt ra. 5. Những đóng góp về khoa học của luận án - Luận án góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về đạo đức công vụ, nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân Việt Nam, chỉ ra thực trạng nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân Việt Nam hiện nay. - Đề xuất phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân Việt Nam hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Luận án phân tích làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về đạo đức công vụ, nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân Việt Nam, chỉ ra thực trạng nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân Việt Nam hiện nay hướng tới xây dựng Công an nhân dân Việt Nam chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. - Kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến đạo đức công vụ nói chung, đạo đức công vụ của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân nói riêng. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục các công trình khoa học đã được công bố của tác giả, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận án gồm 4 chương, 10 tiết.
  11. 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÔNG VỤ, ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ, NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ CHO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NÓI CHUNG, CHO CÁN BỘ, CHIẾN SĨ CÔNG AN NHÂN DÂN NÓI RIÊNG 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về công vụ, đạo đức công vụ, nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, công chức, viên chức nói chung Đạo đức công vụ là những giá trị đạo đức và chuẩn mực pháp lý được áp dụng cho cán bộ, công chức hoạt động trong lĩnh vực công vụ. Người cán bộ, công chức có đạo đức công vụ là những người thể hiện lương tâm và trách nhiệm của mình vì lợi ích chung và lợi ích của người khác, ý thức rõ về cái cần phải làm và mong muốn được làm vì những lợi ích đó. Vì vậy, vấn đề nâng cao đạo đức nói chung và nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân nói riêng, thời gian qua đã có nhiều tác giả, các tổ chức quản lý quan tâm nghiên cứu và tiếp cận ở những góc độ khác nhau. Có thể nêu ra một số công trình tiêu biểu, như: Cuốn sách: "Văn hóa Việt Nam trong tiến trình đổi mới" của tác giả Hồ Sĩ Vịnh [161], ví đạo đức công chức như một cái phanh hãm để ngăn chặn sự suy thoái của thể chế, của bản thân công chức. Sức mạnh đó đủ để tự bảo vệ để con người công chức và thể chế nhà nước không tự đánh mất mình, không làm hủy hoại bản thân v.v… và chính nó là động lực tinh thần, giá trị văn hóa cho sự phát triển của xã hội và hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước. Trong cuốn sách: "Sự biến đổi thang giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường với việc xây dựng đạo đức mới cho cán bộ quản lý nước ta hiện nay" của Nguyễn Chí Mỳ [98], đã chỉ ra sự suy thoái về đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, công chức, đảng viên trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của Đảng, làm giảm
  12. 7 sút lòng tin của nhân dân, tổn thương mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân, làm suy giảm sức chiến đấu và vai trò lãnh đạo của Đảng. Cuốn: "Đạo đức trong nền công vụ" của Tô Tử Hạ, Trần Anh Tuấn, Nguyễn Thị Kim Thảo [44]. Trong cuốn sách này, các tác giả đưa ra các quy định về chuẩn mực đạo đức của người cán bộ công chức trong thực thi công vụ như: Về phẩm chất chính trị; về năng lực quản lý; về trình độ và khả năng chuyên môn; về hiệu quả công tác. Ngoài ra, các tác giả còn nêu ra thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, công chức nước ta hiện nay. Tuy không trực tiếp đề cập đến đạo đức công vụ là gì, nhưng trong cuốn: "Đạo đức người cán bộ lãnh đạo chính trị hiện nay. Thực trạng và giải pháp" của Nguyễn Thế Kiệt [73], Nhà xuất bản Chính trị quốc gia ấn hành năm 2005, đã phân tích rõ vai trò, nội dung và tiêu chí đạo đức của người cán bộ lãnh đạo chính trị trong điều kiện kinh tế thị trường và khẳng định tầm quan trọng của đạo đức đối với người cán bộ lãnh đạo chính trị ở nước ta hiện nay. Cuốn: "Nghiên cứu, so sánh quy định về đạo đức công vụ của một số quốc gia và Việt Nam" do Đỗ Thị Ngọc Lan làm chủ biên [76]. Cuốn sách gồm 3 chương, trong đó chương 1 các giả bàn đến một số vấn đề chung về những khái niệm, thuật ngữ đề cập đến công vụ, đạo đức công vụ, hệ thống quản lý đạo đức công vụ. Đây là những tư liệu tham khảo có giá trị đối với tác giả luận án khi bàn đến các khái niệm này trong công trình khoa học của mình. Trong cuốn "Văn hóa, đạo đức và niềm tin xã hội trước yêu cầu phát triển của đất nước hiện nay" do Nhà xuất bản Lý luận chính trị ấn hành năm 2018 [60], có bài "Văn hóa công vụ ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp phát triển" cũng đã trực tiếp đề cập đến văn hóa công vụ trong đó có đạo đức công vụ. Theo tác giả, bên cạnh những ưu điểm mà công chức và nền công vụ của chúng ta đạt được, thì "đạo đức công vụ của một bộ phận đội ngũ cán bộ, công chức đang là vấn đề quan ngại" [60, tr.173].
  13. 8 Bài: "Đạo đức công vụ và vấn đề nâng cao đạo đức công vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay" của Nguyễn Hữu Khiển [68]. Trong bài viết này, tác giả trực tiếp đề cập đến vấn đề nâng cao đạo đức công vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay. Ngoài ra tác giả còn đi sâu phân tích mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể, lợi ích xã hội và nhấn mạnh, trong bất cứ hoàn cảnh nào, người cán bộ, công chức cũng phải nâng cao đạo đức công vụ vì một nền hành chính trong sạch, vững mạnh. Trong bài: "Vấn đề nâng cao đạo đức công vụ trong cải cách hành chính ở nước ta hiện nay" tác giả Lê Thị Hằng [50] đã góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề liên quan đến khái niệm công chức, công vụ. Cách tiếp cận của tác giả bài viết là những tư liệu tham khảo có giá trị nhất định khi đề cập đến vấn đề nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ ngành Công an nước ta hiện nay. Bài "Xây dựng đạo đức công vụ theo chuẩn mực đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh" của tác giả Nguyễn Duy Hạnh [47] đã góp phần làm sáng tỏ khái niệm đạo đức công vụ, chỉ ra sự cần thiết phải xây dựng đạo đức công vụ theo chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh. Hay bài "Một số vấn đề về đạo đức công vụ trong giai đoạn hiện nay" của tác giả Bùi Thị Long [81], ngoài việc đưa ra và phân tích khái niệm đạo đức công vụ, tác giả đi sâu phân tích thực trạng đạo đức công vụ của đội ngũ công chức nước ta hiện nay và trên cơ sở đó đề ra giải pháp để nâng cao đạo đức công vụ cho đối tượng này. Bài "Nâng cao đạo đức công vụ của đội ngũ công chức hiện nay" của tác giả Trần Sỹ Phán [108] đã bàn về thực chất của "Nâng cao đạo đức công vụ là quá trình tác động tích cực, có mục đích của các chủ thể tới đối tượng với nội dung, hình thức và phương pháp thích hợp nhằm làm biến đổi đời sống đạo đức của đội ngũ công chức theo hướng ngày càng hoàn thiện hơn" [108, tr.50-51]. Ngoài việc phân tích, góp phần làm sáng tỏ khái niệm đạo đức công vụ, tác giả còn làm rõ những ưu điểm cũng như hạn chế trong đời sống
  14. 9 đạo đức công vụ của đội ngũ công chức nước ta hiện nay từ đó đề ra giải pháp nhằm phát huy ưu điểm, hạn chế khuyết điểm về đạo đức công vụ của đối tượng trên trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong bài "Trách nhiệm công vụ trong thực thi chính sách công" của Trương Quốc Chính và Trương Thị Quỳnh Hoa đăng ở tạp chí Thông tin khoa học chính trị, số 9-2018 [15], các tác giả đã trực tiếp bàn đến đạo đức công vụ và cho rằng: Để khắc phục mâu thuẫn lợi ích trong thực thi công vụ thì bản thân chủ thể công chức phải xác định rõ và cụ thể những tiêu chí về đạo đức công vụ của người công chức [15, tr.28]. Trong đề tài khoa học cấp bộ: "Nghiên cứu khảo sát xây dựng nội dung, chương trình môn học đạo đức công vụ, công chức" do Hoàng Quang Đạt làm chủ biên [35]. Trong đề tài này nhóm tác giả đã đi sâu phân tích thực trạng đạo đức trong nền công vụ ở nước ta hiện nay và đưa ra các tiêu chí về đạo đức công vụ. Các tiêu chí đó là: Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Hội thảo khoa học với chủ đề: "Đạo đức công chức trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay" của Học viện Hành chính [61]. Hội thảo đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học. Nhiều tham luận trong Hội thảo đã đề cập trực tiếp đến khái niệm đạo đức công vụ; đến thực trạng đạo đức công vụ của đội ngũ công chức trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay. Một số tham luận đã đề xuất giải pháp ngăn chặn sự suy thoái đạo đức công vụ đang diễn ra trong một bộ phận công chức nước ta hiện nay. Đây cũng là một trong những tư liệu tham khảo quý giá cho nghiên cứu sinh trong quá trình triển khai đề tài luận án của mình. Luận án tiến sĩ Triết học: "Trách nhiệm công vụ và đạo đức công vụ ở nươc ta hiện nay" của tác giả Cao Minh Công [21], cho rằng cần chú trọng việc xây dựng, bồi dưỡng đạo đức cho công chức nhằm đạt mục đích trong thực thi công vụ là phục vụ nhân dân với tinh thần liêm chính; công chức nhà nước phải tôn trọng nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến
  15. 10 và chịu sự giám sát của nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng; mức độ hiệu quả trong thực thi công vụ của công chức trên cơ sở các quy định pháp lý đối với công chức, cũng như đánh giá của dư luận xã hội về hành vi và lương tâm của công chức đối với một công vụ nhất định. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về công vụ, đạo đức công vụ, nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ ngành Công an Cùng với các nghiên cứu liên quan đến công vụ, đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức nói chung. Trong những năm gần đây, các nghiên cứu về công vụ, đạo đức công vụ của người cán bộ, chiến sĩ ngành Công an nói riêng cũng đã được công bố. Trong số đó, có thể kể đến một số công trình sau: Cuốn: "Một số vấn đề về xây ựng lực lượng ông an nhân dân" của Trần Quốc Hoàn 57]. Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của mình, đồng chí Trần Quốc Hoàn đã dày công xây dựng, phát triển lực lượng Công an nhân dân, góp phần cụ thể hóa tư tưởng Hồ Chí Minh về Công an nhân dân trong thực tiễn công tác Công an. Cuốn sách là tập hợp những bài nói, bài viết tổng kết vấn đề xây dựng lực lượng Công an nhân dân vững mạnh về mọi mặt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, giỏi chuyên môn, nghiệp vụ, trong sáng về đạo đức. Những bài viết, bài nói đó cho đến nay vẫn có ý nghĩa sâu sắc, giá trị cao về công tác xây dựng lực lượng Công an nhân dân Việt Nam nói chung, nâng cao đạo đức cách mạng, đạo đức nghề nghiệp cho lực lượng Công an nói riêng. Cuốn: "Chủ tịch Hồ Chí Minh với Công an nhân dân" của Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân [142] được biên soạn trên cơ sở tập hợp hai mươi lăm bài nói, bài viết, bài phát biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh về Công an nhân dân. Đặc biệt là tư cách người Công an cách mệnh với những phẩm chất đạo đức công vụ cần, kiệm, liêm, chính và những nội dung huấn luyện cho học viên Công an, việc thực hiện nhiệm vụ chính trị gắn với xây dựng bộ máy "Công an Việt Nam là Công an nhân dân", vai trò vị trí của ngành Công an và những vấn đề cơ bản về công tác Công an.
  16. 11 "Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng" của tác giả Anh Tuấn [151]. Ngoài việc trích dẫn một số bài viết, bài nói, thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng, cuốn sách còn tập hợp một số bài viết liên quan đến đạo đức nghề nghiệp ngành Công an, như: "Sáu điều Bác dạy - Di sản tinh thần vô giá để xây dựng lực lượng Công an nhân dân trong sạch, vững mạnh" của tác giả Lê Hồng Anh; "Tiếp tục đẩy mạnh phong trào Công an nhân dân học tập và thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy" của Trần Đại Quang; "60 năm lực lượng Công an nhân dân học tập và thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy" của Lê Quý Vương; "Một số vấn đề về phẩm chất đạo đức cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân trong tình hình hiện nay" của Trần Văn Nhuận, hay bài "Đạo đức cách mạng và yêu cầu giáo dục, r n luyện đạo đức của "người Công an cách mệnh" của Nguyễn Văn Giang v.v... Những bài viết trên đã phân tích về tư cách, đạo đức của người Công an cách mạng theo Sáu điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân. Đây là chuẩn mực về đạo đức, phương châm hành động và thái độ ứng xử mà mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an dù ở bất cứ cương vị, hoàn cảnh nào, trong suốt cuộc đời hoạt động của mình cũng đều phải rèn luyện, phấn đấu thực hiện. Đồng thời làm rõ giá trị tư tưởng và việc vận dụng Sáu điều Bác Hồ dạy trong công tác Công an của lực lượng Công an nhân dân trong giai đoạn hiện nay. Cuốn sách: "Tư cách người Công an cách mạng và đạo đức nghề nghiệp của người cán bộ Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp" của Trần Trọng Lan [77] đã trình bày những kiến thức cơ bản về hoàn cảnh ra đời, nội dung, ý nghĩa của Sáu điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân. Đồng thời đưa ra quan điểm về đạo đức cách mạng, những nguyên tắc cơ bản và nội dung của đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Đặc biệt trong cuốn sách này, các tác giả đã trình bày một số nội dung đạo đức nghề nghiệp của người cán bộ Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, bao gồm: Thứ nhất, họ là những người dũng cảm; Thứ hai, họ có lòng nhân ái, yêu thương con
  17. 12 người, bao dung độ lượng với những người lầm lỗi, giúp đỡ những người này trở thành những người lương thiện, có ích cho xã hội; Thứ ba, hoạt động công tác của họ đòi hỏi phải thường xuyên trau dồi đạo đức "cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư"; Thứ tư, hoạt động công tác của họ phải mẫu mực về tinh thần quốc tế trong sáng, là tấm gương cho mỗi cán bộ, chiến sĩ noi theo; Thứ năm, hoạt động công tác đòi hỏi phải có tính kiên trì, nhẫn nại và đảm bảo an toàn, bí mật; Thứ sáu, hoạt động công tác đòi hỏi phải luôn luôn tôn trọng nhân quyền (kể cả phạm nhân) và thứ bảy, hoạt động công tác đòi hỏi phải nói đi đôi với làm, phải nêu gương sáng về phẩm chất đạo đức. Ngoài một số cuốn sách trên, trong một số tạp chí cũng có đăng tải một số bài viết liên quan đến đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công vụ của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân. Trong bài: "Xây dựng mối quan hệ mật thiết giữa lực lượng Công an với nhân dân trong tình hình hiện nay" của tác giả Nguyễn Văn Ngọc [100] đã chỉ ra việc củng cố, phát triển quan hệ giữa Công an và nhân dân thì vấn đề cốt lõi là vấn đề lợi ích - coi trọng, đảm bảo lợi ích nhân dân trong toàn bộ hoạt động của lực lượng Công an nhân dân là nền tảng để nhân dân tin yêu và ủng hộ; hơn thế nữa, tác giả còn cho rằng Công an nhân dân cũng phải thực hiện tốt các đức tính cần, kiệm, liêm, chính; phong cách làm việc chuyên nghiệp, tận tụy không chỉ dừng lại ở tuyên truyền, giáo dục, vận động mà bằng các quy định, quy trình công tác cụ thể trong quan hệ, giao tiếp, tiếp xúc với nhân dân từ thái độ, cử chỉ, nét mặt đến tiếp nhận và giải quyết các công việc cho nhân dân. Bài: "Đổi mới nội ung, phương pháp giáo ục chính trị, tư tưởng trong lực lượng ông an nhân ân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới" của tác giả Trương Giang Long 83]. Đã khái quát bối cảnh tình hình an ninh của đất nước và chỉ ra sự cần thiết phải xây dựng lực lượng Công an nhân dân trong sạch, vững mạnh, chính qui, tinh nhuệ, hiện tại. Từ đó đặt ra yêu cầu cho lực lượng này là phải tăng cường sức đề kháng và năng lực tự
  18. 13 bảo vệ trước các thế lực thù địch, trước cám dỗ vật chất. Bên cạnh đó tác giả còn chỉ ra sự cần thiết phải giáo dục lòng trung thành với Tổ quốc, với Đảng, với Nhà nước và nhân dân - với tư cách là những chuẩn mực đạo đức của người cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân. Ngoài ra một số phẩm chất đạo đức khác như cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, giàu lòng nhân ái, nêu cao tinh thần, trách nhiệm với công việc, luôn trau dồi đạo đức cách mạng, đặt lợi ích của tập thể lên hàng đầu v.v cũng đã được tác giả đề cập đến. Ngoài bài viết trên, tác giả Trương Giang Long còn có bài: "Xây ựng đội ngũ cán bộ, chiến sĩ ông an nhân ân vững vàng về bản lĩnh chính trị - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn" [82]. Trong bài viết này, tác giả đã phân tích bản lĩnh chính trị có vai trò quan trọng, cốt lõi nhất trong mô hình nhân cách của người Công an cách mạng và việc xây dựng đội ngũ cán bộ, chiến sĩ Công an vững vàng về bản lĩnh chính trị có ý nghĩa quan trọng hàng đầu của công tác xây dựng lực lượng trong bối cảnh thế giới và khu vực có những diễn biến mới, phức tạp, khó lường; những tác động từ mặt trái của kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế thẩm thấu ngày càng mạnh làm thay đổi nhận thức, tư tưởng, hành động của một bộ phận lực lượng Công an, tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" có xu hướng biểu hiện rõ nét và nghiêm trọng hơn; một số vấn đề cơ bản cần quán triệt thực hiện có hiệu quả trong thời gian tới. Bài viết "Xây ựng và nhân lên hình ảnh của người ông an nhân ân cách mạng, tuyệt đối trung thành với Đảng, vì nước quên thân, vì ân phục vụ" của tác giả Trần Vi Dân 25] đã khái quát những kết quả đạt được trong thực tiễn công tác mọi mặt của lực lượng Công an nhân dân và đặt ra những yêu cầu cấp thiết trong việc tiếp tục xây dựng, củng cố và nâng cao hơn nữa hình ảnh về người chiến sĩ Công an trong lòng nhân dân. Bài "Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ hí Minh góp phần bồi đắp, nâng cao bản lĩnh chính trị đối với cán bộ, chiến sĩ ông an nhân ân" của tác giả Nguyễn Danh
  19. 14 Cộng 22] đã tập trung bàn về những kết quả đạt được và những hạn chế tác động đến việc r n luyện bản lĩnh chính trị cho cán bộ, chiến sĩ Công an. Tác giả Hoàng Chí Bảo có bài: "Giáo dục đạo đức cách mạng người cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân trong tình hình mới" [6]. Bài viết đã chỉ ra những vấn đề cốt yếu giáo dục đạo đức cách mạng người cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân hiện nay, đó là: Giáo dục lòng yêu nước, thương dân, Ái quốc và Ái dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh; giáo dục phẩm chất, lối sống của người cán bộ, chiến sĩ Công an: Cần, kiệm, liêm, chính; rèn luyện đức tính trung thực và khiêm tốn, tinh thần tập thể, sự đoàn kết; thực hiện lối sống giản dị, trong sạch. Từ góc độ đạo đức, sự luận giải của tác giả bài viết là một trong những tư liệu tham khảo hết sức quý báu cho tác giả luận án khi xác định nội dung đạo đức cần nâng cao cho cán bộ, chiến sĩ Công an nước ta hiện nay. Bài: "Đạo đức công vụ và một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân hiện nay" của tác giả Trần Sỹ Phán [109]. Ngoài việc chỉ ra cách tiếp cận khái niệm đạo đức công vụ, giải pháp để nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân, tác giả bài viết còn chỉ ra sự cần thiết phải nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân nước ta hiện nay. Sự cần thiết ấy xuất phát từ vị trí, vai trò của người cán bộ, chiến sĩ Công an trong giữ gìn an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; từ thực trạng đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ, chiến sĩ Công an và xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ mới của cách mạng Việt Nam. 1.2. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ CẬP ĐẾN THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ CHO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NÓI CHUNG, CHO CÁN BỘ, CHIẾN SĨ CÔNG AN NHÂN DÂN NÓI RIÊNG 1.2.1. Một số nghiên cứu đề cập đến thực trạng nâng cao đạo đức công vụ nói chung, cho cán bộ, chiến sĩ ngành Công an nói riêng So với các công trình nghiên cứu về đạo đức của cán bộ, đảng viên trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện
  20. 15 nay thì những nghiên cứ liên quan đến đạo đức công vụ, nhất là đạo đức công vụ của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân có số lượng khiêm tốn hơn rất nhiều. Tuy nhiên, để góp phần xây dựng nền hành chính dân chủ, hiện đại, chuyên nghiệp, năng động, phục vụ nhân dân, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, một số nghiên cứu về đạo đức công vụ, giải pháp nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ công chức nói chung, cho cán bộ, chiến sĩ Công an nói riêng đã được công bố. Trong cuốn: "Văn hóa ứng xử Công an nhân dân Việt Nam" do Trần Đại Quang chủ biên [119]. Sau khi khái quát về văn hóa ứng xử của người Việt Nam nói chung, các tác giả đi sâu phân tích văn hóa ứng xử của người Công an nhân dân và coi văn hóa ứng xử của người Công an nhân dân và việc xây dựng văn hóa ứng xử là vũ khí tư tưởng, đạo đức sắc bén, hành trang của Công an nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc. Đây là một trong những tư liệu tham khảo quý báu cho tác giả luận án khi phân tích một số nội dung nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ Công an nước ta hiện nay, nhất là nội dung "Nâng cao thái độ tôn trọng nhân dân, có hành vi ứng xử, giao tiếp đẹp đối với nhân dân" v.v… Cuốn sách: “Tư tưởng Hồ hí Minh về ông an nhân ân"của tác giả Tô Lâm [79], công trình nghiên cứu được chia thành sáu chương, tập trung trình bày và phân tích về những nội dung và giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về lực lượng Công an nhân dân. Trong đó nhấn mạnh vấn đề rèn luyện đạo đức người Công an nhân dân theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Trong các bài như: "Tăng cường công tác xây ựng lực lượng ảnh sát nhân ân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới"của tác giả Trần Đại Quang [115]; "Xây ựng lực lượng ảnh sát nhân ân trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới" của Phạm Quý Ngọ 99]; "Xây ựng lực lượng ông an nhân ân vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới" của Trần Đại Quang 118],
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2