BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO<br />
<br />
NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM<br />
<br />
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG<br />
<br />
NGUYỄN QUỲNH THƠ<br />
<br />
THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI<br />
Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY<br />
<br />
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG<br />
MÃ SỐ: 62.34.02.01<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ<br />
<br />
HÀ NỘI, 2017<br />
<br />
CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI<br />
HỌC VIÊN NGÂN HÀNG<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học:<br />
1. PGS. TS. TÔ KIM NGỌC<br />
Học Viện Ngân Hàng<br />
2. TS. PHÙNG KHẮC KẾ<br />
Ngân Hàng Nhà Nƣớc Việt Nam<br />
Phản biện 1 :<br />
<br />
Phản biện 2 :<br />
<br />
Phản biện 3 :<br />
Luận án sẽ đƣợc bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận án Học viện<br />
tại Học viện Ngân hàng.<br />
Vào hồi…….. giờ……… ngày……. tháng…… năm 2017<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại :<br />
- Thƣ viện Học Viện Ngân Hàng<br />
- Thƣ viện Quốc Gia<br />
<br />
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN CỦA TÁC<br />
GIẢ ĐƢỢC CÔNG BỐ<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC<br />
1. Tho Quynh Nguyen, Angathevar Baskaran, Mammo Muchie, Ngoc Nguyen (2011), The nature and<br />
growth of foreign direct investment and its impact in Vietnam: A national innovation system<br />
perspective, Research Center on Development and International Relations, Working paper No. 148, DIR<br />
& Department of Culture and Global Studies, Aalborg University, Denmark, ISSN: 0904-8154.<br />
2. PGS. TS Tô Kim Ngọc, Nguyễn Quỳnh Thơ (2016), Hiệu ứng ngưỡng quy mô vốn đầu tư trực tiếp<br />
nước ngoài trong mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, Tạp Chí Nghiên cứu Kinh tế, Viện Kinh tế<br />
Việt Nam – Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Số 11 (462), Tháng 11/2016, ISSN: 0866 7489.<br />
3. Tho Quynh Nguyen, Ngoc Kim To (2017), Threshold effect in the relationship between foreign<br />
direct investment and economic growth: Evidence from ASEAN countries, Asia Pacific Journal of<br />
Advanced Business and Social Studies, Australia, ISBN: 978 0 993656 75. ISSN: 2205-6033. Year<br />
2017. Vol 3. Issue 1.<br />
4. Tho Quynh Nguyen (2017), Evaluation of FDI Policies in Vietnam using FDI Indexes, Asia Pacific<br />
Journal of Advanced Business and Social Studies, Australia, ISBN: 978 0 993656 75. ISSN: 2205-6033.<br />
Year 2017. Vol 3. Issue 1.<br />
<br />
HỘI THẢO QUỐC TẾ<br />
1. Tho Quynh Nguyen, Angathevar Baskaran, Mammo Muchie (2011), The nature and growth of<br />
foreign direct investment and its impact in Vietnam: A national innovation system perspective, The 8th<br />
Asialics International Conference, Hanoi, July 2011.<br />
2. Tho Quynh Nguyen & Assoc. Prof. Ngoc Kim To (2016), Threshold effect in the relationship<br />
between foreign direct investment and economic growth: Evidence from ASEAN countries, The 3rd Asia<br />
Pacific Conference on Advanced Research, Melbourne, Australia, July 2016. ISBN: 9780 993656 20.<br />
3. PGS. TS Tô Kim Ngọc, Nguyễn Quỳnh Thơ (2016), Hiệu ứng ngưỡng quy mô vốn đầu tư trực tiếp<br />
nước ngoài trong mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, Hội thảo quốc tế về Phát triển thị trƣờng tài<br />
chính trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Hà Nội, Tháng 10/2016.<br />
4.Tho Quynh Nguyen (2016), Evaluation of FDI Policies in Vietnam using FDI Indexes, The 2nd Asia<br />
Pacific Conference on Contemporary Research, Kuala Lumpur, Malaysia, November 2016. ISBN: 9780<br />
994365 606. (Best paper in the conference).<br />
<br />
-1-<br />
<br />
LỜI MỞ ĐẦU<br />
1. Sự cần thiết của nghiên cứu<br />
Đối với những nƣớc đang phát triển với nguồn tích lũy vốn nội bộ trong nền kinh tế còn thấp nhƣ<br />
Việt Nam, việc thu hút vốn từ bên ngoài, trong đó có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài FDI, là rất cần thiết cho<br />
đầu tƣ phát triển. FDI đƣợc coi là cú huých nhằm giúp Việt Nam thoát khỏi "vòng luẩn quẩn" về kinh tế.<br />
Trong nhiều năm, Việt Nam luôn duy trì tăng trƣởng ở mức cao, tốc độ tăng trƣởng kinh tế trung bình giai<br />
đoạn 2005 – 2015 đạt 6,25% (World Bank, 2016). Trong đó, yếu tố vốn đóng góp đến hơn 60% GDP (APO,<br />
2015). Thực tế cho thấy, vốn FDI ngày càng bộc lộ tính hai mặt rất rõ rệt đối với nền kinh tế xã hội. Một<br />
mặt, vốn FDI đã và đang là một nguồn bổ sung rất quan trọng cho nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu đầu tƣ phát<br />
triển và tăng trƣởng kinh tế. Việc thu hút nguồn vốn FDI đã tạo thêm những ngành công nghiệp mới, góp<br />
phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho Việt Nam, giúp cải thiện kim ngạch xuất khẩu, và cơ sở hạ tầng của<br />
Việt Nam. Mặt khác, FDI làm nảy sinh nhiều vấn đề bất cập nhƣ ô nhiễm môi trƣờng, chuyển giao công<br />
nghệ lạc hậu, lấn áp doanh nghiệp trong nƣớc... Nhìn thẳng vào kết quả thu hút và sử dụng FDI ở Việt Nam,<br />
có thể thấy rằng hoạt động thu hút và sử dụng FDI ở Việt Nam chƣa đạt đƣợc những kết quả nhƣ kỳ vọng,<br />
Xét riêng yếu tố vốn đóng góp vào tăng trƣởng kinh tế, có đến 90% là vốn không đi kèm công nghệ<br />
(non-IT capital), cho thấy tăng trƣởng kinh tế Việt Nam phụ thuộc phần lớn vào yếu tố tài chính mà chƣa<br />
khai thác đƣợc sức mạnh đòn bẩy từ các yếu tố khác nhƣ chất lƣợng nguồn nhân lực, các nhân tố sản xuất<br />
(đất đai, công nghệ), năng lực đổi mới, sáng tạo công nghệ còn yếu.<br />
Bên cạnh đó, cơ cấu hàng hóa sản xuất và hàng hóa xuất khẩu cũng chƣa đƣợc cải thiện nhiều. 80%<br />
mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đƣợc xuất khẩu từ khu vực FDI nhƣng hầu hết là những mặt hàng<br />
truyền thống, nguyên liệu thô hoặc sơ chế, giá trị gia tăng không cao, hàng gia công. Việt Nam vẫn chủ yếu<br />
khai thác nguồn lực có sẵn (nghĩa là dựa trên lợi thế tĩnh) nhƣ khai thác tài nguyên thiên nhiên, sử dụng lao<br />
động sẵn có mà chƣa khai thác tối ƣu lợi thế động. Nhiều mặt hàng nặng về sử dụng nhiều lao động giản đơn<br />
hay khai thác tài nguyên nên giá trị và khả năng cạnh tranh thấp. Mặt khác, mặc dù FDI đã góp phần làm<br />
tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam nhƣng kim ngạch nhập khẩu của khu vực này cũng tăng nhanh<br />
không kém. Tỷ trọng nguyên liệu nhập trong sản xuất của khu vực FDI rất cao, chiếm đến hơn 90%. Điều<br />
này khiến cho cán cân thƣơng mại của khu vực FDI trong thời gian dài bị thâm hụt, những năm gần đây<br />
(2012 đến nay) đã có sự cải thiện nhƣng không đáng kể.<br />
Ngoài ra, tốc độ phát triển khu vực công nghiệp phụ trợ FDI còn thấp. Khu vực công nghiệp phụ trợ<br />
còn rất sơ khai, mới chỉ sản xuất linh kiện đơn giản với giá trị nội địa hóa rất nhỏ, tham gia một khâu rất nhỏ<br />
hoặc thậm chí không thể tham gia vào chuỗi sản xuất trong nƣớc và toàn cầu. Hơn nữa, việc gắn kết giữa thu<br />
hút FDI với chuyển giao công nghệ kỹ thuật tiến bộ, đảm bảo công bằng xã hội còn chƣa chặt chẽ. Do đó,<br />
Việt Nam đã và đang phải đánh đổi việc thu hút lƣợng vốn FDI khổng lồ với các vấn đề nảy sinh trong kinh<br />
tế - xã hội nhƣ ô nhiễm môi trƣờng, thất nghiệp, phân hóa xã hội, phân hóa vùng miền, lấn át doanh nghiệp<br />
trong nƣớc...<br />
<br />
-2-<br />
<br />
Điều này thể hiện một sự mất cân đối trong hệ thống chính sách FDI của Việt Nam, trong đó ƣu tiên<br />
thu hút về số lƣợng mà chƣa đảm bảo về chất lƣợng nguồn vốn. Thực tế cho thấy, kể từ khi ban hành Luật<br />
Đầu tƣ nƣớc ngoài năm 1987 đến nay, Việt Nam theo đuổi chính sách FDI ở cả 3 cấp độ: thu hút FDI, nâng<br />
cấp FDI, tạo mối liên kết giữa doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc. Tuy nhiên, khi đánh giá tính hiệu lực và<br />
hiệu quả của các chính sách FDI của Việt Nam, kết quả cho thấy Việt Nam mới chủ yếu tập trung vào cấp độ<br />
chính sách đầu tiên – thu hút FDI, trong khi các cấp độ chính sách khác chƣa thực sự đƣợc quan tâm, khiến<br />
hiệu lực thực thi hoặc/và hiệu quả chính sách chƣa cao.<br />
Trong bối cảnh việc thu hút FDI còn có những tranh luận trái chiều ở cả giới chuyên gia và các nhà<br />
làm chính sách do tính hai mặt của bản thân nguồn vốn, trong Nghị Quyết Đại hội Đảng Khóa 12 (Tháng<br />
1/2016) đã thông qua phƣơng hƣớng nhiệm vụ của toàn xã hội trong giai đoạn 2016 – 2020, tầm nhìn tới<br />
2030 với mục tiêu “đổi mới toàn diện và đồng bộ, phát triển nhanh, bền vững, sớm đưa Việt Nam cơ bản trở<br />
thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại hóa, nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trong khu vực và<br />
trên thế giới”.<br />
Để đạt đƣợc mục tiêu này, FDI đƣợc dự đoán sẽ vẫn là một trong những bộ phận quan trọng. Theo<br />
Bộ Kế Hoạch và Đầu Tƣ (2016), để đạt mục tiêu GDP bình quân đầu ngƣời đạt 3.200 - 3.500 USD vào năm<br />
2020, và vốn đầu tƣ toàn xã hội đạt 32 - 34% GDP thì trung bình hàng năm Việt Nam cần khoảng 90 tỷ USD<br />
vốn đầu tƣ xã hội. Trong khi nguồn vốn tích lũy nội địa còn hạn chế thì Việt Nam đang cố gắng hết mức tận<br />
dụng nguồn vốn bên ngoài nhƣ ODA, vay thƣơng mại, và FDI. Theo kinh nghiệm thu hút vốn đầu tƣ trong<br />
gần 30 năm qua ở Việt Nam, 70% vốn đầu tƣ xã hội là nguồn vốn trong nƣớc (vốn ngân sách, vốn doanh<br />
nghiệp nhà nƣớc, vốn doanh nghiệp tƣ nhân và dân cƣ), 30% là nguồn vốn ngoại (bao gồm viện trợ phát triển<br />
ODA, FDI và các nguồn vốn nƣớc ngoài khác). Với tỷ lệ này, trong giai đoạn 2016 – 2020 trung bình hàng<br />
năm sẽ phải huy động khoảng 23 – 25 tỷ USD vốn nƣớc ngoài, trong đó 17 – 18 tỷ USD là FDI. Hơn nữa,<br />
ODA ngày một giảm dần và không đƣợc ƣu đãi nhƣ trƣớc, khi Việt Nam đã gia nhập nhóm nƣớc có thu nhập<br />
trung bình. Dự kiến đến năm 2018, World Bank sẽ chấm dứt cung cấp nguồn vốn vay ODA đối với Việt<br />
Nam, còn vay thƣơng mại hiện không đáng kể. Điều đó cũng có nghĩa để bù đắp việc giảm ODA, vốn FDI<br />
và vốn đầu tƣ gián tiếp sẽ đƣợc coi trọng hơn.<br />
Chính bởi vị trí quan trọng và không thể thay thế của nguồn vốn FDI đối với nền kinh tế Việt Nam<br />
nhƣ vậy, cần có một công trình nghiên cứu sâu và toàn diện thực trạng thu hút và sử dụng FDI cũng nhƣ hệ<br />
thống chính sách FDI của Việt Nam trong thời gian qua, đồng thời xác định mức độ thu hút FDI phù hợp để<br />
tối ƣu hóa lợi ích thu đƣợc từ nguồn vốn này. Xuất phát từ thực tiễn này, đề tài nghiên cứu “Thu hút vốn<br />
đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” đƣợc thực hiện.<br />
2. Khoảng trống nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu<br />
Từ tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc, có thể thấy rằng, tuy chủ đề thu hút<br />
vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài không phải là một vấn đề mới, nhƣng vẫn có những khoảng trống nghiên<br />
cứu để tiếp tục đào sâu nghiên cứu:<br />
Thứ nhất, hiện có rất ít nghiên cứu tiếp cận hệ thống chính sách FDI theo ba cấp độ: chính sách thu<br />
hút FDI, chính sách nâng cấp FDI, chính sách tạo mối liên kết giữa doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc. Ở<br />
<br />