Luận án Tiến sĩ Văn hóa dân gian: Diễn xướng Ca Huế - Truyền thống và biến đổi
lượt xem 25
download
Mục đích nghiên cứu của Luận án là khảo sát sự biến đổi của Ca Huế trong dòng chảy của văn hóa xứ Huế từ truyền thống đến hiện đại với tư cách là một loại hình nghệ thuật diễn xướng. Từ đó, luận án sẽ làm rõ những vấn đề đặt ra đối với sự tồn tại, thích ứng và phát triển của diễn xướng Ca Huế trong đời sống hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Văn hóa dân gian: Diễn xướng Ca Huế - Truyền thống và biến đổi
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM Nguyễn Thị Việt Hà DIỄN XƯỚNG CA HUẾ TRUYỀN THỐNG VÀ BIẾN ĐỔI LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA DÂN GIAN Hà Nội - 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM Nguyễn Thị Việt Hà DIỄN XƯỚNG CA HUẾ TRUYỀN THỐNG VÀ BIẾN ĐỔI Chuyên ngành: Văn hóa dân gian Mã số: 9229041 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA DÂN GIAN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS Từ Thị Loan Hà Nội - 2019
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ Diễn xướng Ca Huế - Truyền thống và biến đổi là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Từ Thị Loan. Các tư liệu và trích dẫn đều được trích nguồn trung thực, chính xác và đầy đủ. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Hà Nội, ngày tháng năm Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Việt Hà
- ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN ............................................... iv MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN ...... 10 VÀ KHÁI QUÁT VỀ DIỄN XƯỚNG CA HUẾ ..................................................... 10 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu........................................................................... 10 1.1.1. Các công trình về cách tiếp cận của nghiên cứu văn hóa dân gian 10 1.1.2. Các công trình nghiên cứu diễn xướng Ca Huế truyền thống .......... 12 1.1.3. Các công trình nghiên cứu sự biến đổi của diễn xướng Ca Huế ...... 23 1.1.4. Nhận xét về tình hình nghiên cứu và những vấn đề có thể tiếp tục nghiên cứu.................................................................................................... 25 1.2. Cơ sở lý luận .......................................................................................................... 26 1.2.1. Các khái niệm cơ bản ........................................................................ 26 1.2.2. Các lý thuyết vận dụng trong luận án................................................ 36 1.3. Khái quát về diễn xướng Ca Huế ......................................................................... 43 1.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển của diễn xướng Ca Huế ................ 43 1.3.2. Các yếu tố văn hóa dân gian trong diễn xướng Ca Huế ................... 50 Tiểu kết .......................................................................................................................... 57 Chương 2: DIỄN XƯỚNG CA HUẾ TRUYỀN THỐNG ...................................... 60 2.1. Bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội của diễn xướng Ca Huế truyền thống........... 60 2.2. Các thành tố của diễn xướng Ca Huế truyền thống với tư cách một hiện tượng văn hóa mang tính chỉnh thể nguyên hợp ................................................................... 61 2.2.1. Chủ thể sáng tạo và thực hành diễn xướng Ca Huế truyền thống ........ 62 2.2.2. Chủ đề phản ánh của Ca Huế........................................................... 71 2.2.3. Thời gian diễn xướng ......................................................................... 75 2.2.4. Môi trường diễn xướng ...................................................................... 75 2.2.5. Ngôn ngữ, lời ca của Ca Huế ............................................................ 77 2.2.6. Âm nhạc trong Ca Huế ...................................................................... 78 2.2.7. Trang phục trong Ca Huế truyền thống ............................................ 90 Tiểu kết .......................................................................................................................... 91
- iii Chương 3: DIỄN XƯỚNG CA HUẾ HIỆN NAY VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ....................................................................................................................... 93 3.1. Bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội của diễn xướng Ca Huế hiện nay................ 93 3.2. Biến đổi trong diễn xướng ca Huế hiện nay ........................................................ 94 3.2.1. Chủ thể thực hành ca Huế ................................................................ 95 3.2.2. Chủ thể sáng tác Ca Huế và nội dung phản ánh hiện nay .............. 99 3.2.3. Môi trường diễn xướng .................................................................... 100 3.2.4. Thời gian diễn xướng ....................................................................... 105 3.2.5. Trên phương diện âm nhạc .............................................................. 106 3.2.6. Trang phục trong diễn xướng Ca Huế hiện nay .............................. 108 3.3. Những vấn đề đặt ra đối với diễn xướng Ca Huế trong bối cảnh đương đại ..113 3.3.1. Bảo tồn diễn xướng Ca Huế với tư cách là một di sản văn hóa...... 113 3.3.2. Vấn đề phát huy diễn xướng Ca Huế trong bối cảnh đời sống đương đại .............................................................................................................. 118 3.3.3. Vấn đề chủ thể thực hành diễn xướng Ca Huế ................................ 121 3.3.4. Vấn đề truyền dạy diễn xướng Ca Huế............................................ 123 3.3.5. Vấn đề sưu tầm, nghiên cứu, sáng tác Ca Huế ............................... 130 3.3.6. Vấn đề giáo dục di sản, phát triển công chúng cho diễn xướng Ca Huế ............................................................................................................. 132 Tiểu kết ........................................................................................................................134 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ...........................141 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................142 PHỤ LỤC ...................................................................................................................149
- iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ B.A.V.H. Bulletin des Amis du Vieux Hué CLB Câu lạc bộ GS Giáo sư HCM Hồ Chí Minh HN Hà Nội KHXH&NV Khoa học xã hội và Nhân văn NCS Nghiên cứu sinh NT Nghệ thuật NTTD Nghệ thuật trình diễn Nxb Nhà xuất bản PGS Phó giáo sư THVN Truyền hình Việt Nam Tp Thành phố TS Tiến sĩ tr. Trang UBND Uỷ ban nhân dân UNESCO United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization (Tổ chức giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hiệp Quốc) VH Văn hóa VHDT Văn hóa Dân tộc VHTT Văn hóa Thông tin VHTTDL Văn hóa Thể thao và Du lịch
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thuận Hóa - Phú Xuân - Huế là một vùng đất có chiều dài lịch sử hình thành và phát triển trên 700 năm, tính từ sự kiện công chúa Huyền Trân được gả cho vua Chiêm Thành cùng với việc hai châu Ô, Rí thuộc về Ðại Việt. Trong đó, Huế, với gần 400 năm là thủ phủ của xứ Đàng Trong, là kinh đô chính thức và cuối cùng của triều đại phong kiến Việt Nam (qua 9 đời chúa và 13 đời vua, kể cả 24 năm thuộc vương triều Tây Sơn). Trên phương diện văn hóa, Huế đã tích hợp được những giá trị vật chất và tinh thần quý báu để tạo nên một truyền thống văn hóa đặc sắc, tồn tại và phát triển đến hôm nay. Với chiều dài lịch sử hình thành và phát triển của Huế, riêng vương triều nhà Nguyễn đủ để tạo dựng ở vùng Thuận Hóa - Huế này một chiều sâu văn hóa cá biệt mà những di sản để lại hầu như còn nguyên vẹn với các hình thái vật thể và phi vật thể. Di sản văn hóa này là trí tuệ, là thành quả của cả cộng đồng cư dân bản địa, là sự hội tụ nhân tài, vật lực của cả một quốc gia, là quá trình tinh chế vốn văn hóa dân gian có nguồn gốc từ cội nguồn văn hóa dân tộc Việt hỗn dung với văn hóa bản địa đã hòa nhập vào tổng thể của nền văn hóa Việt Nam, trong đó có âm nhạc. Có thể bởi sự chi phối của đặc trưng văn hóa Huế, mà âm nhạc cổ truyền Huế giữa hai dòng: âm nhạc bác học (cổ truyền chuyên nghiệp) và âm nhạc dân gian (cổ truyền dân gian) ít có sự phân định rạch ròi. Dòng âm nhạc bác học bao gồm: Âm nhạc cung đình và Ca Huế (còn gọi là nhạc cổ thính phòng Huế, Ca đàn Huế hoặc Ca nhạc Huế…). Âm nhạc cung đình là bộ phận âm nhạc chuyên nghiệp của nhà nước phong kiến. Ca Huế là sự gặp gỡ, kết hợp hài hòa nhuần nhụy những tinh hoa của hai dòng âm nhạc cung đình và dân gian. Chính sự dung hòa ấy đã giúp cho Ca Huế có sức sống trường tồn qua những biến thiên của lịch sử dân tộc và phát triển một cách uyển chuyển,
- 2 linh hoạt, trong khi nhiều thể loại âm nhạc cung đình ngày một mai một và có nguy cơ thất truyền cao cùng với sự suy vong của các triều đại Vua - Chúa Việt Nam. Với lịch sử hàng trăm năm tồn tại kể từ khi ra đời trên tiểu vùng văn hoá xứ Huế, giá trị nghệ thuật của diễn xướng Ca Huế ngày càng được khẳng định và có đời sống bền chặt trong lòng nhiều thế hệ người dân xứ Huế. Sở dĩ như vậy là do bản chất nghệ thuật của Ca Huế không những chỉphù hợp với tâm hồn Huế, hài hòa nhuần nhuyễn với cảnh sắc thiên nhiên Huế, mà còn bởi những giá trị nghệ thuật đích thực, đặc sắc của Ca Huế còn được khẳng định qua hệ thống bài bản, phương thức diễn tấu, hình thức thể hiện, tính văn học trong lời ca, tính mẫu mực cổ điển trong đường nét giai điệu, nét đặc trưng trong hình tượng âm nhạc, đã làm cho diễn xướng Ca Huế trở thành tiếng lòng tri âm, tri kỷ của các giai tầng trong xã hội qua bao đời nay, một nét đặc sắc riêng có trong tổng thể di sản âm nhạc cổ truyền Huế và kho tàng âm nhạc cổ truyền chuyên nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, đứng trước xu thế hội nhập quốc tế, đặc biệt là sự tiếp biến văn hóa ngày càng nhanh chóng trong bối cảnh hiện đại hóa, toàn cầu hóavà sự xâm nhập của các loại hình nghệ thuật đương đại, việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là một nhiệm vụ hết sức bức thiết.Diễn xướng Ca Huế cũng không nằm ngoài bối cảnh đó. Trên phương diện khoa học, diễn xướng Ca Huế đã được một số nhà nghiên cứu âm nhạc và nghiên cứu văn hóa quan tâm tìm hiểu từ các góc nhìn khác nhau. Đây là nguồn tư liệu rất quý giá và quan trọng, góp phần mô tả, khảo cứu về nghệ thuật Ca Huế trong quá khứ, đặt nền móng và các dữ liệu lịch sử, nguồn tài liệu tham khảo cho các thế hệ sau học hỏi.Tuy nhiên, đa phần các nghiên cứu thường đặt nghệ thuật Ca Huế trong trạng thái “tĩnh” để xem xét, tức là nghiên cứu nghệ thuật Ca Huế tồn tại trong bối cảnh lịch sử từ
- 3 khi mới hình thành, chủ yếu trong thời kỳ chế độ quân chủ phong kiến. Cách tiếp cận như vậy là chưa đầy đủ và toàn diện, chưa đặt nghệ thuật Ca Huế trong thế “động”, trong sự vận động và phát triển không ngừng trong dòng chảy của đời sống văn hóa Huế cho đến tận ngày nay. Sự biến đổi của Ca Huế hiện nay cần được xem như sự biến đổi của một hiện tượng văn hóa phù hợp với quy luật khách quan của quá trình phát triển Ca Huế hiện đại. Sự biến đổi ấy diễn ra như thế nào, những đặc trưng văn hóa dân gian trong Ca Huế có thực sự tồn tại và được giữ vững hay không, việc sân khấu hóa Ca Huế có những vấn đề gì, Ca Huế hiện nay tồn tại như thế nào, vấn đề bảo tồn ra sao… là những vấn đề cần thiết phải minh định một cách khoa học. Song, cho đến nay, những câu hỏi này giới nghiên cứu vẫn chưa thực sự quan tâm, lý giải. Bên cạnh đó, phần lớn các công trình nghiên cứu thường tiếp cận Ca Huế từ góc độ âm nhạc học hoặc âm nhạc dân tộc học, rất hiếm có các công trình nghiên cứu từ cách tiếp cận của văn hóa dân gian. Có thể nói cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào mang tính hệ thống, chuyên sâu về Ca Huế với tư cách là một loại hình diễn xướng mang tính chỉnh thể nguyên hợp, cũng như nghiên cứu về sự biến đổi của diễn xướng Ca Huế trong cái nhìn xuyên suốt từ quá khứ đến hiện tại, về sự thích ứng của Ca Huế để tồn tại và phát triển trong bối cảnh đời sống đương đại hiện nay. Với những lý do như vậy, NCS lựa chọn đề tài Diễn xướng Ca Huế - Truyền thống và biến đổi từ cách tiếp cận của nghiên cứu văn hóa dân gianlàm đề tài luận án Tiến sĩ của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án khảo sát sự biến đổi củaCa Huế trong dòng chảy của văn hóa xứ Huế từ truyền thống đến hiện đại với tư cách là một loại hình nghệ thuật
- 4 diễn xướng. Từ đó, luận án sẽ làm rõ những vấn đề đặt ra đối với sự tồn tại, thích ứng và phát triển của diễn xướng Ca Huế trong đời sống hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đíchnghiên cứu nêu trên, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về nghệ thuật diễn xướng và diễn xướng Ca Huế. - Tìm hiểu lịch sử hình thành và phát triển của nghệ thuật Ca Huế;nhận diện những đặc điểm, giá trị của diễn xướng Ca Huế. - Nghiên cứu, tìm hiểu diễn xướng Ca Huế truyền thống trong quá khứ với tư cách một loại hình nghệ thuật diễn xướng mang tính chỉnh thể nguyên hợp. - Khảo sát sự biến đổi của diễn xướng ca Huế trong bối cảnh hiện nay, từ đó làm rõ những vấn đề đặt ra và đưa ra một số bàn luận khoa học. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là diễn xướng Ca Huế và sự biến đổi của loại hình diễn xướng này trong bối cảnh xã hội hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Phạm vi không gian Không gian nghiên cứu của luận án về cơ bản được giới hạn trong không gian tỉnh Thừa Thiên - Huế hay tiểu vùng văn hóa xứ Huế. Bên cạnh đó, để có cái nhìn toàn cảnh và đầy đủ hơn, trong những trường hợp cần thiết, khi cần có những nghiên cứu so sánh, tham khảo, tìm hiểu về các vấn đề liên quan, luận án cũng có sự mở rộng không gian và biên độ nghiên cứu rộng hơn không gian trên. 3.2.2. Phạm vi thời gian
- 5 Để nghiên cứu về diễn xướng Ca Huế trong truyền thống, luận án chủ yếu dựa vào việc tham khảo, tìm hiểu các nguồn sử liệu, tư liệu, thư tịch trước năm 1945 cũng như phỏng vấn hồi cố các nghệ nhân, nhà nghiên cứu văn hóa hiểu biết về vấn đề này ở Huế trước năm 1975. Để điều tra, khảo sát về hiện trạng diễn xướng Ca Huế trong bối cảnh xã hội đương đại, luận án giới hạn thời gian nghiên cứu trong giai đoạn 10 năm trở lại đây, từ khi Ca Huế được khôi phục trở lại và ngày càng phát triển, trở thành một loại hình trình diễn cho đại chúng. 3.2.3. Phạm vi nội dung khảo sát Do Ca Huế là một hình thức diễn xướng mang tính chỉnh thể nguyên hợp, luận án tập trung khảo sátcác thành tố chính của nó như: chủ thể sáng tạo, chủ thể thực hành, chủ đề phản ánh, thời gian diễn xướng, môi trường diễn xướng, phương diện lời ca, phương diện âm nhạc của Ca Huế. Về bài bản, trong số hơn 25 bài bản Ca Huế còn thịnh hành hiện nay, NCS không đi sâu phân tích vào chi tiết cụ thể từng bài một, mà chỉ chọn những bản tiêu biểu, hoặc những đoạn ký âm ngắn để minh họa trong quá trình phân tích, khảo cứu. 4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu Để triển khai luận án, NCS đặt ra các câu hỏi nghiên cứu chính như sau: - Diễn xướng Ca Huế hình thành và phát triển trong lịch sử như thế nào? - Những thành tố chính của diễn xướng Ca Huế truyền thống là gì? Đặc trưng chính của diễn xướng Ca Huế giai đoạn này? - Sự biến đổi của diễn xướng Ca Huế trong bối cảnh hiện nay ra sao? Những vấn đề gì đặt ra từ sự thay đổi đó?
- 6 Từ các câu hỏi nghiên cứu trên luận án đưa ra giả thuyết nghiên cứunhư sau: Diễn xướng ca Huế được hình thành và phát triển phù hợp với các giai đoạn lịch sử và bối cảnh văn hóa - xã hội khác nhau: Thời kỳ phong kiến, yếu tố cung đình, thính phòng mang tính nổi trội. Sau năm 1945 và nhất là từ thời kỳ đổi mới đến nay, điều kiện văn hóa - xã hội thay đổi khiến cho tính cung đình, thính phòng suy giảm, diễn xướng Ca Huế tìm được chỗ đứng và cách thức trình diễn mới, phục vụ cho nhiều mục đích và đối tượng khác nhau, nhờ đó tiếp tục tồn tại và phát triển trong bối cảnh đương đại. 5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cách tiếp cận Để có cái nhìn toàn cảnh, đầy đủ và thấy rõ sự biến đổi của diễn xướng Ca Huế theo dòng lịch sử, luận án sẽ sử dụng chủ yếu cách tiếp cận của nghiên cứu văn hóa dân gian. Tuy nhiên, bên cạnh đó trong quá trình triển khai, luận án cũng sử dụng cách tiếp cận liên ngành, phối kết hợp các phương pháp và thành tựu nghiên cứu của văn hóa học, nhân học văn hóa, xã hội học văn hóa. Từ cách tiếp cận của nghiên cứu văn hóa dân gian,NCS tiếp cận diễn xướng Ca Huế trong không gian văn hóa của nó với những nghiên cứu về điều kiện lịch sử, địa lý, văn hóa, xã hội…và tìm hiểu về diễn xướng Ca Huế qua các thành tố của nó trong một tổng thể mang tính hệ thống, chỉnh thể nguyên hợp, từ chủ thể sáng tác, chủ thể diễn xướng, môi trường diễn xướng, thời gian diễn xướng đến lời ca, âm nhạc, trang phục trình diễn… Bên cạnh đó, NCS sử dụng bổ trợ cách tiếp cận của nhân học văn hóa, NCS chú trọng tiếp cận chủ thể sáng tạo và thực hành diễn xướng Ca Huế trong quá trình nghiên cứu khảo sát thực địa, tìm hiểu, lắng nghe tiếng nói của người trong cuộc về các giá trị, đặc điểm cũng như những phương diện khác
- 7 nhau của diễn xướng Ca Huế. Cách tiếp cận xã hội học và văn hoá học được NCS sử dụng trong khi thu thập các thông tin, số liệu, dữ liệu về những người làm công tác thực hành, biểu diễn Ca Huế hiện nay, những người phục vụ, kinh doanh, du khách cũng như các nhà quản lý văn hóa để làm sáng tỏ hiện trạng và sự biến đổi của diễn xướng Ca Huế trong đời sống đương đại. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính như sau: - Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu thứ cấp: NCS thu thập, tổng hợp các công trình nghiên cứu, bài viết, đề tài khoa học đi trước để hệ thống hóa các vấn đề lý luận và tìm ra lý thuyết phù hợp áp dụng vào luận án; phân tích văn bản, các nguồn tài liệu để thấy được lịch sử hình thành, phát triển của nghệ thuật Ca Huế và nhận diện diễn xướng Ca Huế truyền thống trong các giai đoạn của quá khứ. - Phương pháp điền dã, quan sát tham dự: NCS thực hiện nhiều đợt nghiên cứu điền dã để điều tra, khảo sát, thu thập tài liệu cũng như quan sát, tham sự, trải nghiệm về thực hành diễn xướng Ca Huế trong các không gian trình diễn khác nhau. - Phương pháp phỏng vấn sâu: NCS tiến hành 33 cuộc phỏng vấn đối với những người thực hành Ca Huế, các nghệ nhân, nghệ sỹ, nhà nghiên cứu văn hóa, nhà quản lý văn hóa để tìm hiểu về hiện trạng diễn xướng Ca Huế, sự vận động và biến đổi của Ca Huế trong bối cảnh hiện nay. - Phương pháp thống kê: NCS thu thập các thông tin, số liệu, tiến hành thống kê về hiện trạng thực hành và biểu diễn Ca Huế hiện nay, thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch có sử dụng Ca Huế trong bối cảnh đương đại. - Phương pháp so sánh: NCS tiến hành so sánh, đối chiếu để làm rõ sự vận động và biến đổi của diễn xướng Ca Huế trong truyền thống và trong giai đoạn hiện nay.
- 8 - Ngoài ra, luận án còn sử dụng các thao tác chung trong nghiên cứu khoa học như: mô tả, phân tích, diễn giải, biện luận... 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 6.1.Ý nghĩa khoa học Luận án góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận về diễn xướng ca Huế, làm sáng tỏ quy luật vận động và biến đổi không ngừng của diễn xướng Ca Huế nhằm thích nghi để tồn tại và phát triển. Luận án cũng góp phần làm rõ hơn quá trình hình thành và phát triển của Ca Huế, những đặc điểm và giá trị của nó trong đời sống văn hóa Huế, hiện trạng diễn xướng Ca Huế trong bối cảnh hiện nay, nhận diện những vấn đề đặt ra, để từ đó có những bàn luận khoa học thiết thực và hữu ích. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu phục vụ cho công tác học tập, nghiên cứu của sinh viên, học viên và diễn viên, nhạc công các đơn vị nghệ thuật, các trường nghệ thuật có đào tạo bộ môn Ca Huế. Luận án cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu văn hóa, quản lý văn hóa và những người quan tâm đến vấn đề này. Trên phương diện văn hoá dân gian, luận án cung cấp một cách nhìn mới về diễn xướng Ca Huế với tư cách một hiện tượng văn hoá mang tính chỉnh thể nguyên hợp của văn hoá dân gian. 7. Bố cục của luận án Ngoài phần Mở đầu (8 trang), Kết luận (4 trang), Tài liệu tham khảo (9 trang) và Phụ lục (57 trang), luận án gồm ba chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và khái quát về diễn xướng Ca Huế(48 trang) Chương 2: Diễn xướng Ca Huế truyền thống(33 trang).
- 9 Chương 3: Diễn xướng Ca Huế hiện nay và những vấn đề đặt ra(42trang).
- 10 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ DIỄN XƯỚNG CA HUẾ 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Các công trình về cách tiếp cận của nghiên cứu văn hóa dân gian Về lịch sử phát triển của ngành nghiên cứu văn hóa dân gian, trong bài viết “Văn hóa dân gian và văn hóa dân tộc”, tác giả Ngô Đức Thịnh viết: “Thuật ngữ quốc tế folklore (phôn-clo) - văn hóa dân gian, được W. J.Thom sử dụng đầu tiên vào năm 1846 để chỉ "phong tục, tập quán, nghi thức, mê tín, ca dao, tục ngữ... của người thời trước". Từ đó đến nay, bộ môn văn hóa dân gian học đã ra đời và phát triển với ba trường phái lớn: trường phái phôn-clo Anh - Mỹ chịu ảnh hưởng nhân học, trường phái phôn-clo Tây Âu chịu ảnh hưởng xã hội học (điển hình là Pháp và I-ta-li-a) và trường phái phôn-clo Nga chịu ảnh hưởng ngữ văn học [163]. Công trình Nghiên cứu folklore Mỹ của Jan Harold Bruvand, xuất bản lần đầu vào năm 1968 và lần thứ hai năm 1985, là một công trình nghiên cứu cơ bản về văn hóa dân gian được đánh giá cao, là cuốn sách hàng đầu được chọn làm giáo trình giảng dạy cho sinh viên và cho các khóa học về folklore. Trong công trình này, tác giả đã giới thuyết các định nghĩa, trình bày về phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, phương pháp phân loại và các tiểu loại của folklore… Trong quá trình nghiên cứu folklore, Jan Harold luôn chú trọng đến tính chỉnh thể nguyên hợp của một tác phẩm văn hóa dân gian [159]. Ở Việt Nam, thuật ngữ "phôn-clo" đã được sử dụng từ lâu và tùy theo mỗi thời kỳ được dịch ra tiếng Việt là "văn học dân gian", "văn nghệ dân gian" và nay là "văn hóa dân gian". Việc quan niệm rộng hẹp và chuyển ngữ
- 11 sang tiếng Việt khác nhau như vậy là do sự thay đổi nhận thức của các nhà nghiên cứu về văn hóa dân gian và cũng do tiếp thu ảnh hưởng của các quan niệm về phôn-clo từ các trường phái khác nhau trên thế giới [163]. Tác giả Đinh Gia Khánh được giới nghiên cứu văn hóa dân gian đánh giá là người đã “đặt nền móng cho sự phát triển của ngành folklore học Việt Nam” với công trình Trên đường tìm hiểu văn hóa dân gian xuất bản năm 1989. Một trong những đóng góp quan trọng của công trình là giới thuyết khái niệm “văn hóa dân gian”. Đinh Gia Khánh là người đầu tiên đưa ra “tính chất nguyên hợp” của văn hóa dân gian và phân tích các thành tố cơ bản của nó như nghệ thuật tạo hình dân gian, nghệ thuật biểu diễn dân gian và nghệ thuật ngữ văn dân gian. Ông cũng viết về sinh hoạt văn hóa dân gian; các vấn đề lớn của văn hóa dân gian như: lịch sử, lý luận, phương pháp luận trong nghiên cứu văn hóa dân gian; vai trò của folklore học Việt Nam hiện nay trong sự nghiệp xây dựng nền văn hóa mới[56]. Theo ông, tác phẩm folklore tồn tại và vận động như một chỉnh thể nguyên hợp. Vì vậy, cần tiếp cận nó theo hướng tiếp cận chỉnh thể. Chỉnh thể ấy được cảm thụ bằng tất cả các giác quan trong cùng một lúc. Ông cho rằng: “Tác phẩm folklore trong cùng một lúc tác động vào thị giác, vào thính giác, vào cảm xúc nhịp điệu. Tác phẩm folklore lại có mối quan hệ hữu cơ với môi trường, với sinh hoạt văn hóa, với thế ứng xử và lối ứng xử, với tập tục và truyền thống lâu đời của cộng đồng” [142, tr.10]. Để nghiên cứu một tác phẩm folklore thì cần phải phân tích chỉnh thể nguyên hợp ấy ra các thành tố, hơn nữa cần phải phân tích từng thành tố ra các yếu tố nhỏ hơn để có thể đi sâu tìm hiểu nội dung cũng như cấu trúc của từng thành tố nói riêng, của chỉnh thể nguyên hợp nói chung [142, tr.11]. Trong bài viết Nghiên cứu âm nhạc từ góc độ phôncơlo học, tác giả Tô Đông Hải cho rằng: “Âm nhạc dân gian là một bộ phận không thể chia cắt nổi
- 12 của toàn bộ sinh hoạt phôncơlo của một tộc người, một dân tộc. Nó gắn chặt với lễ hội, với múa, với những hoạt động diễn xướng, với nghệ thuật tạo hình, với phong tục, tập quán của tộc người, dân tộc đó” [136, tr.234]. Theo tác giả Nguyễn Xuân Kính, nhiều công trình nghiên cứu khẳng định rằng thành phần ngôn từ trong tác phẩm phôncơlo có thể tồn tại mà không có giai điệu, nhưng nếu giai điệu mà thiếu lời thì không tồn tại…; trong sự thống nhất giữa lời ca và giai điệu, yếu tố quyết định thường là phần lời… [136, tr.147]. Nhìn chung các công trình nghiên cứu theo hướng tiếp cận văn hóa dân gian đã cung cấp những kiến thức nền tảng, các phạm trù nhận thức, lý thuyết nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và các khái niệm, thuật ngữ cơ bản rất cần thiết và hữu ích để NCS có thể tham khảo, vận dụng trong quá trình triển khai luận án. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu diễn xướng Ca Huế truyền thống 1.1.2.1. Các công trình khảo cứu về sự hình thành diễn xướng Ca Huế Trong suốt chặng đường dài lịch sử của âm nhạc dân gian và cổ truyền Huế, thì sự xuất hiện loại hình nghệ thuật diễn xướng Ca Huế là một sáng tạo mới, góp phần thúc đẩy dòng âm nhạc cổ truyền Huế nói riêng và Việt Nam nói chung, tạo một bước phát triển của nghệ thuật âm nhạc truyền thống Việt Nam. Khảo cứu về nguồn gốc và sự hình thành của Ca Huế thu hút khá nhiều tác giả. Về thời điểm ra đời của Ca Huế, có rất nhiều giả thiết khác nhau. Năm 1942, tác giả Ưng Bình Thúc Giạ Thị với sự hiểu biết sâu rộng của mình về âm nhạc Huế đã viết rằng: “Duy điệu ca khởi điểm từ đời nào, khi nào, sử thơ không truyền lại, chỉ thấy thời đại yêu chuộng nghề văn mà đoán, thời khởi điểm từ đời Hiếu Minh (Nguyễn Phúc Chu)” [125, tr.5].
- 13 Nhà nghiên cứu Thái Văn Kiểm trong Cố đô Huế nhất trí với cụ Ưng Bình là: “Còn như các điệu ca Huế thì có lẽ như mới sản xuất từ đời chúa Minh Tộ quốc Công Nguyễn Phúc Chu tức là Hiên Tông Hiếu Minh Hoàng Đế…”. Cụ thể hơn, tác giả Lê Văn Hảo trong bài viết “Góp phần tìm hiểu Ca nhạc Huế” cho rằng: “Thời kỳ hình thành và bước đầu phát triển của ca nhạc Huế là vào khoảng từ cuối thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XVIII. Đến giữa thế kỷ XVII, ca múa nhạc đã phát triển phong phú tại đô thành Phú Xuân” [69, tr.75 - 76]. Về xuất xứ của Ca Huế, Nhạc sĩ Tô Vũ cho rằng: Nói về gốc gác lịch sử, có lẽ không ai phủ nhận nhạc Huế đã khởi sự hình thành từ cội nguồn nhạc Bắc. Những cứ liệu lịch sử thời Nguyễn Hoàng vào Ái Tử (Quảng Trị) hay câu chuyện về Đào Duy Từ cho thấy: trên đường mở nước vào phía Nam văn hoá nghệ thuật nơi đất tổ lưu vực sông Hồng từ mấy thế kỷ đã theo bước chân Nam tiến vượt qua sông Gianh và sông Bến Hải để vào Huế. Lại có thể thấy chứng cứ khác ngay trong bản thân nhạc Huế, những “bản Bắc” còn mang một cái tên ý nghĩa nữa là “bản Ngự” với tính chất một thành phần cơ sở của nhạc Huế đã nói lên xuất xứ và mối quan hệ khắng khít với nhạc Bắc [145, tr.125 – 126]. Đa số các công trình đều có chung quan điểm. Các công trình Bán buồn mua vui [125], Đặc khảo về dân nhạc ở Việt Nam [25, tr.137-138], Tính chất và đặc điểm của Ca Huế có cùng kết luận về xuất xứ của Ca Huế là từ cung đình nhà Nguyễn. Tác giả Lê Văn Hảo trong bài viết “Một vốn quý trong kho tàng âm nhạc Việt Nam cổ truyền”đã khảo cứu về nguồn gốc, quá trình phát triển của Ca Huế, cũng như một số đặc điểm nghệ thuật của ca Huế, ông khẳng định: “Ca nhạc Huế không phải là nhạc cung đình triều Nguyễn nhưng cũng không thuộc loại nhạc dân gian” [45].
- 14 Theo nhà nghiên cứu âm nhạc dân tộc học Trần Văn Khê, Ca Huế có xuất phát điểm từ cung đình, từ “cung trung nhạc, một loại nhạc thính phòng trong cung thất của vua và của mẹ vua Nguyễn”[60, tr.68] sau đó mới lan tỏa ra dân gian, hòa quyện với dòng âm nhạc dân gian Huế đang khởi sắc. Đó là loại nhạc thính phòng của các hoàng thân, quốc thích, các quan chức của triều đình Huế, của các ông hoàng bà chúa say mê nghệ thuật. Từ lối thưởng thức kiểu thính phòng trong tư dinh của giới đại gia, khoa bảng... dần dần không gian diễn xướng được mở rộng, chan hòa vào sinh hoạt văn nghệ dân gian. Năm 1961, trong bài viết “Lối ca Huế và lối nhạc Tài tử”, ông đã căn cứ vào sách Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ để giả định tổ tiên của lối ca Huế là: “Trong các loại nhạc triều đình, có lẽ lối Cung trung nhạc - hay là Cung trung chi nhạc - là gần với lối đàn Huế nhất” [61]. Ở đây ông đã xác định Ca Huế thuộc loại “quan nhạc” chứ không phải “dân nhạc” và cho rằng: “lối "nhạc tài tử" trong Nam là con đẻ của lối “ca Huế” miền Trung... Những người học nhạc trong Nam, cũng “đàn Huế” – Ông nội chúng tôi, ông Trần Quang Diệm chuyên đàn tì bà theo lối Huế và cô ruột chúng tôi, bà Trần Ngọc Viện cũng thường đàn Cổ bản Huế, kim tiền Huế” [61]. Với những ý kiến xác định và đoán định trên, chúng ta nhận thấy các ý kiến của tác giả Ưng Bình Thúc Giạ Thị, Lê Văn Hảo, Tô Vũ, Trần Văn Khê tuy không thống nhất về thời điểm ca Huế xuất hiện, nhưng đều nằm trong khoảng thời gian từ thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII. Ở đây ta không bàn về các ý kiến trên đâu là chính xác hay không chính xác, mà chỉ biết các tác giả đã rất để tâm đến sự hình thành của thể loại ca nhạc Huế. Về nguồn gốc, các nhà nghiên cứu đều có những suy đoán, kiến giải: Các chúa Nguyễn ở Đàng trong tiếp nối truyền thống thưởng thức âm nhạc ở Đàng ngoài mà cho tổ chức các buổi ca nhạc có lời ca ở cung đình, ngọn nguồn từ những ban, nhóm, gánh hát dân gian vốn manh nha từ thời Lý, Trần, Lê đã tụ hội vào Huế qua các cuộc di
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Văn Hóa học: Văn hóa vùng biển đảo Quảng Ninh (qua nghiên cứu các lễ hội truyền thống)
260 p | 257 | 58
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Văn hóa Thiền tông trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay
310 p | 192 | 53
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Sinh hoạt văn hóa Quan họ làng (qua trường hợp làng Quan họ Viêm Xá)
176 p | 158 | 33
-
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Văn hóa học: Biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
24 p | 200 | 27
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Bản địa hóa Đức mẹ Maria tại Việt Nam
229 p | 92 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Diễn ngôn về giới trên truyền thông sau đổi mới
234 p | 45 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Sự dung hợp giữa phật giáo Bắc Tông với tín ngưỡng dân gian ở tỉnh Tiền Giang
255 p | 41 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Hát Xoan Phú Thọ trong bối cảnh di sản hóa ở Việt Nam
293 p | 62 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Văn hóa đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 2015 - 2020 qua nghiên cứu kênh VTV4 - Đài Truyền hình Việt Nam
242 p | 20 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Không gian sáng tạo trong đời sống văn hóa đô thị (qua nghiên cứu một số không gian sáng tạo tại Hà Nội)
174 p | 27 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Văn hóa trầm hương Việt Nam
221 p | 17 | 8
-
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Văn hóa học: Biến đổi của diễn xướng nghi lễ lên đồng (qua nghiên cứu trường hợp tỉnh Nam Định)
27 p | 97 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Biến đổi văn hóa làng ở Bắc Ninh hiện nay (qua trường hợp làng Đại Lâm, xã Tam Đa, huyện Yên Phong và làng Bất Lự, xã Hoàn Sơn, huyện Tiên Du)
192 p | 12 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn Hóa học: Văn hóa vùng biển đảo Quảng Ninh (qua nghiên cứu các lễ hội truyền thống)
28 p | 110 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa: Hệ thống thẩm mĩ trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ
163 p | 30 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Chợ Tiền Giang từ góc nhìn văn hóa học
26 p | 10 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Văn hóa trầm hương Việt Nam
27 p | 9 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Biến đổi văn hóa làng ở Bắc Ninh hiện nay (qua trường hợp làng Đại Lâm, xã Tam Đa, huyện Yên Phong và làng Bất Lự, xã Hoàn Sơn, huyện Tiên Du)
27 p | 8 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn