Luận án - Xây dựng phần mềm báo điểm tuyển sinh qua mạng
lượt xem 18
download
Phần mềm nguồn mở đã trở thành một trong những hướng đi chiến lược trong việc phát triển Công nghệ thông tin của nước ta hiện nay. Đặc biệt với sự phát triển bùng nổ của hệ thống mạng thông tin Internet, việc ứng dụng phần mềm nguồn mở đã trở thành một cơ hội cho phép tiếp cận các công nghệ mới một cách dễ dàng với chi phí hợp lý.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án - Xây dựng phần mềm báo điểm tuyển sinh qua mạng
- Luận án Xây dựng phần mềm báo điểm tuyển sinh qua mạng
- CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1 Hướng Chọn Đề tài: Phần mềm nguồn mở đã trở thành một trong những hướng đi chiến lược trong việc phát triển Công nghệ thông tin của nước ta hiện nay. Đặc biệt với sự phát triển bùng nổ của hệ thống mạng thông tin Internet, việc ứng dụng phần mềm nguồn mở đã trở thành một cơ hội cho phép tiếp cận các công nghệ mới một cách dễ dàng với chi phí hợp lý. Ngày càng nhiều phần mềm nguồn mở được đánh giá cao và được đưa vào ứng dụng tại nhiều tổ chức nổi tiếng trên thế giới. Ở Việt Nam, việc nghiên cứu phát triển và ứng dụng các sản phẩm phần mềm nguồn mở đã trở thành một nhu cầu cấp thiết vì nhiều lý do : Nhu cầu về phát triển Công nghệ Thông tin trong nước: trong hoàn cảnh Công nghệ Thông tin thế giới đã có một quãng thời gian phát triển khá lâu với rất nhiều thành tựu trong khi Công nghệ thông tin Việt Nam mới chỉ đạt được ở mức khiêm tốn, để có thể bắt kịp các nước phát triển, việc tiếp cận với hệ thống phần mềm nguồn mở là một hướng đi đúng đắn giúp Công nghệ thông tin Việt Nam có một nền tảng để hội nhập. Vấn đề bản quyền và chi phí: hiện nay, phần lớn các sản phẩm phần mềm thương mại đang được sử dụng ở Việt Nam đều không có đăng ký bản quyền. Trong điều kiện tình hình sắp tới, khi các điều luật về bản quyền được thắt chặt sẽ làm cho việc sử dụng phần mềm thương mại sẽ không còn dễ dàng. Với phần mềm phần mềm nguồn mở, người sử dụng có thể yên tâm hoàn toàn vào hoạt động của phần mềm. Do phần mềm nguồn mở có một cộng đồng sử dụng đông đảo luôn trao đổi thông tin với nhau thông qua Internet, các lỗ hổng trong phần mềm nguồn mở không ngừng được tìm và sửa chữa. Trang1
- Hàng năm, số lượng thí sinh tham dự vào các kỳ thi đại học ngày càng tăng. Bên cạnh đó, kể từ khi mạng Internet lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam, đến nay Internet đã được phủ khắp ở hầu hết các tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước. Xuất phát từ tình hình trên, chúng tôi đã chọn Đề tài : “Xây dựng phần mềm báo điểm tuyển sinh qua mạng”. Đề tài của chúng tôi ứng dụng OpenLDAP, Webserver Apache, PHP. Chương trình hoạt động dựa trên nền hệ điều hành Linux (một hệ điều hành nguồn mở mà tên tuổi của nó đã trở nên quá quen thuộc với Công nghệ thông tin Việt Nam kể từ năm 2000) để tổ chức dữ liệu và thông báo điểm tuyển sinh một cách trực tuyến thông qua giao diện web. 1.2.Giới thiệu các phần mềm sử dụng cho đề tài : Các phần mềm sử dụng để thực hiện Đề tài “Xây dựng phần mềm báo điểm tuyển sinh qua mạng” đều là các phần mềm nguồn mở. OpenLDAP (http://www.openldap.org): sản phẩm phần mềm nguồn mở này được phát triển từ năm 1998 và được sử dụng bởi rất nhiều tổ chức trên thế giới. OpenLDAP hoạt động trên nền giao thức TCP cho phép tổ chức lưu trữ thông tin người dùng một cách tối ưu theo cấu trúc cây phân cấp, giúp người dùng truy cập thông tin một cách nhanh chóng. - Apache (http://www.apache.org) : Web server được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới với độ bảo mật và tin cậy cao, cung cấp dịch vụ web, webhosting, hỗ trợ virtual host, dynamic module và các công nghệ Web tiên tiến. Giống như Linux, PHP, MySQL, nó là một dự án nguồn mở, Apache được hỗ trợ rất tốt trên môi trường Unix (và cả trên môi trường hệ điều hành Windows®) ở đây PHP hoạt động với tư cách là một phần mở rộng của Apache và người ta gọi là Module của Apache. - Ngôn ngữ lập trình PHP : là ngôn ngữ có tốc độ thực thi nhanh dễ sử dụng, cung cấp các tính năng mạnh mẽ để xây dựng ứng dụng web một cách nhanh Trang 2
- chóng, ổn định và có thể chạy trên nhiều hệ điều hành khác nhau như WindowsNT/2000/2003, Unix, Linux với sự hỗ trợ của IIS và Apache. PHP hỗ trợ truy cập nhiều hệ CSDL khác nhau, luôn được cải tiến và cập nhật. Bên cạnh đó, PHP có một cộng đồng sử dụng rất lớn và chúng ta có thể nhận được sự hỗ trợ rất tốt. Trang 3
- CHƯƠNG 2 : GIỚI THIỆU VỀ LDAP 2.1 Định nghĩa : 2.1.1.Định nghĩa : LDAP viết tắt từ cụm từ Lightweight Directory Access Protocol có nghĩa là giao thức truy cập thư mục. Nó là một giao thức cho việc truy cập các dịch vụ thư mục, đặc biệt là dịch vụ thư mục tương thích chuẩn X500. LDAP có thể chạy trên mạng dựa trên giao thức TCP/IP hoặc các mạng khác có hỗ trợ tầng vận chuyển (transport layer). Kiến trúc của LDAP đ ược nói rõ ở RFC2251 và RFD3377 bao gồm các đặc tính kỷ thuật của nó. LDAP v3 đ ược xem là chuẩn Internet. Phiên bản thứ ba này hỗ trợ đa ngôn ngữ (Unicode). 2.1.2. Giới thiệu về X.500 : Xét trên phương diện kỹ thuật, LDAP là một giao thức truy cập đến một dịch vụ thư mục tương thích chuẩn X.500, đây là một dịch vụ thư mục trong mô hình OSI. Đầu tiên các máy client truy cập các gateway đến dịch vụ thư mục X.500. Gateway này chạy LDAP máy client và gateway, còn giao thức DAP của X.500 thì chạy giữa gateway và X.500 server. Giao thức DAP (Directory Access Protocol) là giao thức quan trọng nhưng DAP đòi hỏi mô hình mạng OSI đầy đủ và nhiều tài nguyên tính toán hơn trong một máy tính thường. LDAP là một phiên bản cải tiến của DAP mà không cần nhiều tài nguyên hệ thống như DAP. Ưu điểm của LDAP là chạy trên mạng TCP/IP và có thể truy cập đến các dịch vụ X.500 có sẵn. * * Tài liệu viết phần này được lấy ở trang Web http://www.openldap.org mục 1. Introduction to OpenLDAP Directory Services 1.2 What is LDAP? 1.4. What about X.500? Trang 4
- Một tiện ích độc lập của LDAP có tên là slap được xem như là một server thư mục X.500. Có nghĩa là nó không thự thi giao thức DAP của X.500. Với t ư cách là một directory server, slap chỉ thực thi một tập con của mô h ình X.500. 2.2. Cách thức tổ chức dữ liệu 2.2.1. Các lọai dữ liệu được lưu trữ trong thư mục : Mô hình thông tin LDAP d ựa vào các mục. Mỗi một mục là một tập hợp các thuộc tính có một tên riêng biệt là DN (distinguished name). DN là tên xác định tất cả các mục chứa đựng tạo thành đường đi từ đầu cây đến một nút (node) lá nào đó. Mỗi một thuộc tính của một mục có một kiểu và một hoặc nhiều giá trị tương ứng. Kiểu thường là một chuỗi gợi nhớ ví dụ nh ư “cn” thuộc kiểu common name (tên riêng), hoặc là “mail” thuộc kiểu email address. Ví dụ một thuộc tính cn có thể có giá trị Bab Jensen. Thuộc tính mail có thể có giá trị babs@example.com. Một thuộc tính jpegPhoto chứa một hình ảnh dạng jpeg (hay dữ liệu dạng nhị phân nói chung). 2.2.2. Cách thức tổ chức dữ liệu: Cây thư mục LDAP có cấu trúc dạng cây phân cấp. Cấu trúc này nói lên ranh giới địa lý và tổ chức (để dễ quản lý, thực hiện theo dạng phân cách). Các mục tượng trưng cho quốc gia thường đứng ở đỉnh cây. Dưới đó là các mục tượng trưng cho bang và các tổ chức nhà nước, bậc dưới nữa là các mục dành cho đơn vị và tổ chức tiếp theo là người, máy in, tài liệu …. Hình 2.1 là ví dụ về cây thư mục LDAP sử dụng cách đặt tên truyền thống * Tài liệu viết phần này được lấy ở trang Web http://www.openldap.org mục 1. Introduction to OpenLDAP Directory Services 1.2 What is LDAP? Trang 5
- VD : Về nước Việt Nam c = Việt Nam c=Mỹ st = TP Hồ Chí Minh o= Sở GD&ĐT The Organization Organization Unit ou = Trường THPT Ngô Quyền ou = TT GDTX cn = Học sinh Person Hình thư mLDAP cây thư mục (sử dụng cáchtrên tên truyền thống) ở mạng Cây 2.1 : ục cũng có thể được sắp xếp dựa đặt cấu trúc tên miền Internet. Phương pháp đặt tên này đang được sử dụng phổ biến bởi vì có cho phép các dịch vụ thư mục được định vị trí theo phương pháp tên miền DNS. Hình 2.2 là một ví dụ về cây thư mục LDAP sử dụng cách đặt tên theo tên miền * * Tài liệu viết phần này được lấy ở trang Web http://www.openldap.org mục 1. Introduction to OpenLDAP Directory Services 1.2 What is LDAP? Trang 6
- dc = DE dc=net dc =DE dc= example The Organization Organization Unit ou = Marketing ou = People uid=babs Person Hình 2.2 : LDAP cây thư mục (sử dụng cách đặt tên theo tên miền) Ngoài ra, LDAP còn cho phép kiểm soát các thuộc tính nào cần thiết có mặt trong một mục bằng cách sử dụng một thuộc tính đặc biệt có tên là lớp đối tượng (ObjectClass). Giá trị của thuộc tính lớp đối tượng sẽ quyết định các qui tắc của lược đồ mà mục đó cần phải tuân theo. (mở rộng ra có thể định nghĩa lớp đối tượng riêng) * 2.2.3. Cách tham chiếu của thông tin: * Tài liệu viết phần này được lấy ở trang Web http://www.openldap.org mục 1. Introduction to OpenLDAP Directory Services 1.2 What is LDAP? Trang 7
- Một mục được tham chiếu bằng tên phân biệt của nó (DN) và tổ chức của cây tương ứng. Tên này được tạo ra bằng cách ghép tên của mục (hay còn gọi là tên phân biệt quan hệ hoặc RDN) với tên mục ở cấp trên nó. Ví dụ: trong hình 2.2 tên mục Barbara Jensen có tên RDN là uid=babs và DN là uid=babs, ou=people, dc= example, dc=com 2.2.4. Cách truy cập thông tin : LDAP định nghĩa các thao tác cho việc truy vấn và cập nhật thư mục. Một số thao tác được dùng để thêm và xoá một mục từ thư mục, để thay đổi một mục có sẵn, và thay đổi tên của một mục. Tuy nhiên, phần lớn thời gian LDAP được sử dụng để tìm kiếm thông tin trong thư mục. Thao tác tìm kiếm của LDAP cho phép tìm kiếm các mục mà thoả điều kiện của công cụ lọc trong một phần của thư mục. Thông tin có thể được yêu cầu từ mỗi mục mà thoả điều kiện. Ví dụ, bạn có thể muốn tìm người có tên Babara Jensen trên một cây thư mục con bắt đầu từ dc=example,dc=com trở xuống để lấy thông tin địa chỉ email của từng mục mà thoả điều kiện. LDAP cho phép chúng ta làm việc này một cách dễ dàng. Hoặc nếu bạn muốn tìm kiếm các tổ chức mà tên nó có cụm từ Acme và phải có số fax từ các mục dưới mục st=Caliornia, c=US. LDAP cũng cho phép bạn làm được điều này. * * Tài liệu viết phần này được lấy ở trang Web http://www.openldap.org mục 1. Introduction to OpenLDAP Directory Services 1.2 What is LDAP? Trang 8
- 2.2.5. Cách bảo vệ Thông tin trước sự truy cập trái phép : Một vài dịch vụ thư mục không có cơ chế bảo vệ thông tin, nó cho phép mọi người có thể truy cập và xem toàn bộ thông tin. LDAP cung cấp nhiều cơ chế khác nhau để xác thực và chứng minh danh tính của một người sử dụng khi họ truy cập vào thư mục chủ. Do đó nó cho phép bảo vệ thông tin mà chúng ta lưu trên máy chủ. LDAP cũng hỗ trợ các công cụ cho phép đảm bảo tính cá nhân. 2.3 Giới thiệu về SLAPD : 2.3.1 Khái niệm về slapd : Slapd là một LDAP directory server mà có thể chạy trên nhiều Platform khác nhau. Bạn có thể dùng nó để tạo một directory server riêng của bạn directory của bạn có thể chứa được nhiều dữ liệu mà bạn muốn lưu. Bạn có thể kết nối đến các dịch vụ LDAP directory khác hay là chạy nó một cách độc lập. 2.3.2 Đặc tính và chức năng của tiến trình Slapd : 2.3.2.1 Đặc tính của slapd : Slapd thực thi phiên bản 3 của giao thức LDAP. Slapd hỗ trợ giao thức LDAP trong môi trường địa chỉ IP phiên bản 4 và phiên bản 6 (IPv4 và IPv6). Tầng đăng nhập và bảo mật đơn giản : Slapd hỗ trợ sự đăng nhập một cách chặt chẽ hơn bằng cách sử dụng SASL. SASL được thực thi bằng cách sử dụng phần mềm Cyrus SASL. Phần mềm này được cung cấp một số cơ chế mã hoá sau: DIGEST-MD5, EXTERNAL, and GSSAPI. * * Tài liệu viết phần này được lấy ở trang Web http://www.openldap.org mục 1. Introduction to OpenLDAP Directory Services 1.2 What is LDAP? 1.6 What is slapd and what can it do ? Trang 9
- Tính bảo mật của tầng vận chuyển : Slapd cung cấp sự bảo vệ riêng tư và toàn vẹn bằng cách sử dụng TLS ( hoặc SSL). TLS được thực thi bằng cách sử dụng phần mềm OpenSSL. Tính toàn cầu: Slapd hỗ trợ Unicode và các thể ngôn ngữ. Cho phép lựa chọn các module cơ sở dữ liệu: BDB, LDBM, SHELL, PASSWD. Nhiều cơ sở dữ liệu mẫu : Slapd có thể được cấu hình để cung cấp nhiều loại cơ sở dữ liệu, có nghĩa là một Slapd server có thể phản hồi các yêu cầu của nhiều phần của cây thư mục LDAP bằng cách sử dụng các module cơ sở dữ liệu. Các module API chung: Slapd cho phép bạn viết các module riêng của bạn một cách dễ dàng. Slapd gồm có 2 phần riêng biệt: phần mặt trước dùng để xử lý các liên lạc giao thức với LDAP client; và phần module có chức năng xử lý các thao tác trên cơ sở dữ liệu. Bởi vì 2 phần này được viết bằng các hàm API, cho nên bạn có thể viết các module riêng cơ sở dữ liệu có thể lập trình lại được. Các module này cho phép bạn trưng bày các nguồn dữ liệu ngoài bằng cách sử dụng các ngôn ngữ lập trình thông dụng như Perl, Shell, SQL, và TCL. 2.3.2.2 Chức năng được cung cấp bởi tiến trình Slapd : Kiểm soát topology: Slapd chỉ cho phép chúng ta giới hạn sự truy cập server dựa vào cấu trúc của mạng. Đặc tính được thực thi bằng cách sử dụng trình bao bọc TCP. * * Tài liệu viết phần này được lấy ở trang Web http://www.openldap.org mục 1. Introduction to OpenLDAP Directory Services 1.6 What is slapd and what can it do ? Trang 10
- Kiểm soát truy cập : Slapd cung cấp chức năng kiểm soát truy cập chặt chẽ. Nó cho phép bạn kiểm soát các truy cập thông tin vào cơ sở dữ liệu của bạn. Ngoài ra bạn còn có thể kiểm soát việc truy cập vào các mục dựa vào thông tin đăng nhập LDAP, địa chỉ IP, tên miền và các tiêu chuẩn khác. Slapd hỗ trợ kiểm soát truy cập tĩnh và động. 2.3.3.Cách cấu hình file slapd.conf Các thông số chạy của slapd thường được lấy từ file slapd.conf. Và file này thường được lưu trữ tại /usr/local/etc/openldap. 2.3.3.1.Dạng thức của file cấu hình File slapd.conf thường chứa thông tin về 3 loại cấu hình: toàn cục, chuyên phụ trợ và chuyên về CSDL. Thông tin về toàn cục được định nghĩa trước, tiếp theo là phụ trợ và CSDL. Các định nghĩa về toàn cục có thể được định nghĩa lại trong phần định nghĩa của phụ trợ và CSDL và các định nghĩa về phụ trợ có thể được định nghĩa lại trong phần định nghĩa của CSDL. Dòng trống và câu bắt đầu bằng ‘#’ sẽ không được biên dịch. Nếu một dòng bắt đầu bằng khoảng trắng thì nó được xem là dòng kế tiếp của dòng trước đó. Dạng thức chung của file slapd.conf là: # global configuration directives < global config directives * * Tài liệu viết phần này được lấy ở trang Web http://www.openldap.org mục 1. Introduction to OpenLDAP Directory Services 1.6 What is slapd and what can it do ? 6. The slapd Configuration File 6.1. Configuration File Format Trang 11
- #backend definition backend < backend-specific directives > #first database definition & config directives database #second database definition & config directives database #second database definition & config directives database #subsequent backend & database definitions &config directives ……… Một chỉ thị về cấu hình có thể có nhiều tham số. Các tham số đ ược cách nhau bởi khoảng trắng. Nếu một tham số có khoảng trắng th ì nó phải được đặt trong dấu ngoặc đôi “” ví dụ: “biến a”. Nếu một tham số có chứa dấu ngoặc đôi hoặc là dấu ‘\’, thì trước hai ký tự này phải có thêm dấu ‘\’. * * Tài liệu viết phần này được lấy ở trang Web http://www.openldap.org mục 6. The slapd Configuration File 6.1. Configuration File Format Trang 12
- Phần mềm mà bạn tải xuống có kèm theo một ví dụ mẫu về cấu hình và được cài đặt ở thư mục /usr/local/etc/openldap. Và một số các định nghĩa về cây thư mục (có nghĩa là định nghĩa về các loại thuộc tính và các lớp đối tượng) cũng được kèm theo và lưu trữ ở thư mục /usr/local/etc/openldap/schema. 2.3.3.2. Các chỉ thị về cấu hình. Phần này giới thiệu chi tiết các chỉ thị cấu hình thường dùng. Muốn biết bảng chỉ thị chi tiết xem trong tài liệu hướng dẫn về slapd.conf. Phần này chia chỉ thị về cấu hình thành 3 loại toàn cục, phụ trợ và dữ liệu. Kế đó, mô tả từng chỉ thị một và các giá trị mặc định của nó (nếu có) và ví dụ về cách sử dụng. Chỉ thị toàn cục. Các chỉ thị được đề cập trong phần này được áp dụng cho tất cả các kiểu backends và database trừ khi có những có các định nghĩa chi tiết khác được nạp chồng lên. Các định nghĩa được để trong cặp ngoặc nhọn cần đ ược thay thế bằng tham số thực. Chỉ thị cấp quyền đăng nhập access to [by ] + Chỉ thị này sẽ cấp quyền truy cập (đ ược xác định bởi < accesslevel >) cho một bộ các mục hoặc các thuộc tính (được xác định bởi )bởi một hoặc nhiều người yêu cầu (được xác định bởi ). * * Tài liệu viết phần này được lấy ở trang Web http://www.openldap.org mục 6. The slapd Configuration File 6.1 Configuration File Format 6.2 Configuration File Directives 6.2.1Global Directives 6.2.1.1. access to[by] Trang 13
- Xem phần Kiểm soát truy cập trong ch ương này để biết thêm chi tiết về cách sử dụng cơ bản. Lưu ý: Nếu không có chỉ thị về quyền truy cập access, thì cơ chế quyền truy cập mặc định sẽ được sử dụng có cấu trúc sau: access to * by* read. Chỉ thị mặc định này sẽ cho phép cả những người sử dụng xác định và vô danh được quyền truy cập. attributetype: Chỉ thị loại thuộc tính. Attributetype Chỉ thị này định nghĩa một loại thuộc tính. Để biết cách sử dụng của chỉ thị này hãy xem chương về Các đặc tính của giản đồ (Schema Specification). Chỉ thị về thời gian nhàn rỗi idletimeout Số lượng thời gian tính bằng giây nhàn rỗi của một máy khách. Nếu hết thời gian này nó sẽ bị ngắt kết nối. Giá trị mặc định của nó l à 0, điều này đồng nghĩa là thuộc tính này không có tác dụng (hay là bị vô hiệu hóa). include : chỉ thị về thêm file. Chỉ thị này báo hiệu cho Slapd biết là nó phải đọc file các thông tin về cấu hình ở file được thêm trước khi tiếp tục xử lý đến dòng lệnh kế tiếp. * * Tài liệu viết phần này được lấy ở trang Web http://www.openldap.org mục 6.2.1Global Directives 6.2.1.2. attributetypr 6.2.1.3 idletimeout 6.2.1.4. include Trang 14
- File được kèm thêm phải có dạng thức chuẩn giống như file cấu hình của slapd. Lưu ý: Bạn nên cẩn trọng khi sử dụng chỉ thị này bởi vì không nó khó kiểm soát. loglevel Chỉ thị này chỉ rõ mức độ mà các câu lệnh debug và các thống kê của quá trình vận hành chương trình được ghi lại trong hệ thống. Để chỉ thị này có tác dụng bạn phải cấu hình OpenLDAP bằng lệnh --enalbe-debug (đây là giá trị mặc định) để chỉ thị này có tác dụng. Cấp độ log là có thể tổng lại được (có nghĩa là ta có thể tổng hai cấp độ lại thành một). Để biết một cấp độ tương ứng với một số nào thì ta có thể dùng lệnh đó với tham số dấu hỏi (?) hoặc có thể tham khảo bảng sau. Cấp độ Tác dụng -1 Tất cả các lỗi 0 Không debug 1 Theo dõi việc gọi hàm 2 Debug việc xử lý các gói (packet) 4 Theo dõi lỗi lớn 8 Kiểm soát kết nối 16 In ra các gói đã gởi và nhận 32 Quá trình xử lý tìm kiếm và lọc thông tin 64 Quá trình xử lý file cấu hình 128 Quá trình xử lý bảng danh sách truy cập 256 thống kê kết nối/vận hành/kết quả 512 Thống kê các mục đã gởi 1024 In các giao tiếp với Shell của phần phụ trợ 2048 In mục gây ra lỗi Bảng 2.1 : Bảng các cấp độ của sửa lỗi (debug) * * Tài liệu viết phần này được lấy ở trang Web http://www.openldap.org mục 6.2.1.5 loglevel Trang 15
- Ví dụ: Loglevel -1 Lệnh này sẽ ghi lại thông tin của tất cả các lỗi. Giá trị mặc định: Loglevel 256 objectclass : objectclass Chỉ thị này định nghĩa một lớp đối tượng. referral Chỉ thị này xác định nơi chuyển tiếp khi mà slapd tìm lấy CSDL cục bộ để xử lý một yêu cầu. Các máy khách LDAP thông minh có thể lập lại y êu cầu của nó trên máy chủ, nhưng lưu ý rằng tất cả các máy clients này chỉ biết xử lý các địa chỉ URL đơn giản. Ví dụ: referral ldap://root.openldap.org sizelimit sizelimit Chỉ thị này xác định số lượng mục tối đa mục tìm thấy khi ta thực thi một lệnh tìm kiếm. Giá trị mặc định: sizelimit 500 * * Tài liệu viết phần này được lấy ở trang Web http://www.openldap.org mục 6.2.1.6, objectclass 6.2.1.7 referral 6.2.1.8, sizelimit Trang 16
- timelimit timelimit Giá trị mặc định: timelimit 3600 Chỉ thị này xác định thời gian tính bằng giây mà slapd cần để phản hồi lại một yêu cầu tìm kiếm. Nếu một yêu cầu không được thực thi trong khoảng thời gian này, thì sẽ hiện lên thông báo lỗi là đã vượt quá thời gian quy định. Chỉ thị phụ trợ. Các chỉ thị của phần này được áp dụng cho các phụ trợ mà chúng định nghĩa. Chúng được hỗ trợ bởi tất cả các loại phụ trợ. Các chỉ thị phụ trợ áp dụng được cho tất cả các CSDL cùng loại và tùy theo từng loại chỉ thị chúng có thể định nghĩa lại bởi chỉ thị CSDL backend backend Chỉ thị này có tác dụng đánh dấu sự khai báo phụ trợ. là một trong các loại sau: * * Tài liệu viết phần này được lấy ở trang Web http://www.openldap.org mục 6.2.1.9. timelimit 6.2.2.General Backend Directive 6.2.2.1.backend Trang 17
- Loại M ô tả dbd Phụ trợ kiểu giao dịch Berkeley DB dnssrv Phụ trợ theo kiểu DNS server Ldap phụ trợ Ldap Ldbm phụ trợ DBM Meta Phụ trợ kiểu Meta minitor Phụ trợ theo dõi passwd Cung cấp quyền truy cập chỉ đọc cho passwd Perl Phụ trợ có thể lập trình theo ngôn ngữ Perl Shell Phụ trợ Shell Sql Phụ trợ có thể lập trình với ngôn ngữ Sql Bảng 2.2 : Bảng CSDL phụ trợ Ví dụ : backend bdb Các chỉ thị về CSDL Chỉ thị ở mục này chỉ áp dụng cho những CSDL mà nó định nghĩa. Chúng được hỗ trợ bởi tất cả các loại CSDL. database database Chỉ thị này có tác dụng đánh dấu sự khai báo về một thực thể CSDL. phải là một trong những loại có trong bảng CSDL phụ trợ. Ví dụ: database bdb * * Tài liệu viết phần này được lấy ở trang Web http://www.openldap.org mục 6.2.2.1.backend 6.2.3. General Database Directives Trang 18
- readonly {on | off} Chỉ thị này có tác dụng khai báo CSDL ở chế độ chỉ đọc “read-only”. Nếu CSDL đang ở chế độ này thì mội thao tác chỉnh sửa dữ liệu đều không thực hiện được. Giá trị mặc định của nó là readonly off replica replica host=[:] replica host=[:] [bindmethod={simple | kerberos| sasl}] [bindmethod={kiểu đơn giản | kiểu Kerberos| kiểu sasl}] [“binddn=”] [“binddn=”] [mech=] [mech=] [authcid=] [authcid=] [authcid=] [authzid=] [credentials=] [credentials=] [srvtab=] [srvtab=] * 6.2.3.1. database * Tài liệu viết phần này được lấy ở trang Web http://www.openldap.org mục 6.2.3.2 readonly {on | off} Trang 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tốt Nghiệp: Phân tích hoạt động Logistics đầu vào của Amazon.com
36 p | 700 | 107
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
254 p | 671 | 89
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Vận dụng một số phương pháp thống kê nghiên cứu tình hình phân phối thu nhập trong các doanh nghiệp ngành Công nghiệp Việt Nam
0 p | 158 | 19
-
Những đóng góp mới của luận án: Mô hình phân tích mối quan hệ của FDI và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
1 p | 119 | 15
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
31 p | 86 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Sử dụng truyện kể trong dạy học môn Giáo dục công dân phần Công dân với đạo đức trong ở trường Trung học phổ thông hiện nay
167 p | 87 | 11
-
Luận án Tiến sỹ Sinh học: Nghiên cứu phân loại họ nhài (Oleaceae Hoffmanns. & Link) ở Việt Nam
0 p | 94 | 7
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Khoa học máy tính: Nghiên cứu phòng chống bế tắc trong cung cấp tài nguyên phân tán cho hệ thống máy chủ ảo
34 p | 66 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kĩ thuật: Nghiên cứu tính kháng carbapenem ở mức độ phân tử của acinetobacter baumannii gây nhiễm khuẩn tại Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai
27 p | 32 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ tiếng Nga: Đặc điểm phân bố từ trong câu đơn tiếng Nga và phương thức truyền đạt sang tiếng Việt
27 p | 61 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kĩ thuật: Nghiên cứu nano ferit zn0.8ni0.2fe2o4 siêu thuận từ ứng dụng trong vật liệu hấp thụ vi sóng trên dải tần số x
30 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Phân tích tài chính trong các doanh nghiệp giao thông đƣờng bộ Việt Nam
24 p | 52 | 3
-
(Dự thảo) Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học môi trường: Nghiên cứu phân vùng chất lượng nước vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh và đề xuất giải pháp quản lý và sử dụng
27 p | 85 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu phân loại họ nhài (Oleaceae Hoffmanns. & Link) ở Việt Nam
27 p | 49 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh- tiếng Việt dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận
27 p | 5 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu phân lập và biểu hiện gen mã hóa protein độc tố diệt sâu đục quả đậu tương (Etiella zinckenella Treitschke) từ vi khuẩn Bacillus thuringiensis bản địa
27 p | 4 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu phân lập và biểu hiện gen mã hóa protein độc tố diệt sâu đục quả đậu tương (Etiella zinckenella Treitschke) từ vi khuẩn Bacillus thuringiensis bản địa
182 p | 4 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật cơ khí: Nghiên cứu, phân tích và đánh giá ảnh hưởng của độ võng cáp đến độ chính xác vị trí của CDPR
27 p | 8 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn