intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Triết học: Nghiên cứu so sánh tư tưởng chính trị của Lê Quý Đôn và Jong Yak Yong

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:177

36
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là làm rõ những nội dung cơ bản trong tư tưởng chính trị của Lê Quý Đôn và Jeong Yak Yong, trên cơ sở đó chỉ ra những tương đồng, khác biệt và những đóng góp của hai nhà tư tưởng nói trên trong lịch sử tư tưởng chính trị Việt Nam và Hàn Quốc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Triết học: Nghiên cứu so sánh tư tưởng chính trị của Lê Quý Đôn và Jong Yak Yong

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI -----***----- KIM SANG HO NGHIÊN CỨU SO SÁNH TƢ TƢỞNG CHÍNH TRỊ CỦA LÊ QUÝ ĐÔN VÀ JEONG YAK YONG LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC Hà Nội, năm 2020
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI -----***----- KIM SANG HO NGHIÊN CỨU SO SÁNH TƢ TƢỞNG CHÍNH TRỊ CỦA LÊ QUÝ ĐÔN VÀ JEONG YAK YONG Ngành: Triết học Mã số: 9 22 90 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Thị Lan Hà Nội, năm 2020
  3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ....................................... 5 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về Lê Quý Đôn ............................................ 5 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về Jeong Yak Yong .................................. 14 Kết luận chƣơng 1 ................................................................................................... 26 Chƣơng 2: BỐI CẢNH CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI, TƢ TƢỞNG THỜI LÊ QUÝ ĐÔN VÀ JEONG YAK YONG ............................................................................. 27 2.1. Bối cảnh chính trị, xã hội, tƣ tƣởng thời đại Lê Quý Đôn ........................... 27 2.1.1. Bối cảnh chính trị - xã hội ........................................................................ 27 2.1.2. Tiền đề tư tưởng ....................................................................................... 32 2.2. Bối cảnh chính trị, xã hội, tƣ tƣởng thời đại Jeong Yak Yong .................... 41 2.2.1. Bối cảnh chính trị - xã hội ........................................................................ 41 2.2.2. Tiền đề tư tưởng ....................................................................................... 49 2.3. Những điểm tƣơng đồng và khác biệt về bối cảnh chính trị, xã hội, tƣ tƣởng thời Lê Quý Đôn và Jeong Yak Yong ........................................................ 59 Kết luận chƣơng 2 ................................................................................................... 68 Chƣơng 3: TƢ TƢỞNG CHÍNH TRỊ CỦA LÊ QUÝ ĐÔN VÀ JEONG YAK YONG ............................................................................................................. 69 3.1. Tƣ tƣởng chính trị của Lê Quý Đôn ............................................................... 69 3.1.1. Tư tưởng về nguồn gốc, bản chất của chính trị ........................................ 69 3.1.2. Tư tưởng về vương đạo, bá đạo và quan điểm trị đạo dung hoà .............. 76 3.1.3. Tư tưởng về vai trò của các thành phần trong cơ cấu quyền lực xã hội ... 84 3.2. Tƣ tƣởng chính trị của Jeong Yak Yong ....................................................... 95 3.2.1. Tư tưởng về nguồn gốc và bản chất của chính trị hay cách luận giải của Jeong Yak Yong về Thiên mệnh ........................................................................ 96 3.2.2. Tư tưởng về vương đạo .......................................................................... 104 3.2.3. Tư tưởng về Đế mệnh và hầu đới hay phương thức hình thành quyền lực chính trị ....................................................................................................... 112 Kết luận chƣơng 3 ................................................................................................. 124
  4. Chƣơng 4: SỰ TƢƠNG ĐỒNG, KHÁC BIỆT VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP TRONG TƢ TƢỞNG CHÍNH TRỊ CỦA LÊ QUÝ ĐÔN VÀ JEONG YAK YONG ..................................................................................................................... 125 4.1. Một số khía cạnh tƣơng đồng và khác biệt trong tƣ tƣởng chính trị của Lê Quý Đôn và Jeong Yak Yong ......................................................................... 126 4.1.1. Mối quan hệ giữa chính trị và tu dưỡng ................................................. 126 4.1.2. Quan niệm thiên mệnh và các vấn đề về quyền chính trị ....................... 129 4.1.3. Vương đạo và bá đạo, đức trị và pháp luật ............................................. 133 4.1.4. Vai trò của dân chúng trong cơ cấu quyền lực ....................................... 138 4.2. Đóng góp của Lê Quý Đôn và Jeong Yak Yong trong lịch sử tƣ tƣởng chính trị Việt Nam và Hàn Quốc ......................................................................... 141 4.2.1. Một số đóng góp của tư tưởng chính trị Lê Quý Đôn trong lịch sử tư tưởng Việt Nam ................................................................................................ 144 4.2.2. Một số đóng góp của tư tưởng chính trị Jeong Yak Yong trong lịch sử tư tưởng Hàn Quốc ........................................................................................... 147 Kết luận chƣơng 4 ................................................................................................. 151 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 152 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN.............................................................................. 155 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 156
  5. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Câu hỏi “chính trị là gì?” đã được đặt ra từ lâu với những lời giải đáp rất khác biệt. Ở phương Đông và phương Tây, khái niệm chính trị được quan niệm không giống nhau. Đặc biệt, khái niệm chính trị trong Nho giáo, như những gì có thể thấy qua mối quan hệ giữa các nội dung „tu thân – tề gia – trị quốc – bình thiên hạ‟ của sách Đại học, cho thấy ý nghĩa chính trị đã có ngay từ việc cai quản gia đình. Như vậy, trong tư tưởng Nho học, chính trị không tách rời đạo đức con người và đạo lý gia đình, T tu thân và trị quốc không tách rời nhau. Trong thời kỳ phong kiến ở Việt Nam và Hàn Quốc, Nho học đã từng thống trị đời sống chính trị và tinh thần của mỗi quốc gia. Với cả hai nước, Nho học là hệ tư tưởng du nhập từ Trung Quốc từ rất lâu đời và ngày nay đã trở thành một thành tố trong nền văn hóa truyền thống của mỗi nước. Mặc dù Nho giáo đã được truyền bá vào Việt Nam và Hàn Quốc từ rất lâu, trong những bối cảnh lịch sử khác nhau và với những nội dung khác nhau và ở mỗi nước, tư tưởng Nho giáo lại phát triển trong những bối cảnh xã hội khác nhau,nhưng nó đều đã từng đóng vai trò hết sức quan trọng trong chế độ chính trị của mỗi nước. Vì thế, trong bối cảnh xã hội mỗi nước đang tiếp thu tích cực tư tưởng chính trị của phương Tây như ngày nay, việc so sánh tư tưởng Nho học của hai nước vừa có tác dụng đem lại sự hiểu biết mới mẻ hơn về nền tảng tư tưởng chính trị truyền thống của hai nước, vừa có tác dụng làm phong phú thêm tư tưởng chính trị của mỗi bên. Vì vậy, chúng tôi đã lựa chọn tư tưởng chính trị của hai nhà Nho học tiêu biểu của hai nước là Lê Quý Đôn của Việt Nam và Jeong Yak Yong của Hàn Quốc làm đối tượng nghiên cứu của luận án. Trong quá trình phát triển của Nho giáo mỗi nước, cũng giống như Nho giáo Việt Nam phát triển rực rỡ vào thời Hậu Lê - vương triều phong kiến kéo dài nhất trong lịch sử Việt Nam, Nho giáo Hàn Quốc phát triển nhất từ sau khi vương triều Joseon thành lập vào cuối thế kỷ 14. Ở thời kỳ này, hai nước đều tiếp thu Tính lý học, hệ học vấn mang tính hệ thống tư duy logic để bổ sung, phát triển cho Nho giáo của mình. Và cùng với sự phát triển Nho giáo, nền văn hóa cũng phát triển với chuẩn mực cao và hoạt động sáng tác trở nên sôi nổi. 1
  6. Trong số những nhân vật xuất hiện trong thời kỳ này, Lê Quý Đôn và Jeong Yak Yong là hai nhà Nho lớn của Việt Nam và Hàn Quốc, đều có ý thức quyết liệt cải cách hiện thực, đã đưa ra nhiều tư tưởng chính trị riêng, đồng thời để lại một sự nghiệp sáng tác đồ sộ với những tác phẩm có ý nghĩa quan trọng về tư tưởng chính trị. Tuy nhiên, khuynh hướng học vấn của hai nhân vật này lại khác nhau. Nếu như Lê Quý Đôn tích cực tiếp thu ảnh hưởng của Tống Nho thì Jeong Yak Yong lại vượt ra khỏi khuynh hướng học vấn của Tống Nho và trở thành nhà „tập đại thành‟ của Thực học. Nếu như cho rằng Lê Quý Đôn là nhà Nho chịu nhiều ảnh hưởng từ Tính lý học Tống Nho, chúng ta có thể so sánh ông với hai học giả tiêu biểu của Tính lý học thời Joseon là Toegye (退溪) Lee Hwang (李滉, Lý Hoảng, 1501~1570) và Yulgok (栗谷) Lee I (李珥, Lý Nhĩ, 1536~1584). Nhưng Toegye và Yulgok thì sống trong thời kỳ vương quyền của nhà Joseon tương đối ổn định, còn Lê Quý Đôn và Jeong Yak Yong thì lại sống trong thời kỳ tương đương nhau về mặt thời gian, và cả hai xã hội đều chứa đựng những bất ổn báo hiệu cho những hỗn loạn trong giai đoạn sau. Vì thế, với bước đầu thực hiện nghiên cứu so sánh Nho giáo giữa Việt Nam và Hàn Quốc, thì việc so sánh hai học giả này là sự lựa chọn hợp lý hơn. Đặc biệt, vì chúng ta có thể so sánh tình hình chính trị, xã hội của hai xã hội đương thời thông qua nghiên cứu về tư tưởng chính trị, nên luận án này sẽ là tài liệu hữu ích cho những nghiên cứu khoa học sau này. Với những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Nghiên cứu so sánh tư tưởng chính trị của Lê Quý Đôn và Jong Yak Yong” làm đề tài luận án tiến sĩ triết học của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích: làm rõ những nội dung cơ bản trong tư tưởng chính trị của Lê Quý Đôn và Jeong Yak Yong, trên cơ sở đó chỉ ra những tương đồng, khác biệt và những đóng góp của hai nhà tư tưởng nói trên trong lịch sử tư tưởng chính trị Việt Nam và Hàn Quốc. Nhiệm vụ: - Làm rõ bối cảnh hình thành tư tưởng chính trị của Lê Quý Đôn và Jeong Yak Yong, trên cơ sở đó đưa ra sự so sánh yếu tố thời đại và đời sống chính trị mỗi nước. - Phân tích một số nội dung tư tưởng chính trị chủ yếu của Lê Quý Đôn và Jeong Yak Yong. 2
  7. - Bước đầu so sánh đối chiếu một số nội dung cơ bản trong tư tưởng chính trị của Lê Quý Đôn và Jeong Yak Yong, từ đó đưa ra một số nhận định về đóng góp của tư tưởng chính trị của hai ông trong lịch sử tư tưởng chính trị mỗi quốc gia. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu trong luận án được xác định là tư tưởng chính trị của Lê Quý Đôn và Jeong Yak Yong thể hiện trong một số tác phẩm quan trọng nhất của Lê Quý Đôn và Jeong Yak Yong. Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu này giới hạn trong các tư tưởng triết học chính trị cốt lõi của hai học giả về nội trị, cụ thể là các quan điểm về thiên mệnh, vương đạo, đức trị, vai trò của dân chúng trong hệ thống quyền lực v.v. để xem xét bản chất của các tư tưởng đó và sự tương đồng – khác biệt giữa chúng. Nghiên cứu này không nhằm tìm hiểu các tư tưởng kinh thế (như các phương án cải cách ruộng đất, các lý luận về chế độ đẳng cấp, tư tưởng về quốc gia - dân tộc trong tương quan đối ngoại, các chính sách được hai học giả đưa ra v.v.) với tư cách cụ thể hoá các quan điểm triết học chính trị vào việc trị nước của hai học giả. 4. Cơ sở lý thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý thuyết Cơ sở lý luận của luận án này là tư tưởng Nho học. Cụ thể là những thành phần ra đời trong quá trình phát triển của Nho học như Tính lý học Tống Nho, Nho học Việt Nam, Tính lý học và Nho học Hàn Quốc, Nho học của Lê Quý Đôn cũng như của Jeong Yak Yong. 4.2. Phương pháp nghiên cứu của luận án Để thực hiện nghiên cứu trong luận án này, chúng tôi sẽ sử dụng những phương pháp sau: - Phương pháp so sánh - Phương pháp phân tích những nghiên cứu so sánh giữa Việt Nam với các nước khác, giữa Hàn Quốc với các nước khác. - Để giải thích về những vấn đề được đề cập đến trong luận văn này, chúng tôi sẽ không chỉ sử dụng phương pháp nghiên cứu của triết học mà còn tham khảo thêm phương pháp nghiên cứu lịch sử, xã hội, văn hóa. 3
  8. 5. Đóng góp mới của luận án Luận án có 3 đóng góp mới: - Trình bày những sự kiện nổi bật về tình hình chính trị, xã hội và tư tưởng ở Việt Nam thời Lê Quý Đôn và ở Hàn Quốc thời Jong Yak Yong có ảnh hưởng tới sự hình thành tư tưởng chính trị của hai học giả trong sự so sánh bối cảnh của hai nước. - Nêu và phân tích những nội dung cơ bản trong tư tưởng triết học chính trị của hai học giả - So sánh sự tương đồng và khác biệt về nội dung tư tưởng chính trị của hai ông, bước đầu lý giải nguyên nhân khác biệt và ý nghĩa của các tư tưởng chính trị đó trong lịch sử tư tưởng của Việt Nam và Hàn Quốc. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu Luận án là một trong những nghiên cứu đầu tiên hiện nay so sánh tư tưởng Nho học của Việt Nam và Hàn Quốc thông qua tư tưởng chính trị của hai nhà Nho tiêu biểu của hai quốc gia là Lê Quý Đôn và Jong Yak Yong. Vì thế luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu so sánh lĩnh vực lịch sử tư tưởng và văn hóa giữa hai nước Việt Nam và Hàn Quốc. Ngoài ra, những kết luận rút ra từ nghiên cứu tư tưởng chính trị của Lê Quý Đôn và Jeong Yak Yong cũng đem lại những gợi ý quan trọng đối với việc nghiên cứu lịch sử tư tưởng, đối với đời sống chính trị hiện tại và với đời sống văn hoá và giao lưu của hai quốc gia Việt Nam và Hàn Quốc. 7. Kết cấu của luận án: Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tham khảo, luận án gồm 4 chương và 9 tiết. 4
  9. Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Để tìm hiểu về tư tưởng chính trị của Lê Quý Đôn (黎貴惇, 1726~1784) và Jeong Yak Yong (丁若鏞, Đinh Nhược Dung, 1762~1836) - hai nhà nho, nhà chính trị và nhà tư tưởng tiêu biểu của Việt Nam và Hàn Quốc, và để có thể so sánh được tư tưởng của hai học giả, trước hết ta phải xem xét đến bối cảnh lịch sử và đời sống tư tưởng, sau đó xem xét thế giới quan và nhân sinh quan của mỗi học giả, và các khía cạnh của tư tưởng chính trị của họ. Đã có nhiều nghiên cứu về những vấn đề đó ở mỗi quốc gia về mỗi nhà tư tưởng đều đã được tiến hành ở các mức độ khác nhau, nhưng việc nghiên cứu Lê Quý Đôn ở Hàn Quốc cũng như nghiên cứu Jeong Yak Yong ở Việt Nam, hoặc nghiên cứu so sánh giữa hai học giả, mới chỉ có một số thành tựu bước đầu. Do đó, để thuận tiện, chúng tôi sẽ xem xét tình hình nghiên cứu ở mỗi nước riêng biệt và cả một số nghiên cứu gần đây so sánh giữa hai học giả, trong các mảng đề tài tương đương với các bước triển khai của luận án: nghiên cứu về bối cảnh lịch sử và tư tưởng, nghiên cứu về triết học của hai học giả, nghiên cứu về tư tưởng chính trị của hai học giả. 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về Lê Quý Đôn Theo ý kiến của phần đông các nhà nghiên cứu Việt Nam, Lê Quý Đôn là tác gia có số lượng tác phẩm nhiều nhất trong số các nhà tư tưởng trước thời Nguyễn. Số lượng các tác phẩm của ông còn lại đến nay - dù trải qua thời kỳ khó khăn khi bị nhà Nguyễn kỳ thị và thậm chí ra lệnh tiêu huỷ - vẫn còn khá nhiều. Dựa trên di sản này, cùng với nhiều tài liệu về thời kỳ sinh thời Lê Quý Đôn, về tư tưởng Việt Nam nói chung, v.v… các công trình nghiên cứu về Lê Quý Đôn đã được tiến hành và cho đến nay đã có được những thành tựu đáng kể. Ở đây chúng tôi xem xét các công trình cho thấy điều kiện và tiền đề hình thành tư tưởng của Lê Quý Đôn – gồm các tác phẩm về thời đại Lê Quý Đôn, về Nho giáo Việt Nam nói chung và Nho giáo thời kỳ thế kỷ 18; các những công trình nghiên cứu về bản thân Lê Quý Đôn và tư tưởng của ông để làm nền tảng cho những tìm hiểu về tư tưởng chính trị của Lê Quý Đôn. Trước tiên chúng tôi xem xét mảng tài liệu về lịch sử - bối cảnh xã hội, chính trị, kinh tế… của sinh thời Lê Quý Đôn và cả sau này, để qua đó xem xét các tiền đề 5
  10. và điều kiện về kinh tế, xã hội, chính trị hình thành nên tư tưởng của Lê Quý Đôn. Với mảng tài liệu này, số lượng sách đã xuất bản và các công trình nghiên cứu là khá phong phú. Đầu tiên có thể kể đến là các bộ sách về lịch sử Việt Nam đã được biên soạn từ thời phong kiến hay trong thời hiện đại. Đó là các bộ sách như: Khâm định Việt sử thông giám cương mục (của Quốc sử quán triều Nguyễn, Viện Sử học dịch từ năm 1957 đến 1960, xuất bản lần đầu năm 1998); Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim (xuất bản lần đầu năm 1920); Lịch sử Việt Nam của Đào Duy Anh (xuất bản lần đầu năm 1957), Lịch sử Việt Nam (Uỷ ban Khoa học xã hội Việt Nam biên soạn, xuất bản lần đầu năm 1971); Đại cương lịch sử Việt Nam (Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành lần đầu năm 1998), Lịch sử Việt Nam tập 2 do Phan Huy Lê chủ biên, Nxb. Giáo dục xuất bản năm 2012, v.v… Từ những bộ sử này, có thể hình dung một cách khái quát bối cảnh lịch sử, văn hoá, kinh tế, xã hội thời kỳ Lê Quý Đôn - thể chế vua Lê chúa Trịnh đã phát triển đến giai đoạn nào, đời sống của nhân dân ra sao, kinh tế như thế nào, văn hoá phát triển ở mức độ nào, khoa cử hỗn loạn và thay đổi như thế nào, v.v… Bên cạnh các bộ sử - trình bày diễn biến lịch sử theo thời gian – có thể kể đến những tác phẩm nghiên cứu trình bày những phương diện cụ thể của đời sống xã hội đương thời. Trong số đó, tác phẩm nổi bật là Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú (soạn xong năm 1819, biên dịch và chú giải bởi Tổ biên dịch của Viện Sử học Việt Nam, in lần đầu năm 1960). Lịch triều hiến chương loại chí trình bày theo hình thức „chí‟ (ghi chép), là bộ bách khoa về đời sống xã hội và tinh thần của thời kỳ phong kiến mà đậm nét nhất là thời phong kiến mạt kỳ - sinh thời tác giả, cũng là thời đại của Lê Quý Đôn (Phan Huy Chú có thể coi là lớp hậu học trực tiếp ngay sau thời Lê Quý Đôn). Trong tác phẩm, Phan Huy Chú cũng có nhiều chỗ đề cập đến Lê Quý Đôn - giới thiệu Lê Quý Đôn như một nhà bác học của thế kỷ 18, các sách vở của ông được đề cập ở “Văn tịch chí”, các mục khác có trích dẫn sách, thơ và các ý kiến của ông. Nhận xét chung thì có thể thấy Lịch triều cho phép hình dung một cách toàn diện về đời sống đương thời, còn xem xét riêng trường hợp của Lê Quý Đôn thì có thể thấy ảnh hưởng của Lê Quý Đôn – ảnh hưởng của sự nghiệp sáng tác cũng như quan điểm, tư tưởng của ông – đối với bản thân Phan Huy Chú cũng như đối với đời sống trí thức thời ông. Ngoài ra, chính những tác phẩm của Lê Quý Đôn có thể coi là một nguồn tư liệu quý về đương thời ông. Bởi Lê Quý Đôn là nhà bách khoa thư, nên ngoài những 6
  11. sách lý luận, các sách mà ông biên soạn, sưu tầm, ghi chép có những giá trị về mặt lịch sử rất lớn. Các sách sử từ thời sau của Việt Nam luôn luôn dựa vào nguồn tư liệu này. Những tác phẩm trong mảng này có thể kể đến là Phủ biên tạp lục, Kiến văn tiểu lục, và Vân đài loại ngữ. Kiến văn tiểu lục nghĩa là ghi chép tản mạn về những điều mắt thấy tai nghe. Các thiên trong sách có thể cung cấp những tư liệu quan trọng về các quan niệm đạo đức đương thời, về lễ nghi, chế độ của các triều đại Việt Nam từ Lý, Trần đến Lê, về tình hình các khu vực trên đất Việt đương thời, về một số nhân vật lịch sử, các vấn đề liên quan đến Phật giáo, v.v.. Kiến văn tiểu lục ngoài giá trị khảo cứu, còn cho thấy một số quan điểm của Lê Quý Đôn như cách nhìn rất mềm dẻo về đạo Phật, thể hiện xu hướng „tam giáo nhất nguyên‟ nổi bật của thời đại ông. Phủ biên tạp lục thì được coi là tài liệu đặc biệt quan trọng trong việc nghiên cứu về các mặt kinh tế, xã hội của xứ Đàng Trong của Việt Nam. Mảng tài liệu tiếp theo mà chúng tôi xem xét là các tài liệu về lịch sử Nho giáo Việt Nam, lịch sử tư tưởng Việt Nam nói chung và lịch sử Nho giáo của thế kỷ 18, để qua đó có được một hình dung cụ thể về đời sống tư tưởng đương thời Lê Quý Đôn – chính là tiền đề về lý luận hình thành nên tư tưởng của ông. Số lượng các tài liệu ở phạm vi này có thể nói là nhiều, gồm cả sách đã xuất bản và các bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí chuyên ngành, các luận án, luận văn đã được bảo vệ, với các nội dung cụ thể hết sức đa dạng. Ở đây chúng tôi chỉ điểm qua một số công trình có tính khái quát về lịch sử tư tưởng Việt Nam và Nho giáo ở Việt Nam: Triết học và tư tưởng (Trần Văn Giàu, in năm 1988); Lịch sử tư tưởng Việt Nam tập 1 (Nguyễn Tài Thư chủ biên, xuất bản năm 1993); Nho giáo tại Việt Nam (Viện Triết học, xuất bản năm 1994); Một số vấn đề về Nho giáo Việt Nam (Phan Đại Doãn chủ biên, ấn hành năm 1999); bộ sách của Nguyễn Đăng Thục Lịch sử tư tưởng Việt Nam gồm 6 tập, trong đó có một tập riêng về tư tưởng của Lê Quý Đôn (in lần đầu vào những năm 1970, tái bản năm 1998); Tìm hiểu tư tưởng chính trị Nho giáo Việt Nam từ Lê Thánh Tông đến Minh Mệnh (Nguyễn Hoài Văn chủ biên, xuất bản năm 2002), Nho giáo ở Việt Nam (Viện nghiên cứu Hán Nôm và Viện Harvard – Yenching chủ biên, xuất bản năm 2006), Khái lược lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam (Nguyễn Tài Đông chủ biên, xuất bản năm 2016) v.v.. Các công trình này đem lại một cái nhìn tương đối tổng quát về Nho giáo tại Việt Nam, lịch sử hình thành, các giai đoạn phát triển và đặc điểm của mỗi giai đoạn, để từ đó ta có thể hình dung được về đời sống tinh thần của một thời kỳ cụ thể là thời kỳ Lê Quý Đôn. 7
  12. Lê Quý Đôn sống và hoạt động trong một thời kỳ lịch sử phức tạp, thời kỳ Việt Nam bị chia cắt với nhiều thế lực phong kiến cạnh tranh lẫn nhau, kinh tế có mầm mống phát triển nhưng bị nhân dân bị bóc lột rất nặng nề, khởi nghĩa nông dân nổ ra ở nhiều nơi, khoa cử tiêu cực, nhưng đời sống học thuật lại có phần sôi động hơn trước. Lê Quý Đôn xuất thân khoa bảng, ban đầu làm quan trong triều đình, sau được biệt phái sang phủ Chúa, giữ nhiều chức quan ở cả triều đình và phủ Chúa, chịu nhiều thăng giáng, nhiều người kính trọng mà cũng nhiều người ghét bỏ. Các sách vở trước tác của ông đều trong thời kỳ đương chức, đó cũng là một điểm cần lưu ý khi xem xét các quan điểm của ông. Ngay khi sinh thời Lê Quý Đôn, giới Nho sĩ và quan lại đã có nhiều đánh giá trái ngược về ông. Sau khi Lê Quý Đôn mất, Việt Nam trải qua thời kỳ biến động – các tập đoàn phong kiến khủng hoảng và sụp đổ, nhà Tây Sơn dẹp chúa Nguyễn ở phía Nam, dẹp họ Trịnh ở phía Bắc và sau đó đại thắng quân Thanh, lên nắm quyền thay nhà Lê. Sau đó ít lâu Tây Sơn lại bị đánh đổ, nhà Nguyễn thành lập. Vương triều Nguyễn xuất phát từ dòng dõi chúa Nguyễn ở thời Lê Quý Đôn, là thế lực phong kiến cai trị xứ Đàng Trong, đối lập với quyền lực của chúa Trịnh ở xứ Đàng Ngoài. Lê Quý Đôn là sủng thần của chúa Trịnh, đương nhiên không có được thiện cảm từ thế lực nhà Nguyễn. Sách Phủ biên tạp lục mà Lê Quý Đôn soạn khi ông là trấn thủ đất Quảng Nam có những lời bình tiêu cực về chúa Nguyễn cũng như cách cai trị của nhà Nguyễn ở Đàng Trong. Vì lý đó, đến thời vương triều Nguyễn, sách vở của Lê Quý Đôn không được khắc in. Ở thời Minh Mệnh (năm 1838) còn có một đạo dụ tiêu huỷ Bản kỷ tục biên là sách Lê Quý Đôn cùng các sử quan nhà Lê soạn, lý do là sách này chỉ được chép để tôn họ Trịnh dìm vua Lê, “trái ngược như mũ giày điên đảo”, “làm hãm đắm lòng người”. Bộ sử lớn nhất do sử thần nhà Nguyễn soạn, bộ Khâm định Việt sử thông giám cương mục, có những lời hết sức nặng nề về nhân cách của Lê Quý Đôn. Cái nhìn chính thống như vậy về Lê Quý Đôn không thể không để lại hậu quả trong việc đánh giá nhân vật lịch sử này ở những thời kỳ sau. Đến tận những năm 1960, một số sách vở vẫn đề cập đến Lê Quý Đôn như là „tay sai của họ Trịnh‟. Tuy nhiên, có một sự thật là dù nhà Nguyễn áp đặt một cách đánh giá như vậy đối với Lê Quý Đôn, thì trong giới nho sĩ cũng như trong dư luận rộng rãi, những lời bình tốt đẹp về ông vẫn không thay đổi. Đầu thế kỷ 20, ở Việt Nam đã xuất hiện những công trình tìm cách chỉnh sửa những nhận định sai lầm về Lê Quý Đôn trong Cương mục. 8
  13. Từ khoảng thời gian đầu thế kỷ 20 đến những năm 1950, các tác phẩm có đề cập đến ông hầu hết đều nhận xét về Lê Quý Đôn với những lời tích cực. Ví dụ, trong cuốn Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm (in lần đầu tiên năm 1943) có đánh giá về Lê Quý Đôn: “Lê Quý Đôn thật là một nhà bác học về đời Lê mạt; một tay ông đã biên tập, trứ thuật rất nhiều sách. Tuy tác phẩm của ông nay đã thất lạc mất ít nhiều, nhưng những bộ còn lưu lại cũng là một cái kho tài liệu để ta khảo cứu về lịch sử, địa dư và văn hoá của nước ta.” [53; tr.298]. Người ta vẫn dựa vào sử Nguyễn trong đó có ghi chép những sự kiện tác động xấu đến danh tiếng của Lê Quý Đôn, nhưng không phải vì thế mà danh tiếng của ông bị mai một đi. Sách vở của ông tuy không được khắc in nhưng vẫn được lưu truyền; thậm chí, trên thực tế, nhà Nguyễn khi soạn các bộ sách lịch sử và địa dư cũng đã dựa ít nhiều vào sách của ông, coi đó như nguồn tư liệu không thể bỏ qua được. Cho đến nay, những lời hạ thấp phẩm chất của Lê Quý Đôn hầu như không còn trong các công trình nghiên cứu và cả trong các sách vở viết cho đối tượng là dân chúng rộng rãi (những sách giới thiệu gương danh nhân, phổ biến các thông tin về cuộc đời và sự nghiệp của những bậc anh tài, v.v.). Tuy vậy, như chúng tôi nhận thấy, từ trước đến nay những lời đánh giá về Lê Quý Đôn hầu như chỉ dừng lại ở việc xem xét về nhân cách và những đóng góp của ông trên các phương diện biên soạn, sưu tầm tài liệu; về mặt tư tưởng thì thường là quan tâm đến những khía cạnh nhà bác học, nhà thư mục học, nhà phê bình văn học, nhà sử học v.v. của ông, khía cạnh nhà tư tưởng mới được quan tâm một cách tản mạn và số lượng tài liệu nghiên cứu tư tưởng Lê Quý Đôn trên thực tế chỉ chiếm một tỷ lệ không lớn trong tổng số các công trình nghiên cứu về ông. Điều này được thấy rõ qua một vài biểu hiện sau. Một mặt, tác phẩm của Lê Quý Đôn đã được dịch và phát hành rất sớm: các sách Vân đài loại ngữ, Quần thư khảo biện được dịch và xuất bản năm 1962, Kiến văn tiểu lục năm 1963, Phủ biên tạp lục năm 1964. Các bài viết về Lê Quý Đôn trên tạp chí chuyên ngành cũng xuất hiện từ thời gian đó. Có thể kể đến những bài như: “Vài nét trong quan điểm văn học của Lê Quý Đôn” của Trần Thanh Mại, tạp chí Nghiên cứu văn học, số 4 năm 1960; “Vài nét vê Lê Quý Đôn nhà bác học lớn của Việt Nam dưới thời phong kiến” của Văn Tân, tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 49, năm 1963; “Quan điểm lịch sử của Lê Quý Đôn trong Quần thư khảo biện” của Hà Thúc Minh, Thông báo triết học, số 11 năm 1968; một số bài viết của Nguyễn Tài Thư: “Mấy tư tưởng cơ bản của Lê Quý Đôn trong Quần thư khảo biện” trên Thông báo triết học, số 2, năm 1971, “Vài nét về đạo lý làm người của Lê 9
  14. Quý Đôn” trên tạp chí Triết học, số 8, năm 1975, “Lê Quý Đôn nhà tư tưởng Việt Nam thế kỷ XVIII” trên tạp chí Triết học, số 3, năm 1976; bài viết của Phạm Tú Châu “Tinh thần thực tế và ý thức dân tộc của Lê Quý Đôn qua Kiến văn tiểu lục” và bài viết của Cao Xuân Huy “Lê Quý Đôn và học thuyết lý khí”, trong tạp chí Văn học, số 6, năm 1976; “Lê Quý Đôn qua nhận xét của người xưa” của Trần Thị Băng Thanh, tạp chí Văn học, số 1, năm 1977, v.v.. Mặt khác, các nhà nghiên cứu chủ yếu tìm hiểu các khía cạnh văn học, Hán học, thư mục học, sử học v.v. của Lê Quý Đôn, số lượng các nghiên cứu đề cập đến tư tưởng triết học và tư tưởng chính trị của ông chiếm tỉ trọng tương đối khiêm tốn. Trong khoảng thời gian 40 năm trở lại đây, việc nghiên cứu sâu hơn về tư tưởng của Lê Quý Đôn đã được đẩy mạnh. Có thể thấy điều này thông qua sự xuất hiện nhiều hơn của các công trình lấy tư tưởng của Lê Quý Đôn làm đối tượng nghiên cứu. Những sách chỉ lấy riêng tư tưởng Lê Quý Đôn (tư tưởng triết học chứ không phải các vấn đề lý luận khác) làm đối tượng nghiên cứu có thể kể đến: Lê Quý Đôn nhà bác học Việt Nam thế kỷ XVIII do Ty văn hoá thông tin tỉnh Thái Bình xuất bản năm 1979; tác phẩm Lịch sử tư tưởng Việt Nam – tư tưởng tổng hợp của Lê Quý Đôn của tác giả Nguyễn Đăng Thục (xuất bản lần đầu tại Sài Gòn năm 1974, tái bản năm 1998), Lê Quý Đôn nhà tư tưởng Việt Nam thế kỷ XVIII của Hà Thúc Minh (xuất bản năm 1998). Sách Lê Quý Đôn nhà bác học Việt Nam thế kỷ XVIII vốn là kỷ yếu của hội thảo “Những cống hiến khoa học của Lê Quý Đôn” tổ chức nhằm kỷ niệm 250 năm ngày sinh của ông. Như tên gọi, sách không chỉ xem xét Lê Quý Đôn với tư cách nhà tư tưởng, mà còn có các bài viết về Lê Quý Đôn với tư cách nhà bác học, nhà ngôn ngữ học, nhà sử học, nhà thư mục học v.v.. Trong số các bài nghiên cứu về tư tưởng của Lê Quý Đôn được in trong sách đó, có thể kể đến: “Để tiến tới một cái nhìn đúng đắn về nhân cách chính trị của Lê Quý Đôn” của Hoàng Lê, bài viết này xem xét chủ yếu các sự kiện lịch sử trong các văn bản chứ không xem xét tác phẩm của Lê Quý Đôn, nhưng đưa ra các dẫn chứng để phản bác cách đánh giá tiêu cực về Lê Quý Đôn vốn chịu ảnh hưởng từ Việt sử thông giám cương mục. thông qua đó, tác giả cũng trình bày nhiều thông tin và suy nghĩ về đường lối chính trị, các quyết sách chính trị thực tế và tư duy cải cách của Lê Quý Đôn. Bài viết “Lê Quý Đôn trong lĩnh vực tư tưởng của dân tộc thế kỷ XVIII” của Nguyễn Tài Thư, trong bài viết này tác giả cho rằng, không như nhiều người (lúc đó) vẫn suy nghĩ, Lê Quý Đôn không chỉ là nhà nghiên cứu mà còn là nhà tư tưởng, các tư tưởng của ông 10
  15. được trình bày rất rõ ràng và nhất quán trong nhiều trước tác của ông. Tác giả cho rằng tư tưởng của Lê Quý Đôn tuy có hạn chế về mặt lịch sử, nhưng cũng có rất nhiều đóng góp mới mẻ cho lịch sử tư tưởng Việt Nam đương thời. Trên thực tế, GS. Nguyễn Tài Thư cũng là người có rất nhiều nghiên cứu về Lê Quý Đôn cho đến tận mãi sau này, các nghiên cứu được đăng tải trong các sách về lịch sử tư tưởng Việt Nam và trong tạp chí, đặc biệt là tạp chí Triết học của viện Triết học, Viện Khoa học xã hội Việt Nam. Các nghiên cứu của GS. Nguyễn Tài Thư về Lê Quý Đôn là nguồn tư liệu rất quan trọng cho chúng tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài này. Ngoài các bài nghiên cứu, sách Lê Quý Đôn nhà bác học Việt Nam thế kỷ XVIII còn cung cấp các thông tin quý giá cho người đọc về Lê Quý Đôn, đó là Tiểu sử Lê Quý Đôn và một thư mục về Lê Quý Đôn. “Tiểu sử Lê Quý Đôn” được soạn tương đối kỹ, với rất nhiều thông tin phong phú về cuộc đời và tác phẩm của ông, tiểu sử này là do GS. Cao Xuân Huy biên soạn, được in trong sách Vân đài loại ngữ (bản dịch, xuất bản năm 1962). “Thư mục Lê Quý Đôn” do Phạm Hồng Toàn biên soạn, gồm các tài liệu nghiên cứu về Lê Quý Đôn ngay từ thế kỷ 19, trải qua các thăng trầm trong đánh giá về Lê Quý Đôn, cho đến thời điểm 1979. Trong đó có thể thấy các tài liệu „nghiên cứu về tư tưởng học thuật của Lê Quý Đôn‟ được liệt kê chỉ có 10 trong tổng số hơn 130 tài liệu (chưa kể một số bài nghiên cứu về tác phẩm của Lê Quý Đôn được liệt kê trong phần sau đó), tức là chiếm một tỉ lệ rất khiêm tốn. Dù sao, Tiểu sử và thư mục này, cùng toàn bộ công trình Lê Quý Đôn nhà bác học thế kỷ XVIII đã đem lại cho chúng tôi rất nhiều tri thức trong quá trình triển khai luận án. Trong Lịch sử tư tưởng Việt Nam – tư tưởng tổng hợp của Lê Quý Đôn của Nguyễn Đăng Thục, tác giả trình bày ba vấn đề chính là quan điểm siêu hình học, quan điểm nhận thức và các quan điểm về chính trị của Lê Quý Đôn. Trước tiên, tác giả đưa ra nhận xét rằng Lê Quý Đôn đứng trước bối cảnh Nho phong đổ nát đương thời đã đưa ra lời phê phán và có quan điểm hướng tới Tam giáo nhất nguyên, phục hồi xu hướng tư tưởng vốn là truyền thống của dân tộc. Về vũ trụ quan của Lê Quý Đôn, tác giả nhấn mạnh các điểm: Lê Quý Đôn đồng nhất „dịch‟ với „thời‟, sự hoà điệu tam tài, các quan điểm mới mẻ về lý, khí và mối quan hệ giữa lý và khí. Về nhận thức luận, tác giả cho rằng Lê Quý Đôn coi „cách vật trí tri‟ tương đương với „chính tâm‟ - tức là khác với quan điểm chí vật của Chu Hy, chính tâm là hư tâm, thực hiện cái tâm „chí thành‟ mà Trung Dung nói đến. Về quan điểm chính trị, tác giả nhận xét Lê Quý Đôn trung thành với tinh thần Nho giáo khi coi chính trị là 11
  16. „nghĩa sống của nhân loại‟, bản chất chính trị là quy về chỗ không mất chính nghĩa, cho nên dù Lê Quý Đôn đề cao vai trò của pháp luật, dâng sớ xin lập pháp trị, thì cũng không bao giờ đi ra ngoài nền tảng nhân trị và đức trị của Nho giáo truyền thống. Hơn nữa, Lê Quý Đôn còn là một vị quan hết sức thực tiễn, có lòng lo cho sinh dân, nỗ lực cải tạo hoàn cảnh thực tế đường thời. Tác phẩm của Nguyễn Đăng Thục tuy không đồ sộ, nhưng đã trình bày khá đầy đủ và sâu sắc các phương diện quan trọng nhất trong tư tưởng của Lê Quý Đôn. Sách của Hà Thúc Minh Lê Quý Đôn nhà tư tưởng Việt Nam thế kỷ XVIII, nhà xuất bản Giáo dục xuất bản năm 1988. Sách gồm hai phần, phần đầu trình bày cuộc đời và tư tưởng của Lê Quý Đôn (quan điểm chính trị xã hội, quan điểm triết học, quan niệm về bản sắc văn hoá dân tộc) và phần thứ hai giới thiệu và trích dẫn một số tác phẩm tiêu biểu của Lê Quý Đôn. Sách này tuy không quá đồ sộ nhưng cũng chứa đựng nhiều quan điểm rất đáng chú ý. Phần về quan điểm chính trị xã hội của Lê Quý Đôn, tác giả chủ yếu xem xét các quan điểm và chính sách cải cách thực tế của ông, không chỉ qua các tác phẩm của ông, mà qua cả các bản tấu mà ông dâng lên triều đình, và các tư liệu lịch sử khác. Phần nghiên cứu về tư tưởng triết học của Lê Quý Đôn, tác giả Hà Thúc Minh có ý kiến rằng quan điểm của Lê Quý Đôn về lý khí không có gì vượt tầm nhìn của Tống Nho khi so sánh với quan điểm của Chu Hy [81; tr.34]. Sách Lê Quý Đôn nhà tư tưởng Việt Nam thế kỷ XVIII cũng là một trong số các tư liệu quan trọng mà chúng tôi sử dụng. Ngoài một số tác phẩm mà chúng tôi nêu tên ở trên, cũng có những tác phẩm có một phần (hoặc một chương) đề cập đến tư tưởng của Lê Quý Đôn. Ví dụ như tác phẩm Lịch sử tư tưởng Việt Nam (tập 1) do GS. Nguyễn Tài Thư chủ biên, xuất bản năm 1993. Trong đó, với một lượng trang không lớn, các tác giả không đi vào trình bày chi tiết nội dung các quan điểm của Lê Quý Đôn, mà nhấn mạnh vào một số đặc điểm quan trọng trong tư tưởng của ông: ý thức xây dựng một nền văn hoá tư tưởng phát triển và mang bản sắc dân tộc; ý thức tiếp thụ kiến thức nhân loại; khuynh hướng phủ nhận vai trò độc tôn của Nho giáo; khuynh hướng đi vào những vấn đề cơ bản của thế giới quan. Các nhận xét như vậy về tư tưởng Lê Quý Đôn có vai trò gợi mở rất lớn đối với chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài này - về tư tưởng chính trị của Lê Quý Đôn trong sự so sánh với Jeong Yak Yong. Nếu như lượng sách chuyên bàn về tư tưởng của Lê Quý Đôn có thể nói là chưa nhiều, thì số lượng các bài tạp chí, bài nghiên cứu tham gia các hội thảo, chuyên đề 12
  17. v.v. thì lại rất phong phú. Chúng tôi chỉ xin liệt kê ở đây một số bài tiêu biểu: “Tư tưởng Lê Quý Đôn và khuynh hướng tư tưởng của thời đại ông” của Nguyễn Tài Thư, tạp chí Triết học, số 3, 1984; “Thái ất dị giản lục và dự đoán học” của Lê Văn Quán, tạp chí Hán Nôm, số 3, 1999; “Quan niệm của Lê Quý Đôn về tư cách người cầm quyền qua Thư kinh diễn nghĩa” của Trần Ngọc Ánh, tạp chí Khoa học xã hội, số 6, 2002; “Lê Quý Đôn và các tư tưởng đạo đức của ông” của Đỗ Huy, tạp chí Triết học, số 6, 2004; “Về một khuynh hướng thực học ở Việt Nam thế kỷ XVIII – trường hợp Lê Quý Đôn” của Phan Đại Doãn, tạp chí Xưa và nay, số 243, 2005; “Vấn đề bản thể luận trong Vân đài loại ngữ của Lê Quý Đôn” của Hoàng Văn Thảo, tạp chí Triết học, số 4, 2005; “Vấn đề bản thể luận trong học thuyết lý khí của Lê Quý Đôn” của Nguyễn Tài Đông, tạp chí Triết học, số 8, 2011; “Tư tưởng chính trị nhị nguyên của Lê Quý Đôn” của Lê Thị Lan, tạp chí Triết học, số 6, 2012; “Vấn đề nguồn gốc vũ trụ trong tư tưởng Lê Quý Đôn” của Trần Nguyên Việt, tạp chí Triết học, số 1, 2013; v.v.. Gần đây, khi sự quan tâm đến nền tư tưởng truyền thống tăng lên, những nhân vật có lượng trước tác nhiều và có những trước tác có tính chất triết học được chú ý đặc biệt, trong số đó Lê Quý Đôn là một nhân vật tiêu biểu, nên không phải ngẫu nhiên mà các bài nghiên cứu về tư tưởng triết học và chính trị của Lê Quý Đôn lại tập trung với mật độ lớn hơn trong thời gian gần đây. Ngoài các nhà nghiên cứu Việt Nam, trong thời gian gần đây các học giả các nước khác như Mỹ, Đài Loan, Hàn Quốc v.v. quan tâm đến tư tưởng của Lê Quý Đôn ngày càng nhiều, trong bối cảnh giao lưu học thuật giữa Việt Nam và các nước trong khu vực được mở rộng. Các cuộc hội thảo đa quốc gia được tổ chức thường xuyên và đó là cơ hội để các nhà nghiên cứu trao đổi và đưa ra quan điểm của mình về tư tưởng của Lê Quý Đôn. Kết quả của những giao lưu đó là các kỷ yếu và các bài tạp chí, trong đó tư tưởng triết học, tư tưởng chính trị học của Lê Quý Đôn đã được nghiên cứu sâu sắc. Có thể kể đến một số hội thảo quốc tế do Viện Triết học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam kết hợp với các cơ quan nghiên cứu quốc tế tổ chức như hội thảo “Nho giáo Việt Nam và văn hoá Đông Á” năm 2009, hội thảo “Nghiên cứu so sánh tư tưởng chính trị của Lê Quý Đôn và Jeong Yak Yong” năm 2016, hội thảo “Triết học chính trị của Nho học Hàn Quốc và Việt Nam” năm 2017, v.v.. Trong những hội thảo đó, một vài nghiên cứu về Lê Quý Đôn của các học giả quốc tế có thể kể đến như sau: “Tìm hiểu tác phẩm Thư kinh diễn nghĩa của Lê Quý Đôn” của Tưởng Thu Hoá (2009), “Nội hàm thông diễn học trong Vân 13
  18. đài loại ngữ của Lê Quý Đôn” của Lâm Duy Kiệt (2009), “Luận lý khí của Lê Quý Đôn” của Lâm Nguyệt Huệ (2009); “Khí học của Lê Quý Đôn và Thượng Đế học của Jeong Yak Yong” của Jeon Sung Keon (2016), “So sánh tư tưởng chính trị của Lê Quý Đôn và Jeong Yak Yong” của Kim Young Woo (2016), v.v.. Sự tham gia của các học giả quốc tế khiến cho các nghiên cứu về tư tưởng của Lê Quý Đôn có thể trở nên đa dạng với nhiều hướng nhìn khác hơn. Trong quá trình tìm kiếm tài liệu cho đề tài, chúng tôi cũng đã quan tâm đến mảng tài liệu là các luận án, luận văn về tư tưởng Lê Quý Đôn, tuy nhiên số lượng các luận văn, luận án về Lê Quý Đôn mà chúng tôi có thể tiếp cận được ở Việt Nam là không nhiều, và nội dung thì không chỉ tập trung vào lĩnh vực tư tưởng của Lê Quý Đôn mà cả những lĩnh vực khác như văn học hay sử học. Có thể nói đây là một thực trạng đáng tiếc và hy vọng nó sẽ được cải thiện trong tương lai gần. 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về Jeong Yak Yong Trước tiên chúng tôi xem xét các tài liệu về lịch sử Hàn Quốc nói chung và lịch sử thời đại Joseon nói riêng, về các vấn đề nổi lên trong thời đại Joseon, về Nho giáo Hàn Quốc, Nho giáo thời Joseon, Thực học v.v., để làm nền tảng cho những tìm hiểu về tiền đề hình thành tư tưởng của Jeong Yak Yong. Tài liệu về các vấn đề như trên có thể nói là rất phong phú. Các vấn đề về lịch sử Joseon và lịch sử tư tưởng thời Joseon đã được nghiên cứu ngay từ thời đế quốc Nhật chiếm đóng, người Hàn Quốc nỗ lực khôi phục và cổ động cho bản sắc dân tộc. Cho đến tận thời hiện tại, các nghiên cứu về các vấn đề trên vẫn liên tục được tiến hành, và thành quả thể hiện ra ở sách được ấn hành, các bài nghiên cứu, các luận án luận văn v.v. có thể nói là khó bao quát hết. Vì vậy ở đây chúng tôi chỉ điểm qua một số tài liệu điển hình. Sách Lịch sử quốc dân Triều Tiên (Nxb Văn hoá Kyeongin, 2013) của nhà vận động độc lập đồng thời là nhà nghiên cứu lịch sử dân tộc nổi tiếng Choi Nam Seon. Sách này được xuất bản lần đầu năm 1947, bao quát tất cả các thời kỳ lịch sử của Hàn Quốc từ cổ đại đến thời kỳ đầu thế kỷ 20. Thời kỳ Joseon được đề cập từ cuối phần “trung thế”, bao trùm phần “Cận thế” và sang đến phần “Cận đại”. Tác giả không chỉ xem xét các sự kiện lịch sử mà tìm hiểu cả các vấn đề nổi bật của thời đại. Trong thời Joseon hậu kỳ - đương thời hoặc gần với thời kỳ của Jeong Yak Yong - đó là những vấn đề như đảng tranh (sự tranh giành quyền lực giữa các phe phái trong triều đình), Đãng bình (chính sách của các vua Yeongjo và Jeongjo nhằm loại bỏ đảng tranh, tập trung quyền lực vào tay vua, ổn định đời sống chính trị), sự chấn 14
  19. hưng của văn hoá trong thời Jeongjo, v.v.. Do đó đây là tài liệu quan trọng để chúng tôi dựa vào và xem xét bối cảnh hình thành nên tư tưởng của Jeong Yak Yong. Nghiên cứu về thời kỳ Joseon không thể bỏ qua một trong số những tài liệu cơ bản nhất – Triều Tiên vương triều thực lục. Đây là những ghi chép của sử quan nhà Joseon về các việc xảy ra trong đời sống chính trị, văn hoá, các hoạt động của vua và vương triều từ năm 1413 đến năm 1865. Các hoạt động được ghi chép chi tiết từng ngày, hình thành một bộ sách đồ sộ với 888 tập, 1894 quyển. Năm 1997, bộ sách này đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới. Hiện nay toàn bộ nội dung của sách đã được dịch ra tiếng Hàn, được số hoá và có thể tiếp cận dễ dàng thông qua Internet (trang web: http://sillok.history.go.kr/main/main.do). Để tìm hiểu về lịch sử Joseon trong đó có thời kỳ mà Jeong Yak Yong sống và hoạt động, Triều Tiên vương triều thực lục là một trong những tài liệu có thể cung cấp các thông tin đầy đủ và cơ bản nhất. Thời kỳ Jeong Yak Yong sống và hoạt động là thời hậu kỳ Joseon với những đặc điểm tương đối riêng biệt so với thời tiền kỳ. Điều đó được phản ánh trong nhiều nghiên cứu về thời kỳ này, trong đó có thể kể đến sách của Jeong Ok Ja Lý giải về lịch sử hậu kỳ Joseon, Nxb. Ilji, 2003. Sách này xem xét nhiều vấn đề từ thời tiền kỳ có ảnh hưởng tới sự nảy sinh các đặc điểm của thời hậu kỳ, đặc biệt xem xét các vấn đề về tư tưởng, ví dụ xem xét Nho học thời kỳ tiền kỳ với nhà tư tưởng điển hình là Lee I, quan điểm „Đại Minh nghĩa lý‟ và ảnh hưởng của nó đến thời hậu kỳ Joseon, v.v.. Tác giả rất chú ý đến đặc điểm xã hội và tư tưởng trong thế kỷ 18, bởi đó là thế kỷ thể hiện rõ nét nhất các đặc trưng của thời hậu kỳ này. Tác giả nhấn mạnh đến sự hình thành của Thực học, sự trưởng thành của tầng lớp trung nhân (qua đó cho thấy sự biến đổi trong các vấn đề thân phận thế kỷ 18). Đặc biệt, tác giả dành riêng một chương bàn về cuộc đời và tư tưởng của Jeong Yak Yong, nhà tư tưởng điển hình của thời hậu kỳ Joseon. Để có được cái nhìn tổng hợp về Nho học Hàn Quốc nói chung và Nho học thời kỳ Joseon nói riêng, chúng tôi xem xét một số công trình như sau. Sách Lịch sử tư tưởng triết học Hàn Quốc do Hội nghiên cứu lịch sử triết học Hàn Quốc biên soạn (Nxb. Simsan, tái bản năm 2005) đưa ra hình dung tổng quát về sự phát triển của tư tưởng Hàn Quốc từ thời cổ đại đến thời hiện đại, từ những tư tưởng dân gian vốn có tại Hàn Quốc đến các hệ tư tưởng ngoại lai. Trong diễn biến của lịch sử tư tưởng Hàn Quốc, có thể thấy ảnh hưởng đậm nét của Nho giáo đặc biệt trong thời Joseon. 15
  20. Và Nho giáo đó được chỉ rõ, chính là Tính lý học. Các tác giả xem xét sự triển khai của Tính lý học thời tiền kỳ và hậu kỳ Joseon, những cuộc luận tranh căn bản trong lịch sử Tính lý học Joseon như Hồ Lạc luận tranh (湖洛論爭). Từ khoảng thế kỷ 18, tức là đương thời Jeong Yak Yong, có những biến đổi to lớn trong Nho học Joseon với sự truyền bá của các khuynh hướng tư tưởng mới: Dương Minh học và Thực học. Lịch sử tư tưởng triết học Hàn Quốc với tính tổng hợp và bao quát cao, có thể coi là một tài liệu không thể thiếu khi xem xét bối cảnh đời sống tư tưởng thời đại Joseon. Sách Lịch sử Nho học Hàn Quốc của gs. Ryu Seung Guk (Bộ phận xuất bản Đại học Sungkyunkwan, 2009) xem xét Nho học từ khi được truyền bá vào Hàn Quốc cho đến thời hiện đại. Nho học vốn đã được truyền bá vào Hàn Quốc từ thời Tam quốc Hàn Quốc, trải qua thời Goryeo – lấy Phật giáo làm quốc giáo – đến thời Joseon, Nho học (lúc đó chủ đạo là Tính lý học) mới trở thành hệ tư tưởng thống trị. Sách này xem xét tương đối tập trung vào thời kỳ Joseon bởi Nho học Joseon (Tính lý học Joseon) chính là thời kỳ tạo dựng nên các đặc điểm chủ yếu của Nho học Hàn Quốc nói chung. Các vấn đề quan trọng của Nho học Joseon, cùng các nhà tư tưởng điển hình đều được xem xét đến. Ở thời hậu kỳ, các hệ thống tư tưởng mới lạ như Dương Minh học, Thực học, ảnh hưởng của Tây học v.v. cũng được quan tâm nghiên cứu. Sách Lịch sử Nho học Hàn Quốc của gs Bae Jong Ho (Bộ phận xuất bản Đại học Yonsei, tái bản lần thứ 7 năm 1990), tập trung vào các nội dung lý luận chủ yếu của Nho học Hàn Quốc, mà bộ phận quan trọng nhất là Tính lý học thời Joseon. Sách này trước tiên xem xét các lý luận của Chu Tử và Nhị Trình - là nền tảng tư tưởng của Tính lý học Joseon, sau đó nghiên cứu các vấn đề lý luận đặc trưng của Tính lý học Joseon: quan điểm chủ khí và chủ lý, luận về tứ đoan thất tình, luận về nhân tâm – đạo tâm. Sách này cũng tìm hiểu sâu về cuộc tranh luận nhân vật tính đồng dị (sự giống và khác nhau giữa nhân tính và vật tính) là một trong những chủ đề thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà tư tưởng Joseon. Lịch sử Nho học Hàn Quốc tuy chủ yếu xem xét Tính lý học, không đề cập đến các trào lưu thời hậu kỳ như Thực học, và xem xét chủ yếu đến nội dung tư tưởng chứ ít đề cập đến các vấn đề mang tính lịch sử như sự hình thành trào lưu học phái, v.v., nhưng thông qua các nội dung của sách có thể thấy được sự phát triển mạnh mẽ của lý luận triết học thời Joseon. 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2