intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn: BÀI HỌC VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ THÔNG TIN KẾ TOÁN TỪ CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ 2008

Chia sẻ: Bidao13 Bidao13 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:89

124
lượt xem
28
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo luận văn - đề án 'luận văn: bài học và giải pháp nâng cao vai trò thông tin kế toán từ cuộc khủng hoảng kinh tế 2008', luận văn - báo cáo, thạc sĩ - tiến sĩ - cao học phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn: BÀI HỌC VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ THÔNG TIN KẾ TOÁN TỪ CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ 2008

  1. i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM  ĐOÀN THỊ THẢO UYÊN BÀI HỌC VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ THÔNG TIN KẾ TOÁN TỪ CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ 2008 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.Hồ Chí Minh- Năm 2009
  2. ii BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM  ĐOÀN THỊ THẢO UYÊN BÀI HỌC VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ THÔNG TIN KẾ TOÁN TỪ CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ 2008 Chuyên ngành : Kế toán – Kiểm toán Mã số : 60.34.30 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẨN KHOA HỌC: TS. TRẦN VĂN THẢO TP.Hồ Chí Minh- Năm 2009
  3. iii LỜI CẢM ƠN  Lời đầu tiên tôi xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Trần Văn Thảo, Thầy đã hướng dẫn tận tình và cung cấp cho tôi nhiều tài liệu cần thiết để tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin cảm ơn các anh chị đồng nghiệp tại khoa Kế toán – Kiểm toán, trường đại học dân lập Văn Lang đã tạo điều kiện về thời gian và giúp đỡ tài liệu trong suốt quá trình tôi thực hiện luận văn. Tôi cũng xin cảm ơn gia đình đã luôn ủng hộ cho côn g việc cũng như việc học của tôi. Chân thành cảm ơn. Đoàn Thị Thảo Uyên
  4. iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT IAS: International Accouning Standards Chuẩn mực kế toán quốc tế VAS: Vietnamese Accounting Standards Chuẩn mực kế toán Việt Nam IASB: International Accouning Standards Board Uỷ ban chuẩn mực kế toán quốc tế FASB: Financial Accounting Standards Board Ủy ban chuẩn mực kế toán tài chính (Mỹ) CON: Statement of Financial Accounting Concepts Khái niệm về Báo cáo tài chính GAPP: Generally Accepted Accounting Principles Nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận (Mỹ) SEC: Securities and Exchange Commission Ủy ban chứng khoán và hối đoái (Mỹ) FED: Federal Reserve System Cục dự trữ liên bang (Mỹ) MBS: Mortgage-backed Securities Chứng khoán đảm bảo bằng tài sản thế chấp
  5. v DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH Bảng 1.1: Hệ thống các chỉ tiêu chất lượng của thông tin kế toán ......................................... 6 Bảng 1.2.Quy trình kế toán ................................................................................................... 12 Bảng 1.3: Giá trị tài sản và thông tin cung cấp .................................................................... 13 Bảng 1.4: Cơ sở định giá các loại tài sản trên báo cáo tài chính .......................................... 14 Bảng 2.1: Báo cáo thu nhập hợp nhất của Lehman Brothers................................................ 31 Bảng 2.2:Tình hình tăng giảm doanh thu của Lehman Brothers .......................................... 33 Bảng 2.3:Báo cáo thu nhập hợp nhất quý của Lehman Brothes trong năm 2008. ................ 35 Bảng 2.4: Biểu đồ thể hiện doanh thu và lợi nhuận của Lehman qua các năm .................... 36 Bảng 2.5: Báo cáo tình hình tài chính hợp nhất Lehman Brohers 2006 .............................. 38 Bảng 2.6: Bảng mô tả tỷ trọng phân bổ tài sản của Lehman Brothers ................................ 39 Bảng 2.7: Bảng mô tả những công cụ tài chính và những tài sản ngắn hạn ........................ 39 Bảng 2.8: Bảng thể hiện cơ cấu nguồn vốn của Lehman Brothers ...................................... 42 Bảng 2.9:Cơ cấu vốn của Lehman năm 2006. ..................................................................... 43 Bảng 2.10:Bảng mô tả kết cấu của Financial instruments and other inventory position sold but not yet purchased .................................................................................................... 44 Bảng 2.11: Bảng mô tả nợ dài hạn của Lehman năm 2005-2006 ........................................ 45 Bảng 2.12: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất của Lehman Brothers ............................. 46 Bảng 2.13: Biểu đồ mô tả lượng tiền mặt của Lehman Brothers qua các năm..................... 52 Bảng 2.14: SIB Financial Highlights .................................................................................... 57 Bảng 2.15: SIB Balance sheet .............................................................................................. 58 Bảng 2.16: SIB Financial assets at fair value ...................................................................... 59 Bảng 2.17: SIB Income statement ........................................................................................ 60 Bảng 2.18: SIB Net investment income ............................................................................... 61 Bảng 2.19: SIB Statement of cash flows .............................................................................. 62
  6. vi MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ..........................................................................................................................1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VAI TRÒ THÔNG TIN KẾ TOÁN VÀ KHỦNG HOẢNG KINH TẾ .........................................................................................4 1.1. THÔNG TIN KẾ TOÁN ........................................................................................ 4 1.1.1. Khái niệm thông tin kế toán ............................................................................. 4 1.1.2. Tiêu chuẩn chất lượng của thông tin kế toán ................................................... 4 1.1.3. Vai trò của thông tin kế toán ............................................................................ 9 1.1.3.1. Vai trò thông tin kế toán đối với nền kinh tế .......................................... 9 1.1.3.2. Vai trò thông tin kế toán đối với nền kinh tế .........................................12 1.2. BÁO CÁO TÀI CHÍNH ....................................................................................... 16 1.2.1. Mục đích báo cáo tài chính ............................................................................ 16 1.2.2. Các yếu tố của báo cáo tài chính.....................................................................18 1.2.3. Hệ thống thông tin trình bày trên báo cáo tài chính....................................... 19 1.2.3.1. Khái quát hệ thống thông tin kế toán tài chính ..................................... 19 1.2.3.2. Hệ thống báo cáo tài chính ....................................................................20 1.3. NHU CẦU THÔNG TIN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG ................ 23 1.4. KHỦNG HOẢNG KINH TẾ ............................................................................... 24 1.4.1. Khái niệm khủng hoảng kinh tế .................................................................... 24 1.4.2. Nguyên nhân khủng hoảng kinh tế ................................................................ 26 1.4.3. Thông tin kế toán có thật sự hữu ích trong việc dự báo các vấn đề kinh tế vĩ mô .................................................................................................................... 26
  7. vii CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG NỀN KINH TẾ KHỦNG HOẢNG .................................................................................................. 28 2.1. THỰC TRẠNG KHỦNG HOẢNG KINH TẾ TÀI CHÍNH THẾ GIỚI VÀ VAI TRÒ THÔNG TIN KẾ TOÁN .................................................................... 28 2.1.1. Vì sao cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới năm 2008 xảy ra ........... 28 2.1.2. Thực trạng sụp đổ dây chuyền của các ngân hàng và các định chế tài chính Mỹ do khủng hoảng các khoản nợ cho vay bất động sản bắt nguồn từ nước Mỹ ....................................................................................................................29 2.1.3. Thực trạng về sự kém minh bạch hóa thông tin kế toán tài chính và năng lực kiểm tra giám sát của chính phủ không theo kịp sự phát triển của thị trường ........ 29 2.2. PHÂN TÍCH THÔNG TIN KẾ TOÁN TRÌNH BÀY TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH LEHMAN BROTHERS VÀ NGUYÊN NHÂN SỤP ĐỔ ...........................................................................................30 2.2.1. Lehman Brothers Holding Inc đã hình thành và phát triển như thế nào? ...... 30 2.2.2. Vì sao Lehman Brothers Holding Inc sụp đổ? ............................................... 31 2.2.3. Phân tích thông tin trên Báo cáo tài chính của Lehman Brother Holding Inc .............31 2.2.3.1. Phân tích Báo cáo thu nhập của Lehman Brothers Holding Inc qua các năm. ...................................................................................................... 31 2.2.3.2. Phân tích tình hình tài chính của Lehman Brothers Holding Inc qua các năm. ...................................................................................................... 38 2.2.3.3. Phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất của Lehman Brothers Holding Inc. ........................................................................................ 46
  8. viii 2.3. PHÂN TÍCH VỀ HAI VỤ LỪA ĐẢO TÀI CHÍNH CỦA QUỸ ĐẦU TƢ BENARD MADOFF VÀ TẬP ĐOÀN STANFORD FINANCIAL GROUP. .........54 2.3.1. Quỹ đầu tư Benard Madof ............................................................................ 54 2.3.1.1. Bennard Madoff là ai? .................................................................... 54 2.3.1.2. Bài học rút ra từ vụ lừa của quỹ đầu tư Madoff .............................. 55 2.3.2. Vụ lừa đảo tài chính của Allen Standford ...................................................... 56 2.3.2.1. Giới thiệu về Allen Stadford ........................................................... 56 2.3.2.2. Phân tích Báo cáo tài chính của SIB ............................................... 57 2.3.2.2.1. Tình hình tài chính của SIB ....................................................58 2.3.2.2.2. Phân tích báo cáo thu nhập SIB ............................................. 60 2.3.2.2.3. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ SIB .............................. 61 2.3.2.3. Kết luận về vụ lừa đảo của SIB về vai trò thông tin kế toán đối với sự quản lý và kiểm soát thị trường của chính phủ .................................63
  9. ix CHƢƠNG 3: NHỮNG BÀI HỌC VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG NỀN KINH TẾ – BÀI HỌC CHO NỀN KINH TẾ VIỆT NAM ..................................................................................................64 3.1. BÀI HỌC VỀ VIỆC XEM NHẸ THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH ĐỐI VỚI BAN QUẢN TRỊ, NHÀ ĐẦU TƢ VÀ CHÍNH PHỦ. .............................................................................................................................. 64 3.1.1. Bài học về vai trò thông tin kế toán đối với ban quản trị doanh nghiệp ........ 64 3.1.2. Bài học về vai trò của thông tin kế toán đối với các quyết định của nhà đầu tư ....................................................................................................................... 65 3.1.3. Bài học về vai trò thông tin kế toán đối với các quyết định của chính phủ trong vai trò quản lý vĩ mô nền kinh tế. ............................................................65 3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG NỀN KINH TẾ ............................................................................................69 3.2.1. Giải pháp nâng cao vai trò thông tin kế toán đối với các doanh nghiệp ........ 69 3.2.2. Giải pháp nâng cao vai trò của thông tin kế toán đối với chính phủ. ............ 70 3.3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM VỀ VAI TRÒ THÔNG TIN KẾ TOÁN ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ QUẢN LÝ VĨ MÔ NỀN KINH TẾ................ 72 3.3.1. Tăng cường vai trò thông tin kế toán trong quản lý vĩ mô của chính phủ .............. 72 3.3.2. Nâng cao vai trò của thông tin kế toán đối với doanh nghiệp và nhà đầu tư ......... 76 KẾT LUẬN.................................................................................................................... 78 PHỤ LỤC
  10. 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết khách quan của đề tài: Thế giới và Việt Nam đang trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính năm 2008 lớn nhất trong lịch sử. Cuộc khủng hoảng đã làm sụp đổ hàng loạt các ngân hàng, các định chế tài chính, các tập đoàn kinh tế lớn của thế giới. Cuộc đại khủng hoảng kinh tế tài chính bắt nguồn từ nước Mỹ vào ngày thứ hai, 15 tháng 9 năm 2008. Đó là ngày Lehman Brothers, ngân hàng đầu tư hàng đầu trên thế giới với 158 năm lịch sử và trên 26000 nhân viên tuyên bố phá sản, đẩy nước Mỹ và cả thế giới vào tình thế phải đương đầu với một cuộc khủng hoảng mà nguyên nhân cũng như hậu quả kinh tế, xã hội và chính trị của nó vẫn chưa lường hết được. Cuộc khủng hoảng tiếp theo sau đó đã hạ gục những tên tuổi lừng lẫy của Mỹ như AIG, Washington Mutual, Merrill Lynch… và sau đó là Bradford & Bingley, Fortis, Hypo Real Estate… của châu Âu và đã quét sang châu Á với trường hợp phá sản đầu tiên là tập đoàn bảo hiểm có lịch sử hoạt động 98 năm tại Nhật là Yamato Life Insurance Co. Cuộc khủng hoảng chưa dừng lại ở đây, tiếp theo sự sụp đổ dây chuyền của các ngân hàng và các định chế tài chính Mỹ là hàng loạt các vụ lừa đảo tài chính vào đầu năm 2009 làm cho tình tình kinh tế đang khủng hoảng lại càng thêm tồi tệ. Nổi tiếng nhất là vụ lừa đảo 65 tỷ USD của nhà tỷ phú Mỹ Bernard Madoff thông qua quỹ đầu tư tài chính và vụ lừa chứng chỉ tiền gởi 8 tỷ USD của nhà tỷ phú Allen Stanford. Hiện tại, tình hình kinh tế thế giới vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ dù chính phủ các nước đang ráo riết sử dụng những biện pháp tài chính là các gói cứu trợ để kích thích nền kinh tế cũng như sự thay đổi trong cách thức điều hành và quản lý nền kinh tế của mình. Còn quá sớm và quá lớn lao để nói đến một mô hình phát triển mới cho nền kinh tế thế giới nhưng chúng ta sẽ có được nhiều kinh nghiệm và bài học quý báu rút ra từ cuộc khủng hoảng năm 2008 này. Khi cuộc khủng hoảng đã thật sự xảy ra, câu hỏi được cả thế giới đặt ra là vì sao các tập đoàn tài chính của Mỹ phá sản hàng loạt, vì sao các nhà đầu tư kỳ cựu và khôn ngoan của phố Wall bị mất nhiều tỷ USD trong các vụ lừa đảo tài chính và vì sao chính phủ Mỹ lại thất bại trong việc quản lý nền kinh tế tài chính của mình?
  11. 2 Đứng ở góc độ người nghiên cứu về Kế toán -Tài chính, chúng tôi đặt câu hỏi: Tại sao những cảnh báo của các nhà kinh tế nhiều năm trước đó như Paul Krugman… đã không được chính phủ, doanh nghiệp, nhà đầu tư quan tâm? Phải chăng những cảnh báo đó thiếu cơ sở thuyết phục? Vậy thì thông tin kế toán đóng vai trò gì ở đây? Người ta đã sử dụng nó như thế nào? Đó chính là lý do chúng tôi chọn đề tài: “Bài học và giải pháp nâng cao vai trò thông tin kế toán từ cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 ” để nghiên cứu trong luận văn này. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của đề tài là làm rõ vấn đề thông tin kế toán trong các Báo cáo tài chính đã không được các công ty, các nhà đầu tư và chính phủ Mỹ sử dụng một cách có hiệu quả để ra các quyết định kinh tế. Bên cạnh đó, những thông tin hiện tại trình bày trên Báo cáo tài chính chưa thực sự hữu ích để giúp cho các nhà đầu tư, chính phủ có cái nhìn toàn diện và sâu sắc về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như dự báo tương lai. Thông tin kế toán chưa đủ sức mạnh để các nhà nghiên cứu kinh tế như Paul Krugman… thuyết phục chính phủ và công chúng về những dự báo nền kinh tế. Từ đó rút ra những bài học và giải pháp cho Việt Nam trong việc nâng cao vai trò thông tin kế toán đối với các quyết định kinh doanh của doanh nghiệp, của nhà đầu đầu tư, đặc biệt là đối với việc quản lý và kiểm soát vĩ mô nền kinh tế của chính phủ. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thông tin kế toán đặt trong bối cảnh trước và trong khủng hoảng kinh tế. Phạm vi nghiên cứu là thông tin kế toán trình bày trên Báo cáo tài chính của các định chế tài chính lớn của Mỹ là Lehman Brothers Holding Inc, đã sụp đổ do thông tin kế toán đã không được sử dụng để ra quyết định kinh doanh và kiểm soát rủi ro và Báo cáo tài chính của hai tập đoàn lừa đảo là quỹ đầu tư của Bernard Madoff và Stanford International Bank, đã bị đưa ra xét xử do ngụy tạo thông tin kế toán để lừa gạt tiền của nhà đầu tư. Sự nghiên cứu này sẽ rút ra những bài học và đề xuất những giải pháp thiết thực cho Việt Nam. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Từ nhận thức luận: Từ hiện tượng thực tế để tìm ra bản chất và quy luật của đối tượng nghiên cứu. Đề tài được thực hiện dựa trên các phương pháp nghiên cứu sau đây:
  12. 3 Phương pháp nghiên cứu hiện tượng chung dựa trên việc nghiên cứu chọn mẫu. Phương pháp thống kê, khảo sát, đồ thị. Phương pháp phân tích và tổng hợp. Phương pháp khảo sát tình hình thực tế. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu 5. Thực tiễn phát triển của thị trường tài chính Mỹ đã đi theo một quy luật mới ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan quản lý thị trường bởi vì chưa có sự nhìn nhận đúng về vai trò của thông tin kế toán đối với nền kinh tế của các đối tượng sử dụng thông tin kế toán. Đề tài sẽ đưa ra những bằng chứng và lý luận để làm sáng tỏ lập luận trên đồng thời sẽ nêu lên những kiến nghị để nâng cao vai trò thông tin kế toán trong nền kinh tế hiện nay. Liên hệ với tình hình thực tế Việt Nam trong cuộc khủng hoảng kinh tế lần này, đề tài cũng sẽ đưa ra những bài học và đề xuất những giải pháp cho Việt Nam trong việc nâng cao nhận thức về vai trò thông tin kế toán đối với từng đối tượng cụ thể là chính phủ, doanh nghiệp và các nhà đầu tư để góp phần giúp nền kinh tế Việt Nam phát triển đúng định hướng và bền vững. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương Chương 1: Cơ sở lý luận về thông tin kế toán và khủng hoảng kinh tế Chương 2: Thực trạng thông tin kế toán trong cuộc khủng hoảng kinh tế 2008. Chương 3: Những bài học và giải pháp nâng cao vai trò thông tin kế toán. Bài học và kinh nghiệm cho Việt Nam. Danh mục tài liệu tham khảo Phụ lục
  13. 4 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THÔNG TIN KẾ TOÁN VÀ KHỦNG HOẢNG KINH TẾ 1.1. THÔNG TIN KẾ TOÁN (ACCOUNTING INFORMATION) 1.1.1. Khái niệm thông tin kế toán Mục đích nguyên thuỷ của kế toán là cung cấp những thông tin hữu ích cho việc ra quyết định kinh tế. Đã từ lâu chúng ta nhấn mạnh, kế toán không phải là mục đích mà đúng hơn đó là một phương tiện để đạt mục đích. Sản phẩ m cuối cùng của thông tin kế toán là những quyết định kinh tế hiệu quả từ việc sử dụng những thông tin kế toán đó của các đối tượng là cổ đông, ban giám đốc, chủ nợ, chính phủ, liên đoàn lao động hoặc những đối tượng khác có quyền lợi đối với doanh nghiệp. Bởi vì kế toán được sử dụng rộng rãi để mô tả mọi hoạt động của doanh nghiệp nên kế toán được mô tả như là “Ngôn ngữ kinh doanh”. Chi phí, lợi nhuận, doanh thu, cổ tức…đều là những thước đo kế toán. Những nhà đầu tư, chủ nợ, ban giám đốc và những đối tượng có quyền lợi đối với doanh nghiệp cần có một sự hiểu biết rõ ràng về những khái niệm cũng như các chỉ tiêu của kế toán nếu họ là những người truyền đạt thông tin và hiểu thông tin của doanh nghiệp. Theo những quan niệm nguyên thuỷ thì thông tin kế toán được sử dụng để ra quyết định liên quan đến doanh nghiệp. Theo thời gian, người ta càng nhấn mạnh thông tin kế toán cũng được sử dụng bởi chính phủ, các tổ chức phi lợi nhuận, các nhà nghiên cứu…cho nhiều mục đích khác nữa. “Thông tin kế toán là phương tiện mà chúng ta sử dụng để đo lường và truyền đạt thông tin về các hoạt động kinh tế. Cho dù chúng ta điều hành doanh nghiệp, đầu tư vốn hay tính toán số tiền lãi từ đầu tư… chúng ta đều tiếp cận với các khái niệm kế toán và thông tin kế toán.”1 1 .Jan R Williams, Susan F.Haka, Mark S.Bettner, Joseph V.Carcello (2008), Financial Accounting,M cGrow-Hill International Edition, [14]trang 4-5
  14. 5 1.1.2.Tiêu chuẩn chất lƣợng của thông tin kế toán (Qualitative Characteristics of Accounting Information) Theo khuôn mẫu cho việc soạn thảo và trình bày Báo cáo tài chính (Conceptual Framework for Financial Accounting and reporting) thì việc soạn thảo và trình báy báo cáo tài chính liên quan đến những thông tin nào sẽ được cung cấp, ai cung cấp thông tin đó và những thông tin đó sẽ trình bày ở đâu. Mục đích của báo cáo tài chính là cung cấp thông tin hữu ích cho những người sử dụng thông tin để ra quyết định. Để trở nên hữu ích, thông tin kế toán phải thể hiện được từng tính chất trong một chừng mực tối thiểu. Mặc dù trong hệ thống có sự phân định giữa các tính chất sơ cấp và các tính chất khác nhưng không tính chất nào được chỉ định là ưu tiên, hơn nữa, một loại tính chất nào đó có thể bị hy sinh để có được những tính chất khác mà không làm giảm sự hữu ích của thông tin. Theo các khái niệm về Báo cáo tài chính (Statement of financial Accounting Concepts) viết tắt là CON, Hệ thống các tính chất thông tin kế toán được CON2 trình bày tại hình sau:
  15. 6 Bảng 1.1 Hệ thống các chỉ tiêu chất lƣợng của thông tin kế toán Người ra quyết định và các Người sử dụng tiêu chuẩn của họ (Ví dụ, thông tin kế toán sự hiểu biết hay sự am hiểu ) Áp lực cân đối lợi ích và Lợi ích>Chi phí chi phí Người sử dụng: Có thể hiểu được Các tiêu chuẩn cụ thể Quyết định hữu ích Các quyết định -Tiêu chuẩn cụ thể Thích hợp Đáng tin cậy Tiêu chuẩn Kịp thời quan trọng Có thể Trình bày kiểm chứng trung thực Giá trị Giá trị dự báo phản hồi Tiêu chuẩn thứ Có thể so sánh Khách quan yếu và sự tương (Bao gồm nhất quán) tác chất lượng Ngưỡng Trọng yếu nhận thức Nguồn: Wiley GAPP 2009 [16] Hữu ích cho việc ra quyết định (Usefulness for decision making): Đây là chỉ tiêu chất lượng quan trọng nhất của thông tin. Thông tin kế toán phải hữu ích cho người sử dụng. Để trở thành hữu ích thì thông tin phải thích hợp (Relevant) và đáng tin cậy (Reliable) Tính thích hợp (Relevant): Thông tin là thích hợp cho việc ra quyết định nếu nó có khả năng tạo ra sự khác biệt cho những quyết định của người sử dụng thông tin trong việc dự báo kết quả. Tính thích hợp của thông tin tài chính bao gồm
  16. 7 hai thành tố là giá trị dự báo (Predictive value) và giá trị phản hồi (Feedback value), bởi vì không nhận thức được quá khứ thì không đủ cơ sở để dự báo, không có lợi ích trong tương lai thì nhận thức về quá khứ cũng vô dụng. Mặc dù tính kịp thời thì độc lập với tính thích hợp, tuy nhiên thông tin kịp thời thì mới thích hợp bởi nếu thông tin không sẵn có khi cần hoặc chỉ có sau khi các sự kiện đã được báo cáo rất lâu thì thông tin sẽ thiếu tính thích hợp và ít được sử dụng. Tính đáng tin cậy (Reliability): Báo cáo tài chính là một bản tóm tắt mọi hoạt động của một doanh nghiệp. Thông tin kế toán đáng tin cậy trong phạm vi nó có thể kiểm chứng (Verifiability), trung lập (Neutrality), và được trình bày trung thực (Representational faithfulness). Thông tin không trình bày trung thực khi có sai sót hoặc thiên lệch. Trình bày trung thực là sự phù hợp giữa thông tin kế toán (bao gồm sự đánh giá và diễn đạt) với nghiệp vụ, sự kiện muốn trình bày. Tính trung lập (Neutrality): Trung lập là các thông tin báo cáo không bị thiên lệch nhằm đạt đến một kết quả định trước hay chịu ảnh hưởng của một thái độ cá biệt. Thông tin trung lập khi báo cáo về các hoạt động kinh tế trung thực nhất trong khả năng có thể, không nhằm tô vẽ các hình ảnh thông tin để tác động đến hành vi theo một hướng đặc biệt. Có thể kiểm chứng (Verifiability): Có thể kiểm chứng là khả năng thông qua sự đồng thuận giữa những người đánh giá có đủ năng lực và độc lập để bảo đảm thông tin phù hợp với nghiệp vụ, sự kiện muốn trình bày hoặc phương pháp đánh giá được chọn không có sai sót hoặc thiên lệch. Mục đích của yêu cầu có thể kiểm chứng là khẳng định sự trình bày trung thực của thông tin. Có thể so sánh (Comparable): Thông tin kế toán hữu ích khi nó có thể so sánh được. Tính có thể so sánh được giúp người sử dụng thông tin có thể so sánh sự giống nhau và khác nhau của những doanh nghiệp trong một kỳ nhất đị nh hay so sánh kết quả của một doanh nghiệp trong nhiều kỳ khác nhau. Tính nhất quán (Consistency): Tính nhất quán cũng là một đặc điểm chất lượng của thông tin kế toán. Yêu cầu nhất quán đòi hỏi sự phù hợp giữa các kỳ thông qua việc không thay đổi chính sách và thủ tục kế toán Nhất quán không có nghĩa là không được áp dụng phương pháp kế toán mới hoặc tốt hơn. Khi đó, để bảo đảm khả năng so sánh được cần có những thuyết minh thích hợp.
  17. 8 Tính trọng yếu (Trade-off): “Mặc dù như đã trình bày ở trên các tiêu chuẩn chất lượng hay tính chất của thông tin kế toán, tuy nhiên không phải tất cả các tiêu chuẩn chất lượng trên đều trọng yếu như nhau. Thông thường một tiêu chuẩn chất lượng này được hình thành trên sự đánh dổi một tiêu chuẩn chất lượng khác”2. Mặc dù trong hệ thống có sự phân định giữa các tính chất sơ cấp và các tính chất khác nhưng không tính chất nào được chỉ định là ưu tiên; hơn nữa, một loại tính chất nào đó có thể bị hy sinh để có được những tính chất khác mà không làm giảm sự hữu ích của thông tin. Áp lực về cân đối lợi ích - chi phí (Constraints): Việc cung cấp thông tin tài chính tiêu tốn nhiều chi phí để thu thập, xử lý, soạn thảo các báo cáo tài chính hoặc cho kiểm toán; hơn nữa còn phải xem xét các chi phí phát sinh từ phía người sử dụng như thu thập, phân tích, hay loại bỏ những thông tin thừa. Trong khi lợi ích mang lại từ thông tin chẳng hạn như sự đáp ứng một yêu cầu pháp lý, thương mại, hay củng cố hình ảnh tài chính của doanh nghiệp, tạo niềm tin cho khách hàng và giới đầu tư (đối với người soạn thảo), hoặc có thể là những kết quả phân tích, dự báo phù hợp và đáng tin cậy cho việc ra quyết định (đối với người sử dụng thông tin) vv… có thể không tương xứng với số tiền đã bỏ ra. Nói khác đi, tính hữu ích của thông tin tài chính bị giảm sút nếu chi phí vượt quá lợi ích mang lại từ việc cung cấp, sử dụng thông tin. Điều này gây ra áp lực rất lớn đến việc cung cấp thông tin tài chính hữu ích nếu yêu cầu quá cao về lợi ích mang lại của thông tin từ phía nhà nước, người sử dụng so với khả năng đáp ứng của doanh nghiệp. Nguyên tắc thận trọng (Role of conservatism): Là phản ứng thận trọng đối với các tình huống chưa rõ ràng để bảo đảm rằng tình huống chưa rõ ràng và các rủi ro tiềm tàng được xem xét một cách đầy đủ. Rất nhiều năm qua, kế toán viên đã quen với tính thận trọng. Tính thận trọng trong kế toán có thể dẩn đến những sai lầm cho người sử dụng thông tin kế toán nếu kết quả thông tin dẩn đến sự cố ý giấu bớt tài sản và thu nhập. Sự giấu bớt này được cam kết để tối thiểu hoá những rủi ro không chắc chắn cho những người cho vay bên ngoài. Tuy nhiên sự giấu bớt đó thường dẩn đến sự thổi phồng trong những năm sau, báo cáo tài chính sẽ thiên lệch, xung đột với những tính chất như trình bày trung thực, có thể kiểm chứng, có thể so sánh và trung lập2.
  18. 9 1.1.3. Vai trò thông tin kế toán 1.1.3.1. Vai trò thông tin kế toán đối với doanh nghiệp Chức năng của kế toán là tạo ra thông tin về sự kiện kinh tế phát sinh từ các hoạt động của doanh nghiệp trong môi trường của nó. Kết quả của kế toán được trình bày tốt nhất bởi mô hình thông tin, và được trình bày trên các Báo cáo tài chính, với những ghi chú giải trình của quá trình lập Báo cáo tài chính và những thông tin khác của doanh nghiệp đã được kiểm toán, theo nghĩa kiểm toán viên đã phán xét độc lập để chứng nhận sự việc những báo cáo này trình bày trung thực với tình hình và kết quả của doanh nghiệp và phù hợp với nguyên tắc kế toán được thừa nhận chung. Đối với bản thân một doanh nghiệp, một tế bào của nền kinh tế thì thông tin kế toán là yếu tố có vai trò quan trọng, là công cụ hữu dụng trong hệ thống các công cụ quản lý sản xuất kinh doanh và các hoạt động phi sản xuất. Thông tin kế toán không chỉ cung cấp thông tin cho những người bên trong doanh nghiệp mà cần cho cả những người bên ngoài doanh nghiệp nhưng có liên quan đến doanh nghiệp. Hệ thống thông tin kế toán thể hiện dưới hai hình thức là thông tin kế toán tài chính và thông tin kế toán quản trị trong đó thông tin kế toán tài chính chủ yếu cung cấp cho những người bên ngoài doanh nghiệp, còn thông tin kế toán quản trị chỉ cung cấp cho nội bộ doanh nghiệp. Kế toán tài chính và kế toán quản trị có đặc điểm giống nhau: đều sử dụng các số liệu ghi chép ban đầu của kế toán, đều quan tâm đến các sự kiện kinh tế, thể hiện trách nhiệm quản lý doanh nghiệp…như ng bên cạnh đó kế toán tài chính và kế toán quản trị cũng có những điểm khác biệt về đối tượng phục vụ, đặc điểm thông tin, phạm vi báo cáo, tính pháp lệnh… Vai trò thông tin kế toán tài chính phản ánh hiện trạng tình hình tài chính, sự thay đổi tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các thông tin kế toán tài chính cần thiết bao gồm các nguồn lực trực tiếp tạo ra dòng tiền, các nghĩa vụ bao gồm nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trực tiếp tạo ra dòng tiền, sự kết hợp giữa các nguồn lực để tạo ra tiền, khả năng các dòng tiền ra để phân phối cổ tức, khả năng thanh toán của doanh nghiệp… Hay nói các khác là phản ánh các dòng vật chất và dòng tiền tệ trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp với môi trường kinh tế bên ngoài từ đó nhà quản trị doanh nghiệp sử dụng thông tin về kế toán để xác định mục tiêu kinh doanh, đề ra các quyết định để thực hiện, đánh giá thực hiện mục tiêu và điều chỉnh nếu thấy cần thiết để hoạt động kinh doanh của họ đạt hiệu quả cao hơn. Vai trò của thông tin kế toán tài chính còn giúp
  19. 10 doanh nghiệp thực hiện các chính sách kinh doanh, tài chính thông qua việc tiếp cận các nguồn vốn bên ngoài như vốn đầu tư từ các nhà đầu tư, hoặc chiếm dụng, vay mượn vốn từ ngân hàng, chủ nợ. Tuy nhiên đối tượng phục vụ chủ yế u của kế toán tài chính là những người bên ngoài doanh nghiệp như nhà đầu tư, chủ nợ, nhà cung cấp, ngân hàng và các tổ chức tín dụng, cơ quan nhà nước…Các đối tượng này đều cần thông tin của doanh nghiệp để phục vụ cho các mục đích khác nhau của mình. Nhưng các đối tượng này đều có yêu cầu chung là thông tin đó phải trung thực, khách quan, đầy đủ, kịp thời và dể hiểu. Vai trò thông tin kế toán quản trị là giúp ban quản trị doanh nghiệp cân nhắc và quyết định lựa chọn phương án sản suất kinh doanh để sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực và phát triển tốt nhất khả năng sản xuất của doanh nghiệp. Vì vậy kế toán quản trị thiết kế một hệ thống thông tin kế toán quản trị vừa có thể sử dụng thông tin kế toán tài chính kết hợp với các số liệu ước tính để hổ trợ cho nhà quản trị điều hành hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong tương lai có cơ sở hợp lý. Trọng tâm của kế toán quản trị là cung cấp các thông tin và các báo cáo kế toán quản trị thích hợp, đúng lúc cho nhà quản trị ở bên trong doanh nghiệp nhằm giúp họ đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn và kịp thời. Thông tin kế toán quản trị còn giúp nhà quản trị doanh nghiệp đánh giá về tiềm năng phát triển tương lai của doanh nghiệp, từ đó hoạch định chương trình phát triển phù hợp với mục tiêu tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp mình. Vai trò thông tin kế toán còn thể hiện trong việc các nhà quản trị sử dụng thông tin kế toán để thực hiện chức năng kiểm soát các quyết định kinh doanh của mình. Các quyết định kinh tế của nhà quản trị đều phải dựa vào thông tin kế toán. Khi các quyết định kinh tế được thực hiện dựa vào thông tin kế toán sẽ hạn chế những rủi ro trong hoạt động kinh doanh cũng như phát huy tốt nhất năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Các thông tin của kế toán được tao ra nhằm đáp ứng nhu cầu về thông tin kế toán cho nhiều đối tượng khác nhau với những mục đích sử dụng thông tin khác nhau: Các nhà quản trị doanh nghiệp: Bao gồm các nhà quản trị ở từng cấp độ quản trị khác nhau trong doanh nghiệp. Họ là những người trực tiếp điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Họ sử dụng thông tin về kế toán để xác định mục tiêu kinh doanh, đề ra các quyết định để thực hiện, đánh giá thực hiện mục tiêu và điều chỉnh, nếu thấy cần thiết, để hoạt động kinh doanh của họ luôn đạt mục tiêu cao nhất.
  20. 11 Vai trò của kế toán trong việc cung cấp thông tin cho các nhà quản trị là nhằm liên kết các quá trình quản lý với nhau và liên kết doanh nghiệp với môi trường bên ngoài. Chủ nhân hay cổ đông: Là những người có quyền sở hữu với vốn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như cổ đông, người góp vốn liên doanh, Nhà nước trong các doanh nghiệp quốc doanh và công ty cổ phần…Họ quan tâm đến lợi tức sinh ra từ vốn kinh doanh, vì đây là căn cứ để họ đưa ra các quyết định cần thiết, bao gồm cả quyết định phân chia lợi tức cho họ. Đồng thời, qua việc xem xét thông tin trên báo cáo kế toán họ có thể đánh giá năng lực trách nhiệm của các bộ phận quản lý ở doanh nghiệp là tốt hay xấu. Các nhà cho vay hay cung cấp hàng hóa dịch vụ: Các ngân hàng, các tổ chức tài chính cũng như các nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ, trước khi cho vay hoặc cung cấp đều có nhu cầu thông tin về khả năng thanh toán của doanh nghiệp như thế nào. Nghĩa là doanh nghiệp đã có đủ khả năng chi trả các khoản nợ đến hạn hay không? Để có được thông tin này họ phải sử dụng thông tin kế toán của doanh nghiệp để có thể ra những quyết định cho vay hay quyết định bán chịu đúng đắn nhất. Các nhà đầu tư: Các nhà đầu tư là người cung cấp vốn cho tổ chức hoạt động kinh doanh với hy vọng thu được lợi tức trên vốn đầu tư. Họ luôn luôn muốn đầu tư vào nơi nào có tỷ lệ hoàn vốn cao nhất và thời gian ngắn nhất. Do vậy, trước khi đầu tư, họ cần thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp để qua đó nghiên cứu, phân tích, đánh giá rồi đi đến quyết định Các cơ quan thuế: Các cơ quan thuế địa phương và trung ương dựa vào tài liệu của kế toán để tính thuế, đặc biệt là thuế thu nhập. Các cơ quan thuế thường lấy số liệu lợi tức được thể hiện trên báo cáo kế toán trừ đi các khoản miễn giảm thuế theo luật định để xác định lợi tức chịu thuế. Các cơ quan Nhà nước: Các cơ quan Nhà nước cần số liệu kế toán của doanh nghiệp, để tổng hợp cho ngành, địa phương và trên cơ sở đó phân tích đánh giá nhằm định ra các chính sách kinh tế thích hợp để thúc đẩy sản xuất kinh doanh và điều hành kinh tế vĩ mô. Cơ quan truyền thông: Sử dụng thông tin tài chính để thông báo tình hình doanh nghiệp và nền kinh tế. Các nhà nghiên cứu kinh tế: Giới học thuật nghiên cứu theo hướng thực chứng và hành vi. Các nhà nghiên cứu kinh tế sử dụng thông tin tài chính kế toán
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2