intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Triết học: Tư tưởng Nguyễn Đức Đạt trong tác phẩm Nam Sơn tùng thoại

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:180

21
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Từ việc phân tích, luận giải một cách hệ thống những nội dung tư tưởng cơ bản của Nguyễn Đức Đạt trong tác phẩm Nam Sơn tùng thoại, luận án đưa ra những đánh giá về giá trị, hạn chế và ý nghĩa của các tư tưởng này trong lịch sử tư tưởng Việt Nam và hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Triết học: Tư tưởng Nguyễn Đức Đạt trong tác phẩm Nam Sơn tùng thoại

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN THỊ NHẸN TƯ TƯỞNG NGUYỄN ĐỨC ĐẠT TRONG TÁC PHẨM NAM SƠN TÙNG THOẠI LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI, 2020
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN THỊ NHẸN TƯ TƯỞNG NGUYỄN ĐỨC ĐẠT TRONG TÁC PHẨM NAM SƠN TÙNG THOẠI Chuyên ngành: Triết học Mã số: 9 22 90 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN NGUYÊN VIỆT HÀ NỘI, 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS. TS Trần Nguyên Việt. Các tài liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. Nghiên cứu sinh Trần Thị Nhẹn
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU................................................................................................................. 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU........................................... LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN................................................................... 6 1.1. Các công trình nghiên cứu về cơ sở hình thành tư tưởng Nguyễn Đức Đạt trong tác phẩm Nam Sơn tùng thoại ............................................................................ 6 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về bối cảnh lịch sử, xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX ............................................................................................................... 7 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về tiền đề tư tưởng của Nguyễn Đức Đạt ....... 12 1.1.3. Các công trình nghiên cứu về thân thế, sự nghiệp của Nguyễn Đức Đạt ....... 20 1.2. Các công trình nghiên cứu về nội dung tư tưởng triết học và tâm tính học của Nguyễn Đức Đạt trong tác phẩm Nam Sơn tùng thoại ....................................... 22 1.2.1. Các công trình nghiên cứu về tư tưởng triết học ........................................ 22 1.2.2. Các công trình nghiên cứu về tâm tính học ................................................ 26 1.3. Các công trình nghiên cứu liên quan đến tư tưởng về đạo trị quốc và thực thi chính sự của Nguyễn Đức Đạt trong tác phẩm Nam Sơn tùng thoại ................ 28 1.4. Những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết ............................................... 33 Tiểu kết chương 1 ................................................................................................... 34 Chương 2. CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG NGUYỄN ĐỨC ĐẠT TRONG TÁC PHẨM NAM SƠN TÙNG THOẠI ................................................................ 35 2.1. Bối cảnh lịch sử xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX .................................... 35 2.1.1. Về tình hình kinh tế, chính trị ở phương Tây và Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX ........................................................................................................................... 35 2.1.2. Về văn hóa, xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX ................................... 44 2.2. Tiền đề tư tưởng cho sự hình thành tư tưởng Nguyễn Đức Đạt ...................... 51 2.2.1. Sự phục hưng Nho giáo vào đầu triều Nguyễn .......................................... 51 2.2.2. Ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo đối với hệ tư tưởng triều Nguyễn ....... 55 2.2.3. Ảnh hưởng của các học thuyết ngoài Nho giáo đầu triều Nguyễn............. 60 2.3. Vài nét khái quát về thân thế, sự nghiệp Nguyễn Đức Đạt và tác phẩm Nam Sơn tùng thoại .................................................................................................... 65 2.3.1. Thân thế và sự nghiệp Nguyễn Đức Đạt .................................................... 65 2.3.2. Tác phẩm “Nam Sơn tùng thoại” ............................................................... 72 Tiểu kết chương 2 ................................................................................................... 77
  5. Chương 3. TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC VÀ TÂM TÍNH HỌC CỦA NGUYỄN ĐỨC ĐẠT TRONG TÁC PHẨM NAM SƠN TÙNG THOẠI VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ............................................................................................................... 78 3.1. Tư tưởng triết học .......................................................................................... 78 3.1.1. Quan niệm về “Trời” và “Mệnh trời” ..................................................... 78 3.1.2. Quan niệm về “Đạo” và con đường đạt “Đạo” ........................................ 89 3.2. Tư tưởng về Tâm tính học ................................................................................... 89 3.2.1. Quan niệm về “Tâm”, “Tính” và “Tình” .............................................. 90 3.2.2. Quan niệm về học vấn, về tu dưỡng và giáo hóa ....................................... 93 3.3. Ý nghĩa của tư tưởng triết học và tâm tính học Nguyễn Đức Đạt trong tác phẩm Nam Sơn tùng thoại ........................................................................................ 115 Tiểu kết chương 3 ................................................................................................. 161 Chương 4. TƯ TƯỞNG NGUYỄN ĐỨC ĐẠT VỀ ĐẠO TRỊ QUỐC VÀ THỰC THI CHÍNH SỰ TRONG TÁC PHẨM NAM SƠN TÙNG THOẠI VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ...................................................... Error! Bookmark not defined. 4.1. Tư tưởng về đạo trị quốc.................................... Error! Bookmark not defined. 4.1.1. Quan niệm về đạo trị nước của nhà vua ......... Error! Bookmark not defined. 4.1.2. Quan niệm về bổn phận của bề tôi ....................................................... 104 4.2. Tư tưởng về chính sự và thực thi chính sự ................................................... 111 4.2.1. Quan niệm về chính sự ........................................................................ 104 4.2.2. Quan điểm về thực thi chính sự............................................................ 104 4.3. Ý nghĩa của tư tưởng Nguyễn Đức Đạt về đạo trị quốc và thực thi chính sự trong tác phẩm Nam Sơn tùng thoại ........................................................................ 120 Tiểu kết chương 4 ................................................................................................. 125 KẾT LUẬN......................................................................................................... 162 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................................................................... 166 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................. 167
  6. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bước sang thế kỷ XIX, khi triều Nguyễn thiết lập một nền quân chủ tập quyền chuyên chế, thì Nho giáo một lần nữa lại thể hiện vai trò bệ đỡ hệ tư tưởng của chế độ đó với mục đích đảm bảo cho triều Nguyễn củng cố địa vị, quyền lực thống trị và giữ vững kỷ cương xã hội. Đổi lại, nhà nước phong kiến triều Nguyễn không những phát huy vai trò và vị thế của Nho giáo, mà còn chú trọng đến sự phát triển một số phương diện lý luận cũng như vận dụng học thuyết này trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội nước ta đương thời. Đó cũng chính là tiền đề cho sự phát triển của Nho học thế kỷ XIX mà chúng ta có thể tìm thấy trong tư tưởng của các nhà nho đương thời. Sự phát triển ấy trước hết do sự tạo đà của chủ trương độc tôn Nho giáo của triều Nguyễn, sau nữa là nhu cầu của xã hội về giáo dục, trong đó giáo dục đạo đức và đào tạo nhân tài cho đất nước luôn là lĩnh vực được nhà nước quan tâm nhất. Nguyễn Đức Đạt là một nhà nho sống và hoạt động ở nửa sau thế kỷ XIX, ông không chỉ được biết đến như một nhà hoạt động xã hội, nhà tư tưởng, mà còn là một nhà giáo dục của thế kỷ XIX, góp phần đào tạo ra nhiều thế hệ học trò giỏi, ông luôn mang trong mình nhiệt huyết giúp đời, giúp dân. Ông luôn đứng trên lập trường Nho giáo để lý giải những vấn đề bất cập, biến động lớn của xã hội Việt Nam giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX. Trong thời gian cuối đời, khi mở trường dạy học ở quê nhà, Nguyễn Đức Đạt đã viết nhiều tác phẩm thuộc các lĩnh vực văn học, sử học, triết học, mỹ học... và tư tưởng phản ánh những hiểu biết sâu sắc của ông về Nho giáo, trong đó tác phẩm lớn nhất, quan trọng nhất là Nam Sơn tùng thoại. Đây là tác phẩm Nho học được trình bày dưới dạng hỏi - đáp tương tự như Luận ngữ của Khổng Tử rất hiếm có ở Việt Nam, ở đó thể hiện sự hiểu biết sâu sắc của ông về Nho giáo. Do đó việc nghiên cứu tư tưởng của Nguyễn Đức Đạt trong tác phẩm này góp phần giúp chúng ta nhận thức chính 1
  7. xác hơn về bức tranh tư tưởng Việt Nam thế kỷ XIX và ảnh hưởng của Nho giáo trong xã hội Việt Nam ở thời kỳ cận đại và hiện đại. Mặt khác, trong quá trình toàn cầu hoá hiện nay, trước nguy cơ bản sắc văn hoá dân tộc của nước ta bị xâm hại, việc kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc là yêu cầu tất yếu trong việc đề ra những chủ trương, chính sách trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chính vì thế, yêu cầu kế thừa có phê phán, chọn lọc tư tưởng của Nguyễn Đức Đạt để thấy được những giá trị trân quý của Nho giáo là việc làm cần thiết. Trên thực tế các công trình nghiên cứu về Nguyễn Đức Đạt chưa được nhiều, chủ yếu là những bài viết, bài nghiên cứu về từng khía cạnh nhỏ trong tư tưởng của ông như tư tưởng đạo đức, tư tưởng thẩm mỹ,.... hay những nghiên cứu khái quát về tư tưởng của Nguyễn Đức Đạt trong dòng chảy lịch sử tư tưởng Việt Nam. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy rằng, tất cả những nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở những lát cắt khác nhau, hoặc những trình bày bước đầu mang tính hệ thống nhưng còn rất sơ lược, chưa có cái nhìn và phân tích tổng quát đối với tác phẩm Nam Sơn tùng thoại cũng như việc mô tả diện mạo tổng thể tư tưởng Nguyễn Đức Đạt trong Nam Sơn tùng thoại như một giới thiệu sản phẩm tư tưởng tích hợp của Nho giáo ở Việt Nam tới Nguyễn Đức Đạt với sự tiếp nhận, thảo luận và tâm đắc… Từ đó, làm rõ điểm đặc sắc riêng biệt của Nguyễn Đức Đạt, nhấn mạnh ở sự luận giải, chiêm nghiệm, thực hành và đánh giá mang tính chiều sâu tương xứng với di sản tư tưởng Nam Sơn tùng thoại mà Nguyễn Đức Đạt để lại. Vì những lý do trên, nghiên cứu sinh quyết định chọn đề tài: “Tư tưởng Nguyễn Đức Đạt trong tác phẩm Nam Sơn tùng thoại” làm nội dung nghiên cứu trong luận án tiến sĩ Triết học của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án * Mục đích nghiên cứu: Từ việc phân tích, luận giải một cách hệ thống những nội dung tư tưởng cơ bản của Nguyễn Đức Đạt trong tác phẩm Nam Sơn 2
  8. tùng thoại, luận án đưa ra những đánh giá về giá trị, hạn chế và ý nghĩa của các tư tưởng này trong lịch sử tư tưởng Việt Nam và hiện nay. * Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện mục đích trên, luận án có các nhiệm vụ sau: + Khảo cứu tình hình nghiên cứu về tư tưởng của Nguyễn Đức Đạt trong tác phẩm Nam Sơn tùng thoại, chỉ ra những thành tựu đạt được của các học giả đi trước để kế thừa, đồng thời xác định những vấn đề còn bỏ ngỏ cần được tiếp tục nghiên cứu trong luận án. + Trình bày, phân tích những điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội và tiền đề tư tưởng cho sự hình thành tư tưởng Nguyễn Đức Đạt trong tác phẩm Nam Sơn tùng thoại. + Phân tích, làm rõ nội dung tư tưởng triết học và tâm tính học trong tác phẩm Nam Sơn tùng thoại. + Phân tích, làm rõ nội dung tư tưởng về đạo trị nước và thực thi chính sự trong tác phẩm Nam Sơn tùng thoại của Nguyễn Đức Đạt. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là tư tưởng của Nguyễn Đức Đạt trong tác phẩm Nam Sơn tùng thoại. - Phạm vi nghiên cứu: Tư tưởng của Nguyễn Đức Đạt trong tác phẩm Nam Sơn tùng thoại gồm những nội dung: triết học, tâm tính học, chính trị, quân sự, lý tài, kinh tế, lễ nhạc, sử dụng nhân lực... Để tập trung nghiên cứu chuyên sâu, có những đánh giá sắc bén về các luận điểm, luận án chỉ tập trung nghiên cứu hai nội dung lớn của Nguyễn Đức Đạt trong tác phẩm Nam Sơn tùng thoại: một là tư tưởng triết học và tâm tính học; hai là tư tưởng về đạo trị nước và thực thi chính sự. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận án * Cơ sở lý luận, thực tiễn của luận án 3
  9. - Cơ sở lý luận: Luận án được thực hiện trên cơ sở những nguyên lý cơ bản của triết học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, cụ thể là về quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, về con người, về đạo đức, về quan hệ giữa con người với hoàn cảnh... - Cơ sở tư liệu: + Tư liệu gốc: Tác phẩm Nam Sơn tùng thoại của Nguyễn Đức Đạt và các bộ sử của Quốc sử quán triều Nguyễn như Đại Nam thực lục (Kỷ Tự Đức), Đại Nam liệt truyện (tập 4)... chép về lịch sử Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX. + Tư liệu khác: Các công trình khoa học có liên quan đến đề tài luận án đã được công bố của các tác giả trong và ngoài nước. * Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng phương pháp luận nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp sử dụng các phương pháp logic - lịch sử; phương pháp so sánh; phân tích - tổng hợp; hệ thống hóa... để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án: Mặc dù tên luận án có sự trùng hợp với tên Luận văn thạc sĩ (2017) của Vũ Văn Thước “Tư tưởng Nguyễn Đức Đạt qua tác phẩm Nam Sơn tùng thoại”, nhưng ở đây cách tiếp cận tác phẩm và cách phân tích, luận giải của chúng tôi hoàn toàn khác biệt. Ở luận văn thạc sĩ, tác giả Vũ Văn Thước đã trình bày khái quát về các tư tưởng triết học, chính trị - xã hội, đạo đức, văn hóa, giáo dục của Nguyễn Đức Đạt thông qua những dẫn chứng trong tác phẩm Nam Sơn tùng thoại. Trong khi đó, trên cơ sở phân chia 4 quyển trong tác phẩm Nam Sơn tùng thoại, chúng tôi thực hiện luận án theo hướng tiếp cận với 2 nội dung chính của tác phẩm: Nội thánh học (toàn bộ phần triết lý, quan niệm trị đạo và các vấn đề tu dưỡng bản thân) và Ngoại vương học (cái học ứng dụng vào đời sống thực tiễn). Với cách tiếp cận đó, chúng tôi triển khai phân tích các luận điểm cơ bản của tác phẩm Nam Sơn tùng thoại trong chương 3 và chương 4 của luận án. Do đó, đóng góp mới về khoa học của luận án là: 4
  10. (1) Làm rõ tư tưởng triết học và tâm tính học của Nguyễn Đức Đạt với quan niệm về Trời và mệnh trời; về Đạo và khả năng đạt đạo của con người; về “Tâm - tính - tình”; về học vấn, tu dưỡng và giáo hóa. (2) Làm rõ tư tưởng về đạo trị quốc và thực thi chính sự của ông trong tác phẩm Nam Sơn tùng thoại. (3) Luận án đưa ra sự đánh giá những giá trị, hạn chế và ý nghĩa của tư tưởng Nguyễn Đức Đạt trong lịch sử tư tưởng Việt Nam và hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Ý nghĩa lý luận: Luận án góp phần minh định giá trị các tư tưởng của Nguyễn Đức Đạt trong tác phẩm Nam Sơn tùng thoại; chỉ ra những đóng góp của ông về phương diện Nho học Việt Nam thế kỷ XIX. - Ý nghĩa thực tiễn: Luận án có thể được dùng trong nghiên cứu và giảng dạy môn Lịch sử tư tưởng Việt Nam, Lịch sử Triết học (phần Nho giáo Việt Nam) với tư cách là tài liệu tham khảo có giá trị tại các Học viện, và các trường đại học, cao đẳng hiện nay. Luận án cũng có thể được sử dụng làm tài liệu cho các tác giả tiếp tục đi sâu nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến đề tài. 7. Cơ cấu của luận án: Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu bao gồm 4 chương 13 tiết. Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Chương 2. Cơ sở hình thành tư tưởng Nguyễn Đức Đạt Chương 3. Tư tưởng triết học và tâm tính học của Nguyễn Đức Đạt trong tác phẩm Nam Sơn tùng thoại và ý nghĩa của nó Chương 4. Tư tưởng về đạo trị quốc và thực thi chính sự của Nguyễn Đức Đạt trong tác phẩm Nam Sơn tùng thoại và ý nghĩa của nó 5
  11. Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Có thể nói, ở nước ta đã có rất nhiều những tập sách viết về Nho giáo Việt Nam thế kỷ XIX, hay các bài viết được đăng trên các báo, tạp chí chuyên ngành cũng nhiều, như: Tìm hiểu tư tưởng chính trị Nho giáo Việt Nam từ Lê Thánh Tông đến Minh Mệnh của Nguyễn Hoài Văn, Nho giáo và phát triển ở Việt Nam của Vũ Khiêu, Lịch sử tư tưởng Việt Nam tập 2 của Lê Sĩ Thắng, Đại cương lịch sử triết học Việt Nam của Nguyễn Hùng Hậu, Sự phát triển tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách mạng tháng Tám tập 1 của Trần Văn Giàu, Lịch sử tư tưởng Triết học Việt Nam của Trịnh Doãn Chính... Ngoài ra, còn rất nhiều các bài viết cũng đã đề cập đến vấn đề này, tiêu biểu là những bài viết của các tác giả như: Nguyễn Tài Thư, Trần Thanh Tâm, Nguyễn Thanh Bình, Lê Thị Lan, Nguyễn Đức Sự, Diệp Quốc Lương... Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một tập sách chuyên khảo nào viết về Nguyễn Đức Đạt, chủ yếu tư tưởng của ông được trình bày trong một số chương, tiết hoặc tiểu tiết của những cuốn sách về lịch sử tư tưởng Việt Nam thế kỷ XIX. Những nhận định đánh giá của các tác giả là những tư liệu hữu ích và làm cơ sở cho quá trình nghiên cứu đề tài này. Từ các công trình nghiên cứu đó, chúng tôi chú trọng vào những khuynh hướng nghiên cứu có liên quan trực tiếp đến nội dung đề tài như sau: (1) Những công trình nghiên cứu về cơ sở hình thành tư tưởng Nguyễn Đức Đạt trong tác phẩm Nam Sơn tùng thoại. (2) Những công trình nghiên cứu về tư tưởng triết học và tâm tính học của Nguyễn Đức Đạt trong tác phẩm Nam Sơn tùng thoại. (3) Những công trình nghiên cứu tư tưởng về đạo trị nước và thực thi chính sự của Nguyễn Đức Đạt trong tác phẩm Nam Sơn tùng thoại. 1.1. Các công trình nghiên cứu về cơ sở hình thành tư tưởng Nguyễn Đức Đạt trong tác phẩm Nam Sơn tùng thoại 6
  12. 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về bối cảnh lịch sử, xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX Việc nghiên cứu về cơ sở hình thành tư tưởng Nguyễn Đức Đạt trong tác phẩm Nam Sơn tùng thoại chính là đi tìm hiểu về bối cảnh lịch sử, xã hội Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX. Có thể nói, giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX là giai đoạn có nhiều biến động về tình hình kinh tế, xã hội, văn hóa, tư tưởng ở Việt Nam, vì thế đã được rất nhiều học giả quan tâm nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau, đặc biệt là góc độ lịch sử. Ở đây chúng tôi khảo cứu các tài liệu lịch sử bằng phương pháp lôgic - lịch sử để chỉ ra những chứng cứ lịch sử cụ thể làm ảnh hưởng đến tư tưởng của các nho sĩ Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX, trong đó có Nguyễn Đức Đạt. Để hiểu rõ về tình hình Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX đã tác động tới sự hình thành tư tưởng Nguyễn Đức Đạt trong tác phẩm Nam Sơn tùng thoại như thế nào, chúng tôi đi tìm hiểu và phân tích các công trình nghiên cứu trên một số lĩnh vực cụ thể sau: * Nhóm các công trình nghiên cứu về tình hình kinh tế Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX Tác phẩm “Kinh tế xã hội Việt Nam dưới các vua triều Nguyễn” của tác giả Nguyễn Thế Anh, nhà xuất bản Lửa thiêng (1971) đã phân tích tỉ mỉ các hoạt động thương nghiệp, trung tâm buôn bán cũng như các yếu tố giao thông vận tải và chính sách thuế khóa trong thương mại dưới triều Nguyễn. Đồng thời, tác giả còn chỉ ra vai trò đặc biệt quan trọng của Nhà nước đối với hoạt động ngoại thương trong giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX. Tác giả Đỗ Bang trong cuốn sách “Thương nghiệp Việt Nam dưới triều Nguyễn”, nhà xuất bản Thuận Hóa, 1997 đã dành cả chương 2 đi sâu tìm hiểu và trình bày về chính sách thương nghiệp của triều Nguyễn, từ đó đánh giá những tiến bộ, tích cực trong nhận thức của các vua quan nhà Nguyễn về vấn đề kinh tế hàng hóa và ngoại thương, nhất là việc trao đổi buôn bán với các nước trong khu vực. Nhưng đồng thời, tác giả cũng chỉ ra những sai lầm của các vua quan nhà 7
  13. Nguyễn trong quá trình thực thi các chính sách về ngoại thương dẫn đến việc không khuyến khích được thương nhân và kinh tế trì trệ. Cuốn sách “Việt Nam thế kỷ XIX” của Nguyễn Phan Quang, năm 1999 cũng đề cập đến lĩnh vực kinh tế nhưng chỉ bàn đến vấn đề thương nghiệp mà thôi. Cuốn sách đã trình bày về những chính sách nội thương của triều Nguyễn và tác giả đã chỉ ra những hạn chế trong chính sách nội thương của triều Nguyễn là nhà Nguyễn đã không ký kết các hiệp ước thương mại dẫn đến các chính sách chưa đủ mạnh để thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển. Tác giả Võ Kim Cương (chủ biên) trong cuốn sách Lịch sử Việt Nam, tập 6 (giai đoạn từ năm 1858 đến năm 1896), nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2013 đã phân tích rất chi tiết tình hình kinh tế Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX do triều Nguyễn tổ chức thực hiện thông qua những vấn đề ruộng đất, đê điều, thương mại và nạn đói của nông dân cùng những chính sách kinh tế do thực dân Pháp thực hiện như việc chiếm ruộng đất lập đồn điền, thu thuế khóa nặng nề, chính sách thương mại có lợi cho thực dân Pháp… làm cho đời sống của nhân dân hết sức khó khăn. Những phân tích sâu sắc của tác giả có tác dụng định hướng chúng tôi khảo sát các điều kiện kinh tế ở Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XX với tư cách là cơ sở dẫn tới sự hình thành tư tưởng Nguyễn Đức Đạt trong tác phẩm Nam Sơn tùng thoại. Những nghiên cứu trên cho người đọc hiểu tương đối cụ thể về tình hình kinh tế của Việt Nam thế kỷ XIX: giai đoạn này nền kinh tế Việt Nam không có nhiều khởi sắc, thậm chí từ khi thực dân Pháp xâm lược, nền kinh tế của nước ta “có một vài nét thay đổi” [24, tr. 370] nhưng chủ yếu là nhằm mang lại lợi ích cho thực dân Pháp, còn người dân Việt Nam vô cùng nghèo nàn, đói khổ dù cho triều đình Nhà Nguyễn đã cố gắng bằng nhiều biện pháp khác nhau để cải thiện đời sống nhân dân. Từ những vấn đề kinh tế mà các tác giả đã chỉ ra sẽ là cơ sở để chúng tôi phân tích tình hình kinh tế Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX (ở chương 2, mục 2.1.1), thấy được sự ảnh hưởng của nó đến tư tưởng thân dân, 8
  14. yêu dân, hết lòng lo cho cuộc sống của nhân dân, sẵn sàng chấp nhận sự trách phạt của triều đình để giúp dân bớt đói khổ ở Nguyễn Đức Đạt. * Nhóm các công trình nghiên cứu về tình hình chính trị - xã hội Tác giả Trần Thanh Tâm với cuốn sách “Tìm hiểu quan chức nhà Nguyễn” nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế, 1996 đã đi sâu vào tìm hiểu bộ máy quan chức nhà Nguyễn để thấy được sự vận hành của bộ máy này trong chế độ phong kiến có ảnh hưởng như thế nào đến toàn bộ xã hội. Thông qua những trình bày của tác giả về quan chức nhà Nguyễn và những danh mục từ tra cứu quan chức nhà Nguyễn người đọc có thể hình dung ra chế độ quan chức của một thời đại cũng như cách gọi tên của các chức quan trong triều đình. Những trình bày của tác giả có ý nghĩa quan trọng giúp cho chúng tôi khảo sát điều kiện chính trị, xã hội ở Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX với tư cách là cơ sở dẫn tới hình thành tư tưởng Nguyễn Đức Đạt. Tác giả Nguyễn Minh Tường với “Cải cách hành chính dưới triều Minh Mệnh”, nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1996 đã tập trung nghiên cứu sâu hơn về cơ cấu tổ chức, hoạt động của cơ quan giám sát dưới triều Minh Mệnh. Đồng thời tác giả cũng đưa ra nhận định: tư tưởng pháp trị được đề cao dưới triều Minh Mệnh nhằm tạo điều kiện cho bộ máy hành chính thực hiện nghiêm minh, hiệu quả, phòng ngừa nạn tham quan. Tác phẩm đã nêu khái quát tư tưởng chính trị của Minh Mệnh song chưa đi sâu phân tích về các tư tưởng này. Những luận giải này của Nguyễn Minh Tường giúp cho chúng tôi xác định được vai trò của tư tưởng pháp trị trong tư tưởng Minh Mệnh nhằm thực hiện đường lối cai trị đất nước trong giai đoạn này. Đây được coi là những luận chứng khoa học để chúng tôi luận giải bối cảnh chính trị - xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX dẫn đến sự hình thành tư tưởng Nguyễn Đức Đạt. Từ đó, có thể nghiên cứu và tìm hiểu sâu hơn về tư tưởng chính trị của Nguyễn Đức Đạt có sự kết hợp giữa đạo đức và pháp luật trong đường lối trị nước. 9
  15. Đỗ Bang (chủ biên) với cuốn sách “Tổ chức bộ máy Nhà nước triều Nguyễn giai đoạn 1802 - 1884”, nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế (1997) đã cho chúng ta thấy giai đoạn 1802 - 1884 là giai đoạn phát triển cực thịnh của chế độ phong kiến trung ương tập quyền và chứng minh tính uy lực tuyệt đối của triều Nguyễn so với bất kỳ triều đại nào trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Từ đó tác giả tập trung đi vào khai thác và tìm hiểu bộ máy Nhà nước của triều Nguyễn với tư cách là triều đại có khả năng thống nhất lãnh thổ, thế quyền và thần quyền. Sau này, năm 2007, Đỗ Bang còn có bài viết trên Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử với tiêu đề “Triều Nguyễn: thiết lập tập quyền và các chế tài điều tiết cực quyền”. Bài viết đã lý giải tính chất cực đoan của chế độ quân chủ chuyên chế là do chế độ trung ương tập quyền đạt đến đỉnh cao và cực quyền đến mức tuyệt đối, vì thế, nhà Nguyễn đã phải vận dụng học thuyết trị nước của Nho giáo trong thực hiện mục tiêu chính trị. Đồng thời, tác giả còn trình bày các giải pháp về cơ chế quản lý của Nhà nước. Tuy nhiên, bài viết chưa nêu bật được tác dụng và giá trị trong tư tưởng trị nước của Nho giáo đối với xã hội đương thời và bài học đối với hiện nay. Trong cuốn “Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX”, bài viết tại Hội thảo Khoa học năm 2008 của Đinh Xuân Lâm với “Trách nhiệm triều Nguyễn về sự thất bại của xu hướng đổi mới ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX”. Trong khi khẳng định nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của các đề nghị đổi mới ở Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX là do thái độ nửa vời của vua quan triều đình và chính nội dung của các đề nghị ấy còn nặng về ảnh hưởng bên ngoài mà chưa chú ý đến giải quyết mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam tại thời điểm ấy thì tác giả đồng thời cũng phân tích những vấn đề chính trị - xã hội triều Nguyễn giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX, đặc biệt là trong chính sách đối ngoại của triều Nguyễn cùng với việc bóp chết các cuộc khởi nghĩa nông dân làm bộc lộ nhiều mâu thuẫn trong lòng xã hội phong kiến Việt Nam thời kỳ này. 10
  16. Cũng tại Hội thảo khoa học này còn có nhiều bài tham luận của các nhà nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau đã trình bày về tình hình chính trị, xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX như: PGS. TS Trần Kim Đỉnh với bài “Góp phần tìm hiểu sử học triều Nguyễn”; Nguyễn Quang Trung Tiến “Vấn đề canh tân đất nước dưới triều Nguyễn nửa sau thế kỷ XIX”; GS. Trịnh Vĩnh Thường “Tình hình ngoại giao khó khăn của vua Tự Đức triều Nguyễn giai đoạn 1868 - 1880”… Mặc dù các tham luận có những cách nhìn, cách đánh giá khác nhau thậm chí còn trái ngược nhau nhưng về cơ bản, các tác giả đều cố gắng đánh giá một cách công bằng những mặt tích cực, hạn chế của triều Nguyễn. Điều này cho thấy, việc nghiên cứu về triều Nguyễn để hiểu được tình hình chính trị, xã hội Việt Nam giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra cần tiếp tục thảo luận. Cuốn sách Lịch sử Việt Nam do Võ Kim Cương (chủ biên), tập 6, nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2013 đã trình bày hệ thống những vấn đề chính trị, xã hội ở Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX với những vấn đề về cách thức tổ chức bộ máy chính quyền của nhà Nguyễn và của thực dân Pháp, tổ chức quân đội; các vấn đề về an sinh xã hội, quan hệ lương giáo, sự phân hóa giai cấp và các vấn đề về văn hóa giáo dục… Ở đây tác giả đã luận giải những vấn đề bất cập của triều đình trong việc “hoàn toàn đánh mất quyền cai trị đất nước”, để “nước ta từ một nước phong kiến độc lập, tự chủ trở thành nước thuộc địa của Pháp, nhân dân ta từ người làm chủ trở thành thân phận nô lệ của chủ nghĩa thực dân” [24, tr.344]. Những phân tích sâu sắc của tác giả có tác dụng định hướng chúng tôi khảo sát các điều kiện về chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục ở Việt Nam nửa sau thế kỷ XIX (dưới sự xâm lược của thực dân Pháp), là cơ sở dẫn tới sự hình thành những tư tưởng chính trị- xã hội, đạo đức, giáo dục, quân sự,... của Nguyễn Đức Đạt trong tác phẩm Nam Sơn tùng thoại. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã khảo cứu một cách tương đối đầy đủ về tình hình chính trị - xã hội ở Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX và cung cấp những cái nhìn đa chiều về triều Nguyễn. Đặc biệt là hiểu rõ giai đoạn 11
  17. mà Nguyễn Đức Đạt sống và hoạt động chính trị là thời kỳ có nhiều biến động lớn do sự xâm lược của thực dân Pháp và những vấn đề xã hội phức tạp, đặt ra hai khuynh hướng đấu tranh hoặc chủ chiến, hoặc chủ hòa. Những lập luận của các tác giả trên giúp chúng tôi tiếp tục phân tích sâu bối cảnh chính trị - xã hội Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX với sự xâm lược của phương Tây đòi hỏi triều đình phải có những sách lược phù hợp. Và thực tế lúc này đã xuất hiện hai trào lưu tư tưởng: một số quan lại và sĩ phu tiến bộ thức thời, mạnh dạn đưa nhiều đề nghị cải cách đổi mới nhằm làm cho nước nhà giàu mạnh để có thể đương đầu lại sự tấn công ngày càng dồn dập của chủ nghĩa tư bản phương Tây; trào lưu đối ngược lại là của các nhà Nho chân chính, đã nỗ lực biện minh cho tính hợp lý của Nho giáo Khổng - Mạnh đối với xã hội đương thời và tư tưởng Nguyễn Đức Đạt được hình thành trong bối cảnh chính trị - xã hội như vậy. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về tiền đề tư tưởng của Nguyễn Đức Đạt * Nhóm các công trình nghiên cứu về tư tưởng Nho giáo Từ trước đến nay, việc nghiên cứu về tư tưởng Nho giáo luôn được rất nhiều các học giả trong và ngoài nước hết sức quan tâm, vì thế khối lượng các công trình nghiên cứu về Nho giáo là vô cùng đồ sộ, được tiến hành dưới nhiều loại hình khác nhau như: Các công trình nghiên cứu dưới dạng sách, tiêu biểu như Đào Duy Anh, Đoàn Trung Còn, Trần Trọng Kim, Nguyễn Đức Lân, Phan Bội Châu…; Các công trình nghiên cứu dưới dạng tạp chí, tiêu biểu như Nguyễn Tài Thư, Trần Văn Giàu, Phan Ngọc, Võ Thị Thu Nguyệt…; Các công trình nghiên cứu dưới dạng luận án, luận văn là vô cùng đa dạng và phong phú. Mỗi công trình đều luôn tìm cho mình hướng đi phù hợp thể hiện cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau về Nho giáo mà không trùng lặp, mang lại hiệu quả và tính khoa học rất cao. Có thể nói, về cơ bản các công trình nghiên cứu Nho giáo đều tái hiện được tư tưởng của một thời đại lịch sử đã qua góp phần đáp ứng nhu cầu lý luận và thực tiễn đặt ra. 12
  18. Có thể khái quát các công trình nghiên cứu về Nho giáo thành các hướng chủ yếu sau: + Hướng những công trình nghiên cứu luận giải kinh điển của Nho giáo: Các học giả như Đào Duy Anh, Phan Bội Châu, Trần Trọng Kim, Đoàn Trung Còn đều có những nhận định và kiến giải của riêng mình về Nho giáo, song phải kể đến hai tác giả Phan Bội Châu với cuốn Khổng học đăng và Trần Trọng Kim với cuốn Nho giáo. Đây là hai tác phẩm đã kế thừa và diễn giải mới các luận điểm cơ bản của Nho giáo cho phù hợp với thời đại, qua đó thể hiện quan điểm của tác giả về Nho giáo - Nho giáo không chỉ là học thuyết chính trị - xã hội mà còn là một học thuyết triết học. Bên cạnh đó, các tác giả còn khẳng định vai trò của Nho giáo trong việc ổn định trật tự xã hội, giáo dục nhân cách con người. Những khẳng định này của tác giả về Nho giáo tuy còn những hạn chế song những tác phẩm này luôn được coi là những tài liệu quý giá cho các học giả đi sau khi tiếp cận nghiên cứu. + Hướng những công trình nghiên cứu về vai trò, ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo đến đời sống xã hội và con người Việt Nam. Hướng nghiên cứu này trong những năm gần đây rất được các học giả quan tâm dẫn đến sự nâng cao cả về số lượng và chất lượng các công trình nghiên cứu. Trong đó phải kể đến công trình Nho giáo xưa và nay của tác giả Vũ Khiêu (chủ biên), Nxb Khoa học xã hội, 1990 và cuốn Nho giáo tại Việt Nam của Viện Triết học - Lê Sĩ Thắng (chủ biên), Nxb Khoa học xã hội, 1994. Các cuốn sách này là tập hợp các bài tham luận của các học giả chuyên nghiên cứu về Nho giáo và những ảnh hưởng của nó đối với các mặt, các lĩnh vực trong đời sống xã hội. Hầu hết các bài viết đều đưa ra những nhận định khách quan về vị trí, vai trò của Nho giáo ở Việt Nam và ý nghĩa của nó qua các giai đoạn lịch sử nước ta. Ngoài ra, còn có các công trình nghiên cứu chuyên sâu về những ảnh hưởng của Nho giáo đến các lĩnh vực của đời sống xã hội và con người Việt Nam. Nguyễn Tài Thư với “Nho học và Nho học ở Việt Nam” là tác phẩm có 13
  19. nhiều những kiến giải mới về ảnh hưởng của Nho giáo đối với xã hội và con người Việt Nam. Những ảnh hưởng này được xác định không chỉ ở thế giới quan, nhân sinh quan mà còn ở chính trong nếp sống và phong tục tập quán của mọi người. + Hướng các công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của Nho giáo đến các nhà tư tưởng tiêu biểu của Việt Nam. Hướng nghiên cứu này chính là cơ sở thực tiễn thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: Triết học, sử học, văn học... Bài viết “Vài ý kiến về ảnh hưởng của Nho giáo với xã hội Việt Nam”của tác giả Đào Duy Anh in trong cuốn Nho giáo tại Việt Nam do Lê Sỹ Thắng chủ biên, 1994 đã có nhận xét về nhà Nho Nguyễn Trãi như sau:“tư tưởng của Nguyễn Trãi là tư tưởng thuần túy Nho gia mà tư tưởng chủ đạo thấm nhuần mọi ngôn hành là tư tưởng nhân nghĩa của Nho gia” [94, tr.24]. Cũng trong cuốn sách Nho giáo tại Việt Nam, bài viết “Tư tưởng Nguyễn Trãi và Nho giáo” của tác giả Lê Sỹ Thắng lại có hướng đi khác khi tìm hiểu về ảnh hưởng của Nho giáo đến các nhà tư tưởng Việt Nam, ông đi sâu phân tích cụ thể những tác động tích cực và tiêu cực của Nho giáo đến tư tưởng Nguyễn Trãi. Bài viết đã phân tích ảnh hưởng của Nho giáo đến quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Nguyễn Trãi qua các thời kỳ. Từ đó tác giả chỉ ra những phương pháp triết học trong việc nghiên cứu tư tưởng Nho giáo của mình. Rõ ràng, nghiên cứu này có ý nghĩa sâu sắc cho chúng tôi trong việc tìm ra sự ảnh hưởng của Nho giáo đến sự hình thành tư tưởng Nguyễn Đức Đạt trong tác phẩm Nam Sơn tùng thoại. Ngoài ra còn phải kể đến những nghiên cứu dưới dạng luận văn, luận án, hay các bài viết trên tạp chí như Nguyễn Hoài Văn (2001) với “Tìm hiểu tư tưởng chính trị Nho giáo Việt Nam từ Lê Thánh Tông đến Minh Mệnh”, Nguyễn Thị Thanh Mai (2007) với “Ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đối với đạo đức của người cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay”; Trần Văn Giàu với 14
  20. “Các nguyên lý của đạo đức Nho giáo ở Việt Nam thế kỷ XIX”, Tạp chí nghiên cứu lịch sử, số 128 - 1969; Phan Ngọc với “Đạo nho Việt Nam, một sự khúc xạ”, Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc,số 4 - 1995; Võ Thị Thu Nguyệt với “Xã hội Việt Nam hôm nay và Nho giáo”, Tạp chí Đông Nam Á, số 4 - 2004; Phan Đại Doãn với “Nho giáo Việt Nam”, Tạp chí xưa và nay, số 229 và 230 - 2005; Nguyễn Đình Chú với “Hôm nay với Nho giáo”, Tạp chí Hán Nôm,bsố 1 - 2005; Phan Mạnh Toàn với “Những nhân tố chủ yếu làm biến đổi Nho giáo ở Việt Nam”, Tạp chí giáo dục lý luận, số 9 - 2006; Nguyễn Tài Thư với “Một số đặc trưng cơ bản của Nho giáo Việt Nam”, Tạp chí triết học, số 9- 2009… Những nghiên cứu này đã khẳng định sự đa dạng và phong phú của Nho giáo, dưới các góc độ và cách nhìn nhận khác nhau các nhà nghiên cứu đã phần nào đánh giá được ảnh hưởng của Nho giáo đối với xã hội nói chung và tư tưởng của các nhà nho Việt Nam nói riêng. Như vậy, chúng ta thấy rằng việc khảo cứu các công trình nghiên cứu về Nho giáo là vấn đề đã và đang được rất nhiều học giả quan tâm tìm hiểu dưới nhiều góc độ, phương diện và bằng nhiều phương pháp khác nhau. Kết quả nghiên cứu của các công trình trên giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về những tác động tích cực của Nho giáo tới các mặt của đời sống xã hội, con người góp phần tích cực vào hoàn thiện con người Việt Nam cả trong thời kỳ phong kiến và hiện nay. Những công trình trên được coi là nguồn tài liệu quan trọng để chúng tôi tìm ra những tư tưởng Nho giáo trực tiếp có ảnh hưởng đối với sự hình thành tư tưởng Nguyễn Đức Đạt trong tác phẩm Nam Sơn tùng thoại ở chương sau như sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo đối với hệ tư tưởng Việt Nam giai đoạn triều Nguyễn; tinh thần phục hưng Nho giáo vào đầu triều Nguyễn và những ảnh hưởng của các học thuyết ngoài Nho giáo. * Nhóm các công trình nghiên cứu về tư tưởng Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX Ở nước ta, việc nghiên cứu về những tiền đề tư tưởng ảnh hưởng đến sự hình thành tư tưởng Nguyễn Đức Đạt trong tác phẩm Nam Sơn tùng thoại chưa 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2