intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Chơi cổ vật: văn hóa của giới trung lưu Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:190

9
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Chơi cổ vật: văn hóa của giới trung lưu Hà Nội" được hoàn thành với mục tiêu nhằm phân tích làm rõ vai trò của các hội/CLB chơi cổ vật đối với người chơi cổ vật ở Hà Nội và các mối quan hệ liên quan; phân tích làm rõ vai trò của chơi cổ vật đối với lối sống cá nhân và đối với văn hóa của giới trung lưu Hà Nội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Chơi cổ vật: văn hóa của giới trung lưu Hà Nội

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ********* VƯƠNG TOÀN THẮNG CHƠI CỔ VẬT: VĂN HÓA CỦA GIỚI TRUNG LƯU HÀ NỘI LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC Hà Nội, năm 2024
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ********* VƯƠNG TOÀN THẮNG CHƠI CỔ VẬT: VĂN HÓA CỦA GIỚI TRUNG LƯU HÀ NỘI Ngành: Văn hóa học Mã số: 9.31.06.40 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. ĐỖ LAI THÚY 2. TS. ĐỖ LAN PHƯƠNG Hà Nội, năm 2024
  3. LỜI CAM ÐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các thông tin, số liệu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng, cụ thể. Kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Nghiên cứu sinh Vương Toàn Thắng
  4. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 1. Tầng lớp trung lưu : TLTL 2. Nghiên cứu sinh : NCS 3. Câu lạc bộ : CLB 4. Văn hóa : VH 5. Thể thao và Du lịch : TT & DL
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 Chương 1.TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN .............................................................................................................. 10 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .......................................................... 10 1.1.1. Về tầng lớp trung lưu ở Việt Nam .................................................... 10 1.1.2. Về cổ vật, chơi cổ vật và người chơi cổ vật ...................................... 14 1.1.2.1. Về cổ vật ....................................................................................... 14 1.1.2.2.Về chơi cổ vật và người chơi cổ vật ............................................... 21 1.1.3. Nhận xét về tình hình nghiên cứu và những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu ............................................................................................. 26 1.2. Cơ sở lý luận ........................................................................................ 28 1.2.1. Các khái niệm .................................................................................... 28 1.2.2. Cơ sở lý thuyết của luận án ............................................................... 40 Tiểu kết chương 1............................................................................................ 43 Chương 2. SỰ HÌNH THÀNH GIỚI TRUNG LƯU VÀ THÚ CHƠI CỔ VẬT Ở HÀ NỘI ....................................................................................................... 44 2.1. Sự hình thành giới trung lưu Hà Nội ................................................... 44 2.1.1. Khái quát về thành phố Hà Nội ......................................................... 44 2.1.2. Quá trình hình thành giới trung lưu .................................................. 47 2.2. Sự ra đời thú chơi cổ vật ...................................................................... 55 2.2.1. Cổ vật được lưu truyền...................................................................... 55 2.2.2. Cổ vật làm quà tặng và sự ra đời thú chơi cổ vật .............................. 57 Tiểu kết chương 2............................................................................................ 67 Chương 3. CHƠI CỔ VẬT Ở HÀ NỘI TỪ THẾ KỶ XX ĐẾN NAY ......... 68 3.1. Chơi cổ vật trước và sau năm 1975...................................................... 68 3.1.1. Chơi cổ vật theo lối cổ đồ ................................................................. 68
  6. 3.1.2. Chơi cổ vật theo lối sưu tập .............................................................. 75 3.2. Biến động về cổ vật và chơi cổ vật ...................................................... 78 3.2.1. Cổ vật đi vào thị trường ngầm và bước “tạm nghỉ” của chơi cổ vật 78 3.2.2. Thị trường cổ vật mở cửa và sự phát triển chơi cổ vật ..................... 85 3.3. Chơi cổ vật từ đầu thế kỷ XXI đến nay ............................................... 88 3.3.1. Duy trì phong cách sưu tập trong chơi cổ vật ................................... 89 3.3.2. Phát triển phong cách “Mid-century Modern”trong chơi cổ vật ...... 96 3.3.3. Các hội/ câu lạc bộ chơi cổ vật ......................................................... 98 Tiểu kết chương 3.......................................................................................... 108 Chương 4. MỘT SỐ BÀN LUẬN VỀ CHƠI CỔ VẬT TRONG VĂN HÓA CỦA GIỚI TRUNG LƯU HÀ NỘI .............................................................. 109 4.1. Nhận diện nhóm trung lưu chơi cổ vật ở Hà Nội ............................... 109 4.1.1. Đa dạng nghề nghiệp, thị hiếu và yếu tố kinh tế trong quan hệ của người chơi cổ vật ....................................................................................... 109 4.1.2. Sự kết hợp giữa thưởng lãm cổ vật, tích lũy của cải và tri thức văn hóa ............................................................................................................. 113 4.2. Chơi cổ vật trong văn hóa của giới trung lưu Hà Nội........................ 118 4.2.1. Phản ánh lối sống của một bộ phận trung lưu ................................. 118 4.2.2. Cách xác lập giá trị bản thân, đóng góp cho văn hóa xã hội .......... 123 4.3. Góc khuất của sân chơi cổ vật............................................................ 130 4.3.1. Về quá trình sưu tầm, chơi cổ vật ................................................... 130 4.3.2. Về thị trường cổ vật và quản lý cổ vật ............................................ 132 Tiểu kết chương 4.......................................................................................... 138 KẾT LUẬN ................................................................................................... 139 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 144 PHỤ LỤC 1 ................................................................................................... 153 PHỤ LỤC II .................................................................................................. 156
  7. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Giới trung lưu hay thường gọi là tầng lớp trung lưu- thuật ngữ chỉ một giai tầng trong xã hội, là nhóm người tạo nên khuynh hướng chủ đạo của các nước phát triển trên thế giới hiện nay. Họ được xem là những người góp phần thúc đẩy tiến trình phát triển ở mỗi quốc gia- dân tộc. Về cơ bản, giới trung lưu là tập hợp những người có cuộc sống khá giả, trình độ học vấn cao, hoặc được đào tạo nghề nghiệp thành thạo (trình độ tay nghề cao), có ý thức chính trị, đạo đức, thẩm mỹ, pháp luật tốt, có tinh thần sáng tạo, chủ động học hỏi vươn lên làm chủ được bản thân, khẳng định vị thế trong xã hội. Giới trung lưu đã là đối tượng nghiên cứu của ngành xã hội học và đang gây được sự chú ý đặc biệt đối với ngành văn hóa học ở Việt Nam trong thời gian gần đây. Với cách tiếp cận Văn hóa học, nghiên cứu về văn hóa của giới trung lưu, như các nhóm xã hội khác, coi các thực hành văn hóa là sự lựa chọn riêng biệt, là một dạng/kiểu thị hiếu mà mỗi nhóm xã hội sử dụng (theo đuổi) để tạo dựng và khu biệt mình với các nhóm xã hội khác, bộc lộ văn hóa của nhóm, nhưng đồng thời góp phần tạo nên sự đa dạng và phong phú cho tổng thể văn hóa xã hội. Trong quá trình thực hành, các kiểu/ dạng văn hóa đó tạo nên một mạng lưới quan hệ xã hội để liên kết những người có cùng một kiểu văn hóa (hay cùng thị hiếu) với nhau và nó trở thành một cách thức, công cụ hay phương tiện để liên kết xã hội, tạo dựng nhóm và tầng lớp xã hội, có sức ảnh hưởng tới các giai tầng khác. Chẳng hạn, Văn hóa học coi những món ăn, thời trang, âm nhạc, trò chơi, hoạt động giải trí,.. gắn liền với mỗi giai tầng xã hội, nó biểu hiện sự hình thành những “tiểu văn hóa”, lấy đó làm chủ đề cho những nghiên cứu của mình. Luận án này cũng coi “chơi cổ vật” của một bộ phận giới trung lưu Hà Nội hiện nay như một trong những thực hành văn hóa tạo nên “tiểu văn hóa” trung lưu. Với lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, Hà Nội trở thành đất “ngàn năm văn hiến”. Trong rất nhiều nghiên cứu về Hà Nội đã công bố (hình thành cả một chủ đề nghiên cứu- “Hà Nội học”), ở tất cả các khía cạnh chính trị- xã hội, kinh tế, văn hóa, trong đó đã có những nội dung đề cập tới “thú ăn chơi” của người Hà Nội 1
  8. trước đây mà thưởng ngoạn cổ vật là một phần, trở thành một truyền thống của văn hóa Hà Nội. Truyền thống này đã từng đứt đoạn vì những hạn chế của tư duy văn hoá thời bao cấp. Nhưng kể từ khi Luật Di sản văn hoá ra đời vào năm 2001, phong trào sưu tầm và thưởng ngoạn cổ vật của cả nước nói chung và đặc biệt là của Hà Nội nói riêng phát triển mạnh mẽ. Đến nay, dù chưa có một tổng kết nào cụ thể nhưng có thể tạm tính, Hà Nội có khoảng 6000 người chơi cổ vật, đã có năm Hội và Câu lạc bộ (CLB) cổ vật và thưởng ngoạn cổ vật được thành lập, với đội ngũ hội viên đông đảo, chưa kể một số Hội hay CLB đang trong quá trình hình thành, và khá đông các nhà sưu tập muốn hoạt động riêng lẻ. Chơi đồ cổ có thể gọi là một loại hình trò chơi giải trí mang đậm chất trí tuệ, người tham gia cần thỏa mãn ba điều kiện: đam mê, tiền bạc và tri thức, mà để thỏa mãn ba điều kiện này phải là những người ít nhất là khá giả, hay là tầng lớp trung lưu (như các nghiên cứu xã hội học gần đây ở Việt Nam gọi tên). Cùng với sự bùng phát hiện tượng chơi cổ vật trong giới trung lưu, và văn hóa của giới trung lưu vẫn còn ít được quan tâm trong các nghiên cứu của ngành khoa học nhân văn hiện nay. Các nghiên cứu xã hội học (của học giả cả trong và ngoài nước) gần đây cho biết, trong bối cảnh chuyển đổi sang phát triển xã hội công nghiệp hiện đại hóa và hội nhập toàn cầu, Việt Nam đang dần có tỉ lệ cơ cấu dân cư là trên dưới 30% dân số thuộc tầng lớp trung lưu. Do đó, các nhà xã hội học khuyến nghị, Việt Nam cần được trung lưu hóa xã hội để nâng cao đời sống người dân cả ở mức sống và chất lượng sống, cũng như xây dựng xã hội trung lưu theo mô hình của xã hội hậu công nghiệp hóa và công nghệ hiện đại, thông tin kỹ thuật số, được xem là một xu hướng tất yếu và ngày càng trở nên phổ biến. Như vậy, việc nghiên cứu về giới trung lưu hiện nay cần sự quan tâm hơn nữa của các ngành khoa học nhân văn, trong đó có Văn hóa học, mà tiếp cận chơi cổ vật có thể được xem như một trong các hướng tìm hiểu về văn hóa của giới trung lưu nói chung và giới trung lưu ở Hà Nội nói riêng. Hơn nữa, chơi cổ vật hiện đang là một hiện tượng văn hóa- xã hội được nhiều người quan tâm, không chỉ giới nghiên cứu, do đó, nó rất cần được nghiên cứu. Trong luận án này, việc xem xét thú chơi cổ vật là một sở thích hay còn là một thực hành văn hóa, một thực hành xã hội cũng cần được giải đáp. Thực tế cho 2
  9. thấy, trong quá trình tham gia chơi cổ vật, các “bước” chơi làm nảy sinh nhu cầu liên kết giữa những người tham gia, hình thành các nhóm, các CLB, Hội cổ vật và Hội chơi cổ vật. Mối quan hệ giữa các thành viên trong và ngoài hội/CLB, cũng như các mối quan hệ “liên” hội, đã tạo ra những mạng lưới xã hội đan chéo. Ở đó, thành viên có thể sử dụng các mối quan hệ này để theo đuổi thú chơi cổ vật, vậy họ được gì ở đó. Hoạt động của các Hội/CLB có vai trò như thế nào đối với hội viên và có phải là một hình thức biểu hiện của “tiểu văn hóa” trung lưu, vai trò của nó đối với tổng thể văn hóa- xã hội của Hà Nội như thế nào?. Tất cả đều cần làm rõ từ kết quả nghiên cứu thực tiễn… Là giảng viên văn hóa tại một Trường đào tạo cán bộ Đảng cho thành phố Hà Nội, và cũng là một người chơi cổ vật lâu năm, có một số trải nghiệm khi tham gia vào quá trình thành lập và hoạt động của các CLB, Hội chơi cổ vật của Hà Nội, NCS muốn nghiên cứu về thú chơi này nhằm góp phần làm dầy thêm những nghiên cứu về văn hóa Hà Nội, đặc biệt, chơi cổ vật hiện đang rất phát triển trong bối cảnh mới của Hà Nội hiện đại hóa. NCS cũng biết được nghề nghiệp, mức sống, ứng xử xã hội của nhiều người chơi cổ vật, nhận thấy chơi cổ vật không đơn thuần chỉ là một thực hành trò chơi giải trí theo sở thích, quá trình tham gia chơi nói lên văn hóa của người chơi. Do đó, NCS đã chọn đề tài nghiên cứu Chơi cổ vật: văn hóa của giới trung lưu Hà Nội làm luận án Tiến sĩ Văn hóa học. Luận án này chọn nghiên cứu vai trò của chơi cổ vật trong đời sống văn hóa của một bộ phận giới trung lưu ở Hà Nội, xem nó như một lăng kính để quan sát và nhận biết đời sống văn hóa đa dạng, phong phú của tầng lớp trung lưu Hà Nội hiện nay. Thông qua nghiên cứu này, tác giả mong muốn tìm hiểu giới trung lưu Hà Nội như một nhóm xã hội có đời sống văn hóa độc đáo, có chất lượng cao, có những phương thức thích ứng với cuộc sống cũng như thể hiện nét riêng khác, vị thế và sự đóng góp của mình trong đời sống văn hóa chung ở một đô thị lớn như Hà Nội. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Thông qua nghiên cứu các cách thức/lối chơi cổ vật và các hoạt động xung quanh chơi cổ vật của một nhóm trung lưu ở Hà Nội hiện nay, luận án chỉ ra: chơi 3
  10. cổ vật là một phần văn hóa của giới trung lưu tại đây và đưa ra một số bàn luận xung quanh vai trò của chơi cổ vật đối với đời sống văn hóa của giới trung lưu ở Hà Nội. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Từ mục đích nghiên cứu đã nêu ở trên, NCS đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau: (1) Tìm hiểu sự hình thành tầng lớp trung lưu, sự xuất hiện và phát triển chơi cổ vật ở Hà Nội; (2) Trình bày về các lối/phong cách chơi cổ vật thịnh hành, làm rõ đặc điểm của những người trung lưu chơi cổ vật ở Hà Nội hiện nay; (3) Phân tích làm rõ vai trò của các hội/CLB chơi cổ vật đối với người chơi cổ vật ở Hà Nội và các mối quan hệ liên quan; (4) Phân tích làm rõ vai trò của chơi cổ vật đối với lối sống cá nhân và đối với văn hóa của giới trung lưu Hà Nội. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là các phong cách/lối chơi cổ vật được thực hành bởi một số nhóm chơi cổ vật (với các nhà sưu tập thành danh được chọn làm đối tượng khảo sát của luận án), thông qua các hoạt động của họ như sưu tầm, trao đổi, mua bán cổ vật, xây dựng bộ sưu tập, trưng bày, cùng với hoạt động của các CLB, Hội chơi cổ vật. 3.2. Phạm vi nghiên cứu * Về nội dung: Để hiểu rõ về chơi cổ vật ở Hà Nội, NCS thực hiện việc tìm hiểu tất cả các yếu tố liên quan như sự hình thành chơi cổ vật (với các yếu tố lịch sử, quá trình lưu truyền, sở hữu, bối cảnh chính trị- xã hội...), đến phong cách/lối chơi cổ vật định hình và thay đổi. Đi cùng đó là những tìm hiểu về sự hiểu biết cổ vật của người chơi, cách thức họ sưu tầm, xây dựng bộ sưu tập cổ vật, thị trường và điều kiện đối với chơi cổ vật, các hoạt động triển lãm, trưng bày, cách thưởng ngoạn, cách bày cổ vật trong tư gia để thưởng lãm của thành viên các Hội, CLB chơi cổ vật,... Tất cả là để làm rõ vấn đề nghiên cứu. 4
  11. * Về thời gian: NCS tập trung vào giai đoạn từ đầu thế kỷ XXI đến giữa năm 2023, từ sau khi Nghị quyết lần thứ 5 của BCH TW Đảng khóa VIII ra đời (năm 1998) và bắt đầu vận dụng trong thực tiễn đời sống văn hóa cả nước. Trong đó có chủ trương “Xã hội hóa hoạt động bảo tồn di sản văn hóa dân tộc” là tiền đề để phát triển rộng rãi thú chơi cổ vật ở Việt Nam, ra đời các Hội và CLB cổ vật, đặc biệt nổi lên các nhóm chơi cổ vật ở Hà Nội. Cùng với sự tập trung mô tả, phân tích làm rõ các khía cạnh văn hóa của chơi cổ vật từ đầu thế kỷ XXI đến giữa năm 2023, NCS cũng quan tâm tới chơi cổ vật giai đoạn trước và sau năm 1975 cho đến cuối thế kỷ XX để có cái nhìn so sánh và liên tục đối với chơi cổ vật ở Hà Nội. 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu * Tác giả sử dụng cách tiếp cận nghiên cứu văn hóa có tính liên ngành, được thể hiện ở các khía cạnh như: Khía cạnh lịch sử - khảo cổ - bảo tàng để nghiên cứu sự tồn tại của cổ vật ở Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử (trước năm 1975 đến nay) với các hình thức lưu truyền, sưu tập, sở hữu khác nhau; khía cạnh thị hiếu/sự yêu thích là để xem xét những tính năng đặc biệt (về thẩm mỹ) của cổ vật có gì thu hút đối với giới trung lưu, cùng ảnh hưởng của môi trường xã hội, để họ lựa chọn chơi cổ vật; Khía cạnh kinh tế là để thấy, ngoài thị hiếu thẩm mỹ, giá trị kinh tế của cổ vật có tác dụng như thế nào đối với người chơi cổ vật; Khía cạnh nhân học- dân tộc học là để có cái nhìn của người trong cuộc về suy nghĩ, lối sống, các ứng xử văn hóa của một bộ phận giới trung lưu Hà Nội trong thực hành các hình thức chơi cổ vật, cùng hoàn cảnh/điều kiện tham gia chơi cổ vật của họ. * Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng gồm: (1) Nghiên cứu tài liệu thứ cấp: NCS thực hiện việc thu thập và phân tích các tài liệu trong lịch sử Việt Nam (chính sử), sách, truyện văn học, sách chuyên khảo liên quan đến chơi cổ vật và người chơi cổ vật (chú trọng tới các nhà sưu tập tiêu biểu như: H.N, Ng. N, Ng. Tr B.V.Ch, Th.Ch v.v... ). Trong nguồn tài liệu thứ cấp, có một số tự truyện, bút ký của một số nhà sưu tập nổi tiếng là đối tượng khảo sát của luận án này, cùng một số bài tạp chí giới thiệu chân dung một số nhà sưu tập tiêu biểu cho một phong cách chơi cổ vật,.. được NCS xem như một nguồn thông tin khoa học quý giá, giúp bổ sung và làm phong phú cho các thông tin thực địa; 5
  12. NCS đồng thời thực hiện việc tổng hợp và nghiên cứu những tài liệu sách báo chuyên ngành, các công trình được công bố có liên quan tới giới trung lưu Hà Nội, về chơi cổ vật ở Việt Nam cuối thời Pháp thuộc. Ngoài ra, NCS còn khai thác nguồn thông tin trên mạng, từ các trang youtube, facebook của các nhóm, các cá nhân trao đổi, sưu tầm, cách chơi cổ vật... (2) Phương pháp nghiên cứu định tính của dân tộc học – nhân học được sử dụng, với các thao tác/kỹ thuật quan sát tham gia, phỏng vấn sâu, phỏng vấn hồi cố, chụp ảnh. NCS thực hiện thâm nhập và quan sát một số hoạt động trao đổi cổ vật, tham gia các hoạt động sưu tầm, trưng bày, triển lãm cổ vật của một số người chơi cổ vật ở Hà Nội được đưa vào khảo sát. Nguồn thông tin thực địa sẽ giúp NCS có thể biết về suy nghĩ, mong muốn hay ý thích của người chơi/sưu tầm cổ vật, mối quan hệ xã hội - văn hóa giữa họ, hay các mối quan hệ giữa các thành viên trong các CLB, Hội chơi cổ vật. Từ đó, NCS có thể hiểu sâu hơn vai trò, ý nghĩa của chơi cổ vật đối với mỗi cá nhân hay nhóm, sự phản ánh của nó về đời sống văn hóa của một bộ phận giới trung lưu. Quan tâm tới đặc thù của cổ vật, NCS còn xem những dấu ấn vật chất, dấu ấn thời gian trên cổ vật trong các bộ sưu tập tại tư gia của các nhà sưu tầm cũng là một nguồn tư liệu thực tế để tìm hiểu về giá trị thẩm mỹ, kinh tế, thậm chí cả giá trị tâm linh của cổ vật, xem chúng có ý nghĩa thế nào đối với sự định hình và duy trì niềm đam mê cổ vật của người chơi, được xem là nét văn hóa riêng của một bộ phận trung lưu ở Hà Nội. Bản thân NCS có một số kinh nghiệm về chơi cổ vật và có hiểu biết nhất định về nhu cầu, sở thích của người chơi cổ vật, bởi NCS cũng là người chơi cổ vật được hơn 15 năm, có một quá trình dài là thư ký cho các Hội và CLB cổ vật ở Hà Nội, từng tham gia Hội Nghiên cứu Sưu tầm Cổ vật UNESCO Việt Nam. Do đó, khi thực hiện luận án, NCS có một số thuận lợi trong thực hiện việc quan sát tham gia, thực hiện các cuộc phỏng vấn có liên quan tới việc trao đổi, buôn bán cổ vật, cách thức xây dựng bộ sưu tập cổ vật; dành được sự tin tưởng khi các thông tín viên cung cấp thông tin liên quan tới giá trị của cổ vật quý hiếm, hay giá trị của một số 6
  13. bộ sưu tập cổ vật lớn,... Tuy nhiên, NCS còn hạn chế trong kỹ thuật phỏng vấn nên tính sâu sắc và đa dạng của thông tin phỏng vấn chưa được khai thác tốt. Thông tín viên của luận án gồm 36 người, khác nhau về độ tuổi, ngành nghề v.v... nhưng đều thuộc những gia đình khá giả, có cùng sở thích là đam mê chơi cổ vật và đã là những nhà sưu tập thành danh. Họ chủ yếu là thành viên của các CLB (30 người) và một số là các nhà sưu tập hoạt động riêng lẻ (6 người). Các câu phỏng vấn được chuẩn bị theo hình thức phi cấu trúc nên mang tính tự do, như những cuộc trò chuyện giữa những người có cùng niềm đam mê chơi cổ vật. Từ những khảo sát thử nghiệm, NCS thấy những thông tín viên của mình không ngại việc để lộ danh tính, họ còn muốn mọi người biết được “những điều tâm đắc” của họ khi nói về cổ vật và chơi cổ vật hiện nay. Tuy nhiên, với đạo đức khoa học, tôn trọng quyền riêng tư, và vì sự an toàn của những chủ nhân bộ sưu tập có giá trị, NCS chủ yếu sử dụng tên viết tắt của các thông tín viên. Lợi thế của người sưu tập khi thực hiện nghiên cứu về những người “đồng môn” của mình, như NCS chẳng hạn, là có thể bỏ qua giai đoạn tìm đối tượng khảo sát và làm quen, hay tìm cách tạo sự tin tưởng, xác định độ chân thực của câu trả lời khi tìm thông tin, cứ liệu từ các cuộc phỏng vấn, để phục vụ mục đích và nội dung nghiên cứu. Nhưng đó cũng là hạn chế vì thông tín viên là “chỗ quen biết” nên nguồn thông tin có lúc trở nên lan man, lệch khỏi ý định của người phỏng vấn hay mục tiêu phỏng vấn. Và cũng bởi “vì quen mà nể”, cuộc phỏng vấn dễ bị “đối phương” dẫn dắt. Có lúc, thông tín viên muốn đề cập tới vấn đề mà họ quan tâm vì đang là “vấn đề nóng hổi”, có liên quan tới cổ vật và chơi cổ vật, nhưng vượt ra phạm vi nghiên cứu của đề tài. Dù vậy, vượt qua thử thách này và khi phân lọc thông tin, NCS có thể hiểu được các câu chuyện bên lề đó. Hơn nữa, cách nói chuyện “lan man” ấy có thể đưa đến sự dễ dàng, thân tình cho các cuộc phỏng vấn/nói chuyện tiếp theo. Qua phỏng vấn, NCS nhận thấy hầu hết các nhà sưu tập hay những người tham gia chơi cổ vật thường thích nói về kỹ thuật chơi cổ vật hơn là nói về các mối quan hệ văn hóa - xã hội liên quan đến quá trình chơi cổ vật, hay về cuộc sống của họ. Qua đây, NCS cũng hiểu tại sao các nghiên cứu đi trước, nếu có đề cập tới chơi 7
  14. cổ vật, hầu hết đều tập trung vào vấn đề “chơi”, nghĩa là chỉ quan tâm tới các yếu tố kỹ thuật, kỹ năng trong chơi cổ vật. Mối quan tâm này xuất phát từ chất lượng của cổ vật, một “vật chơi”/ phương tiện hay công cụ chơi quan trọng, trong một thị trường cổ vật thật - giả lẫn lộn, nhiều rủi ro đối với người tham gia, biết về những cổ vật có “giá trên giời” làm sao nhà sưu tập có thể sở hữu, và sưu tầm cổ vật được coi là “nước đi” quan trọng quyết định sự thành công của cuộc chơi cổ vật. Để khắc phục những hạn chế trên, có thể làm các thông tin viên quan tâm hơn tới khía cạnh văn hóa của chơi cổ vật, NCS đã tham gia vào các cuộc sưu tầm, gặp gỡ nhiều hơn, trao đổi thông tin cụ thể hoặc sâu về một đặc điểm nào đó của cổ vật trong các bộ sưu tập, về các mối quan hệ liên quan tới quá trình xây dựng bộ sưu tập, các đàm phán trao đổi cổ vật. NCS cũng cố gắng tìm cách gợi mở và lắng nghe các nhận xét về các bộ sưu tập được triển lãm, những bình luận của người chơi về các cổ vật ở mọi khía cạnh (lịch sử, con đường lưu truyền hay hồ sơ/“thân phận” của cổ vật, giá trị nghệ thuật, kinh tế,... của chúng) để được có nguồn thông tin phong phú, từ đó giúp NCS có cứ liệu dùng cho phân tích làm rõ ý nghĩa, vai trò của chơi cổ vật đối với đời sống văn hóa của những người tham gia. 5. Đóng góp của luận án Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu về vai trò của chơi cổ vật từ góc nhìn Văn hóa học, xem các hoạt động chơi cổ vật như một trong những thực hành văn hóa của giới trung lưu hiện nay ở Việt Nam nói chung và giới trung lưu ở Hà Nội nói riêng. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm đa dạng các nghiên cứu về văn hóa của giới trung lưu Việt Nam hiện nay, cũng như làm phong phú hơn các nghiên cứu về thực hành văn hóa giải trí của giới trung lưu ở Hà Nội. Luận án có những khái quát về lịch sử thú chơi cổ vật, mô tả, phân tích làm rõ vai trò của chơi cổ vật trong đời sống văn hóa - xã hội ở Hà Nội hiện nay, phản ánh sự phong phú các hình thức giải trí trong bối cảnh đương đại. Luận án bước đầu lý giải về hiện tượng bùng phát thú chơi cổ vật và qua đó thấy được phần nào sự phát triển của tầng lớp trung lưu ở các thành phố lớn của Việt Nam mà Hà Nội là một trường hợp, vai trò của họ trong tổng thể đời sống văn hóa xã hội. 8
  15. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Luận án là một nghiên cứu chuyên sâu về chơi cổ vật và người chơi cổ vật ở Hà Nội hiện nay, góp thêm luận cứ để chứng minh vai trò của một loại hình giải trí kết hợp văn hóa - kinh tế (chơi cổ vật) trong việc hình thành “tiểu văn hóa” của giới trung lưu Hà Nội, qua đó thấy được phần nào lối sống và văn hóa của giới trung lưu ở Hà Nội hiện nay. Luận án có thể làm nguồn tài liệu tham khảo cho sinh viên, giảng viên và các nhà nghiên cứu văn hóa và văn hóa giải trí, nghiên cứu và quản lý về trò chơi, các nhà quản lý di sản văn hóa, những người chơi cổ vật và những người quan tâm/ yêu thích cổ vật. 7. Cơ cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Danh mục các công trình của tác giả liên quan đến đề tài và Phụ lục, luận án có 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận Chương 2: Sự hình thành giới trung lưu và thú chơi cổ vật ở Hà Nội Chương 3: Chơi cổ vật ở Hà Nội từ thế kỷ XX đến nay Chương 4: Một số bàn luận về chơi cổ vật trong văn hóa của giới trung lưu Hà Nội. 9
  16. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Về tầng lớp trung lưu ở Việt Nam Từ phía các học giả nước ngoài, có thể nhắc đến công trình “The middle class inSoutheast Asia: diversities,identities, comparisons and the Vietnamese ase” (Tầng lớp trung lưu ở Đông Nam Á: sự đa dạng, bản sắc, so sánh và trường hợp Việt Nam) của Victor T. King (2008a).Tác giả đã đặt ra nhiều vấn đề về nội dung và phương pháp khi nghiên cứu về tầng lớp trung lưu (TLTL) ở Đông Nam Á, trong đó có việc xác định TLTL dựa trên hai chỉ báo: học vấn và tiêu dùng, những khó khăn khi phải so sánh TLTL châu Á với TLTL ở phương Tây, việc phải sử dụng ở thể số nhiều (“các” TLTL) để phản ánh sự đa dạng trong bản sắc và vai trò của “các” TLTL ở các quốc gia châu Á. Tầng lớp trung lưu Việt Nam được đề cập trong công trình trên và trong một bài viết biến thể khác với 2 tác giả Việt Nam (King và cộng sự, 2008): "Professional middle class youth in post-reform Vietnam: identity, continuity and change" (Giới chuyên môn trẻ trong TLTL ở Việt Nam sau Đổi mới: bản sắc, sự liên tục và biến đổi) được phân tích trên mẫu gồm 226 người (cả nam và nữ thuộc nhóm tuổi từ 19- 25) tại 4 đô thị lớn của Việt Nam là Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hải Phòng. Mẫu này lại được lấy từ mẫu của cuộc Điều tra SAVY 1 (2003-2004 ) với 2 chỉ báo xác định TLTL là: học vấn và tiêu dùng. Vì vậy, thực chất bài viết chỉ đề cập đến một nhóm rất nhỏ của TLTL trẻ (thanh niên) đô thị Việt Nam. Một nhận định lư thú của nghiên cứu là: cho đến thời điểm điều tra (2004), có rất ít bằng chứng cho thấy nhóm TLTL trẻ này đang phát triển một bản sắc chính trị riêng của họ. Lý do có thể là do họ vẫn tiếp tục gắn bó với lĩnh vực việc làm và giáo dục thuộc khu vực nhà nước, cũng giống như thế hệ cha anh họ trước đây đã từng gắn bó. Cuốn sách “The Reinvention of Distinction: Modernity and the Middle Class in Urban Vietnam” (Phát hiện lại nét độc đáo: Hiện đại và tầng lớp trung lưu ở các 10
  17. đô thị Việt Nam) là các bài viết khá lý thú của nhóm học giả quốc tế (Nguyen- Marshall, Drummond, Bélanger 2012) về tầng lớp trung lưu đô thị Việt Nam trong quá khứ thuộc địa (đầu thế kỷ XX), của những năm 1960 ở Sài Gòn, ở Hà Nội thời kỳ Đổi mới và hội nhập hiện nay, từ cách tiếp cận liên ngành (sử học, văn học nghệ thuật, xã hội học, kinh tế, kiến trúc và quy hoạch đô thị). Về TLTL ở Hà Nội hiện nay, bài viết của Lisa Drummond: "Middle class Landscapes in a Transforming City: Hanoi in the 21st Century" (Cảnh quan về tầng lớp trung lưu ở thành phố đang chuyển đổi: Hà Nội thế kỷ XXI) trong cuốn sách là khá thú vị từ góc nhìn của quy hoạch và xã hội học đô thị. Tác giả sử dụng thuật ngữ “cảnh quan” của quy hoạch đô thị để miêu tả sự xuất hiện của TLTL ở Hà Nội qua các quan sát thường ngày: Đó là sự nở rộ các tòa nhà cao tầng với các căn hộ cao cấp, các “cộng đồng khép kín” (gated community- như Khu Đô thị mới Ciputra), các siêu thị hay trung tâm mua sắm lớn (shopping mall), sân golf và các tiện nghi giải trí, sự gia tăng ô tô cá nhân, phổ biến của điều hòa nhiệt độ, những kỳ nghỉ/du lịch, đặc biệt là các chuyến du lịch nước ngoài, các trào lưu “hàng hiệu” theo chuẩn khu vực và toàn cầu,… tất cả đều mang xu hướng lối sống của một TLTL đặc trưng. “Cảnh quan” này cho thấy “tính trung lưu” rõ nét của một bộ phận đáng kể dân cư thành phố, mà theo tác giả “đã bị các nhà quản lý và hoạch định chính sách bỏ qua một cách thành công”, và vì vậy cũng còn ít được giới nghiên cứu trong và ngoài nước chú ý. Năm 2014, Viện Nghiên cứu Châu Á của Bắc Âu (Nordic Institute of Asian Studies - NIAS) ở Copenhagen, Đan Mạch đã xuất bản cuốn sách của Catherine Earl (2014) dưới tiêu đề “Vietnam’s New Middle Classes: Gender, Career, City” (Tầng lớp trung lưu mới ở Việt Nam: Giới, Công việc, Thành phố). Công trình chủ yếu dựa trên cách tiếp cận nhân học, với các tư liệu lịch sử - đất nước học và “câu chuyên cuộc đời” (life history) để phác họa hình ảnh một số nhân vật đại diện cho cái gọi là “tầng lớp trung lưu mới” ở thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ “sau Đổi mới”. Hơn nữa, tiêu điểm của cuốn sách là ở những chiều cạnh “giới, công việc và thành phố” như tiêu đề của cuốn sách. Tuy nhiên, nó cũng cung cấp cho độc giả Việt Nam một hình dung về những nhân vật thuộc “tầng lớp trung lưu mới” ở đô thị Việt Nam dưới góc nhìn của một học giả nước ngoài. 11
  18. Ở trong nước, những năm gần đây, đã có một số công trình nghiên cứu trực tiếp về TLTL Việt Nam. Chẳng hạn, đề tài NCKH cấp nhà nước Tầng lớp trung lưu trong phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở Việt Nam (Mã số KX.02.16/11-15) do Đoàn Minh Huấn và Trần Thị Minh Ngọc làm chủ nhiệm (2015) là một nghiên cứu có tiêu đề và nội dung rất hấp dẫn giới nghiên cứu có quan tâm. Tuy nhiên, ngoài nhiệm vụ trọng tâm là chỉ ra vai trò của TLTL nói chung trong phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội, đề tài đã chưa xử lý những cơ sở phương pháp luận, phương pháp xác định và đo lường TLTL ở Việt Nam, trong khi đây là một yêu cầu then chốt để từ đó có thể định hình quy mô, cấu trúc và đo lường vai trò của TLTLtrong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa… ở Việt Nam, cùng các yếu tố tác động phức tạp, đa chiều tới những vai trò này. Bùi Đại Dũng (2014) trong bài viết "Quy mô tầng lớp trung lưu tại Việt Nam theo tiêu chí thu nhập" có đề cập đến phương pháp xác định quy mô TLTL theo tiêu chí thu nhập, giới thiệu cách tiếp cận xác định quy mô TLTL ở Mỹ (theo chỉ số tương đối: từ 60% đến 200% trung vị thu nhập theo đầu người) và thí điểm áp dụng tính toán trên nền số liệu Điều tra mức sống dân cư 2010 để xác định quy mô TLTL tại 60 tỉnh thành của Việt Nam. Bùi Thế Cường, Phạm Thị Dung và Tô Đức Tú (2015) với bài viết “Tầng lớp trung lưu ở thành phố Hồ Chí Minh: Cơ cấu và đặc điểm nhân khẩu” đã trình bày một nghiên cứu đáng chú ý cả về nội dung và phương pháp. Dựa trên mẫu gồm 383 người được trích xuất từ một mẫu lớn hơn (661 người đang làm việc trong 1.080 hộ được khảo sát) các tác giả đã tính ra quy mô TLTL của thành phố Hồ Chí Minh vào thời điểm khảo sát (năm 2010) là 57,9%. Về phương pháp, đáng chú ý là các tác giả không sử dụng tiêu chí thu nhập hay chi tiêu mà sử dụng khung phân nhóm nghề nghiệp của Tổng cục Thống kê, có điều chỉnh và bổ sung, để phân loại và khẳng định 5 nhóm nghề nghiệp được xếp vào TLTL của thành phố. Đó là các nhóm: (1) Lãnh đạo, quản lý Đảng, Nhà nước, đoàn thể xã hội, cơ quan hành chính sự nghiệp trong khu vực Đảng, Nhà nước, đoàn thể; (2) Lãnh đạo, quản lý công ty trong khu vực tư nhân; (3) Chủ cơ sở kinh doanh hộ gia đình phi nông nghiệp; (4) Chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ, dịch vụ, thương mại; (5) Nông dân lớp trên. 12
  19. Phương pháp này đã tránh được việc xác định các chỉ báo thu nhập và chi tiêu - vốn rất khó thu thập đầy đủ và chính xác trên thực địa. Tuy nhiên, trên thực tế thì các thành viên của mỗi nhóm (đặc biệt là các thành viên của nhóm 4) thường bị phân tầng trong nội bộ theo các đặc điểm cá nhân và gia đình, nên không phải tất cả các thành viên của nhóm đều có đủ điều kiện (chẳng hạn về thu nhập) để được xếp vào TLTL. Lê Kim Sa (2015) có công bố bài “Tầng lớp trung lưu ở Việt Nam: quan điểm tiếp cận, thực tiễn phát triển và các kiến nghị chính sách”, có lẽ là nghiên cứu định lượng đầu tiên về TLTL ở Việt Nam dựa trên bộ số liệu của 5 cuộc Điều tra Mức sống Dân cư Việt Nam (VLSS) trong các năm 2004, 2006, 2008, 2010 và 2012. Nghiên cứu đã xác định quy mô của TLTL Việt Nam theo tiếp cận đa chiều, với 3 chỉ báo cơ bản. Đó là: chỉ báo thu nhập (được xác định ở mức trên 2 lần ngưỡng nghèo); chỉ báo giáo dục (được xác định bởi học vấn của ít nhất 1 thành viên hộ gia đình phải từ Trung học phổ thông trở lên); và chỉ báo nghề nghiệp (được xác định bởi ít nhất có 1 thành viên hộ gia đình làm nghề phi giản đơn). Từ đó, nghiên cứu đã ước lượng quy mô TLTL Việt Nam (theo tiếp cận đa chiều) hiện chiếm khoảng 31,5% dân số đất nước. Đây có lẽ là những con số đầu tiên về quy mô của TLTL ở Việt Nam theo tiếp cận đa chiều. Mặc dù còn có những hạn chế nhất định, nghiên cứu này đã thử nghiệm và gợi ra nhiều vấn đề về phương pháp nghiên cứu và phương pháp đo lường đa chiều đối với TLTL ở Việt Nam. Phương pháp này mang tính “co dãn” nhiều “nghiệm số” về quy mô TLTL thông qua các “bộ lọc”, trong bối cảnh nhiều nghiên cứu đã đưa ra những con số rất khác nhau về quy mô TLTL dựa trên tiếp cận đơn chiều (thu nhập, chi tiêu hay nhóm nghề nghiệp). Một tổng quan sơ bộ trên đây cho thấy hình ảnh của TLTL đang xuất hiện ở Việt Nam và nhu cầu nghiên cứu về tầng lớp này đang khá sôi nổi, với những yêu cầu khắt khe về cơ sở lý luận, phương pháp luận và phương pháp hệ một cách chặt chẽ. Bên cạnh khái niệm TLTL bao gồm các cá nhân cấu thành TLTL, còn có một chủ đề khác rất đáng chú ý. Đó là khái niệm “gia đình trung lưu” - nơi lưu giữ các khuôn mẫu lối sống của những đơn vị xã hội quan trọng của TLTL, vai trò của chúng trong phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa của đất nước hiện nay và trong những thập niên tới. Những vấn đề phương pháp xác định và đo lường quy mô, cấu 13
  20. trúc, vai trò của các gia đình trung lưu ở Việt Nam hiện nay cũng là những vấn đề đòi hỏi nhiều tìm tòi, phát hiện và vận dụng trong nghiên cứu. Ở khía cạnh nghiên cứu tầng lớp trung lưu như là một giai tầng trong các tầng xã hội thì trong khoảng 30 năm đổi mới đến nay đã có nhiều nghiên cứu được công bố, tiêu biểu như: Về sự phân tầng xã hội ở nước ta trong giai đoạn hiện nay [83]; Phân tầng xã hội ở Việt Nam trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế [107]; Phân tầng xã hội hợp thức từ sự tổng - tích hợp các lý thuyết xã hội học phương Tây và một số gợi mở về công bằng xã hội [108]; Công nghiệp hóa, phân tầng xã hội và xu hướng phân hóa giàu nghèo ở Việt Nam [28],... Các tác giả, bằng các lý thuyết phân tầng xã hội của xã hội học và căn cứ thực tiễn ở Việt Nam, chứng minh tính tất yếu của phân tầng xã hội ở Việt Nam hiện nay. Đặc biệt với bài viết Xây dựng xã hội trung lưu ở Việt Nam, tác giả đã chứng minh “xã hội, xã hội chủ nghĩa nhất thiết phải là một xã hội trung lưu hóa, có nền kinh tế phát triển cao, lực lượng sản xuất hiện đại, môi trường xã hội lành mạnh bởi dân chủ, công bằng, bình đẳng và con người có điều kiện phát triển toàn diện các năng lực sẵn có, được thụ hưởng lợi ích chính đáng, được thỏa mãn các nhu cầu hợp lý, trên cơ sở thực trạng hình thành trung lưu ở Việt Nam” ( 1, tr.3). Bài viết đưa ra một số giải pháp chủ động thúc đẩy xu hướng trung lưu hóa xã hội, từng bước xây dựng xã hội trung lưu ở Việt Nam, trong điều kiện phát triển mạnh mẽ kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế. 1.1.2. Về cổ vật, chơi cổ vật và người chơi cổ vật 1.1.2.1. Về cổ vật Từ lâu các học giả nước ngoài đã rất quan tâm tới cổ vật Việt Nam, thể hiện ở sự xuất hiện tập sách Triển lãm cổ tích Việt Nam của Viện Viễn đông Bác Cổ Hà Nội (1948). Tập sách giới thiệu những “cổ vật” mà Viện Bác Cổ sưu tầm được ở Bắc và Trung Bộ từ trước cho đến năm 1948, là tập hợp các hiện vật thuộc kiến trúc cổ cho tới các cổ vật như: đồ đồng, đồ gốm, đồ gỗ, minh khí, sách cổ, sắc phong v.v... chứng tỏ người Pháp rất trân trọng cổ vật và văn hóa Việt Nam. Tập sách này đã khơi gợi ý tưởng cho ngành bảo tàng, cho các hoạt động sưu tầm và trưng bày cổ 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0