intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Thơ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mỹ: Cảm hứng và giọng điệu

Chia sẻ: Cogacoga Cogacoga | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:21

126
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Thơ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mỹ: Cảm hứng và giọng điệu" trình bày về các nội dung: thơ chống Mỹ và thơ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mỹ, cảm hứng nghệ thuật trong thơ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mỹ và giọng điệu thơ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mỹ. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Thơ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mỹ: Cảm hứng và giọng điệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH<br /> TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN<br /> --------<br /> <br /> --------<br /> <br /> NGUYỄN BÁ LONG<br /> <br /> THƠ TRẺ VIỆT NAM THỜI KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ:<br /> CẢM HỨNG VÀ GIỌNG ĐIỆU<br /> Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM<br /> Mã số: 62 22 34 01<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN<br /> <br /> TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2014<br /> <br /> Công trình được hình thành tại:<br /> Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh<br /> <br /> Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:<br /> PGS.TS Phùng Quý Nhâm<br /> <br /> Phản biện 1:<br /> Phản biện 2:<br /> Phản biện 3:<br /> <br /> Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp nhà nước<br /> tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn<br /> Vào hồi ……, giờ ……, ngày…… tháng …… năm 2014<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại thƣ viện:<br /> - Thư viện Khoa học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh<br /> - Thư viện Khoa học Xã hội TP. Hồ Chí Minh<br /> - Thư viện Trường ĐH KHXH &NVTP. Hồ Chí Minh<br /> <br /> 1<br /> DẪN NHẬP<br /> 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:<br /> Thơ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mỹ (gọi tắt “thơ trẻ thời chống Mỹ”),<br /> qua độ lắng thời gian, nay trở thành hiện tượng văn hóa tinh thần rất đáng trân trọng.<br /> Chúng tôi cho rằng tiếp cận thơ trẻ thời chống Mỹ từ cảm hứng và giọng điệu là<br /> khám phá tư tưởng và nghệ thuật của một dòng thơ nảy sinh trong bối cảnh chiến tranh,<br /> nhiệm vụ cứu nước được đặt lên trên hết. Độ giãn gần bốn mươi năm kể từ khi chiến tranh<br /> kết thúc, gần hai mươi năm Việt Nam - Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ là lợi thế để<br /> người nghiên cứu kiến giải, kết luận những thành tựu và hạn chế của dòng thơ này.<br /> Xét phương diện một người nghiên cứu, giảng dạy văn chương trong nhà trường đã<br /> hơn 30 năm, một người sinh ra và lớn lên trong cuộc kháng chiến ác liệt ấy, chọn đề tài<br /> Thơ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mỹ: Cảm hứng và giọng điệu cho Luận án<br /> tiến sĩ, chúng tôi nghĩ, nó phù hợp và hữu ích cho bản thân khi tác nghiệp, hỗ trợ học sinh sinh viên trong học tập nghiên cứu, thêm tài liệu để đồng nghiệp tham khảo. Ngoài ra, nếu<br /> đề tài thành công thì bản thân cảm thấy như được bày tỏ tấm lòng tri ân đối với vô số<br /> người ngã xuống cho đất nước độc lập, thống nhất, trong đó có thân nhân ruột thịt của<br /> mình.<br /> 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ<br /> Căn cứ vào đặc điểm xã hội, gắn với nó là quan niệm đánh giá văn chương khác<br /> nhau, chúng tôi lấy sự kiện đổi mới (1986) làm mốc chia các công trình nghiên cứu thơ trẻ<br /> thời chống Mỹ thành hai giai đoạn:<br /> 2.1. Giai đoạn trƣớc đổi mới 1986<br /> Tuy trước đổi mới, hệ quy chiếu trong phê bình đánh giá thơ trẻ thời chống Mỹ<br /> chưa có gì thay đổi lớn, nhưng để tương hợp với bước chuyển của lịch sử, sát với diễn<br /> trình vận động của dòng thơ này, chúng tôi điểm luận những công trình nghiên cứu theo<br /> từng chặng:<br /> 2.1.1. Chặng thứ nhất: Từ khi thơ trẻ hình thành đến 1975<br /> Đây là chặng phê bình đồng hành “nhịp nhàng” với sáng tác, kết nối rất hiệu quả<br /> với người đọc. Người tiên phong như một bậc thầy trong lĩnh vực này là Hoài Thanh.<br /> Những đánh giá về các nhà thơ trẻ, mà lúc ấy, theo ông là có nhiều triển vọng, qua thời<br /> gian, hết thảy đều không sai số. Tuy không nghiên cứu sâu giọng điệu của nhà thơ trẻ nào<br /> nhưng trong các bài viết, Hoài Thanh đều có phát hiện, và khi ông đã phát hiện chất giọng<br /> của nhà thơ nào thì đích thực của nhà thơ đó, không lẫn với ai được.<br /> Cùng Hoài Thanh, Xuân Diệu cũng tỏ ra chú ý phát hiện, bồi dưỡng tài năng các<br /> cây bút trẻ. Tiếp đến, Lê Đình Kỵ, Nguyễn Xuân Nam giới thiệu thơ Bằng Việt; Nguyễn<br /> Văn Hạnh thẩm bình Vầng trăng quầng lửa của Phạm Tiến Duật khi tập thơ mới được ấn<br /> hành; Định Nguyễn phác thảo chất thơ, giọng thơ Nguyễn Đức Mậu và Vương Trọng; Vũ<br /> Quần Phương nhận ra “Thơ Nguyễn Khoa Điềm khỏe mà thấm”; Hoàng Trung Thông có<br /> những nhận xét tinh tế về Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn, Ý Nhi, Lâm Thị Mỹ Dạ,...<br /> <br /> 2<br /> Trong từng bài viết, các nhà phê bình uy tín đã rất chú ý đến ngôn ngữ, bút pháp, nhịp<br /> thơ,... tức những vấn đề không tách rời cảm hứng và giọng điệu.<br /> Xét theo hướng nghiên cứu tổng thể, có thể nói, Chế Lan Viên là người khai mở<br /> đầu tiên. Trong Lời tựa tập thơ Sức mới (1965), ông đã nhận ra thế mạnh của thơ trẻ chính<br /> ở sự “nồng ấm cái hơi thở của cuộc sống”. Đến tiểu luận “Thơ đánh Mỹ cứu nước”, Chế<br /> Lan Viên chỉ rõ sự lớn mạnh nhanh chóng đội ngũ nhà thơ trẻ, tiếp tục khẳng định ưu thế<br /> nổi trội của họ.<br /> Sau Chế Lan Viên, khi cuộc chiến cận kề kết thúc, những Bùi Công Hùng, Nguyễn<br /> Văn Long, Bằng Việt đều có bài viết về thơ trẻ thời chống Mỹ theo hướng nghiên cứu tổng<br /> thể. Trong các bài viết ấy, ở mức độ này mức độ khác, vấn đề cảm hứng và giọng điệu đã<br /> được đề cập, đóng góp của thế hệ thơ trẻ được chú ý.<br /> ● Chặng thứ hai: Mƣời năm đầu hậu chiến (1976 - 1986)<br /> Chiến tranh kết thúc, đội ngũ nhà thơ trẻ đã không còn trẻ nữa; trong họ, một số<br /> người dành thời gian nghiên cứu thơ của thế hệ mình, đưa ra những ý kiến đáng chú ý<br /> (Nguyễn Trọng Tạo, Vũ Quần Phương, Phạm Tiến Duật,...).<br /> Tập trung nhiều, có tính chuyên nghiệp vẫn là những nhà khoa học ở các viện<br /> nghiên cứu, các trường đại học. Nhiều công trình nghiên cứu thơ chống Mỹ tầm quy mô ra<br /> đời, thơ trẻ rất được chú ý. Đó là: Văn học Việt Nam chống Mỹ cứu nước (Viện Văn<br /> học,1979), Nhà thơ Việt Nam hiện đại (Viện Văn học, 1984), Văn học giải phóng miền<br /> Nam (Phạm Văn Sĩ, 1976),... Điểm cần quan tâm là, đến Văn học Việt Nam chống Mỹ cứu<br /> nước, lần đầu tiên mảng thơ trẻ yêu nước tiến bộ vùng đô thị miền Nam được nghiên cứu<br /> theo hướng tổng thể, hé lộ cách nhìn mới.<br /> Như vậy, trong những năm đất nước chiến tranh và vừa ra khỏi chiến tranh, các nhà<br /> nghiên cứu chủ yếu tiếp cận thơ trẻ thời chống Mỹ theo hướng “phân đôi” nội dung và<br /> hình thức (nội dung trên hết), chú trọng nhiều đến chủ thể sáng tạo; hướng nghiên cứu<br /> phong cách, giọng điệu, thi pháp,... thì phải sau 1986 mới được triển khai với tư cách là<br /> những đề tài khoa học chuyên ngành.<br /> 2.2. Giai đoạn từ đổi mới 1986 đến nay<br /> Do có sự ứng dụng lý thuyết phê bình văn học phương Tây nên nhiều vấn đề thuộc<br /> nội dung và nghệ thuật của thơ trẻ thời chống Mỹ được các nhà nghiên cứu tiếp cận theo<br /> hướng mới, bóc tách thành các đề tài chuyên sâu. Số lượng công trình nghiên cứu khá<br /> phong phú, đủ các tầm độ. Những Một thời đại mới trong văn học (1995), Tư duy và tư duy<br /> thơ Việt Nam hiện đại (1995), Văn học Việt Nam 1945 - 1975 (1998), Tiến trình thơ Việt<br /> Nam hiện đại (2001), Lịch sử văn học Việt Nam tập III (2002), Giáo trình Văn học Việt<br /> Nam tập II (2007), Thơ với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (2010),... là những công<br /> trình khoa học khá quy mô. Trong những công trình ấy, nhiều nhà nghiên cứu uy tín đã<br /> đưa ra một số nhận định xác đáng về dòng thơ này cả thành tựu và hạn chế (Nguyễn Đăng<br /> Mạnh, Trần Đình Sử, Trần Hữu Tá, Nguyễn Văn Long, Vũ Tuấn Anh, Mã Giang Lân,<br /> Nguyễn Bá Thành, Nguyễn Đăng Điệp,...).<br /> Bước sang thế kỉ XXI, số lượng công trình nghiên cứu thơ trẻ thời chống Mỹ dưới<br /> dạng luận văn, luận án ngày càng nhiều. Một số tác giả đưa ra ý kiến khá thuyết phục<br /> <br /> 3<br /> (Phạm Thị Hoan, Đặc điểm thơ nữ thế hệ chống Mỹ - Luận văn thạc sĩ, 2008; Giang Khắc<br /> Bình - Một số phong cách tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ chống Mỹ - Luận án tiến sĩ,<br /> 2009; Bùi Bích Hạnh Cái tôi trữ tình trong thơ trẻ Việt Nam 1965 - 1975 - Luận án tiến sĩ,<br /> 2012;...<br /> Ngoài ra, số lượng bài viết về thơ trẻ thời chống Mỹ trên các tờ báo, tạp chí, trang<br /> mạng,… thật khó tính hết. Trong đó, đáng chú ý là, nhiều cây bút thuộc lớp nhà thơ trẻ thời<br /> chống Mỹ đã phân tích, thẩm định lại sáng tác của mình và thế hệ mình khá sâu sắc, nảy<br /> sinh một số luận điểm mới (Vân Long, Thanh Thảo, Bằng Việt, Bế Kiến Quốc,...).<br /> Riêng mảng thơ trẻ yêu nước tiến bộ vùng đô thị miền Nam, sau 1986, ngày càng<br /> được nhiều người tìm hiểu, khám phá. Sản phẩm là những công trình nghiên cứu ở các tầm<br /> độ khác nhau. Nhìn chung, hướng tiếp cận đã có nhiều đổi mới, tập trung nhiều hơn vào<br /> mặt nghệ thuật. Một số nhà thơ tiêu biểu được các nhà nghiên cứu đánh giá hợp lí, khách<br /> quan, trong đó có yếu tố giọng điệu (như công trình nghiên cứu của Trần Hữu Tá, Lê Thị<br /> Bích Hồng, Bùi Bích Hạnh, Trần Thị Mỹ Hiền...).<br /> Tóm lại, tất cả những công trình trên (trước và sau đổi mới) có ý nghĩa khai mở để<br /> chúng tôi khảo sát thơ trẻ thời chống Mỹ từ cảm hứng và giọng điệu bằng một công trình<br /> khoa học hoàn chỉnh, chuyên biệt.<br /> 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU<br /> 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu<br /> Là cảm hứng và giọng điệu nghệ thuật của thơ trẻ thời chống Mỹ; có so sánh, đối<br /> chiếu với thơ chống Mỹ của các thế hệ trước.<br /> 3.2. Phạm vi nghiên cứu<br /> Với dung lượng cho phép của một Luận án, để tăng chiều sâu, chúng tôi tập trung<br /> khảo sát thơ trẻ miền Bắc và thơ trẻ vùng giải phóng, còn thơ trẻ yêu nước tiến bộ vùng đô<br /> thị thì chọn một số cây bút tiêu biểu để nghiên cứu. Riêng thơ trẻ miền Bắc, những thi<br /> phẩm vì lí do nào đó mà thời chống Mỹ chưa công bố, nay được lưu hành rộng rãi, đều<br /> nằm trong phạm vi khảo sát của chúng tôi.<br /> 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> - Luận án vận dụng, kết hợp các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp lịch sử,<br /> phương pháp hệ thống, phương pháp so sánh - đối chiếu, phương pháp loại hình, phương<br /> pháp phân tích tổng hợp. Ngoài ra, để khảo sát hình ảnh, màu sắc có ý nghĩa biểu tượng;<br /> khảo sát cách tổ chức lời văn nghệ thuật, chúng tôi còn sử dụng phương pháp thi pháp học.<br /> 5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN<br /> ● Về lí luận: Góp phần cụ thể hóa cảm hứng và giọng điệu nghệ thuật (qua khảo<br /> sát thơ trẻ thời chống Mỹ); vận dụng vào nghiên cứu một dòng thơ nảy sinh trong giai<br /> đoạn lịch sử đặc biệt.<br /> ● Về văn học sử: - Làm rõ biên độ thơ chống Mỹ, khái niệm “thơ trẻ”, mốc hình<br /> thành và các chặng vận động của thơ trẻ thời chống Mỹ.<br /> - Biện luận, chứng minh các dạng cảm hứng, các kiểu giọng điệu trong thơ trẻ thời<br /> chống Mỹ; khẳng định những đóng góp và chỉ ra một số hạn chế của nó.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2