intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Việt Nam học: Nguồn nhân lực nữ trong du lịch cộng đồng tại tỉnh Thái Nguyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:255

6
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của nghiên cứu "Nguồn nhân lực nữ trong du lịch cộng đồng tại tỉnh Thái Nguyên" này là góp phần lấp được khoảng trống nghiên cứu lý thuyết liên quan đến nguồn nhân lực nữ trong du lịch cộng đồng, tập trung vào các khía cạnh chính bao gồm vai trò, năng lực, sự tham gia và các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của nguồn nhân lực nữ trong du lịch cộng đồng dưới góc độ Việt Nam học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Việt Nam học: Nguồn nhân lực nữ trong du lịch cộng đồng tại tỉnh Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN VIỆT NAM HỌC VÀ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN PHẠM THỊ NHẠN NGUỒN NHÂN LỰC NỮ TRONG DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN ÁN TIẾN SĨ VIỆT NAM HỌC Hà Nội - 2024
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN VIỆT NAM HỌC VÀ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN PHẠM THỊ NHẠN NGUỒN NHÂN LỰC NỮ TRONG DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Việt Nam học Mã số: 9310630.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VIỆT NAM HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: Cán bộ hướng dẫn chính: PGS.TS. Nguyễn Thị Việt Thanh Cán bộ hướng dẫn phụ: TS. Vũ Kim Chi Hà Nội - 2024
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi, tác giả của đề tài Luận án, cam kết rằng đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Tất cả các nội dung nghiên cứu và kết quả trình bày trong đề tài Luận án này là trung thực, tuân thủ các chuẩn mực đạo đức nghiên cứu khoa học và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào trước đây. Tất cả các tài liệu và số liệu sử dụng trong đề tài Luận án đã được trích dẫn đầy đủ và rõ ràng về nguồn và tác giả. Những sự hỗ trợ, đóng góp của các cá nhân và tập thể trong quá trình thực hiện đề tài Luận án đã được ghi nhận và cám ơn. Hà Nội, ngày tháng năm 2024 Nghiên cứu sinh Phạm Thị Nhạn
  4. LỜI CẢM ƠN Sau thời gian học tập và tiến hành triển khai nghiên cứu thuộc Chương trình đào tạo Tiến sĩ chuyên ngành Việt Nam học tại Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển - Đại học Quốc gia Hà Nội, tôi đã hoàn thành đề tài Luận án này. Công trình nghiên cứu khoa học này được hoàn thành không chỉ do công sức của bản thân nghiên cứu sinh mà còn có sự giúp đỡ, hỗ trợ tận tình, hiệu quả của nhiều cá nhân và tập thể. Trước hết, nghiên cứu sinh xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến tập thể cán bộ hướng dẫn, PGS.TS. Nguyễn Thị Việt Thanh và TS. Vũ Kim Chi đã trực tiếp hướng dẫn tác giả thực hiện đề tài Luận án. Các Cô đã dành cho tôi nhiều thời gian, tâm sức và sự kiên nhẫn, đóng góp nhiều ý kiến, nhận xét quý báu, chỉnh sửa từ những chi tiết nhỏ nhất trong đề tài Luận án, giúp đề tài Luận án được hoàn thiện hơn về nội dung và hình thức. Các Cô cũng đã luôn quan tâm, động viên, nhắc nhở kịp thời để đề tài Luận án được hoàn thành đúng tiến độ. Tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng đến Quý Thầy, Cô tại Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển đã cung cấp, chỉ dạy những kiến thức chuyên môn quý báu và dành cho tôi sự quan tâm, động viên trong suốt thời gian theo học tại Viện; Quý Thày, Cô Phòng Khoa học công nghệ và Đào Tạo, Phòng Nghiên cứu khoa học phát triển và các phòng ban liên quan đã luôn nhiệt tình, chu đáo hỗ trợ tôi trong việc hoàn tất các quy trình, thủ tục chuyên môn, hành chính trước và trong quá trình thực hiện Luận án; Ban Giám đốc Học viện Phụ nữ Việt Nam, Ban Chủ nhiệm và các Đồng nghiệp Khoa Quản trị Kinh doanh, Bộ môn Du lịch luôn động viên, tạo điều kiện để tôi hoàn thành chương trình học và Luận án tiến sĩ. Để thực hiện thành công khảo sát thực địa từ tháng 2 năm 2020 đến tháng 8 năm 2022, tôi đã nhận được sự hợp tác, giúp đỡ, hỗ trợ của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến Lãnh đạo và các chuyên viên Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên; Phòng Văn hóa và thông tin thành phố Thái Nguyên; Trung tâm văn hóa, Thể thao và truyền thông thành phố Phổ Yên, thành phố Sông Công; Phòng văn hóa, thông tin huyện Đại Từ, huyện Võ Nhai , huyện
  5. Định hóa, huyện Phú Lương, huyện Đồng Hỷ, huyện Phú Bình; Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch Thái Nguyên đã luôn nhiệt tình cung cấp các thông tin và hỗ trợ trong quá trình thực hiện điều tra khảo sát thực tế. Trân trọng cám ơn các chuyên gia, doanh nghiệp và người dân đã tham gia các cuộc khảo sát. Trân trọng cám ơn cá nhân ThS. Trần Đăng Minh, Phó chủ tịch UBND huyện Đại Từ phụ trách lĩnh vực Văn hóa, Y tế, Giáo dục; ThS. Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Đại Từ; Ông Nguyễn Đức Tâm, Phó trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Đại Từ; Ông Nguyễn Quang Hải, Chuyên viên phụ trách công tác Du lịch, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Đại Từ….. đã dành thời gian tham gia phỏng vấn sâu và đóng góp ý kiến quan trọng trong quá trình tác giả luận án thực hiện khảo sát tại địa phương. Đặc biệt, xin trân trọng cám ơn ThS. Trịnh Thị Tuyết và ThS. Lương Thị Hát, Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch đã phối hợp, giúp đỡ triển khai cuộc khảo sát tại các điểm du lịch cộng đồng của tỉnh Thái Nguyên. Xin cám ơn gia đình, người thân đã luôn thông cảm, chia sẻ và tạo động lực cho tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài Luận án. Hà Nội, ngày tháng năm 2024 Nghiên cứu sinh Phạm Thị Nhạn
  6. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa của từ viết tắt BĐG Bình đẳng giới DLCĐ Du lịch cộng đồng EFA Exploratoty Factor Analysis (Phân tích nhân tố khám phá) HTX Hợp tác xã HVPNVN Học viện Phụ nữ Việt Nam KSAP Knowledge - Skill - Attitude - Practice (Kiến thức - Kỹ năng - Thái độ - Thực hành) MOA Motivation - Opportunity - Ability (Động lực - Cơ hội - Năng lực) LĐN Lao động nữ NNL Nguồn nhân lực NNLN Nguồn nhân lực nữ SWOT Strengths - Weaknesses - Opportunities - Threats (Điểm mạnh – Điểm yếu - Cơ hội- Thách thức) TCDL Tổng cục Du lịch TDMNBB Trung du miền núi Bắc bộ UBND Uỷ ban nhân dân UNWTO United Nations World Tourism Organization (Tổ chức Du lịch Thế giới) WHO World Health Organisation (Tổ chức y tế Thế giới)
  7. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 8 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................8 2. Mục đích nghiên cứu....................................................................................13 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................13 4. Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................14 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................14 6. Tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ..........................................................15 7. Những đóng góp mới của luận án ................................................................17 8. Ý nghĩa khoa học của đề tài luận án ............................................................18 9. Nội dung và kết cấu của luận án ..................................................................19 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC NỮ TRONG DU LỊCH CỘNG ĐỒNG .................................................................................... 22 1.1. Khái quát về du lịch cộng đồng ...................................................................22 1.1.1. Khái niệm du lịch.............................................................................................. 22 1.1.2. Khái niệm du lịch cộng đồng........................................................................... 25 1.1.3. Thực trạng và tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng ................................ 27 1.2. Khái quát về nguồn nhân lực nữ trong du lịch cộng đồng ..........................35 1.2.1. Khái niệm nguồn nhân lực .............................................................................. 35 1.2.2. Khái niệm nguồn nhân lực du lịch.................................................................. 38 1.2.3. Khái niệm nguồn nhân lực nữ ......................................................................... 40 1.2.4. Khái niệm nguồn nhân lực nữ trong du lịch cộng đồng ............................... 44 1.2.5. Đặc điểm của nguồn nhân lực nữ trong du lịch cộng đồng ......................... 46 1.2.6. Sự tham gia của nguồn nhân lực nữ trong du lịch cộng đồng..................... 49 1.3. Xác định khoảng trống nghiên cứu .............................................................57 Tiểu kết Chương 1 ................................................................................................................. 60 Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................. 61 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .......................................................................61 2.1.1.Không gian phát triển của tỉnh Thái Nguyên ................................................. 61 2.1.2. Khái quát về các điểm du lịch cộng đồng khảo sát....................................... 68 2.2. Tiếp cận và phương pháp luận nghiên cứu ..................................................72 1
  8. 2.2.1. Tiếp cận nghiên cứu ......................................................................................... 72 2.2.2. Phương pháp luận nghiên cứu ........................................................................ 75 2.3. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu ...............................................................82 2.3.1. Mô hình đánh giá năng lực của nguồn nhân lực nữ trong du lịch cộng đồng ... 82 2.3.2. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự tham gia của nguồn nhân lực nữ trong du lịch cộng đồng ............................................................ 85 2.4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................94 2.4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu......................................................................... 94 2.4.2. Xác định thông tin, dữ liệu nghiên cứu và nội dung chi tiết của bảng hỏi/phiếu hướng dẫn phỏng vấn sâu ......................................................................... 99 2.4.3. Phương pháp phân tích dữ liệu..................................................................... 107 Tiểu kết Chương 2 ............................................................................................................... 111 Chương 3. THỰC TRẠNG VAI TRÒ, NĂNG LỰC CỦA NGUỒN NHÂN LỰC NỮ TRONG DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI THÁI NGUYÊN .................................. 113 3.1. Nguồn nhân lực nữ trong du lịch cộng đồng tại Thái Nguyên ..................113 3.2. Vai trò của nguồn nhân lực nữ trong du lịch cộng đồng theo quan điểm chuyên gia ……………………………………………………………………...116 3.3. Ngành nghề chính của nguồn nhân lực nữ tham gia du lịch cộng đồng…………………………………………………………………………..117 3.4. Đánh giá năng lực của nguồn nhân lực nữ trong hoạt động du lịch cộng đồng tại Thái Nguyên .......................................................................................118 3.4.1. Mô tả mẫu khảo sát ........................................................................................ 118 3.4.2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA)…………………………..123 3.4.3. Kết quả đánh giá năng lực của nguồn nhân lực nữ trong du lịch cộng đồng………………………………………………………………………………………..133 Tiểu kết Chương 3 ............................................................................................................... 139 Chương 4. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ THAM GIA CỦA NGUỒN NHÂN LỰC NỮ TRONG DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI THÁI NGUYÊN ....... 141 4.1. Đánh giá mức độ tham gia của nguồn nhân lực nữ trong du lịch cộng đồng .......141 4.2. Kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tham gia của nguồn nhân lực nữ trong du lịch cộng đồng ...............................................................................143 2
  9. 4.2.1. Mô hình nghiên cứu điều chỉnh các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tham gia của nguồn nhân lực nữ trong du lịch cộng đồng ............................................ 143 4.2.2. Giả thuyết nghiên cứu điều chỉnh ................................................................. 150 4.2.3. Kết quả phân tích hồi quy .............................................................................. 151 4.2.4. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ........................................................... 157 4.3. Kết quả khảo sát nguồn nhân lực nữ về khó khăn, hạn chế trong hoạt động du lịch cộng đồng .............................................................................................158 4.3.1. Đánh giá những khó khăn, hạn chế trong hoạt động du lịch cộng đồng 158 4.3.2. Ý kiến đề xuất của nguồn nhân lực nữ trong hoạt động du lịch cộng đồng 159 4.3.3. Kết quả phỏng vấn các bên liên quan về hoạt động du lịch cộng đồng .... 160 4.4. Phân tích Điểm mạnh - Điểm yếu - Cơ hội - Thách thức (SWOT) ...........171 Tiểu kết Chương 4 ............................................................................................................... 174 Chương 5. HÀM Ý CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NỮ TRONG DU LỊCH CỘNG ĐỒNG ................................................................................. 175 5.1. Các căn cứ đề xuất giải pháp phát triển nguồn nhân lực nữ trong du lịch cộng đồng tại tỉnh Thái Nguyên .......................................................................175 5.1.1. Quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với nguồn nhân lực nữ ................................................................................................................ 175 5.1.2. Quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển du lịch ............................................................................................................. 176 5.1.3. Mục tiêu phát triển bền vững, trao quyền cho phụ nữ và bình đẳng giới. 177 5.2. Các hàm ý chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ trong hoạt động du lịch cộng đồng .........................................................................................................180 5.2.1. Nâng cao năng lực nguồn nhân lực nữ trong du lịch cộng đồng .............. 180 5.2.2. Hàm ý chính sách phát triển cơ sở hạ tầng và tài nguyên du lịch............. 199 5.2.3. Hàm ý chính sách phát triển du lịch cộng đồng ......................................... 201 5.2.4. Hàm ý chính sách giải quyết khó khăn của nguồn nhân lực nữ trong du lịch cộng đồng................................................................................................................... 202 Tiểu kết Chương 5 ............................................................................................................... 203 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 204 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 209 3
  10. DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN.............................................................................................................................. 228 PHỤ LỤC ..................................................................................................................................... 4
  11. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Đặc điểm cơ bản của các điểm du lịch cộng đồng thực hiện khảo sát ................ 69 Bảng 2.2. Nhiệm vụ, thông tin, phương pháp, đối tượng và địa điểm nghiên cứu ........... 100 Bảng 2.3. Nội dung các mục hỏi chính của công cụ khảo sát, mã hoá và nguồn .............. 103 Bảng 3.1. Kết quả khảo sát về ngành nghề chính của phụ nữ tham gia du lịch cộng đồng .............................................................................................................................. 118 Bảng 3.2. Đặc điểm mẫu khảo sát nguồn nhân lực nữ tham gia du lịch cộng đồng (N=657)................................................................................................................ 121 Bảng 3.3. Quy mô mẫu khảo sát tại các điểm du lịch cộng đồng....................................... 122 Bảng 3.4. Kết quả trích xuất nhân tố với 64 biến đo lường lần 1 của EFA ....................... 125 Bảng 3.5. Danh mục các biến số bị loại bỏ sau các vòng phân tích nhân tố...................... 127 Bảng 3.6. Hệ số tải nhân tố và Cronbach Alpha .................................................................. 129 Bảng 3.7. Kết quả phân tích nhân tố khám phá đối với định kiến giới .............................. 133 Bảng 3.8. Năng lực của nguồn nhân lực nữ trong du lịch cộng đồng ................................ 134 Bảng 3.9. Khoảng cách năng lực so với yêu cầu trong du lịch cộng đồng ........................ 136 Bảng 4.1. Mức độ tham gia của nguồn nhân lực nữ trong du lịch cộng đồng ................... 141 Bảng 4.2. Kết quả đánh giá các cơ hội phát triển du lịch cộng đồng.................................. 146 Bảng 4.3. Kết quả đánh giá động lực tham gia du lịch cộng đồng......................................148 Bảng 4.4. Kết quả thống kê mô tả quan điểm về giới của phụ nữ ...................................... 149 Bảng 4.5. Kết quả thống kê tần suất quan điểm về giới của phụ nữ................................... 149 Bảng 4.6. Giả thuyết nghiên cứu sau khi phân tích nhân tố khám phá .............................. 150 Bảng 4.7. Kết quả phân tích hồi quy tương quan................................................................. 153 Bảng 4.8. Kết quả phân tích hồi quy tác động điều tiết của định kiến giới đối với sự tham gia ................................................................................................................................. 154 Bảng 4.9. Kết quả kiểm định tác động của các nhân tố đến sự tham gia của nguồn nhân lực nữ trong du lịch cộng đồng.................................................................................................... 157 Bảng 4.10. Kết quả khảo sát về những vấn đề khó khăn của phụ nữ khi tham gia hoạt động du lịch cộng đồng (826 ý kiến).............................................................................................. 159 5
  12. Bảng 4.11. Tổng hợp ý kiến đề xuất của nguồn nhân lực nữ trong hoạt động .................. 160 Bảng 4.12. Tổng hợp ý kiến phỏng vấn các bên liên quan về hoạt động du lịch cộng đồng .............................................................................................................................. 170 Bảng 4.13. Phân tích Điểm mạnh-Điểm yếu-Cơ hội-Thách thức ...................................... 172 Bảng 5.1. Tóm tắt các hàm ý chính sách nâng cao năng lực nguồn nhân lực nữ trong du lịch cộng đồng .................................................................................................................. 194 6
  13. DANH MỤC HÌNH Hình 1. Khung nghiên cứu tổng quát của đề tài luận án ....................................................... 16 Hình 2.1. Bản đồ tỉnh Thái Nguyên........................................................................................ 61 Hình 2.2. Hiện trạng khách du lịch đến vùng TDMNBB năm 2019 ................................... 67 Hình 2.3. Khung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tham gia của nguồn nhân lực nữ trong du lịch cộng đồng ............................................................................................... 93 Hình 3.1. Số lao động trong các hoạt động du lịch cộng đồng phân theo giới tính........... 114 Hình 3.2. Tỷ lệ nữ tham gia vào các hoạt động du lịch cộng đồng .................................... 115 Hình 3.3. Ý kiến chuyên gia về vị trí của nguồn nhân lực trong du lịch cộng đồng ......... 116 Hình 3.4. Ý kiến chuyên gia về tầm quan trọng của nguồn nhân lực nữ trong du lịch cộng đồng......................................................................................................................................... 117 Hình 3.5. Khoảng cách năng lực so với yêu cầu trong du lịch cộng đồng......................... 138 Hình 4.1. Khung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tham gia của nguồn nhân lực nữ trong du lịch cộng đồng đã điều chỉnh……………………………………….144 Hình 4.2. Kết quả đánh giá các cơ hội phát triển du lịch cộng đồng………………..147 Hình 4.3. Kết quả phân tích hồi quy tương quan giữa các nhân tố và sự tham gia của phụ nữ trong du lịch cộng đồng.................................................................................................... 156 7
  14. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nguồn nhân lực là tổng hòa các nhân tố về thể lực và trí lực của lực lượng lao động, được các chủ thể sử dụng để sản xuất ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần phục vụ cho nhu cầu hiện tại và tương lai của mọi xã hội. Về khía cạnh trí lực, chất lượng của nguồn nhân lực được thể hiện ở mức độ kiến thức, kỹ năng, thái độ và kinh nghiệm làm việc của người lao động trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ tại các vị trí việc làm của họ. Chính vì vậy, việc phát triển nguồn nhân lực, trong đó có nguồn nhân lực nữ luôn được xem là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển các nguồn lực cho phát triển xã hội nói chung và các phát triển ngành kinh tế, trong đó có du lịch. Hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam, phát triển du lịch cộng đồng nổi lên như một trong những xu thế phát triển du lịch cùng với xu hướng nâng cao tính trải nghiệm về bản sắc văn hóa truyền thống của cộng đồng tại điểm đến, đặc biệt cộng đồng dân tộc thiểu số, cộng đồng ở vùng sâu, vùng xa nơi còn bảo tồn được tính hoang sơ của thiên nhiên. Theo The Gleaner (2015), “Một thế hệ khách du lịch mới đang tìm kiếm những trải nghiệm ý nghĩa trong kỳ nghỉ của họ liên kết không chỉ với mặt trời, biển và cát, mà còn là khát khao được hòa mình vào thiên nhiên, di sản và trải nghiệm văn hóa ở các điểm đến”. Từ góc độ khách du lịch, du lịch cộng đồng liên quan đến các loại hình du lịch mới, được đặc trưng bởi các đặc điểm như khách du lịch tìm kiếm “tính xác thực, chủ nghĩa kỳ lạ, mong muốn tìm hiểu và giáo dục bản thân về những nơi họ đến thăm (Giampiccoli và Mtapuri, 2017). Ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, loại hình du lịch cộng đồng được khuyến khích phát triển không chỉ bởi đáp ứng được xu thế nhu cầu của thị trường mà còn là cách tiếp cận hiệu quả để góp phần xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, tạo cơ hội việc làm cho cộng đồng, đặc biệt là nguồn nhân lực nữ vốn được xem là đối tượng yếu thế. Du lịch dựa vào cộng đồng bắt nguồn từ những năm 1970, với động cơ là trao quyền cho các cộng đồng trong việc theo đuổi công bằng xã hội và tính bền vững (Abdul Razzaq và cộng sự, 2012). Theo các học giả về du lịch, du lịch cộng đồng 8
  15. có thể được sử dụng như một phương tiện để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội do cộng đồng dẫn dắt, nhằm theo đuổi sự tự lực và bền vững. Bởi vì, khi các cộng đồng làm chủ các dự án của họ sẽ mở ra khả năng xóa đói giảm nghèo, chuyển giao của cải và tài nguyên từ thế hệ này sang thế hệ khác, đồng thời kích thích sự phát triển kinh tế chung của địa phương (Ben Aissa và Goaied, 2017). Trong phát triển du lịch, vấn đề tham gia của cộng đồng có thể được nhìn nhận ở hai góc độ: sự tham gia của cộng đồng trong việc ra quyết định và tham gia vào việc tạo ra và chia sẻ lợi ích du lịch (Mensah, 2017). Theo Mensah (2017), du lịch cộng đồng bao hàm cả hai quan điểm này vì lợi ích của sự tham gia toàn diện và bao trùm. Như vậy, trong du lịch cộng đồng, vấn đề cơ bản là nhấn mạnh sự kiểm soát của địa phương và trao quyền cho cộng đồng để đạt được và duy trì sự thịnh vượng của cộng đồng. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, phát triển du lịch cộng đồng không hề dễ dàng và mặc dù có nhiều lợi ích, nhưng nó đã bị chỉ trích vì chạy theo các tư tưởng phương Tây mà không tính đến kiến thức địa phương (Dłuzewska, 2019). Ngân hàng Thế giới cũng chỉ ra nhiều thách thức khác nhau đối với sự phát triển du lịch cộng đồng, bao gồm: cạnh tranh trong các cộng đồng, thiếu chuyên môn, kỹ năng, nhận thức và thông tin (Worldbank, 2018). Trong Cẩm nang Du lịch cộng đồng của Quỹ quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Vietnam) giải thích “phát triển và vận hành một liên doanh du lịch cộng đồng không giống bất kỳ doanh nghiệp nhỏ nào khác - nền tảng của sự thành công được xây dựng dựa trên các kỹ năng và kiến thức tốt” (WWF Vietnam, 2023). Từ những lập luận trên, với tư cách là một loại hình tổ chức du lịch, để du lịch cộng đồng phát huy có hiệu quả những ảnh hưởng tích cực đến phát triển cộng đồng và kinh tế - xã hội, hai trong số những vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu giải quyết bao gồm sự tham gia và năng lực của cộng đồng địa phương trong việc xây dựng, vận hành và phát triển các hoạt động du lịch cộng đồng. Thái Nguyên có bề dày lịch sử và văn hóa, giàu truyền thống cách mạng và nằm ở vùng chuyển tiếp giữa đồng bằng sông Hồng và vùng núi phía Bắc, là nơi sinh sống của nhiều dân tộc anh em với các giá trị văn hóa dân tộc truyền thống đa dạng và độc 9
  16. đáo. Chính vì vậy Thái Nguyên có vị trí địa lý và tiềm năng tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng, rất thuận lợi cho phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch cộng đồng. Theo Báo Thái Nguyên điện tử, trong những năm qua, du lịch Thái Nguyên đã có nhiều khởi sắc. Lượng khách du lịch đến Thái Nguyên không ngừng tăng, trong giai đoạn 2016-2019 tăng trưởng về khách du lịch quốc tế đạt 6%/năm, khách du lịch nội địa tăng 15%/năm. Năm 2019 khách du lịch đến Thái Nguyên đạt 2,9 triệu lượt, trong đó có 2.824.700 lượt khách trong nước (chiếm 97,4%) và 75.300 lượt khách quốc tế (chiếm 2,6%). Thu nhập từ dịch vụ du lịch từng bước được nâng cao, tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2013 - 2019 đạt 13,9%/năm (Báo Thái Nguyên điện tử, 2021). Trong bức tranh chung đó về du lịch Thái Nguyên, du lịch cộng đồng cũng đã được quan tâm và phát triển với nhiều điểm đến du lịch cộng đồng hấp dẫn như: Xóm Hồng Thái 2, xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên; Xóm Tân Sơn, xã La Bằng, huyện Đại Từ; Xóm Đồng Tâm, xã Tức Tranh, huyện Phú Lương; Hồ Suối Lạnh, xã Thành Công, thành phố Phổ Yên; Làng Phương Độ, xã Xuân Phương, huyện Phú Bình; Bản Tèn, xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ; Hồ Ghềnh Chè, xóm Ghềnh Chè, xã Bình Sơn, thành phố Sông Công; Xóm Mỏ Gà, xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai; Xóm Khuôn Tát, xã Phú Đình, huyện Định Hóa. Theo Thành Chung (2023), du lịch cộng đồng hiện nay ở Thái Nguyên đang được nhìn nhận là mô hình du lịch có nhiều lợi ích trong phát triển kinh tế bền vững người dân địa phương. Thái Nguyên có nhiều tiềm năng về tài nguyên du lịch (gồm cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa bản địa, các sản phẩm nông nghiệp đặc thù…). Tuy nhiên, hoạt động du lịch cộng đồng ở địa phương này còn có nhiều khó khăn. Một trong những vấn đề nổi cộm là cách làm du lịch, quảng bá du lịch mang tính tự phát, thiếu chuyên nghiệp; cơ sở vật chất phục vụ cho du lịch còn thiếu; nhân lực phục vụ còn hạn chế về trình độ. Các hộ dân chưa thực sự liên kết, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình làm du lịch, việc bảo tồn, phát huy những giá trị văn hoá bản địa của từng vùng miền, địa phương nhằm tạo sức hút với du khách từ những điểm khác biệt còn hạn chế. 10
  17. Trong những năm gần đây, du lịch cộng đồng nói chung và nguồn nhân lực phát triển du lịch cộng đồng nói riêng đã nhận được sự quan tâm của các cấp, các ngành và các nhà khoa học. Tầm quan trọng của du lịch cộng đồng đã được thể hiện trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, theo đó, Chiến lược xác định các giải pháp phát triển đa dạng hoá các sản phẩm du lịch, trong đó “chú trọng phát triển sản phẩm du lịch văn hóa, gắn với bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa, lịch sử, truyền thống của dân tộc; tập trung khai thác thế mạnh ẩm thực đa dạng, đặc sắc của các vùng, miền để hình thành sản phẩm du lịch độc đáo, khác biệt, có lợi thế cạnh tranh, góp phần tạo dựng thương hiệu nổi bật của du lịch Việt Nam; đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp và nông thôn, du lịch sinh thái, du lịch thể thao mạo hiểm” (Chính phủ, 2020a). Chiến lược cũng đặt ra các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá, trong đó có nhiệm vụ phát triển du lịch cộng đồng: “Có chính sách hỗ trợ nguồn lực cho người dân tham gia phát triển du lịch cộng đồng; gắn phát triển du lịch văn hóa với trải nghiệm đời sống cộng đồng để nâng cao đời sống kinh tế, văn hóa, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo” (Chính phủ, 2020a). Một số nghiên cứu đã được thực hiện nhằm tìm cách giải quyết những vấn đề phát sinh trong phát triển du lịch cộng đồng. Tuy nhiên, những nghiên cứu về nguồn nhân lực trong du lịch cộng đồng trong thời gian qua còn khá hạn chế, các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào những vấn đề về (1)thực trạng và tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tại Việt Nam (Phạm Thị Cẩm Vân, 2017; Phạm Thị Cẩm Vân, Nguyễn Thẩm Thu Hà, 2017; Trần Đăng Ninh, 2019; Lê Văn Đính, 2021; Vòng Thình Nam, 2019; Đỗ Thúy Mùi, 2015; Lê Quang Trực, Nguyễn Quang Phục, Nguyễn Đức Kiên, Trần Công Dũng, Đặng Trung Kiên, 2021); (2) các mô hình du lịch cộng đồng (Nguyễn Bảo Châu, 2021; Hoàng Thị Thu Hương, Nguyễn Duy Thiệu, 2021; Nguyễn Tấn Vinh, 2020; Tạ Thị Đoàn, 2019; Nguyễn Hồng Hà, Chung Thị Hoa Lư, 2020; Nguyễn Thị Kim Thoa, Bùi Trọng Tiến Bảo, Nguyễn Ngọc Thanh, Bùi Quang Tuấn, 11
  18. 2019; Nguyễn Đăng Hiệp Phố, 2020; Đỗ Thúy Mùi, 2018; Đặng Thị Bích Huệ, Đặng Thị Mai Lan, Nguyễn Quốc Huy, 2017); (3) giải pháp phát triển du lịch cộng đồng (Phạm Minh Thắng, 2021; Lê Quang Trực, Nguyễn Quang Phục, Nguyễn Đức Kiên, Trần Công Dũng, Đặng Trung Kiên, 2021; Vương Mạnh Toàn, 2020; Nguyễn Hồng Hà, Hà Minh Thảo, 2020; Trần Đăng Ninh, 2019; Nguyễn Anh Lợi, 2019; Nguyễn Đăng Hiệp Phố, 2020; Đỗ Thúy Mùi, 2015). Về nguồn nhân lực, mặc dù có khá nhiều các công trình nghiên cứu về nguồn nhân lực du lịch nói chung. Tuy nhiên, những nghiên cứu về nguồn nhân lực du lịch cộng đồng và đặc biệt, nguồn nhân lực nữ trong du lịch cộng đồng rất hạn chế. Một số công trình nghiên cứu có liên quan đến nguồn nhân lực du lịch cộng đồng, chẳng hạn, công trình của Phạm Văn Lợi (2021) về thực trạng du lịch cộng đồng và nhân lực để phát triển du lịch cộng đồng ở Việt Nam hiện nay; Công trình nghiên cứu của Bùi Cẩm Phượng (2019) nghiên cứu các nguồn lực tác động đến phát triển du lịch cộng đồng theo hướng bền vững tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Các bài viết liên quan nguồn nhân lực du lịch cộng đồng trên các trang thông tin điện tử chủ yếu là các bài nghiên cứu - trao đổi, chẳng hạn: Thuý Hằng (2018) nghiên cứu nguồn nhân lực cho du lịch cộng đồng, hay Ngọc Sơn (2019) nghiên cứu nguồn nhân lực phát triển du lịch cộng đồng tại Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái vv…. Các nghiên cứu về du lịch cộng đồng tại một địa phương được coi là có nhiều tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng như tỉnh Thái Nguyên lại càng hạn chế. Đại diện là nghiên cứu của Đặng Thị Bích Huệ, Đặng Thị Mai Lan, Nguyễn Quốc Huy (2017) nghiên cứu về hoạt động du lịch cộng đồng ở làng chè Tân Cương gắn với xây dựng nông thôn mới và đề xuất một số giải pháp phát triển mô hình. Nghiên cứu của Ngô Thị Huyền Trang, Nguyễn Văn Huy, Bùi Thị Thanh Hương (2017) về tiềm năng du lịch cộng đồng của tỉnh Thái Nguyên và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch của địa phương. Tuy nhiên, các nghiên cứu về nguồn nhân lực trong du lịch cộng đồng nhằm giải quyết những vấn đề cơ bản của du lịch cộng đồng còn rất hạn chế. Qua tìm hiểu các nguồn thông tin khoa học và thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, tại Việt Nam đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào về nguồn nhân lực nữ trong du lịch cộng đồng, cũng như tác động của các yếu tố như giới, phong tục tập 12
  19. quán địa phương, các không gian văn hoá, kinh tế, lịch sử, địa lý vv… đến năng lực và sự tham gia của nguồn nhân lực nữ trong du lịch cộng đồng. Trong bối cảnh đó, việc thực hiện đề tài luận án “Nguồn nhân lực nữ trong du lịch cộng đồng tại tỉnh Thái Nguyên” không chỉ có ý nghĩa về lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn quan trọng đối phát triển du lịch cộng đồng ở Việt Nam nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích của nghiên cứu này là góp phần lấp được khoảng trống nghiên cứu lý thuyết liên quan đến nguồn nhân lực nữ trong du lịch cộng đồng, tập trung vào các khía cạnh chính bao gồm vai trò, năng lực, sự tham gia và các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của nguồn nhân lực nữ trong du lịch cộng đồng dưới góc độ Việt Nam học. Về mặt thực tế, nghiên cứu này kiểm định mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của nguồn nhân lực nữ trong hoạt động du lịch cộng đồng dưới góc độ Việt Nam học tại địa bàn Thái Nguyên, trên cơ sở đó đề xuất các hàm ý chính sách cụ thể cho việc gia tăng vai trò, mức độ tham gia và năng lực của nguồn nhân lực nữ trong hoạt động du lịch cộng đồng tại địa bàn nghiên cứu. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện các mục tiêu đề ra, đề tài luận án này tập trung giải quyết một số nhiệm vụ chủ yếu sau đây: Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về nguồn nhân lực nữ trong hoạt động du lịch cộng đồng, trên cơ sở đó đề xuất khung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của nguồn nhân lực nữ trong hoạt động du lịch cộng đồng dưới góc độ Việt Nam học; khảo sát địa bàn nghiên cứu để thiết kế phương pháp và công cụ thu thập dữ liệu phù hợp cho đề tài luận án. Khảo sát thực trạng nguồn nhân lực nữ trong hoạt động du lịch cộng đồng tại một số điểm du lịch cộng đồng tiêu biểu ở Thái Nguyên, trong đó tập trung vào điều tra nhận định của cộng đồng về các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của nguồn nhân lực nữ trong hoạt động du lịch cộng đồng. Đánh giá thực trạng nguồn nhân lực nữ trong hoạt động du lịch cộng đồng 13
  20. theo các chiều cạnh vai trò, năng lực và mức độ tham gia các hoạt động du lịch cộng đồng của nguồn nhân lực nữ tại địa bàn nghiên cứu. Kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của nguồn nhân lực nữ trong hoạt động du lịch cộng đồng dưới góc độ Việt Nam học. Đề xuất các hàm ý chính sách để nâng cao năng lực và sự tham gia của nguồn nhân lực nữ trong du lịch cộng đồng tại địa bàn nghiên cứu. 4. Câu hỏi nghiên cứu Luận án này tập trung nghiên cứu và trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau đây: 1) Nguồn nhân lực nữ có vai trò gì trong hoạt động du lịch cộng đồng tại địa bàn nghiên cứu? 2) Hiện trạng năng lực và sự tham gia của nguồn nhân lực nữ trong du lịch cộng đồng tại địa bàn nghiên cứu như thế nào? 3) Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự tham gia của nguồn nhân lực nữ trong du lịch cộng đồng tại địa bàn nghiên cứu? 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là nguồn nhân lực nữ trong du lịch cộng đồng tại tỉnh Thái Nguyên. 5.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Đề tài luận án tập trung nghiên cứu thực trạng vai trò, năng lực, mức độ tham gia và các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của nguồn nhân lực nữ trong du lịch cộng đồng. Về không gian: Tỉnh Thái Nguyên, trong đó tập trung ở các điểm du lịch cộng đồng đại diện tại 9 huyện, thành phố của tỉnh Thái Nguyên. Về thời gian: Thời gian nghiên cứu hiện trạng tập trung cho giai đoạn 2016- 2022 với việc cập nhật số liệu năm 2023. Về khách thể nghiên cứu: Đề tài giới hạn khách thể nghiên cứu gồm nguồn nhân lực nữ hiện đang tham gia hoạt động du lịch cộng đồng tại 9 điểm du lịch đã lựa chọn. Đối tượng khảo sát bằng bảng hỏi bao gồm các lao động nữ đang làm việc 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1