intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Việt Nam học: Phát triển du lịch qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc khu vực tỉnh Quảng Ninh từ năm 2012 đến 2022

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:317

6
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Xác định các yếu tố tác động và thực trạng phát triển du lịch qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc khu vực tỉnh Quảng Ninh. Từ đó, luận án đánh giá những vấn đề đặt ra và phương hướng phát triển du lịch qua biên giới khu vực này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Việt Nam học: Phát triển du lịch qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc khu vực tỉnh Quảng Ninh từ năm 2012 đến 2022

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN VIỆT NAM HỌC VÀ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN BÙI THU THỦY PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUA BIÊN GIỚI VIỆT NAM - TRUNG QUỐC KHU VỰC TỈNH QUẢNG NINH TỪ NĂM 2012 ĐẾN 2022 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH VIỆT NAM HỌC Hà Nội - 2024
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN VIỆT NAM HỌC VÀ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN Bùi Thu Thủy PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUA BIÊN GIỚI VIỆT NAM - TRUNG QUỐC KHU VỰC TỈNH QUẢNG NINH TỪ NĂM 2012 ĐẾN 2022 Chuyên ngành: Việt Nam học Mã số: 9310630.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH VIỆT NAM HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Dƣơng Văn Huy 2. GS.TS. Nguyễn Văn Kim Hà Nội - 2024
  3. LỜI CAM ĐOAN Luận án ―Phát triển du lịch qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc khu vực tỉnh Quảng Ninh từ năm 2012 đến 2022‖ là công trình nghiên cứu của tôi, đƣợc thực hiện và hoàn thành dƣới sự hƣớng dẫn của PGS.TS Dƣơng Văn Huy và GS.TS Nguyễn Văn Kim. Do đó, tôi xin cam đoan về những nội dung triển khai trong luận án là nghiên cứu của tôi. Các tài liệu tham khảo và số liệu trong luận án đều đƣợc thu thập và sử dụng trung thực, đúng quy định. Tác giả Bùi Thu Thủy
  4. LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian học tập và nghiên cứu tại Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội, tôi đã hoàn thành luận án Tiến sĩ với đề tài “Phát triển du lịch qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc khu vực tỉnh Quảng Ninh từ năm 2012 đến 2022”. Trƣớc hết, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới Ban lãnh đạo, các phòng chức năng, quý thầy cô giáo của Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội đã luôn tạo điều kiện và quan tâm hỗ trợ tới NCS có một môi trƣờng học tập và nghiên cứu tốt nhất để hoàn thành chƣơng trình đào tạo tiến sĩ. Để có đƣợc những định hƣớng trong nghiên cứu, có thêm động lực, tâm huyết hoàn thành luận án của mình, tôi xin gửi lời tri ân đặc biệt nhất tới hai thầy giáo hƣớng dẫn của tôi đó là GS.TS. Nguyễn Văn Kim và PGS.TS Dƣơng Văn Huy. Tôi thực sự vinh dự và tự hào khi đƣợc thầy tôi hƣớng dẫn luận án bởi thầy luôn là ngƣời đồng hành, dạy cho tôi cách tiếp cận lý thuyết, kinh nghiệm thực tế và ý tƣởng mới về lĩnh vực mà tôi nghiên cứu. Đồng thời, thầy tôi cũng là tấm gƣơng mẫu mực cho tôi và các thế hệ học trò noi theo về sự nghiêm túc, chuẩn chỉ trong nghiên cứu khoa học, và đặc biệt đó là tấm lòng nhân ái và bao dung với học trò. Tôi xin đƣợc cảm ơn Ban Giám hiệu, các phòng ban chức năng và đặc biệt là các đồng nghiệp Khoa Du lịch, Trƣờng Đại học Hạ Long đã luôn tạo điều kiện thuận lợi cho tôi cả về thời gian, vật chất lẫn tinh thần trong suốt quá trình học tập và công tác tại đơn vị. Tôi xin chân thành cảm ơn Tổng cục Du lịch Việt Nam, UBND tỉnh Quảng Ninh, Sở Du lịch, Sở Ngoại vụ, Cục Thống kê, UBND thành phố Móng Cái, Ban Quản lý xuất nhập cảnh, Phòng Hải quan cửa khẩu Móng Cái, các Doanh nghiệp lữ hành, cơ sở dịch vụ tại thành phố Móng Cái đã nhiệt tình giúp đỡ tôi thu thập tài liệu và trả lời phỏng vấn các thông tin cần thiết phục vụ cho nội dung nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin đƣợc cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn đồng hành, động viên, hết lòng hỗ trợ, tạo điều kiện để tôi có thể hoàn thành luận án này. Hà Nội, tháng 04 năm 2024 Bùi Thu Thủy
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 8 1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................8 2. Đối tƣợng và mục tiêu nghiên cứu......................................................................12 2.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................... 12 2.2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 12 3. Phạm vi nghiên cứu..............................................................................................13 3.1. Phạm vi thời gian nghiên cứu của luận án ................................................... 13 3.2. Phạm vi không gian nghiên cứu của luận án ............................................... 13 3.3. Phạm vi nội dung nghiên cứu ........................................................................ 13 4. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................14 4.1. Cách tiếp cận ................................................................................................... 14 4.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 17 5. Đóng góp của luận án...........................................................................................19 6. Cấu trúc luận án...................................................................................................20 NỘI DUNG ................................................................................................................... 22 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUA BIÊN GIỚI VIỆT NAM - TRUNG QUỐC ..................................................... 22 1.1. Tổng quan những công trình nghiên cứu.......................................................22 1.1.1. Những nghiên cứu về khu vực học và phát triển du lịch biên giới ........... 22 1.1.2. Những nghiên cứu về phát triển du lịch qua biên giới Việt - Trung ........ 29 1.2. Đánh giá về những xu hƣớng nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.......46 1.2.1. Một số nhận xét về tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài ............ 46 1.2.2. Những vấn đề luận án đi sâu nghiên cứu .................................................. 47 1.3. Câu hỏi nghiên cứu của luận án......................................................................48 1.3.1. Câu hỏi nghiên cứu tổng quan ................................................................... 48 1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu phát sinh ..................................................................... 48 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 .............................................................................................. 49 Chƣơng 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUA BIÊN GIỚI VIỆT NAM - TRUNG QUỐC KHU VỰC TỈNH QUẢNG NINH .... 50 2.1. Cơ sở lý luận......................................................................................................50 1
  6. 2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến du lịch qua biên giới ............................... 50 2.1.2. Biên giới với phát triển du lịch.................................................................... 66 2.1.3. Những tác động của phát triển du lịch qua biên giới ................................ 68 2.1.4. Tiêu chí đánh giá phát triển du lịch qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc khu vực tỉnh Quảng Ninh .......................................................................... 75 2.2. Cơ sở thực tiễn...................................................................................................80 2.2.1. Khái quát chung về tỉnh Quảng Ninh ........................................................ 80 2.2.2. Khái quát chung về tình hình biên giới Việt Nam - Trung Quốc khu vực tỉnh Quảng Ninh .................................................................................................... 91 2.2.3. Những vấn đề tác động đến phát triển du lịch qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc khu vực tỉnh Quảng Ninh ................................................................ 97 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2........................................................................................105 Chƣơng 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUA BIÊN GIỚI VIỆT NAM - TRUNG QUỐC KHU VỰC TỈNH QUẢNG NINH TỪ NĂM 2012 ĐẾN 2022 ................................................................................................................... 106 3.1. Khái quát chung về không gian phát triển du lịch qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc khu vực thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh..........................106 3.1.1. Vị trí địa lý .................................................................................................. 106 3.1.2. Các điều kiện để phát triển du lịch qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc khu vực thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh ......................................................... 107 3.2. Thực trạng về Đƣờng lối chính sách của Trung Quốc và Việt Nam trong phát triển du lịch qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc...................................120 3.2.1. Chính sách của Trung Quốc trong phát triển du lịch qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc .............................................................................................. 120 3.2.2. Chính sách của Việt Nam và tỉnh Quảng Ninh trong phát triển du lịch qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc ................................................................ 133 3.2.3. Khái quát kết quả hợp tác phát triển du lịch qua biên giới trên toàn tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc............................................... ...........................139 3.3. Hiện trạng phát triển du lịch qua biên giới (thành phố Móng Cái) khu vực tỉnh Quảng Ninh từ năm 2012 đến 2022....................................................... ......151 3.3.1. Hiện trạng cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch .................. 151 3.3.2. Khai thác tài nguyên du lịch ...................................................................... 152 3.3.3. Cơ chế chính sách của chính quyền địa phương trong công tác quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch ................................................................................ 157 3.3.4. Công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch.................................... 160 2
  7. 3.3.5. Tác động đến nhân lực và các vấn đề xã hội ........................................... 162 3.3.6. Thị trường khách du lịch .......................................................................... 164 3.3.9. Hoạt động liên kết phát triển du lịch và hội nhập quốc tế....................... 171 3.4. Phân tích SWOT đối với phát triển du lịch qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc khu vực tỉnh Quảng Ninh............................................................................173 3.4.1. Điểm mạnh ................................................................................................. 173 3.4.2. Điểm yếu ..................................................................................................... 175 3.4.3. Cơ hội ........................................................................................................ 177 3.4.4. Thách thức ................................................................................................. 180 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3............................................................................................ 187 Chƣơng 4. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA, ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUA BIÊN GIỚI VIỆT NAM - TRUNG QUỐC KHU VỰC TỈNH QUẢNG NINH TRONG THỜI GIAN TỚI................................................. 188 4.1. Những vấn đề đặt ra về phát triển du lịch qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc.........................................................................................................................188 4.1.1. Thách thức ở tầm vĩ mô ............................................................................. 188 4.1.2. Những vấn đề đặt ra đối với phát triển du lịch qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc khu vực tỉnh Quảng Ninh .............................................................. 189 4.1.3. Những tác động của du lịch qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc khu vực tỉnh Quảng Ninh ........................................................................................... 192 4.2. Dự báo xu hƣớng phát triển du lịch qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc khu vực tỉnh Quảng Ninh......................................................................................196 4.2.1. Mục tiêu phát triển du lịch qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc khu vực tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 ........................... 196 4.2.2. Thuận lợi và khó khăn đối với phát triển du lịch qua biên giới khu vực tỉnh Quảng Ninh .................................................................................................. 199 4.2.3. Một số dự báo trong thời gian tới ............................................................. 205 4.3. Đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc khu vực tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới............................................206 4.3.1. Nhóm giải pháp đổi mới nhận thức, tư duy về phát triển du lịch ........... 206 4.3.2. Nhóm giải pháp về kêu gọi, thu hút đầu tư phát triển du lịch ............... 210 4.3.3. Nhóm giải pháp phát triển, nâng cao chất lượng, xây dựng sản phẩm du lịch độc đáo, đặc thù ............................................................................................ 212 4.3.4. Nhóm giải pháp thu hút, phát triển thị trường du lịch ................................ 224 3
  8. 4.3.5. Nhóm giải pháp cơ sở hạ tầng nền tảng thành phố du lịch thông minh gắn với chuyển đổi số hoạt động du lịch ............................................................ 228 4.3.6. Nhóm giải pháp về ưu tiên, huy động các nguồn lực đầu tư, đề xuất cơ chế chính sách; nâng cao hiệu quả công tác liên kết, phối hợp, công tác quản lý nhà nước về du lịch ............................................................................................. 233 4.3.7. Nhóm giải pháp đảm bảo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phát triển du lịch .......................................................................................................... 243 4.3.8. Nhóm giải pháp về môi trường, cảnh quan, an toàn du lịch, đảm bảo quốc phòng, an ninh trật tự, an toàn xã hội ................................................................ 248 TIỂU KẾT CHƢƠNG 4 ............................................................................................ 250 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 251 DANH MỤC NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .................................................................................. 254 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 255 PHỤ LỤC 4
  9. DANH MỤC CHỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT Chữ viết STT Tiếng Anh Tiếng Việt tắt Khu vực mậu dịch tự do ASEAN 1 ACFTA ASEAN - China Free Trade Area - Trung Quốc 2 CK Chuyển khẩu 3 FDI Foreign Direct Investment Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài European Regionnal Quỹ Phát triển Khu vực Châu 4 ERDF Development Fund Âu 5 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội 6 GS Giáo sƣ 7 Inbound Quốc tế đến 8 KKTCK Khu kinh tế cửa khẩu 9 KTCK Kinh tế cửa khẩu 10 KT - TM Kinh tế - Thƣơng mại 11 KNQ Khu ngoại quan Meeting Incentive Hội họp, khen thƣởng, hội thảo, 12 MICE Conference Event sự kiện 13 NDT Nhân dân tệ 14 NHTM Ngân hàng thƣơng mại 15 NSNN Ngân sách nhà nƣớc 16 NXB Nhà xuất bản 17 NCS Nghiên cứu sinh Organization for Economic Tổ chức Hợp tác và Phát triển 18 OECD Cooperation and Kinh tế Development 19 Outbound Nội địa ra nƣớc ngoài 5
  10. 20 PGS Phó giáo sƣ 21 TNTX Tạm nhập tái xuất 22 TS Tiến sĩ Trans - Pacific Partnership Hiệp định Đối tác xuyên Thái 23 TPP Agreement Bình Dƣơng 24 UBND Uỷ ban nhân dân 25 UN United Nations Liên hợp quốc Tổ chức Du lịch Thế giới của 26 UNWTO World Tourism Organization Liên hợp quốc 27 USD United States Dollar Đô la Mỹ 28 VAT Value Added Tax Thuế giá trị gia tăng 29 VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm 30 VSMT Vệ sinh môi trƣờng 31 XHCN Xã hội chủ nghĩa 32 XNC Xuất nhập cảnh 34 XNK Xuất nhập khẩu 35 WCO World Customs Organization Tổ chức Hải quan Thế giới 6
  11. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Sơ đồ 2.1. Khung phân tích phát triển du lịch qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc khu vực tỉnh Quảng Ninh……………………………………………………………..80 Biểu 3.1. Thống kê số lƣợt khách Trung Quốc đến Việt Nam từ năm 2012 - 2023 ... 145 Biểu đồ 3.2. Thống kê tỷ lệ khách Trung Quốc so với khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn từ năm 2012 - 2023 ............................................................................................ 147 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Đánh giá chiến lƣợc qua phân tích SWOT đối với phát triển du lịch qua biên giới Việt - Trung khu vực tỉnh Quảng Ninh ................................................................ 181 7
  12. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Du lịch là con đƣờng ngắn nhất để góp phần xóa đói giảm nghèo cho các địa phƣơng có tiềm năng phát triển ngành ― ngành công nghiệp không khói ‖. Việt Nam và Trung Quốc có đƣờng biên giới đất liền dài hơn 1065 km, tiếp giáp giữa 7 tỉnh của Việt Nam nhƣ: Điện Biên, Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh với tỉnh Vân Nam và khu tự trị dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc. Dọc tuyến biên giới đất liền nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng nhƣ văn hóa của các tỉnh đa dạng, hấp dẫn. Những yếu tố địa - văn hóa đó thực sự là những lợi thế lớn để Việt Nam phát triển du lịch biên giới đƣờng bộ. Với tƣ cách là hai nƣớc có chung đƣờng biên giới trên bộ và biên giới trên biển, cho nên sự giao lƣu hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc diễn ra một cách mạnh mẽ. Trong đó, lĩnh vực trao đổi con ngƣời thông qua kênh du lịch đƣợc coi là một trong những mũi nhọn trong hợp tác hai nƣớc. Trong hơn 1 thập kỷ qua, Trung Quốc bắt đầu triển khai rầm rộ hoạt động hợp tác kinh tế qua biên giới với các nƣớc láng giềng nhất là những quốc gia khu vực Đông Nam Á lục địa nhƣ với Lào, Myanmar và cả Việt Nam. Những khu hợp tác kinh tế qua biên giới của Trung Quốc với các quốc gia Đông Nam Á này đều là những mắt xích quan trọng trong các chiến lƣợc hợp tác của Trung Quốc, nhất là chiến lƣợc kết nối của Sáng kiến ―Một vành đai một con đƣờng‖. Những yếu tố này đã tạo xung lực cho Trung Quốc gia tăng quan hệ với các quốc gia láng giềng có chung đƣờng biên giới, trong đó có hợp tác phát triển du lịch qua biên giới. Trong khoảng 10 năm trở lại đây, du lịch qua biên giới Việt - Trung phát triển một cách mạnh mẽ, Trung Quốc nổi lên là một thị trƣờng nguồn khách du lịch quốc tế quan trọng đối với Việt Nam, chiếm vị trí số 1 trong số những thị trƣờng đƣa khách đến Việt Nam đông nhất và đặc biệt là tỉnh Quảng Ninh đƣợc coi là một trong những điểm đến đƣợc du khách Trung Quốc lựa chọn. Nếu năm 2019, có khoảng 5,8 triệu lƣợt khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam thì trong đó tỉnh Quảng Ninh đón gần 8
  13. 700 nghìn lƣợt khách Trung Quốc.1 Quảng Ninh đƣợc lựa chọn là điểm đến hấp dẫn của khách Trung Quốc nói riêng và thế giới nói chung, mang lại lợi ích về kinh tế cho tỉnh Quảng Ninh. Do đó, việc phát triển du lịch biên giới là hƣớng đi mang tính cấp thiết cao cần đƣợc nghiên cứu. Bên cạnh đó, cùng với sự nghiệp cải cách mở cửa của Trung Quốc đang đi vào chiều sâu, nhất là từ Đại hội 18 và Hội nghị Trung ƣơng III khóa 18, Trung Quốc cũng đã đề ra việc ―thúc đẩy khu vực ven biên giới trên bộ và ven biển mở cửa phát triển đối với những ưu thế bổ sung‖, ―tăng cường các bước mở cửa vùng ven‖. Theo đó, ngày 29/6/2010, Trung ƣơng Đảng và Quốc vụ viện Trung Quốc đã ban hành văn kiện: ―Một số ý kiến của Quốc vụ viện Trung ƣơng ĐCS Trung Quốc về việc đi sâu thực thi Chiến lƣợc khai thác miền Tây‖, trong đó xác định rõ việc: ―Tích cực xây dựng khu thí nghiệm phát triển mở cửa trọng điểm Đông Hưng - Quảng Tây, Thụy Lệ - Vân Nam, Mãn Châu Lý - Nội Mông Cổ‖, đánh dấu việc xây dựng Khu thí nghiệm khai phát mở cửa trọng điểm Đông Hƣng đã chính thức đƣợc nâng cấp thành chiến lƣợc phát triển trọng điểm cấp nhà nƣớc, trở thành khu thí điểm dẫn đầu trong việc mở cửa phát triển vùng biên giới khu tự trị Choang Quảng Tây của Trung Quốc cũng đang thực hiện chiến lƣợc quy hoạch ―một vòng ba vành đai‖ (nhất khuyên tam đới) nhằm phát triển kinh tế mở khu vực biên giới. Trong khi đó, tỉnh Quảng Ninh đƣợc coi là một trong địa bàn trọng điểm để phát triển kinh tế biên giới, trong đó có phát triển du lịch qua biên giới. Hiện nay, khu vực biên giới Việt Nam - Trung Quốc khu vực Quảng Ninh có 3 khu kinh tế cửa khẩu nhƣ Khu kinh tế Cửa khẩu Móng Cái, Khu kinh tế Cửa khẩu Bắc Phong Sinh, Khu kinh tế Cửa khẩu Hoàng Mô – Đồng Văn (cùng với Khu kinh tế ven biển Vân Đồn) đƣợc đặt mục tiêu làm bàn đạp để phát triển kinh tế- xã hội cho tỉnh Quảng Ninh. Tuy nhiên, cho đến nay các khu kinh tế này vẫn chưa được triển khai một cách hiệu quả.2 Bên cạnh đó, những thách 1 Số liệu Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (2019), Báo cáo Thống kê khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam, Tổng cục Du lịch Việt Nam. 2 Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh (2013), Báo cáo Tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - Xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030, tr.175 9
  14. thức của kinh tế biên giới trên địa bàn khu vực biên giới Việt - Trung đang ngày một gia tăng, nhất là trong bối cảnh thâm hụt thƣơng mại giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày càng gia tăng, tình trạng bất đối xứng trong các khu kinh tế cửa khẩu cũng nhƣ tình trạng buôn lậu và gian lận thƣơng mại có những diễn biến phức tạp. Mặt khác, những nghiên cứu hệ thống và toàn diện về các vấn đề phát triển du lịch qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc trong nƣớc tuy cũng đạt đƣợc một số thành tựu nhất định, song cơ bản vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu nhận thức và yêu cầu thực tiễn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế xuyên biên giới hai nƣớc nói chung và chiến lƣợc cho từng tỉnh giáp biên nói riêng. Trong khi đó, nhu cầu hợp tác và ổn định an ninh biên giới đang ngày một gia tăng. Cho nên, nghiên cứu về kinh tế biên giới, nhất là các loại hình nhƣ du lịch biên giới, biên mậu, khu kinh tế cửa khẩu là vấn đề cần đƣợc quan tâm hơn nữa. Trong tầm nhìn dài hạn đến năm 2030, Quảng Ninh sẽ phát triển du lịch theo hƣớng tăng trƣởng xanh và bền vững, gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống góp phần giữ vững an ninh, chủ quyền biên giới quốc gia. Những năm vừa qua, Việt Nam và Trung Quốc cũng đã tổ chức hàng loạt các hoạt động xúc tiến thƣơng mại và du lịch qua biên giới nhƣ các Hội chợ thương mại - du lịch quốc tế Việt - Trung đƣợc tổ chức luân phiên tại thành phố Đông Hƣng (Quảng Tây, Trung Quốc) và thành phố Móng Cái (Quảng Ninh, Việt Nam). Móng Cái (Việt Nam) - Đông Hƣng (Trung Quốc) trở thành những trung tâm du lịch tầm cỡ quốc tế với tuyến du lịch biên giới đặc sắc có khả năng cạnh tranh khu vực, có quy mô, tầm cỡ, tiện lợi, chất lƣợng cao, xứng đáng với tiềm năng, thế mạnh to lớn của Móng Cái (Việt Nam) - Đông Hƣng (Trung Quốc); là điểm đến hấp dẫn, ngày càng thu hút thêm nhiều thị trƣờng khách du lịch và thu hút nhiều nhà đầu tƣ vào du lịch không chỉ có khách du lịch Việt Nam - Trung Quốc, mà còn thu hút cả lƣợng lớn du khách đến từ các nƣớc Đông Nam Á, Đông Á và các nƣớc Châu Âu qua cặp cửa khẩu Móng Cái (Việt Nam) - Đông Hƣng (Trung Quốc). Theo đó, hoạt động du lịch qua biên giới đƣợc phát triển một cách mạnh mẽ. Nằm trong kế hoạch thúc đẩy phát triển du lịch hai quốc gia, một điểm đến đƣợc chính quyền Thành phố Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam) và Thành phố Đông Hƣng (Trung 10
  15. Quốc) đề xuất triển khai từ tháng 03.2023, từ ngày 30/10/2023, ngƣời dân sẽ đƣợc tự lái xe ô tô qua Của khẩu quốc tế Móng Cái để sang Thành phố Đông Hƣng và đi sâu tới thành phố Nam Ninh của Trung Quốc. Bên cạnh đó, du khách nội địa của Trung Quốc cũng sẽ đƣợc tự lái xe qua cửa khẩu để sang Móng Cái và đƣợc đi sâu tới Thành phố Hạ Long (Quảng Ninh). Trong thời gian tới, Thành phố Móng Cái (Quảng Ninh) sẽ tiếp tục phát triển các nhóm sản phẩm du lịch đặc sắc nhƣ : Du lịch biên giới, du lịch golf, xe tự lái, ẩm thực Việt - Trung ; sản phẩm du lịch văn hóa, sinh thái, trải nghiệm cộng đồng gắn với du lịch bốn mùa ; phiên chợ Pò Hèn ; các điểm mua sắm,…Những chủ trƣơng trên đang đƣợc nhiều đơn vị kinh doanh du lịch hào hứng đón chờ. Việc nghiên cứu cụ thể phát triển du lịch qua biên giới khu vực tỉnh Quảng Ninh có ý nghĩa lớn, góp phần giúp tỉnh Quảng Ninh phát triển hơn nữa kinh tế xanh. Tuy nhiên, hoạt động kinh tế biên giới nƣớc ta khu vực biên giới phía Bắc nói chung, trong đó có hoạt động hợp tác phát triển du lịch qua biên giới, chịu tác động rất lớn từ những biến động trong quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, trong đó có vấn đề Biển Đông. Trong bối cảnh quan hệ hai nƣớc có xu hƣớng căng thẳng do vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, điều này trực tiếp ảnh hƣởng đến quan hệ du lịch hai nƣớc nói chung và quan hệ du lịch qua biên giới nói riêng. Đặc biệt, trong gần ba năm qua, đại dịch Covid-19 có diễn biến phức tạp trên phạm vi toàn cầu, đã và đang tác động mạnh mẽ tới các lĩnh vực của tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó du lịch đƣợc coi là một trong những lĩnh vực chịu tác động nặng nề nhất. Cho nên, nghiên cứu về du lịch qua biên giới trong bối cảnh hiện nay càng có tính cấp thiết hơn bao giờ hết. Phát triển du lịch qua biên giới ngày càng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội đất nƣớc, song những nghiên cứu hệ thống và chuyên sâu về lĩnh vực này còn chƣa tƣơng xứng với yêu cầu của thực tiễn. Việc phát triển kinh tế biên giới là yêu cầu chung của cả nƣớc nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế vùng biên nói riêng và kinh tế quốc gia nói chung và đặc biệt là nghiên cứu một cách hệ thống và cơ bản phát triển du lịch qua biên giới ngày càng cấp thiết. Tuy nhiên, cho đến nay, những nghiên cứu về phát triển du lịch qua biên giới, nhất là khu vực tỉnh Quảng Ninh, còn khá khiêm tốn. Chính vì những lí do trên, NCS đã chọn đề tài “ Phát triển du lịch qua 11
  16. biên giới Việt Nam - Trung Quốc khu vực tỉnh Quảng Ninh từ năm 2012 đến 2022” làm đề tài cho luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Việt Nam học. Nghiên cứu sự phát triển quan hệ du lịch qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc giúp các địa phƣơng, các nhà quản lý, nhà nghiên cứu thêm những luận chứng khoa học, cơ sở xây dựng kế hoạch, đánh giá các xu hƣớng về phát triển du lịch qua biên giới khu vực tỉnh Quảng Ninh dựa trên thế mạnh và phát huy tối đa tiềm năng sẵn có của địa phƣơng và tận dụng đƣợc lợi thế từ bối cảnh mới. Vì vậy, nghiên cứu trƣờng hợp cụ thể phát triển du lịch qua biên giới khu vực tỉnh Quảng Ninh là đề tài có giá trị lý luận khoa học và ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. 2. Đối tƣợng và mục tiêu nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận án đó là nghiên cứu phát triển du lịch qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc khu vực tỉnh Quảng Ninh từ năm 2012 đến 2022. 2.2. Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu tổng quát: Luận án tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Xác định các yếu tố tác động và thực trạng phát triển du lịch qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc khu vực tỉnh Quảng Ninh. Từ đó, luận án đánh giá những vấn đề đặt ra và phƣơng hƣớng phát triển du lịch qua biên giới khu vực này. - Mục tiêu cụ thể : + Hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn của phát triển du lịch qua biên giới. + Phân tích những yếu tố tác động đến phát triển du lịch qua biên giới khu vực tỉnh Quảng Ninh. + Quan điểm và chính sách của chính quyền (các cấp) đối với phát triển du lịch qua biên giới khu vực tỉnh Quảng Ninh. + Đánh giá thực trạng phát triển du lịch qua biên giới khu vực tỉnh Quảng Ninh (thành phố Móng Cái), những vấn đề đặt ra và đặc điểm của phát triển du lịch qua biên giới khu vực tỉnh Quảng Ninh. + Đề xuất một số những giải pháp phát triển du lịch qua biên giới tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới. 12
  17. 3. Phạm vi nghiên cứu 3.1. Phạm vi thời gian nghiên cứu của luận án Luận án chọn mốc thời gian bắt đầu của luận án là vào năm 2012, thời điểm mà cả Việt Nam và Trung Quốc có những chính sách thúc đẩy hợp tác biên giới song phƣơng, điều này tác động mạnh mẽ đến phát triển du lịch qua biên giới Việt - Trung khu vực tỉnh Quảng Ninh. Mốc kết thúc của luận án năm 2022, thời điểm Việt Nam kết thúc đại dịch COVID-19. Bên cạnh đó, NCS đã tiến hành điền dã tại địa bàn nghiên cứu tỉnh Quảng Ninh, Thành phố Móng Cái vào các khoảng thời gian: đợt 1 vào tháng 7/2022, đợt 2 vào tháng 03/2023 và đợt 3 vào tháng 7/2023. NCS tiến hành phỏng vấn sâu lấy ý kiến của chuyên gia trong ngành du lịch nhƣ: Sở Du lịch Quảng Ninh, UBND Thành phố Móng Cái, Phòng Văn hóa Thông tin. Ngoài ra còn phỏng vấn Ban quản lý xuất nhập cảnh, các doanh nghiệp lữ hành, khách sạn, cơ sở dịch vụ du lịch tại thành phố Móng Cái để có những đánh giá khách quan về phát triển du lịch qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc khu vực tỉnh Quảng Ninh. 3.2. Phạm vi không gian nghiên cứu của luận án Luận án tập trung phân tích không gian là khu vực biên giới tỉnh Quảng Ninh, trọng tâm là khu vực thành phố Móng Cái. Bởi vì, Thành phố Móng Cái (Quảng Ninh) là thành phố giáp với Trung Quốc có chung đƣờng biên giới đất liền và trên biển, có cửa khẩu quốc tế Móng Cái là cửa khẩu quốc tế song phƣơng duy nhất tại Quảng Ninh, thuận lợi cho việc phát triển du lịch biên giới, biên mậu và thƣơng mại. Đối ứng của Móng Cái là thành phố Đông Hƣng Trung Quốc, tuy nhiên luận án đặt phát triển du lịch qua biên giới này trong bối cảnh tỉnh Quảng Ninh, đối ứng là phía Quảng Tây, Trung Quốc, cũng nhƣ trong sự tƣơng tác giữa Việt Nam và Trung Quốc, nhất là khu vực biên giới Việt - Trung. 3.3. Phạm vi nội dung nghiên cứu Đây là đề tài rộng, có nhiều vấn đề phức tạp, song luận án chủ yếu tập trung vào phân tích một số nội dung chính nhƣ sau: (i) Cơ sở lý luận và thực tiễn của phát triển du lịch qua biên giới khu vực tỉnh Quảng Ninh; (ii) các nhân tố tác động đến phát triển du lịch qua biên giới khu vực tỉnh Quảng Ninh; (iii) Thực trạng phát triển du lịch 13
  18. qua biên giới khu vực tỉnh Quảng Ninh; (iv) vấn đề đặt ra và giải pháp phát triển du lịch qua biên giới khu vực tỉnh Quảng Ninh. 4. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cách tiếp cận Nghiên cứu phát triển du lịch biên giới Việt Nam - Trung Quốc khu vực tỉnh Quảng Ninh là một nghiên cứu thuộc chuyên ngành Việt Nam học. Do đó, việc kế thừa, tiếp thu những nghiên cứu của các học giả đi trƣớc, là tiền đề triển khai tính mới của luận án về lĩnh vực phát triển du lịch biên giới nói chung cũng nhƣ phát triển du lịch biên giới khu vực tỉnh Quảng Ninh nói riêng, NCS đã sử dụng cách tiếp cận từ khu vực học, tiếp cận liên ngành, cách tiếp cận hệ thống khi triển khai luận án. Đồng thời NCS đã đƣa ra đƣợc cách tiếp cận về phát triển du lịch biên giới theo quan điểm riêng của cá nhân nhằm làm rõ hơn về vấn đề cần nghiên cứu. Cụ thể: Cách tiếp cận từ khu vực học: khu vực học (Area studies hoặc regional studies) là các lĩnh vực nghiên cứu và kiến thức liên ngành liên quan đến các khu vực địa lý, quốc gia/liên bang hoặc khu vực văn hóa cụ thể. Thuật ngữ này tồn tại chủ yếu nhƣ một mô tả chung cho những gì, trong thực tiễn học thuật, nhiều lĩnh vực nghiên cứu không đồng nhất, bao gồm cả khoa học xã hội và nhân văn. Các chƣơng trình nghiên cứu khu vực điển hình liên quan đến quan hệ quốc tế, nghiên cứu chiến lƣợc, lịch sử, khoa học chính trị, kinh tế chính trị, nghiên cứu văn hóa, ngôn ngữ, địa lý, văn học và các ngành liên quan khác. Ngƣợc lại với nghiên cứu văn hóa, nghiên cứu khu vực thƣờng bao gồm cộng đồng ngƣời di cƣ và di cƣ khỏi khu vực.3 Mục đích của khu vực học là đạt tới những nhận thức tổng hợp về một không gian, tìm ra những đặc điểm tự nhiên và đời sống con ngƣời trong không gian đó. Do đó, cách tiếp cận từ khu vực học lấy không gian văn hóa - xã hội bao gồm các lĩnh vực hoạt động của con ngƣời và quan hệ tƣơng tác giữa con ngƣời và điều kiện tự nhiên làm đối tƣợng nghiên cứu. Cho nên, khi nghiên cứu về phát triển du lịch qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc khu vực tỉnh Quảng Ninh cần nghiên cứu về một vùng đất, về con ngƣời ở vùng đất ấy với tất cả các mối quan hệ với thiên nhiên, với lịch sử và xã hội về mọi mặt, 3 https://en.wikipedia.org/wiki/Area_studies, ngày truy cập 16/4/2022. 14
  19. làm nổi rõ những đặc điểm, đặc thù của khu vực tỉnh Quảng Ninh trong mối quan hệ tƣơng tác về lĩnh vực giao lƣu văn hóa, phát triển du lịch giữa thành phố Móng Cái (Quảng Ninh, Việt Nam) với thành phố Đông Hƣng (Quảng Tây, Trung Quốc). Nhƣ vậy, có thể nói với cách tiếp cận khu vực học nhằm xác định rõ địa bàn nghiên cứu thuộc khu vực cụ thể không chỉ mang tính lí luận mà còn mang tính thực tiễn. Tiếp cận liên ngành (Interdisciplinarity approach): các nghiên cứu liên ngành liên quan đến sự kết hợp của nhiều ngành học vào một hoạt động (ví dụ: một dự án nghiên cứu). Cách tiếp cận này thu thập kiến thức từ một số lĩnh vực khác nhƣ xã hội học, nhân chủng học, tâm lý học, kinh tế học, v.v. Đó là việc tạo ra thứ gì đó bằng cách suy nghĩ xuyên ranh giới ngành. Nó liên quan đến một lĩnh vực liên ngành, là một đơn vị tổ chức vƣợt qua ranh giới truyền thống giữa các ngành học hoặc trƣờng phái tƣ tƣởng, khi các nhu cầu và ngành nghề mới xuất hiện. Liên ngành là một loại hình hợp tác học thuật trong đó các nhà chuyên môn đƣợc lấy từ hai hay nhiều chuyên ngành khác nhau cùng làm việc với nhau để cùng đạt đến những mục tiêu chung trong nhận thức đối tƣợng nghiên cứu.4 Luận án sử dụng cách tiếp cận liên ngành là tìm cách liên kết, thiết lập những mối quan hệ qua lại, quy định và ảnh hƣởng lẫn nhau giữa những hệ phƣơng pháp và quy trình của nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong quá trình phát triển của khoa học đã chứng minh những ƣu thế của hƣớng tiếp cận chuyên ngành sẽ mang lại tính rõ ràng, khả năng phục vụ việc nghiên cứu chuyên biệt. Song để đi đến nhận thức về một khu vực, hƣớng tiếp cận liên ngành có lợi thế vƣợt trội so với tiếp cận chuyên ngành ở chỗ: thứ nhất, nó có thể tích hợp đƣợc những kết quả của các nghiên cứu chuyên ngành về một khu vực để nhận thức tổng hợp về khu vực đó, và thứ hai, nó có thể khai thác những khía cạnh của tri thức mà các chuyên ngành, do yêu cầu phải thiết lập và duy trì sự khác biệt với những chuyên ngành khác, có thể bỏ qua. Khu vực học có thể giúp các khoa học chuyên ngành vƣợt qua tính cục bộ của chúng.5 4 Yumio Sakurai, (2005), Khu vực học là gì?,Bài giảng chuyên đề tại Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội. 5 Trịnh Cẩm Lan, (2006), Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế khu vực học: Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.21. 15
  20. Hiện nay, việc tiếp cận liên ngành đã đƣợc ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu nhất là khi nghiên cứu về phát triển du lịch nói chung và phát triển du lịch biên giới nói riêng. Bời du lịch là một ngành mang tính tổng hợp của nhiều ngành nhƣ: kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị và an ninh quốc phòng. Đồng thời muốn nghiên cứu phát triển du lịch qua biên giới cần tập trung vào việc khai thác các điều kiện về tự nhiên, địa lý, lịch sử, văn hóa, dân tộc học và xã hội của khu vực đó. Vì vậy, NCS đã sử dụng cách tiếp cận liên ngành, thực hiện nghiên cứu phát triển du lịch biên giới trong mối quan hệ tƣơng hỗ liên ngành, dƣới nhiều góc độ khác nhau để có một đánh giá tổng thể về tác động của phát triển du lịch qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc khu vực tỉnh Quảng Ninh. Cách tiếp cận hệ thống (system approach): Giống nhƣ ―các nhà phân tích khu vực‖ gặp vấn đề khi xác định ―Khu vực‖ (Area), các nhà phân tích hệ thống cũng gặp vấn đề khi xác định ―Hệ thống‖ (System). Chẳng hạn nhƣ, Kast và Rosenzweig định nghĩa một hệ thống là ―một tổng thể có tổ chức hoặc phức hợp: một tập hợp hoặc sự kết hợp của các sự vật hoặc các bộ phận tạo thành một tổng thể phức hợp hoặc đơn nhất‖6. Định nghĩa này bỏ qua thực tế là một hệ thống hoạt động trong một môi trƣờng và vì tất cả các hệ thống hữu cơ đều là các hệ thống mở mà theo định nghĩa là tƣơng tác thƣờng xuyên với môi trƣờng của chúng, điều cần thiết là phải biết cả môi trƣờng ảnh hƣởng đến hệ thống và hệ thống ảnh hƣởng nhƣ thế nào đối với một hệ thống nhất định, môi trƣờng đƣợc định nghĩa là tập hợp tất cả các đối tƣợng mà sự thay đổi thuộc tính của chúng ảnh hƣởng đến hệ thống và cả những đối tƣợng có thuộc tính bị hệ thống thay đổi.7 Theo nhƣ Schoderbek định nghĩa thì, một hệ thống đƣợc định nghĩa là một tập hợp các đối tƣợng cùng với các mối quan hệ giữa các đối tƣợng và các thuộc tính của chúng liên quan đến nhau và môi trƣờng của chúng để tạo thành một tổng thể.8 Tuy nhiên, sự khác biệt giữa hệ thống và môi trƣờng vẫn là một vấn đề phức tạp. Điều này 6 F E Kast and J E Rosenzweig (1985), The modern view: a systems approach, In Open Systems Group (eds.), Systems Behaviour, London, Harper and Row, pp.44. 7 D A Hall and R E Fagen (1956), Definition of system, In General Systems Yearbook, I, pp. 18-28. 8 P Schoderbek, C Schoderbek and A Kefalas (1985), Management Systems: Conceptual Considerations, Plano, BPI, pp.12 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1