intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Triết học: Vấn đề giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên các trường đại học ở Tây Nguyên hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:212

23
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của Luận án nhằm làm rõ những vấn đề lý luận, phân tích thực trạng về giáo dục Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho SV các trường ĐH ở Tây Nguyên, luận án đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho SV các trường ĐH ở Tây Nguyên hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Triết học: Vấn đề giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên các trường đại học ở Tây Nguyên hiện nay

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN THỊ KHUYÊN VÊN §Ò GI¸O DôC TÊM G¦¥NG §¹O §øC Hå CHÝ MINH CHO SINH VI£N C¸C TR¦êNG §¹I HäC ë T¢Y NGUY£N HIÖN NAY Chuyên ngành: Triết học Mã số: 9229001 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS. TS. Nguyễn Thị Thọ 2. TS. Nguyễn Thị Vân HÀ NỘI – 2021
  2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Thị Thọ và TS. Nguyễn Thị Vân, các kết quả của luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Tác giả Nguyễn Thị Khuyên
  3. ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình hoàn thành luận án, tôi đã nhận được sự giúp đỡ vô cùng quý báu của các tập thể và cá nhân. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Thị Thọ và TS. Nguyễn Thị Vân, những người đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Sau đại học, Khoa Triết học - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, các nhà khoa học ở các cơ sở nghiên cứu và giáo dục khác đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi hoàn thành luận án này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các giảng viên và sinh viên Trường Đại học Đà Lạt, Trường Đại học Buôn Ma Thuột, Trường Đại học Tây Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi tiến hành phát phiếu điều tra, khảo sát phục vụ nghiên cứu đề tài luận án. Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã động viên, khuyến khích và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Hà Nội, tháng … năm 2021 Tác giả Nguyễn Thị Khuyên
  4. iii MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................... 3 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án ................................................. 4 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ................................................... 4 5. Những đóng góp của luận án: ....................................................................... 5 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu ................................... 5 7. Kết cấu của luận án ....................................................................................... 6 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ....................................................................................... 7 1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề lý luận về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và về giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ............................................................................................ 7 1.2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến thực trạng và các giải pháp giáo dục tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh ............................... 18 1.3. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án .......... 28 Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 30 CHƢƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC TẤM GƢƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH CHO SINH VIÊN CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY ............................... 31 2.1. Một số khái niệm cơ bản........................................................................ 31 2.1.1. Sinh viên, đạo đức và giáo dục đạo đức cho sinh viên ..................... 31 2.1.2. Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh .................................................... 37 2.1.3. Giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh...................................... 41
  5. iv 2.2. Nội dung và đặc trƣng của tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh .......... 43 2.2.1. Nội dung của tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh............................... 43 2.2.2. Đặc trưng của tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ............................. 61 2.3. Sự cần thiết và các thành tố cơ bản của giáo dục tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên các trƣờng đại học ở Tây Nguyên ......... 65 2.3.1. Đặc điểm của sinh viên các trường đại học ở Tây Nguyên ................. 65 2.3.2. Sự cần thiết giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên các trường đại học ở Tây Nguyên hiện nay ........................................ 70 2.3.3. Các thành tố cơ bản của giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên các trường đại học ở Tây Nguyên hiện nay ................ 76 Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 87 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG GIÁO DỤC TẤM GƢƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH CHO SINH VIÊN CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY ..................................................................................................... 88 3.1. Những nhân tố tác động đến giáo dục tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên các trƣờng đại học ở Tây Nguyên hiện nay .............. 88 3.2. Thực trạng giáo dục tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên các trƣờng đại học ở Tây Nguyên hiện nay ........................................ 97 3.2.1. Những thành tựu đạt được trong giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên các trường đại học ở Tây Nguyên hiện nay ......... 97 3.2.2. Những hạn chế trong giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên các trường đại học ở Tây Nguyên hiện nay ........................ 113 3.2.3. Nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế trong giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên các trường đại học ở Tây Nguyên hiện nay ....................................................................................... 123
  6. v 3.3. Một số vấn đề đặt ra trong giáo dục tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên các trƣờng đại học ở Tây Nguyên hiện nay ............ 128 Tiểu kết chƣơng 3 ........................................................................................ 131 CHƢƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC TẤM GƢƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH CHO SINH VIÊN CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY ...............132 4.1. Nâng cao nhận thức của Đảng ủy, Ban giám hiệu và trách nhiệm nêu gƣơng của các chủ thể giáo dục .......................................................... 132 4.1.1. Nâng cao nhận thức của Đảng ủy, Ban giám hiệu .......................... 132 4.1.2. Nâng cao trách nhiệm nêu gương của các chủ thể giáo dục ........... 135 4.2. Nâng cao hiệu quả giáo dục tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh thông qua hoạt động giảng dạy các môn lý luận chính trị ...................... 138 4.2.1. Khai thác triệt để, hợp lý các nội dung về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong giảng dạy các môn lý luận chính trị.................................. 138 4.2.2. Đổi mới phương pháp giảng dạy các môn lý luận chính trị............... 143 4.3. Nâng cao hiệu quả giáo dục tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh thông qua các phong trào của tổ chức Đoàn, Hội .................................... 147 4.4. Tăng cƣờng sự phối hợp giữa gia đình, nhà trƣờng và xã hội trong giáo dục tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên ............. 151 4.5. Phát huy tính tích cực, chủ động của sinh viên trong học tập và rèn luyện theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh .................................... 156 Tiểu kết chƣơng 4 ........................................................................................ 160 KẾT LUẬN .................................................................................................. 161 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ...................... 164 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 165 PHỤ LỤC
  7. vi DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT 1. CNXH: Chủ nghĩa xã hội 2. ĐH: Đại học 3. GV: Giảng viên 4. KTTT: Kinh tế thị trường 5. LLCT: Lý luận chính trị 6. SV: Sinh viên 7. TGĐĐ: Tấm gương đạo đức 8. XHCN: Xã hội chủ nghĩa
  8. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1. Ý kiến của GV về những hành động của họ để bảo vệ cái đúng, bảo vệ lợi ích của tập thể ................................................ 101 Bảng 3.2. Ý kiến của GV về những hành động của họ để giúp đỡ SV và những người sống xung quanh .................................................... 103 Bảng 3.3. Nhận thức của SV về vai trò của tư tưởng và TGĐĐ Hồ Chí Minh .......................................................................... 105 Bảng 3.4. Nhận thức của SV về sự cần thiết vận dụng, học tập và rèn luyện của SV đối với các phẩm chất của TGĐĐ Hồ Chí Minh 107 Bảng 3.5. Hành động của SV đối với các luận điệu của thế lực thù địch . 109 Bảng 3.6. Những việc làm cụ thể của SV giúp đỡ những người xung quanh 112 Bảng 3.7. Ý kiến của SV về những biểu hiện đáng lo ngại về đạo đức, lối sống của SV hiện nay .......................................................... 120
  9. viii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 3.1. Nhận thức của SV về sự cần thiết giáo dục TGĐĐ Hồ Chí Minh cho SV ........................................................................... 106 Biểu đồ 3.2. Mức độ tin tưởng của SV vào sự nghiệp đổi mới của đất nước.... 108 Biểu đồ 3.3. Điều SV quan tâm nhất hiện nay ............................................ 117 Biểu đồ 3.4. Tỉ lệ SV tốt nghiệp lần đầu của Trường ĐH Tây Nguyên ..... 119 Biểu đồ 3.5. Những lý do SV tham gia vào các hoạt động tình nguyện ..... 123
  10. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong số ít những lãnh tụ trên thế giới dành sự quan tâm đặc biệt của mình đến một lĩnh vực tinh thần đặc trưng cho dân tộc, cho cộng đồng người đó là đạo đức. Hơn thế, Người đã khéo khơi dậy, phát huy các giá trị đạo đức, biến nó thành sức mạnh to lớn góp phần xóa bỏ chế độ xã hội cũ đã trở nên lạc hậu, thối nát, phản động và xây dựng một xã hội mới tiến bộ, tốt đẹp. Với di sản lý luận đồ sộ mà Người để lại thuộc về nhiều lĩnh vực như chính trị, kinh tế, xã hội, ngoại giao, quân sự,…lĩnh vực đạo đức là độc đáo nhất bởi đó không chỉ là những quan điểm, lý luận quý báu về đạo đức mà còn là tấm gương tiêu biểu, thể hiện sinh động, cụ thể của những quan điểm đó. Nếu như toàn bộ tư tưởng và cuộc đời hoạt động của Hồ Chí Minh nhằm mục đích là mang lại nền độc lập thực sự cho đất nước, để đồng bào thoát cảnh nô lệ, lầm than thì đạo đức Hồ Chí Minh cũng là phục vụ cho mục đích ấy. Những phẩm chất đạo đức tốt đẹp mà Hồ Chí Minh là hiện thân đã trở thành mục tiêu mà mỗi người Việt Nam hướng đến. Đồng thời, tấm gương đạo đức (TGĐĐ) của Người cũng tượng trưng cho những gì là tinh hoa, những điều tốt đẹp nhất về đạo đức của dân tộc và nhân loại đã động viên, lôi cuốn mọi tầng lớp nhân dân biến thành động lực, sức mạnh không lực lượng nào ngăn cản và đưa lý tưởng cao đẹp của Hồ Chí Minh trở thành hiện thực cách mạng sinh động. Không chỉ nhìn thấy những công việc cần giải quyết trong hiện tại mà Người còn thấy những công việc của mai sau và lực lượng đảm nhiệm không ai khác là thế hệ trẻ. Vì vậy, Hồ Chí Minh đặc biệt dành sự yêu thương, quan tâm đến sự phát triển của lớp người kế tiếp sự nghiệp của thế hệ cha anh. Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh về việc Đảng, nhà nước và xã hội cần vạch ra kế hoạch và thực hiện để giáo dục, bồi dưỡng họ thành những con
  11. 2 người có các yếu tố của sự phát triển toàn diện là có “đức”, có “tài”, xứng đáng trở thành thế hệ cách mạng kế cận thế hệ cha anh. Trong Di chúc, Người dặn dò: “Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa hồng vừa chuyên. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết” [93, tr.622]. Là những thanh niên có học thức, nhanh chóng nắm bắt, tiếp thu thông tin, tri thức, kỹ năng mới, năng động, ham học hỏi, có óc sáng tạo, sinh viên (SV) là lực lượng sẵn sàng bổ sung cho đội ngũ trí thức trong tương lai, có vai trò hết sức quan trọng. Do vậy, họ được gia đình, nhà trường và xã hội yêu thương, săn sóc, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất với mục tiêu đào tạo, phát triển họ thành những người có “phẩm chất chính trị, đạo đức; có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa học và công nghệ tương xứng với trình độ đạo tạo; có sức khỏe; có khả năng sáng tạo và trách nhiệm nghề nghiệp” [34, tr.10]. SV các trường đại học (ĐH) ở Tây Nguyên vừa mang những đặc điểm chung của SV Việt Nam, vừa có những đặc điểm mang tính đặc thù. Học tập trên địa bàn các tỉnh miền núi, là nơi cư trú của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số với trình độ kinh tế, xã hội nhìn chung còn kém phát triển, SV vẫn đang là đối tượng mà các lực lượng phản động ở nước ngoài hướng đến lôi kéo, dụ dỗ, kích động để tham gia các vụ bạo loạn, gây rối của chúng. Trên cơ sở nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục đạo đức và giáo dục TGĐĐ Hồ Chí Minh cho SV gắn với việc thực hiện Chỉ thị 03- CT/TW, Chỉ thị 05 – CT/TW và Nghị quyết 29 – NQ/TW của Đảng, công tác này ở các trường ĐH ở Tây Nguyên đã đạt được những thành tựu bước đầu đáng ghi nhận. Đa số SV các trường ĐH ở Tây Nguyên tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào định hướng phát triển đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội (CNXH), có nhiều SV tích cực phấn đấu để đứng trong hàng ngũ của Đảng, nhiệt tình với các hoạt động tình
  12. 3 nguyện, cống hiến sức trẻ cho cộng đồng, nỗ lực trong học tập, chủ động nghiên cứu khoa học và rèn luyện đạo đức. Tuy vậy, vẫn còn một bộ phận SV chưa chú ý bồi dưỡng đạo đức, có lối sống đề cao lợi ích của bản thân, đề cao vật chất, xem nhẹ các giá trị tinh thần vì không đem đến những điều họ quan tâm, có lợi cho họ, chưa có động cơ đúng đắn nên lười biếng trong học tập, lao động, thiếu nỗ lực vươn lên vượt khó trong học tập và cuộc sống, thiếu trung thực, thờ ơ với tình hình đời sống các mặt của địa phương, của đất nước, chưa thể hiện trách nhiệm cần phải có của một thành viên, một công dân tích cực đối với gia đình, cộng đồng, xã hội. Trong thời gian tới, để góp phần làm cho hiệu quả của công tác giáo dục và đào tạo được cải thiện và ngày càng nâng cao, nhất là giáo dục đạo đức cho SV, các trường ĐH ở Tây Nguyên cần nghiên cứu và đề ra cách thức giải quyết vấn đề và hoạt động sao cho phù hợp với đặc điểm riêng của mỗi trường, đồng thời tiếp tục thực hiện Chỉ thị 05 – CT/TW “Về việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh”. Xuất phát từ cơ sở lý luận và đặc biệt là trước yêu cầu của thực tiễn trên, em chọn đề tài: “Vấn đề giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên các trường đại học ở Tây Nguyên hiện nay” làm đề tài luận án của mình. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận, phân tích thực trạng về giáo dục TGĐĐ Hồ Chí Minh cho SV các trường ĐH ở Tây Nguyên, luận án đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục TGĐĐ Hồ Chí Minh cho SV các trường ĐH ở Tây Nguyên hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ Để đạt được mục đích trên, luận án thực hiện các nhiệm vụ sau: - Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án; - Làm rõ những vấn đề lý luận về giáo dục TGĐĐ Hồ Chí Minh cho SV các trường ĐH ở Tây Nguyên hiện nay;
  13. 4 - Phân tích thực trạng và nêu lên những vấn đề đặt ra của việc giáo dục TGĐĐ Hồ Chí Minh cho SV các trường ĐH ở Tây Nguyên hiện nay; - Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục TGĐĐ Hồ Chí Minh cho SV các trường ĐH ở Tây Nguyên hiện nay. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là giáo dục TGĐĐ Hồ Chí Minh cho SV các trường ĐH ở Tây Nguyên. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu giáo dục TGĐĐ Hồ Chí Minh cho SV các trường ĐH ở Tây Nguyên thông qua hai phương thức chính là hoạt động giảng dạy các môn khoa học xã hội & nhân văn, đặc biệt là các môn lý luận chính trị (LLCT) và các hoạt động thực tiễn do Đoàn thanh niên và Hội SV tổ chức. - Về không gian: Giáo dục TGĐĐ Hồ Chí Minh cho SV các trường ĐH ở Tây Nguyên hiện nay, qua khảo sát 3 trường: Trường ĐH Tây Nguyên, Trường ĐH Đà Lạt và Trường ĐH Buôn Ma Thuột. - Về thời gian: Từ năm 2011 đến nay. Tác giả lấy mốc 2011 là thời điểm Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 03 – CT/TW (14/5/2011) về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về SV và giáo dục đạo đức cho SV. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện nhiệm vụ của luận án, tác giả đã sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và kết hợp với các phương pháp nghiên cứu cụ thể như:
  14. 5 - Phương pháp lịch sử - logic: Dùng để nắm cái chủ yếu, bản chất, tất nhiên và xu hướng phát triển của đối tượng nghiên cứu, đồng thời, bám sát sự vận động của nó trong sự cụ thể, phong phú với những tác động của các yếu tố khác. - Phương pháp phân tích - tổng hợp: Dùng để khai thác thông tin từ các nguồn tài liệu, văn bản từ đó có thể đánh giá các yếu tố, các quá trình liên quan đến đề tài nghiên cứu, đồng thời, thu thập, khái quát nội dung các văn bản, tài liệu để phục vụ cho nhiệm vụ của đề tài. - Phương pháp so sánh: Dùng chỉ ra sự khác biệt, tính đặc thù trên cơ sở đánh giá nhiều đối tượng khác nhau trong các vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp điều tra xã hội học: Dùng để thu thập thông tin từ SV, GV thông qua các phiếu hỏi, giúp cho việc nhìn nhận, đánh giá thực trạng, những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ của đề tài. - Phương pháp thống kê: Sử dụng phần mềm chuyên dụng SPSS và phần mềm văn phòng Excel để xử lý các số liệu điều tra phục vụ đề tài. 5. Những đóng góp của luận án: - Luận án góp phần làm rõ khái niệm TGĐĐ Hồ Chí Minh, khái niệm giáo dục TGĐĐ Hồ Chí Minh, hệ thống hóa và làm rõ các nội dung, đặc trưng của TGĐĐ Hồ Chí Minh; - Chỉ ra các nhân tố tác động, thực trạng và nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế trong công tác giáo dục TGĐĐ Hồ Chí Minh cho SV các trường ĐH ở Tây Nguyên hiện nay; - Chỉ ra mâu thuẫn cơ bản và các vấn đề đặt ra trong giáo dục TGĐĐ Hồ Chí Minh cho SV các trường ĐH ở Tây Nguyên hiện nay, từ đó, đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục TGĐĐ Hồ Chí Minh cho SV các trường ĐH ở Tây Nguyên hiện nay. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ bổ sung và làm sáng rõ thêm những vấn đề lý luận về TGĐĐ Hồ Chí Minh, giáo dục TGĐĐ Hồ Chí Minh cho SV
  15. 6 các trường ĐH ở Tây Nguyên hiện nay. Luận án có thể trở thành tài liệu tham khảo phục vụ cho hoạt động nghiên cứu, học tập và giảng dạy các môn học như: Đạo đức học, Tư tưởng Hồ Chí Minh... Luận án cung cấp thêm những luận cứ khoa học phục vụ công tác giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức cho SV nói riêng. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình công bố của tác giả, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận án gồm 4 chương, 15 tiết.
  16. 7 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề lý luận về tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh và về giáo dục tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh Phạm Văn Đồng trong “Hồ Chủ tịch, tinh hoa của dân tộc, lương tâm của thời đại” (1975) [47] đã chỉ rõ, thắng lợi của hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ ở Việt Nam xuất phát từ sự tài tình trong lãnh đạo và đoàn kết toàn thể dân tộc Việt Nam của Hồ Chí Minh. Sự đoàn kết đó có được là do mục tiêu của Hồ Chủ tịch thống nhất với ước nguyện của mọi người dân Việt Nam. Hơn nữa, nhân cách lớn của Người đã thức tỉnh, cảm hóa khiến mọi người xóa bỏ định kiến, khác biệt để đoàn kết cùng nhau chiến đấu. Trong suốt cuộc đời hoạt động, thông qua những hành động tích cực, sự quan sát và chiêm nghiệm ở Hồ Chí Minh đã thấm đẫm các giá trị tinh thần, tinh túy văn hóa của dân tộc và nhân loại. Điều đặc biệt ở Người là sự hòa quyện một cách tự nhiên giữa đời sống cá nhân giản dị với hoạt động chính trị có tầm vóc quốc tế. Người đã trở thành TGĐĐ trong sáng với những nét tiêu biểu: “trung với nước, hiếu với dân”; “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”; mà mỗi một người Việt Nam cần ra sức học tập để có quyết tâm đánh thắng kẻ thù xâm lược và xây dựng đất nước mạnh giàu. Như vậy, tác giả luận án có thể kế thừa tri thức về TGĐĐ được thể hiện một cách sinh động thông qua sinh hoạt hàng ngày và hoạt động của một chiến sĩ cách mạng, một nhà chính trị chuyên nghiệp Hồ Chí Minh đã được một trong những người học trò, người đồng chí gần gũi nhất ghi lại trong tài liệu này. Vũ Khiêu trong“Mấy vấn đề về đạo đức cách mạng” (1978) [67] đã đi tìm bản chất của nền đạo đức mà Hồ Chí Minh đã sáng lập và ra sức giáo dục
  17. 8 cho nhân dân là đạo đức của giai cấp công nhân, mang bản chất của giai cấp tiên tiến và cách mạng nhất. Các quan điểm cơ bản về đạo đức được xây dựng dựa trên lập trường, quan điểm, lợi ích của giai cấp công nhân, đồng thời là đạo đức của quần chúng lao khổ chống lại những kẻ áp bức, bóc lột, là đạo đức cách mạng hoàn toàn đối lập với đạo đức tư sản. Nếu đạo đức tư sản xây dựng trên cơ sở kinh tế là lợi nhuận của giai cấp tư sản, là chủ nghĩa cá nhân vị kỉ thì Hồ Chí Minh lại luôn nêu cao tinh thần tập thể và chống lại chủ nghĩa cá nhân. Đạo đức cách mạng cũng không thể dung hòa với đạo đức phong kiến và tập quán xấu của xã hội cũ. Đạo đức cách mạng đã góp phần thực hiện sự nghiệp chính trị của giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam khi đã biến sức mạnh tinh thần của lòng yêu nước, đoàn kết, ý chí kiên cường, bất khuất bảo vệ độc lập tự do biến thành hành động cách mạng của cả dân tộc, trở thành sức mạnh vô địch. Đây là những nội dung mà tác giả luận án có thể kế thừa để phân biệt đạo đức cách mạng khác về nội dung, cơ sở đánh giá so với đạo đức phong kiến, đạo đức tư sản. Đặc biệt, tài liệu cung cấp luận cứ khoa học khẳng định vai trò sức mạnh mà đạo đức cách mạng đã tạo ra. Thành Duy trong “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức” (1996) [38] đã chỉ rõ, Hồ Chí Minh trước hết đã tiếp cận và khai thác giá trị đạo đức cổ truyền Việt Nam. Những dấu ấn khá rõ nét của lý tưởng, quan điểm truyền thống dân tộc và Nho giáo trong các quan điểm, lý luận của Hồ Chí Minh nói chung, về đạo đức nói riêng. Tuy vậy theo tác giả, Người đã xây dựng tư tưởng mang đặc trưng, khác biệt về chất đó là đạo đức cách mạng. Khi đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh không chỉ tiếp thu phương pháp làm việc biện chứng mà còn tiếp thu phép biện chứng ấy để xây dựng và rèn luyện đạo đức. Nhờ đó, Người đã thực hiện quá trình “phủ định biện chứng” trong lĩnh vực đạo đức, khi giữ lại những nội dung hợp lý của quá khứ và phát triển nó khi cơ sở xã hội đã thay đổi. Tác giả đã khẳng định vai trò to lớn của đạo đức Hồ Chí Minh đối với những bước chuyển biến của cách mạng và lịch
  18. 9 sử dân tộc Việt Nam. Đạo đức Hồ Chí Minh với sự gắn bó hữu cơ giữa tư tưởng và TGĐĐ Hồ Chí Minh đã đạt đến cái chân, thiện, mỹ trở thành di sản quý báu giúp cho thế hệ ngày mai tháo gỡ những khó khăn. Do đó, cần khai thác và vận dụng di sản tinh thần ấy ngay từ bây giờ nhằm bảo đảm nền tảng tư tưởng đạo đức xã hội khỏi chệch hướng. Như vậy, với tài liệu này, tác giả luận án có thể kế thừa tri thức về nguồn gốc, đặc điểm, vai trò của tư tưởng, đặc biệt vai trò của TGĐĐ Hồ Chí Minh đối với xã hội Việt Nam hiện nay. Nguyễn Văn Khoan trong “Bác Hồ - con người và phong cách” (2007) [74], đã dành phần lớn nội dung kể lại những câu chuyện chân thực trong những cuộc gặp gỡ giữa Hồ Chí Minh với các tầng lớp nhân dân. Qua đó góp phần khắc họa rõ hơn về con người, phong cách Hồ Chí Minh. Cuốn sách cho người đọc cảm nhận một cách rõ nét, chân thực tình yêu, sự quan tâm chan chứa thường trực mà Hồ Chí Minh dành cho mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội. Những câu chuyện đó còn phản ánh rất rõ TGĐĐ Hồ Chí Minh với những phẩm chất khiêm tốn, giản dị, tiết kiệm,… mà Người thường xuyên giáo dục cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Phần cuối cuốn sách, tác giả tập hợp một số bài viết phân tích về những ảnh hưởng, dấu ấn của Nho giáo, nhất là những điều hợp lý của học thuyết này đối với quá trình xây dựng nền tảng và phát triển các quan điểm, lý luận của Hồ Chí Minh, đóng góp của Người đối với thời đại, phong cách ứng xử Hồ Chí Minh, bao dung Hồ Chí Minh. Hoàng Chí Bảo trong “Văn hóa đạo đức Hồ Chí Minh” (2009) [20], đã chỉ rõ, văn hóa đạo đức Hồ Chí Minh đã đạt đến độ chuẩn mực của văn hóa đạo đức, bởi ở đó sự thống nhất hữu cơ giữa tư tưởng với hành vi, ứng xử với đời sống đạo đức hiện thực của Người. Theo tác giả: “Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức của một nhà tư tưởng lớn mang tầm vóc vĩ nhân thời đại, danh nhân văn hóa của thế giới hiện đại, cốt cách hiền triết Á Đông, tiêu biểu cho tinh hoa đặc sắc của truyền thống dân tộc” [tr.12]. Vì vậy, đạo đức và nhân cách Hồ Chí Minh đã có ảnh hưởng rộng lớn không chỉ giới hạn trong phạm
  19. 10 vi dân tộc mà còn lan tỏa đến với nhân loại. Nếu như trí tuệ, tư tưởng và tâm hồn vĩ đại bao nhiêu thì cử chỉ, ứng xử của Người lại giản dị, gần gũi, ấm áp bấy nhiêu. Trong cuốn sách, tác giả còn làm rõ khái niệm “đạo đức Hồ Chí Minh”. Theo tác giả, sự độc đáo, đặc biệt mà Hồ Chí Minh đã tạo ra trên phương diện đạo đức là đạo đức học của Người mang tính thực hành, chủ yếu bằng nêu gương, trong đó Hồ Chí Minh là một chủ thể văn hóa đạo đức. Có bốn phương diện rất căn bản của đạo đức Hồ Chí Minh: phạm trù “trung hiếu”; “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”; tình thương yêu con người vô hạn, bao dung nhân ái vĩ đại; tình cảm quốc tế trong sáng. Phần cuối cuốn sách, tác giả làm rõ những nội dung của “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”, một tác phẩm đã kết tinh những quan điểm chủ yếu của Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng. Mạch Quang Thắng trong “Nhân cách Hồ Chí Minh” (2010) [121], đã khắc họa rõ nét những đặc trưng của nhân cách Hồ Chí Minh là lòng nhân ái cao cả; tâm trong sáng; quyết tâm đấu tranh đến cùng để giải phóng con người; “trung với nước, hiếu với dân”, vì nước, vì dân; “cần kiệm liêm chính, chí công vô tư”. Nhân cách của Người trước hết đã có sức ảnh hưởng, sự lan tỏa sâu rộng trong toàn Đảng. Nhờ đó, Hồ Chí Minh đã thành lập và rèn luyện để Đảng trở thành một tổ chức tiên phong, sáng tạo, dũng cảm, đoàn kết từ Trung ương đến chi bộ, góp phần đào tạo đội ngũ đảng viên ngày càng hoàn thiện, trưởng thành qua mỗi giai đoạn cách mạng. Nhân cách cao đẹp của Hồ Chí Minh cũng đã có sức ảnh hưởng trong toàn dân tộc, nhờ đó đã lôi cuốn, tác động mạnh mẽ, làm cho tất cả mọi người trong xã hội bỏ qua những khác biệt để đoàn kết thành một khối chặt chẽ. Như vậy, cuốn sách đã nêu lên những đặc điểm chính trong nhân cách cũng là đặc điểm chính của TGĐĐ Hồ Chí Minh tác giả luận án có thể tham khảo và kế thừa. “Hồ Chí Minh – một người châu Á của mọi thời đại” (2010) [96], công trình thể hiện một cách cô đọng suy nghĩ, tình cảm chân thành nhất của những
  20. 11 người bạn quốc tế, những người có cơ may được gặp gỡ, tiếp xúc với Hồ Chí Minh. Qua mỗi bài viết, người đọc có thể cảm nhận rất rõ sự ngưỡng mộ với trí tuệ kiệt xuất, nhân cách cao đẹp của người con tiêu biểu của dân tộc Việt Nam. Hơn hết, các bạn quốc tế dành cho Hồ Chí Minh sự kính trọng về sự hi sinh bằng cả cuộc đời trọn vẹn cho sự nghiệp giải phóng nhân dân, dân tộc Việt Nam, đồng thời, còn góp vào sự nghiệp giải phóng chung của các dân tộc và nhân dân tiến bộ trên thế giới. Trần Văn Giàu trong “Hồ Chí Minh – vĩ đại một con người” (2010) [50], đã thể hiện tình cảm của một người con miền Nam chân thành, giản dị nhưng vô cùng sâu sắc dành cho người anh hùng và cũng là người cha đáng kính của dân tộc. Tác giả cho rằng, khi đề cập đến một trong những thắng lợi vẻ vang nhất của lịch sử dân tộc ta không thể tách rời với tên tuổi của một con người Việt Nam vĩ đại nhất đó là Hồ Chí Minh. Với niềm kính yêu vô hạn, tác giả đã cố gắng khái quát, khắc họa những nét chính về nhân cách vĩ đại đó cũng là những phương diện chính về TGĐĐ Hồ Chí Minh: một là, con người luôn coi trọng và đặt đạo đức lên hàng đầu; thứ hai, con người không nghĩ đến mình chỉ biết đến đất nước, nhân dân; ba là, nhẫn nại, không khuất phục trước bất kỳ khó khăn, gian khổ; bốn là, hết sức khiêm tốn, giản dị; năm là, yêu thương, quý trọng con người; sáu là, gần gũi, gắn bó với thiên nhiên. Cuốn sách đã góp phần khái quát TGĐĐ Hồ Chí Minh với những nét chính, đây là nền tảng lý luận quan trọng để tác giả luận án kế thừa, phát triển. “Kỷ yếu hội thảo “Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh – Những giá trị lịch sử và thời đại”” của Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh (2010) [39]. Kỷ yếu gồm bảy mươi sáu bài viết của các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học với sáu chủ đề chính. Chủ đề thứ năm “Muôn vàn tình thương yêu” các tác giả đã phân tích, làm rõ tình cảm cao đẹp của Hồ Chí Minh được kết tinh trong Di chúc dành cho đồng bào, cho thương binh liệt sĩ, cho phụ nữ và nhất là cho thế hệ mầm non, tương lai của đất nước, cho thanh niên, thiếu niên và các cháu nhi đồng. Có
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2