Luận án Tiến sĩ Triết học: Phát triển năng lực tư duy biện chứng duy vật của học viên Học viện Khoa học Quân sự ở Việt Nam hiện nay
lượt xem 7
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Phát triển năng lực tư duy biện chứng duy vật của học viên Học viện Khoa học Quân sự ở Việt Nam hiện nay" nhằm luận giải một số vấn đề lý luận, phân tích thực trạng năng lực tư duy BCDV của học viên Học viện KHQS ở Việt Nam hiện nay, luận án đề xuất một 3 số giải pháp cơ bản nhằm phát triển năng lực tư duy BCDV, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo sĩ quan của Học viện KHQS trong tình hình mới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Triết học: Phát triển năng lực tư duy biện chứng duy vật của học viên Học viện Khoa học Quân sự ở Việt Nam hiện nay
- HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HOÀNG VĂN TUYÊN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY BIỆN CHỨNG DUY VẬT CỦA HỌC VIÊN HỌC VIỆN KHOA HỌC QUÂN SỰ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC CHUYÊN NGÀNH: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử HÀ NỘI - 2022
- HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HOÀNG VĂN TUYÊN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY BIỆN CHỨNG DUY VẬT CỦA HỌC VIÊN HỌC VIỆN KHOA HỌC QUÂN SỰ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC CHUYÊN NGÀNH: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Mã số : 9 22 90 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. GS, TS Nguyễn Hùng Hậu 2. TS Phan Mạnh Toàn HÀ NỘI - 2022
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định! Tác giả Hoàng Văn Tuyên
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN Trang MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 5 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN 5 QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.2. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ CHỦ YẾU CỦA CÁC CÔNG 24 TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU Kết luận chương 1 29 CHƯƠNG 2. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY BIỆN CHỨNG DUY 30 VẬT CỦA HỌC VIÊN HỌC VIỆN KHOA HỌC QUÂN SỰ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY- MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 2.1. TƯ DUY BIỆN CHỨNG DUY VẬT, NĂNG LỰC TƯ DUY BIỆN 30 CHỨNG DUY VẬT VÀ THỰC CHẤT PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY BIỆN CHỨNG DUY VẬT CỦA HỌC VIÊN HỌC VIỆN KHOA HỌC QUÂN SỰ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.2. TẦM QUAN TRỌNG VÀ NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG 51 ĐẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY BIỆN CHỨNG DUY VẬT CỦA HỌC VIÊN HỌC VIỆN KHOA HỌC QUÂN SỰ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Kết luận chương 2 74 CHƯƠNG 3. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY BIỆN CHỨNG DUY 75 VẬT CỦA HỌC VIÊN HỌC VIỆN KHOA HỌC QUÂN SỰ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YÊU CẦU ĐẶT RA
- 3.1. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC TƯ DUY BIỆN CHỨNG DUY 75 VẬT CỦA HỌC VIÊN HỌC VIỆN KHOA HỌC QUÂN SỰ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 3.2. MỘT SỐ YÊU CẦU ĐẶT RA ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN 109 NĂNG LỰC TƯ DUY BIỆN CHỨNG DUY VẬT CỦA HỌC VIÊN HỌC VIỆN KHOA HỌC QUÂN SỰ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Kết luận chương 3 119 CHƯƠNG 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM PHÁT TRIỂN 120 NĂNG LỰC TƯ DUY BIỆN CHỨNG DUY VẬT CỦA HỌC VIÊN HỌC VIỆN KHOA HỌC QUÂN SỰ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 4.1. NÂNG CAO NHẬN THỨC, TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC 120 CHỦ THỂ TRONG QUẢN LÝ, GIÁO DỤC, RÈN LUYỆN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY BIỆN CHỨNG DUY VẬT CỦA HỌC VIÊN HỌC VIỆN KHOA HỌC QUÂN SỰ HIỆN NAY 4.2. TIẾP TỤC CHUẨN HÓA CHƯƠNG TRÌNH, NỘI DUNG, 129 ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY BIỆN CHỨNG DUY VẬT CỦA HỌC VIÊN HỌC VIỆN KHOA HỌC QUÂN SỰ HIỆN NAY 4.3 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY CÁC MÔN 134 TRỰC TIẾP RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TƯ DUY BIỆN CHỨNG DUY VẬT CỦA HỌC VIÊN HỌC VIỆN KHOA HỌC QUÂN SỰ HIỆN NAY 4.4 PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG CỦA HỌC 141 VIÊN HỌC VIỆN KHOA HỌC QUÂN SỰ HIỆN NAY TRONG RÈN LUYỆN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY BIỆN CHỨNG DUY VẬT
- 4.5. XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP, RÈN LUYỆN PHÁT 148 TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY BIỆN CHỨNG DUY VẬT CỦA HỌC VIÊN HỌC VIỆN KHOA HỌC QUÂN SỰ HIỆN NAY Kết luận chương 4 156 KẾT LUẬN 157 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 159 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 160 PHỤ LỤC 168
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ VIẾT TẮT Bảo vệ Tổ quốc BVTQ Biện chứng duy vật BCDV Cán bộ cách mạng CBCM Chủ nghĩa cộng sản CNCS Chủ nghĩa tư bản CNTB Chủ nghĩa xã hội CNXH Giáo dục - đào tạo GD-ĐT Khoa học Quân sự KHQS Khoa học xã hội KHXH Kinh tế - xã hội KTXH Kỹ thuật Quân sự KTQS Năng lực tư duy NLTD Ngoại ngữ Quân sự NNQS Nghệ thuật Quân sự NTQS Quân đội nhân dân QĐND Quan hệ quốc tế về quốc phòng QHQT về QP Tư duy biện chứng TDBC
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận án Tư duy biện chứng duy vật là loại hình tư duy phát triển ở trình độ cao nhất so với các hình thức tư duy trong lịch sử, có vai trò quan trọng trong quá trình nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người. Nhân loại đang đồng hành cùng với sự phát triển của kinh tế tri thức, phân công lao động, hội nhập quốc tế trong thời đại văn minh công nghiệp lần thứ tư - sản phẩm tư duy của con người, chính nó, đã và đang đặt ra những thời cơ và thách thức to lớn đối với mỗi quốc gia dân tộc trong quá trình dựng nước đều không thể không quan tâm đến việc giữ nước, bằng cách này hay cách khác phải tổ chức xây dựng một lực lượng để đảm bảo sự trường tồn của dân tộc mình. Nhất là đối với các quốc gia đi theo con đường XHCN việc giành chính quyền chỉ là bước đầu, yêu cầu xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng trong thời kỳ quá độ là một tất yếu khách quan. Lịch sử hình thành, phát triển của dân tộc Việt Nam đã trở thành truyền thống dựng nước, phải đi đôi với giữ nước, xây dựng phải gắn liền với bảo vệ Tổ quốc, việc thường xuyên suy nghĩ kế sách bảo vệ Tổ quốc từ khi đất nước chưa lâm nguy luôn gắn liền với quá trình tồn tại và phát triển của người Việt Nam. Học viên Học viện KHQS hôm nay sẽ là những cử nhân - sĩ quan NNQS và QHQT về QP ngày mai, không phải ai khác, chính họ sẽ là những người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, phiên dịch, biên dịch và quan hệ đối ngoại quân sự, quốc phòng, đáp ứng yêu cầu phát triển Ngành, hiện đại hóa quân đội, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN trong thời kỳ mới, học viên Học viện KHQS cần phải tích cực tích lũy tri thức, rèn luyện phát triển năng lực tư duy BCDV để có trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Hiện nay, tình hình thế giới, khu vực có những diễn biến phức tạp, khó lường; hợp tác, phân công lao động quốc tế diễn ra sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực, đan xen trong cả đối tượng và đối tác. Theo đó, yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc có bước phát triển mới, sau khi ra trường học viên Học viện KHQS thực hiện nhiệm vụ nắm bắt tình hình trong nước và quốc tế, tham mưu cho cấp trên trong hoạch định chiến lược, sách lược đối nội, đối ngoại về quân sự, quốc phòng. Để
- 2 hoàn thành nhiệm vụ được giao, học viên Học viện KHQS phải được trang bị đầy đủ phẩm chất, năng lực của người cán bộ cách mạng, trong đó, năng lực tư duy BCDV là một phẩm chất không thể thiếu, nó giúp cho học viên nhận thức, tiếp thu hiệu quả tri thức, vận dụng vào học tập, rèn luyện đảm bảo chuẩn đầu ra trở thành người đảng viên, cán bộ sĩ quan, cử nhân NNQS và QHQT về QP. Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy BCDV cho học viên Học viện KHQS, những năm qua Thường vụ, Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện và lãnh đạo, chỉ huy các cơ quan, đơn vị đã thường xuyên quan tâm, chú trọng đến vấn đề này; đa số học viên đã tích cực học tập, nghiên cứu khoa học, rèn luyện năng lực tư duy BCDV... góp phần nâng cao chất lượng GD-ĐT. Bên cạnh đó, việc phát triển năng lực tư duy BCDV của học viên vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định cả về mặt nhận thức trong lãnh đạo, quản lý, giáo dục, rèn luyện, cũng như sự nỗ lực trong học tập, rèn luyện của từng học viên. Thực trạng này do nhiều nguyên nhân khác nhau cần được nhận thức đầy đủ. Trước yêu cầu mới của nhiệm vụ cách mạng, đang đặt ra sự cần thiết phải nâng cao chất lượng đào tạo ở Học viện KHQS “tập trung đổi mới căn bản, toàn diện theo hướng “chuyên môn hoá, chuyên sâu” về quy trình, chương trình, nội dung đào tạo ở tất cả các bậc học, ngành học, bám sát chuẩn đầu ra các đối tượng đào tạo, sát thực tiễn”…[25, tr. 9], trong đó việc phát triển năng lực tư duy BCDV có vai trò rất quan trọng, giúp người học viên Học viện KHQS - sĩ quan tương lai hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Vì vậy, nghiên cứu, làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn phát triển năng lực tư duy BCDV, làm cơ sở để nâng cao chất lượng đào tạo sĩ quan NNQS và QHQT về QP ở Học viện KHQS là vấn đề lớn, còn nhiều khó khăn, phức tạp, song có giá trị thiết thực và cần thiết. Với lý do trên, tác giả lựa chọn vấn đề: “Phát triển năng lực tư duy biện chứng duy vật của học viên Học viện Khoa học Quân sự ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ triết học của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở luận giải một số vấn đề lý luận, phân tích thực trạng năng lực tư duy BCDV của học viên Học viện KHQS ở Việt Nam hiện nay, luận án đề xuất một
- 3 số giải pháp cơ bản nhằm phát triển năng lực tư duy BCDV, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo sĩ quan của Học viện KHQS trong tình hình mới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Tổng quan công trình khoa học có liên quan đến đề tài luận án và chỉ ra những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu. Luận giải một số vấn đề lý luận về phát triển năng lực tư duy BCDV của học viên Học viện KHQS ở Việt Nam hiện nay. Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực tư duy BCDV của học viên Học viện KHQS và một số yêu cầu đặt ra hiện nay. Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển năng lực tư duy BCDV của học viên Học viện KHQS ở Việt Nam hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Năng lực tư duy BCDV của học viên Học viện KHQS ở Việt Nam hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực trạng và giải pháp phát triển năng lực tư duy BCDV của học viên Học viện KHQS ở Việt Nam hiện nay. Về đối tượng: Học viên Học viện KHQS đào tạo sĩ quan chuyên ngành Ngoại ngữ quân sự và Quan hệ Quốc tế về Quốc phòng. Về thời gian: Các tư liệu, số liệu từ năm 2011 đến nay, bởi vì, đây là thời gian Ban Chấp hành Trung ương ban hành Nghị quyết số 28-NQ/TW về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới và Nghị quyết số 29-NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện, giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ lý luận Luận án dựa trên cơ sở lý luận của triết học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tư duy; quan điểm của Đảng về giáo dục, đào tạo; những thành tựu nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến vấn đề này.
- 4 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử vào nghiên cứu lĩnh vực phát triển năng lực tư duy quân sự; đồng thời, sử dụng hệ thống phương pháp nghiên cứu khoa học như: hệ thống - cấu trúc, phân tích - tổng hợp, khái quát hóa - trừu tượng hóa, lịch sử - lôgic, quan sát, thống kê, điều tra, chuyên gia… để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu đã xác định. 5. Những đóng góp mới của luận án Khái quát phạm trù trung tâm phát triển năng lực tư duy BCDV của học viên Học viện KHQS ở Việt Nam, chỉ rõ tầm quan trọng và những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển năng lực tư duy BCDV của đối tượng này. Đánh giá cơ sở khoa học và đưa ra các nhận định chính xác về thực trạng năng lực tư duy BCDV của học viên Học viện KHQS ở Việt Nam hiện nay. Khái quát một số yêu cầu đặt ra cần giải quyết đối với phát triển năng lực tư duy BCDV của học viên Học viện KHQS ở Việt Nam hiện nay. Đề xuất một số giải pháp phát triển năng lực tư duy BCDV của học viên Học viện KHQS ở Việt Nam hiện nay. 6. Ý nghĩa và giá trị của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sâu sắc thêm cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển năng lực tư duy BCDV của học viên Học viện Khoa học Quân sự, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ sĩ quan của Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay. Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập ở các học viện, nhà trường trong Quân đội. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình đã công bố của tác giả có liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của luận án được kết cấu thành 4 chương 11 tiết.
- 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Vấn đề tư duy, năng lực tư duy, năng lực tư duy biện chứng duy vật là chủ đề luôn được nhiều nhà khoa học trên thế giới và trong nước quan tâm nghiên cứu. Hiện nay, có nhiều công trình khoa học nghiên cứu liên quan đến vấn đề này đã được công bố rộng rãi trên tài liệu, sách, tạp chí, luận án. Các công trình khoa học liên quan đến vấn đề này không chỉ dừng lại ở góc độ nghiên cứu lý luận về nguồn gốc, bản chất, đặc trưng của tư duy và năng lực tư duy BCDV mà còn đi sâu nghiên cứu phân tích, luận giải, vận dụng giải quyết vấn đề thực tiễn trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội nói chung và hoạt động quân sự, quốc phòng nói riêng. Chẳng hạn, có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về tư duy BCDV trong hoạt động kinh tế, giáo dục - đào tạo, quốc phòng, an ninh, đối ngoại... Tuy nhiên cho đến nay, vấn đề phát triển năng lực tư duy BCDV vẫn là chủ đề hấp dẫn, còn nhiều nội dung cần được tiếp tục nghiên cứu bổ sung, vận dụng và làm sáng tỏ. Trong khuôn khổ đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án, nghiên cứu sinh xin trình bày khái lược về tình hình nghiên cứu trên phương diện lý luận về tư duy và thực trạng năng lực tư duy BCDV, giải pháp phát triển năng lực tư duy BCDV. 1.1.1. Công trình nghiên cứu liên quan đến những vấn đề lý luận về phát triển năng lực tư duy biện chứng duy vật Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học được công bố đề cập đến vấn đề lý luận về phát triển năng lực tư duy BCDV. Ở đây nghiên cứu sinh chỉ lược khảo một số công trình tiêu biểu tập trung nghiên cứu năng lực tư duy, phát triển năng lực tư duy BCDV dưới góc độ triết học. Tác giả M. M. Rodentan trong cuốn sách: Nguyên lý lôgic biện chứng, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, năm 1962, được bố cục gồm 9 chương, dưới góc độ của khoa học lôgic đã nghiên cứu vạch rõ phạm vi, đối tượng nghiên cứu của lôgic biện chứng, kiến thức cơ bản hình thức và quy luật của tư duy, vai trò của lôgic học đối với quá trình tư duy, phân biệt lôgic hình thức và lôgic biện chứng, những hạn chế
- 6 của lôgic hình thức. Ông khẳng định rằng, biện chứng là lôgic của sự biến hóa, phát triển, nên nó khắc phục được tính hạn chế của lôgic hình thức; nó mở đường cho tính năng động, mềm dẻo của quá trình tư duy phản ánh sự vận động, phát triển của bản thân hiện thực. Bên cạnh đó, ông còn phân tích sâu sắc mối quan hệ giữa tư duy và hiện thực khách quan. Ông khẳng định rằng: những quy luật lôgic không thuần túy là những quy luật của bản thân tư duy mà suy cho cùng là phản ánh tính quy luật của thế giới hiện thực. Tư duy BCDV là tư duy phản ánh sự vật, hiện tượng trong tính hiện thực khách quan vốn có của nó, diễn tả lôgic khách quan của sự vận động, phát triển bằng lôgic của các khái niệm, phán đoán, suy lý, tư duy BCDV phải dựa vào quy luật của sự phát triển biện chứng, đó chính là quy luật của phép biện chứng, đồng thời là những quy luật của TDBC và lôgic biện chứng. Trong cuốn sách Lôgic học, tác giả Gorki Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 1974, được bố cục thành 10 chương đã nêu ra đối tượng, ý nghĩa nghiên cứu, nội dung cơ bản của lôgic học, tác giả cho rằng, chỉ có thể tư duy đúng đắn khi chúng ta vận dụng những tư tưởng có nội dung chân thực đã được chứng minh phù hợp với những quy luật của lôgic học. Đánh giá về vai trò của lôgic học tác giả cho rằng, các quy luật của lôgic hình thức có vai trò quan trọng trong tư duy và nhận thức khoa học; nó giúp cho chủ thể nhận thức khắc phục được sai lầm để nâng cao trình độ và năng lực tư duy, phản ánh chính xác hiện thực khách quan. Tác giả A.P. Séptulin trong cuốn: Phương pháp nhận thức biện chứng, Nhà xuất bản sách giáo khoa Mác - Lênin, Hà Nội, 1987, bố cục thành 7 chương với 12 nguyên tắc nhận thức biện chứng, tác giả đã đi sâu phân tích chức năng phương pháp luận của triết học Mác - Lênin, khẳng định và lý giải phép biện chứng với tư cách là phương pháp nhận thức và cải tạo thế giới. Ông đã phân tích và tập trung luận giải bản chất, những nguyên tắc của phương pháp tư duy BCDV, trên cơ sở đó đề ra những yêu cầu, định hướng đối với chủ thể nhận thức trong quá trình nghiên cứu khách thể; đồng thời chỉ ra mối liên hệ giữa phương pháp biện chứng với phương pháp của khoa học cụ thể. Ông khẳng định rằng, nhận thức, phương pháp nhận thức biện chứng là kết quả của lịch sử phát triển nhận thức; các quy luật của hoạt động nhận thức được thể hiện qua các quy luật,
- 7 phạm trù của phép biện chứng trong quá trình nhận thức và cải tạo thế giới chủ thể tư duy phải tuân thủ các nguyên tắc của phép biện chứng. Tập thể tác giả thuộc Viện Triết học; Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô (cũ), Trong cuốn sách: Lịch sử phép biện chứng, chịu trách nhiệm xuất bản là tác giả Ê.V. Ôidécman, gồm 6 tập, Nxb CTQG, Hà Nội, năm 1998, đã tập trung phân tích sự phát triển của phép biện chứng gắn liền với sự hình thành, phát triển của tư duy biện chứng; đã chỉ ra phép BCDV là hình thức phát triển cao nhất của tư duy biện chứng, các tác giả đã khái quát hệ thống lịch sử đấu tranh giữa hai phương pháp tư duy: phương pháp tư duy biện chứng và phương pháp tư duy siêu hình, sự chiến thắng của phương pháp tư duy BCDV. Các tác giả cũng chỉ rõ tính chất phản khoa học của phép biện chứng duy tâm, làm sáng tỏ sự phụ thuộc của tư duy BCDV vào điều kiện kinh tế xã hội và các thành tựu khoa học; đồng thời công trình đã khẳng định tính đúng đắn, khoa học, cách mạng của tư duy BCDV trong việc nhận thức, lý giải vấn đề thực tiễn đặt ra. Các tác giả Lê Hữu Nghĩa và Phạm Duy Hải trong cuốn, Tư duy khoa học trong giai đoạn cách mạng khoa học - công nghệ, Nhà xuất bản CTQG, Hà Nội, 1998, được trình bày với 2 chương, các tác giả đã tập trung phân tích và làm sáng tỏ vấn đề tư duy, bản chất, đặc điểm chủ yếu của tư duy khoa học cũng như một số đặc trưng của tư duy khoa học trong giai đoạn cách mạng khoa học công nghệ: tính trừu tượng, khái quát cao; tính đa dạng; tốc độ nhanh; tính khổng lồ và tính nhân văn của tư duy khoa học ngày nay. Trên cơ sở đó, các tác giả đã tập trung làm rõ vai trò quan trọng của việc phát huy tư duy khoa học trong giai đoạn hiện nay. Nguyễn Trọng Chuẩn và Đỗ Minh Hợp trong cuốn sách: Vấn đề tư duy trong triết học Hêghen, Nhà xuất bản CTQG, Hà Nội, 1999, các tác giả trên đã tập trung phân tích, phê phán quan điểm sai lầm của Hêghen về tư duy, chỉ ra những sai lầm cần phê phán và loại bỏ; khẳng định “hạt nhân hợp lý” của nó cho sự ra đời của tư duy khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin sau này. Trong công trình khoa học: “Vấn đề rèn luyện và nâng cao năng lực tư duy cho cán bộ trong điều kiện hiện nay”, Tạp chí Lý luận Chính trị, số 12/2006, tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn đã khẳng định rằng, vấn đề cơ bản của triết học, nhất là triết học hiện đại là mối quan hệ biện chứng giữa tư duy và tồn tại. Vì vậy khái niệm tư duy là một trong những khái niệm trung
- 8 tâm của triết học, sự hình thành, phát triển, nghiên cứu nó đã diễn ra trong suốt quá trình phát triển của lịch sử triết học. Tư duy đó vận động, biến đổi, phát triển ra sao còn phụ thuộc vào năng lực của chủ thể nhận thức, tức là năng lực con người đang tiến hành hoạt động nhận thức. Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, người cán bộ không thể chỉ dựa vào tư duy cảm tính mà cần chủ động thu nhận, phân tích, xử lý thông tin, để từ đó lựa chọn và đưa ra các quyết định tối ưu nhằm đạt được mục đích, thực hiện các nhiệm vụ được giao trên cơ sở tư duy lý tính. Nguyễn Văn Dũng trong công trình: Phát triển năng lực tư duy lý luận của cán bộ chính trị cấp trung đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện CTQS, Hà Nội, 2001, tác giả đã nghiên cứu và làm sáng tỏ bản chất, đặc điểm cơ bản của tư duy, phát triển năng lực tư duy lý luận ở đội ngũ cán bộ chính trị cấp trung đoàn. Theo tác giả NLTD lý luận của cán bộ chính trị cấp trung đoàn gồm 05 yếu tố: năng lực nhận thức; năng lực vận dụng lý luận; năng lực tổng kết thực tiễn quân sự; năng lực kết hợp giữa trí tuệ với phẩm chất nhân cách và năng lực đấu tranh tư tưởng lý luận. Tác giả đề xuất ba giải pháp cơ bản để phát triển NLTD cho đội ngũ cán bộ này. Tác giả E.V.IIencôv trong cuốn: Lôgic học biện chứng, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, 2003, trong 3 phần tác giả đã trình bày các vấn đề lịch sử và lý luận về tư duy biện chứng dưới dạng bút ký. Ông đã phân tích, luận chứng một cách có hệ thống, sâu sắc về cuộc tranh luận trong lịch sử triết học giữa các trào lưu triết học duy vật và duy tâm, biện chứng và siêu hình về bản chất của tư duy và khoa học về tư duy. Trên cơ sở đó, ông đã chỉ ra sai lầm, hạn chế cũng như những đóng góp của các nhà triết học trong việc giải quyết vấn đề bản chất của tư duy và đối tượng của lôgic học. Ông dẫn lời V.I.Lênin và khẳng định, lôgic học biện chứng “Không chỉ là khoa học về “tư duy” mà còn là khoa học về sự phát triển của tất cả các sự vật, vật chất lẫn tinh thần”. Theo ông, mâu thuẫn trong quá trình hình thành, phát triển của môn khoa học này chỉ được giải quyết một cách đúng đắn, khoa học trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về sự thống nhất biện chứng giữa phép biện chứng, lý luận nhận thức và lôgic học. Tác giả khẳng định rằng, chỉ có cách hiểu như vậy mới cho chúng ta cách tiếp cận đúng đắn để nghiên cứu và thấy được hết giá trị, ý nghĩa của môn học này.
- 9 Trần Thành và các tác giả trong cuốn: Tư duy lý luận với hoạt động của người cán bộ lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn, Nhà xuất bản CTQG, Hà Nội, 2003, đã phân tích một cách hệ thống về bản chất, kết cấu, đặc điểm của tư duy lý luận, vai trò của tư duy lý luận đối với hoạt động của người cán bộ. Các tác giả khẳng định, tư duy BCDV là hình thức phát triển cao nhất của tư duy lý luận, tư duy BCDV có tính trừu tượng hóa, khái quát hóa, tính khoa học, tính gợi mở, sáng tạo và tính phê phán sâu sắc. Phát triển tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay là nhiệm vụ quan trọng để nâng cao trình độ TDBC cho đội ngũ này, nó có vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay. Nguyễn Mạnh Cương trong bài: “Về bản chất của tư duy”, Tạp chí Triết học, số 1/2004, đã phân tích, làm rõ nguồn gốc, bản chất, đặc điểm, lịch sử hình thành và phát triển tư duy BCDV. Trong bài viết của mình, tác giả khẳng định tư duy biện chứng mác xít là hình thức tư duy phát triển cao nhất trong lịch sử, tác giả đã phân tích sự phụ thuộc của tư duy vào hệ thống tri thức và hoạt động thực tiễn của mỗi chủ thể và khẳng định nếu thiếu vốn tri thức, chủ thể nhận thức sẽ không có tư duy sáng tạo. Đặc biệt, tác giả đã phân tích mối quan hệ biện chứng, sự khác nhau giữa tư duy chính xác và tư duy BCDV trong quá trình nhận thức. Trần Thị Ngọc Anh trong công trình nghiên cứu: Lôgic của sự hình thành, phát triển khái niệm, Luận án tiến sĩ Triết học. Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà Nội, 2004, đã đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống các quy luật trong quá trình hình thành khái niệm; phân tích bản chất đặc điểm, vị trí, vai trò của khái niệm trong quá trình tư duy; lôgic của sự hình thành khái niệm; đồng thời tác giả đã khảo sát sự hình thành của một số khái niệm khoa học; đề xuất một số giải pháp cho việc hình thành khái niệm và việc lĩnh hội các khái niệm. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số biện pháp cụ thể giúp cho việc nâng cao năng lực tiếp nhận và vận dụng khái niệm trong môi trường sư phạm đạt hiệu quả. Vũ Văn Viên trong công trình khoa học: “Tư duy lôgic - bộ phận hợp thành của tư duy khoa học”, Tạp chí Triết học, số 12/2006, đã luận giải một cách khoa học làm rõ tư duy lôgic là một bộ phận hợp thành của tư duy khoa học. Tác giả khẳng định: tư duy khoa học chính là sự thống nhất giữa tư duy biện chứng và tư
- 10 duy lôgic, trong đó TDBC đóng vai trò là phương pháp luận chỉ đạo, còn tư duy lôgic là tổng hợp các thao tác lôgic vào giải quyết chính xác các vấn đề cụ thể. Trên cơ sở làm rõ bản chất của tư duy khoa học, nó là giai đoạn cao của quá trình nhận thức, được thực hiện bằng một cách tiếp cận nhất định, thông qua các thao tác tư duy lôgic xác định của chủ thể nhằm sản xuất ra tri thức mới dưới dạng các khái niệm, phạm trù, quy luật, lý thuyết, với mục đích phản ánh ngày càng chính xác hơn, đầy đủ hơn về đối tượng cũng như việc vận dụng hiệu quả nhất các tri thức đã có vào thực tiễn; tác giả đã đi sâu phân tích các yếu tố hợp thành tư duy khoa học và khẳng định vai trò to lớn của tư duy lôgic trong tư duy khoa học; đồng thời khẳng định lôgic học chính là khoa học về tư duy, việc học tập lôgic học có ý nghĩa quan trọng, nó giúp cho con người không những nắm vững mà còn rèn luyện các kỹ năng, kỹ xảo tư duy, nâng cao khả năng vận dụng các quy luật, quy tắc của lôgic và nhận thức vào hoạt động thực tiễn. Đặng Hữu Toàn trong bài “Ph. Ăngghen xây dựng và phát triển triết học duy vật biện chứng”, Tạp chí Triết học, số 11/2010, Tác giả khẳng định: Ph. Ăngghen đã dành cả cuộc đời để nghiên cứu khoa học và cùng với C. Mác tạo nên cuộc cách mạng vĩ đại trong lịch sử triết học bằng việc xây dựng, phát triển chủ nghĩa DVBC và chủ nghĩa DVLS; gắn kết chức năng thế giới quan với chức năng phương pháp luận của triết học thành một thể thống nhất trong việc xem xét thế giới tự nhiên, đời sồng xã hội và tư duy con người, thành khoa học không chỉ “giải thích thế giới”, mà còn “cải tạo thế giới” và do vậy, làm cho triết học như V.I. Lênin nhận xét, trở thành “chủ nghĩa duy vật triết học hoàn bị, thành công cụ nhận thức vĩ đại”, chủ nghĩa DVBC và phép BCDV trở thành cơ sở phương pháp luận không chỉ cho các khoa học xã hội, mà còn của cả khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật. Trần Nhâm trong bài: “Sự kết hợp các mặt đối lập trong tư duy biện chứng Hồ Chí Minh”, Tạp chí Lý luận Chính trị, số 7/2011, đã chỉ rõ sự kết hợp các mặt đối lập là điều kiện tất yếu của quá trình TDBC nhằm phản ánh các mặt đối lập trong hiện thực và kết hợp các mặt đối lập ấy trong tư duy để hình thành một khái niệm mới, đánh dấu sự xuất hiện một quá trình mới, ở đây vấn đề kết hợp các mặt đối lập trở thành một nguyên tắc lý luận về sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập,
- 11 đồng thời khi vận dụng vào thực tế, lại giúp chúng ta nhận rõ một sự kết hợp như vậy trong chiến lược, cũng như trong sách lược, trong chính trị, quân sự, ngoại giao. Nguyễn Xuân Thắng trong công trình “Hồ Chí Minh - Tầm nhìn thời đại”, Tạp chí Lý luận Chính trị, số 6/2016, theo tác giả, tầm nhìn thời đại Hồ Chí Minh bao hàm những nội dung cơ bản, toàn diện, sâu sắc về cách mạng Việt Nam, đó là: tầm nhìn thời đại trong việc tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc; tầm nhìn thời đại trong việc xác lập kiến tạo mô hình xã hội gắn với thiết chế hiện đại; tầm nhìn trong việc xác định con đường phát triển của cách mạng Việt Nam; tầm nhìn trong xây dựng nhân cách, phẩm giá con người Việt Nam có khả năng hội nhập vào khu vực và toàn cầu; tầm nhìn trong quan hệ quốc tế và giải quyết các vấn đề quốc tế. Như vậy, qua các công trình khoa học nêu trên, các tác giả đã phân tích, làm rõ những vấn đề như nguồn gốc, bản chất, đặc điểm, vai trò của tư duy; lịch sử hình thành, phát triển của tư duy BCDV; mối quan hệ giữa nội dung và phương pháp, trình độ và năng lực của tư duy, các nguyên tắc và các quy luật của tư duy và tư duy BCDV… thông qua đó, các tác giả đã góp phần làm sâu sắc thêm những vấn đề lý luận về tư duy và tư duy BCDV, đặt cơ sở thế giới quan, phương pháp luận để xây dựng phương pháp tư duy khoa học và sử dụng phương pháp ấy trong nhận thức và cải tạo thế giới. Đồng thời, đó cũng là nguồn tài liệu phong phú, đa dạng để nghiên cứu sinh kế thừa, nghiên cứu những vấn đề lý luận về phát triển năng lực tư duy BCDV của học viên Học viện KHQS hiện nay. 1.1.2. Công trình nghiên cứu liên quan đến thực trạng năng lực tư duy biện chứng duy vật Về thực trạng phát triển năng lực tư duy BCDV, đã có nhiều công trình nghiên cứu về ưu điểm, hạn chế; về nguyên nhân của những căn bệnh giáo điều, kinh nghiệm và chủ quan trong tư duy; đặc biệt về thực trạng năng lực tư duy ở đội ngũ cán bộ, sinh viên và học viên. Trong khuôn khổ luận án, tác giả chỉ đề cập khái quát một số công trình tiêu biểu liên quan. Nguyễn Văn Linh trong cuốn: Đổi mới tư duy và phong cách, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1987, đã tập trung phân tích và chỉ rõ những hạn chế tư duy lý luận của Đảng trong thời kỳ thực hiện cơ chế kinh tế tập trung quan lưu bao cấp. Trên cơ
- 12 sở đó, tác giả của cuốn sách luận giải sự cần thiết phải đổi mới nội dung, phương pháp tư duy và phong cách tư duy của Đảng và của đội ngũ cán bộ lãnh đạo nước ta; đồng thời, đưa ra những nội dung giải pháp cần thực hiện trong đổi mới tư duy, đặc biệt là đổi mới tư duy kinh tế trong công cuộc xây dựng CNXH. Trong Luận án tiến sĩ Triết học: Bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa ở đội ngũ cán bộ nước ta trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 1994, tác giả Trần Văn Phòng trong công trình đã tập trung phân tích và làm sáng tỏ bản chất và những biểu hiện chủ yếu của bệnh “kinh nghiệm chủ nghĩa”: Hạ thấp lý luận, suy nghĩ giản đơn, đại khái, yếu về lôgic, thiếu tính hệ thống và hướng vào quá khứ là chủ yếu, lấy tiêu chuẩn của cán bộ thế hệ trước áp đặt cho thế hệ sau. Đồng thời, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân ở căn “bệnh” trong tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ nước ta là: thường được phát sinh từ những tri thức thông thường; không nắm được thực chất, mối liên hệ biện chứng giữa kinh nghiệm với lý luận và thực tiễn. Tác giả cho rằng, để khắc phục được căn “bệnh” trên cần có loại “thuốc đặc trị”; từ đó, đề xuất ba phương hướng cơ bản để khắc phục và ngăn ngừa căn bệnh này ở đội ngũ cán bộ Việt nam. Tác giả Đào Văn Tiến trong công trình: Nâng cao năng lực tư duy sáng tạo của đội ngũ sĩ quan cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quân sự, Hà Nội, 1998, đã tập trung giải quyết các nội dung cơ bản của tư duy như, tư duy, năng lực tư duy sáng tạo là gì, nghiên cứu luận giải về cấu trúc của tư duy sáng tạo, gồm ba bộ phận: năng lực ghi nhớ, tái hiện; năng lực trừu tượng hóa, khái quát hóa trong quá trình phản ánh sự vật, hiện tượng; năng lực liên tưởng, so sánh và suy luận tạo lập tri thức mới. Sự khác nhau giữa tư duy sáng tạo với tư duy siêu hình, tư duy biện chứng duy tâm, đặc điểm của tư duy sáng tạo của đội ngũ cán bộ sĩ quan cấp phân đội. Trên cơ sở đó, khảo sát thực trạng và nguyên nhân hạn chế trong tư duy và khẳng định tính tất yếu của việc nâng cao năng lực đó, đề xuất ba giải pháp cơ bản nâng cao năng lực tư duy sáng tạo của đội ngũ sĩ quan cấp phân đội. Nguyễn Bá Dương trong Luận án tiến sĩ Tríết học, Học viện Chính trị quân sự, Hà Nội năm 2000 về Đặc điểm quá trình phát triển tư duy biện chứng duy vật
- 13 của sĩ quan phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam trong nhận thức nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc hiện nay, đã đi sâu phân tích năm đặc trưng cơ bản của tư duy BCDV đó là: Tư duy BCDV là loại hình tư duy phát triển cao nhất so với các hình thức tư duy trong lịch sử; phản ánh hiện thực đang vận động, biến đổi; phản ánh đúng những mâu thuẫn vốn có của thế giới khách quan; tư duy biện chứng có tính khách quan; nó là tư duy khoa học, cách mạng, có tính phê phán và chiến đấu cao, luôn tạo ra sản phẩm kép, Theo tác giả, chỉ có tư duy BCDV mới đem lại “chìa khóa” để giúp con người mở cửa tiến lên phía trước; muốn nhận thức và cải tạo hiện thực hiệu quả thì con người phải có tư duy BCDV. Nó là đối tượng để ta nhận thức, đồng thời là công cụ giúp mỗi chúng ta trong tiếp nhận tri thức của nhân loại, chuyển hóa vào cải tạo thực tiễn đáp ứng nhu cầu của mình và xã hội loài người. Trong cuốn: Sĩ quan trẻ với tư duy về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc thời kỳ hội nhập WTO, Nhà xuất bản QĐND, Hà Nội, 2008, với bố cục năm chương, tác giả đã phân tích và làm sáng tỏ bản chất, đặc trưng, vai trò, đặc điểm phát triển tư duy BCDV của sĩ quan trẻ trong nhận thức nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc thời kỳ Việt Nam hội nhập WTO. Đồng thời, đánh giá tình hình, nhân tố tác động đến quá trình phát triển tư duy BCDV; đề xuất định hướng, triển vọng và bốn giải pháp phát triển tư duy BCDV của sĩ quan trẻ trong nhận thức nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc thời kỳ Việt Nam hội nhập WTO. Các tác giả Bùi Thanh Quất, Bùi Trí Tuệ và Nguyễn Ngọc Hà trong bài: “Đối tượng, phương pháp nghiên cứu và đặc điểm của lôgic biện chứng”, Tạp chí Triết học, số 7/2001, đã phân tích đối tượng, phương pháp nghiên cứu và đặc điểm của lôgic học biện chứng. Các tác giả cho rằng, tư duy biện chứng và lôgic biện chứng có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau: tư duy biện chứng vừa là đối tượng nghiên cứu, vừa là công cụ nghiên cứu của lôgic biện chứng; lôgic biện chứng có vai trò quan trọng trong việc rèn luyện, phát triển tư duy biện chứng; nghiên cứu lôgic biện chứng có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà khoa học tự nhiên trong việc khái quát các tri thức chuyên ngành, khắc phục tính biện chứng tự phát của tư duy. Nguyễn Thanh Bình trong bài: “Bàn về năng lực tư duy khoa học của đội ngũ cán bộ”, Tạp chí Giáo dục lý luận, số 5/2008, đã phân tích bản chất của năng lực, tư duy và
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục - Đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay
195 p | 503 | 221
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: Thuyết tam tòng, tứ đức trong nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với phụ nữ Việt Nam hiện nay
174 p | 595 | 101
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: Phê phán quan điểm phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay
155 p | 354 | 77
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: Nhà nước với việc phát huy nội lực và ngoại lực trong hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay
165 p | 249 | 55
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục - Đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay
27 p | 210 | 37
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Phê phán quan điểm phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay
27 p | 225 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo phát triển quan hệ hữu nghị hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn (CHDCND Lào) từ năm 1991 đến năm 2010
170 p | 159 | 20
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Thuyết tam tòng, tứ đức trong nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với phụ nữ Việt Nam hiện nay
29 p | 193 | 19
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Nhà nước với việc phát huy nội lực và ngoại lực trong hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay
27 p | 172 | 19
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho giảng viên các trường chính trị tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long trong giai đoạn hiện nay
177 p | 27 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 156 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: Xây dựng hình ảnh văn hóa Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay
220 p | 19 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Tư tưởng Triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa của nó
32 p | 164 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: Triết lý yêu nước Việt Nam và ý nghĩa của việc giáo dục triết lý đó cho sinh viên các trường đại học ở nước ta hiện nay
151 p | 12 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: Phát huy vai trò của văn hóa trong phát triển kinh tế - xã hội ở Tây Bắc hiện nay
27 p | 19 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo phát triển quan hệ hữu nghị hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn (CHDCND Lào) từ năm 1991 đến năm 2010
12 p | 113 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: Năng lực tư duy phản biện của sinh viên thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
188 p | 7 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Năng lực tư duy phản biện của sinh viên thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
27 p | 6 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn