intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Triết học: Sự vận động của khái niệm giai cấp công nhân nhìn từ quan điểm triết học biện chứng duy vật

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:183

53
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của Luận án nhằm phân tích làm rõ nguồn gốc ra đời, bản chất, logic vận động và phát triển của khái niệm nói chung trong tư duy lý luận và của khái niệm GCCN nhìn từ quan điểm triết học biện chứng duy vật. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Triết học: Sự vận động của khái niệm giai cấp công nhân nhìn từ quan điểm triết học biện chứng duy vật

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN TRẦN VĂN GIẢNG Sù VËN §éNG CñA KH¸I NIÖM GIAI CÊP C¤NG NH¢N NH×N Tõ QUAN §IÓM TRIÕT HäC BIÖN CHøNG DUY VËT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC HÀ NộI, 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN TRẦN VĂN GIẢNG Sù VËN §éNG CñA KH¸I NIÖM GIAI CÊP C¤NG NH¢N NH×N Tõ QUAN §IÓM TRIÕT HäC BIÖN CHøNG DUY VËT Chuyên ngành: Triết học Mã số: 92 29 001 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS. Nguyễn Anh Tuấn HÀ NộI, 2020
  3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................... Error! Bookmark not defined. CHƢƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ KHÁI NIỆM VÀ SỰ HÌNH THÀNH KHÁI NIỆM GIAI CẤP CÔNG NHÂN THỜI KỲ TRƢỚC MÁC ............ 36 1.1. Lý luận chung về khái niệm lý luận - khoa học.............................................. 36 1.1.1. Bản chất, nguồn gốc và các đặc điểm của khái niệm ......................... 36 1.1.2. Logic của khái niệm và logic vận động của khái niệm ....................... 41 1.2. Sự ra đời khái niệm giai cấp công nhân trong lịch sử tư tưởng trước Mác .. 54 1.2.1. Các điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội châu Âu thế kỷ XVI - nửa đầu thế kỷ XIX ...................................................................................................... 54 1.2.2. Các tiền đề tư tưởng............................................................................ 62 Tiểu kết chương 1................................................................................................ 76 CHƢƠNG 2. KHÁI NIỆM GIAI CẤP CÔNG NHÂN TRONG TƢ TƢỞNG CỦA C.MÁC VÀ PH.ĂNGGHEN..................................................................... 77 2.1. Tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen về bản chất giai cấp công nhân và sự phát triển giai cấp công nhân................................................................................... 77 2.1.1. Định nghĩa khái niệm giai cấp công nhân .......................................... 77 2.1.2. Mâu thuẫn của giai cấp công nhân .................................................... 83 2.1.3. Các hình thái của lao động làm thuê (hình thái công nhân) .............. 91 2.2. Tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen về con đường hiện thực hóa bản chất của giai cấp công nhân............................................................................................. 99 2.2.1. Sự phát triển khái niệm giai cấp công nhân trong tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen về Đảng cộng sản .............................................................. 100 2.2.2. Sự phát triển khái niệm giai cấp công nhân trong tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen về cách mạng vô sản.......................................................... 102
  4. 2.2.3. Sự phát triển khái niệm giai cấp công nhân trong tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen về nhà nước chuyên chính vô sản ...................................... 110 2.2.4. Sự phát triển khái niệm giai cấp công nhân trong tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen về hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa ............... 113 Tiểu kết chương 2.............................................................................................. 118 CHƢƠNG 3. SỰ VẬN ĐỘNG CỦA KHÁI NIỆM GIAI CẤP CÔNG NHÂN TỪ ĐẦU KỶ XX ĐẾN NAY.............................................................. 119 3.1. Sự phát triển khái niệm giai cấp công nhân trong tư tưởng của V.I.Lênin ............................................................................................................... 119 3.1.1. Sự phát triển khái niệm giai cấp công nhân trong tư tưởng của V.I.Lênin về chủ nghĩa đế quốc................................................................... 119 3.1.2. Sự phát triển khái niệm giai cấp công nhân trong tư tưởng của V.I.Lênin về một số nội dung của cách mạng tư sản kiểu mới (cách mạng dân chủ tư sản)............................................................................................ 122 3.1.3. Sự phát triển khái niệm giai cấp công nhân trong tư tưởng của V.I.Lênin về cách mạng vô sản (cách mạng xã hội chủ nghĩa) .................. 129 3.2. Sự phát triển khái niệm giai cấp công nhân từ sau V.I.Lênin mất đến nay 138 3.2.1. Sự phát triển khái niệm giai cấp công nhân từ sau V.I.Lênin mất đến những năm 70 của thế kỷ XX ...................................................................... 138 3.2.2. Sự phát triển khái niệm giai cấp công nhân từ khoảng những năm 70 của thế kỷ XX đến nay ................................................................................. 140 3.3. Khái niệm giai cấp công nhân Việt Nam ............................................. 156 Tiểu kết chương 3.............................................................................................. 162 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 164 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .................................................................................. 166 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 168
  5. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học do tôi tự lực nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của PGS,TS. Nguyễn Anh Tuấn. Kết quả nghiên cứu của luận án là trung thực và có cơ sở rõ ràng. Kết luận nghiên cứu của luận án chưa từng được công bố trong các công trình nghiên cứu nào khác. Hà Nội, ngày.... tháng.... năm 2020 Tác giả Trần Văn Giảng
  6. TỪ VIẾT TẮT GCCN : Giai cấp công nhân GCTS : Giai cấp tư sản XHCN : Xã hội chủ nghĩa CNXH : Chủ nghĩa xã hội XHTB : Xã hội tư bản LLSX : Lực lượng sản xuất QHSX : Quan hệ sản xuất TLSX : Tư liệu sản xuất
  7. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Giai cấp công nhân là một bộ phận đặc biệt trong lịch sử con người nói chung, trong XHTB nói riêng. Khái niệm phản ánh về GCCN cũng là một bộ phận quan trọng trong chủ nghĩa duy vật lịch sử, học thuyết giá trị thặng dư và trong CNXH khoa học. Với vị trí như vậy, cho nên trong nhiều tác phẩm kinh điển, C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin đã thường xuyên đề cập tới khái niệm GCCN với nhiều dấu hiệu khác nhau. Từ đây đặt ra nhu cầu nghiên cứu khái niệm GCCN từ góc nhìn triết học (vì các nhà kinh điển cũng tiếp cận từ góc nhìn triết học) nhằm hệ thống hóa những dấu hiệu phản ánh những thuộc tính, tính chất của GCCN và vai trò của những thuộc tính, tính chất ấy trong sự vận động và phát triển theo quy luật của chúng. Ở nước ta, công tác nghiên cứu lý luận chính trị, đặc biệt là nghiên cứu tư tưởng của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin về CNXH và GCCN tuy đã đạt được nhiều thành tựu, song vẫn còn đó những hạn chế. Nghị quyết Số 37- NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương “Về công tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030” nhận định: “Tư duy lý luận tiếp tục có bước phát triển; (…). Đã bước đầu hình thành hệ thống lý luận cơ bản về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam (…). Tuy nhiên, công tác lý luận còn có những hạn chế, khuyết điểm. Nhìn chung, lý luận còn lạc hậu, tính dự báo thấp, kết quả nghiên cứu lý luận chưa đáp ứng tốt yêu cầu của thực tiễn” [19]. Có thể kể ra một số vấn đề đang đặt ra trong nghiên cứu lý luận về khái niệm GCCN như: nội dung, nội hàm phản ánh các thuộc tính của GCCN chưa được sắp xếp thành hệ thống mà vẫn đứng cạnh nhau; vị trí, vai trò của các thuộc tính chưa được xác định rõ ràng; chưa làm rõ đầy đủ sự sinh thành, vận động, biến đổi, mất đi của những nội dung khái niệm GCCN qua các giai đoạn lịch sử; mối liên hệ nội tại giữa khái niệm GCCN với các khái niệm khác của CNXH khoa học như: cách mạng vô sản, nhà nước vô sản, nền dân chủ vô sản… chưa được xác định rõ ràng; khái niệm GCCN trong tư tưởng của V.I.Lênin về CNTB độc quyền và CNTB độc quyền nhà nước chưa được khai thác
  8. 2 đầy đủ; chưa phân tích toàn diện sự biến đổi nội hàm và ngoại diên của khái niệm GCCN từ những năm 70 của thế kỷ XX đến nay;… Trong những thập niên gần đây, dưới tác động của những thành tựu khoa học - công nghệ, quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và nền kinh tế tri thức, GCCN có nhiều biến đổi về vị trí trong sở hữu TLSX, tổ chức quản lý sản xuất và lao động xã hội, về phân phối sản phẩm, về mối liên hệ kinh tế giữa công nhân các quốc gia, về những hình thái công nhân mới,… Những biến đổi ấy đòi hỏi cần được khái quát trong sự vận động của khái niệm GCCN. Phong trào công nhân và phong trào cộng sản quốc tế từ những năm 70 thế kỷ XX đến nay có biểu hiện lắng xuống, điều đó một phần là do “lý luận còn lạc hậu, tính dự báo thấp, kết quả nghiên cứu lý luận chưa đáp ứng tốt yêu cầu của thực tiễn”. GCCN đã đang đòi hỏi nhận thức rõ hơn về chính mình để hoạt động của nó đạt được hiệu quả hơn. Ở Việt Nam, khi mà GCCN đang giữ vai trò lãnh đạo xây dựng xã hội XHCN dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh thông qua chính đảng của nó là Đảng Cộng sản Việt Nam, thì nhu cầu đó càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Việc làm rõ khái niệm GCCN cũng góp phần trang bị thêm cơ sở lý luận cho nghiên cứu lý luận về khái niệm GCCN Việt Nam hiện nay. Nhằm quán triệt tinh thần Nghị quyết 37- NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương “Tiếp tục khẳng định và cụ thể hóa những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin”, phần nào khắc phục những thiếu hụt về lý luận và đáp ứng nhu cầu thực tiễn của phong trào công nhân, nghiên cứu sinh lựa chọn vấn đề Sự vận động của khái niệm giai cấp công nhân nhìn từ quan điểm triết học biện chứng duy vật làm đề tài luận án triết học của mình. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích: Phân tích làm rõ nguồn gốc ra đời, bản chất, logic vận động và phát triển của khái niệm nói chung trong tư duy lý luận và của khái niệm GCCN nhìn từ quan điểm triết học biện chứng duy vật. Nhiệm vụ: - Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến lý luận chung về khái niệm và khái niệm GCCN nói riêng;
  9. 3 - Chỉ ra các điều kiện kinh tế - xã hội, tiền đề lý luận cho sự hình thành, vận động của khái niệm GCCN thời kỳ trước Mác; - Làm rõ sự vận động của khái niệm GCCN trong tư tưởng C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin; - Phân tích sự vận động của khái niệm GCCN trong tư duy lý luận từ sau khi V.I.Lênin mất đến nay; - Bước đầu khảo sát sự vận động của khái niệm GCCN ở Việt Nam. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Logic vận động của khái niệm GCCN nhìn từ quan điểm triết học biện chứng duy vật. Phạm vi nghiên cứu: Sự vận động của khái niệm GCCN chủ yếu được nghiên cứu trong khoảng thời gian từ thế kỷ XVI đến nay với không gian trải dài từ châu Âu sang châu Á (chủ yếu ở Việt Nam) thông qua phân tích tư tưởng XHCN trước Mác, các luận điểm liên quan đến công nhân, lao động, cách mạng… trong các tác phẩm kinh điển của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin, và Hồ Chí Minh, sự vận động thực tiễn của phong trào cộng sản, công nhân quốc tế trong lịch sử và từ sau khi V.I.Lênin mất đến nay. Luận án tập trung nghiên cứu sự biến đổi nội hàm và ngoại diên theo logic vận động của khái niệm GCCN nhìn từ quan điểm triết học biện chứng duy vật. 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở thế giới quan duy vật biện chứng và phương pháp luận biện chứng duy vật, những luận điểm logic biện chứng mácxít về những quy luật, nguyên tắc chi phối, chiều hướng và nguyên nhân vận động của khái niệm trong tư duy lý luận. Phương pháp nghiên cứu Luận án vận dụng các phương pháp thống nhất phân tích - tổng hợp, lịch sử - logic, diễn dịch - quy nạp, khái quát hóa, trừu tượng hóa, so sánh, phương pháp đọc hiểu tài liệu, văn bản, chú giải học...
  10. 4 5. Đóng góp mới của luận án - Xây dựng khung mẫu lý thuyết về các điều kiện cần cho sự ra đời của một khái niệm, lý thuyết, học thuyết nói chung. - Hiện thực hóa trên chất liệu logic vận động của khái niệm GCCN các điều kiện nêu trên, qua đó khẳng định: Khái niệm GCCN vận động từ trừu tượng đến cụ thể, có nội hàm ngày càng sâu sắc, ngoại diên ngày càng mở rộng; bản chất GCCN phản ánh trong khái niệm trở thành bản chất, qui định tính chất, sự biến đổi của các vấn đề trong CNXH khoa học. - Từ khung mẫu lý thuyết đó và lịch sử vận động của khái niệm GCCN bước đầu dự báo xu hướng phát triển tiếp theo của khái niệm này trong xã hội đương đại. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Luận án góp phần hệ thống hóa và làm rõ hơn những cách hiểu và nội dung khái niệm GCCN trong lịch sử tư tưởng XHCN; từ đó tóm lược, khái quát hóa logic vận động của khái niệm GCCN trong tư duy lý luận. Kết quả của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy môn logic học biện chứng, triết học Mác - Lênin, CNXH khoa học… 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án, kết luận, các công trình đã công bố của tác giả, tài liệu tham khảo, luận án cấu trúc thành 3 chương 7 tiết.
  11. 5 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Các công trình nghiên cứu lý luận chung về sự vận động của khái niệm và tƣ tƣởng trƣớc Mác về khái niệm giai cấp công nhân Vấn đề khái niệm, nguồn gốc, bản chất, đặc điểm, logic sinh thành và vận động của nó với tư cách là vấn đề trung tâm của logic học biện chứng đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu từ hơn nửa thế kỷ nay. Trước hết phải kể đến công trình của nhà triết học Xô Viết M.M. Rodentan (bản dịch tiếng Việt 1961) Nguyên lý lôgíc biện chứng [102] đã trình bày sâu về lịch sử hình thành logic học biện chứng mácxít, tư duy biện chứng và biện chứng của tư duy với tư cách là đối tượng nghiên cứu chuyên biệt của nó. Đặc biệt tác giả đã dành dung lượng đủ lớn trình bày dưới góc nhìn logic biện chứng về bản chất, sự sinh thành, vận động của các hình thức của tư duy, trong đó có khái niệm. Nói riêng về khái niệm, luận án có thể kế thừa những luận giải của Rodentan về nguyên nhân và các xu hướng vận động của khái niệm trong tư duy lý luận. Cũng theo hướng này nhà triết học Xô Viết E.V. Ilencov (1974, bản dịch tiếng Việt 2003) trong công trình Logic học biện chứng [40] đã cho thấy rõ nguồn gốc thực sự khách quan của nội dung khái niệm và cách thức định nghĩa (chỉ ra nội hàm cơ bản của nó) trên tinh thần biện chứng gắn liền với sự vận động của thực tiễn; vai trò của các nguyên tắc đi từ trừu tượng đến cụ thể và thống nhất lịch sử - logic trong kiến tạo nội hàm của các khái niệm khoa học. Trong lĩnh vực logic biện chứng về khái niệm, những người làm triết học ở Việt Nam đương đại cũng có những đóng góp đáng kể. Đó là các công trình của Tô Duy Hợp (chủ biên, 1985): Mác - Ăngghen - Lênin bàn về lôgíc biện chứng [33]; Phạm Thái Việt (1995): Sự hình thành mối tương quan giữa lôgíc và lịch sử trong lịch sử triết học [135], Về phạm trù cái lôgíc và cái lịch sử [136]; Bùi Thanh Quất, Nguyễn Ngọc Hà (1997): Khái niệm với tính cách một vấn đề triết học [96], Bùi Thanh Quất và… (2001): Về đối tượng, phương pháp nghiên cứu và đặc điểm của lôgíc học biện chứng [97]… Trong các công trình này các tác giả ngoài việc làm rõ đối tượng, phương pháp đặc thù và nội dung nghiên cứu chủ yếu của logic học biện
  12. 6 chứng, đã làm rõ đặc điểm của tư duy trừu tượng lý luận - khoa học biện chứng, lý giải vì sao lại có thể gọi tư duy này là tư duy khái niệm. Đặc biệt phải kể đến ở đây là cuốn Giáo trình logic học biện chứng [119] do các tác giả Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thúy Vân (2016) biên soạn làm tài liệu giáo khoa phục vụ việc học tập môn học cùng tên cho sinh viên ngành triết học của Trường Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn Hà Nội. Với tính chất như vậy, các tác giả đã khảo sát và trình bày biện chứng của các hình thức tư duy lý luận biện chứng, trong đó sự ưu tiên nhất được dành cho khảo sát khái niệm, bởi các tác giả kỳ vọng đây sẽ là hình mẫu để người học và người nghiên cứu có thể tự tìm tòi phân tích sâu hơn về logic vận động các hình thức logic khác của tư duy. NCS cho rằng kỳ vọng đó của các tác giả sẽ phần nào được hiện thực hóa trong luận án này, như thế cũng có nghĩa là cuốn giáo trình giúp ích nhiều cho NCS đặt ra và giải quyết các nội dung về logic vận động của khái niệm GCCN. Đi chuyên sâu theo hướng tạo dựng khuôn mẫu khảo sát vận động của khái niệm mà NCS rất quan tâm học hỏi có luận án tiến sĩ Lôgíc vận động của khái niệm trong tư duy lý luận [110] của Nguyễn Thanh Tân (2005). Trong công trình này tác giả đã phân tích làm rõ hai nội dung chủ yếu của logic vận động khái niệm trong tư duy lý luận: sự tác động của các quy luật và nguyên tắc biện chứng cơ bản trong sự vận động của khái niệm, cơ chế diễn ra sự vận động; và các chiều hướng, nguyên nhân của sự vận động đó. Tuy nhiên, do mục đích và khuôn khổ của luận án tác giả mới chỉ dừng lại vạch thảo những vấn đề lý thuyết chung về sự vận động của khái niệm, nói cách khác, ở đây mới chỉ có lý luận “chay”; vấn đề của NCS là kế thừa những thành quả đã đạt được để hiện thực hóa lý luận đó trên chất liệu cụ thể về sự vận động của khái niệm GCCN. NCS quan niệm sự vận động đó bắt đầu từ sự tạo lập dần dần các tiền đề lý luận và điều kiện kinh tế - xã hội của khái niệm GCCN. Các tiền đề lý luận của khái niệm GCCN trong thời kỳ trước Mác vốn thể hiện tập trung trong học thuyết của các nhà kinh tế học cổ điển Anh, của các lý thuyết gia XHCN không tưởng - phê phán Anh, Pháp. Đề cập đến quan niệm của họ trong những thập niên gần đây có một số nghiên cứu tiêu biểu dưới góc nhìn logic biện chứng như M.M. Rôdentan (1962): Những vấn đề về phép biện chứng trong bộ tư bản của Mác [103], hay Lôgíc học biện chứng [40] của E.V. Ilencôv đã nêu trên. Mặc dù đối tượng, phạm
  13. 7 vi nghiên cứu khác nhau, nhưng các tác giả đều có kết luận chung rằng, trong tư tưởng của các nhà kinh tế học tư sản cổ điển Anh, XHTB là trường tồn, vĩnh viễn và bất biến; họ đã không thể hiểu được bản chất, địa vị của GCCN trong xã hội ấy do chỗ họ không lý giải đúng hoặc đầy đủ các phạm trù kinh tế như giá trị, giá trị thặng dư, lợi nhuận… - những phạm trù phản ánh các quan hệ của xã hội đó. Nguyên nhân sâu xa của hạn chế nêu trên ở các nhà kinh tế học này là do khi nghiên cứu XHTB, họ đã chỉ biết phương pháp luận siêu hình vốn đòi hỏi tuân thủ tuyệt đối luật đồng nhất, cấm mâu thuẫn là tiêu chuẩn của tư duy đúng đắn. Nhưng thực tế nó lại dẫn đến cái nhìn phi lịch sử và làm nảy sinh mâu thuẫn giữa các định nghĩa trong tư duy. Rôdentan trong công trình nêu trên đã chỉ ra rằng, chủ nghĩa trọng thương xuất phát từ những hiện tượng bề ngoài của quá trình lưu thông, những hiện tượng đã trở nên độc lập trong sự vận động của tư bản thương nghiệp, vì thế chủ nghĩa trọng thương chỉ thấy được lớp váng bên trên, không thấy được bản chất mối quan hệ giữa GCCN và GCTS; chủ nghĩa trọng nông cũng chưa thể hiểu được các liên hệ bên trong của quan hệ giữa tư sản với công nhân do họ đã đồng nhất lao động nói chung với lao động nông nghiệp, họ cho rằng tất cả các lao động khác lao động nông nghiệp, kể cả lao động công nghiệp đều là “phi sản xuất”, đều không tạo ra giá trị thặng dư được. Theo những người trọng nông, nguồn gốc duy nhất sinh ra giá trị thặng dư là năng suất của lao động nông nghiệp. Và năng suất ấy có được do đất đai màu mỡ, chứ không phải do bóc lột lao động không công của người công nhân; A. Smith trong học thuyết kinh tế của mình, đã không giải thích lợi nhuận từ giá trị thặng dư mà từ hứng thú của nhà tư bản. Điều đó là do ông bị ảnh hưởng bởi tính chất 2 mặt trong phương pháp nghiên cứu đặt ngang hàng những liên hệ bên trong với liên hệ bên ngoài của mình. Sự “lầm lẫn” ấy dẫn ông tới khẳng định giá trị không phải do lao động mà do tiền công, địa tô và lợi nhuận tạo ra; D. Ricacdo thì quy tất cả các hiện tượng vào cơ sở, nên ông ta không giải thích được lợi nhuận một cách khoa học. Còn trong Lôgíc học biện chứng, Ilencôv chỉ ra Ricacdo có những quan điểm thiếu khoa học về vấn đề lao động và hàng hóa cũng như các hình thái của chúng do ông ta hiểu một cách máy móc, phiến diện cặp phạm trù nội dung và hình thức. Đối với lao động, Ricacdo chỉ nhìn thấy mặt hình thức của lao động tức lao động
  14. 8 nói chung - lao động trong mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, mà bỏ qua mặt nội dung của lao động - lao động biểu thị mối quan hệ giữa con người với con người. Điều này đưa ông đến việc thừa nhận sự tồn tại vĩnh viễn của CNTB. Quan niệm phiến diện đó khiến ông mắc sai lầm trong quan niệm về giá trị. Quả thật, ông chỉ thấy được giá trị chung chung mà không thấy được tính xác định – các hình thái của giá trị. Vì không thấy được tính xác định của giá trị nên ông chưa thể thấy được tính đồng nhất các yếu tố của hình thái giá trị và không thấy được sự khác biệt của lao động đã vật hóa với lao động sống. Do vậy, ông không thể biết tới giá trị thặng dư và nó thực sự được sinh ra từ đâu (nghĩa là không hiểu được quan hệ thực sự giữa công nhân và tư sản), đồng thời khiến học thuyết của ông rơi vào mâu thuẫn không thể giải quyết được. Ilencôv còn khẳng định antinomi quy luật giá trị và quy luật tỷ suất lợi nhuận bình quân trong học thuyết kinh tế của Ricacdo chỉ có thể được giải quyết bằng con đường tìm kiếm những mắt xích trung gian để phát hiện ra giá trị thặng dư được tạo ra do bóc lột sức lao động của công nhân. Nhưng Ricacdo không thể giải quyết Antinomi này vì ông thực hiện bằng con đường đặt ngay trực tiếp cái cụ thể dưới cái trừu tượng và làm thích nghi trực tiếp cái cụ thể bằng cái trừu tượng. Ngoài nguyên nhân do phương pháp siêu hình dẫn đến sai lầm trong các quan niệm về phạm trù kinh tế và mối quan hệ giai cấp, địa vị giai cấp trong XHTB, Rôdentan trong công trình nêu trên chỉ ra, xảy ra những sai lầm ấy còn do các nhà kinh tế học tư sản, kể cả Ricacdo và Smith đều là những nhà tư tưởng của GCTS, của chế độ tư bản. Họ muốn che đậy những quan hệ hiện thực nhằm duy trì vĩnh viễn sự lẫn lộn vô lý ấy (chẳng hạn, cố tình nêu bật những quan hệ bên ngoài và làm lu mờ những quan hệ bên trong) để đánh lạc hướng ý thức GCCN không cho giai cấp ấy nắm được các phương pháp đấu tranh cần thiết chống lại sự thống trị của GCTS. Liên quan đến tiền đề khái niệm GCCN trong CNXH không tưởng - phê phán Anh, Pháp đầu thế kỷ XIX còn có các công trình: Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học [36] của Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình Quốc gia (2002); Tìm hiểu lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa [90] của Phạm Công Nhất (2005); ALMANACH những nền văn minh thế giới [20] của Nguyễn Hoàng Điệp
  15. 9 (2006), Giáo trình lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa [121] của Đỗ Công Tuấn, Đặng Thị Linh (2012)… Những công trình này đã có những đánh giá quan trọng sau: 1/ Về giá trị của CNXH không tưởng: đã phê phán sâu sắc XHTB, chỉ ra được chính xác chế độ tư hữu là nguồn gốc chủ yếu, cơ bản của những tệ nạn và bất công trong xã hội ấy; đã nhận thức được mâu thuẫn giữa các giai cấp bị bóc lột và giai cấp bóc lột, giữa GCTS và GCCN, coi mâu thuẫn đó là nguồn gốc của các cuộc đấu tranh giai cấp nhằm hướng tới một cuộc sống có tính người hơn; đã có những dự báo thiên tài về đặc điểm của xã hội tương lai, mà về sau C.Mác, Ph.Ăngghen đã chứng minh là đúng đắn; một số nhà XHCN không tưởng đã bước đầu nhận thức được nguồn gốc, tiền thân của GCCN, quá trình tách khỏi các tầng lớp để trở thành giai cấp độc lập và sự bắt đầu tự ý thức của GCCN về vai trò của nó. Với những giá trị lịch sử nổi bật, C.Mác và Ph.Ăngghen đã khẳng định CNXH lý luận Đức sẽ không bao giờ quên rằng nó đứng trên vai của các nhà CNXH không tưởng Anh, Pháp, mặc dù tất cả tính chất ảo tưởng trong các học thuyết của họ thuộc về những trí tuệ vĩ đại. 2/Về hạn chế của CNXH không tưởng: CNXH không tưởng mặc dù đã chỉ ra được chế độ tư hữu là nguồn gốc của áp bức bất công trong xã hội, nhưng họ lại chưa chỉ ra được chế độ tư hữu sinh ra các tệ nạn xã hội như thế nào và bằng cách nào; mặc dù có những dự báo chính xác về mô hình xã hội tương lai nhưng họ lại không thể chỉ ra được con đường, phương thức, phương pháp cách mạng có thể tạo lập từng bước xã hội đó. Họ chưa thể phát hiện ra được sứ mệnh lịch sử của GCCN, nên họ cho rằng xã hội tương lai là kết quả của lý tính, của chính nghĩa tuyệt đối có sẵn ở đâu đó, chưa phải là kết quả thực hiện con đường cách mạng của GCCN. 3/Nguyên nhân của những hạn chế của CNXH không tưởng là do hạn chế về mặt lịch sử: Phương thức sản xuất TBCN chưa phát triển đầy đủ, mâu thuẫn giữa GCCN với GCTS chưa chín muồi, những biện pháp để giải quyết mâu thuẫn cũng chưa bộc lộ rõ ràng. Tuy nhiên, các công trình này lại chưa nhận thấy việc các nhà không tưởng chưa nhận thức đúng bản chất GCCN và mối liên hệ nội tại giữa GCCN với các nội dung của CNXH là nguyên nhân về phương diện logic dẫn đến CNXH trước Mác rơi vào tình trạng không tưởng và khái niệm GCCN chưa thể trở thành một khái niệm cụ thể. 4/Ngoài việc xác lập các tiền đề tư tưởng, các công trình trên cũng phân tích những điều kiện kinh tế - xã hội của sự ra đời CNXH khoa
  16. 10 học nói chung và khái niệm GCCN nói riêng, đó là sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất làm cho phương thức sản xuất TBCN được củng cố, phát triển trên cơ sở vật chất của chính nó. Mâu thuẫn xã hội càng trở nên gay gắt. Xung đột giữa vô sản và tư sản trở thành những cuộc đấu tranh giai cấp. GCCN xuất hiện trên vũ đài lịch sử với tính cách một lực lượng chính trị - xã hội độc lập. Thực tiễn cách mạng của GCCN đòi hỏi một lý luận cách mạng khoa học dẫn đường. Trên cơ sở ấy, C.Mác và Ph.Ăngghen đã sáng tạo ra học thuyết về những điều kiện giải phóng GCCN, xã hội và con người. 2. Các công trình nghiên cứu các tác phẩm của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin có liên quan đến khái niệm giai cấp công nhân Từ những năm 40 của thế kỷ XIX đến khoảng sau chiến tranh thế giới thứ nhất, XHTB và GCCN trong xã hội ấy đã phát triển tới trình độ trưởng thành và ngày càng hoàn thiện hơn. Phản ánh sự trưởng thành ấy là sự ra đời của chủ nghĩa Mác - Lênin và khái niệm khoa học về GCCN. Đã có không ít công trình nghiên cứu các tác phẩm của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin liên quan đến khái niệm GCCN. Dưới đây là một số công trình có ý nghĩa với luận án: * Về các thuật ngữ khác nhau diễn đạt khái niệm giai cấp công nhân Có nhiều công trình khoa học cho thấy C.Mác và Ph.Ănghen đã sử dụng nhiều thuật ngữ khác nhau để chỉ khái niệm GCCN. Đó là những thuật ngữ gì? Nguyễn Thị Quế và Nguyễn Hoàng Giáp (2010) trong Giai cấp công nhân ở các nước tư bản phát triển từ sau chiến tranh lạnh đến nay – Thực trạng và triển vọng [98] viết: “Mác và Ăngghen dùng nhiều thuật ngữ khác nhau như những cụm từ đồng nghĩa, có nội hàm giống nhau để chỉ giai cấp công nhân như: “giai cấp vô sản”, “vô sản đại cơ khí”, “vô sản đại công nghiệp”, “giai cấp những người lao động làm thuê của thế kỷ XIX, “giai cấp vô sản hiện đại”, “giai cấp công nhân hiện đại”…” [98, 11]. Terry Eagleton (2012) trong cuốn sách Tại sao Mác đúng [16] giải thích thuật ngữ "giai cấp vô sản" bắt nguồn từ tiếng Latinh, là "con đẻ", có nghĩa là, những người quá nghèo chỉ có thể phục vụ nhà nước bằng dạ con của mình. Do quá thiếu thốn không thể đóng góp cho đời sống kinh tế bằng bất kỳ cách nào khác,
  17. 11 trong số họ những người phụ nữ sinh ra trẻ em, nuôi chúng thành lực lượng lao động. Họ không có gì để giao nộp ngoài sản phẩm từ cơ thể họ. Cái mà xã hội yêu cầu ở họ không phải là sản xuất mà là tái sản xuất. Giai cấp vô sản bắt đầu cuộc sống từ những thứ nằm ngoài quá trình lao động chứ không phải nằm bên trong quá trình đó. * Về nội hàm khái niệm Công trình Một số vấn đề phát triển lý luận về giai cấp công nhân Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế [3] của Hoàng Chí Bảo, Nguyễn Viết Thông, Bùi Đình Bôn (2010) cho rằng, trong quan niệm của C.Mác và Ph.Ăngghen, GCCN mang hai đặc trưng: “Thứ nhất, đó là những người lao động công nghiệp trực tiếp hay gián tiếp vận hành các công cụ sản xuất công nghiệp, tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Thứ hai, dưới chế độ tư bản, công nhân là những người lao động không có tư liệu sản xuất, phải làm thuê, bán sức lao động cho nhà tư bản để sống, bị nhà tư bản bóc lột giá trị thặng dư, có lợi ích căn bản đối lập với lợi ích của giai cấp tư sản” [3, 11]. Chúng tôi cho rằng, đặc trưng thứ nhất chỉ là dấu hiệu nội hàm của một loại hình GCCN (tương ứng của một khái niệm chủng thuộc khái niệm GCCN như khái niệm loại) chứ không phải cho mọi loại hình GCCN, nói cách khác, đó là dấu hiệu chủng khá sâu sắc giúp phân biệt loại hình GCCN này với những loại hình khác, chứ chưa phải dấu hiệu nội hàm chung của khái niệm GCCN. Trong sự vận động của xã hội sẽ nảy sinh những loại hình GCCN không mang dấu hiệu thứ nhất. Đặc trưng thứ hai bao gồm nhiều dấu hiệu được sắp đặt cạnh nhau, hơn nữa dấu hiệu “không có tư liệu sản xuất” đã bị thực tế lịch sử cả ở những nước TBCN và những nước quá độ lên CNXH vượt qua. Công trình chưa nhận thức được trong tư tưởng của C.Mác, Ph.Ăngghen dấu hiệu phổ biến, trừu tượng có khả năng thống nhất các dấu hiệu chủng đó và triển khai thành các nội dung khác của khái niệm GCCN, đồng thời bao quát hết các giai đoạn phát triển của GCCN trong các xã hội mà nó tồn tại. Bàn về nội hàm khái niệm GCCN, ngoài công trình trên còn có cuốn sách Đổi mới tư duy về giai cấp công nhân - kinh tế tri thức và công nhân tri thức [108]
  18. 12 của Văn Tạo (2008). Cuốn sách này đã hệ thống hóa các quan điểm của C.Mác, Ph.Ăngghen về nội hàm khái niệm GCCN. Điều đáng chú ý là trong nghiên cứu của tác giả này không xuất hiện “đặc trưng 1” - những người lao động trực tiếp hoặc gián tiếp vận hành công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại và xã hội hóa cao - mà chỉ có “đặc trưng 2” - đó là những người không có TLSX, phải bán sức lao động cho nhà tư bản và bị nhà tư bản bóc lột về giá trị thặng dư thuộc về nội hàm khái niệm GCCN. Theo chúng tôi, đây chắc không phải do tác giả “sơ suất” và chúng tôi đồng tình với việc “sơ suất” ấy. Điều đặc biệt hơn nữa, Văn Tạo cho rằng quan điểm của C.Mác, Ph.Ăngghen về sứ mệnh lịch sử của GCCN trong Tuyên Ngôn của Đảng Cộng sản: “… giai cấp tư sản đã rèn vũ khí sẽ giết mình; nó còn tạo ra những người sử dụng vũ khí ấy chống lại nó, đó là những công nhân hiện đại, những người vô sản” [68, 605] là sự chỉ dẫn khi định nghĩa khái niệm GCCN không thể không nói đến sứ mệnh lịch sử của GCCN. Như vậy, theo Văn Tạo, nội hàm khái niệm GCCN ngoài đặc trưng thứ hai, còn có sứ mệnh lịch sử của giai cấp này. Chúng tôi cho rằng, đây là một ý tưởng khoa học có thể đem lại cách hiểu về GCCN đúng đắn hơn. Tuy nhiên, ở đây Văn Tạo cũng chưa nhìn ra mối quan hệ giữa sứ mệnh lịch sử của GCCN với đặc trưng thứ hai và quan hệ nhân cách của GCCN. Trước đó, cũng Văn Tạo (2007) trong cuốn Giai cấp công nhân Việt Nam với kinh tế tri thức (cuối thế kỷ XX – đầu thế kỷ XXI) [107] còn liệt kê trong định nghĩa GCCN tới 10 yếu tố bất biến (sứ mệnh lịch sử của GCCN, người công nhân cần phải và có thể bán sức lao động để sống, đặc điểm sức lao động của họ là có năng lực sản sinh ra giá trị thặng dư, công nhân bị tha hóa trong lao động, chủ nghĩa quốc tế vô sản,…) và 7 yếu tố khả biến (sở hữu của người công nhân, công nhân trí thức, công nhân dịch vụ, việc bóc lột giá trị thặng dư,…) cần thay đổi, được bổ sung. Trong đó, tác giả đã tập trung phân tích sự biến đổi của yếu tố bóc lột giá trị thặng dư trong thời đại ngày nay so với thời kỳ C.Mác sống. Chúng tôi nhận thấy có những yếu tố Văn Tạo đưa ra là đúng, song vẫn có một số yếu tố khác
  19. 13 chưa thể xác định tính đúng - sai, dù sao chúng cũng là những gợi ý quý báu để chúng tôi suy nghĩ làm luận án. * Về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Giáo trình học thuyết sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân [25] của Bùi Thị Kim Hậu (2014), thông qua phân tích các tác phẩm kinh điển tiêu biểu, đã cho thấy quá trình vận động tư tưởng của C.Mác, Ph.Ăngghen về sứ mệnh lịch sử của GCCN. Từ đầu những năm 40 của thế kỷ XIX đến năm 1848, tư tưởng về sứ mệnh lịch sử của GCCN vận động từ trừu tượng, lẻ tẻ rời rạc rồi định hình và đến hoàn chỉnh, có tính hệ thống; Từ năm 1848 đến 1871, C.Mác và Ph.Ăngghen có những tư tưởng cụ thể về những khía cạnh khác nhau của quá trình thực hiện sứ mệnh: như tính tất yếu, tính chất triệt để của sứ mệnh lịch sử; động lực xã hội cơ bản của quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử; đấu tranh giai cấp, nhà nước, cách mạng và chuyên chính vô sản; Từ 1871 đến 1895, các ông tiếp tục luận chứng cho một số luận điểm về sứ mệnh lịch sử của GCCN như xóa bỏ sở hữu tư nhân, vai trò của liên minh giai cấp trong thực hiện sứ mệnh lịch sử của GCCN,…; Sau khi C.Mác và Ph.Ăngghen mất, V.I.Lênin tiến hành bảo vệ và tiếp tục phát triển lý luận sứ mệnh lịch sử của GCCN trên nhiều nội dung như vấn đề vai trò của quần chúng nhân dân trong thực hiện sứ mệnh lịch sử; lý luận về những điều kiện bảo đảm quyền lãnh đạo của giai cấp vô sản trong cách mạng dân chủ tư sản Nga, về đảng kiểu mới của giai cấp vô sản, tính tất yếu phải thiết lập chuyên chính vô sản trong quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử, vấn đề cách mạng bạo lực, nội dung liên minh giai cấp… Sứ mệnh lịch sử là một mặt - mặt khả năng, cùng với những mặt khác cấu thành khách thể GCCN. Cho nên sự nhận thức về nó bao giờ cũng có tính thứ tự và là một quá trình. Tính thứ tự ở đây chưa được chú ý nhiều, nhưng các tác giả nêu trên đã cho thấy được quá trình nhận thức về nội dung sứ mệnh lịch sử của khái niệm GCCN. * Liên quan đến sự vận động tư tưởng của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin về giai cấp công nhân
  20. 14 Về vấn đề này có Giáo trình lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa [121] của Đỗ Công Tuấn, Đặng Thị Linh (2012). Qua công trình này, tác giả nhận thấy, lúc khởi đầu, tư tưởng về GCCN xuất hiện còn khá trừu tượng, mang tính kinh nghiệm lẻ tẻ, bên cạnh nhau; dần dần được định hình và trở thành hệ thống. Tác phẩm Tuyên Ngôn của Đảng Cộng sản đánh dấu sự hình thành về cơ bản khái niệm GCCN, đưa khái niệm GCCN từ khái niệm kinh nghiệm thành khái niệm lý luận. Sau Tuyên Ngôn của Đảng Cộng sản, C.Mác, Ph.Ăngghen tiếp tục bổ sung những yếu tố nội dung, những quy định mới, phát triển và cụ thể hóa quan niệm liên quan tới GCCN như: GCCN cần đập tan bộ máy quan liêu trong nhà nước tư sản, thiết lập chuyên chính vô sản, liên minh giai cấp, quan hệ giữa giai cấp và dân tộc, thời kỳ cải biến cách mạng, thời kỳ quá độ chính trị... Với sự ra đời bộ Tư bản của C.Mác, quan niệm duy vật lịch sử không còn là giả thuyết nữa mà trở thành học thuyết được chứng minh một cách khoa học; trên cơ sở đó, khái niệm GCCN cũng được làm sâu sắc thêm bởi Tư bản đã làm sáng tỏ quy luật giá trị thặng dư, luận chứng tính tất yếu diệt vong của CNTB, sự ra đời của CNXH và sứ mệnh lịch sử của GCCN. Sau khi C.Mác và Ph.Ăngghen mất, trong điều kiện chủ nghĩa đế quốc, khái niệm GCCN được V.I.Lênin bảo vệ, làm giàu thêm nội dung và vận dụng vào thực tiễn đấu tranh xây dựng chính quyền Xô Viết, cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội mới ở nước Nga và toàn Liên Xô. Như vậy, nếu C.Mác và Ph.Ăngghen đã có công làm cho khái niệm GCCN từ không tưởng trở thành khoa học, thì V.I.Lênin có công phát triển và hiện thực hóa một phần khái niệm GCCN trong đời sống xã hội nước Nga và thế giới ở hai thập niên đầu thế kỷ XX. Qua sự trình bày của tác giả, phù hợp với mục đích luận án của mình, NCS nhận thấy sự vận động của tư tưởng về GCCN đã được hóa thân trong sự vận động của khái niệm GCCN xét như hiện tượng độc lập theo chiều hướng nội hàm ngày càng sâu sắc thêm, ngoại diên được mở rộng và bản thân khái niệm này vận động trong tương quan với thực tiễn của nó. * Bàn về những nội dung cụ thể của khái niệm giai cấp công nhân được sản sinh trong quá trình nó vận động và phát triển.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2