intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sỹ Kinh tế: Hành vi người tiêu dùng và chiến lược marketing hỗn hợp của các doanh nghiệp viễn thông di dộng tại Việt Nam

Chia sẻ: Dai Ca | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

228
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chung: 1. Xem xét mô hình hành vi người tiêu dùng, một số nhân tố tiêu biểu bên ngoài, các nhân tố bên trong “hộp đen” người tiêu dùng tác động đến ý định thực hiện hành vi của người tiêu dùng dịch vụ viễn thông di động; 2. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu ý định hành vi người tiêu dùng Việt Nam và các nhân tố tác động, phân tích chiến lược Marketing hỗn hợp của các doanh nghiệp viễn thông di động Việt Nam trong thời gian qua, và đề xuất định hướng chiến lược và các giải pháp Marketing hỗn hợp cho các doanh nghiệp trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sỹ Kinh tế: Hành vi người tiêu dùng và chiến lược marketing hỗn hợp của các doanh nghiệp viễn thông di dộng tại Việt Nam

  1. Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Tr-êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n  Chu tiÕn ®¹t HµNH VI NG¦êI TI£U DïNG Vµ CHIÕN L¦îC MARKETING HçN HîP CñA C¸C DOANH NGHIÖP VIÔN TH¤NG DI §éNG T¹I VIÖT NAM Chuyªn ngµnh: qu¶n trÞ kinh doanh (marketing) M· sè: 62.34.01.02 Hµ néi, n¨m 2014
  2. 1 C«ng tr×nh ®-îc hoµn thµnh t¹i Tr-êng ®¹i häc Kinh tÕ Quèc d©n Ng-êi h-íng dÉn khoa häc: 1. GS.TSKH. L-¬ng Xu©n Quú 2. PGS.TS. L-u V¨n Nghiªm Ph¶n biÖn 1: PGS.TS. NguyÔn ThÞ TuyÕt Mai Ph¶n biÖn 2: PGS.TS. NguyÔn Hoµng Long Ph¶n biÖn 3: TS. §µo Tïng LuËn ¸n sÏ ®-îc b¶o vÖ tr-íc Héi ®ång chÊm luËn ¸n cÊp Nhµ n-íc häp t¹i Tr-êng ®¹i häc Kinh tÕ Quèc d©n, Hµ Néi Vµo håi 4h30, ngµy 3 th¸ng 4 n¨m 2014 Có thể tìm hiểu luận án tại: 1. Thư viện Quốc gia 2. Thư viện Trường đại học Kinh tế Quốc dân
  3. 2 Chương 1: Mở đầu 1.1 Tính cấp thiết 1.1.1 Về lý thuyết Có nhiều nghiên cứu trên thế giới về hành vi người tiêu dùng trong lĩnh vực viễn thông di động, nhưng các nghiên cứu đều chỉ xem xét một khía cạnh về hành vi người tiêu dùng, hoặc khi xem xét hành vi chỉ xem xét tác động của các nhân tố bên ngoài, hoặc xem xét ảnh hưởng của các nhân tố bên trong “hộp đen” người tiêu dùng tác động đến hành vi người tiêu dùng, hoặc tiếp cận theo hướng công nghệ ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng ra sao. Các nghiên cứu phần lớn đều chưa mang tính tổng quát, xem xét đồng thời các nhân tố bên trong và bên ngoài có thể tác động lên hành vi, ý định hành vi người tiêu dùng. Tại Việt Nam, các nghiên cứu về dịch vụ viễn thông di động, đặc biệt là nghiên cứu về hành vi người tiêu dùng đối với dịch vụ viễn thông di động không nhiều. Một là do số lượng doanh nghiệp được phép kinh doanh dịch vụ không nhiều. Hai là chỉ gần đây, khi thị trường phát triển chậm, thay vì phát triển theo chiều rộng, tập trung tăng số thuê bao, các doanh nghiệp viễn thông di động bắt đầu phát triển theo chiều sâu, giữ vững khách hàng, quan tâm nhiều hơn đến khách hàng, mới bắt đầu có nhiều nghiên cứu về người tiêu dùng. 1.1.2 Tính cấp thiết từ thực tiễn 1.1.2.1 Doanh nghiệp cần xuất phát từ khách hàng để có chiến lược hợp lý, phân bổ nguồn lực hữu hạn cho cả hai hoạt động marketing và phát triển công nghệ Kinh doanh dịch vụ Viễn thông di động là một ngành kinh doanh dịch vụ mang nặng tính công nghệ. Nếu doanh nghiệp quá chú trọng vào công tác thị trường, công tác bán hàng mà không chú trọng phát triển công nghệ, doanh nghiệp sẽ thất bại; ngược lại, doanh nghiệp cũng dễ thất bại nếu chỉ tập trung phát triển công nghệ mà không quan tâm đến nhu cầu khách hàng. Trong một môi trường cạnh tranh, để xây dựng chiến lược với nguồn lực hữu hạn, doanh nghiệp cần nắm rõ nhu cầu, ý định, hành vi và thái độ của người tiêu dùng. 1.1.2.2 Thị trường Việt Nam đã gần đạt điểm bão hòa về số lượng thuê bao, trong giai đoạn quá độ từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu Thị trường tăng trưởng chậm, doanh thu trên thuê bao thấp chỉ bằng ¼ mức trung bình khu vực, yêu cầu doanh nghiệp phải chuyển trọng tâm cạnh tranh, hướng nhiều hơn tới khách hàng, bởi hướng tới khách hàng, duy trì khách hàng là lựa chọn tốt nhất khi khó phát triển khách hàng mới, hướng tới khách hàng cũng là lựa chọn khả thi nếu muốn tăng doanh thu trên thuê bao. Doanh nghiệp
  4. 3 cần có chiến lược phù hợp, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng để giữ chân và tăng doanh thu trên mỗi khách hàng. 1.1.3. Bối cảnh thị trường viễn thông di động Việt Nam Thị trường tăng trưởng chậm dần trong các năm gần đây. Dù có sự xuất hiện của các dịch vụ mới, các dịch vụ Giá trị gia tăng, nhưng do giảm giá, khuyến mại nhiều, nên doanh thu bình quân trên thuê bao ARPU tiếp tục giảm, hiện ở mức 4,5usd/thuê bao/tháng. Thị phần không có nhiều biến động, đứng đầu luôn là ba doanh nghiệp lớn: Viettel, Vinaphone và Mobiphone. Thị trường trong nước tốc độ phát triển chậm, doanh thu thuê bao giảm, nên các nhà mạng lớn tập trung bảo vệ thị trường, phát triển theo chiều sâu thông qua phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng, tiếp tục chăm sóc khách hàng trả trước và tập trung hơn cho khách hàng trả sau, doanh nghiệp có tiềm lực hướng ra thị trường nước ngoài 1.2 Mục đích và nhiệm vụ của nghiên cứu 1.2.1 Mục đích nghiên cứu Mục tiêu chung: 1. Xem xét mô hình hành vi người tiêu dùng, một số nhân tố tiêu biểu bên ngoài, các nhân tố bên trong “hộp đen” người tiêu dùng tác động đến ý định thực hiện hành vi của người tiêu dùng dịch vụ viễn thông di động; 2. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu ý định hành vi người tiêu dùng Việt Nam và các nhân tố tác động, phân tích chiến lược Marketing hỗn hợp của các doanh nghiệp viễn thông di động Việt Nam trong thời gian qua, và đề xuất định hướng chiến lược và các giải pháp Marketing hỗn hợp cho các doanh nghiệp trong thời gian tới. 1.2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện được các mục tiêu trên, nghiên cứu có các nhiệm vụ sau: Tổng hợp, hệ thống hóa các nội dung, lý luận về hành vi, ý định hành vi người tiêu dùng, về chiến lược Marketing hỗn hợp và về vai trò của nghiên cứu hành vi người tiêu dùng trong xây dựng chiến lược Marketing hỗn hợp Xem xét, đánh giá các mô hình lý thuyết, mô hình nghiên cứu trước về hành vi, ý định hành vi người tiêu dùng dịch vụ viễn thông di động. Trên cơ sở xem xét các nghiên cứu đi trước và hiện trạng thực tế thị trường di động, xây dựng mô hình nghiên cứu với một số nhân tố tiêu biểu bên ngoài, bên trong tác động đến ý định hành vi người tiêu dùng dịch vụ viễn thông di động tại Việt Nam. Tiến hành điều tra, khảo sát, nghiên cứu và phân tích hành vi người tiêu dùng, mức độ tác động của một số nhân tố quan trọng bên trong và bên ngoài
  5. 4 đến ý định hành vi người tiêu dùng dịch vụ viễn thông di động Việt Nam. Tổng hợp, phân tích định hướng chiến lược Marketing hỗn hợp của các doanh nghiệp viễn thông di động Việt Nam trong 5 năm gần đây, phân tích cách các doanh nghiệp phân bổ nguồn lực ra sao với từng công cụ Marketing hỗn hợp, ứng với nhân tố bên ngoài trong mô hình nghiên cứu nêu trên. Đề xuất định hướng chiến lược, giải pháp Marketing hỗn hợp cho các doanh nghiệp viễn thông di động, trên cơ sở ý định hành vi, nhân tố tác động lên ý định hành vi người tiêu dùng Việt Nam. 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Người tiêu dùng đang sử dụng dịch vụ viễn thông di động tại Việt Nam, các doanh nghiệp viễn thông di động tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2008 đến 2013 Cụ thể những vấn đề nghiên cứu bao gồm::  Thực trạng thị trường viễn thông di động Việt Nam  Cơ sở lý thuyết về hành vi người tiêu dùng, về chiến lược marketing hỗn hợp và việc xây dựng chiến lược Marketing hỗn hợp dựa trên nghiên cứu về hành vi người tiêu dùng.  Các yếu tố bên ngoài và bên trong tác động đến ý định hành vi người tiêu dùng dịch vụ viễn thông di động Việt Nam  Thực trạng chiến lược marketing hỗn hợp, ưu nhược điểm trong chiến lược Marketing của các doanh nghiệp Việt Nam. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án tiếp cận hành vi ở giai đoạn tiền hành vi, tức là ý định hành vi, hay hành vi có nhiều khả năng sẽ xảy ra trong tương lai của người tiêu dùng Việc lựa chọn tập trung nghiên cứu nhân tố Ý định hành vi cũng bắt nguồn từ những lý do sau: 1. Theo các mô hình Hành động hợp lý TRA của Ajzen, (1991), Hành vi dự định TPB được phát triển bởi Ajzen, chấp nhận công nghệ TAM theo David và cộng sự (1993), chấp nhận và sử dụng công nghệ UTAUT theo Venkatesh và cộng sự (2003), ý định hành vi là nhân tố duy nhất có tác động trực tiếp lên hành vi thực tế, nên nhiều nghiên cứu về hành vi áp dụng các mô hình này tập trung nghiên cứu ý định hành vi thay vì xem xét hành vi. 2. nghiên cứu những hành vi có thể có, trong nhiều trường hợp quan trọng hơn nghiên cứu hành vi (những hành động đã, đang xảy ra), nhất là trong các nghiên cứu mang tính dự đoán, nghiên cứu nhằm tìm ra giải pháp (theo Ajzen, 1985; Ajzen & Fishbein, 1980; Yi, Jackson, Park, & Probst, 2006, dẫn lại từ: Kuo, Y.,
  6. 5 2008). 3. Nhân tố ý định hành vi, các thang đo Ý định hành vi đã được sử dụng và kiểm nghiệm thành công bởi rất nhiều nhà nghiên cứu đi trước như. Luận án có phạm vi nghiên cứu gồm: 1. Ý định hành vi và một số nhân tố tiêu biểu bên ngoài và bên trong “hộp đen” người tiêu dùng tác động lên ý định hành vi của người tiêu dùng đang sử dụng dịch vụ viễn thông di động tại Việt Nam. 2. Chiến lược Các doanh nghiệp viễn thông di động hoạt động, cung cấp dịch vụ viễn thông di động tại Việt Nam Về mặt nội dung gồm: 1.Các nhân tố tác động, mức độ tác động của từng nhân tố lên ý định hành vi (hay hành vi dự kiến) người tiêu dùng, bao gồm: đặc tính – nhân tố bên trong “hộp đen” người tiêu dùng, và một số nhân tố tác động bên ngoài liên quan đến Marketing hỗn hợp như: hình ảnh doanh nghiệp, chất lượng dịch vụ cảm nhận, giá cảm nhận, cảm nhận về khuyến mại, cảm nhận về chi phí chuyển mạng; 2. Chiến lược Marketing hỗn hợp của các doanh nghiệp viễn thông di động Việt Nam, hiện trạng và kiến nghị. Thời gian nghiên cứu: nghiên cứu lý thuyết, phân tích các báo cáo thống kê, khảo sát thực tế được thực hiện từ 2008 đến 2013. Hoạt động điều tra xã hội học được thực hiện trong 2 tháng, bắt đầu từ tháng 5-2013 1.4 Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu bao gồm phân tích, so sánh và tổng hợp, phương pháp kỹ thuật như thống kê, mô tả, so sánh, đánh giá, điều tra bằng bảng hỏi…., cụ thể gồm ba phương pháp chính: 1. Phương pháp phân tích và tổng hợp thông tin, dữ liệu thứ cấp; 2. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia và quan trọng nhất là 3. Phương pháp điều tra khảo sát xã hội học. 1.5 Những đóng góp của luận án: 1.5.1 Đóng góp về lý luận 1. Luận án xem xét đồng thời một số nhân tố bên ngoài, các nhân tố bên trong tác động đến ý định hành vi, và hành vi người tiêu dùng trong mối liên hệ với chiến lược Marketing hỗn hợp 2. Xem xét tác động của chi phí chuyển mạng lên ý định hành vi. 3. Các nhân tố bên trong “hộp đen” – hay đặc tính – người tiêu dùng, vừa được sử dụng như biến độc lập để xem xét tác động lên hành vi, vừa đựa sử dụng như biến kiểm soát để xem xét tác động của nhân tố bên ngoài lên hành vi người tiêu dùng ứng với mỗi đặc tính. 4. Về nhân tố chất lượng, luận án phân định rõ và tách biệt chất lượng dịch vụ cơ bản và chất lượng dịch vụ giá trị gia tăng; về chi phí chuyển mạng, luận
  7. 6 án phân biệt thành hai nhân tố thành phần: chi phí chuyển mạng và khó khăn do khách hàng ngại đổi số khi chuyển mạng 5. Kết quả chạy số liệu từ mẫu khảo sát cho thấy một số điểm mới về ý định hành vi người tiêu dùng Việt Nam với dịch vụ viễn thông di động như sau:  Về đặc tính người tiêu dùng, người tiêu dùng Việt Nam có bốn đặc tính cơ bản, bao gồm: 1. Thích thay đổi, chạy đua theo công nghệ; 2. Coi trọng chất lượng; 3. Coi trọng giá trị sử dụng trên cơ sở cân đối lợi ích thu được và chi phí bỏ ra; 4. Mua theo thói quen. Số lượng đặc tính ít hơn người tiêu dùng của các nước khác. Trong đó 3 đặc tính số 1, 3 và 4 có tác động trực tiếp lên hành vi người tiêu dùng.  Về các nhân tố bên ngoài: các nhân tố hình ảnh doanh nghiệp, hậu mãi – chăm sóc khách hàng, chất lượng dịch vụ cơ bản, chi phí chuyển mạng, giá dịch vụ, chất lượng dịch vụ gia tăng có tác động lên hành vi người tiêu dùng. 1.5.2 Đóng góp trong ứng dụng thực tế - những đề xuất mới của luận án 1. Xác định các hành vi sẽ xảy ra trong tương lai (ý định hành vi) của khách hàng đối với dịch vụ viễn thông di động, xác định các nhân tố và mức độ tác động của các nhân tố bên ngoài, các nhân tố bên trong, nhân tố nhân khẩu học tác động lên ý định hành vi người tiêu dùng. 2. Đề xuất các doanh nghiệp viễn thông di động Việt Nam cần chuyển đổi định hướng chiến lược Marketing hỗn hợp, từ phân bổ nguồn lực theo thứ tự: khuyến mại, giảm giá, chất lượng, xây dựng hình ảnh doanh nghiệp, chăm sóc khách hàng sang phân bổ theo thứ tự: xây dựng hình ảnh doanh nghiệp, hậu mãi – chăm sóc khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ cơ bản, cước dịch vụ và nâng cao chất lượng dịch vụ giá trị gia tăng. Cần chú trọng hơn đến hai nhân tố sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng là: hậu mãi – chăm sóc khách hàng và chất lượng dịch vụ giá trị gia tăng. Các doanh nghiệp cần sử dụng công cụ khuyến mại hợp lý. 3. Đề xuất Các doanh nghiệp viễn thông di động Việt Nam có thể phân khúc thị trường theo 4 đặc tính bên trong của người tiêu dùng; ứng với mỗi phân khúc, có chiến lược marketing hỗn hợp phù hợp với hành vi người tiêu dùng. 4. Việc ngại thay đổi số điện thoại nếu chuyển mạng có tác động trực tiếp lên ý định thực hiện hành vi của người tiêu dùng, để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, việc các cơ quan quản lý Nhà nước áp dụng chính sách “chuyển mạng giữ số”, hiện đã được áp dụng tại trên 70 nước trên thế giới là hợp lý
  8. 7 1.6. Kết cấu của luận án: Ngoài danh mục bảng, biểu, hình, chữ viết tắt, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dụng chính của luận án bao gồm năm chương: - Chương 1: Mở đầu - Chương 2: Tổng quan nghiên cứu - Chương 3: Phương pháp nghiên cứu hành vi người tiêu dùng - Chương 4: Kết quả nghiên cứu - Chương 5: Đề xuất định hướng chiến lược Marketing hỗn hợp và khả năng nghiên cứu tiếp theo CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Tổng quan về dịch vụ viễn thông di động - mạng viễn thông di động 2.1.1. Dịch vụ viễn thông di động Dịch vụ viễn thông di động là dịch vụ thông tin vô tuyến hai chiều cho phép thuê bao đăng ký sử dụng dịch vụ có thể sử dụng các loại hình dịch vụ thoại và phi thoại trong phạm vi vùng phủ sóng của nhà cung cấp dịch vụ. Dịch vụ viễn thông luôn gắn liền với mạng viễn thông, ở đây dịch vụ viễn thông di động luôn gắn liền với mạng viễn thông di động. 2.1.2. Đặc điểm kỹ thuật của mạng trong mối liên hệ với chiến lược marketing hỗn hợp: - Yếu tố P về quy trình không có vai trò lớn trong quá trình cung cấp dịch vụ: Quy trình cung cấp dịch vụ đã chuẩn hóa ở mức quốc tế. - Yếu tố P về con người có vai trò không quá quan trọng: do con người không tham gia trực tiếp vào quá trình cung cấp dịch vụ, - Về yếu tố P dịch vụ: chất lượng dịch vụ, sự khác biệt về chất lượng dịch vụ giữa các mạng Việt Nam chủ yếu thể hiện qua đầu tư phần vô tuyến - Công nghệ tác động đến toàn bộ các P trong marketing hỗn hợp, chủ yếu đến P dịch vụ, đến P giá thành dịch vụ: thay đổi về công nghệ kỹ thuật không chỉ nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ, giảm mạnh giá thành dịch vụ, mà nhiều khi dẫn đến thay đổi cơ bản bản chất của dịch vụ. 2.2. Hành vi người tiêu dùng và xây dựng chiến lược Marketing hỗn hợp dựa trên hành vi người tiêu dùng 2.2.1. Hành vi người tiêu dùng và ý định hành vi người tiêu dùng Theo Kotler (1999), hành vi người tiêu dùng là những hành vi cụ thể của một cá nhân khi thực hiện các quyết định mua sắm, sử dụng hay vứt bỏ sản phẩm hay dịch vụ.
  9. 8 Hình: Mô hình tổng quát hành vi người tiêu dùng theo Kotler (2004) Những yếu tố kích thích “Hộp đen” ý thức của Những phản ứng đáp marketing và những tác người mua lại của người mua nhân kích thích khác Theo Kotler (2004), những yếu tố kích thích bên ngoài, sau khi qua hộp đen ý thức của người mua, sẽ gây ra những phản ứng đáp lại của người mua. Những phản ứng đó có thể là: Lựa chọn hàng hóa-dịch vụ, Lựa chọn nhãn hiệu, Lựa chọn nhà kinh doanh, Lựa chọn khối lượng mua Ý định hành vi được định nghĩa là ý định chủ quan của khách hàng trong việc thực hiện một hành vi, hành động cụ thể. Ý định hành vi bao gồm và được đo lường thông qua các biểu hiện: Ý định hành vi tích cực có xu hướng gắn bó khách hàng với nhà cung cấp dịch vụ hơn, tăng lượng mua, ca ngợi dịch vụ, nhà cung cấp dịch vụ và sẵn sàng trả mức phí cao hơn. Ngược lại, ý định hành vi tiêu cực khiến người tiêu dùng có xu hướng thay đổi nhà cung cấp dịch vụ, dừng hoặc giảm mức tiêu dùng, nói không tốt về dịch vụ (theo Saha và cộng sự (2009), Zeithaml và cộng sự (1996) ) 2.2.2. Chiến lược Marketing hỗn hợp Marketing hỗn hợp truyền thống cho sản phẩm hàng hóa bao gồm 4Ps: đó là sản phẩm (product), giá cả (price), phân phối (place) và xúc tiến thương mại (promotion). Theo tác giả Lưu Văn Nghiêm (2008), marketing cho dịch vụ, với các đặc tính riêng của dịch vụ, bao gồm bẩy nhân tố Ps. Ngoài 4P kể trên trong Marketing truyền thống, còn có thêm các P về con người (people), quy trình (process) và dịch vụ khách hàng (provision of customer services). Theo tác giả Trương Đình Chiến (2012), để thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng, qua đó tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp, các nhà quản trị phải phát triển các chiến lược Marketing hỗn hợp hiệu quả, với các nhóm biện pháp chủ yếu là các quyết định dịch vụ (sản phẩm), các quyết định giá, các quyết định phân phối, các quyết định truyền thông Marketing thường được gọi tắt là 4P. 2.2.3. Xây dựng định hướng chiến lược Marketing hỗn hợp dựa trên nghiên cứu về hành vi người tiêu dùng Theo tác giả Vũ Huy Thông (2010), hành vi người tiêu dùng có ảnh hưởng quan trọng đến chiến lược Marketing, trong đó có Marketing hỗn hợp. Thứ nhất, ở phạm vi tổng thể, sự hiểu biết về hành vi người tiêu dùng được coi là căn cứ đóng vai trò xuất phát điểm đề xuất chiến lược và chiến thuật Marketing,
  10. 9 trong đó có Marketing hỗn hợp. Thứ hai: hiểu biết về người tiêu dùng giúp các nhà quản trị giải đáp những câu hỏi cơ bản khi hoạch định chiến lược Marketing cho từng thị trường cụ thể và có khả năng cung ứng sản phẩm dịch vụ thỏa mãn nhu cầu cụ thể đó. 2.3. Tổng quan nghiên cứu về hành vi người tiêu dùng dịch vụ viễn thông di động 2.3.1. Nghiên cứu tại Việt Nam Tại Việt Nam, chưa có các nghiên cứu chuyên sâu về hành vi người tiêu dùng trong lĩnh vực viễn thông di động, đặc biệt trong mối liên hệ với chiến lược Marketing hỗn hợp. Các nghiên cứu về marketing trong lĩnh vực viễn thông không nhiều, chủ yếu tập trung vào nghiên cứu một mảng của dịch vụ di động (như máy điện thoại), hoặc chủ yếu tập trung xem xét sự thỏa mãn hay lòng trung thành đối với dịch vụ viễn thông di động. Đối với các nghiên cứu về hành vi người tiêu dùng trong các lĩnh vực khác, nhiều nghiên cứu có cơ sở lý thuyết rõ ràng, nhưng do khác biệt quá lớn về dịch vụ được nghiên cứu nên chỉ mang tính tham khảo. Hầu hết các nghiên cứu chưa xem xét đồng thời các nhân tố bên trong, một số nhân tố tiêu biểu bên ngoài tác động lên hành vi người tiêu dùng. 2.3.2. Các nghiên cứu trên thế giới 2.3.2.1. Mô hình lý thuyết về hành vi người tiêu dùng Theo Kotler P. (2004), các yếu tố kích thích (hay các yếu tố ảnh hưởng) tác động vào “hộp đen” nhận thức của người tiêu dùng và gây ra những phản ứng đáp lại nhất định – hành vi người tiêu dùng. Trên cơ sở mô hình tổng quát trên, có hai cách tiếp cận trong nghiên cứu hành vi người tiêu dùng: là nghiên cứu tác động của các nhân tố bên trong “hộp đen” lên hành vi người tiêu dùng, hoặc nghiên cứu sự tác động của các nhân tố kích thích marketing bên ngoài
  11. 10 2.3.2.2. Nghiên cứu hành vi trên cơ sở xem xét ‘hộp đen’ người tiêu dùng Nghiên cứu toàn bộ các yếu tố tác động đến “hộp đen” trên thường rất phức tạp và tốn kém, nên thay vì nghiên cứu bên trong hộp đen, các nhà nghiên cứu tập trung nghiên cứu các kết quả có thể có của “hộp đen”. Và Bảng hỏi Phân loại người tiêu dùng (CSI) được phát triển đầu tiên bởi Sproles và Kendall (1986, 1987) nhằm mục đích này và được nhiều nhà nghiên cứu áp dụng, chỉnh sửa, theo đó có 7 kiểu thông qua quyết định chính của người tiêu dùng, bao gồm: kiểu khách hàng tuyệt đối hóa chất lượng; kiểu cho trọng thương hiệu; kiểu coi trọng tính thời trang – công nghệ; kiểu cân đối tổng hợp các yếu tố; kiểu chỉ coi trọng giá, kiểu bối rối do có quá nhiều lựa chọn và kiểu trung thành với thương hiệu. Phương án tiếp cận này đã được các nhà nghiên cứu sử dụng để nghiên cứu hành vi người tiêu dùng ở các nước khác nhau, như nghiên cứu của Durvasula (1996) sử dụng CSI, Fan và Xiao (1998, 2001) sử dụng, chỉnh sửa để nghiên cứu tại Trung Quốc, Michell và Bates (1998) tại Anh, Wang (2004), Song (2011) tại Trung Quốc, Hunjra (2012) tại Ấn Độ. 2.3.2.3. Nghiên cứu hành vi theo cách tiếp cận của các nhà nghiên cứu châu Âu- Mỹ Các nhà nghiên cứu Âu-Mỹ, xem xét mối quan hệ giữa các yếu tố tác động bên ngoài như: chất lượng nhận thức, sự thỏa mãn lên hành vi mua dịch vụ. Cách tiếp cận này có những hạn chế sau: Mới chỉ xem xét các yếu tố tác động bên ngoài, chưa nghiên cứu kỹ hộp đen bên trong; Trong các yếu tố tác động bên ngoài, chỉ tập trung nghiên cứu chất lượng cảm nhận, thiếu các tác động khác như giá, hình ảnh doanh nghiệp; Về chi phí chuyển đổi, mới chỉ xem xét sự hấp dẫn về giá của đối thủ cạnh tranh, 2.3.2.4. Nghiên cứu hành vi người tiêu dùng theo cách tiếp cận của các nhà nghiên cứu châu Á So với các nghiên cứu của các nhà nghiên cứu châu Âu – Mỹ, các nghiên cứu tại thị trường một số nước châu Á gần đây thường tiếp cận theo hướng bổ sung thêm khái niệm “Chi phí chuyển đổi nhà cung cấp”, đề cập tình huống khách hàng không thỏa mãn dịch vụ hiện tại, muốn chuyển sang dịch vụ khác sẽ gặp phải chịu các chi phí về tài chính, tâm lý, xã hội, rủi ro,…
  12. 11 2.3.2.5. Một số mô hình nghiên cứu khác về hành vi người tiêu dùng Nhiều nghiên cứu tiếp cận theo hướng coi dịch vụ viễn thông di động là một dịch vụ công nghệ cao, và xem xét người tiêu dùng phản ứng ra sao với các dịch vụ công nghệ cao này, như: Thuyết hành động hợp lý TRA (Theory of Reasoned Action): ý định hành vi chịu tác động của hai nhân tố là thái độ cá nhân và chuẩn chủ quan. Thuyết Hành vi dự định (theory of planned behavior), xuất phát từ giới hạn của các hành vi mà con người có ít sự kiểm soát Mô hình Chấp nhận công nghệ (Technology Acceptant Model – TAM) đặc tính thái độ, ý định hành vi và hành vi thực sự có mối quan hệ nhân quả. Mô hình Chấp nhận và sử dụng công nghệ UTAUT: tác động 4 nhân tố chính đến ý định hành vi và hành vi: Kỳ vọng về hiệu năng, kỳ vọng nỗ lực, Ảnh hưởng xã hội và điều kiện vật chất. Mô hình kết hợp TAM -TPB (chấp nhận công nghệ và hành vi dự định) 2.4. Mô hình nghiên cứu đề xuất Nghiên cứu hành vi người tiêu dùng đối với dịch vụ viễn thông di động, xem xét một số nhân tố Marketing hỗn hợp bên ngoài, cũng như các yếu tố bên trong “hộp đen” của người tiêu dùng, tác động của các nhân tố lên hành vi dự kiến – ý định hành vi người tiêu dùng. Trong mô hình hành vi người tiêu dùng, luận án tập trung xem xét nhân tố ý định hành vi và các nhân tố tác động lên ý định hành vi, để từ đó có các khuyến nghị và phân tích về chiến lược Marketing hỗn hợp của các doanh nghiệp. Các yếu tố nhân khẩu học như giới tính, tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn, thu nhập cũng được xem xét như các biến điều chỉnh của mô hình. Các yếu tố nhân khẩu học Chất lượng cảm nhận Cảm nhận về khuyến mại Giá cảm nhận Ý định hành vi Hình ảnh doanh nghiệp Chi phí chuyển mạng Kiểu đưa ra quyết định của khách hàng Kiểu 1 Kiểu 2 Kiểu 3 Kiểu 4 Kiểu 5 Kiểu 6 Kiểu 7
  13. 12 2.5. Các giả thuyết nghiên cứu H1: Các nhân tố Marketing hỗn hợp tiêu biểu bên ngoài có tác động tích cực lên ý định hành vi người tiêu dùng dịch vụ viễn thông di động tại Việt Nam H2: Các nhân tố Marketing hỗn hợp bên ngoài có mức độ tác động mạnh, yếu khác nhau lên ý định hành vi người tiêu dùng dịch vụ viễn thông di động tại Việt Nam H3: Các nhân tố bên trong “hộp đen” người tiêu dùng (đặc tính người tiêu dùng) có tác động lên ý định hành vi người tiêu dùng dịch vụ viễn thông di động tại Việt Nam H4: Các nhân tố bên trong (ứng với các kiểu thông qua quyết định mua, hay các đặc tính người tiêu dùng) có mức độ tác động mạnh, yếu khác nhau lên ý định hành vi người tiêu dùng dịch vụ viễn thông di động tại Việt Nam H5: ứng với mỗi nhóm khách hàng có kiểu quyết định mua (đặc tính) khác nhau, tác động của các nhân tố bên ngoài lên ý định hành vi khác nhau. H6: Các yếu tố nhân khẩu học tạo nên sự khác biệt trong ý định hành vi của người tiêu dùng dịch vụ viễn thông di động. CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Quy trình thực hiện nghiên cứu Gồm các bước sau: 1. Nghiên cứu cơ sở lý thuyết; 2. Xây dựng khung lý thuyết, mô hình và các giả thuyết nghiên cứu; 3. Thảm khảo ý kiến chuyên gia (phỏng vấn sâu); 4. Xây dựng bảng hỏi thử, điều tra thử; 5. Phát triển thang đo chính thức, xây dựng bảng hỏi chính thức; 6. Điều tra xã hội học bằng bảng hỏi; 7. Kiểm định Cronbach Alpha – Phân tích nhân tố EFA, Phân tích hồi quy; 8. Phân tích hiện trạng định hướng chiến lược Marketing hỗn hợp trong giai đoạn 2008-2013 của các doanh nghiệp bằng phương pháp phân tích, tổng hợp thông tin, dữ liêu thứ cấp; 9. Đề xuất, kiến nghị định hướng Marketing hỗn hợp 3.2 Phương pháp thu thập dữ liệu Thu thập dữ liệu thứ cấp: các báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, báo cáo phân tích thị trường của các tổ chức nước ngoài (như BMI), báo cáo của các doanh nghiệp, các bài nghiên cứu. Thu thập dữ liệu sơ cấp: thu thập bằng kỹ thuật điều tra bằng bảng hỏi, tại các hộ gia đình được lựa chọn tại 5 tỉnh thành. Nghiên cứu sẽ dùng điều tra viên là các nhân viên thu tiền điện tại: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Huế, Ninh Bình,
  14. 13 Bình Dương. Các điều tra viên đã được hướng dẫn để có thể hỗ trợ người được phỏng vấn điền vào bảng hỏi. 3.3 Phỏng vấn sâu – nghiên cứu định tính Mục đích: 1. để kiểm tra và sàng lọc mô hình nghiên cứu, các nhân tố tác động lên hành vi trong mô hình nghiên cứu. 2. để phân tích hiện trạng chiến lược Marketing hỗn hợp của các doanh nghiệp viễn thông di động Việt Nam giai đoạn. Đối tượng tham gia phỏng vấn sâu, gồm 3 nhóm đối tượng chính: Các chuyên gia trong lĩnh vực Marketing và nghiên cứu Marketing; Các nhà quản lý Nhà nước trong lĩnh vực viễn thông; Các nhà quản lý trong các doanh nghiệp viễn thông di động. 3.4 Nghiên cứu định lượng Thiết kế nghiên cứu: Giai đoạn 1: nghiên cứu thử nghiệm trên 50 người được phỏng vấn. Giai đoạn 2: nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sử dụng Phương pháp điều tra xã hội học, nghiên cứu định lượng thông qua bản hỏi với quy mô mẫu là 860, dữ liệu thu thập được được kiểm định, phương pháp Phân tích hồi quy bội là phương pháp chính được sử dụng nhằm tìm ra các nhân tố tác động, mức độ tác động lên hành vi có thể có trong tương lai của người tiêu dùng. Thiết kế bảng hỏi Để đánh giá Kiểu đưa ra quyết định của người tiêu dùng Việt Nam, nghiên cứu sử dụng bảng hỏi Phân loại khách hàng (CSI) phiên bản rút gọn gồm 16 câu hỏi hai nhà nghiên cứu Sproles và Kendall (1986, 1987). Các nhân tố còn lại với thang đo được xây dựng như sau: Ý định hành vi dựa trên thang đo của Konuk, F. A. (2012) với 4 câu hỏi; Chi phí chuyển mạng – dựa trên thang đo của Kim, M., Park, M. và Jeong, D (2004) với 5 câu hỏi; Chất lượng dịch vụ cảm nhận dựa trên thang đo của Kim, M. và cộng sự (2004) với 8 câu hỏi; Cảm nhận Khuyến mại - dựa trên thang đo của nhà nghiên cứu Tung, G. (2011) với 3 câu hỏi; Hình ảnh doanh nghiệp dựa theo thang đo của Nguyen va Lebland (1998) với 4 câu hỏi; Giá cảm nhận - dựa trên thang đo của Koi- Akrofi,(2013) với 4 câu hỏi Chọn mẫu Tổng thể đối tượng nghiên cứu: Các khách hàng đang sử dụng dịch vụ điện thoại di động tại Việt Nam. Kích cỡ mẫu: Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, thông thường thì số quan sát (kích thước mẫu) ít nhất phải bằng 4 hay 5 lần số biến trong
  15. 14 phân tích nhân tố. Bảng hỏi có trên 50 biến quan sát, nên theo công thức này, kích cỡ mẫu tối thiểu là 250 phần tử mẫu. Tuy nhiên, về phương pháp chọn mẫu, luận án thực hiện chọn mẫu theo phương pháp lẫy mẫu chia phần tại 5 tỉnh thành trên toàn quốc, phân bổ về quận/ huyện theo tỷ trọng dân thành thị/ nông thôn, nên kích cỡ mẫu nếu quá nhỏ sẽ không đủ quy mô cho việc điều tra sau khi chia phần (tối thiểu 20 tại mỗi quận, huyện). Hơn nữa, kích cỡ mẫu càng lớn, càng đảm bảo độ chính xác. Nên để tăng độ chính xác, nghiên cứu sẽ tiến hành khảo sát với cỡ mẫu là 860. Phương pháp chọn mẫu Mẫu nghiên cứu được chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện có phân tổ theo khu vực địa lý, đảm bảo mẫu đại diện cho cả người sử dụng tại thành thị và nông thôn, tỉnh thành lớn và tỉnh thành nhỏ. Theo phương pháp này, thông qua Công ty Cổ phần Giải pháp Thanh toán Điện lực và Viễn thông, công ty thành viên, đại lý thu cước của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, tác giả sẽ liên hệ với bộ phần thu cước tại 5 tỉnh thành lớn: Hà Nội, Huế, thành phố Hồ Chí Minh, Ninh Bình, Bình Dương phỏng vấn tại 860 hộ gia đình, phân bổ theo tỷ lệ dân thành thị/nông thôn. Phương pháp xử lý dữ liệu: dùng phần mềm phân tích thống kê SPSS 16.0. 3.5. Phương pháp phân tích, tổng hợp thông tin và dữ liệu thứ cấp Phương pháp này được sử dụng trong giai đoạn nghiên cứu cơ sở lý thuyết, xây dựng mô hình nghiên cứu, thông qua việc phân tích, tổng hợp thông tin từ các nghiên cứu đi trước. Quan trọng hơn, phương pháp phân tích, tổng hợp thông tin, kết hợp với phương pháp phỏng vấn sâu, được sử dụng để phân tích hiện trạng thị trường viễn thông di động Việt Nam CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU PHẦN 1. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG 4.1 Phân tích dữ liệu khảo sát Số lượng bảng hỏi phù hợp được phân tích thống kê là 711 phiếu. 4.1.1 Đặc điểm nhân khẩu học và hiện trạng sử dụng dịch vụ viễn thông di động của mẫu Kết quả phân tích thống kê mô tả cho thấy đặc điểm nhân khẩu học, hiện trạng sử dụng dịch vụ viễn thông di động của mẫu nghiên cứu không có sự khác biệt đáng chú ý với đặc điểm tổng thể nghiên cứu.
  16. 15 Về mục đích và động cơ sử dụng dịch vụ viễn thông di động: đại đa số người tiêu dùng sử dụng dịch vụ viễn thông di động với mục đích nghe-gọi điện và nhắn tin (sử dụng các dịch vụ di động cơ bản), các dịch vụ ngoài 2 dịch vụ cơ bản trên cũng đang được người tiêu dùng sử dụng ngày càng nhiều như truy cập internet, tham gia cộng đồng…… 4.1.2 Ý định hành vi người tiêu dùng đối với dịch vụ viễn thông di động Về hành vi thay đổi nhà cung cấp dịch vụ: Chỉ có 5,3% người tham gia điều tra có thể sẽ thay đổi nhà cung cấp dịch vụ chính (sim 1 nếu có 2 sim) trong vòng 12 tháng tới. Trong đó có 0.8% gần như chắc chắn sẽ thay đổi. Ngược lại, 78,4% sẽ không đổi nhà cung cấp dịch vụ dịch vụ, trong đó có 20,3% chắc chắn sẽ không đổi. Về hành vi giới thiệu với bạn bè người thân về dịch vụ đang sử dụng: 48,3% người tham gia điều tra sẽ giới thiệu dịch vụ mình đang sử dụng cho bạn bè người thân. Trong khi chỉ có 12,7% sẽ không giới thiệu. Về hành vi nói tốt về nhà mạng: 45,4% người tham gia điều tra sẽ nói tốt về nhà mạng của họ, trong khi chỉ có 8,5% sẽ không nói tốt về nhà mạng. 4.1.3 Phân tích mô hình nghiên cứu trên cơ sở dữ liệu thu thập được 4.1.3.1. Phân tích các nhân tố tác động bên ngoài đến ý định hành vi người tiêu dùng Sau 3 lần tiến hành phân tích nhân tố, loại bỏ các biến có hệ số truyền tải không phù hợp, nghiên cứu trích được 7 nhân tố có ý nghĩa từ 5 nhân tố ban đầu. 7 nhân tố được đặt tên lại thành: 1. Cảm nhận về chi phí chuyển mạng; 2. Cảm nhận về chất lượng các dịch vụ gia tăng; 3. Cảm nhận về hình ảnh doanh nghiệp; 4. Cảm nhận về giá dịch vụ; 5. Cảm nhận về chất lượng dịch vụ cơ bản; 6. Cảm nhận về khuyến mại; 7. Cảm nhận về bất tiện khi thay đổi số điện thoại. Hệ số Cronbach Alpha của các nhân tố ở mức đạt yêu cầu. 4.1.3.2. Phân tích các nhân tố bên trong (kiểu ra quyết định mua) tác động lên ý định hành vi người tiêu dùng Kết quả phân tích nhân tố sau 3 lần phân tích đối với các nhân tố bên trong tác động đến ý định hành vi người tiêu dùng dịch vụ viễn thông di động cho thấy: chỉ còn bốn nhân tố trích được sau khi tiến hành xoay các nhân tố và được đặt tên lại thành: 1. Kiểu hay thay đổi, chạy theo công nghệ; 2. Kiểu coi trọng chất lượng dịch vụ; 3. Kiểu cân nhắc thận trọng giá dịch vụ; 4. Kiểu mua theo thói quen. Hệ số Cronbach Alpha của 4 nhân tố mới trích được ở mức đạt yêu cầu
  17. 16 4.1.3.3 Phân tích nhân tố đối với nhân tố Ý định hành vi Kết quả phân tích cho thấy không có sự thay đổi đối với thang đo ý định hành vi, chỉ cần dùng 1 nhân tố như thang đo cũ. Mô hình nghiên cứu điều chỉnh theo thực tế khảo sát Các yếu tố nhân khẩu học Hình ảnh doanh nghiệp Chất lượng dịch vụ cơ bản Cảm nhận về khuyến mại Giá cảm nhận Ý định hành vi Chất lượng dịch vụ gia tăng Chi phí chuyển mạng Rào cản chuyển mạng đổi số Kiểu đưa ra quyết định của khách hàng Kiểu 1 Kiểu 2 Kiểu 3 Kiểu 4 Mô hình nghiên cứu ban đầu xem xét tác động của 5 yếu tố bên ngoài, và 7 yếu tố bên trong “hộp đen người tiêu dùng” tác động lên ý định hành vi, tương đương với 7 kiểu quyết định. Tuy nhiên, trong quá trình phân tích và kiểm định thang đo, để có ý nghĩa thống kê và phù hợp với tình hình thức tế, 5 nhân tố bên ngoài tăng thành 7 nhân tố, trong khi 7 nhân tố bên trong giảm còn 4. Do đó Mô hình nghiên cứu cần điều chỉnh như hình trên. 4.1.4. Phân tích hồi qui tuyến tính tác động của các nhân tố bên ngoài lên ý định hành vi người tiêu dùng dịch vụ viễn thông di động Sau 2 lần phân tích, cho kết quả: Các nhân tố có tác động đến ý định hành vi xếp theo mức độ tác động lần lượt là: Cảm nhận về hình ảnh nhà mạng (doanh nghiệp), cảm nhân về chi phí chuyển mạng, chất lượng dịch vụ cơ bản, cảm nhận về khó khăn phát sinh do đổi sổ khi chuyển mạng, giá cảm nhận và sau cùng là chất lượng các dịch vụ gia tăng. YĐHV=0,362 + 0,148*CLCơBản + 0,091*CLPhụ + 0,135*CPCM + 0,096*CPĐoiSo + 0,113*GiaCN + 0,315*HADN
  18. 17 4.1.5. Phân tích hồi qui tuyến tính tác động của các nhân tố bên trong (hộp đen) lên ý định hành vi người tiêu dùng dịch vụ viễn thông di động Sau 2 lần phân tích cho kết quả chỉ có 3 đặc tính (kiểu quyết định) tác động trực tiếp lên ý định hành vi người tiêu dùng với phương trình hồi qui: YĐHV = 1,391 + 0,13*KieuF1R + 0,208*KieuF3R + 0,261*KieuF4R Các kiểu quyết định mua có tác động tích cực lên ý định hành vi, xếp theo thứ tự mức độ của tác động từ thấp đến cao lần lượt là: Kiểu thích thay đổi,chạy theo cộng nghệ (biến KieuF1R); kiểu coi trọng giá trị dịch vụ (trên cơ sở cân nhắc lợi ích – chi phí) (biến KieuF2R); và kiểu mua theo thói quen (biến KieuF4R) 4.1.6. Phân tích tác động của các nhân tố Marketing bên ngoài tới ý định hành vi của từng kiểu khách hàng Theo nhà nghiên cứu Sproles và Kendall (1986, 1987) đề xuất phương pháp phân loại khách hàng, nếu giá trị trung bình trả lời từ 4 trở lên thì khách hàng sẽ thuộc kiểu thông qua quyết định và mang đặc tính đó. Bảng 4.38: Các Kiểu quyết định mua của người tiêu dùng Việt Nam Kiểu thích thay đổi, Kiểu coi trọng Kiểu coi trọng Kiểu mua theo chạy theo công nghệ chất lượng giá – giá trị thói quen Trung bình 3,013 3,895 3,745 3,592 Số lượng người 123 407 429 333 Tỷ trọng 17,30% 57,24% 60,34% 46,84% Kết quả phân tích hồi quy từng nhòm khách hàng cho thấy các nhân tố bên ngoài có tác động tích cực lên ý định hành vi, xếp theo mức độ tác động từ mạnh đến yếu của từng nhóm như bảng dưới thứ tự tác N. Thích thay Nhóm Coi Nhóm Coi Nhóm mua theo Tổng thể người động đổi, chạy theo trọng chất trọng giá – giá thói quen tiêu dùng công nghệ lượng trị 1 Chất lượng các Hình ảnh nhà Hình ảnh nhà Hình ảnh nhà Hình ảnh nhà dịch vụ gia tăng mạng mạng mạng mạng 2 Khuyến mại Chi phí chuyên Giá dịch vụ Chi phí chuyên Chi phí chuyển mạng mạng mạng 3 Khó khăn do đổi sổ Chất lượng các Chất lượng Chất lượng dịch Chất lượng dịch khi chuyển mạng dịch vụ gia tăng dịch vụ cơ bản vụ cơ bản vụ cơ bản 4 Hình ảnh nhà Giá dịch vụ Chi phí chuyên Chất lượng các Khó khăn do đổi mạng mạng dịch vụ gia tăng sổ chuyển mạng 5 Chất lượng dịch Khó khăn khi Khó khăn khi Giá dịch vụ vụ cơ bản phải đổi số phải đổi số điện điện thoại thoại 6 Chất lượng Chất lượng các dịch vụ cơ bản dịch vụ gia tăng
  19. 18 4.1.7 Kiểm định sự khác biệt về ý định hành vi đối với dịch vụ viễn thông di động giữa các nhóm nhân khẩu học Đối với kiểm định sự khác biệt giữa 2 nhóm giới tính, nghiên cứu sử dụng phép kiểm định giá trị trung bình 2 tổng thể. Còn các yếu tố còn lại như độ tuổi, thu nhập, trình độ học vấn… có từ 3 nhóm mẫu trở lên, áp dụng phương pháp phân tích phương sai ANOVA. Không có sự khác biệt về ý định hành vi theo giới tính, thu nhập, học vấn Với các nhân tố nhân khẩu học khác: Các thuê bao trả trước có ý định hành vi tích cực hơn so với các thuê bao trả sau; theo độ tuổi, độ tuổi các thấp thì càng có ý định hành vi tích cực đối với nhà mạng di động; theo nghề nghiệp, những người thuộc nhóm nghề về hưu/nội trợ có ý định hành vi tiêu cực hơn các nhóm nghề nghiệp khác. STT Giả thuyết Kết quả 1 Các nhân tố Marketing hỗn hợp bên ngoài có tác động tích cực chấp lên ý định hành vi nhận 2 Các nhân tố Marketing hỗn hợp bên ngoài có mức độ tác động chấp mạnh, yếu khác nhau nhận 3 Các nhân tố bên trong “hộp đen” người tiêu dùng (đặc tính chấp người tiêu dùng) có tác động lên ý định hành vi nhận 4 Các nhân tố bên trong (ứng với các kiểu thông qua quyết định chấp mua, hay các đặc tính người tiêu dùng) có mức độ tác động nhận mạnh, yếu khác nhau lên ý định hành vi 5 Ứng với bốn nhóm khách hàng có kiểu quyết định mua (đặc chấp tính) khác nhau, tác động của các nhân tố bên ngoài lên ý định nhận hành vi cũng khác nhau 6 Các yếu tố nhân khẩu học tạo nên sự khác biệt trong ý định chấp hành vi của người tiêu dùng dịch vụ viễn thông di động nhận PHẦN 2. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH, TỔNG HỢP THÔNG TIN VỀ CHIẾN LƯỢC MARKETING HỖN HỢP GIAI ĐOẠN 2008-2013 4.2. Phân tích chiến lược Marketing hỗn hợp của các doanh nghiệp viễn thông di động Việt Nam giai đoạn 2008-2013 Về chiến lược kinh doanh: mục tiêu của các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam trong giai đoạn trước 2013 chủ yếu tập trung mở rộng thị trường, phát triển thuê bao, mà ít tập trung duy trì và giữ chân thuê bao. Về chiến lược marketing hỗn hợp, các doanh nghiệp viễn thông di động Việt Nam triển khai đồng thời các công cụ Marketing hỗn hợp, tùy từng thời điểm, nhằm đạt mục tiêu kinh doanh nói chung, mục tiêu marketing nói riêng, từng
  20. 19 doanh nghiệp có thể đẩy mạnh công cụ P này, không đẩy mạnh các công cụ P kia, nhưng nhìn tổng thể, về mặt chiến lược, các doanh nghiệp phân bổ nguồn lực cho từng P xếp theo thứ tự từ ưu tiến cao nhất đến thấp nhất như sau: Khuyến mại, Giá, Chất lượng dịch vụ, Xây dựng hình ảnh – truyền thông quảng bá, Xây dựng phát triển kênh bán hàng, Chăm sóc khách hàng và hoạt động sau bán hàng. CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC MARKETING 5.1 Về định hướng chiến lược Marketing hỗn hợp 5.1.1. Định hướng Chiến lược Marketing hỗn hợp trong mối liên hệ với hành vi người tiêu dùng Việt Nam Chiến lược dài hạn đối với doanh nghiệp: Tập trung hơn vào phát triển theo chiều sâu, thay vì phát triển theo chiều rộng. Nâng cao uy tín, thương hiệu, doanh thu và lợi nhuận thông qua nâng cao sự thỏa mãn và lòng trung thành của khách hàng. Kinh nghiệm của các nước đi trước cho thấy, chi phí để phát triển một khách hàng mới cao gâp 5 lần chi phí để giữ chân khách hàng cũ, trong khi doanh thu chỉ bằng 1/3 (theo Kim và cộng sự, 2004, Kim, 2010). Nhìn tổng thể thị trường, có 2 loại thuê bao mà doanh nghiệp có thể phát triển: thuê bao mới sử dụng di động (học sinh, sinh viên) và thuê bao từ mạng di động khác. Cả hai đối tượng này mức doanh thu trên thuê bao đều không cao, chi phí để có được thuê bao lớn, đây lại là các đối tượng hay thay đổi mạng. Nên doanh nghiệp cần chú trọng hướng phát triển lâu dài, thay vì chỉ tập trung phát triển thuê bao mới với các đặc tinh không thuận lợi trên. Tăng cường phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng, các hoạt động chăm sóc và sau bán hàng, chăm sóc các thuê bao trung thành, các thuê bao trả sau. Về định hướng chiến lược marketing hỗn hợp: căn cứ theo thực tế hành vi người tiêu dùng và các nhân tố tác động lên hành vi người tiêu dùng, chiến lược marketing hỗn hợp phân bổ nguồn lực của các doanh nghiệp trong thời điểm hiện tại nhìn chung là không phù hợp khi phân bổ theo thứ tự: khuyến mại, giá, chất lượng, truyền thông quảng bá, mở rộng mạng lưới, chăm sóc khách hàng. Để phù hợp với hành vi và mong muốn của người tiêu dùng Việt Nam, qua đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phân bổ nguồn lực với tầm quan trọng và mức độ ảnh hưởng xếp theo thứ tự từ cao đến thấp bao gồm: Hình ảnh nhà mạng (bao gồm tổng hợp các nhân tố truyền thông quảng bá, kênh phân phối, chất lượng dịch vụ); chăm sóc khách hàng – sau bán
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2