intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Việt Nam học: Đô thị Nam Định - Quá trình hình thành, thực trạng và khuynh hướng biến đổi

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:268

46
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu xác định những đặc trưng chủ yếu và khuynh hướng biến đổi của đô thị Nam Định trong suốt quá trình hình thành và phát triển; đề xuất giải pháp góp phần thực hiện chủ trương xây dựng thành phố Nam Định trở thành trung tâm đồng bằng nam sông Hồng. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Việt Nam học: Đô thị Nam Định - Quá trình hình thành, thực trạng và khuynh hướng biến đổi

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN VIỆT NAM HỌC VÀ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN Vũ Đại An ĐÔ THỊ NAM ĐỊNH: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, THỰC TRẠNG VÀ KHUYNH HƯỚNG BIẾN ĐỔI LUẬN ÁN TIẾN SĨ VIỆT NAM HỌC HÀ NỘI - 2020
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN VIỆT NAM HỌC VÀ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN Vũ Đại An ĐÔ THỊ NAM ĐỊNH: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, THỰC TRẠNG VÀ KHUYNH HƯỚNG BIẾN ĐỔI Chuyên ngành: Việt Nam học Mã số: 62220113 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VIỆT NAM HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. GS.TS. Nguyễn Quang Ngọc 2. TS. Vũ Kim Chi XÁC NHẬN NCS ĐÃ CHỈNH SỬA THEO QUYẾT NGHỊ CỦA HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN ÁN Chủ tịch hội đồng đánh giá Người hướng dẫn khoa học Luận án Tiến sĩ GS.TS. Phạm Hồng Tung GS.TS. Nguyễn Quang Ngọc HÀ NỘI - 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả của luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Những số liệu trong bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá đƣợc thu thập từ các nguồn khác nhau, có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về lời cam đoan này. Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Tác giả Vũ Đại An
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án này, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Nguyễn Quang Ngọc, TS Vũ Kim Chi, thầy cô không chỉ hƣớng dẫn khoa học mà còn luôn động viên, khuyến khích tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới tập thể giảng viên, cán bộ của Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giúp đỡ tôi về chuyên môn trong quá trình tôi làm Nghiên cứu sinh. Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ, ngƣời dân Nam Định đã cung cấp tài liệu và tạo điều kiện để tôi có thể hoàn thành luận án này. Cuối cùng, xin gửi lời tri ân tới gia đình, bè bạn, những ngƣời luôn bên cạnh động viên, khích lệ, sẻ chia, gánh vác công việc để tôi có thể hoàn thành nhiệm vụ khoa học của mình. Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất của tôi! Tác giả Vũ Đại An
  5. MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................. 4 DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, BẢN ĐỒ, HÌNH ẢNH ................................... 5 MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 7 Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU, LỊCH SỬ VẤN ĐỀ, CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................... 12 1.1. Tổng quan địa bàn thành phố Nam Định ........................................................... 12 1.1.1. Vị trí địa lý và sự thay đổi hành chính ..................................................... 12 1.1.2. Điều kiện tự nhiên, địa hình ..................................................................... 16 1.1.3. Đánh giá chung về thành phố Nam Định hiện nay .................................. 19 1.2. Nguồn tƣ liệu ..................................................................................................... 20 1.2.1. Nguồn tư liệu lưu trữ ................................................................................ 20 1.2.2. Thư tịch và các công trình nghiên cứu ..................................................... 22 1.2.3. Nguồn tư liệu ảnh, bản đồ ........................................................................ 23 1.2.4. Nguồn tư liệu điền dã tại thành phố Nam Định ....................................... 23 1.3. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................ 24 1.3.1. Các công trình nghiên cứu chung về hệ thống đô thị ở Việt Nam ........... 24 1.3.2. Những nghiên cứu về thành phố Nam Định trước năm 1945 .................. 27 1.3.3. Những công trình nghiên cứu về thành phố Nam Định từ 1945 đến nay... 29 1.4. Cơ sở lý thuyết, cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu .............................. 34 1.4.1. Một số khái niệm và lý thuyết nghiên cứu ................................................ 34 1.4.2. Phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật phân tích, xử lý số liệu ................. 42 1.5. Tiểu kết .............................................................................................................. 47 Chƣơng 2. KHÁI LƢỢC QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH ĐẾN NĂM 1986.......................................................... 49 2.1. Diện mạo đô thị Nam Định trƣớc thời Pháp thuộc ............................................ 49 2.1.1. Sự ra đời của đô thị Nam Định ................................................................ 49 2.1.2. Kinh tế ...................................................................................................... 52 2.1.3. Dân cư - Xã hội - Văn hóa ...................................................................... 58 1
  6. 2.2. Thành phố Nam Định dƣới thời Pháp thuộc ...................................................... 61 2.2.1. Quy hoạch và kiến thiết cơ sở hạ tầng đô thị ........................................... 61 2.2.2. Kinh tế ...................................................................................................... 68 2.2.3. Dân cư - Xã hội - Văn hóa ....................................................................... 75 2.3. Thành phố Nam Định giai đoạn 1945 - 1986 .................................................... 77 2.3.1. Quy hoạch, kiến thiết thành phố............................................................... 77 2.3.2. Kinh tế ...................................................................................................... 81 2.3.3. Dân cư - Xã hội - Văn hóa ....................................................................... 87 2.4. Tiểu kết .............................................................................................................. 90 Chƣơng 3. THỰC TRẠNG THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH GIAI ĐOẠN 1986 - 2018 ......................................................................................... 92 3.1. Thành phố Nam Định giai đoạn (1986-1996).................................................... 92 3.1.1. Quản lý xây dựng đô thị ........................................................................... 92 3.1.2. Kinh tế ...................................................................................................... 95 3.1.3. Dân cư - Xã hội - Văn hóa ..................................................................... 102 3.2. Thành phố Nam Định giai đoạn 1997-2018 .................................................... 104 3.2.1. Quản lý xây dựng đô thị ........................................................................ 104 3.2.2. Kinh tế .................................................................................................... 112 3.2.3. Dân cư - Xã hội - Văn hóa ..................................................................... 124 3.3. Tiểu kết ............................................................................................................ 139 Chƣơng 4. ĐẶC ĐIỂM VÀ KHUYNH HƢỚNG BIẾN ĐỔI CỦA ĐÔ THỊ NAM ĐỊNH ............................................................................................................ 141 4.1. Bối cảnh trong nƣớc và quốc tế ....................................................................... 141 4.1.1. Các yếu tố quốc tế và khu vực ................................................................ 141 4.1.2. Các yếu tố trong nước ............................................................................ 142 4.2. Đặc điểm, vai trò của thành phố Nam Định trong mối liên kết vùng. Những cơ hội và thách thức trên con đƣờng phát triển .......................................... 144 4.2.1. Đặc điểm, vai trò của thành phố Nam Định trong mối liên kết vùng .... 144 4.2.2. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức .............................. 152 2
  7. 4.3. Dự báo khuynh hƣớng biến đổi thành phố Nam Định..................................... 156 4.3.1. Định hướng xây dựng và phát triển thành phố Nam Định..................... 156 4.3.2. Dự báo và đánh giá khuynh hướng biến đổi thành phố Nam Định ....... 160 4.4. Đề xuất một số giải pháp phát triển thành phố Nam Định .............................. 165 4.4.1. Nhóm giải pháp chung ........................................................................... 165 4.4.2. Nhóm giải pháp cụ thể ........................................................................... 174 4.5. Tiểu kết ............................................................................................................ 180 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 182 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ............................................................................... 186 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 187 PHỤ LỤC 3
  8. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CNH - HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội FDI Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (Foreign Direct Investment) GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product) GS Giáo sƣ GRDP Tổng sản phẩm trên địa bàn (Gross Regional Domestic Product) HĐND Hội đồng nhân dân HTX Hợp tác xã KCN Khu công nghiệp KHXH&NV Khoa học xã hội và nhân văn LATS Luận án tiến sĩ Nxb Nhà xuất bản ODA Hỗ trợ phát triển (Official Development Assistance) PGS Phó giáo sƣ PPP Mô hình hợp tác công - tƣ (Public Private Partnership) QL Quốc lộ TBCN Tƣ bản chủ nghĩa TK Thế kỷ THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TL Tỉnh lộ TNHH Trách nhiệm hữu hạn TS Tiến sĩ TTLTQG Trung tâm lƣu trữ Quốc gia UBND Ủy ban nhân dân XHCN Xã hội chủ nghĩa 4
  9. DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, BẢN ĐỒ, HÌNH ẢNH I. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Bản đồ hành chính thành phố Nam Định.................................................. 15 Hình 1.2. Hệ thống sông hồ và địa hình thành phố Nam Định................................. 17 Hình 2.1. Bản đồ thành phố Nam Định cuối thế kỷ XIX ......................................... 51 Hình 2.2. Bản đồ Thành phố Nam Định 1924 .......................................................... 64 Hình 3.1. Phân khu chức năng thành phố Nam Định ............................................. 105 Hình 3.2. Sơ đồ cấu trúc thành phố Nam Định ....................................................... 109 Hình 3.3. Mật độ dân cƣ tại thành phố Nam Định.................................................. 125 Hình 4.1. Sơ đồ giao thông thành phố Nam Định .................................................. 153 Hình 4.2. Sơ đồ dự kiến điều chỉnh mở rộng ranh giới hành chính thành phố Nam Định ............................................................................................... 163 II. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Diện tích đồn điền của ngƣời Pháp lập tại thành phố Nam Định ............. 73 Bảng 2.2. Phát triển nông nghiệp thành phố Nam Định giai đoạn 1960-1962 ......... 85 Bảng 3.1. Giá trị tổng sản lƣợng công nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Nam Định (Giá so sánh 1994) .................................................................................. 97 Bảng 3.2. Diện tích trồng trọt thành phố Nam Định giai đoạn 1991 - 1995 .......... 101 Bảng 3.3. Dân số trung bình và số nhân khẩu nông nghiệp thành phố Nam Định giai đoạn 1991 – 1996 ............................................................................................. 102 Bảng 3.4. Tăng trƣởng và cơ cấu kinh tế giai đoạn 2000 - 2015 ............................ 113 Bảng 3.5. Quy mô và tăng trƣởng công nghiệp thành phố Nam Định giai đoạn 2000 - 2015 ............................................................................................. 114 Bảng 3.6. Số lƣợng các công ty sản xuất tại 2 KCN thành phố Nam Định ............ 116 Bảng 3.7. Một số chỉ tiêu ngành thƣơng mại dịch vụ ............................................. 118 Bảng 3.8. Giá trị sản xuất nông - lâm - ngƣ nghiệp giai đoạn 2010-2015 ............. 122 Bảng 3.9. Thống kê dân số thành phố Nam Định năm 1999, 2009, 2019 .............. 124 5
  10. Bảng 3.10. Tốc độ tăng/giảm dân số thành phố Nam Định qua hai cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 và 2019 .............................. 126 Bảng 3.11. Lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân ........................... 128 Bảng 3.12. Lao động trong ngành công nghiệp thành phố Nam Định giai đoạn 2000 - 2018 ............................................................................................. 129 Bảng 3.13. Phân bố lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế trên địa bàn thành phố Nam Định giai đoạn 2010-2016 ......................................... 130 III. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Diễn biến dân số của thành phố Nam Định giai đoạn 1954-1976 ....... 88 Biểu đồ 3.1. Tổng sản lƣợng lƣơng thực thành phố giai đoạn 1990-1995 ............. 100 Biểu đồ 3.2. Quy mô lao động các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn thành phố Nam Định tại thời điểm năm 2017......................................................... 115 Biểu đồ 4.1. Số sinh viên tuyển sinh tại các trƣờng trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học giai đoạn 2010 - 2019............................................................. 148 6
  11. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Năm 2016 dân số đô thị toàn cầu là hơn 4 tỷ ngƣời, chiếm 54,3% dân số thế giới. Dự báo đến năm 2030 dân số đô thị sẽ tăng lên 5 tỷ ngƣời, chiếm 61% dân số thế giới. Đô thị hóa đang và sẽ diễn ra nhanh chóng nhất ở các nƣớc đang phát triển. Tốc độ tăng dân số trung bình là 2,3% mỗi năm trong giai đoạn 2000-2030, đƣa tỷ lệ dân số đô thị của các nƣớc đang phát triển từ 42% năm 2003 tăng lên 57% năm 2030 [131]. Các khu vực đô thị ngày càng đóng vai trò quan trọng trong tăng trƣởng. Quá trình đô thị hoá sẽ góp phần làm tăng năng suất lao động và tăng trƣởng kinh tế nhờ hiệu ứng tập trung, chẳng hạn nhƣ thị trƣờng lao động sẽ có quy mô lớn hơn và hoạt động hiệu quả hơn, chi phí giao dịch thấp hơn và tri thức đƣợc lan tỏa dễ dàng hơn. Ở Việt Nam, từ khi thực hiện đổi mới đất nƣớc vào năm 1986, dân số đô thị bắt đầu tăng nhanh. Quá trình đô thị hóa nhanh chóng là một điểm nhấn quan trọng trong quá trình phát triển của Việt Nam trong những thập kỷ qua. Nếu nhƣ năm 1991, Việt Nam có tổng số 458 đô thị thì tính đến tháng 5/2019, cả nƣớc có 833 đô thị, bao gồm 2 đô thị loại đặc biệt là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, 20 đô thị loại I, 29 đô thị loại II, 45 đô thị loại III, 85 đô thị loại IV và 652 đô thị loại V, tỉ lệ đô thị hóa đạt 38,5% [147]. Dân số đô thị hiện nay là 33.122.548 ngƣời, chiếm 34,4% tổng dân số cả nƣớc. Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm khu vực đô thị giai đoạn 2009 - 2019 là 2,64%/năm, gấp hơn hai lần tỷ lệ tăng dân số bình quân năm của cả nƣớc và gấp sáu lần so với tỷ lệ tăng dân số bình quân năm khu vực nông thôn cùng giai đoạn [78]. Thành phố Nam Định là một đô thị loại I trực thuộc tỉnh Nam Định. N m tại vị trí trung tâm nam đồng b ng sông Hồng, Nam Định đã sớm trở thành một trung tâm chính trị, văn hóa ngay từ thế kỷ XIII. Năm 1262, với sự kiện vua Trần Thánh Tông cho xây dựng phủ Thiên Trƣờng đã đặt dấu mốc đầu tiên cho một đô thị Nam Định sau này. Trải qua suốt chiều dài lịch sử với nhiều sự phát triển thăng trầm, 7
  12. vùng đất này đã nhiều lần đổi tên nhƣ Thiên Trƣờng, Vị Hoàng, Sơn Nam rồi Trấn Nam Định vào năm 1822, tỉnh Nam Định năm 1831. Sang thế kỷ XX, với sự kiện Toàn quyền Đông dƣơng ra nghị định Nam Định trở thành thành phố cấp III vào ngày 17/10/1921 đã là cột mốc đánh dấu Nam Định trở thành một đô thị hiện đại, một thành phố với sự phát triển về công thƣơng nghiệp vƣợt trội so với xung quanh. Trong những giai đoạn tiếp theo, với một bề dày truyền thống và vai trò quan trọng trong lịch sử, quá trình thay đổi địa giới hành chính, Nam Định luôn luôn trở thành tỉnh lỵ của các tỉnh hợp nhất nhƣ Nam Hà (1965), Hà Nam Ninh (1976), rồi tỉnh Nam Hà (1992) và tỉnh Nam Định từ 1996 đến nay. Có thể nói, bắt đầu từ hành cung Tức Mặc – Thiên Trƣờng đến Vị Hoàng rồi đến thành phố Nam Định hiện nay là một quá trình vận động, chuyển biến theo thời gian để phát huy một cách có hiệu quả những lợi thế mà Nam Định đã và đang nắm giữ. Tính hiệu quả ở đây chính là sự phát triển của một đô thị đã đƣợc khẳng định với những thành tựu vừa là nơi hội tụ vừa có sức lan tỏa cả về văn hóa, kinh tế và chính trị. Tuy nhiên, bƣớc sang thời kỳ hội nhập mạnh mẽ nhƣ hiện nay, thành phố Nam Định sẽ làm cách nào để tiếp tục khẳng định vị thế đó. Những lợi thế để làm nên một trung tâm chính trị nhƣ Thiên Trƣờng hay trung tâm kinh tế nhƣ Vị Hoàng và thành Nam vào đầu thế kỷ XX có còn là nguồn lực phát triển đô thị Nam Định hiện nay không và thành phố Nam Định sẽ phát huy những tiềm lực đó nhƣ thế nào. Từ việc nghiên cứu này, trên cơ sở tìm hiểu và đánh giá quá trình phát triển của đô thị Nam Định trong lịch sử sẽ góp phần cho các nhà quản lý và hoạch định chính sách có nhận thức đúng đắn và toàn diện hơn về tiềm năng và thế mạnh của Nam Định. Với mong muốn đóng góp vào việc giải quyết một vần đề cấp bách của thực tiễn hiện nay, nghiên cứu sinh chọn tên đề tài “Đô thị Nam Định: Quá trình hình thành, thực trạng và khuynh hướng biến đổi” làm chủ đề nghiên cứu của luận án tiến sĩ chuyên ngành Việt Nam học. 8
  13. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ của luận án 2.1. Mục tiêu - Nghiên cứu xác định những đặc trƣng chủ yếu và khuynh hƣớng biến đổi của đô thị Nam Định trong suốt quá trình hình thành và phát triển. - Đề xuất giải pháp góp phần thực hiện chủ trƣơng xây dựng thành phố Nam Định trở thành trung tâm đồng b ng nam sông Hồng. 2.2. Nhiệm vụ - Hệ thống hóa và xác định cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu quá trình hình thành, thực trạng và xu hƣớng biến đổi của thành phố Nam Định. - Khái quát quá trình hình thành và phát triển của thành phố Nam Định trong chặng đƣờng lịch sử từ TK XIII cho đến năm 2018. - Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng và khuynh hƣớng biến đổi của thành phố Nam Định. - Tƣ vấn, phản biện chính sách và chiến lƣợc phát triển thành phố Nam Định trong bối cảnh hiện nay. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là quá trình phát triển với tƣ cách là một không gian lịch sử, văn hóa, kinh tế, xã hội của thành phố Nam Định theo các phƣơng diện chủ yếu nhƣ: thể chế; đô thị; hoạt động kinh tế, xã hội, văn hóa. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Giới hạn về không gian: phạm vi nghiên cứu của luận án là địa bàn thành phố Nam Định hiện nay, bao gồm các xã ngoại thành, phƣờng nội thành và một số vùng lân cận. - Về thời gian: Khung thời gian nghiên cứu của luận án bao gồm thành phố Nam Định từ giai đoạn hình thành cho đến năm 2018. Đô thị Nam Định bắt đầu hình thành từ thế kỷ XIII rồi trở thành đô thị hiện đại vào năm 1921. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chƣa có tiêu chí đánh giá hoặc phân loại đô thị Việt Nam qua các thời kỳ. Đối với đô thị cổ, do hạn chế về nguồn tƣ liệu thống kê nên cho đến nay có rất ít công trình nghiên cứu cấu trúc đô thị cổ Việt Nam dựa trên những phân tích thực nghiệm mang tính chất hệ thống mà đa số là đánh giá đặc 9
  14. điểm và chức năng của các đô thị. Đối với tiêu chí đánh giá đô thị hiện nay, mặc dù Luật Quy hoạch đô thị đã xây dựng hệ thống tiêu chí để xếp loại đô thị song có thể thấy một số tiêu chí về cơ sở hạ tầng, kiến trúc cảnh quan còn mang nhiều định tính mà chƣa cụ thể. Điều đó lại càng khó khăn hơn khi áp dụng hệ thống tiêu chí hiện nay để quy chiếu lại các giai đoạn trƣớc vì sự không đồng nhất về nguồn tƣ liệu. Chính vì vậy luận án chỉ tập trung đánh giá về đô thị Nam Định dựa trên 3 tiêu chí chủ yếu là quy hoạch, kiến thiết đô thị; Kinh tế; Văn hóa – Xã hội – Kinh tế. Trong đó, từng giai đoạn lịch sử sẽ tập trung giải quyết một số vấn đề sau: + Giai đoạn thành phố Nam Định dƣới thời phong kiến cho đến năm 1945: Trình bày khái lƣợc lịch sử hình thành và biến đổi của thành phố Nam Định với tƣ cách là một đô thị trung đại và cận đại ở hạ châu thổ sông Hồng; Giai đoạn 1945 đến 1986: Đánh giá khái quát tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Nam Định vừa kế thừa các tiềm lực truyền thống vừa có những bƣớc phát triển trong điều kiện lịch sử mới. + Giai đoạn 1986 đến 2018: Trên cơ sở các tiêu chuẩn của phân loại đô thị do Bộ Xây dựng ban hành đánh giá mức độ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Nam Định. Phân tích thực trạng và đánh giá vai trò, vị trí của Nam Định trong mối liên kết với các địa phƣơng trong tỉnh và khu vực đồng b ng nam sông Hồng. Từ đó đề xuất giải pháp phù hợp với xu hƣớng biến đổi của Nam Định trong giai đoạn tới. 4. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Xây dựng cơ sở lý luận với những tiêu chí cụ thể để làm căn cứ đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển thành phố Nam Định. - Góp phần tái hiện lại không gian lịch sử văn hóa thành phố Nam Định với những đặc trƣng của một đô thị trung tâm vùng duyên hải châu thổ sông Hồng. - Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cung cấp cho các nhà quản lý, hoạch định chính sách có thêm một góc nhìn về giá trị truyền thống, thực trạng và xu hƣớng biến đổi của thành phố Nam Định. Qua đó có thể đƣa ra chính sách quy hoạch phát triển thành phố Nam Định trong thời gian tới. - Luận án góp phần nghiên cứu về thành phố Nam Định b ng phƣơng pháp liên ngành theo hƣớng tiếp cận khu vực học. Nội dung luận án và hệ thống tƣ liệu tham khảo đƣợc sƣu tầm trong quá trình nghiên cứu sẽ là nguồn tài liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu và giảng dạy chuyên ngành Việt Nam học, đô thị học, lịch sử đô thị... 10
  15. 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 5.1. m t u n Luận án làm r một số vấn đề lý luận cơ bản về quá trình hình thành và phát triển đô thị, phƣơng pháp đánh giá, phân loại vai trò, vị trí, tầm quan trọng của thành phố Nam Định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định nói riêng và vùng Nam đồng b ng sông Hồng nói chung, khẳng định các yếu tố ảnh hƣởng tới phát triển và phát huy vai trò của thành phố Nam Định trong cả tiến trình phát triển lịch sử của mình. Góp phần bổ sung cơ sở lý luận và thực tiễn cho phƣơng pháp nghiên cứu khu vực học hiện đại, đánh giá thực trạng phát triển và khuynh hƣớng biến đổi các đô thị trong bối cảnh hiện nay. 5. . m t thực ti n Khái quát bức tranh tổng thể về quá trình hình thành, sự ra đời và phát triển của thành phố Nam Định từ thế kỷ XIII đến nay, trong đó có đánh giá mức độ CNH, HĐH và đô thị hóa của thành phố Nam Định sau hơn 30 năm đổi mới (giai đoạn từ 1986 đến 2018) với các tiêu chí trong lĩnh vực kinh tế, xã hội. Đặc biệt là phân tích tiềm lực và những nguyên nhân phát triển của thành phố Nam Định từ thời phong kiến cho đến thời Pháp thuộc, luận án sẽ phân tích những ƣu điểm, tồn tại và hạn chế trong sự phát triển của thành phố Nam Định trong bối cảnh hiện nay. Từ đó nhận định khuynh hƣớng phát triển, đề xuất các giải pháp tăng cƣờng phát huy các tiềm lực s n có góp phần cho sự phát triển của thành phố Nam Định trong tƣơng lai. 6. t cấu của luận n Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án bao gồm 4 chƣơng nhƣ sau: Chƣơng 1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu, lịch sử vấn đề, cơ sở lí thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu. Chƣơng 2. Khái lƣợc quá trình hình thành và phát triển thành phố Nam Định đến năm 1986. Chƣơng 3. Thực trạng thành phố Nam Định giai đoạn 1986 – 2018. Chƣơng 4. Đặc điểm và khuynh hƣớng biến đổi của đô thị Nam Định. 11
  16. CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU, LỊCH SỬ VẤN ĐỀ, CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan địa bàn thành phố Nam Định 1.1.1. Vị trí địa lý và sự thay đổi hành chính Thành phố Nam Định có vị trí địa lý phía đông giáp tỉnh Thái Bình và các huyện Nam Trực, Mỹ Lộc; phía tây giáp các huyện Vụ Bản, Mỹ Lộc; phía nam giáp các huyện Vụ Bản, Nam Trực; phía bắc giáp huyện Mỹ Lộc. Thời Hùng Vƣơng, vùng đất này là bộ Lục Hải; thời Hán thuộc quận Giao Chỉ. Các sách Tân biên Nam Định tỉnh địa dư chí lược của Khiếu Năng Tĩnh và Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn cho biết sang tới thời Lý, vùng đất này thuộc lộ Hải Thanh. Đến đời Trần Thái Tông đổi tên là Thiên Thanh. Năm 1262, vua Trần Thánh Tông đổi tên Thiên Thanh thành Thiên Trƣờng. Khu vực thành phố Nam Định hiện nay với hai cung điện Trùng Quang và Trùng Hoa là thủ phủ của phủ Thiên Trƣờng, đƣợc coi là kinh đô thứ hai của vƣơng triều Trần bên cạnh kinh đô Thăng Long. Thời thuộc Minh, vùng đất này thuộc huyện Mỹ Lộc của phủ Phụng Hóa (phủ Thiên Trƣờng đổi ra). Thời vua Lê Thái Tổ thuộc Nam đạo, đến năm 1466 đặt làm Thiên Trƣờng thừa tuyên, năm 1469 gọi là Sơn Nam thừa tuyên. Thời Hồng Đức gọi là xứ Sơn Nam; thời Tây Sơn nơi đây là thủ phủ của trấn Sơn Nam hạ. Năm Minh Mệnh thứ 3 (1822) đổi tên là trấn Nam Định. Trong suốt giai đoạn thế kỷ XVIII-XIX, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, khu vực thành phố Nam Định chính là lỵ sở của trấn Sơn Nam Hạ. Năm Minh Mệnh thứ 13 (1832), huyện Mỹ Lộc đƣợc tách làm 2 là huyện Thƣợng Nguyên và huyện Mỹ Lộc thuộc phủ Thiên Trƣờng (thời Tự Đức gọi là phủ Xuân Trƣờng) tỉnh Nam Định. Thành phố Nam Định hiện nay là một phần đất của cả hai huyện Thƣợng Nguyên và Mỹ Lộc. Thời gian này, huyện Mỹ Lộc có 7 tổng (Đệ Nhất, Nhƣ Thức, Mỹ Trọng, Kim Lũ, Cảo Môn, Đông Mặc, Ngũ Trang), địa phận thành phố Nam Định gồm các tổng Đông Mặc, Mỹ Trọng và một phần các tổng Đệ Nhất, Nhƣ Thức, Cao Đài. Huyện Thƣợng Nguyên gồm 5 tổng (Cổ Viễn, Cao Đƣờng, Đồng Phù, Hƣ Tả, Bách Tính); địa phận thành phố Nam Định gồm có tổng Đồng Phù và một phần tổng Cao Đƣờng. 12
  17. Sách Nam Định địa dư chí mục lục của Nguyễn Ôn Ngọc cho biết vào cuối TK XIX, khu vực thành phố Nam Định luôn trong cảnh thuyền bè chật bến, buôn bán tấp nập chỉ sau Hà Nội. Lúc này thành phố Nam Định có tổng cộng 12 phố là: Vị Xuyên, Vĩnh Lại, Đô Xá, Đồng Lạc, Hai Cơ, Cửa Bắc, Vĩnh Ninh, Yên Lạc, Đông Thành, Tả Trƣờng, Định Tĩnh, Năng Tĩnh. Sau khi chiếm đƣợc thành phố Nam Định, thực dân Pháp gấp rút xây dựng các cơ sở kinh tế công thƣơng nghiệp. Chính vì vậy, Nam Định nhanh chóng trở thành một trung tâm công nghiệp lớn của Bắc Kỳ nói riêng, toàn xứ Đông Dƣơng nói chung. Trên cơ sở đó, ngày 17/10/1921, Toàn quyền Đông Dƣơng ra Nghị định thành lập thành phố Nam Định đƣợc hƣởng quy chế thành phố cấp III. Sau Cách mạng tháng 8/1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quy định trong Sắc lệnh số 77 ngày 21/12/1945, Nam Định là thành phố đặt dƣới quyền cấp kỳ (Bắc Bộ) và là đơn vị hành chính tƣơng đƣơng và tồn tại song song với tỉnh Nam Định. Ngày 24/1/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Lâm thời nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tiếp tục ký sắc lệnh số 11 về việc tổ chức chính quyền nhân dân tại các thị xã lớn. Theo nhƣ tinh thần của sắc lệnh mới thì thành phố Nam Định đƣợc gọi là thị xã Nam Định và trực thuộc sự quản lý của tỉnh Nam Định và tƣơng đƣơng với các huyện khác trong tỉnh. Tới năm 1950, sáp nhập 4 xã Lộc An, Mỹ Xá, Lộc Hoà, Lộc Hạ của huyện Mỹ Lộc vào Thị xã Nam Định Ngày 3/9/1957 Phủ Thủ tƣớng đã ban hành nghị định số 405/ TTg sáp nhập thành phố Nam Định vào tỉnh Nam Định và đặt Ủy ban hành chính thành phố Nam Định trực thuộc sự chỉ đạo của Ủy ban hành chính tỉnh Nam Định [109]. Ngày 8/8/1964, chuyển 5 xã: Lộc An, Lộc Hạ, Lộc Hòa, Lộc Vƣợng, Mỹ Xá về huyện Mỹ Lộc quản lý. Năm 1965, hai tỉnh Hà Nam và Nam Định sáp nhập thành tỉnh Nam Hà, thành phố Nam Định trở thành tỉnh lỵ tỉnh Nam Hà. Ngày 13/6/1967, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 76/CP về việc sáp nhập toàn bộ huyện Mỹ Lộc vào thành phố Nam Định. 13
  18. Năm 1975, hai tỉnh Nam Hà và Ninh Bình sáp nhập thành tỉnh Hà Nam Ninh, thành phố Nam Định là tỉnh lỵ tỉnh Hà Nam Ninh, gồm 10 phƣờng: Cửa Bắc, Năng Tĩnh, Nguyễn Du, Phan Đình Phùng, Quang Trung, Trần Đăng Ninh, Trần Hƣng Đạo, Trần Tế Xƣơng, Trƣờng Thi, Vị Xuyên và 15 xã: Lộc An, Lộc Hạ, Lộc Hòa, Lộc Vƣợng, Mỹ Hòa, Mỹ Hƣng, Mỹ Phúc, Mỹ Tân, Mỹ Thắng, Mỹ Thành, Mỹ Thịnh, Mỹ Thuận, Mỹ Tiến, Mỹ Trung, Mỹ Xá. Ngày 27/4/1977, sáp nhập 9 xã: Mỹ Thịnh, Mỹ Thuận, Mỹ Tiến, Mỹ Thành, Mỹ Hà, Mỹ Thắng, Mỹ Phúc, Mỹ Hƣng, Mỹ Trung vào huyện Bình Lục. Ngày 12/1/1984, sáp nhập 2 xã Mỹ Trung và Mỹ Phúc thuộc huyện Bình Lục vào thành phố Nam Định. Năm 1985, phƣờng Trƣờng Thi đƣợc chia thành hai phƣờng là Trƣờng Thi và Văn Miếu; phƣờng Năng Tĩnh thành hai phƣờng Ngô Quyền và Năng Tĩnh; phƣờng Cửa Bắc chia thành Cửa Bắc và Bà Triệu; phƣờng Vị Xuyên thành Vị Xuyên và Vị Hoàng; phƣờng Trần Tế Xƣơng thành Hạ Long và Trần Tế Xƣơng. Tháng 8/1991, tỉnh Hà Nam Ninh tách thành hai tỉnh là Nam Hà và Ninh Bình, thành phố Nam Định là tỉnh lỵ của tỉnh Nam Hà. Tháng 11/1996, tỉnh Nam Hà lại tách thành hai tỉnh Nam Định và Hà Nam, thành phố Nam Định tiếp tục là tỉnh lỵ của Nam Định. Cùng với sự chia tách giữa hai tỉnh Nam Định và Hà Nam thì đồng thời chuyển 7 xã Mỹ Thuận, Mỹ Tiến, Mỹ Hà, Mỹ Thịnh, Mỹ Thành, Mỹ Thắng, Mỹ Hƣng thuộc huyện Bình Lục về thành phố Nam Định quản lý. Ngày 2/1/1997, tiếp tục sáp nhập hai xã Nam Vân và Nam Phong của huyện Nam Ninh vào thành phố Nam Định. Thành phố Nam Định lúc này có diện tích tự nhiên 6.760 ha, dân số 263.600 ngƣời, đƣợc chia thành 25 phƣờng, xã. Ngày 26/2/1997, Chính phủ lại tách 11 xã: Mỹ Trung, Mỹ Hƣng, Mỹ Hà, Mỹ Thắng, Mỹ Thịnh, Mỹ Tiến, Mỹ Thuận, Mỹ Thành, Mỹ Tân, Lộc Hòa để tái lập huyện Mỹ Lộc. Thành phố Nam Định sau khi điều chỉnh địa giới hành chính còn lại 3.887,02 ha diện tích tự nhiên, dân số 232.640 ngƣời, đƣợc chia thành 15 phƣờng, 6 xã. Ngày 6/9/1997, chuyển xã Lộc Hòa của huyện Mỹ Lộc vào thành phố Nam Định. Thành phố Nam Định có 4.545,14 ha diện tích tự nhiên, dân số 240.784 14
  19. ngƣời, gồm 15 phƣờng: Hạ Long, Trần Tế Xƣơng, Vị Xuyên, Vị Hoàng, Phan Đình Phùng, Nguyễn Du, Quang Trung, Ngô Quyền, Bà Triệu, Năng Tĩnh, Cửa Bắc, Trần Hƣng Đạo, Trƣờng Thi, Văn Miêu, Trần Đăng Ninh và 7 xã: Nam Vân, Nam Phong, Lộc Vƣợng, Lộc Hạ, Mỹ Xá, Lộc An và Lộc Hoà. Ngày 29/9/1998, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định công nhận thành phố Nam Định là đô thị loại II. Ngày 9/1/2004, thành lập phƣờng Lộc Vƣợng trên cơ sở xã Lộc Vƣợng; thành lập phƣờng Lộc Hạ trên cơ sở xã Lộc Hạ; thành lập phƣờng Thống Nhất trên cơ sở một phần đất của các xã Lộc Vƣợng, xã Lộc Hạ, phƣờng Quang Trung và Vị Hoàng; thành lập phƣờng Cửa Nam trên cơ sở một phần diện tích đất của xã Nam Phong và xã Nam Vân; thành lập phƣờng Trần Quang Khải trên cơ sở một phần diện tích đất của phƣờng Năng Tĩnh. Thành phố Nam Định có 20 phƣờng và 5 xã. Ngày 28/11/2011, Thủ tƣớng Chính phủ công nhận thành phố Nam Định là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Nam Định. Ngày 16/7/2019, chuyển 2 xã Lộc Hòa và Mỹ Xá thành 2 phƣờng. Thành phố Nam Định có 22 phƣờng và 3 xã với tổng diện tích 4.641 ha nhƣ hiện nay. Hình 1.1. Bản đồ hành chính thành phố Nam Định (Nguồn: UBND thành phố Nam Định) 15
  20. 1.1. . Đi u kiện tự nhiên, địa hình Tỉnh Nam Định n m giữa hai con sông Hồng và sông Đáy. Tính chất châu thổ của vùng hạ với những đặc điểm dốc tự nhiên trong tỉnh Nam Định khiến cho sông Hồng tại đây phải phân ra nhiều chi lƣu để có thể thoát nƣớc nhanh ra biển, trong đó quan trọng nhất là sông Nam Định (sông Đào), rồi đến sông Ninh Cơ. Sông Đào là sông vận chuyển nƣớc thứ 3 của sông Hồng sau trạm Sơn Tây. Nhƣ thế có nghĩa là tỉnh Nam Định chịu sức ép rất lớn của nƣớc sông Hồng và thuỷ triều biển Đông. Điều này cũng cắt nghĩa tầm quan trọng của hệ thống đê sông, đê biển và các dòng sông chi chít trong nội đồng. Hệ thống sông ngòi đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong tiến trình lịch sử của tỉnh Nam Định nói chung và thành phố Nam Định nói riêng. Không chỉ đóng vai trò cung cấp phù sa mà còn cung cấp nƣớc phục vụ tƣới tiêu và giao thông đƣờng thuỷ. Hơn nữa, với vị trí gần sông giáp biển, Nam Định có nhiều điều kiện để phát huy lợi thế kiểm soát vùng cửa sông duyên hải, cửa ngõ của đất nƣớc. Khu vực thành phố Nam Định hiện nay n m sát sông Hồng (sông Thái Bình) và đƣợc bao bọc bởi hai con sông là sông Đào (sông Nam Định) và sông Vĩnh Giang. Sông Hồng và ngã ba Tuần Vƣờng có thể coi là cửa ng đƣờng thuỷ vào Nam Định, có ý nghĩa to lớn không chỉ về quốc phòng mà còn cả trên lĩnh vực kinh tế. Bên cạnh dòng chảy chính, sông Hồng và hệ thống chi lƣu ch ng chịt đã sản sinh ra một khu vực đất đai phì nhiêu không chỉ cấu tạo nên hình hài của Nam Định nhƣ hiện nay mà còn là một trọng những yếu tố hình thành nên lịch sử, văn hiến của cả vùng hạ lƣu này. Sông Vị Hoàng không phải là con sông dài và cũng không trực tiếp đổ ra biển, song lại có vị thế đặc biệt quan trọng. Sách Hoàng Việt nhất thống dư địa chí đã viết: “Cửa Liêu nhƣ yết hầu, Vị Hoàng nhƣ then chốt” [26, tr. 450] để nói lên vai trò quan trọng của dòng sông này đối với Nam Định. Với hai điểm đầu và cuối đều là ngã ba giữa hai con sông lớn là sông Hồng và sông Đáy. Vào thế kỷ XVII-XVIII, sông Vị Hoàng án ngữ tuyến đƣờng thủy từ biển vào Thăng Long, từ miền đất phía nam với phố Hiến, Thăng Long. Đây cũng là tuyến đƣờng chiến lƣợc cho các cuộc 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2