intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án tiến sĩ Y học: Thực trạng nhiễm HIV/STIs, sử dụng dịch vụ dự phòng và hiệu quả một số biện pháp can thiệp phòng lây nhiễm HIV/STIs ở nhóm nam bán dâm đồng giới 16-29 tuổi tại Hà Nội

Chia sẻ: Co Ti Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:181

70
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án được nghiên cứu với mục tiêu nhằm mô tả thực trạng nhiễm HIV/STIs, sử dụng dịch vụ dự phòng và một số yếu tố liên quan ở nhóm nam bán dâm đồng giới 16-29 tuổi tại Hà Nội, năm 2014. Đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp nhằm thay đổi kiến thức, hành vi, tiếp cận và sử dụng dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV/STIs ở nhóm nam bán dâm đồng giới 16-29 tuổi tại Hà Nội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Y học: Thực trạng nhiễm HIV/STIs, sử dụng dịch vụ dự phòng và hiệu quả một số biện pháp can thiệp phòng lây nhiễm HIV/STIs ở nhóm nam bán dâm đồng giới 16-29 tuổi tại Hà Nội

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG ---------------------------------------- NGUYỄN VĂN HÙNG ĂN HÙNG THỰC TRẠNG NHIỄM HIV/STIs, SỬ DỤNG DỊCH VỤ DỰ PHÒNG VÀ HIỆU QUẢ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CAN THIỆP PHÒNG LÂY NHIỄM HIV/STIs Ở NHÓM NAM BÁN DÂM ĐỒNG GIỚI 16-29 TUỔI TẠI HÀ NỘI LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC HÀ NỘI - 2018
  2. i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG ---------------------------------------- NGUYỄN VĂN HÙNG NGUYỄN VĂN HÙNG THỰC TRẠNG NHIỄM HIV/STIs, SỬ DỤNG DỊCH VỤ DỰ PHÒNG VÀ HIỆU QUẢ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CAN THIỆP PHÒNG LÂY NHIỄM HIV/STIs Ở NHÓM NAM BÁN DÂM ĐỒNG GIỚI 16-29 TUỔI TẠI HÀ NỘI CHUYÊN NGÀNH: DỊCH TỄ HỌC MÃ SỐ: 62.72.01.17 LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC Người hướng dẫn khohọc: . Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Nguyễn Anh Tuấn 2. PGS.TS. Phạm Đức Mạnh Phạm Đức Mạnh HÀ NỘI - 2018
  3. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Nguyễn Văn Hùng
  4. iii LỜI CẢM ƠN Hoàn thành luận án này, trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Phó giáo sư - Tiến sỹ Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng khoa HIV/AIDS, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Phó giáo sư - Tiến sỹ Phạm Đức Mạnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS là những người thầy hướng dẫn trực tiếp, đã tận tình giúp đỡ, truyền đạt kiến thức trong suốt quá trình học tập, thực hiện và hoàn thành luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo, Bộ môn Dịch tễ học, Phòng Đào tạo Sau đại học của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã luôn quan tâm, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện luận án. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Ban Lãnh đạo Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Viện Kiểm định Quốc gia Vắc xin và Sinh phẩm y tế; tập thể Phòng Nghiên cứu khoa học và Hợp tác quốc tế, Cục Phòng, chống HIV/AIDS, tập thể Phòng Khoa học - Đào tạo - Hợp tác quốc tế, Viện Kiểm định Quốc gia Vắc xin và Sinh phẩm y tế đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận án. Xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Trường Đại học Y Hà Nội, Lãnh đạo và các cán bộ Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo HIV/AIDS, Trường Đại học Y Hà Nội đã hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu, thu thập số liệu cho luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn các Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sỹ trong các hội đồng khoa học chấm luận án đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tôi có thêm kiến thức và hoàn thiện luận án đạt chất lượng tốt hơn. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cha mẹ, vợ, các con và các anh chị em, bạn bè, đồng nghiệp thân thiết, đã hết lòng ủng hộ, động viên, chia sẻ trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án tốt nghiệp. Tác giả luận án Nguyễn Văn Hùng
  5. iv MỤC LỤC Trang phụ bìa .............................................................................................................. i Lời cam đoan ............................................................................................................. ii Lời cảm ơn ............................................................................................................... iii Mục lục ..................................................................................................................... iv Danh mục bảng biểu ............................................................................................... viii Danh mục biểu đồ .................................................................................................... xi Danh mục hình ......................................................................................................... xi Danh mục chữ viết tắt ............................................................................................ xiii ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3 1.1. Đặc điểm nhóm nam tình dục đồng giới ............................................................ 3 1.1.1 Các khái niệm cơ bản ................................................................................ 3 1.1.2 Đặc điểm nhóm nam tình dục đồng giới trên thế giới và tại Việt Nam .............4 1.2 Thực trạng nhiễm HIV/STIs trong nhóm nam tình dục đồng giới ..................... 6 1.2.1 Tỷ lệ nhiễm HIV/STIs trong nhóm nam tình dục đồng giới ..................... 6 1.2.2 Hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV/STIs ở nhóm nam tình dục đồng giới ................................................................................................. 7 1.3 Can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV/STIs trong nhóm nam tình dục đồng giới ...........12 1.3.1 Trên thế giới ............................................................................................ 12 1.3.2 Tại Việt Nam ........................................................................................... 15 1.3.3 Yếu tố liên quan tới sử dụng dịch vụ dự phòng HIV/STIs ở nhóm nam tình dục đồng giới ..................................................................................... 15 1.4 Các mô hình can thiệp dự phòng HIV/STIs ở nhóm nam tình dục đồng giới ...........21 1.4.1 Trên thế giới ............................................................................................ 21 1.4.2 Tại Việt Nam ........................................................................................... 27 1.5 Tình hình nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới tại địa bàn nghiên cứu ........ 31 1.5.1 Thông tin chung ....................................................................................... 31 1.5.2 Thực trạng nhiễm HIV/STIs trong nhóm nam bán dâm đồng giới tại Hà Nội .............................................................................................. 33
  6. v CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................... 35 2.1 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 35 2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..................................................................... 35 2.2.1.Thời gian nghiên cứu ............................................................................... 35 2.2.2 Địa điểm nghiên cứu ................................................................................ 35 2.3. Thiết kế nghiên cứu .......................................................................................... 35 2.3.1 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ......................................................... 36 2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu ................................................................................. 36 2.3.3 Phương pháp chọn mẫu ........................................................................... 37 2.4 Các chỉ số hiệu quả của biện pháp can thiệp ..................................................... 38 2.4.1. Tỷ lệ thay đổi về kiến thức trước và sau can thiệp ................................. 38 2.4.2. Tỷ lệ thay đổi về các hành vi QHTD trước và sau can thiệp ................. 39 2.4.3. Tỷ lệ thay đổi về các hành vi sử dụng ma túy trước và sau can thiệp .... 40 2.4.4. Tỷ lệ thay đổi về các hành vi sử dụng dịch vụ y tế trước và sau can thiệp ................................................................................................ 40 2.5 Phương pháp và kỹ thuật thu thập thông tin ..................................................... 40 2.5.1 Phỏng vấn đối tượng bằng bộ câu hỏi ..................................................... 40 2.5.2 Lấy mẫu xét nghiệm HIV/các bệnh lây truyền qua đường tình dục ....... 41 2.6 Quy trình lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển bệnh phẩm .................................. 41 2.7 Kỹ thuật xét nghiệm .......................................................................................... 42 2.7.1 Chẩn đoán xác định nhiễm HIV .............................................................. 42 2.7.2 Chẩn đoán xác định nhiễm HBV ............................................................. 43 2.7.3 Chẩn đoán xác định nhiễm HCV ............................................................. 43 2.7.4 Chẩn đoán xác định nhiễm giang mai ..................................................... 43 2.7.5 Chẩn đoán xác định nhiễm lậu ................................................................ 43 2.7.6 Chẩn đoán xác định nhiễm Chlamydia .................................................... 43 2.7.7 Chẩn đoán xác định nhiễm HPV ............................................................. 43 2.8 Quy trình tư vấn sau xét nghiệm và trả kết quả xét nghiệm ............................. 44
  7. vi 2.9 Hoạt động can thiệp tại địa bàn được chọn và Phòng khám Sức khỏe tình dục, Trường Đại học Y Hà Nội .............................................................................. 44 2.10 Xử lý và phân tích số liệu ............................................................................... 45 2.11 Sai số và cách khống chế sai số ...................................................................... 45 2.12 Đạo đức trong nghiên cứu ............................................................................... 46 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................... 48 3.1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu trước can thiệp (TCT) ............................. 48 3.2 Thực trạng nhiễm HIV/STIs và các yếu tố liên quan trong nhóm nam bán dâm đồng giới 16-29 tuổi tại Hà Nội - Điều tra TCT năm 2014 ............................ 49 3.2.1 Thực trạng nhiễm HIV/STIs trước can thiệp ........................................... 49 3.2.2 Các yếu tố liên quan đến nhiễm HIV ...................................................... 50 3.3 Kiến thức dự phòng, các hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV/STIs trong nhóm nam bán dâm đồng giới 16-29 tuổi tại Hà Nội năm 2014 và các yếu tố liên quan ..................61 3.3.1 Kiến thức về dự phòng lây nhiễm HIV/STIs ........................................... 61 3.3.2 Đặc điểm QHTD với các loại bạn tình .................................................... 62 3.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng BCS khi QHTD qua đường hậu môn với khách hàng nam ............................................................... 65 3.3.4. Đặc điểm hành vi sử dụng, tiêm chích ma túy và ma túy tổng hợp ....... 68 3.3.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng ma túy ............................... 69 3.4 Thực trạng sử dụng dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV/STI trong nhóm nam bán dâm đồng giới 16-29 tuổi tại Hà Nội năm 2014 và các yếu tố liên quan ......... 75 3.4.1 Đặc điểm sử dụng dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV/STIs ..................... 75 3.4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng các dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV/STIs ............................................................................................... 76 3.5 Đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp nhằm thay đổi kiến thức, dự phòng lây nhiễm HIV/STIs ở nhóm nam bán dâm đồng giới 16-29 tuổi tại Hà Nội trước và sau can thiệp....................................................................................... 83 3.5.1 Thay đổi về kiến thức dự phòng và điều trị HIV/STIs trước và sau can thiệp .................................................................................................................................. 83
  8. vii 3.5.2 Thay đổi về hành vi QHTD với các loại bạn tình trước và sau can thiệp .................................................................................................................. 83 3.5.3 Thay đổi về hành vi sử dụng ma túy, ma túy tổng hợp, rượu bia, thuốc lá trước và sau can thiệp ......................................................................... 86 3.5.4 Thay đổi về sử dụng các dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV/STIs ........... 86 3.5.5 Đánh giá hiệu quả can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV/STI từ kết quả NC định tính ..................................................................................................... 87 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ...................................................................................... 90 4.1 Lựa chọn đối tượng nghiên cứu và các đặc trưng nhân khẩu học cơ bản ......... 90 4.2 Thực trạng nhiễm HIV/STIs, hành vi nguy cơ lây nhiễm và sử dụng dịch vụ dự phòng ở nhóm nam bán dâm đồng giới 16-29 tuổi tại Hà Nội, năm 2014 ... 91 4.2.1 Thực trạng nhiễm HIV/STIs ở nhóm nam bán dâm đồng giới 16-29 tuổi tại Hà Nội năm 2014 ................................................................................. 91 4.2.2 Hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV/STIs ở nhóm nam bán dâm đồng giới .................................................................................................................... 93 4.2.3 Dự phòng lây nhiễm HIV/STIs ............................................................... 94 4.3 Đánh giá hiệu quả mô hình can thiệp thay đổi hành vi và sử dụng dịch vụ phòng lây nhiễm HIV/STIs ở nhóm nam bán dâm đồng giới 16-29 tuổi tại Hà Nội ..................99 4.3.1 Kết quả thực hiện các hoạt động can thiệp .............................................. 99 4.3.2 Hiệu quả triển khai các biện pháp can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV/STI ở nhóm NBDĐG 16-29 tuổi tại Hà Nội .......................................... 101 4.4 Hạn chế nghiên cứu ...................................................................................... 108 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 109 KHUYẾN NGHỊ .................................................................................................... 111 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ..................................................................................... 112 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 113 PHỤ LỤC .............................................................................................................. 122
  9. viii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1. Các đặc trưng nhân khẩu - xã hội của người tham gia nghiên cứu – Điều tra TCT năm 2014 (n=314) ................................................................. 48 Bảng 3.2. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV/STIs của người tham gia nghiên cứu - Điều tra TCT năm 2014 (n=314) ................................................................................ 49 Bảng 3.3. Mô hình hồi quy logictis đơn biến tìm hiểu mối liên quan giữa một số đặc điểm nhân khẩu - xã hội của người tham gia nghiên cứu và nhiễm HIV, TCT năm 2014 (n=314) ....................................................................... 50 Bảng 3.4. Mô hình hồi quy logictis đơn biến tìm hiểu mối liên quan giữa các hành vi QHTD với bạn tình nam trong 30 ngày qua và nhiễm HIV, TCT năm 2014 (n=314) ................................................................................ 51 Bảng 3.5. Mô hình hồi quy logictis đơn biến tìm hiểu mối liên quan giữa hành vi sử dụng ma túy, rượu bia, thuốc lá, hành vi tiếp cận dịch vụ y tế, kiến thức về dự phòng lây nhiễm HIV/STIs và nhiễm HIV, TCT năm 2014 (n=314) ......................................................................................................... 53 Bảng 3.6. Mô hình hồi quy logistic đa biến tìm hiểu mối liên quan giữa một số yếu tố nguy cơ và nhiễm HIV, TCT năm 2014 (n=314) .............................. 54 Bảng 3.7. Mô hình hồi quy logictis đơn biến tìm hiểu mối liên quan giữa các đặc điểm nhân khẩu - xã hội của người tham gia nghiên cứu và tình trạng nhiễm ít nhất một STI, TCT năm 2014 (n=314) .......................................... 55 Bảng 3.8. Mô hình hồi quy logictis đơn biến tìm hiểu mối liên quan giữa các hành vi QHTD với bạn tình nam trong 30 ngày qua và tình trạng nhiễm ít nhất một STI, TCT năm 2014 (n=314) .......................................... 56 Bảng 3.9. Mô hình hồi quy logictis đơn biến tìm hiểu mối liên quan giữa hành vi sử dụng ma túy, rượu, bia, hành vi tiếp cận dịch vụ y tế, kiến thức về dự phòng lây nhiễm HIV/STIs và tình trạng nhiễm ít nhất 1 STI (n=314) ......................................................................................................... 58 Bảng 3.10. Mô hình hồi quy logictis đơn biến tìm hiểu mối liên quan giữa hành vi tiếp cận dịch vụ y tế, kiến thức về dự phòng lây nhiễm HIV/STIs và tình trạng nhiễm ít nhất 1 STI (n=314) ......................................................... 59
  10. ix Bảng 3.11. Mô hình hồi quy logistic đa biến tìm hiểu mối liên quan giữa tình trạng nhiễm ít nhất 1 STI và một số yếu tố liên quan (n=314) .................... 60 Bảng 3.12. Hành vi QHTD với các loại bạn tình trong 30 ngày qua (n=314) ................ 62 Bảng 3.13. Địa điểm đối tượng gặp khách hàng nam trong 30 ngày qua (n=314) ................... 63 Bảng 3.14. Hành vi QHTD với khách hàng nam trong lần gần đây nhất (n=314) ................... 64 Bảng 3.15. Mô hình hồi quy logictis đơn biến tìm hiểu mối liên quan giữa các đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu và hành vi sử dụng BCS khi QHTD qua đường hậu môn với khách hàng nam (n=102) 65 Bảng 3.16. Mô hình hồi quy logictis đơn biến tìm hiểu mối liên quan giữa các đặc điểm về hành vi QHTD với bạn tình nam trong 30 ngày qua và hành vi sử dụng BCS khi QHTD qua đường hậu môn với khách hàng nam (n=102) .................... 66 Bảng 3.17. Mô hình hồi quy logictis đơn biến tìm hiểu mối liên quan giữa hành vi sử dụng ma túy, rượu bia, thuốc lá, hành vi tiếp cận dịch vụ y tế, kiến thức về dự phòng lây nhiễm HIV/STIs và hành vi sử dụng BCS khi QHTD qua đường hậu môn với khách hàng nam (n=102) 1,3 (0,54 - 3,1) ............................. 67 Bảng 3.18. Mô hình hồi quy logictis đơn biến tìm hiểu mối liên quan giữa các đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu và hành vi sử dụng ít nhất 1 loại ma túy (n=314) .......................................................................... 69 Bảng 3.19. Mô hình hồi quy logictis đơn biến tìm hiểu mối liên quan giữa các đặc điểm về hành vi QHTD với bạn tình nam trong 30 ngày qua và hành vi sử dụng ít nhất 1 loại ma túy (n=314) ..................................................... 70 Bảng 3.20. Mô hình hồi quy logictis đơn biến tìm hiểu mối liên quan giữa hành vi sử dụng rượu bia, thuốc lá, hành vi tiếp cận dịch vụ y tế, kiến thức về dự phòng lây nhiễm HIV/STIs và hành vi sử dụng ít nhất 1 loại ma túy (n=314) ................................................................................................... 73 Bảng 3.21. Mô hình hồi quy logistic đa biến tìm hiểu mối liên quan giữa hành vi sử dụng ít nhất 1 loại ma túy và một số yếu tố liên quan (n=314) 74 Bảng 3.22. Dự định đi khám và tìm kiếm dịch vụ xét nghiệm HIV ở nhóm NBDĐG (n=314) .......................................................................................... 76
  11. x Bảng 3.23. Mô hình hồi quy logictis đơn biến tìm hiểu mối liên quan giữa các đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu và hành vi tìm kiếm dịch vụ y tế để xét nghiệm HIV trong 12 tháng tới (n=314) ........................ 76 Bảng 3.24. Mô hình hồi quy logictis đơn biến tìm hiểu mối liên quan giữa các đặc điểm về hành vi QHTD với bạn tình nam trong 30 ngày qua và hành vi tìm kiếm dịch vụ y tế để xét nghiệm HIV trong 12 tháng tới (n=314) ......................................................................................................... 77 Bảng 3.25. Mô hình hồi quy logictis đơn biến tìm hiểu mối liên quan giữa các đặc điểm về hành vi QHTD với khách hàng nam trong 30 ngày qua và hành vi tìm kiếm dịch vụ y tế để xét nghiệm HIV trong 12 tháng tới (n=314) ......................................................................................................... 78 Bảng 3.26. Mô hình hồi quy logictis đơn biến tìm hiểu mối liên quan giữa các đặc điểm về hành vi QHTD với khách hàng nam trong lần gần đây nhất và hành vi tìm kiếm dịch vụ y tế để xét nghiệm HIV trong 12 tháng tới (n=314) ......................................................................................................... 79 Bảng 3.27. Mô hình hồi quy logictis đơn biến tìm hiểu mối liên quan giữa hành vi sử dụng ma túy, rượu, bia, kiến thức đúng về phòng lây nhiễm HIV/STIs và hành vi tìm kiếm dịch vụ y tế để xét nghiệm HIV trong 12 tháng tới (n=314) ..................................................................................... 80 Bảng 3.28. Mô hình hồi quy logistic đa biến tìm hiểu mối liên quan giữa hành vi tìm kiếm dịch vụ y tế để xét nghiệm HIV trong 12 tháng tới và một số yếu tố liên quan (n=314) ............................................................................... 81 Bảng 3.29. Thay đổi về kiến thức dự phòng và điều trị HIV/STIs trước và sau can thiệp .............. 83 Bảng 3.30. Thay đổi hành vi quan hệ tình dục với các loại bạn tình trớc và sau can thiệp............. 83 Bảng 3.31. Thay đổi về hành vi sử dụng ma túy, ma túy tổng hợp, rượu bia, thuốc lá trước và sau can thiệp 86 Bảng 3.32. Thay đổi về sử dụng các dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV/STIs 86
  12. xi DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Quy trình nghiên cứu ............................................................................... 47 Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ đối tượng có kiến thức về dự phòng và điều trị HIV/STIs của người tham gia nghiên cứu trước can thiệp năm 2014 (n=314) ............. 61 Biểu đồ 3.2. Hành vi QHTD với bạn tình nam trong 30 ngày qua (n=314) ............... 62 Biểu đồ 3.3. Hành vi QHTD với khách hàng nam trong 30 ngày qua (n=314 ......... ) 63 Biểu đồ 3.4. Sử dụng rượu, bia, thuốc lá và các chất gây nghiện của nhóm NBDĐG (n=314) .................................................................................... 68 Biểu đồ 3.5. Hành vi sử dụng dịch vụ y tế ở nhóm NBDĐG (n=314) ........................ 75
  13. xii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Yếu tố liên quan tới sử dụng dịch vụ dự phòng ở nhóm nam ....................... 16 Hình 1.2. Bản đồ hành chính thành phố Hà Nội ........................................................... 32 Hình 1.3. Khung lý thuyết nghiên cứu .......................................................................... 34
  14. xiii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT AIDS : Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (Acquired Immuno Deficiency Syndrome) BKT : Bơm kim tiêm BTNN : Bạn tình ngẫu nhiên BTTX : Bạn tình thường xuyên CBYT : Cán bộ y tế HIV : Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người (Human Immunodeficiency Virus) IBBS : Chương trình giám sát lồng ghép hành vi và các chỉ số sinh học HIV/STI (HIV/STI Integrated Biological and Behavioral Surveillance) NTDĐG : Nam quan hệ tình dục đồng giới NBDĐG : Nam bán dâm đồng giới PNBD : Phụ nữ bán dâm QHTD : Quan hệ tình dục SCT : Sau can thiệp SKSS : Sức khỏe sinh sản SKTD : Sức khỏe tình dục STI : Bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (Sexual Transmitted Infection) TCMT : Tiêm chích ma túy TVXNTN : Tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện TCT : Trước can thiệp XN : Xét nghiệm
  15. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Dịch HIV/AIDS là một đại dịch nguy hiểm, là mối hiểm họa đối với tính mạng, sức khỏe con người và tương lai nòi giống của các quốc gia, dân tộc trên toàn cầu, tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, trật tự và an toàn xã hội, đe dọa sự phát triển bền vững của đất nước [21]. Tại Việt Nam, trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện tại thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 12/1990, cho đến nay, HIV/AIDS đã xuất hiện tại 100% số tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Tính đến 31/12/2013, số nhiễm HIV còn sống là 210.703 người, bệnh nhân AIDS là 61.699 người và 63.372 người tử vong do HIV/AIDS. Lây nhiễm HIV ở Việt Nam chủ yếu qua tiêm chích ma túy (TCMT), phụ nữ bán dâm (PNBD) và nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (NTDĐG) [6]. Quan hệ tình dục (QHTD) đồng giới không an toàn ở nam đã được xem là đường lây truyền HIV quan trọng kể từ khi trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện năm 1981 tại Hoa Kỳ. Trong những năm gần đây, tỷ lệ nhiễm HIV có xu hướng gia tăng trở lại trong nhóm NTDĐG trên phạm vi toàn cầu [88]. Hơn nữa, tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm người trưởng thành nói chung có xu hướng giảm tại hầu hết các quốc gia thì nhóm NTDĐG vẫn đang phải chịu những ảnh hưởng nặng nề của đại dịch HIV. Tại Châu Á, nhóm NTDĐG có nguy cơ nhiễm HIV cao gấp 18,7 lần so với quần thể người trưởng thành nói chung [25]. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm NTDĐG ở Việt Nam được dự báo sẽ tăng mạnh từ 11,2% vào năm 2011 lên 16,6% vào năm 2015 trong nhóm NTDĐG nguy cơ cao và tăng đều từ 1,4% lên 2,1% ở nhóm NTDĐG nguy cơ thấp. Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng và Hà Nội là các địa phương được dự báo có tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm NTDĐG, đặc biệt là nhóm NTDĐG nguy cơ cao, cao nhất vào năm 2015 (38% tại thành phố Hồ Chí Minh, 30% tại Hải Phòng và 20% tại Hà Nội) [4]. Nhóm nam bán dâm đồng giới (NBDĐG) là một thành phần của nhóm NTDĐG. Các nghiên cứu dịch tễ học và xã hội học tiến hành trên nhóm NTDĐG/NBDĐG đã chỉ ra rằng, trong nhóm NTDĐG thì nhóm NBDĐG có tỷ lệ
  16. 2 nhiễm HIV và mắc các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI) cao. Đồng thời, các nghiên cứu cũng chỉ ra nguy cơ lây nhiễm HIV và STI của nhóm NBDĐG là do có QHTD không an toàn, số lượng bạn tình nhiều và sử dụng chất gây nghiện [7], [76], [34], [13], [70] Mặt khác, các nghiên cứu cũng cho thấy tầm quan trọng của nhóm NBDĐG trong việc làm lây truyền HIV và STI. Ở Việt Nam, khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của nhóm NTDĐG nói chung và nhóm NBDĐG nói riêng vẫn chưa được quan tâm nhiều. Một số nghiên cứu trong nhóm NTDĐG đã cho thấy hạn chế của nhóm này trong việc tiếp cận các dịch vụ dự phòng, điều trị HIV/AIDS và STI [7], [35]. Tính đến 30/6/2014, trên địa bàn Hà Nội đã ghi nhận số nhiễm HIV còn sống là 21.213 người, bệnh nhân AIDS là 5.293 người và 3.858 người tử vong do HIV/AIDS; ước tính số nghiện chích ma túy là 23.669 người, phụ nữ mại dâm là 9.823 người và nam tình dục đồng giới là 3.995 người (đứng thứ 2 trong cả nước, sau Thành phố Hồ Chí Minh). Bên cạnh đó, Hà Nội còn là điểm thu hút nhiều khách du lịch đồng tính nam quốc tế. Tuy nhiên, việc triển khai các biện pháp can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV/STIs cho nhóm NBDĐG chưa được quan tâm nhiều, các dịch vụ dự phòng và chăm sóc y tế cho nhóm này còn hạn chế, cộng đồng NBDĐG vẫn còn chưa lộ diện, bị kỳ thị, thiếu hiểu biết hoặc không có đầy đủ thông tin về lây truyền HIV/STIs dẫn đến hiệu quả can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV/STIs trong nhóm NBDĐG chưa cao [18]. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng nhiễm HIV/STIs, sử dụng dịch vụ dự phòng và hiệu quả một số biện pháp can thiệp phòng lây nhiễm HIV/STIs ở nhóm nam bán dâm đồng giới 16-29 tuổi tại Hà Nội”, với các mục tiêu sau: 1. Mô tả thực trạng nhiễm HIV/STIs, sử dụng dịch vụ dự phòng và một số yếu tố liên quan ở nhóm nam bán dâm đồng giới 16-29 tuổi tại Hà Nội, năm 2014. 2. Đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp nhằm thay đổi kiến thức, hành vi, tiếp cận và sử dụng dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV/STIs ở nhóm nam bán dâm đồng giới 16-29 tuổi tại Hà Nội.
  17. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 . Đặc điểm nhóm nam tình dục đồng giới 1.1.1 Các khái niệm cơ bản Nam quan hệ tình dục đồng giới (NTDĐG) là một thuật ngữ chỉ hành vi QHTD của những người nam giới với những người nam giới khác với bất kỳ hoàn cảnh nào, không phụ thuộc vào khuynh hướng tình dục, nhân dạng tình dục và nhận dạng giới [3], [7]. NTDĐG bao gồm những người nam có khuynh hướng tình dục đồng giới, lưỡng giới hoặc khác giới và có rất nhiều nguyên nhân mà nam giới có QHTD với một nam giới khác như do sự ham muốn của bản thân, một số khác làm vì tiền, vì lợi ích khác hoặc do sống trong môi trường thiếu phụ nữ (nhà tù, trại giam, doanh trại quân đội, lao động di cư, các cơ sở giáo dục đào tạo dành riền cho nam giới…), một số người bị ép buộc (trẻ em đường phố, thanh thiếu niên hoặc nam giới trong các cơ sở tập trung…) [3],[7]. Khuynh hướng tình dục là chỉ sự bị hấp dẫn một cách lâu dài về tình cảm và/hoặc tình dục bởi người khác giới tính hoặc người cùng giới tính hoặc cả hai [3],[7]. Đồng tính nam là một người nam giới bị hấp dẫn hoặc có ham muốn tình dục với người nam giới khác. Đồng tính nam chỉ khuynh hướng tình dục đồng giới của người nam giới [3],[7]. Nam bán dâm đồng giới là nam giới (về mặt giới tính) có QHTD với một người nam giới khác để nhận tiền hoặc vật chất (chỗ ở, quần áo, thức ăn, ma túy hoặc cơ hội việc làm…) [3],[7]. Bóng lộ để chỉ những người nam giới có QHTD đồng giới, có cử chỉ nữ tính, cởi mở, bộc lộ cách sống của người chuyển giới [3],[7]. Bóng kín là chỉ những người nam giới có QHTD đồng giới, có vẻ ngoài nam tính, mặc quần áo của nam và không bao giờ bộc lộ khuynh hướng tình dục cũng như các hành vi của mình [3],[7].
  18. 4 1.1.2 Đặc điểm nhóm nam tình dục đồng giới trên thế giới và tại Việt Nam 1.1.2.1 Trên thế giới Vấn đề tình dục đồng giới xuất hiện tại tất cả các quốc gia và nền văn hóa với những quy định và cách ứng xử khác nhau [85]. Hầu hết, các quốc gia vẫn chưa có cái nhìn cởi mở về vấn đề tình dục đồng giới, dẫn tới việc những người có quan hệ tình dục đồng giới thường bị cấm và xử phạt khi bị phát hiện. Những người có QHTD đồng giới nói chung và nam quan hệ tình dục đồng giới thường không bộc lộ thông tin về hành vi QHTD của mình. Do đó, việc xác định được cụ thể số lượng những người nam giới có hành vi QHTD đồng giới là hết sức khó khăn. Các nghiên cứu cho thấy, NTDĐG có đặc điểm đa dạng về độ tuổi, dân tộc, nghề nghiệp.... Độ tuổi của NTDĐG trong các nghiên cứu thường không có sự khác biệt, từ 14-70 tuổi, tập trung phần lớn vào nhóm 20-30 tuổi, độ tuổi trung bình khoảng 27 [56]. Nhóm đối tượng này có thể là những người đồng tính nam (gay), lưỡng tính và dị tính. Điều này dẫn tới là không chỉ riêng quần thể nam giới đồng nhất (đồng tính nam) mà có thể đa dạng các quần thể nam giới tham gia vào hành vi tình dục bán dâm đồng giới. Nghiên cứu của Ballester (2011) tại Tây Ban Nha cho thấy, trong quần thể này, có những người coi mình là nam giới, có người coi mình là nữ giới [76]. Nghiên cứu tại Mexico giai đoạn 2006 – 2007 cho thấy NTDĐG chủ yếu gồm nhóm nam giới trẻ, nhóm chuyển giới, lưỡng tính và gay [32]. Trình độ học vấn của những đối tượng này từ bậc tiểu học đến đại học, nhưng tập trung chủ yếu là bậc trung học. Nghiên cứu tại Ấn Độ (2011) và tại Pakistan (2010) cho thấy, trình độ học vấn nhóm NTDĐG rất thấp tương ứng lần lượt là 37% và 52% không được đi học. Bên cạnh đó, tỷ lệ thất nghiệp trong nhóm NTDĐG tương đối cao. Đồng thời, nhóm NTDĐG cũng thường có thu nhập thấp và điều kiện kinh tế khó khăn [32]. Về tình trạng hôn nhân, vấn đề NTDĐG vẫn còn gây nhiều tranh cãi ở các quốc gia và chưa được mọi người công nhận nên đa số NTDĐG sống độc thân (chiếm từ 75% đến 85%) ở các quốc gia trên thế giới [27].
  19. 5 1.1.2.2 Tại Việt Nam Theo báo cáo Ước tính và Dự báo HIV/AIDS của Việt Nam 2007 - 2012, số lượng người NTDĐG được ước tính có khoảng từ 160.544 đến 481.631 người và trung bình có khoảng 321.088 người, chiếm từ 3-8% trong tổng số nam giới [2, 3]. Tỷ lệ người NTDĐG dao động từ 22,0% -52,4% nam giới tùy theo tỉnh/thành phố [7] Tỷ lệ đối tượng tự nhận là người đồng tính nam (gay), lưỡng tính, dị tính, là đàn ông hay phụ nữ khác nhau giữa các thành phố. Theo điều tra của Lê Minh Giang và cộng sự năm 2010 tại Hà Nội, tình trạng dị tính được nhiều người tự nhận hơn so với những nhóm đối tượng khác, với phần lớn (76,4%) đối tượng nhận mình là đàn ông bị hấp dẫn với phụ nữ và rất ít đối tượng nhận mình là nữ giới (1,8%) [11]. Tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2011, chiếm tỷ lệ cao nhất là nhóm lưỡng tính với 42,9%, tiếp đến là đồng tính (37,9%) và dị tính là 19,2% [35]. Nghiên cứu trên 300 NTDĐG tại Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2010 của Trường Đại học Harvard (HAIVN) cho thấy những người tham gia nghiên cứu hiện đang bán dâm theo các loại hình hoạt động khác nhau bao gồm đấm bóp dạo (9,0%), nhà thổ/động (15,3%), massage/sauna (16,7%), công viên/đường phố (24,3%) và trai gọi (34,7%). Thời gian bán dâm trung bình là 2 năm (1 - 4 năm), số tiền nhận được cho một lần QHTD là 300.000đ (50.000đ - 1.000.000đ), thu nhập hàng tháng từ nghề bán dâm là 4.000.000đ (100.000đ - 20.000.000đ) [40]. Về tình trạng hôn nhân, phần lớn NTDĐG tại Việt Nam là còn độc thân. Trong nghiên cứu của Huy Ha năm 2015 tại Hà Nội, tỷ lệ NTDĐG sống độc thân là 96,8% [45]. Tỷ lệ NTDĐG có kết hôn chỉ khoảng 10%-16%, theo nghiên cứu năm 2009 tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh [7]. Phần lớn NTDĐG sống cùng với gia đình, chiếm khoảng 80-90%, chỉ có một tỷ lệ thấp sống chung với bạn bè cùng cảnh ngộ hoặc bạn tình.
  20. 6 1.2 Thực trạng nhiễm HIV/STIs trong nhóm nam tình dục đồng giới 1.2.1 Tỷ lệ nhiễm HIV/STIs trong nhóm nam tình dục đồng giới 1.2.1.1 Trên thế giới Ghi nhận từ các nghiên cứu trên thế giới, ước tính có khoảng 5% - 10% các trường hợp NTDĐG nhiễm HIV là do lây truyền qua đường tình dục. Tỷ lệ nhiễm HIV (2010) ở nhóm NTDĐG được ghi nhận ở một số quốc gia như Trung Quốc (5,8%); Lào (5,6%); Nhật Bản (4,4%); Hồng Kông (4,1%) và Indonexia (2,5%) [56]. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục thường gặp nhất trong nhóm NTDĐG là giang mai và herpes. Nghiên cứu tại Lima, Peru năm 2008 cho thấy tỷ lệ nhiễm herpes lên tới 66,0% [54]. Nghiên cứu tại Kenya trong nhóm NTDĐG năm 2015 cho thấy tỷ lệ nhiễm giang mai là 1,5%; tỷ lệ mắc bệnh lậu và chlamydia lần lượt là 10,3% và 5,9% [67]. Nghiên cứu tại Bắc Kinh, Trung Quốc (2015) cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV và STIs trong nhóm đối tượng NTDĐG lần lượt là 7,9% và 15,4%. 1.2.1.2 Tại Việt Nam Dịch HIV/AIDS tại Việt Nam trong những năm gần đây ghi nhận có sự gia tăng trong nhóm NTDĐG. Năm 2009, tỷ lệ nhiễm HIV ở NTDĐG tại Việt Nam ngang bằng với tỷ lệ NTDĐG nhiễm HIV của toàn châu Á là 5% [84]. Nghiên cứu điều tra giám sát kết hợp hành vi các chỉ số sinh học HIV/STI (IBBS) năm 2009 cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm NTDĐG đều trên 10% tại tất cả các tỉnh, thành tham gia nghiên cứu (từ 14%- 20%). Trong đó Hà Nội là tỉnh có tỷ lệ nhiễm HIV cao nhất trong kể cả nhóm NTDĐG có QHTD nhận tiền (14%) hay QHTD không nhận tiền (20,0%) [7]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Hoa tại Hà Nội năm 2014 trên nhóm NTDĐG cho thấy về tỷ lệ hiện nhiễm HIV là 2,0%. Các nghiên cứu gần đây đều cho thấy tỷ lệ mắc STIs cao ở nhóm người này [3]. Các nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ mắc STIs ở NTDĐG tại Việt Nam chủ yếu nhiễm vi rút herpes (94,0%) và dương tính với vi khuẩn giang mai (11,0%). Nghiên cứu năm 2011 cho thấy, tỷ lệ mắc sùi mào gà là cao nhất (33,2%), tiếp đến là lậu (28,9%) và chlamydia (17,0%) [9]. Nghiên cứu năm 2014 trên nhóm NTDĐG cho
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
35=>2