intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sỹ Y tế công cộng: Nghiên cứu giải pháp can thiệp nhằm giảm nguy cơ sốt xuất huyết Dengue tại huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu

Chia sẻ: Thangnam Thangnam | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

113
lượt xem
32
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài mô tả đặc điểm dịch tễ sốt xuất huyết Dengue tại tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2006–2012 và một số yếu tố liên quan; xây dựng và triển khai thử nghiệm giải pháp can thiệp tại cộng đồng góp phần hạn chế dịch sốt xuất huyết Dengue trên địa bàn huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu;... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sỹ Y tế công cộng: Nghiên cứu giải pháp can thiệp nhằm giảm nguy cơ sốt xuất huyết Dengue tại huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu

1<br /> <br /> BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> <br /> BỘ Y TẾ<br /> <br /> TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG<br /> <br /> PHẠM THỊ NHÃ TRÚC<br /> <br /> NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CAN THIỆP NHẰM<br /> GIẢM NGUY CƠ SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE<br /> TẠI HUYỆN GIÁ RAI, TỈNH BẠC LIÊU<br /> CHUYÊN NGÀNH: Y TẾ CÔNG CỘNG<br /> MÃ SỐ: 62 72 76 01<br /> <br /> LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG<br /> Giáo viên hƣớng dẫn:<br /> PGS.TS. PHẠM TRÍ DŨNG<br /> <br /> Hà Nội - 2014<br /> <br /> 2<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là một trong những bệnh truyền nhiễm do<br /> virus Dengue được truyền từ muỗi Aedes aegypti gây nên. Theo Tổ chức Y tế Thế<br /> giới (WHO), bệnh xảy ra ở khắp mọi nơi từ thành thị đến nông thôn như Châu Phi,<br /> Châu Mỹ, Tây Địa Trung Hải… Tuy nhiên, Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương<br /> vẫn là hai nơi có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất. Ngày nay SXHD có xu hướng lan rộng ra<br /> nhiều vùng khác nhau trên thế giới. Trong năm 2003 chỉ có 8/10 quốc gia trong khu<br /> vực Đông Nam Á có lưu hành dịch SXHD. Tính đến năm 2006, 10/10 quốc gia<br /> trong khu vực đã xuất hiện dịch [167].<br /> Bệnh SXHD có nhiều trường hợp diễn biến nhẹ nhưng cũng có nhiều trường<br /> hợp diễn biến rất phức tạp và nghiêm trọng. Trong vòng 20 năm (1980 - 1999) số<br /> trường hợp mắc đã tăng lên 5 lần so với 30 năm trước đó. Tại Việt Nam, bệnh<br /> SXHD đã trở thành một bệnh dịch lan truyền rộng rãi, là vấn đề y tế quan trọng vì tỉ<br /> lệ mắc và tử vong cao nếu chúng ta không phát hiện, xử trí đúng và phòng chống<br /> kịp thời [36], [69], [124], [166]. Năm 1999, chương trình Quốc gia phòng chống<br /> bệnh SXHD tại Việt Nam đã triển khai với mục tiêu giảm chết, giảm mắc, không để<br /> dịch xảy ra và xã hội hóa hoạt động phòng chống SXHD [86]. Từ khi triển khai<br /> chương trình đến nay, thực trạng hoạt động phòng chống SXHD cho thấy số chết do<br /> SXHD có chiều hướng giảm nhưng số mắc không giảm nhiều. Do đó, trong những<br /> năm gần đây phòng chống SXHD là vấn đề y tế được nước ta đặt lên hàng đầu, tỷ lệ<br /> mắc SXHD tập trung nhiều nhất ở khu vực phía Nam, đặc biệt là tại các tỉnh ở khu<br /> vực Đồng bằng Sông Cửu Long, nơi thường xuyên xuất hiện bệnh quanh năm gây<br /> nguy hiểm cho cộng đồng [86].<br /> Cung cấp kiến thức ban đầu cho người dân để nhận biết được những yếu tố<br /> nguy cơ gây ra bệnh SXHD sẽ rất có ích cho việc phòng bệnh tại cộng đồng. Nhiều<br /> nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành phòng bệnh SXH đã thực hiện ở nước ta<br /> trong nhiều năm qua cho thấy kiến thức, thái độ của người dân trong việc phòng<br /> bệnh là không thấp nhưng thực hành phòng chống bệnh của người dân vẫn chưa cao<br /> và tỷ lệ này thay đổi ở từng địa phương. Từ kết quả nghiên cứu kiến thức, thái độ,<br /> thực hành phòng chống SXHD của người dân tại một huyện thuộc địa bàn tỉnh Bạc<br /> Liêu cho thấy thực hành phòng chống SXHD của người dân vẫn chưa cao (chiếm<br /> <br /> 3<br /> 60,9%) và 91,7% ổ bọ gậy tập trung trong các DCCN trong và xung quanh nhà, thái<br /> độ về phòng bệnh chỉ chiếm 53,6% [56]. Tại Bạc Liêu mặc dù đã triển khai nhiều<br /> hoạt động phòng bệnh của chương trình PCSXH quốc gia nhưng số ca mắc SXHD<br /> vẫn còn trên 1.000 ca mắc hàng năm [74], [75], [76], [77], [78], [79], cao điểm năm<br /> 2008 có 4.024 ca mắc [76]. Chính vì vậy, chúng tôi đã triển khai nghiên cứu được<br /> thực hiện tại địa phương với mục tiêu tìm ra giải pháp can thiệp phù hợp nhằm giảm<br /> các chỉ số vectơ truyền bệnh trong cộng đồng. Huyện Giá Rai là một trong các<br /> huyện của tỉnh Bạc Liêu có tỷ lệ mắc SXHD cao nhất nhì trong các huyện của Bạc<br /> Liêu trong nhiều năm liền [57]. Bên cạnh đó, Giá Rai là huyện có đặc điểm bán<br /> thành thị và nông thôn nên rất dễ nhân rộng giải pháp can thiệp cho các huyện khác<br /> và thành phố. Chính vì vậy, chúng tôi đã chọn huyện Giá Rai để thử nghiệm can<br /> thiệp.<br /> Câu hỏi đặt ra là tình hình dịch bệnh SXHD giai đoạn 2006 - 2012 đã diễn ra<br /> như thế nào? Những yếu tố nào liên quan đến tình hình gia tăng dịch bệnh SXHD ở<br /> Bạc Liêu? Giải pháp can thiệp nào là phù hợp và được cộng đồng chấp nhận trong<br /> công tác phòng chống bệnh SXHD? Sau can thiệp thử nghiệm các giải pháp tại<br /> cộng đồng thì chỉ số của giải pháp can thiệp nào đạt hiệu quả can thiệp cao? Làm<br /> thế nào để duy trì các giải pháp can thiệp sau khi kết thúc chương trình nghiên cứu?<br /> Để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu chúng tôi đã tiến hành đưa ra thử nghiệm các<br /> giải pháp can thiệp cho huyện Giá Rai nói riêng và tỉnh Bạc Liêu nói chung. Với<br /> các lý do trên chúng tôi đã tiến hành: “Nghiên cứu giải pháp can thiệp nhằm giảm<br /> nguy cơ sốt xuất huyết Dengue tại huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu”.<br /> <br /> 4<br /> <br /> MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU<br /> 1. Mô tả đặc điểm dịch tễ sốt xuất huyết Dengue tại tỉnh Bạc Liêu giai đoạn<br /> 2006 – 2012 và một số yếu tố liên quan.<br /> 2. Xây dựng và triển khai thử nghiệm giải pháp can thiệp tại cộng đồng góp<br /> phần hạn chế dịch sốt xuất huyết Dengue trên địa bàn huyện Giá Rai, tỉnh<br /> Bạc Liêu.<br /> 3. Đánh giá hiệu quả can thiệp và khả năng duy trì các giải pháp tại xã Phong<br /> Thạnh Đông A, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu sau hai năm can thiệp.<br /> <br /> 5<br /> Chƣơng I<br /> <br /> TỔNG QUAN TÀI LIỆU<br /> 1.1. Giới thiệu sốt xuất huyết Dengue (SXHD)<br /> Theo hướng dẫn giám sát và phòng chống sốt xuất huyết Dengue (SXHD),<br /> Bộ Y tế đã định nghĩa bệnh SXHD là bệnh nhiễm virus Dengue cấp tính do muỗi<br /> truyền và có thể gây thành dịch lớn [18]. Nói cách khác, SXHD là một thể bệnh với<br /> những biểu hiện lâm sàng khác nhau và với sự biến đổi không thể dự đoán trước<br /> được về lâm sàng và hậu quả của nó [110], [161]. Bệnh được truyền qua vết đốt của<br /> muỗi vằn Aedes aegypti. Virus Dengue thuộc nhóm Flaviviridae với 4 type huyết<br /> thanh DEN - 1, DEN - 2, DEN - 3, DEN - 4. Khi vào cơ thể, virus nhân lên trong tế<br /> bào bạch cầu đơn nhân để gây bệnh. Trước đây, SXHD chủ yếu là bệnh ở vùng<br /> nhiệt đới và cận nhiệt đới nhưng ngày nay virus Dengue đã bắt đầu lan tràn khắp<br /> nơi trên thế giới [173].<br /> Vào những năm 1778 - 1780, những vụ dịch SXHD đầu tiên được ghi nhận<br /> xảy ra ở Châu Á, Châu Phi và Bắc Mỹ. Sự xuất hiện gần như đồng thời của các vụ<br /> dịch trên ba lục địa khác nhau chứng tỏ rằng virus gây bệnh cũng như vectơ truyền<br /> bệnh đã phân bố rộng rãi trên toàn thế giới từ hơn 200 năm trước. Vào thời gian này<br /> SXHD chỉ được xem là một bệnh nhẹ. Một vụ đại dịch SXHD xuất hiện ở Đông<br /> Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ II và từ đó lan rộng trên toàn cầu [173].<br /> Tại khu vực Đông Nam Á, virus Dengue lần đầu tiên được phát hiện ở<br /> Philippines vào năm 1950 nhưng đến năm 1970 bệnh đã trở thành nguyên nhân<br /> nhập viện và tử vong thường gặp ở trẻ em trong khu vực [110]. Tỷ lệ mắc bệnh trên<br /> toàn thế giới đã gia tăng mạnh mẽ trong những năm gần đây. Trước năm 1970, trên<br /> thế giới chỉ có 9 quốc gia có dịch lưu hành. Con số này đã tăng lên hơn 4 lần vào<br /> năm 1995. Nhìn chung, trong hơn 50 năm qua, tỷ lệ mắc SXHD đã tăng lên 30 lần<br /> và lan nhanh ra hơn 60 quốc gia trên thế giới, bệnh xuất hiện ở cả vùng thành thị và<br /> nông thôn [169].<br /> Qua đánh giá của WHO, ước tính hàng năm có khoảng 50 triệu người nhiễm<br /> virus Dengue và 2,5 tỷ người đang sống trong vùng lưu hành SXHD. Không chỉ có<br /> số trường hợp mắc bệnh gia tăng mà khả năng nhiễm nhiều loại virus khác nhau<br /> cũng ngày càng đáng báo động. Hàng năm có khoảng 500.000 trường hợp SXHD<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2