Luận án Tiến sĩ Văn hoá học: Di sản văn hoá vật thể ở thủ đô Viêng Chăn, nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào hiện nay
lượt xem 11
download
Mục đích nghiên cứu của Luận án này nhằm làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về DSVHVT ở thủ đô Viêng Chăn hiện nay, góp phần vào việc bảo tồn, phát huy các giá trị của hệ thống di sản này trong phát triển của thủ đô. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Văn hoá học: Di sản văn hoá vật thể ở thủ đô Viêng Chăn, nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào hiện nay
- HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH SOMKIETHTISACK KINGSADA DI SẢN VĂN HÓA VẬT THỂ Ở THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN, NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: VĂN HÓA HỌC Mã số: 9 22 9040 HÀ NỘI – 2020
- Công trình được hoàn thành tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS. NGUYỄN TOÀN THẮNG Phản biện 1:……………………………………. Phản biện 2:……………………………………. Phản biện 3:……………………………………. Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Vào hồi ……giờ……phút, ngày ………tháng….…..năm 2020. Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Thư viện Quốc gia Việt Nam
- CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Somkiethtisack kingsada (2019), “Một số vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa quốc gia ở Viêng Chăn hiện nay”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, (423), tr.36-38. 2. Somkiethtisack kingsada (2019), “Vài nét về công tác khảo cổ học tại thủ đô Viêng Chăn, Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay”, Tạp chí Di sản Văn hóa, (4), tr.92-95. 3. Somkiethtisack Kingsada (2019), “Bảo tồn Di sản văn hóa quốc gia ở thủ đô Viêng Chăn”, Tạp chí Sân Khấu, (tháng 7+8), tr.54-57.
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Lịch sử đã để lại cho dân tộc Lào nhiều di sản văn hóa (DSVH) quý giá, đó là nguồn tư liệu minh chứng sống động cho quá trình lao động sáng tạo, chinh phục tự nhiên và chống giặc ngoại xâm trong suốt chiều dài dựng nước và giữ nước. Vì vậy, di sản văn hoá là tài sản vô giá của dân tộc, trở thành bộ phận quan trọng hợp thành nền văn hoá Lào ngày nay. Hệ thống các di tích lịch sử - văn hóa (DTLS-VH), danh lam thắng cảnh ở Lào vô cùng phong phú, với hàng ngàn chùa, tháp, tượng, di vật, cảnh quan thiên nhiên ở khắp nơi trên đất nước. Nhiều di tích, cảnh quan được nhắc đến như một niềm tự hào dân tộc, đó là tháp Thạt Luổng (thủ đô Viêng Chăn), chùa Phu Chăm Pạ Sắc (Di sản thế giới năm 2002 tỉnh Chăm Pạ Sắc), TP cố đô Luổng Phạ Bàng (Di sản văn hóa thế giới năm 1995), chùa Xiêng Thoỏng (tỉnh Luổng Phạ Bàng), chùa Xỉ Mường (thủ đô Viêng Chăn), chùa Hỏ Phạ Kẹo (thủ đô Viêng Chăn), tháp Thạt In Hăng (tỉnh Xạ Vặn Nạ Kệt), chùa Xi Xạ Kệt (thủ đô Viêng Chăn), tháp Phạ Thạt Xi Khốt Tạ Boỏng (tỉnh Khăm Muộn), Cánh đồng Chum (Di sản thế giới năm 2019 tỉnh Xiêng Khoảng), Thành cổ Viêng Chăn (thủ đô Viêng Chăn), Khu lịch sử cách mạng Hang Viêng Xay (tỉnh Hủa Phăn)... Mỗi di tích là một viên ngọc quý được kết tinh từ khối óc bàn tay tài hoa của cha ông và sự ưu ái mà thiên nhiên ban tặng, hình thành nên những giá trị văn hóa thấm sâu vào tâm hồn, máu thịt bao thế hệ, tạo nên bản sắc văn hoá riêng của dân tộc Lào. Tuy nhiên, trước tác động của thời gian, thiên tai, chiến tranh, các di sản văn hoá đang đứng trước nguy cơ bị huỷ hoại, không ít những DTLS-VH đã trở thành phế tích hay bị xâm chiếm và xuống cấp nghiêm trọng. 1.2. Viêng Chăn là thủ đô của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, là địa danh có rất nhiều di tích lịch sử với hàng trăm ngôi chùa lớn nhỏ. Nền văn hóa lâu đời của dân tộc Lào được xác định thông qua những di
- 2 chỉ còn sót lại được tìm thấy ở nhiều điểm khảo cổ học trên khắp đất nước, đặc biệt là ở thủ đô Viêng Chăn. Những hiện vật được tìm thấy đó đã nói lên phần nào về quá trình lịch sử từ xa xưa của dân tộc. Viêng Chăn được biết đến là thành phố bên bờ sông Mê Kông và sông Nạm Ngừm, nới có nhiều dấu ấn lịch sử, địa danh được thiên nhiên ưu đãi, tạo hoá ban tặng cho những danh thắng, cảnh quan nổi tiếng như khu danh lam thắng cảnh Thạ Ngon (huyện Xay Tha Ny), khu núi Phu Kao Khuay (huyện Pác Ngừm),... 1.3. Trong thời kỳ đổi mới, Viêng Chăn được xác định là đô thị lớn nhất cả nước, trung tâm công nghiệp, một trong những thành phố cấu thành nên vành đai kinh tế quan trọng, đi đầu trong công cuộc đổi mới đất nước và phát triển đô thị hóa với tốc độ nhanh chóng. Trước bối cảnh đó, di sản văn hóa vật thể (DSVHVT) của Viêng Chăn có một vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng, không chỉ là bảo lưu các giá trị truyền thống mà còn là cơ sở để tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. DSVHVT ở thủ đô Viêng Chăn từ lâu đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước và đã có những thành tựu đóng góp vào giới thiệu, quảng bá văn hóa Lào. Tuy nhiên cho tới nay, chưa có công trình nghiên cứu một cách hệ thống và chuyên biệt về DSVHVT ở thủ đô Viêng Chăn dưới góc nhìn của chuyên ngành Văn hóa học. Vì vậy với tư cách là một người hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, có sự quan tâm đặc biệt và nghiên cứu về vấn đề di sản, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài "Di sản văn hoá vật thể ở thủ đô Viêng Chăn, nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào hiện nay" làm luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Văn hóa học tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 2. Mục đích, nhiệm vụ của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về DSVHVT ở thủ đô Viêng Chăn hiện nay, góp phần vào việc bảo tồn, phát huy các giá trị của hệ thống di sản này trong phát triển của thủ đô.
- 3 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu + Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan và chỉ rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn mà luận án tiếp tục nghiên cứu. + Khảo sát và đánh giá thực trạng giá trị DSVHVT ở thủ đô Viêng Chăn. + Tìm hiểu các yếu tố tác động, các vấn đề đặt ra và khuyến nghị các giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị của DSVHVT tại thủ đô Viêng Chăn trong giai đoạn hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu hệ thống DSVHVT tiêu biểu ở thủ đô Viêng Chăn đã được đề cập trong Luật di sản Quốc gia năm 2005, sửa đổi năm 2013 của nước CHDCND Lào. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu về các đặc điểm và giá trị của DSVHVT ở thủ đô Viêng Chăn. - Về không gian: Luận án khảo sát một số di tích tiêu biểu tại thủ đô Viêng Chăn. - Về thời gian: Luận án tập trung từ thời kỳ đổi mới năm 1986 đến nay 4. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu được chọn để sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu của luận án gồm: - Phương pháp điền dã (quan sát, tham dự ): Khảo sát thực trạng của DSVHVT tại thủ đô Viêng Chăn, các hoạt động văn hóa xã hội để thu thập những dữ liệu, thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu bằng nhiều các phương thức quan sát, chụp ảnh, ghi chép, tra cứu tài liệu... - Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia về DSVH, người đã và đang sinh sống trong khu vực tồn tại của di sản. Từ đó hình thành cơ sở cho các nhận định về thực trạng của di sản trên nhiều phương diện liên quan như: cách thức sử dụng, các hoạt động, sinh hoạt văn hóa, lĩnh vực quản lý và bảo tồn….
- 4 - Phương pháp thống kê/sưu tầm: Thu thập, tổng hợp số lượng DSVHVT, các loại hình DSVHVT thể hiện có tại thủ đô Viêng Chăn. - Phương pháp phân tích - tổng hợp: Phân tích các tài liệu, thông tin và dữ liệu có liên quan tới nội dung nghiên cứu của luận án. Lấy đó làm cơ sở phân loại DSVHVT, xây dựng tiêu chí đánh giá tiềm năng, xác định đặc điểm và giá trị DSVHVT. - Phương pháp so sánh - đối chiếu: So sánh các sự vật được nghiên cứu trong những quan hệ, hệ thống nhất định. Sự so sánh, đối chiếu nhằm chỉ ra những điểm giống và khác nhau của đối tượng nghiên cứu. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 5.1. Ý nghĩa khoa học - Khẳng định những giá trị DSVHVT tại thủ đô Viêng Chăn trên cơ sở đánh giá giá trị tiềm năng DSVH thích ứng. Từ nội dung nghiên cứu về bảo tồn và phát huy giá trị di sản, luận án không chỉ dừng ở DSVHVT tiêu biểu trong lịch sử, mà còn mở rộng nghiên cứu một cách hệ thống về toàn bộ DSVHVT trong thủ đô Viêng Chăn - Hệ thống hóa các tiêu chí đánh giá tiềm năng DSVHVT trong cấu trúc tổng thể các DSVHVT ở thủ đô Viêng Chăn. - Luận án đề xuất các nhóm giải pháp về bảo tồn và phát huy giá trị DSVHVT ở thủ đô Viêng Chăn theo hướng phát triển hiện nay cũng như thích ứng với quá trình hiện đại hóa trong chiến lược phát triển của TP Viêng Chăn, nước CHDCND Lào. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn - Cung cấp các cứ liệu khoa học và kết quả nghiên cứu khả tín cho các công trình khoa học liên quan đến các DSVHVT có quy mô nhỏ và trung bình. - Góp phần giúp cho các nhà quản lý, các chuyên gia có phương hướng để hoạch định được chiến lược tổ chức bảo tồn và phát huy giá trị DSVHVT tại các thành phố của Lào theo các yếu tố và điều kiện tương đồng.
- 5 - Góp phấn bổ sung cơ sở pháp lý về bảo tồn và phát huy giá trị DSVH để nâng cao hiệu quả cho công tác quản lý di sản tại thủ đô Viêng Chăn theo định hướng phát triển hiện nay. 6. Đóng góp mới của luận án 6.1. Đóng góp mới về phương diện khoa học - Xây dựng cách tiếp cận và phương pháp luận nghiên cứu mới (xây dựng hệ thống lý luận và xác định giá trị DSVH) trong nghiên cứu về bảo tồn và phát huy giá trị DSVHVT theo hướng phát triển hiện nay. - Xây dựng các tiêu chí để xác định các giá trị tiềm năng của DSVHVT trong phát triển thủ đô Viêng Chăn hiện nay 6.2. Đóng góp mới về phương diện thực tiễn - Khẳng định mối quan hệ hữu cơ giữa truyền thống và hiện đại trong bản sắc văn hóa dân tộc Lào qua các đặc trưng cũng như các giá trị văn hóa của DSVHVT ở thủ đô Viêng Chăn. - Tổng hợp số liệu và thông tin quan trọng về DSVHVT để xác lập quỹ DSVHVT tại thủ đô Viêng Chăn. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án có kết cấu 4 chương, 12 tiết : Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DI SẢN VĂN HÓA VẬT THỂ 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về di sản văn hóa vật thể ở Lào Từ những năm 40 của thế kỷ trước đến nay, có nhiều công trình nghiên cứu về DSVHVT ở Lào của các tác giả trong và ngoài nước. Tiêu biểu là các công trình của các học giả Pháp như Paul Levy, Gendron,
- 6 Parmentier, Henry Devdier, G. Condominas… đã nghiên cứu rất công phu về nghệ thuật Lào, đặc biệt là nghệ thuật trong các công trình kiến trúc Phật giáo. Các tác giả Nguyễn Văn Vinh, Ngô Văn Doanh, Phạm Đức Dương, Trần Thị Lý, Huỳnh Ngọc Trảng, Phạm Thiệu Hương, Nguyễn Lệ Thi… nghiên cứu sâu về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, nghệ thuật tạo hình của Lào. Nhiều tác giả đã đặt nghệ thuật của Lào trong sự so sánh với nền nghệ thuật của Đông Nam Á và Châu Á hay lý giải yếu tố tạo nên đặc trưng nghệ thuật Lào. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Hội thảo bảo tồn di sản cùng với kỹ thuật và lịch sử Lào”, công trình “Tổ chức bảo vệ di sản trong khu vực” hay “Tái thiết và trùng tu”... bàn luận nhiều về vấn đề bảo tồn di sản, bảo vệ kiến trúc cổ được làm từ chất liệu đá, đất nung, gỗ của Châu Á, các công nghệ xử lý vật liệu và cách thức sử dụng các công cụ để xây dựng nên các di sản. Bài viết của Phadone Insaveang bàn về “DSVH cố đô Luổng Phạ Bàng với việc phát triển du lịch”. Dưới góc nhìn văn hóa học, tác giả nghiên cứu các DSVH cố đô Luổng Phạ Bàng nhằm khai thác những giá trị của nó để phục vụ cho du lịch một cách khoa học và hiệu quả. Trong công trình này tác giả đã nghiên cứu các DSVHVT và phi vật thể ở Luổng Phạ Bàng. Với DSVHVT, tác giả đã đi sâu phân tích các công trình kiến trúc có giá trị nghệ thuật đặc sắc như kiến trúc chùa tháp Phật giáo, đặc điểm chung trong kiến trúc chùa ở Luổng Phạ Bang, kiến trúc tháp tiêu biểu, nghệ thuật điêu khắc tượng Phật, kiến trúc kiểu Pháp, kiến trúc nhà cổ kiểu Lào… Luận án tiến sĩ “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản kiến trúc khu phố Pháp tại thành phố Xạ Vặn Nạ Kệt CHDCND Lào” Trường đại học kiến trúc Hà Nội của NCS Khamphouphet Vanivong. Luận án kết hợp giữa bảo tồn và phát huy giá trị di sản kiến trúc tại khu phố Pháp ở thành phố Xạ
- 7 Vặn Nạ Kệt theo hướng phát triển bền vững, bao gồm: khẳng định giá trị tiềm năng di sản kiến trúc tại khu phố Pháp thành phố Xạ Vặn Nạ Kệt. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về di sản văn hóa vật thể ở thủ đô Viêng Chăn Đã có nhiều công trình nghiên cứu về DSVHVT của thủ đô Viêng Chăn, góp phần làm sáng tỏ giá trị lịch sử, văn hóa của các di sản. Đặc biệt, nhóm nghiên cứu D. Hien, M. Barbetti và Th. Sayavongkhamdy đã cho ta thấy lịch sử lâu đời của Viêng Chăn trong các si sản khảo cổ học. Francis Engelmann, Vilaithong Keomanivong, Thongmy Duansakda nghiên cứu khá toàn diện về cả hai mặt giá trị vật thể và phi vật thể của DTLS-VH ở Viêng Chăn. Các tác giả cho thấy tầm quan trọng của các DSVH trong đời sống của người dân khi nó trở thành biểu tượng của Quốc gia Lào. Các tác giả Viêngphone Soukhavong, Thongmy Duansakda, Bunnam Phongbuapheuun, Chome Khathoumphom đã đi sâu nghiên cứu các công trình kiến trúc Phật giáo tiêu biểu của Viêng Chăn. Qua đó, các tác giả góp phần khẳng định thêm giá trị của nghệ thuật tạo hình trong các ngôi chùa Lào ở thủ đô Viêng Chăn. Tác giả Chayphet Sayarath nghiên cứu về sự phát triển của đô thị Viêng Chăn với các di sản kiến trúc và quy hoạch đô thị gắn liền với lịch sử. Tác giả cho thấy sự phát triển của thủ đô Viêng Chăn qua phân tích lịch sử và khảo cổ học, kiến trúc và thiết kế đô thị. Qua đó, các dấu vết trực tiếp cho thấy nguồn gốc và sự biến đổi của thành phố. Tác giả Anna Karlstrom có công trình “Preserving Impermanence, The Creation of Heritage in Vientiane, Laos” (Sự bảo tồn tạm thời, Sáng tạo di sản của Viêng Chăn, Lào) đã đề cập đến vấn đề di sản ở thủ đô Viêng Chăn. Tác giả cho rằng: “Di sản được định nghĩa là bao gồm các câu chuyện, địa điểm và sự vật. Nó là một di sản phức tạp và mơ hồ, bởi vì những câu chuyện là song song, định nghĩa và nhận thức về các địa điểm
- 8 là đa dạng và tranh cãi, và mọi thứ hội tụ xuất hiện thay đổi, tùy thuộc vào cách tiếp cận vật chất được sử dụng…”. Himmakone Manotham hoàn thành công trình “Thủ đô Viêng Chăn 450 năm, nguồn gốc thủ đô Viêng Chăn”. Tác giả mô tả sự thịnh vượng về văn hóa, như việc tạo dựng các di tích, đặc biệt là những ngôi đền cổ có ý nghĩa văn hóa quan trọng ở Viêng Chăn, tác giả đã chỉ ra một môi trường kinh tế xã hội giai đoạn 1983-1945, nơi DSVH Phật giáo đã được khôi phục cũng như việc xây dựng đường phố, văn phòng và các tòa nhà. Marc Askew, William S. Logan và Colin Long đã viết cuốn “Vientiane: Transformations of a Lào Làndscape” (Viêng Chăn: Sự chuyển đổi cảnh quan ở Lào). Nghiên cứu này cũng cho người đọc hiểu được việc kiến tạo tiền đô thị của Lào trong quá khứ, thường được miêu tả là một nước nông nghiệp không có quá trình đô thị hóa và có xu hướng bị ảnh hưởng nhất trong địa văn hóa Đông Nam Á. Danh sách kiến trúc lịch sử thành phố Viêng Chăn năm 1903 có 13 cấu trúc chủ yếu là “Vắt” (chùa), Thạt Luổng và một bộ sưu tập các hình ảnh Phật được chuyển từ chùa Xỉ Xạ Kệt sang nơi cư trú. Công trình “Các di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu của thủ đô Viêng Chăn với việc phát triển du lịch văn hóa Lào” của Lamphoune Thongdala đã tìm hiểu về các di tích lịch sử văn hoá tiêu biểu là chùa, tháp, đền và các di tích cách mạng kháng chiến tại thủ đô Viêng Chăn. thực trạng phát triển du lịch văn hóa tại các DTLS-VH ở thủ đô Viêng Chăn hiện nay. 1.1.3. Đánh giá chung và những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu 1.1.3.1. Đánh giá chung Thực tế nghiên cứu cho thấy các công trình nghiên cứu về DSVHVT đã có những kết quả cơ bản sau: - Hình thành cái nhìn tổng quan về DSVHVT ở nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào nói chung, ở Viêng Chăn nói riêng.
- 9 - Khẳng định quy mô và giá trị của hệ thống DSVH ở Lào nói chung, ở thủ đô Viêng Chăn nói riêng rất phong phú và đa dạng nhưng đậm nét riêng, gắn liền với hoàn cảnh lịch sử, điều kiện kinh tế - xã hội. Qua đó thể hiện sức sáng tạo của các bộ tộc Lào. - Chỉ rõ nhiệm vụ cấp thiết là bảo tồn và phát huy các giá trị DSVHVT cũng như văn hóa phi vật thể ở thủ đô Viêng Chăn trong thời kỳ phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện nay. Qua tổng quan tài liệu, NCS nhận thấy những khoảng trống trong nghiên cứu như sau: - Chưa đi sâu nghiên cứu DSVHVT ở thủ đô Viêng Chăn, chưa quan tâm đến sự phân loại và sắp xếp các di sản này theo một trật tự logic như một hệ thống hoàn chỉnh. - Chưa đi sâu nghiên cứu để chỉ rõ đặc điểm và giá trị của hệ thống DSVH ở thủ đô Viêng Chăn. - Chưa nghiên cứu yếu tố tác động, các vấn đề đặt ra, giải pháp khả thi để bảo tồn, phát huy các giá trị của hệ thống DSVHVT ở thủ đô Viêng Chăn, tiến tới xây dựng và phát triển bền vững đất nước. 1.1.3.2. Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu Luận án sẽ làm rõ cơ sở lý luận nghiên cứu DSVHVT ở thủ đô Viêng Chăn, nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay, từ góc nhìn Văn hóa học. Đó là làm rõ hệ thống khái niệm công cụ nghiên cứu; cơ sở phân loại di sản, vai trò của DSVH với phát triển. Luận án vận dụng cơ sở lý luận để khảo sát, nhận diện hiện trạng, đặc điểm và những giá trị văn hóa vật thể của thủ đô Viêng Chăn. Cùng với đó, luận án sẽ bàn về việc phát huy các giá trị DSVHVT của thủ đô Viêng Chăn đối với phát triển, hội nhập của thủ đô. 1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU 1.2.1. Các khái niệm cơ bản - Khái niệm di sản văn hóa và di sản văn hóa vật thể Năm 1989, UNESCO đã định nghĩa DSVH như sau: DSVH là tập hợp các biểu hiện vật thể - hoặc biểu tượng di sản quá khứ truyền lại cho mỗi
- 10 nền văn hóa, và do đó là của toàn thể nhân loại. Là một phần của việc khẳng định cũng như làm giàu thêm bản sắc văn hóa, một dạng di sản của nhân loại, DSVH mang lại những đặc điểm riêng cho mỗi địa danh cụ thể, và vì thế nó là nơi cất giữ kinh nghiệm của con người. Việc bảo tồn và giới thiệu những DSVH này là cốt lỗi của mọi chính sách văn hóa. Luật DSVH Việt Nam xác định DSVHVT: “là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm DTLS-VH, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia”. Luật Di sản quốc gia của Lào: Di sản văn hóa quốc gia là tài sản của nhà nước, cộng động hoặc cá nhân, có giá trị về văn hóa hay có giá trị về lịch sử, là chứng nhận về đất nước Lào, về tổ tiên nguồn gốc và sáng lập tổ quốc Lào, bao gồm những đồ cổ có giá trị cao về lịch sử nghệ thuật có từ 50 năm trở lên và địa điểm thiên nhiên cũng đều là di sản quốc gia. - Khái niệm giá trị và giá trị của di sản văn hóa vật thể Giá trị là một phạm trù triết học, chỉ sự đánh giá những thành quả lao động sáng tạo vật chất và tinh thần của con người. Nó có tác dụng định hướng, đánh giá và điều chỉnh các hoạt động của xã hội nhằm vươn tới cái đúng, cái tốt, cái đẹp, thúc đẩy sự tiến bộ xã hội. Giá trị gắn liền với nhu cầu con người. DSVHVT mang giá trị lịch sử tiêu biểu, giá trị khoa học, giá trị biểu tượng, giá trị thẩm mỹ. - Khái niệm bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa vật thể Theo Luật di sản quốc gia Lào, Bảo tồn di sản guốc gia nghĩa là giữ gìn giá trị, dấu vết, màu sắc văn hóa, lịch sử, thiên nhiên của di sản quốc gia không để suy yếu hay diệt vong. Phát huy giá trị DSVH mục đích là phục vụ cho sự tiến bộ của xã hội, cho sự phát triển bền vững và góp phần quan trọng trong việc giáo dục truyền thống yêu nước, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc đồng thời là nhịp cầu nối giao lưu với bạn bè quốc tế.
- 11 1.2.2. Phân loại di sản văn hóa vật thể Tùy theo góc độ của từng ngành khoa học, mà người ta có cách phân loại DSVHVT khác nhau. Hiện nay, các di sản/di tích văn hóa vật thể của thủ đô Viêng Chăn (và cũng như trên cả nước Lào) thường kết hợp giữa mục đích sử dụng, chủ thể quản lý, cách thức quản lý và bảo tồn. Trong thực tế, mỗi DSVHVT, ngoài phân loại theo mục đích sử dụng ra, thì không thể không có cơ quan chủ quản và cũng không thể không áp dụng cách thức quản lý và bảo tồn cụ thể được. 1.2.3. Vai trò của di sản văn hóa và di sản văn hóa vật thể đối với sự phát triển của địa phương/quốc gia Thứ nhất, DSVH là bộ phận quan trọng tạo nên môi trường văn hoá của các cộng đồng, dân tộc. Thứ hai, DSVH là yếu tố cơ bản tạo nên truyền thống văn hóa, là cốt lõi của bản sắc văn hóa dân tộc, cơ sở sáng tạo nên những giá trị văn hóa mới, cơ sở cho sự phát triển của văn hóa dân tộc trong giai đoạn tiếp theo. Thứ ba, DSVH là một bộ phận hợp thành nền tảng tinh thần xã hội, tạo lập nên động lực tinh thần của xã hội. Thứ tư, DSVH là tài sản vô giá, là nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Thứ năm, DSVH là cơ sở để giao lưu văn hóa trong nước và quốc tế. Chương 2 KHÁI QUÁT HIỆN TRẠNG DI SẢN VĂN HÓA VẬT THỂ Ở THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN 2.1. TỔNG QUAN VỀ DI SẢN VĂN HÓA VẬT THỂ Ở THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN Theo Danh sách về DSVH, lịch sử và thiên nhiên ở thủ đô Viêng Chăn của Cục Di sản, BTTVH&DL Lào. Viêng Chăn hiện có 56 di tích (tính theo tên gọi nguồn di sản), có 73 di tích với niên đại hơn 50 năm (tính theo loại hình di sản). Trong đó có 6 di tích được chính phủ và nhà nước Lào công nhận và xếp hạng di tích cấp Quốc gia
- 12 Theo danh sách kiểm kê của Cục Di sản, số lượng và loại hình các di tích lịch sử -văn hóa vật thể ở thủ đô Viêng Chăn có thể chia thành 8 loại sau đây : 1). Nhà kiểu Pháp: 2 di tích 2). Ngôi tháp: 7 di tích 3). Hang: 2 di tích 4). Tôn giáo (địa điểm): 21 di tích 5). Vùng cổ (địa điểm): 8 di tích 6). Di tích lịch sử: 13 di tích 7). Di tích phố cổ: 20 di tích 8). Khác: 1 di tích 2.2. DI TÍCH LỊCH SỬ TÔN GIÁO Riêng ở thủ đô Viêng Chăn có trên 513 chùa (vắt) chiếm một phần tư số lượng chùa của cả nước Lào. Những chùa, tháp tiêu biểu và được xếp hạng di tích cấp quốc gia như chùa Xỉ Xạ Kệt, chùa Hỏ Phạ Kẹo, chùa In Peng, chùa Ông Tự, chùa Xỉ Mường, tháp Thạt Luổng, Công viên Phật Xiêng Khuan, Tháp Thạt Luổng, Tháp Thạt Đăm… đều mang những dấu ấn không phai của truyền thống văn hóa, lịch sử dựng nước và giữ nước, đoàn kết và hòa hợp của nhân dân Lào. 2.3. DI TÍCH LỊCH SỬ KHẢO CỔ HỌC Di tích lịch sử khảo cổ học đã cho thấy phần nào lịch sử hình thành, biến đổi của thủ đô Viêng Chăn. Tuy chỉ phát lộ được một phần các công trình có quy mô và niên đại của các công trình kiến trúc cổ, các di chỉ khảo cổ học đã nói lên tiếng nói quý báu về lịch sử. Tại Viêng Chăn hiện nay có một số di tích lịch sử khảo cổ học được dành giá là nổi tiếng nhất ở thủ dô Viêng Chăn là: Khu thành cổ Viêng Chăn, Nhà Cột mốc Lạc Mường Viêng Chăn. 2.4. DI TÍCH LỊCH SỬ THỜI KỲ PHÁP THUỘC (1893-1954) Di tích lịch sử thời kỳ Pháp thuộc thể hiện một phần lịch sử phát triển của Viêng Chăn trong quá trình giao lưu văn hóa Lào – Pháp. Những
- 13 DSVH này đã góp phần tạo cho các di sản của Viêng Chăn thêm phong phú, đa dạng về thể loại, phong cách, chất liệu… Một số di tích lịch sử thời kỳ Pháp thuộc được dành giá là nổi tiếng nhất ở thủ dô Viêng Chăn gồm: Phủ Chủ tịch (Hỏ Khăm), Nhà Bảo tàng quốc gia Lào. 2.5. DI TÍCH LỊCH SỬ THỜI KỲ HIỆN ĐẠI (TỪ NĂM 1954 ĐẾN NAY) Trong thời kỳ hòa bình xây dựng đất nước, nhân dân Lào tiếp tục sáng tạo thêm những công trình kiến trúc có giá trị, đóng góp thêm cho hệ thống DSVHVT của thủ đô Viêng Chăn. Một số di tích lịch sử thời kỳ hiện đại được đánh giá cao ở thủ dô Viêng Chăn gồm: Khải Hoàn môn (Pa Tu Xay), Nhà văn hóa quốc gia Lào, Đài tưởng lưu niệm vua Phạ Ngừm, Đài tưởng lưu niệm vua A Nụ Vông, Khu lưu niệm Chủ tịch Cảy Xỏn Phôm Vi Hản, Khu lưu niệm Chủ tịch Xu Pha Nụ Vông. Chương 3 ĐẶC ĐIỂM VÀ GIÁ TRỊ CỦA DI SẢN VĂN HÓA VẬT THỂ Ở THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN 3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA DI SẢN VĂN HÓA VẬT THỂ 3.1.1. Cấu trúc ngôi chùa Các ngôi chùa cũng thường được xây dựng gần sông, suối, hồ. Những cổng chính của chùa Lào thường được mở về hướng Nam hoặc Bắc nghĩa là nhìn về hướng chảy xuôi của dòng sông hoặc là ngược dòng nước của sông. Các cổng của của chùa thường mở ra cả bốn hướng: Đông, Tây, Nam, Bắc nhưng cổng chính thường hướng Nam hoặc hướng Bắc. Chùa Lào nói chung hay chùa thủ đô Viêng Chăn nói riêng đều có những kiến trúc chính sau đây: Xỉm (Phật điện): là công trình kiến trúc hình chữ nhật nằm ở vị trí trung tâm của ngôi chùa, là kiến trúc chính của ngôi chùa. Hỏ Tay (thư viện): là công trình kiến trúc kiểu nhà sàn. Kụ Tị
- 14 (nơi để sư sãi ăn ở): là nhà sàn bằng gỗ lợp ngói, đầu hồi có máng nước. Hỏ Trạch: là một ngôi nhà rộng có 3 hoặc 5 gian, trong đó cũng có ban thờ Phật. Hỏ Coỏng (gác chuông, trống và mõ): là một kiến trúc tuy nhỏ nhưng được xây hai hoặc ba tầng. 3.1.2. Cấu trúc ngôi tháp Tháp ở Lào được chia thành hai loại. Những tháp lớn thường được xây riêng trên đồi cao hoặc một vị trí trung tâm của bản mường, nhưng gần đó là một ngôi chùa. Những ngôi tháp được xây dựng trong chùa thường là những ngôi tháp không lớn lắm. Ngôi tháp trong các chùa có thể là tháp Phật, tháp chứa tro của vị sư trụ trì hoặc chứa tro của những người có công dựng nên ngôi chùa đó. Các tháp trong chùa Lào thường được xây thành ba bộ phận chân, thân và đỉnh tháp. Chân tháp có thể có bình đồ tròn hoặc vuông và chân tháp cũng qui định thân sẽ được xây thuôn hay tròn. 3.1.3. Các công trình kiến trúc kiểu Pháp Kiến trúc kiểu Pháp được du nhập vào Đông Dương với chủ trương xây dựng đô thị theo kiểu châu Âu, có quy hoạch và thiết kế đã làm thay đổi mô hình đô thị kiểu cũ. Tiếp theo là sự thay đổi trong nguyên liệu xây dựng: Những nguyên liệu quen dùng trước đó như tre, nứa, lá, gỗ, ngói không còn được sử dụng nhiều nữa, người ta biết tới xi-măng, cốt thép. Các di sản kiến trúc Pháp ở Viêng Chăn không chỉ có giá trị sử dụng mà còn có giá trị văn hoá, lịch sử, thẩm mỹ... tô thêm vẻ đẹp cho cố đô nằm trong thung lũng với những phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, xen lẫn với nhà sàn truyền thống ngàn năm của dân tộc Lào. 3.2. GIÁ TRỊ CỦA DI SẢN VĂN HÓA VẬT THỂ 3.2.1. Giá trị lịch sử Những di sản văn hóa vật thể trên đất Viêng Chăn cho thấy bề dày lịch sử của mảnh đất này. Hay nói cách khác, di sản văn hóa là chứng nhân, chứng tích cho những sáng tạo, những sự kiện, những hiện tượng lịch sử của Viêng Chăn và cũng là của dân tộc Lào. Trước tiên, hệ thống DSVH
- 15 đó cho thấy người Viêng Chăn còn gìn giữ cho tới tận ngày nay một trong số những mảnh vụn của nền văn minh Mon-Khơme cổ đại. Những di chỉ đã được tìm thấy với nhiều hiện vật quý giá đã khẳng định quá trình lịch sử từ xa xưa của đất nước Lào. Nó cũng cho thấy dân tộc Lào đã lao động cần cù, sáng tạo, hòa hợp với thiên nhiên để không ngừng phát triển. Các di sản là chùa, tháp cho thấy sự quan tâm đến Phật giáo của các triều vua ở thế kỷ XVI khiến Phật giáo vô cùng hưng thịnh. Những công trình, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước, gắn với thân thế và sự nghiệp của các anh hùng dân tộc, danh nhân đất nước; gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu của các thời kỳ cách mạng, kháng chiến cho thấy lịch sử cách mạng, quả trình giành và giữ độc lập dân tộc, phá triển đất nước Lào trong thời kỷ XX. 3.2.2. Giá trị khoa học Hệ thống DSVHVT cho thấy những hiểu biết của người dân Lào về vật liệu xây dựng. Người dân đã biết sự dụng những vật liệu sẵn có trong tự nhiên để tạo tác nên những công trình kỳ vĩ, tồn tại vững chắc qua thời gian. Đó chính là những tri thức của người dân về thế giới xung quanh mình. Ngoài ra, kỹ thuật xây dựng của người Lào xưa cũng mang lại cho các nhà nghiên cứu nhiều ngạc nhiên về trì thức của họ. Họ đã biết kết hợp nhần nhuyễn nhiều nguyên liệu khác nhau để hình thành nên những di sản đó. Vì dụ như sự kết hợp giữa chất liệu gỗ với kim loại quý, hay sự pha trộn các kim loại theo tỷ lệ như thế nào để đúc được những chiếc chuông lớn, có âm thanh trong và vang xa ở những ngôi chùa... Những công trình có quy mô lớn, vươn lên trên cao cũng thể hiện rõ trình độ của người thờ Lào xưa. 3.2.3. Giá trị giáo dục Hcác ngôi chùa hiện hữu thể hiện rõ nét nhất dấu ấn của văn hóa Phật ở Lào. Đây cũng là điểm đến của nhiều sinh viên đang học các nghề thủ công truyền thống của Lào.
- 16 Các di tích lịch sử có giá trị giáo dục ghi nhớ công ơn của các anh hùng vô danh trong lịch sử dân tộc. Nhà bảo tàng quốc gia Lào cũng như Khu di tích tưởng niệm Chủ tịch Cay Xỏn Phôm Vi Hản ở thủ đô Viêng Chăn đều là những địa chỉ có giá trị giáo dục quan trọng. Một mặt, thông qua hiện vật trưng bày, nhằm giáo dục ý thức về lòng tự hào dân tộc, ý thức tự chủ, gìn giữ, bảo tồn và phát huy lòng yêu nước. Mặt khác lại giáo dục ý thức của người dân về trách nhiệm gìn giữ DSVH dân tộc trong bối cảnh giao lưu, hội nhập khu vực và toàn cầu hóa hiện nay. 3.2.4. Giá trị thẩm mỹ Nghệ thuật trang trí ở các chùa ở Viêng Chăn hiện nay rất phong phú. Thông thường các phù điêu đều có hình đức Phật, con người và khung cảnh núi rừng với nhiều cỏ cây, hoa lá. Hình ảnh các con vật cũng rất phổ biến trong trang trí chùa Viêng Chăn. Trong khi xây dựng các ngôi chùa, các nghệ nhân Lào cũng chú ý đến nghệ thuật chạm khắc, đặc biệt là chạm khắc gỗ được thực hiện khá công phu và mang những nét độc đáo riêng của Lào. Các phần được chạm khắc rất tinh xảo trong chùa là các cánh cửa chùa, các cốn (Khén Nang), các bộ kèo và nhiều chi tiết khác. 3.2.5. Giá trị bản sắc văn hóa Lào Bản sắc văn hóa được thể hiện ở hệ thống DSVHVT của Viêng Chăn phản ánh ý thức về nguồn cội, kiểu tư duy, cách sáng tạo khoa học, nghệ thuật, lối sống, phong tục tập quán, lễ nghi, tín ngưỡng… của các bộ tộc Lào trong tiến trình lịch sử và văn hóa. Bản sắc văn hóa của Lào còn thể hiện rõ nét trong các biểu tượng lưu giữ trong các DSVHVT của Viêng Chăn. Chính hệ thống biểu tượng trong các DSVH này đã cho thấy quy định về ứng xử của con người và làm cho cộng đồng có thể giao tiếp với nhau, liên kết họ thành một cộng đồng riêng biệt. 3.2.6. Giá trị văn hóa tâm linh Là đất nước lấy đạo Phật làm quốc đạo, nên các di tích văn hóa vật thể ở thủ đô Viêng Chăn cũng luôn phản ánh rõ nét và toát lên sức sống của
- 17 những yếu tố đặc trưng của văn hóa Phật giáo. Chùa Lào thể hiện sự linh thiêng và là biểu tượng hòa bình, độ lượng. Văn hoá Phật giáo với những kiến trúc chùa tháp đã góp phần hình thành nên những con người Lào chân thành, yêu văn hóa văn nghệ và sống thân thiện. Song, trong hệ thống DSVHVT này, NCS cũng nhận thấy dấu vết của những tín ngưỡng cổ xưa, vốn rất phổ biến ở vùng Đông Nam Á nói chung và lào nói riêng như tín ngưỡng thờ nước, tín ngưỡng thờ tổ tiên, thờ thành loàng làng, tín ngưỡng phồn thực... 3.2.7. Giá trị kinh tế Các DSVHVT ở thủ đô Viêng Chăn còn có giá trị kinh tế to lớn, góp phần đáng phát triển ngành du lịch, tăng ngân sách và nâng cao sức tăng trưởng kinh tế của thủ đô. Viêng Chăn có nhiều ngôi chùa nổi tiếng. Tuy các chùa không thu phí tham quan, song chùa tháp và các lễ hội ở đây luôn là điểm nhấn, lôi cuốn và thu hút du khách du lịch từ các nước trên thế giới đến với Lào. Đây cũng là những địa điểm lý tưởng để người dân thủ đô giới thiệu với du khách, đối tác kinh tế trong và ngoài nước các món ăn truyền thống, sản phẩm thủ công mỹ nghệ được người Lào chế tác tinh xảo... Từ đó góp phần thúc đẩy các ngành nghề khác của Viêng Chăn nói riêng, của Lào nói chung phát triển hơn. Chương 4 BÀN LUẬN VỀ DI SẢN VĂN HÓA VẬT THỂ Ở THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN HIỆN NAY 4.1. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN DI SẢN VĂN HÓA VẬT THỂ Ở THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN HIỆN NAY 4.1.1. Những thuận lợi và khó khăn trong bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể ở thủ đô Viêng Chăn - Những thuận lợi: Công tác tu bổ tôn tạo ở thủ đô Viêng Chăn trong thời gian qua đã làm thay đổi đáng kể bộ mặt của DSVHVT. Nhiều di sản
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Văn Hóa học: Văn hóa vùng biển đảo Quảng Ninh (qua nghiên cứu các lễ hội truyền thống)
260 p | 252 | 58
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Văn hóa Thiền tông trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay
310 p | 186 | 53
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Sinh hoạt văn hóa Quan họ làng (qua trường hợp làng Quan họ Viêm Xá)
176 p | 157 | 33
-
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Văn hóa học: Biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
24 p | 199 | 27
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Bản địa hóa Đức mẹ Maria tại Việt Nam
229 p | 83 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Diễn ngôn về giới trên truyền thông sau đổi mới
234 p | 37 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Sự dung hợp giữa phật giáo Bắc Tông với tín ngưỡng dân gian ở tỉnh Tiền Giang
255 p | 41 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Hát Xoan Phú Thọ trong bối cảnh di sản hóa ở Việt Nam
293 p | 49 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Không gian sáng tạo trong đời sống văn hóa đô thị (qua nghiên cứu một số không gian sáng tạo tại Hà Nội)
174 p | 27 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Văn hóa đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 2015 - 2020 qua nghiên cứu kênh VTV4 - Đài Truyền hình Việt Nam
242 p | 17 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Văn hóa trầm hương Việt Nam
221 p | 17 | 8
-
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Văn hóa học: Biến đổi của diễn xướng nghi lễ lên đồng (qua nghiên cứu trường hợp tỉnh Nam Định)
27 p | 96 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn Hóa học: Văn hóa vùng biển đảo Quảng Ninh (qua nghiên cứu các lễ hội truyền thống)
28 p | 109 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Biến đổi văn hóa làng ở Bắc Ninh hiện nay (qua trường hợp làng Đại Lâm, xã Tam Đa, huyện Yên Phong và làng Bất Lự, xã Hoàn Sơn, huyện Tiên Du)
192 p | 11 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa: Hệ thống thẩm mĩ trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ
163 p | 24 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Chợ Tiền Giang từ góc nhìn văn hóa học
26 p | 9 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Văn hóa trầm hương Việt Nam
27 p | 8 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Biến đổi văn hóa làng ở Bắc Ninh hiện nay (qua trường hợp làng Đại Lâm, xã Tam Đa, huyện Yên Phong và làng Bất Lự, xã Hoàn Sơn, huyện Tiên Du)
27 p | 7 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn