intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Triết học: Nghệ thuật với vấn đề giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho sinh viên ở nước ta hiện nay

Chia sẻ: Cẩm Tú | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:178

73
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án nghiên cứu và trình bày những vấn đề lý luận cơ bản của nghệ thuật và thị hiếu thẩm mỹ, giáo dục thị hiếu thẩm mỹ, làm rõ mối quan hệ giữa nghệ thuật với giáo dục thị hiếu thẩm mỹ thông qua việc phân tích vai trò của nghệ thuật đối với giáo dục thị hiếu thẩm mỹ. Điều tra, tổng hợp và phân tích thực trạng vận dụng nghệ thuật trong giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho sinh viên ở Việt Nam hiện nay. Đề xuất một số giải pháp vận dụng nghệ thuật trong giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho sinh viên đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội ở Việt Nam hiện nay

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Triết học: Nghệ thuật với vấn đề giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho sinh viên ở nước ta hiện nay

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐẶNG THỊ MINH TUẤN I NGHỆ THUẬT VỚI VẤN ĐỀ GIÁO DỤC THỊ HIẾU THẨM MỸ CHO SINH VIÊN Ở NƢỚC TA HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2018
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐẶNG THỊ MINH TUẤN I NGHỆ THUẬT VỚI VẤN ĐỀ GIÁO DỤC THỊ HIẾU THẨM MỸ CHO SINH VIÊN Ở NƢỚC TA HIỆN NAY Ngành: Mỹ học Mã số: 9 22 90 07 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Nguyễn Thu Nghĩa 2. GS. TS. Đỗ Huy Hùng HÀ NỘI - 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án NCS Đặng Thị Minh Tuấn
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .............................................................................................................. 6 1.1 Những nghiên cứu lý luận cơ bản về nghệ thuật, thị hiếu thẩm mỹ, giáo dục thị hiếu thẩm mỹ và vai trò của nghệ thuật đối với giáo dục thị hiếu thẩm mỹ ...................................................................................................... 6 1.2. Những nghiên cứu về thực trạng thị hiếu thẩm mỹ và thực trạng vận dụng nghệ thuật trong giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho sinh viên ở nước ta hiện nay ............................................................................................................ 24 1.3. Những nghiên cứu về nguyên tắc và giải pháp vận dụng nghệ thuật trong giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho sinh viên ở nước ta hiện nay ................. 28 1.4. Những vấn đề luận án cần nghiên cứu ...................................................... 33 Chƣơng 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NGHỆ THUẬT, THỊ HIẾU THẨM MỸ VÀ VAI TRÒ CỦA NGHỆ THUẬT TRONG GIÁO DỤC THỊ HIẾU THẨM MỸ ............................................................. 36 2.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về nghệ thuật .............................................. 36 2.2. Những vấn đề lý luận cơ bản về thị hiếu thẩm mỹ và giáo dục thị hiếu thẩm mỹ ............................................................................................................ 51 2.3. Vai trò của nghệ thuật trong giáo dục thị hiếu thẩm mỹ ........................... 73 Chƣơng 3: NGHỆ THUẬT VỚI GIÁO DỤC THỊ HIẾU THẨM MỸ CHO SINH VIÊN Ở NƢỚC TA HIỆN NAY: THỰC TR NG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA........................................................................................... 87 3.1. Những nhân tố tác động đến thị hiếu thẩm mỹ và vận dụng nghệ thuật trong giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho sinh viên ở nước ta hiện nay ................. 87 3.2. Thực trạng vận dụng nghệ thuật trong giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho sinh viên ở nước ta hiện nay ............................................................................. 96 3.3. Một số vấn đề đặt ra khi vận dụng nghệ thuật trong giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho sinh viên ở nước ta hiện nay ..................................................... 113
  5. Chƣơng 4: NGUYÊN TẮC VÀ GIẢI PHÁP VẬN DỤNG NGHỆ THUẬT TRONG GIÁO DỤC THỊ HIẾU THẨM MỸ CHO SINH VIÊN Ở NƢỚC TA HIỆN NAY................................................................................. 123 4.1. Nguyên tắc vận dụng nghệ thuật trong giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho sinh viên.......................................................................................................... 123 4.2. Giải pháp vận dụng nghệ thuật trong giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho sinh viên.......................................................................................................... 133 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 148 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ................................ 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 152 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 161
  6. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nghệ thuật là thế giới của cái đẹp. Ở đó, cái đẹp hiện ra với tất cả vẻ lung linh, diệu kỳ của nó qua tài năng sáng tạo tuyệt vời của người nghệ sĩ. Trong nghệ thuật, cái đẹp được điển hình hoá. Bất kỳ một tác phẩm nghệ thuật nào cũng hướng đến việc xây dựng và biểu hiện một hình tượng đẹp. Nghệ thuật chân chính được xem như là một trong những yếu tố cơ bản góp phần định hướng tốt đẹp cho hoạt động của con người, xây dựng tâm hồn của mỗi con người, làm cho mỹ cảm phong phú hơn, nhân văn hơn. Ở nước ta hiện nay, sự phát triển, mở rộng các quan hệ giao lưu, hội nhập trên mọi lĩnh vực như: kinh tế, văn hóa, khoa học, giáo dục… đã có tác động không nhỏ đến hệ thống các giá trị của xã hội trong đó có các giá trị thẩm mỹ. Trước tình hình đó, Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đã khẳng định: hiện nay vấn đề xây dựng, giữ gìn và phát huy hệ giá trị tốt đẹp về thị hiếu thẩm mỹ trong quá trình xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện và nền văn hóa mới tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trở nên cấp bách. Nghiên cứu sự biến đổi của hệ thống giá trị trong văn hóa Việt Nam thông qua nghiên cứu về nghệ thuật, về thị hiếu thẩm mỹ, giáo dục thẩm mỹ vừa có ý nghĩa lý luận vừa có ý nghĩa thực tiễn. Giáo dục đại học là hình thành đội ngũ nhân lực toàn diện đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội trong tương lai. Công tác giáo dục ở bậc đại học không chỉ chú trọng đến chuyên môn nghề nghiệp mà còn phải chú trọng đến giáo dục phẩm chất đạo đức và thị hiếu thẩm mỹ, tạo nền tảng xác lập thế giới quan và xây dựng lý tưởng sống để sinh viên trở thành những con người có ích cho xã hội. Những cơ hội và thách thức mới của quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế càng đòi hỏi công tác giáo dục đại học phải đảm nhận sứ mệnh đào tạo nên những con người phát triển toàn diện “đẹp về nhân cách, đạo đức, tâm hồn; cao về trí tuệ, năng lực, kỹ năng sáng tạo, khỏe về thể chất” [19, tr.29] cho xã hội. Do đó, giáo dục đại học không thể bỏ qua đời sống tinh thần của sinh viên, trong đó thị hiếu thẩm mỹ là một yếu tố quan trọng. 1
  7. Đời sống thẩm mỹ của giới trẻ nói chung và sinh viên nói riêng ở nước ta hiện nay đang có nhiều diễn biến phức tạp. Quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, giao lưu văn hoá diễn ra với nhiều hình thức đã có những tác động tích cực lẫn tiêu cực đến nhận thức và thị hiếu thẩm mỹ của sinh viên. Có những kiểu thị hiếu thẩm mỹ mới lạ, thậm chí là lệch lạc phát triển trong đời sống thẩm mỹ của các bạn trẻ. Nhiều sinh viên đã không tạo cho mình khả năng tự phòng ngừa, "miễn dịch" hiệu quả trước những sản phẩm phản nghệ thuật, độc hại. Một bộ phận sinh viên chạy theo thị hiếu thấp hèn, lối sống thực dụng, cá nhân, vị kỷ, có quan niệm lệch lạc về cái đẹp, cái xấu, cái bi, cái hài... Giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho sinh viên ở nước ta hiện nay là một yêu cầu cần thiết nhằm góp phần tạo ra sự cân bằng giữa đào tạo chuyên môn và giáo dục lối sống, xây dựng lý tưởng trong sinh viên, giúp cho công tác giáo dục ở các trường đại học và cao đẳng ngày càng hoàn thiện về mọi mặt đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực toàn diện cho xã hội. Có nhiều cách để giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho sinh viên nhưng với tính cách là biểu hiện đặc trưng của quan hệ thẩm mỹ, nghệ thuật là cầu nối giữa con người với thế giới cái đẹp, giúp sinh viên phát triển năng lực cảm thụ và sáng tạo thẩm mỹ đồng thời xác lập môi trường văn hoá cho thị hiếu thẩm mỹ của sinh viên, là nền tảng cơ bản định hướng thị hiếu thẩm mỹ, xây dựng nhân cách của sinh viên. Nhận thức rõ vai trò của nghệ thuật trong giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho sinh viên mang ý nghĩa quan trọng của việc xây dựng con người phát triển toàn diện đối với quá trình phát triển của đất nước, Đảng ta luôn “khuyến khích tìm tòi, thể nghiệm những phương thức thể hiện và phong cách nghệ thuật mới, đáp ứng nhu cầu tinh thần lành mạnh đa dạng và bồi dưỡng lý tưởng, thị hiếu thẩm mỹ cho công chúng đặc biệt là thế hệ trẻ” [18, tr.224]. Từ thực tiễn đời sống thẩm mỹ và yêu cầu của công tác giáo dục đại học, trên cơ sở định hướng của Đảng về giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho thế hệ trẻ, tác giả chọn vấn đề: “Nghệ thuật với vấn đề giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho sinh viên ở nước ta hiện nay” làm đề tài nghiên cứu, góp phần làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn của yêu cầu xây dựng con người phát triển toàn diện trong thời kỳ mới. 2
  8. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích Mục đích của luận án là làm rõ mối quan hệ giữa nghệ thuật với giáo dục thị hiếu thẩm mỹ, chỉ ra vai trò của nghệ thuật trong giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho sinh viên, góp phần xây dựng và phát triển thị hiếu thẩm mỹ của sinh viên ở nước ta hiện nay trước yêu cầu xây dựng con người phát triển toàn diện. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích đó, nhiệm vụ của luận án là: - Tổng quan tình hình nghiên cứu về nghệ thuật, thị hiếu thẩm mỹ và vai trò của nghệ thuật đối với giáo dục thị hiếu thẩm mỹ. - Nghiên cứu và trình bày những vấn đề lý luận cơ bản của nghệ thuật và thị hiếu thẩm mỹ, giáo dục thị hiếu thẩm mỹ, làm rõ mối quan hệ giữa nghệ thuật với giáo dục thị hiếu thẩm mỹ thông qua việc phân tích vai trò của nghệ thuật đối với giáo dục thị hiếu thẩm mỹ. - Nghiên cứu, điều tra, tổng hợp và phân tích thực trạng vận dụng nghệ thuật trong giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho sinh viên ở Việt Nam hiện nay. - Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp vận dụng nghệ thuật trong giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho sinh viên đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội ở Việt Nam hiện nay. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Vai trò của nghệ thuật đối với giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho sinh viên ở Việt Nam hiện nay trên bình diện triết học. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Trong phạm vi đề tài đã chọn, về mặt lý luận, luận án nghiên cứu khía cạnh triết học của nghệ thuật và một số nội dung cơ bản của vấn đề giáo dục thị hiếu thẩm mỹ chủ yếu trên lập trường của thẩm mỹ học mácxít; phân tích mối liên hệ giữa nghệ thuật với quá trình giáo dục thị hiếu thẩm mỹ nhằm chỉ ra vai trò của nghệ thuật trong xây dựng thị hiếu thẩm mỹ của con người; về mặt thực tiễn, luận án nghiên cứu thực trạng vận dụng nghệ thuật trong giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho 3
  9. sinh viên ở Việt Nam trong hai thập niên đầu của thế kỷ XXI và đề xuất những giải pháp đối với việc vận dụng nghệ thuật trong giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho sinh viên nhằm phát huy thị hiếu thẩm mỹ tốt trong sinh viên phù hợp với quá trình phát triển đang diễn ra ở nước ta hiện nay. 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở lý luận Cơ sở lý luận của luận án là những nguyên lý triết học và mỹ học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục, giáo dục thẩm mỹ, văn hóa và nghệ thuật, đồng thời, có kế thừa những kết quả của một số công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan đến chủ đề luận án. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đồng thời, với từng phần cụ thể, luận án sử dụng những phương pháp tương ứng: - Phần trình bày về những vấn đề lý luận cơ bản của nghệ thuật, thị hiếu thẩm mỹ và vai trò của nghệ thuật đối với giáo dục thị hiếu thẩm mỹ, luận án sử dụng phương pháp lịch sử và lôgíc, phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, hệ thống hóa... - Phần trình bày về thực trạng vận dụng nghệ thuật trong giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho sinh viên ở Việt Nam hiện nay, luận án sử dụng phương pháp điều tra xã hội học, điều tra giáo dục, so sánh - đối chiếu, phân tích và tổng hợp, khái quát hóa... - Phần trình bày về nguyên tắc và giải pháp vận dụng nghệ thuật trong giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho sinh viên, luận án sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, tham khảo, nghiên cứu tài liệu, phương pháp giả thuyết ... 5. Đóng góp mới của luận án - Góp phần hệ thống hóa lý luận về nghệ thuật, thị hiếu thẩm mỹ với tư cách là đối tượng của triết học - mỹ học, phân tích vai trò của nghệ thuật đối với vấn đề giáo dục thị hiếu thẩm mỹ theo quan điểm mácxít nhằm bổ sung một cách nhìn toàn diện hơn về triết học duy vật biện chứng cũng như chức năng giá trị của hệ thống triết học này. 4
  10. - Nghiên cứu thực trạng vận dụng nghệ thuật trong giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho sinh viên ở Việt Nam hiện nay, góp phần làm rõ vai trò của nghệ thuật đối với giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho sinh viên. - Đề xuất những giải pháp vận dụng nghệ thuật trong giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho sinh viên, góp phần định hướng thị hiếu thẩm mỹ trong sinh viên, phát huy những thị hiếu thẩm mỹ tốt, xây dựng chuẩn mực thẩm mỹ cho sáng tạo nghệ thuật và hoạt động sống của cá nhân cũng như góp phần bảo tồn, xây dựng và phát huy hệ giá trị tốt đẹp của xã hội ở Việt Nam hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận án - Về mặt lý luận: luận án phân tích vai trò của nghệ thuật đối với giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho sinh viên. - Về mặt thực tiễn: thông qua việc phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp vận dụng nghệ thuật trong giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho sinh viên, luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho giảng dạy và học tập các môn triết học, mỹ học ở các trường đại học hoặc làm tài liệu tham khảo phục vụ vào đánh giá, dự báo, định hướng thị hiếu thẩm mỹ cho các hoạt động thưởng thức, sáng tạo nghệ thuật và lối sống lành mạnh trong xã hội hiện nay. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án gồm 4 chương, 12 tiết. 5
  11. Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1 Những nghiên cứu lý luận cơ bản về nghệ thuật, thị hiếu thẩm mỹ, giáo dục thị hiếu thẩm mỹ và vai trò của nghệ thuật đối với giáo dục thị hiếu thẩm mỹ 1.1.1. Những nghiên cứu về nghệ thuật Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, nghệ thuật là một hoạt động nhận thức của con người bằng phương tiện hình tượng. Thế giới hình tượng nghệ thuật và các quy luật phát triển của thế giới nghệ thuật là nguồn cảm hứng vô tận cho các nghệ sĩ tự do sáng tạo, đồng thời là đề tài nghiên cứu của các học giả, các nhà khoa học quan tâm phân tích với nhiều khía cạnh khác nhau. Từ thời cổ đại, các nhà triết học Hy Lạp đã thể hiện sự quan tâm của mình đối với nghệ thuật. Tiêu biểu ở thời kỳ cổ đại Hy Lạp về nghệ thuật phải kể đến Nghệ thuật thi ca của Aristotle được dịch ra tiếng Việt lần đầu tiên vào năm 1964, Nxb Văn hoá nghệ thuật, Hà Nội. Mặc dù chủ yếu bàn về bi kịch trong thơ ca, nhưng trong tác phẩm này, Aristotle đã chỉ ra cốt lõi của nghệ thuật là thực hiện mô phỏng tự nhiên từ đối tượng đến phương thức và mục đích. Có thể nói, Nghệ thuật thi ca là viên gạch đầu tiên đặt nền móng cho sự phát triển của mỹ học duy vật và nghệ thuật trong lịch sử khoa học thế giới. Từ đó đến nay, các nhà mỹ học lớn như Diderot, Immanuel Kant, G.W.F.Hegel, C.Mác, Denis Huisman... đã có những nghiên cứu sâu sắc về nguồn gốc, bản chất của nghệ thuật, về các loại hình nghệ thuật và cả lịch sử phát triển của nghệ thuật. Đến Hegel, vấn đề bản chất của nghệ thuật được trình bày vô cùng sâu sắc cùng với quan niệm về cái đẹp và những luận giải về các ngành nghệ thuật riêng biệt trong các bài giảng của ông về mỹ học ở trường đại học Heisenberg và trường đại học Berlin từ năm 1817 đến năm 1829. Các bài giảng này sau đó đã được học trò của ông tập hợp lại và xuất bản thành cuốn Mỹ học. Cuốn sách này được Phan Ngọc dịch sang tiếng Việt và chia thành hai tập do nhà xuất bản Văn học xuất bản năm 1999. Tiếp thu các thành quả nghiên cứu của các nhà mỹ học trong lịch sử, C.Mác và Ph.Ăngghen coi nghệ thuật là một hình thái của ý thức xã hội. Trong các tác 6
  12. phẩm của mình, C.Mác và Ph.Ăngghen đưa ra nhiều suy nghĩ về nghệ thuật và mỹ học quanh câu hỏi: “cái gì biến nghệ thuật thành một giá trị vĩnh cửu bất chấp tính lịch sử của nó?” mà Mác đặt ra trong Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị (1858). Những suy nghĩ của C.Mác và Ph.Ăngghen về nghệ thuật sau này được các nhà nghiên cứu chủ nghĩa Mác tập hợp lại trong cuốn Về văn học nghệ thuật, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1977. Công trình này là một trong những tư liệu lý luận cơ bản cho việc nghiên cứu quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về mỹ học và nghệ thuật. Trên lập trường của chủ nghĩa Mác – Lênin, công trình Mỹ học cơ bản và nâng cao do M.F.Ốpxiannhicốp chủ biên, Phạm Văn Bích dịch, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2001 phân tích một cách đầy đủ và chi tiết lý luận về nghệ thuật theo quan điểm của các nhà lãnh đạo Liên bang Xôviết. Đây là giáo trình dành cho sinh viên các trường đại học khoa học xã hội và các trường nghệ thuật trong toàn Liên bang Xôviết trước đây. Trong công trình đồ sộ này, lý luận về nghệ thuật được trình bày với ba phần: đặc trưng của nghệ thuật, các loại hình nghệ thuật và bản chất xã hội của nghệ thuật. Ở đây, đặc trưng của nghệ thuật được các tác giả phân tích thông qua hình tượng nghệ thuật, quá trình sáng tạo nghệ thuật, tác phẩm nghệ thuật, nội dung và hình thức trong nghệ thuật và cảm thụ thẩm mỹ tác phẩm nghệ thuật. Theo các tác giả, hình tượng nghệ thuật là một biến thể của tư duy hình tượng và nó là biểu hiện cho đặc trưng của nghệ thuật. Tác phẩm nghệ thuật là nơi mà đặc trưng của nghệ thuật được bộc lộ thông qua sự thống nhất và tác động qua lại giữa nội dung và hình thức trong nghệ thuật. Nội dung nghệ thuật đóng vai trò chủ đạo, quyết định đối với hình thức nghệ thuật, đồng thời hình thức nghệ thuật có tính độc lập tương đối và tích cực. Nội dung nghệ thuật phản ánh, tái tạo các lĩnh vực khác nhau của thực tại tự nhiên và xã hội qua hình tượng nghệ thuật. Còn hình thức nghệ thuật là phương thức biểu hiện và tồn tại về vật chất của nội dung theo những quy luật của một loại hình và thể loại nghệ thuật nhất định. Sau khi ra đời, tác phẩm nghệ thuật có quá trình tác động nhiều mặt đến con người và xã hội. Vì vậy, đặc trưng của nghệ thuật còn được thể hiện qua việc con người cảm thụ thẩm mỹ các tác phẩm nghệ thuật. Cảm thụ thẩm mỹ là một hình thức hoạt động tâm lý đặc biệt của con người. Chính 7
  13. trong quá trình này, giá trị nghệ thuật của các tác phẩm nghệ thuật đi vào ý thức của con người cụ thể một cách tự nhiên như nó vốn có. Từ việc phân tích đặc trưng của nghệ thuật, các tác giả đi đến phân chia các loại hình nghệ thuật. Bắt nguồn từ bản chất của hoạt động nghệ thuật, ông chia các loại hình nghệ thuật thành nhiều nhóm: nhóm các nghệ thuật ứng dụng với kiến trúc và nghệ thuật trang trí; nhóm các nghệ thuật tạo hình bao gồm điêu khắc, hội hoạ, đồ hoạ, nghệ thuật nhiếp ảnh; nhóm nghệ thuật ngôn từ với văn học; nhóm nghệ thuật âm thanh với âm nhạc; nhóm các nghệ thuật biểu diễn gồm ca vũ tổng hợp, điện ảnh, vô tuyến truyền hình, nghệ thuật tạp kỹ và xiếc. Trên cơ sở những phân tích về đặc trưng của nghệ thuật và sự trình bày về các loại hình nghệ thuật, các tác giả bày tỏ quan điểm của mình về bản chất của nghệ thuật. Đó là, nghệ thuật mang bản chất xã hội. Nghệ thuật trước hết là một hiện tượng xã hội và bản chất xã hội của nghệ thuật thể hiện rõ nhất qua các chức năng xã hội của nghệ thuật (cụ thể là chức năng nhận thức và chức năng giáo dục). Đồng thời, các tác giả cũng khẳng định nghệ thuật thực hiện các chức năng của mình trong quá trình thống nhất phản ánh, nhận thức đời sống xã hội và chỉ có thể xem xét các chức năng của nghệ thuật trong tương quan của quá trình khái quát hoá lý luận. Vì vậy, bản chất xã hội của nghệ thuật còn được thể hiện qua mối quan hệ biện chứng giữa nghệ thuật với các hình thái ý thức xã hội khác như triết học, khoa học, đạo đức, tôn giáo. nhấn mạnh bản chất xã hội của nghệ thuật còn được thể hiện qua tính nhân dân, tính giai cấp, tính đảng của nghệ thuật. Những lý luận về nghệ thuật của các tác giả trong Mỹ học cơ bản và nâng cao là cơ sở cho luận án khi khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về khái niệm, bản chất và chức năng của nghệ thuật. Ở Việt Nam, vấn đề nguồn gốc và bản chất của nghệ thuật cũng được nhiều tác giả dày công nghiên cứu. Các công trình: Mỹ học với tư cách là một khoa học của Đỗ Huy, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996; Mỹ học đại cương của Đỗ Văn Khang, Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2002; Giáo trình mỹ học Mác - Lênin của hai tác giả Đỗ Huy - Vũ Trọng Dung, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003... mặc dù cách thức triển khai khác nhau nhưng đều có các chương trình bày các quan 8
  14. điểm mỹ học Mác - Lênin với tư cách là một khoa học hoàn chỉnh và hệ thống, khẳng định quan điểm thẩm mỹ, quan điểm nghệ thuật của chủ nghĩa Mác - Lênin dưới dạng giáo trình khoa học. Nổi bật là công trình Mỹ học Mác – Lênin cho trình độ sau đại học ngành văn hoá nghệ thuật của Đỗ Huy, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà nội, 2006. Trong công trình này, tác giả đã phân tích ba vấn đề cơ bản và quan trọng nhất của nghệ thuật là: khái niệm và nguồn gốc của nghệ thuật, bản chất thẩm mỹ của nghệ thuật và bản chất xã hội của nghệ thuật. Ba vấn đề này được trình bày trong chương năm của cuốn sách. Ở đó, tác giả đã dựa vào cơ sở tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen về nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội và tư tưởng Hồ Chí Minh về tính nhân dân, tính dân tộc của nghệ thuật để phân tích sâu sắc tính bất đồng của nghệ thuật với phát triển kinh tế và làm rõ bản chất xã hội của nghệ thuật qua những phân tích về tính dân tộc, tính nhân dân và tính thời đại của mọi nghệ thuật hiện thực. Trong chương sách này, tác giả cũng đã trình bày nghiên cứu của mình về nghệ thuật với tư cách là sản phẩm của sáng tạo, mô hình hoá tình cảm thẩm mỹ. Theo tác giả, nghệ thuật có lịch sử lâu đời, có bản chất xã hội, có đặc trưng thẩm mỹ, có công chúng và có đánh giá. Chương sách cũng trình bày các vấn đề về đánh giá, hưởng thụ và sáng tạo nghệ thuật. Những nghiên cứu này là một trong các cơ sở lý luận để luận án trình bày những vấn đề cơ bản về nghệ thuật. Nghệ thuật là một bộ phận quan trọng của mỹ học. Thế giới nghệ thuật là thế giới của cái đẹp. Các quy luật phát triển của thế giới nghệ thuật cũng chính là hệ quy chiếu cho các quy luật phát triển trong mỹ học. Vì vậy, không chỉ dừng lại ở nguồn gốc và bản chất của nghệ thuật, các nhà mỹ học còn quan tâm đến việc tìm hiểu các quy luật phát triển của thế giới nghệ thuật qua các loại hình của nó. Ở góc độ này, công trình nghiên cứu đầy đủ nhất, công phu nhất có thể kể đến là: Hình thái học của nghệ thuật của tác giả M. Cagan, (bản dịch của Phan Ngọc), Nxb. Hội Nhà văn, Hà Nội, 2004. Đây là tác phẩm chuyên khảo đầu tiên một cách có hệ thống theo quan điểm mácxít về cơ cấu nội tại của thế giới nghệ thuật. Trong công trình này, thế giới nghệ thuật được xem xét với tính cách là một chỉnh thể thống nhất chứ không phải là một bộ phận riêng biệt nào đó. Ở đây, tác giả nghiên cứu 9
  15. toàn bộ cơ cấu bên trong của thế giới nghệ thuật, phát hiện tất cả những cấp độ căn bản của sự phân chia hoạt động sáng tạo nghệ thuật, làm sáng tỏ những quy luật tổ chức bên trong của thế giới nghệ thuật qua một hệ thống những lớp, những nhóm, những loại hình và loại thể của nó. Trong sự trình bày của mình, tác giả chia cuốn sách thành ba phần lớn: phần thứ nhất, đề xuất các vấn đề phương pháp luận để nghiên cứu hệ thống các loại hình nghệ thuật, trình bày một cách khái quát lịch sử nghiên cứu hình thái học nghệ thuật và các khuynh hướng cơ bản của nó; phần thứ hai, tập trung phân tích hình thái học nghệ thuật trong lịch sử tư tưởng mỹ học mácxít; phần thứ ba, đi sâu nghiên cứu các lớp và các nhóm nghệ thuật. Trên quan điểm biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin, M. Cagan cho rằng, hoạt động nghệ thuật xuất phát từ nhu cầu nghệ thuật của xã hội và gắn liền với thực tiễn thưởng thức, đánh giá, sáng tạo của con người. Trong sự hình thành của phân công lao động xã hội, tình trạng lao động trí óc tách khỏi lao động chân tay đã dẫn đến sự tách biệt của nghệ thuật ra khỏi cái cơ sở vụ lợi của nó để tồn tại độc lập, trở thành một ngành đặc biệt của văn hoá. Tuy nhiên, nghệ thuật không tách khỏi hoạt động thực tiễn một cách tuyệt đối mà ngược lại “thế giới nghệ thuật vẫn gắn liền với cái thế giới chung quanh của thực tiễn xã hội bởi một vùng gồm những hiện tượng hai mặt, hai chức năng vẫn giữ tính hỗn đồng đầu tiên của yếu tố nghệ thuật và yếu tố vụ lợi” [6, tr.286]. Chính vì xuất phát từ nhu cầu nghệ thuật của xã hội ấy mà sự phát triển của nghệ thuật có tính khu biệt và đặc thù. Điều này đặt cơ sở cho sự phân chia các loại hình nghệ thuật khác nhau và hình thành nên cơ cấu của toàn bộ thế giới nghệ thuật. Nguyên tắc để phân chia thế giới nghệ thuật thành các nhóm, lớp, các biến thể và loại hình khác nhau được M. Cagan đề xuất là: thứ nhất, thừa nhận xuất phát và quyết định của sự tồn tại thực tế của tác phẩm nghệ thuật; thứ hai, dựa vào cấu trúc của nghệ thuật và thứ ba, dựa vào chức năng của nghệ thuật. Từ đó, ông cho rằng, người ta có thể so sánh và phân biệt các loại hình nghệ thuật căn cứ vào nhiều tiêu chí như từ ngữ, âm thanh, vận động thân hình ... , hoặc căn cứ vào phương thức tri giác các tác phẩm nghệ thuật (thị giác, thính giác ...), hoặc căn cứ vào sự sáng tạo tác phẩm nghệ thuật (khởi tạo, trình diễn), hoặc căn cứ vào phương thức phản ánh 10
  16. thực tế (miêu tả, không miêu tả), hoặc căn cứ vào hình thức tồn tại của hình tượng nghệ thuật v.v... có nghĩa là, tất cả mọi các sự phân loại đều mang tính tương đối. Trên cơ sở những nguyên tắc đã đề xuất, với quan điểm biện chứng, M. Cagan đi xây dựng một mô hình cấu trúc hệ thống của thế giới nghệ thuật bằng việc phân xuất các nhóm nghệ thuật chính là nghệ thuật ngôn ngữ, nghệ thuật âm nhạc, nghệ thuật miêu tả ... và phân tích sự đa dạng của mỗi nhóm với các loại hình nghệ thuật và các biến thể con của nó. Qua đó, ông đã nêu bật được những quy luật khách quan của sự hình thành thế giới nghệ thuật và mang lại một cách nhìn mới mẻ trong nghiên cứu về nghệ thuật. Cũng nghiên cứu nghệ thuật với tính cách là một chỉnh thể, ở Việt Nam, có công trình: Nghệ thuật học của Đỗ Văn Khang, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004. Với công trình này, Đỗ Văn Khang đã khái quát sự phát triển của nghệ thuật qua các thời đại lịch sử với các tác giả, tác phẩm tiêu biểu và điển hình để rút ra những đường nét lớn mà toàn bộ nghệ thuật chịu ảnh hưởng, cung cấp cho người đọc cơ sở cần thiết để hiểu và vận dụng trong sáng tạo khoa học cũng như trong thưởng thức, đánh giá các tác giả, tác phẩm và thời đại nghệ thuật. Nghệ thuật còn được nghiên cứu với tư cách là một môn lịch sử. Ở góc độ này, tác giả Xavier Barral Ialtet đã có một công trình khảo cứu đầy đủ trong Lịch sử nghệ thuật được dịch sang tiếng Việt bởi Nguyễn Văn Quảng, Nxb. Thế giới, Hà Nội, 2003. Theo Xavier Barral Ialtet, lịch sử nghệ thuật là một môn khoa học độc lập được hình thành dần dần qua các trường phát tư tưởng nghệ thuật khác nhau. Lịch sử nghệ thuật khác với các bộ môn khác như Khảo cổ học, Dân tộc học, Triết học, Xã hội học, Lịch sử kinh tế ... nhưng lại có mối liên hệ gắn bó chặt chẽ với chúng. Lịch sử nghệ thuật không có giới hạn về mặt địa lý. Phạm vi của lịch sử nghệ thuật được chia thành hai nhóm lớn: một là các bộ phận hợp thành của nghệ thuật như kiến trúc, điêu khắc, nghệ thuật màu sắc, nghệ thuật tạo hình..., hai là lịch sử các hoạt động sáng tạo nghệ thuật động như sân khấu, múa, thơ ca, âm nhạc, điện ảnh... Trong cuốn sách của mình, tác giả phân chia nghệ thuật thành các giai đoạn theo tiến trình lịch sử và các phạm vi của nó thông qua các tác phẩm nghệ thuật và các nghiên cứu về lịch sử nghệ thuật. Theo tác giả, nghệ thuật được phân chia thành 11
  17. bốn giai đoạn chính là thời Tiền sử và văn minh Cổ đại; thời Trung cổ, thời Phục hưng, Barốc và chủ nghĩa Cổ điển; thế kỷ XIX và thời hiện đại. Trong mỗi giai đoạn có các phạm vi nghệ thuật của nó. Chẳng hạn, thời tiền sử và văn minh cổ đại có nghệ thuật Ai Cập, nghệ thuật Mésopotamie; thời trung cổ có nghệ thuật phương Tây trung cổ với nghệ thuật Roman, nghệ thuật Gôtích và nghệ thuật không phải phương Tây với Byzance, nghệ thuật đạo Hồi, nghệ thuật Á Đông, nghệ thuật châu Mỹ, châu Phi và châu Đại Dương... Với cuốn sách này, Xavier Barral Ialtet đã vừa làm công việc của một nhà phê bình nghệ thuật vừa làm công việc của một nhà sử học: nhận ra các tác phẩm và tính xác thực của chúng, đưa ra nhận xét có tính phê bình về các giá trị lịch sử và thời sự của chúng, định vị chúng trong khung cảnh lịch sử của mỗi giai đoạn, tìm ra sự gần gũi của các tác phẩm về mặt khảo cổ nhằm khôi phục các bước kỹ thuật của việc thực hiện chúng, tìm tòi các tài liệu viết liên quan đến chúng và giới thiệu các tác phẩm ấy đến với công chúng rộng rãi. Nghệ thuật không chỉ được nghiên cứu dưới góc độ lịch sử mà còn được nghiên cứu dưới góc độ xã hội học. Tác giả Bùi Quang Thắng trong cuốn Xã hội học nghệ thuật, Viện Văn hoá và Nxb. Văn hoá Thông tin, 1998 cho rằng cần thiết phải nghiên cứu nghệ thuật dưới góc độ xã hội học với lý do: thứ nhất, xuất phát từ thực tiễn nghệ thuật của các xã hội phát triển đa dạng, đột biến đến mức các nhà nghiên cứu phải xét lại các lý thuyết nghệ thuật truyền thống; thứ hai, sự phân tầng xã hội của các tầng lớp công chúng ngày càng phức tạp dẫn đến những phân tầng trong nhu cầu, thị hiếu và thói quen tiêu dùng nghệ thuật. Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải có những phương tiện lý thuyết và thực nghiệm để nghiên cứu và định hướng nghệ thuật trong công chúng. Từ những lý do đó, Xã hội học nghệ thuật của Bùi Quang Thắng đã đi vào phân tích những quan điểm khác nhau về nghệ thuật trên bình diện xã hội học, chỉ ra chức năng xã hội của nghệ thuật, nêu bật vị trí xã hội học của nghệ thuật trong mối quan hệ với các khoa học khác có cùng đối tượng là nghệ thuật. Đặc biệt, bằng cách tiếp cận xã hội học về nghệ thuật, trên cơ sở trình bày phương diện lý thuyết của xã hội học thực nghiệm về nghệ thuật, dựa vào việc phân tích một số loại hình nghệ thuật như âm nhạc, điện ảnh, sân khấu... tác giả đã chỉ ra sự phân hoá của nghệ thuật, sự thay đổi của các quan hệ nghệ thuật gắn chặt 12
  18. với sự phát triển của quan hệ tiền - hàng trong nền kinh tế tư bản. Tác giả cũng đề cập đến sự gắn kết giữa các yếu tố nghệ sĩ - tác phẩm - công chúng với vấn đề nhu cầu nghệ thuật đồng thời khẳng định rằng sự hiểu biết về nhu cầu, sở thích, kiểu ứng xử của công chúng là cơ sở để thiết lập kế hoạch quản lý, tác động vào quá trình hoạt động nghệ thuật. Bên cạnh cách tiếp cận xã hội học, còn có một cách tiếp cận khác khi nghiên cứu về nghệ thuật, đó là cách tiếp cận mang tính nhân học mà Cynthia Freeland đã thực hiện trong cuốn Thế mà là nghệ thuật ư (But is it art) được dịch bởi Như Huy, Nxb. Tri thức, năm 2009. Cuốn sách là một đề dẫn lý thuyết về nghệ thuật với mục đích phổ cập nghệ thuật dành riêng cho công chúng phương Tây nhưng lại thể hiện một sự minh triết, sâu sắc và gọn gàng của một nỗ lực đại chúng hoá triết học về nghệ thuật. Cuốn sách đưa ra những phân tích về khái niệm nghệ thuật và tác phẩm nghệ thuật đồng thời giúp người đọc tiếp cận với những lý thuyết mới nhất về nghệ thuật hiện đang chi phối mặt bằng phê bình nghệ thuật phương tây, qua đó, có thể nắm bắt được phần nào phương cách mà nghệ thuật đương đại thế giới đang quan niệm. Đề dẫn lý thuyết về nghệ thuật này cũng phân tích sự phát triển của nghệ thuật với tính cách là một hệ thống mở, đặt nghệ thuật trong mối liên hệ với các yếu tố ngoại vi mà nó cho là có tác động tương tác tới những cuộc chuyển hoá của chính khái niệm nghệ thuật. Với cách trình bày của mình, Cynthia Freeland đã “tìm ra cách để chắt lọc các lý thuyết nghệ thuật, lịch sử mỹ học và cả một chuyến du hành về lịch sử nghệ thuật vào một văn bản ngắn gọn với những thông tin phong nhiêu một cách siêu hạng” (như Carolyn W. Korsmeyer ở đại học New York đã nhận xét). Vì vậy, cuốn sách là một trong những tài liệu đối với luận án trong việc nghiên cứu khái niệm nghệ thuật, sự phát triển của nghệ thuật và vấn đề những tác nhân làm biến đổi đánh giá, thưởng thức, sáng tạo nghệ thuật. Ngoài ra, trong những năm gần đây, cũng có nhiều tác giả, nhiều nhà khoa học quan tâm đến những vấn đề khác nhau của nghệ thuật như đời sống nghệ thuật, hoạt động nghệ thuật, tác phẩm nghệ thuật, hay ý nghĩa thực tiễn của nghệ thuật trong việc định hướng hoạt động của con người cũng như xây dựng hệ giá trị trong xã hội... Sự quan tâm đó thể hiện qua rất nhiều các công trình như: Bàn về văn hoá 13
  19. nghệ thuật của Trường Chinh, Nxb. Văn hoá nghệ thuật, Hà Nội, 1993; Văn hóa thẩm mỹ và sự phát triển con người Việt Nam trong thế kỷ mới do tác giả Nguyễn Văn Huyên chủ biên, Viện Văn hóa và Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, 1997; Văn hóa thẩm mỹ và sự phát triển năng lực sáng tạo của con người của Nguyễn Ngọc Thu, Nxb. Đại học Quốc gia, Thành phố Hồ Chí Minh; Vai trò của nghệ thuật trong giáo dục thẩm mỹ của Trần Tuý, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005; các luận văn thạc sỹ, luận án tiến sĩ như: Vai trò của nghệ thuật trong đời sống tinh thần của con người của Đào Duy Thanh, Luận án tiến sĩ năm 1999; các bài viết trên các tạp chí như: “Mấy suy nghĩ về vai trò của nghệ thuật trong giáo dục thẩm mỹ ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Mỹ thuật thời nay, số 12 năm 1996 và “Văn hóa nghệ thuật với vấn đề xây dựng và phát triển nhân cách trong tiến trình đổi mới ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Triết học, số 1 năm 2001 của Đỗ Huy; “Cái đẹp nghệ thuật và đời sống xã hội”, Tạp chí Triết học, số 2 năm 1993 của Vũ Minh Tâm; “Đánh giá nghệ thuật - hệ chuẩn phổ biến của hoạt động đánh giá thẩm mỹ”, Tạp chí Triết học, số 4 năm 2000 của Đào Duy Thanh; “Cội nguồn của ý thức thẩm mỹ và sự thức tỉnh những năng lực sáng tạo nghệ thuật”, Tạp chí Triết học, số 2 năm 2002 của Đỗ Thị Minh Thảo ... Tóm lại, nghệ thuật được nghiên cứu với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Có công trình tiếp cận ở góc độ bản thể luận, có công trình tiếp cận ở góc độ giá trị luận, có công trình phân tích các loại hình của nghệ thuật, có công trình lại phân tích mối quan hệ giữa nghệ thuật với hoạt động thực tiễn của con người, v.v... Tuy nhiên, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu nghệ thuật dưới góc độ cụ thể, chẳng hạn, nghiên cứu vai trò của nghệ thuật trong giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho sinh viên hiện nay. Đây là hướng nghiên cứu mới của luận án, làm rõ khía cạnh triết học của mối liên hệ giữa nghệ thuật với quá trình giáo dục thị hiếu thẩm mỹ nhằm nhận thức rõ vai trò của nghệ thuật trong xây dựng chuẩn mực thẩm mỹ và hệ giá trị thẩm mỹ ở một đối tượng cụ thể là sinh viên ở nước ta hiện nay. 1.1.2. Những nghiên cứu về thị hiếu thẩm mỹ, giáo dục thẩm mỹ và giáo dục thị hiếu thẩm mỹ Thị hiếu thẩm mỹ cũng không phải là vấn đề mới mẻ trong lịch sử mỹ học. Từ thế kỷ XVII - XVIII, đã có một số nhà triết học ở phương Tây... bắt đầu quan tâm 14
  20. nghiên cứu về thị hiếu thẩm mỹ. Người nghiên cứu thị hiếu thẩm mỹ rất công phu và đầy đủ phải kể đến đầu tiên là I. Kant - nhà triết học của nền triết học cổ điển Đức thế kỷ XVIII - XIX với tác phẩm Phê phán năng lực phán đoán (được Bùi Văn Nam Sơn dịch và chú giải, Nxb. Tri thức, 2007). Trong tác phẩm này, I. Kant đã trình bày toàn bộ tư tưởng mỹ học của mình bằng việc tiến hành phân tích các dạng phán đoán phản tư nhằm trả lời cho câu hỏi: tôi có thể cảm nhận và suy tưởng như thế nào về bản thân mình và thế giới xung quanh? Có thể gọi Phê phán năng lực phán đoán là “viên đá đỉnh vòm” trong toàn bộ toà nhà triết học Kant với vai trò là kết thúc của công cuộc phê phán lý tính đồng thời tự đặt cho mình nhiệm vụ bàn về điều kiện khả thể cho hai lĩnh vực khác xa nhau là năng lực phán đoán thẩm mỹ trong thế giới của cái đẹp, của nghệ thuật, của tài năng thiên bẩm và năng lực phán đoán mục đích luận trong thế giới hữu cơ cũng như trong sự thống nhất có hệ thống của toàn bộ giới tự nhiên. Vì vậy, tác phẩm được chia thành hai phần rõ rệt, trong đó Kant dành toàn bộ phần một để bàn về bản chất và hiệu lực của phán đoán thẩm mỹ. Kant gọi thị hiếu thẩm mỹ là phán đoán thẩm mỹ hay phán đoán sở thích. Về mặt chất, phán đoán sở thích là có tính thẩm mỹ mang tính chủ quan. Nó biểu hiện cảm giác thích thú một cách độc lập, không phải tuân theo trình tự thông thường của nhận thức. Theo Kant, phán đoán sở thích diễn tả sự thích thú, sự hài lòng của con người về đối tượng. Sự thích thú, sự hài lòng đó không diễn tả tính chất nào ở đối tượng mà chỉ là cách thức đối tượng tác động lên chúng ta; nó diễn ra trong chúng ta mà chúng ta không cần quan tâm đến sự hiện hữu của vật. Vì vậy, Kant khẳng định rằng, phán đoán thẩm mỹ về bản chất mang tính vô tư, không mục đích, không khái niệm. Về mặt lượng, phán đoán sở thích mang tính phổ quát. Bởi vì, phán đoán thẩm mỹ là sự vui sướng thuần tuý, không bị ràng buộc bởi bất kỳ ai hay bất kỳ nguyên tắc nào. Kant lập luận rằng, sở dĩ phán đoán thẩm mỹ mang tính phổ quát vì nó không đến từ cảm giác mà phát sinh từ trạng thái tâm lý con người đã thoát ra mọi sự ràng buộc của những điều kiện riêng tư và đối tượng đến với ta một cách tự do; khi đó, phán đoán thẩm mỹ tạo ra tín hiệu lan truyền của “tính giá trị hiệu lực phổ biến”. Vì vậy, sở thích (thị hiếu) thẩm mỹ không dựa trên bất cứ một khái niệm nào mà dựa trên tình cảm. Nói cách khác, phán đoán thẩm mỹ là phán đoán sở thích 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0