Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số dung môi hữu cơ đến sức nghe công nhân sản xuất sơn và giầy
lượt xem 6
download
Luận án Tiến sĩ Y học "Nghiên cứu ảnh hưởng của một số dung môi hữu cơ đến sức nghe công nhân sản xuất sơn và giầy" trình bày các nội dung chính sau: Mô tả tình trạng tiếp xúc dung môi hữu cơ của công nhân tại một số cơ sở sản xuất sơn và giầy; Đánh giá thực trạng và đặc điểm giảm sức nghe ở công nhân tiếp xúc dung môi hữu cơ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số dung môi hữu cơ đến sức nghe công nhân sản xuất sơn và giầy
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ VIỆN SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG -----------------*----------------- HÀ LAN PHƯƠNG NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ DUNG MÔI HỮU CƠ ĐẾN SỨC NGHE CÔNG NHÂN SẢN XUẤT SƠN VÀ GIẦY LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC HÀ NỘI – NĂM 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ VIỆN SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG -----------------*----------------- HÀ LAN PHƯƠNG NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ DUNG MÔI HỮU CƠ ĐẾN SỨC NGHE CÔNG NHÂN SẢN XUẤT SƠN VÀ GIẦY CHUYÊN NGÀNH: SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP MÃ SỐ: 62.72.01.59 LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC Người hướng dẫn khoa học PGS.TS. Nguyễn Duy Bảo PGS.TS. Lương Hồng Châu HÀ NỘI – NĂM 2019
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận án trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Tác giả luận án Hà Lan Phương
- ii LỜI CẢM ƠN Sự thành công của luận án nhằm phục vụ tốt hơn việc chăm sóc sức khỏe người lao động và dự phòng bệnh nghề nghiệp, đây là vấn đề đáng được quan tâm hiện nay, ngoài sự nỗ lực của nghiên cứu sinh và tập thể hướng dẫn, là sự giúp đỡ tận tình và hỗ trợ tích cực của các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Trước hết tôi xin cảm ơn Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế đã tạo điều kiện cho tôi được học tập và nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Lãnh đạo Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường đã hết lòng giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi có thể triển khai đề tài luận án. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới hai giáo viên hướng dẫn là PGS.TS. Nguyễn Duy Bảo và PGS.TS. Lương Hồng Châu, những người thày đã chỉ bảo tôi hướng nghiên cứu, luôn động viên và hướng dẫn tận tình, cụ thể, tạo mọi điều kiện thuận lợi để luận án của tôi hoàn thành tốt hơn. Luận án này thành công cũng là nhờ có sự đóng góp, tham gia nhiệt tình của các đồng nghiệp tại Trung tâm Bảo vệ sức khỏe lao động và môi trường Hà Nội, Trung tâm Y tế dự phòng Hải Phòng, Ban lãnh đạo các Công ty Cổ phần Sơn Tổng hợp, Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Giày Thượng Đình, Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó và coi Luận án là thành quả chung của lĩnh vực Sức khỏe nghề nghiệp. Trong thời gian đào tạo, tôi xin trân trọng cảm ơn các cán bộ của Trung tâm Đào tạo và Quản lý khoa học, Khoa Bệnh nghề nghiệp, Khoa Khám bệnh chuyên ngành - Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường đã tận tình chỉ đạo và luôn quan tâm giúp đỡ tôi trong học tập và nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình và bạn bè thân thiết đã động viên giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận án. Tôi mong rằng, kết quả nghiên cứu của Luận án sẽ đóng góp một phần vào sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người lao động – nguồn lực chính của việc phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tác giả luận án
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... ii MỤC LỤC .............................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................... vi DANH MỤC BẢNG ............................................................................................ viii DANH MỤC HÌNH ẢNH ...................................................................................... x DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ .......................................................................... xi ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN.................................................................................. 3 1.1. Tổng quan về dung môi hữu cơ ................................................................................. 3 1.1.1 Đường xâm nhập, hấp thu, chuyển hóa, đào thải dung môi hữu cơ ......... 3 1.1.2. Dung môi hữu cơ gây độc tai ................................................................... 5 1.1.3. Dung môi hữu cơ trong sản xuất sơn, giầy .............................................. 7 1.1.4. Giới hạn tiếp xúc nghề nghiệp của một số dung môi hữu cơ .................. 9 1.2. Giải phẫu và sinh lý thính giác ................................................................................. 11 1.2.1. Một số nét về giải phẫu tai ..................................................................... 11 1.2.2. Sinh lý thính giác ................................................................................... 13 1.3. Ảnh hưởng đến sức khỏe của dung môi hữu cơ ..................................................... 16 1.3.1. Ảnh hưởng sức khỏe ............................................................................... 16 1.3.2. Ảnh hưởng đến hệ thống thính giác ....................................................... 17 1.4. Vấn đề giảm nghe do dung môi hữu cơ .................................................................. 18 1.4.1. Đặc điểm giảm nghe do dung môi hữu cơ ............................................. 18 1.4.2. Đánh giá mức độ giảm nghe và tổn thương cơ thể ................................ 20 1.5. Cơ chế tổn thương thính giác do dung môi hữu cơ ................................................ 23 1.5.1. Dung môi hữu cơ gây độc cho tai .......................................................... 23 1.5.2. Dung môi hữu cơ gây độc lên hệ thần kinh trung ương ........................ 24 1.5.3. Tác động hiệp đồng giữa tiếng ồn và dung môi hữu cơ ........................ 25 1.6. Một số phương pháp đánh giá ảnh hưởng sức nghe .............................................. 26 1.6.1. Đo sức nghe đơn âm tại ngưỡng ............................................................ 26 1.6.2. Đo trở kháng tai giữa............................................................................. 26
- iv 1.6.3. Đo âm ốc tai (Otoacoustic emissions - OAE) ........................................ 26 1.6.4. Ghi điện thế kích thích thính giác thân não (Auditory Brainstem Response – ABR) .............................................................................................................. 27 1.7. Các biện pháp dự phòng ........................................................................................... 28 1.7.1. Xây dựng các văn bản pháp quy ............................................................ 28 1.7.2. Các biện pháp dự phòng ........................................................................ 29 1.8. Nghiên cứu trong và ngoài nước về thực trạng môi trường và tình hình giảm nghe của công nhân tiếp xúc với dung môi hữu cơ ................................................................ 30 1.8.1. Ngoài nước ............................................................................................. 30 1.8.2. Trong nước ............................................................................................. 36 1.9. Một số nét về các cơ sở nghiên cứu ......................................................................... 40 1.9.1. Cơ sở sản xuất sơn ................................................................................. 40 1.9.2. Cơ sở sản xuất giầy ................................................................................ 41 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 42 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................... 42 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 42 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu .............................................................................. 43 2.1.3. Thời gian nghiên cứu ............................................................................. 43 2.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 43 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................ 43 2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu ................................................................................ 44 2.2.3. Phương pháp chọn mẫu ......................................................................... 45 2.2.4. Nội dung nghiên cứu .............................................................................. 46 2.2.5. Phương pháp thu thập thông tin và kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu 50 2.2.6. Sai số và cách khắc phục ....................................................................... 60 2.2.7. Xử lý và phân tích số liệu ....................................................................... 61 2.2.8. Vấn đề đạo đức nghiên cứu.................................................................... 61 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................... 62 3.1. Tình trạng tiếp xúc với dung môi hữu cơ của công nhân tại một số cơ sở sản xuất sơn, giầy ............................................................................................................................. 62 3.1.1. Kết quả khảo sát điều kiện lao động, công tác ATVSLĐ của cơ sở sản xuất .......................................................................................................................... 62
- v 3.1.2. Kết quả quan trắc môi trường lao động ................................................ 66 3.1.3. Giám sát sinh học tiếp xúc với dung môi hữu cơ (Biological exposure monitoring)………………………………………………………………….77 3.2. Thực trạng, đặc điểm giảm sức nghe ở công nhân tiếp xúc dung môi hữu cơ. ... 77 3.2.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu ............................................................. 77 3.2.2. Kết quả phỏng vấn các triệu chứng cơ năng ......................................... 79 3.2.3. Kết quả đo sức nghe ............................................................................... 80 3.2.4. Kết quả ghi đáp ứng thính giác thân não (ABR) ................................... 91 3.2.5. Mối liên quan của một số yếu tố nguy cơ và giảm nghe ........................ 93 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ................................................................................. 101 4.1. Tình trạng tiếp xúc với dung môi hữu cơ của công nhân tại một số cơ sở sản xuất sơn, giầy ........................................................................................................................... 101 4.1.1. Kết quả điều tra về điều kiện lao động, quan trắc môi trường lao động 101 4.1.2. Kết quả thực hiện an toàn vệ sinh lao động, bảo hộ lao động ............ 107 4.1.3. Giám sát sinh học tiếp xúc với dung môi hữu cơ (Biological exposure monitoring)…………………………………………………………………….. 110 4.2. Thực trạng và đặc điểm giảm sức nghe ở công nhân tiếp xúc với dung môi hữu cơ ........................................................................................................................................... 111 4.2.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu ........................................................... 111 4.2.2. Kết quả phỏng vấn các triệu chứng cơ năng ....................................... 112 4.2.3. Kết quả đo sức nghe ............................................................................. 114 4.2.4. Kết quả ghi đáp ứng thính giác thân não ............................................ 122 4.2.5. Mối liên quan của một số yếu tố nguy cơ và giảm nghe ...................... 125 4.3 Hạn chế của đề tài ………………………………………………………. 130 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 130 KIẾN NGHỊ ........................................................................................................ 132 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ................................................. 135 TÀI LIỆU THAM KHẢO
- vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ABR : Auditory Brainstem Response (Đáp ứng thính giác thân não) ACGIH : The American Conference of Governmental Industrial Hygienists (Hội nghị các nhà vệ sinh công nghiệp quốc gia Mỹ) ANSI : American National Standards Institute (Viện Tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kỳ) ATVSLĐ : An toàn Vệ sinh lao động BEI : Biological Exposure Incides (Chỉ số tiếp xúc sinh học) cn : công nhân CT : Công ty dB : Decibell dBA : Decibell A DMHC : Dung môi hữu cơ ĐNN : Điếc nghề nghiệp GTL : Giảm thính lực EI : Exposure Index (Chỉ số tiếp xúc) hay còn gọi là HI - Hazard Index (Chỉ số nguy cơ) Hz : Hertz IL : Interval Latency (Thời gian tiềm tàng liên sóng) ILO : International Labour Organization (Tổ chức Lao động quốc tế) L : Latency (Thời gian tiềm tàng xuất hiện sóng) MEK : Methyl Etyl Keton MIBK : Metyl Isobutyl Keton MTLĐ : Môi trường lao động MTV : Một thành viên NIOSH : National Institute of Occupational Safely and Health (Viện An toàn sức khỏe nghề nghiệp Hoa Kỳ)
- vii OAE : Otoacoustic Emissions (Đo âm ốc tai) OR : Odd ratio (tỷ suất chênh) PTA : Pure Tone Audiometer (Đo sức nghe đơn âm) PTA4 : Pure Tone Average (Trung bình ngưỡng nghe của 4 dải tần số 500, 1000, 2000, 4000 Hz) PTA5 : Pure Tone Average (Trung bình ngưỡng nghe của 5 dải tần số 500, 1000, 2000, 4000, 8000 Hz) PX : Phân xưởng PXCBĐ : Phản xạ cơ bàn đạp SD : Standard Deviation (Độ lệch chuẩn) SL : Số lượng TCCP : Tiêu chuẩn cho phép TCVSCP : Tiêu chuẩn vệ sinh cho phép THSN : Thiếu hụt sức nghe TLV : Threshold Limit Value (Giá trị giới hạn ngưỡng) TWA : Time Weight Average (Trung bình theo thời gian) VOCs : Volatile organic compound (Hợp chất hữu cơ dễ bay hơi)
- viii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.2: Giới hạn tiếp xúc nghề nghiệp của một số DMHC ............................... 10 Bảng 1.3: Mức độ giảm nghe theo phân loại của WHO ........................................ 20 Bảng 1.4: Tính tổn thương cơ thể theo trung bình ngưỡng nghe ........................... 21 Bảng 1.5: Bảng tính tổn thương cơ thể dựa trên thiếu hụt sức nghe 2 tai theo Fellmann – Lessing ............................................................................................... 22 Bảng 2.1: Biến số, chỉ số nghiên cứu ..................................................................... 47 Bảng 2.2: Phân nhóm mức độ giảm nghe theo bảng Felmann – Lessing .............. 57 Bảng 2.3: Phân nhóm mức độ giảm nghe theo phân loại của WHO ..................... 58 Bảng 2.4: Giá trị tham chiếu người bình thường các sóng ABR ........................... 59 Bảng 3.1: Thực hiện an toàn vệ sinh lao động – .................................................... 65 sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân ...................................................................... 65 Bảng 3.2: Kết quả quan trắc vi khí hậu, cường độ tiếng ồn tại .............................. 66 Công ty sơn Tổng hợp Hà Nội ............................................................................... 66 Bảng 3.3: Kết quả quan trắc vi khí hậu, cường độ tiếng ồn tại .............................. 67 Công ty Cổ phần sơn Hải Phòng ............................................................................ 67 Bảng 3.4: Kết quả đo vi khí hậu, cường độ tiếng ồn ............................................. 68 tại Công ty giầy Thượng Đình ............................................................................... 68 Bảng 3.5: Tổng hợp kết quả đo vi khí hậu tại các cơ sở sản xuất .......................... 69 Bảng 3.6: Tổng hợp kết quả đo cường độ tiếng ồn tại các cơ sở sản xuất ............. 70 Bảng 3.7: Nồng độ dung môi hữu cơ trong môi trường lao động .......................... 71 Công ty sơn tổng hợp Hà Nội ................................................................................ 71 Bảng 3.8: Nồng độ dung môi hữu cơ trong môi trường lao động .......................... 72 Công ty CP sơn Hải Phòng .................................................................................... 72 Bảng 3.9: Nồng độ dung môi hữu cơ trong môi trường lao động.......................... 74 Công ty giày Thượng Đình .................................................................................... 74 Bảng 3.10: Phân bố tổng mức tiếp xúc DMHC theo cơ sở sản xuất ..................... 75 Bảng 3.11: Kết quả nồng độ a xít hippuric niệu .................................................... 76
- ix Bảng 3.12: Phân bố tuổi đời của đối tượng nghiên cứu ......................................... 78 Bảng 3.13: Phân bố tuổi nghề của đối tượng nghiên cứu ...................................... 79 Bảng 3.14: Tình trạng giảm sức nghe .................................................................... 82 Bảng 3.15: Trung bình ngưỡng nghe của nhóm nghiên cứu .................................. 82 Bảng 3.16: Ngưỡng nghe theo từng tần số so sánh hai tai (n = 118 tai) ................ 82 Bảng 3.17: Ngưỡng nghe theo từng dải tần số (n=236 tai) .................................... 83 Bảng 3.18: Kết quả phần trăm thiếu hụt sức nghe theo từng tai (n=118) .............. 84 Bảng 3.19: Phân nhóm mức độ giảm nghe theo bảng Felmann – Lessing ............ 84 Bảng 3.20: Trung bình ngưỡng nghe theo phân độ giảm nghe của WHO ............ 85 Bảng 3.21: Mức độ giảm nghe tại tần số 4000 Hz và 8000 Hz ............................. 87 Bảng 3.22: Phân bố giảm sức nghe theo nhóm nghiên cứu ................................... 88 Bảng 3.23: Trung bình ngưỡng nghe theo nhóm tiếp xúc ..................................... 89 Bảng 3.24: Kết quả ngưỡng nghe tại từng tần số của 2 nhóm ............................... 89 Bảng 3.25: Mức độ giảm nghe theo phân loại WHO của 2 nhóm ......................... 90 Bảng 3.26: Thời gian tiềm tàng của các sóng ........................................................ 91 Bảng 3.27: Thời gian tiềm tàng giữa các sóng ....................................................... 92 Bảng 3.28: Mối liên quan giữa mức độ tiếp xúc nghề nghiệp và giảm nghe ........ 94 Bảng 3.29: So sánh mức giảm nghe với mức giảm nghe sinh lý ........................... 95 Bảng 3.30: Mối liên quan tuổi đời với giảm nghe ................................................. 96 Bảng 3.31: Mối liên quan giữa tuổi nghề với giảm nghe ....................................... 97 Bảng 3.32: Mối liên quan giữa kiến thức, thực hiện ATVSLĐ với giảm nghe ..... 98 Bảng 3.33: Mối liên quan của sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân và giảm nghe ...................................................................................................................... 100
- x DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1: Thiết đồ qua ốc tai .................................................................................. 12 Hình 1.2: Đường đi của luồng thần kinh thính giác ............................................... 15 Hình 1.3: Ảnh hưởng cơ quan thính giác của một số hóa chất DMHC ………... 17 Hình 1.4: Biểu đồ sức nghe (theo Chang và cs, 2006)........................................... 19 Hình 2.1: Mô tả quá trình lấy mẫu ......................................................................... 51 Hình 2.2: Quy trình phân tích mẫu VOCs ............................................................. 51 Hình 2.3: Phân loại nhĩ đồ theo Jerger, 1970 ......................................................... 55
- xi DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 2.1: Khung lý thuyết nghiên cứu ................................................................. 44 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ thiết kế nghiên cứu .................................................................... 60 Sơ đồ 3.1: Quy trình sản xuất sơn .........................................................................64 Sơ đồ 3.2: Quy trình sản xuất giầy ........................................................................65 Biểu đồ 3.1: Phân bố chỉ số tiếp xúc sinh học với toluen ……………………......76 Biểu đồ 3.2: Phân bố giới tính đối tượng nghiên cứu ............................................ 77 Biểu đồ 3.3: Một số triệu chứng cơ năng ............................................................... 79 Biểu đồ 3.4: Phân bố tình trạng sức nghe .............................................................. 80 Biểu đồ 3.5: Biểu đồ sức nghe của đối tượng nghiên cứu ..................................... 83 Biểu đồ 3.6: Phân loại mức độ giảm sức nghe ....................................................... 86 Biểu đồ 3.7: Mối liên quan tuổi đời với giảm nghe ............................................... 97 Biểu đồ 3.8: Mối liên quan tuổi nghề với giảm nghe............................................. 98
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Tiếng ồn vẫn được coi là yếu tố nguy cơ chính gây giảm sức nghe của công nhân tiếp xúc và bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn cũng luôn là một trong những bệnh đứng hàng đầu trong các bệnh nghề nghiệp ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Tuy nhiên, trong những năm gần đây đã có những nghiên cứu chỉ ra rằng hóa chất cũng gây độc lên tai của công nhân tiếp xúc. Hóa chất ảnh hưởng đến sức nghe bao gồm dung môi hữu cơ, hơi kim loại, khí gây ngạt, hóa chất trừ sâu. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng tiếp xúc nghề nghiệp với hóa chất, riêng lẻ hay phối hợp, cũng là yếu tố nguy cơ gây giảm nghe [69, 96,]. Dung môi hữu cơ được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề, nhiều quy trình sản xuất: sản xuất sơn, giầy, đồ gỗ, thuốc nhuộm, vật liệu kết dính, nhựa, cao su, điện tử, in,… trong đó công nghiệp sơn và giầy là một trong những ngành sử dụng nhiều dung môi hữu cơ cả về số lượng, chủng loại cũng như số lượng công nhân tiếp xúc. Hội nghị các nhà vệ sinh công nghiệp quốc gia Mỹ (The American Conference of Governmental Industrial Hygienists - ACGIH) đã khuyến cáo cần phải đo kiểm tra sức nghe định kỳ đối với những công nhân tiếp xúc với tiếng ồn, dung môi hữu cơ (styren, toluen, xylen), CO, chì, mangan. Viện An toàn sức khỏe nghề nghiệp Hoa Kỳ (NIOSH) cũng thấy rằng cần phải thiết lập giới hạn tiếp xúc cho phép với hỗn hợp hóa chất gây độc cho tai và tiếng ồn như là một vấn đề cấp bách. Trong quy định của các nước Châu Âu về mức tiếp xúc nghề nghiệp tối thiểu với tiếng ồn cũng đề cập rằng khi đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sức nghe cũng phải lưu ý đến ảnh hưởng phối hợp của tiếng ồn với hóa chất, tiếng ồn với rung chuyển (The European Directive 2003/10/EC). Bệnh gây ra do tiếp xúc nghề nghiệp với dung môi hữu cơ cũng là bệnh thuộc nhóm 1.1.38 trong danh mục các bệnh nghề nghiệp của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) [51, 68, 84]. Dung môi hữu cơ được sử dụng trong công nghiệp đã hàng trăm năm nhưng những nghiên cứu về ảnh hưởng của nó lên sức nghe mới được nghiên cứu gần đây. Trước những năm 80s, chỉ có một vài nghiên cứu lẻ tẻ đề cập đến ảnh hưởng của
- 2 dung môi hữu cơ lên thính lực. Từ sau những năm 80s, vấn đề này được chú ý nghiên cứu nhiều hơn trên cả động vật thí nghiệm cũng như trên người lao động tiếp xúc trực tiếp. Nghiên cứu được tiến hành trong những năm qua đã đưa ra những quan tâm về ảnh hưởng của dung môi riêng lẻ hay hỗn hợp cũng như tác động hiệp đồng giữa tiếng ồn và dung môi như là nguyên nhân gây giảm nghe của công nhân [90, 153] Ở Việt Nam, mới có một nghiên cứu bước đầu của H.T.M.Hiền, 2002 về đánh giá tình hình sức nghe của 300 công nhân tiếp xúc với dung môi hữu cơ cho thấy tỷ lệ giảm sức nghe là 12,9 – 21,9% [14]. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu đánh giá cụ thể thực trạng giảm nghe ở công nhân tiếp xúc với dung môi hữu cơ cũng như đặc điểm cụ thể như thế nào để trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp dự phòng giảm nghe nghề nghiệp cho công nhân tiếp xúc với dung môi hữu cơ. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu: 1. Mô tả tình trạng tiếp xúc dung môi hữu cơ của công nhân tại một số cơ sở sản xuất sơn và giầy. 2. Đánh giá thực trạng và đặc điểm giảm sức nghe ở công nhân tiếp xúc dung môi hữu cơ.
- 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan về dung môi hữu cơ Dung môi là chất có khả năng hòa tan một chất khác tạo thành dung dịch mà không làm thay đổi về mặt hóa học thành phần vật liệu. Dung môi là sản phẩm của chưng cất dầu lửa, hầu hết dung môi sử dụng trong công nghiệp là dung môi hữu cơ, có khả năng hòa tan mạnh. Dung môi hữu cơ là nhóm hợp chất dễ bay hơi hoặc hỗn hợp tương đối ổn định về mặt hóa học và tồn tại ở trạng thái lỏng ở nhiệt độ khoảng 0° đến 250°C (32° đến 482°F). Dung môi hữu cơ phổ biến được phân loại gồm: hydrocacbon béo, hydrocacbon vòng, hydrocacbon thơm, hydrocacbon halogen hóa, xeton, amin, este, rượu, aldehyde và ete và dung môi tồn tại dưới dạng hỗn hợp các hợp chất hóa học ví dụ như dung môi stoddard và dung môi tẩy rửa thinner. 1.1.1 Đường xâm nhập, hấp thu, chuyển hóa, đào thải dung môi hữu cơ 1.1.1.1. Đường xâm nhập Dung môi hữu cơ xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường hô hấp, tiêu hóa và qua tiếp xúc với da. Trong phơi nhiễm nghề nghiệp, DMHC xâm nhập vào cơ thể người lao động qua hai đường chính: (1) do hít phải DMHC ở dạng khói, hơi; (2) tiếp xúc qua da [37]. 1.1.1.2. Hấp thu Sự hấp thu qua đường hô hấp là chủ yếu, phụ thuộc vào: nồng độ dung môi trong thể tích không khí hít vào; tỷ lệ thông khí phế nang, khả năng tưới máu phổi và thời gian phơi nhiễm, trong đó nồng độ DMHC trong thể tích không khí hít vào được xác định bởi tính thấm màng mao mạch phế nang và khả năng hòa tan trong máu [36]. DMHC hấp thu qua đường hô hấp vào máu ngoại vi trong vòng vài phút sau khi tiếp xúc [65, 140, 171]. Khả năng hấp thu DMHC cũng tăng lên khi tăng hoạt động thể lực, nghiên cứu khả năng hấp thu hơi xylen cho thấy ở trạng thái vận động tăng lên 28% so với trạng thái nghỉ ngơi [141]. Hấp thu qua da cũng là một con đường chính vì các dung môi hữu cơ dễ dàng hòa tan trong chất béo và nước. Xylen hấp thu qua da có thể chiếm 50% tổng số lượng
- 4 dung môi này hấp thu vào cơ thể [65]. Thí nghiệm ngâm hai tay trong dung dịch xylen 15 phút thì nồng độ xylen máu xấp xỉ bằng với khi hít hơi xylen nồng độ 100 ppm trong khoảng thời gian bằng nhau [66]. Sự hấp thu dung môi qua da phụ thuộc vào: (1) thời gian tiếp xúc, (2) độ dày, độ tưới máu và khả năng giữ nước của da (3) Tổn thương da (vết cắt, trầy xước) hoặc bệnh ngoài da [43]. Toluen hấp thu nhanh, gần hoàn toàn qua đường hô hấp, khi hít thở toluen ở nồng độ 80ppm sau khoảng 10 phút đạt nồng độ 2–5 µmol/L trong máu và đạt nồng độ đỉnh sau 15 đến 30 phút [79, 137]. Tiếp xúc qua đường tiêu hóa hấp thu chậm hơn, đạt nồng độ đỉnh sau khoảng 1-2 giờ, hấp thu hoàn toàn sau 3 giờ thể hiện qua việc bài tiết toluen trong hơi thở và chất chuyển hóa trong nước tiểu (a xít hippuric và ortho-cresol) [38]. Toluen hấp thu qua da, điều này được chứng minh bởi nghiên cứu của Monster và cs, 1993 cho công nhân rửa tay bằng dung dịch toluen trong 5 phút, sau đó lấy mẫu không khí thở ra liên tục cho đến 24 giờ sau khi tiếp xúc, kết quả cho thấy nồng độ toluen dao động từ 0,5 đến 10 mg/m3 [106]. 1.1.1.3. Phân bố và chuyển hóa Sau khi hấp thu, dung môi hữu cơ sẽ biến đổi thành các chất chuyển hóa sinh học (quá trình này xảy ra chủ yếu ở gan) hoặc tích tụ trong các mô giàu mỡ như mô của hệ thần kinh [40]. Chuyển hóa ở gan nói chung gồm các phản ứng oxy hóa được xúc tác bởi hệ thống oxy hóa hỗn hợp chức năng cytochrome P-450 sau đó liên hợp với axit glucuronic, axit sulfuric, glutathione, hoặc glycine. Kết quả là dung môi hữu cơ giảm độc tính, hình thành các hợp chất hòa tan trong nước được bài tiết qua nước tiểu hoặc mật. Tuy nhiên, sự chuyển hóa cũng có thể tạo ra các chất chuyển hóa trung gian có độc tính hơn so với hợp chất ban đầu. Những chất chuyển hóa này có khả năng liên kết cộng hóa trị với các đại phân tử thiết yếu (ví dụ, protein, RNA và DNA) và tạo ra các ảnh hưởng độc hại. Loại hoạt hóa trao đổi chất của các dung môi này được cho là được hoạt hóa trung gian bởi hệ thống cytochrome P-448, nó chiếm ưu thế hơn trong các mô ngoài da. Toluen là chất ái mỡ do vậy sau khi hấp thu, phân bố nhanh vào các tổ chức giàu mỡ như não, gan, thận, thần kinh trung ương. Toluen có thời gian bán hủy từ vài
- 5 phút đến hơn 1 giờ, 80% oxy hóa ở gan, phần lớn chuyển hóa thành a xít hippuric, phần nhỏ chuyển hóa thành ortho và para cresols (khoảng 5%) và a xít s- benzylmercapturic và a xít s-p-toluylmercapturic [37, 168]. 1.1.1.4. Đào thải Dung môi được đào thải dưới dạng nguyên chất hoặc dạng chất chuyển hóa tan trong nước qua đường thở, nước tiểu hoặc đường mật [39]. Toluen đào thải hoàn toàn qua nước tiểu dưới dạng a xít hippuric và một phần dưới dạng cresols trong vòng 12 giờ sau tiếp xúc; khoảng 20% đào thải dưới dạng toluen tự do trong không khí thở ra, một phần nhỏ đào thải qua dịch mật (khoảng 2%) [37]. 1.1.2. Dung môi hữu cơ gây độc tai Khái niệm độc tính cho tai (Ototoxins) là nói đến độc tính chọn lọc lên cơ quan tai trong. Các chất gây độc cho tai có thể là thuốc, hợp chất hóa học gây khiếm khuyết chức năng, gây tổn thương tế bào tai trong đặc biệt tác động lên đoạn cuối của tai trong và lên các tế bào thần kinh nghe, thăng bằng hoặc tác động lên thần kinh tiền đình – thính giác. Cơ chế hoạt động của các chất gây độc cho tai có thể liên quan đến toàn bộ tai trong hoặc chỉ đến một số tế bào cụ thể của tai trong, đến thành phần của các tế bào hoặc đến những chuyển hóa sinh hóa [49, 78]. Các chất gây độc cho tai trong môi trường lao động được quan tâm không chỉ do độc tính của nó lên thính giác mà còn do chúng có thể tương tác với nhau và tương tác tiếng ồn khi tiếp xúc phối hợp (cùng một lúc hoặc theo trình tự). Khi đó những ảnh hưởng gây ra có thể tăng lên không chỉ đơn thuần là cộng các tác hại của từng yếu tố khi tiếp xúc đơn lẻ [82, 90]. Vì vậy, chúng ta cần phải có những quan tâm đặc biệt trong trường hợp tiếp xúc phối hợp giữa tiếng ồn - yếu tố nguy cơ được biết đến là nguyên nhân chính gây giảm nghe với các chất gây độc cho tai. Các thuốc điều trị có độc tính lên tai đã được quan tâm trong lĩnh vực y học từ lâu. Hóa chất gây ô nhiễm không khí, thực phẩm, nước và trong môi trường lao động có độc tính lên tai mới được các chuyên gia quan tâm và nghiên cứu khoảng từ những
- 6 năm 1980 trở lại đây. Tuy nhiên, hiện nay số lượng hóa chất có đầy đủ thông tin về độc tính lên tai và các yêu cầu về giám sát, kiểm tra sức nghe còn hạn chế [90]. Các hóa chất được xác định có đặc tính gây độc cho tai và một số liên quan đến môi trường lao động cụ thể theo danh mục sau: [49, 61, 67, 90, 115, 121]. + Nhóm các hóa chất: - Dung môi hữu cơ: styren, toluen, p-xylen, ethylbenzen, chlorobenzen, trichloroethylen, n-hexan, n-heptan, carbon disulphid, perchloroethylen, xăng trắng/Stoddard, hỗn hợp dung môi. - Khí gây ngạt: CO, hydro cyanua. - Kim loại: chì, thủy ngân. - Hợp chất khác: hóa chất trừ sâu, diệt cỏ (Paraquat, phốt phát hữu cơ, Pyrethroids, Hexachlorobenzen); Polychlorinated biphenyls (PCBs). + Các nhóm thuốc điều trị: - Kháng sinh nhóm aminoglycoside: Streptomycin, Dihydrostreptomycin, Neomycin, Amikacin, Gentamicin, Kanamycin, Tobramycin, Nentilmicin, Sisomycin - Kháng sinh nhóm khác: Erythromycin, Minocycline, Chloramphenicol, Colistin, Erythromycin, Minocycline, Polymyxin B, Vancomycin - Hóa chất điều trị ung thư: Cisplatin, Carboplatin, Mechloroethamine, Vincristine, Bleomycin, Nitrogen mustard, Vinblastine - Thuốc lợi tiểu: Ethacrynic acid, Furosemid, Bumetanid, Azoseamid, Ozolinone - Thuốc điều trị sốt rét: Quinine, Chloroquine - Thuốc giảm đau chống viêm Non-steroid: Acetyl salicylic acid, Ibuprofen, Indomethacin, Naproxen, Phenylbutazone, Sulindac - Điều trị nhiễm độc Asen, thuốc thải độc: Deferoxamine, Atoxyl, Salvarsan Các hóa chất được nghiên cứu chỉ ra là chất tiềm tàng gây độc cho tai trong môi trường lao động bao gồm dung môi hữu cơ, kim loại nặng, hợp chất nitril, khí gây ngạt và hóa chất trừ sâu. Những hóa chất này có cấu trúc đa dạng do đó có thể gây
- 7 tổn thương hệ thống thính giác với các tổn thương đích khác nhau và các cơ chế gây tổn thương còn chưa thực sự rõ ràng [70, 146]. Trong số các dung môi gây độc tai thì chủ yếu là các dung môi hữu cơ nhân thơm. Một số dung môi như n-Hexan và n- Heptan đã được chứng minh là ảnh hưởng đến hệ thống thính giác trong bệnh cảnh chung của nhiễm độc thần kinh và gây tổn thương hệ thống thính giác trung ương [42, 150]. Carbon disulphid cũng được biết đến là chất độc thần kinh và ảnh hưởng đến hệ thống thính giác trung ương [139, 164]. 1.1.3. Dung môi hữu cơ trong sản xuất sơn, giầy Dung môi hữu cơ được sử dụng rộng rãi ở nhiều ngành nghề trên toàn thế giới: trong sản xuất sơn như một chất pha loãng cho sơn, sơn mài, chất phủ và thuốc nhuộm; sản xuất giầy, ngành công nghiệp nhựa, nhiên liệu ô tô và hàng không; trong sản xuất da nhân tạo, chất tẩy rửa, thuốc, nước hoa, chất phủ vải và giấy, mực in; chất phủ bề mặt phun và trong thuốc đuổi côn trùng. Trong đó công nghiệp sơn và giầy là một trong những ngành sử dụng dung môi hữu cơ nhiều cả về số lượng lẫn chủng loại. Dung môi hữu cơ dùng trong sản xuất sơn, giầy là một hỗn hợp các hợp chất hữu cơ rất phức tạp, chủ yếu bao gồm các hydrocacbon và các dẫn xuất có khả năng bay hơi được gọi tên chung là các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (Volatile organic compound – VOCs). Vì tính bay hơi cao và điểm sôi thấp nên khả năng dung môi hữu cơ bay hơi và khuếch tán vào không khí rất lớn. Đặc biệt, khi nhiệt độ nơi làm việc cao, hàm lượng của dung môi hữu cơ trong không khí sẽ gia tăng mạnh. 1.1.3.1. Dung môi hữu cơ trong sản xuất sơn Thành phần của dung môi hữu cơ trong sản xuất sơn chủ yếu bao gồm các hydrocacbon và các dẫn xuất có khả năng bay hơi. Dung môi hữu cơ trong sản xuất sơn là chất lỏng dùng để hòa tan chất tạo màng và thay đổi độ nhớt của sơn. Sau khi màng đóng rắn toàn bộ dung môi bay hơi không lưu lại trên màng. Đặc tính của dung môi Khả năng hoà tan: dung môi khi hòa tan nhựa có thể như một sự xâm lấn của phân tử dung môi vào những khoảng trống hình thành giữa các mạch do chuyển động. Như vậy dung môi làm tăng khoảng cách giữa các mạch và hạn chế khả năng hình thành liên kết hóa trị phụ, điều này sẽ làm giảm độ nhớt của dung dịch nhựa.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Đánh giá ảnh hưởng của sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật đến sức khoẻ người chuyên canh chè tại Thái Nguyên và hiệu quả của các biện pháp can thiệp
121 p | 237 | 57
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu căn nguyên gây nhiễm trùng hô hấp cấp tính ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Nha Trang, năm 2009
28 p | 214 | 41
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Điều trị chấn thương cột sống cổ thấp cơ chế cúi - căng - xoay bằng phẫu thuật Bohlman cải tiến
196 p | 200 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu một số chỉ số chức năng tim - mạch, tâm - thần kinh của sinh viên đại học Y Thái Bình ở trạng thái tĩnh và sau khi thi
178 p | 166 | 30
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Yếu tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của người bệnh ngoại trú về chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế và hiệu quả can thiệp tại trung tâm y tế huyện, tỉnh Bình Dương
189 p | 37 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Thực trạng tuân thủ vệ sinh tay tại bệnh viện Quân y 354 và 105 và đánh giá kết quả một số biện pháp can thiệp cải thiện vệ sinh tay của Bệnh viện Quân y 354
168 p | 24 | 12
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Đánh giá ảnh hưởng của sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật đến sức khoẻ người chuyên canh chè tại Thái Nguyên và hiệu quả của các biện pháp can thiệp
26 p | 172 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Thực trạng và hiệu quả can thiệp đào tạo liên tục cho nhân viên y tế khoa Y học cổ truyền tuyến huyện tại tỉnh Thanh Hóa
175 p | 37 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Tỷ lệ nhiễm và mang gen kháng Cephalosporin thế hệ 3 và Quinolon của các chủng Klebsiella gây nhiễm khuẩn hô hấp phân lập tại Bệnh viện Nhi Trung ương, 2009 - 2010
27 p | 129 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học Vệ sinh xã hội học và Tổ chức y tế: Đánh giá hiệu quả can thiệp làm mẹ an toàn ở các bà mẹ có con dưới 2 tuổi tại 5 tỉnh Việt Nam giai đoạn 2006 - 2012
28 p | 155 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu hoạt động đảm bảo thuốc bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Quân y 105 từ năm 2015 - 2018
169 p | 21 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu biến đổi nồng độ Interleukin 6, Interleukin 10 huyết tương và mối liên quan với thời điểm phẫu thuật kết hợp xương ở bệnh nhân đa chấn thương có gãy xương lớn
175 p | 15 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu mô bệnh học, hóa mô miễn dịch và một số yếu tố tiên lượng của sarcôm mô mềm thường gặp
218 p | 35 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị và truyền thông bệnh lao ở nhân viên y tế
217 p | 12 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nhu cầu, thực trạng và một số năng lực cốt lõi trong đào tạo thạc sĩ điều dưỡng ở nước ta hiện nay
209 p | 15 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu ứng dụng phân loại mô bệnh học và sự bộc lộ của một số dấu ấn phân tử tiên lượng trong ung thư biểu mô dạ dày
145 p | 12 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu ứng dụng phân loại mô bệnh học và sự bộc lộ của một số dấu ấn phân tử tiên lượng trong ung thư biểu mô dạ dày
27 p | 6 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn