intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động mua lại và sáp nhập trong ngành ngân hàng. Xu hướng trên thế giới và bài học cho Việt Nam

Chia sẻ: Sdgsxf Sdgsxf | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:110

263
lượt xem
81
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động mua lại và sáp nhập trong ngành ngân hàng. Xu hướng trên thế giới và bài học cho Việt Nam nêu lý luận chung về mua lại và sáp nhập. Xu hướng hoạt động mua lại và sáp nhập ngành ngân hàng trên thế giới và Việt Nam. Bài học và giải pháp mua lại và sáp nhập ngành ngân hàng Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động mua lại và sáp nhập trong ngành ngân hàng. Xu hướng trên thế giới và bài học cho Việt Nam

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH QUỐC TẾ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HOẠT ĐỘNG MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP TRONG NGÀNH NGÂN HÀNG: XU HƢỚNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Minh Phƣợng Lớp: Anh 1 Khóa: 45 Giáo viên hƣớng dẫn: ThS. Lê Phƣơng Lan Hà Nội, tháng 5 năm 2010
  2. Khoá luận tốt nghiệp MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................. 7 CHƢƠNG I - LÝ LUẬN CHUNG VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP (M&A) . 9 I- Khái niệm về mua lại và sáp nhập ........................................................... 9 1. Khái niệm quốc tế ................................................................................... 9 2. Khái niệm ở Việt Nam ............................................................................ 9 3. Các thành phần liên quan ...................................................................... 11 II- Lý do tiến hành M&A ........................................................................... 13 1. Thâm nhập vào thị trường mới .............................................................. 14 2. Giảm chi phí gia nhập thị trường ........................................................... 14 3. Chiếm hữu tri thức & tài sản con người ................................................. 15 4. Giảm bớt đối thủ cạnh tranh trên thị trường ........................................... 15 5. Giảm thiểu chi phí và nâng cao hiệu quả ............................................... 15 6. Đa dạng hóa và bành trướng thị trường ................................................. 15 7. Đa dạng hóa sản phẩm và chiến lược thương hiệu ................................. 16 III- Phân loại M&A .................................................................................... 17 1. Phân loại theo tiêu chí địa lý ................................................................. 17 2. Phân loại theo tiêu chí ngành ................................................................. 18 IV- Nguyên tắc cơ bản để tiến hành M&A ............................................... 19 1. Những phương thức định giá doanh nghiệp mục tiêu và tác động của việc xem xét tài chính đến việc định giá .................................................... 19 2. Khi mua lại một doanh nghiệp mà việc định giá tài sản phải do một cơ quan định giá được uỷ quyền thực hiện ..................................................... 20 3. Hạn chế tối đa sự trùng lặp giữa việc xem xét các khía cạnh pháp lý với việc xem xét các khía cạnh tài chính trước đàm phán M&A ...................... 20 4. Xác định các nghĩa vụ và rủi ro tiềm ẩn ................................................ 21 5. Xung đột lợi ích .................................................................................... 21 V- Các vấn đề cần quan tâm trong tiến trình M&A ngân hàng .............. 22 1. Sự cần thiết của M&A ngân hàng .......................................................... 22 2. Các bước cơ bản trong quá trình M&A ngân hàng ................................ 29 2
  3. Khoá luận tốt nghiệp CHƢƠNG II - XU HƢỚNG HOẠT ĐỘNG M&A NGÀNH NGÂN HÀNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM ....................................................... 38 I- Xu hƣớng hoạt động M&A trong ngành ngân hàng trên thế giới ....... 38 1. Lược sử hình thành hoạt động mua lại và sáp nhập trên thế giới ........... 38 2. Đặc điểm của hoạt động M&A ngân hàng trên thế giới ......................... 39 3. Xu hướng hoạt động M&A ngân hàng trên thế giới ............................... 40 3.1. Xu hướng sáp nhập ngân hàng tại Mỹ ........................................... 40 3.2. Xu hướng sáp nhập ngân hàng tại Nhật Bản ................................. 46 3.3. Xu hướng sáp nhập ngân hàng tại Châu Âu .................................. 48 4. Một số thương vụ M&A ngân hàng tiêu biểu trên thế giới .................... 52 II- Hoạt động M&A trong ngành ngân hàng tại Việt Nam ...................... 59 1. Về số lượng ........................................................................................... 59 2. Về chất lượng ........................................................................................ 65 3. Đánh giá thực trạng hoạt động M&A ngân hàng Việt Nam hiện nay ..... 75 CHƢƠNG III - BÀI HỌC VÀ GIẢI PHÁP CHO M&A NGÀNH NGÂN HÀNG CỦA VIỆT NAM .............................................................................. 82 I- Dự báo sự phát triển của M&A ngân hàng tại Việt Nam ..................... 82 II- Bài học từ M&A ngân hàng trên thế giới ............................................ 84 1. Xác định rõ mục tiêu M&A ................................................................... 84 2. Lường trước những rủi ro khi thực hiện các thương vụ M&A ............... 84 3. Chính sách quản trị con người ảnh hưởng đến sự thành bại của thương vụ M&A .................................................................................................... 87 III- Giải pháp thúc đẩy M&A ngân hàng cho Việt Nam ......................... 91 1. Các giải pháp vĩ mô ............................................................................... 91 1.1. Đảm bảo môi trường kinh tế - chính trị - xã hội ổn định ............... 91 1.2. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường để tạo nhu cầu M&A cho các ngân hàng .............................................................................................. 92 1.3. Xây dựng khung pháp lý để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động M&A ngân hàng tại Việt Nam ................................................................ 92 1.4. Tăng kiểm soát thông tin cũng như tính minh bạch của thông tin.. 94 3
  4. Khoá luận tốt nghiệp 2. Các giải pháp vi mô ............................................................................... 96 2.1. Các NHTM cần coi M&A như chiến lược kinh doanh đúng đắn, giúp cho họ có thể bảo vệ, mở rộng thị phần, nâng cao khả năng khai thác thị trường ....................................................................................... 96 2.2. Đa dạng hóa hình thức tiến hành M&A ........................................ 96 2.3. Thực hiện đồng bộ các bước cơ bản trong xây dựng kế hoạch M&A nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động M&A .............................................. 98 2.4. Cần chú trọng đến nhân tố con người tham gia vào hoạt động M&A ................................................................................................... 106 2.5. Phát triển các dịch vụ tư vấn M&A ............................................. 106 KẾT LUẬN .................................................................................................. 108 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................... 109 4
  5. Khoá luận tốt nghiệp DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT M&A Mua lại và sáp nhập NHTM Ngân hàng thương mại NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần NHNN Ngân hàng nhà nước FED Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ 5
  6. Khoá luận tốt nghiệp DANH MỤC BẢNG BIỂU Tên Trang Bảng 1.1 Động cơ của các bên 12 Bảng 1.2 Giải pháp M&A ngân hàng 6 bước 29 Bảng 2.1 Đánh giá tình hinh hoạt động M&A ngân hàng ở 42 Mỹ trong năm 2008 Bảng 2.2 Mười giao dịch M&A ngân hàng xuyên quốc gia 50 đáng chú ý khu vực Tây Âu thời kỳ 1996 - 2005 Bảng 2.3 Bảng xếp hạng thương vụ mua bán ngân hàng lớn 53 nhất thế giới Bảng 2.4 Tỷ lệ nắm giữ cổ phần NHTMCP nội địa của một 61 số tổ chức nước ngoài (tính đến hết tháng 9/2008) Biểu đồ 2.1 Số lượng giao dịch M&A ngân hàng theo quý từ 44 2007 – quý I/2009 Biểu đồ 2.2 So sánh chỉ số P/B và P/E của các ngân hàng Mỹ 45 trong giai đoạn 2007- quý I/2009 Biểu đồ 2.3 Thống kê M&A công bố quý I – 2007 47 Biểu đồ 2.4 Thống kê M&A công bố Quý I – 2008 47 Biểu đồ 2.5 Khối lượng M&A trong ngành ngân hàng châu 49 Âu (đơn vị: tỷ USD) 6
  7. Khoá luận tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài M&A (Mua bán - Sáp nhập doanh nghiệp) là thuật ngữ không xa lạ với giới tài chính, đầu tư và cộng đồng kinh doanh nói chung trên thế giới. Tại Việt Nam, thuật ngữ này được biết đến nhiều hơn khi có sự bùng nổ của thị trường chứng khoán từ năm 2006. Tuy nhiên, M&A còn khá mới mẻ ở Việt Nam và khung khổ pháp lý điều chỉnh hoạt động này còn đang được các cơ quan nhà nước soạn thảo. Lịch sử cho thấy, M&A là một xu hướng phổ biến và là một chiến lược tạo ra nhiều tên tuổi trên trường kinh doanh quốc tế. Trong xu hướng toàn cầu hóa, việc sáp nhập giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên phổ biến trong mọi lĩnh vực kể cả lĩnh vực ngân hàng. Khắp nơi trên thế giới các ngân hàng đang ngày càng cố gắng phát triển về quy mô, tự lớn mạnh bằng cách thay đổi cơ cấu, hoặc có thể bằng cách sáp nhập và mua lại trong khuôn khổ luật pháp nhằm chiếm lĩnh thị trường và tăng thị phần. Tại Việt Nam, trong thời kỳ mở cửa hội nhập hiện nay, ngành ngân hàng đang trải qua giai đoạn phát triển kịch tính do đó một sự cấu hình lại là cần thiết để làm tăng hiệu suất cạnh tranh và góp phần tăng trưởng kinh tế. M&A đã chứng tỏ là một công cụ hữu hiệu trong việc tái cơ cấu ngành ngân hàng trên thế giới và cũng đang được áp dụng vào Việt Nam. Sử dụng chiến lược M&A để gia tăng giá trị ngân hàng là điều mà bất cứ cổ đông hay nhà đầu tư nào cũng mong muốn. Tuy nhiên, đi cùng với những thành công từ M&A, cũng có không ít bài học thất bại nếu chiến lược này không được thực thi một cách bài bản và kỹ lưỡng. Xuất phát từ những lý do trên em xin chọn đề tài: “Hoạt động mua lại và sáp nhập trong ngành ngân hàng: xu hƣớng trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu. 7
  8. Khoá luận tốt nghiệp 2. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu một số vấn đề cơ bản trong hoạt động M&A nói chung và trong ngành ngân hàng nói riêng. - Tìm hiểu xu hướng M&A ngân hàng trên thế giới cũng như ở Việt Nam. - Rút ra những bài học kinh nghiệm và giải pháp cho hoạt động M&A ngân hàng tại Việt Nam. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Xu hướng hoạt động M&A trong ngành ngân hàng - Phạm vi nghiên cứu: Thế giới và Việt Nam 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Khóa luận này sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, phân tích thống kê, so sánh để luận giải các vấn đề lien quan và đuợc minh họa bằng các bảng biểu, số liệu. 5. Kết cấu của khóa luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận gồm 3 chương: Chƣơng 1: Lý luận chung về mua lại và sáp nhập Chƣơng 2: Xu hƣớng hoạt động M&A ngành ngân hàng trên thế giới và tại Việt Nam Chƣơng 3: Bài học và giải pháp M&A ngành ngân hàng tại Việt Nam 8
  9. Khoá luận tốt nghiệp CHƢƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP (M&A) I- Khái niệm về mua lại và sáp nhập Mua lại và sáp nhập, hay có người còn gọi là “hợp nhất và thâu tóm”, trên thế giới được gọi là: Mergers (sáp nhập) and Acquisitions (mua lại)” (vẫn thường viết tắt là M&A). Sáp nhập và mua lại tuy có khác nhau, nhưng điểm chung là tạo ra sự cộng hưởng, tạo ra giá trị lớn hơn nhiều so với giá trị của từng bên riêng lẻ. Đó chính là dấu hiệu cuối cùng của sự thành công hay thất bại của một thương vụ M&A. Cũng nên lưu ý rằng, chính vì lợi ích chung đó nên hai thuật ngữ này được sử dụng gắn kết với nhau và có thể đại diện cho nhau. Chúng ta sẽ đi tìm hiểu một số khái niệm về M&A. 1. Khái niệm quốc tế Theo Andrew J.Sherman & Milledge A.Hart viết trong cuốn Merger & acquisitions from A to Z xuất bản 2006: - Sáp nhập là sự kết hợp giữa hai hay nhiều công ty, toàn bộ tài sản và nợ của công ty bán chuyển giao cho công ty mua. - Mua lại mô tả việc mua lại nhà xưởng, thiết bị, một bộ phận hay toàn bộ công ty. Giáo sư Alexander Roberts, tiến sĩ William Wallace và tiến sĩ Peter Moles viết trong cuốn Mergers and Acquisitions xuất bản 2007: - Sáp nhập là sự kết hợp của hai hay nhiều công ty thành một công ty mới và quy trình thỏa thuận thường phức tạp. - Mua lại là sự kết hợp của hai hay nhiều công ty thành một công ty mới trong đó quy trình thỏa thuận không nhất thiết phải xảy ra. 2. Khái niệm ở Việt Nam Theo luật Cạnh tranh năm 2004 điều 17: 9
  10. Khoá luận tốt nghiệp - Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập. - Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất. - Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối tàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại. Theo luật Doanh nghiệp 2005: - Sáp nhập: Một hoặc một số công ty cùng loại (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập. (khoản 1 điều 153) - Hợp nhất: Hai hoặc một số công ty cùng loại (sau đây gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (sau đây gọi là công ty hợp nhất) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty hợp nhất, đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất. (khoản 1 điều 152). Tóm lại: - Sáp nhập (merger) là hình thức trong đó hai hay nhiều công ty kết hợp lại thành một và cho ra đời một pháp nhân mới, một công ty mới thay vì hoạt động và sở hữu riêng lẻ. Ví dụ Daimler-Benz và Chrysler sáp nhập thành một công ty mới mang tên Daimler Chrysler (1999). - Mua lại (acquisition) là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hay một phần vốn/tài sản của doanh nghiệp mục tiêu, đủ để giành được quyền chi phối và 10
  11. Khoá luận tốt nghiệp kiểm soát doanh nghiệp đó thông qua thỏa thuận hoặc không. Đó có thể là quyền kiểm soát cổ phiếu, hoặc giành được việc kinh doanh hoặc tài sản của doanh nghiệp mục tiêu. Ví dụ Bank of America mua lại Merill Lynch (2008). 3. Các thành phần liên quan Để hiểu thêm về các giao dịch M&A chúng ta nên tìm hiểu các thành phần tham và vai trò của họ trong các giao dịch. Không chỉ giới hạn ở bên mua, bên bán, giao dịch M&A còn có sự tham gia của nhiều thực thể và cá nhân có vai trò không kém quan trọng. Trong mục này chỉ xin phép giới thiệu về những thành phần liên quan sau. 3.1. Bên mua Bên mua có thể có rất nhiều hình thức với các mục tiêu và động cơ thúc đẩy khác nhau. Khi đàm phán với một bên mua, nhất thiết phải tìm hiểu những vấn đề ưu tiên và mô hình kinh doanh của bên mua này. Tương tự như vậy, đối với bên mua, điều quan trọng đầu tiên phải làm là thiết lập một danh sách những vấn đề ưu tiên để đảm bảo giao dịch sẽ đáp ứng được các mục tiêu cụ thể của công ty. Bên mua có thể là một bên mua chiến lược nếu tiến hành mua lại với ý định hợp nhất, liên kết hoặc tích hợp với các đơn vị hoạt động khác mà thực thể này sở hữu theo một cách nào đó; cũng có thể là một bên mua tài chính nếu tiến hành mua lại với ý định duy trì và cải tiến làm tăng giá trị của công ty mục tiêu rồi đem bán lại với mức lời đáng kể. 3.2. Bên bán Nguợc lại với bên mua, vốn có thể theo đuổi các giao dịch M&A lặp đi lặp lại nhiều lần thì bên bán là bên chỉ tham gia một lần. Quyết định bán là quyết định đơn lẻ, thường là quyết định cuối cùng của một công ty. Một khi công ty bị bán đi, nó mất đi tính đặc trưng là một thực thể riêng biệt của mình và trở thành một bộ phận của một công ty khác, hoặc bị gộp toàn bộ vào hoạt động kinh 11
  12. Khoá luận tốt nghiệp doanh hiện tại cuảt công ty đi mua lại. Trong tất cả các trường hợp, nó mất đi nhiều đặc tính của một công ty tồn tại độc lập. Bên bán có thể bán một phần công ty (bên bán một phần) hay toàn bộ công ty (bên bán toàn bộ). Trong hầu hết các trường hợp, các giao dịch M&A được thực hiện dưới ý chí hay ít nhất là có sự ủng hộ nhiệt tình của bên bán. Nhưng trong một số trường hợp khác, giao dịch là không mong muốn với một bên bán khi bên mua “qua mặt” ban quản lý và hội đồng quản trị của bên bán, thâu tóm bên bán. 3.3. Đội ngũ tư vấn Ngay cả đối với những công ty có hoạt động mua lại diễn ra thường xuyên với một đội ngũ nhân viên tinh nhuệ thì các giao dịch M&A vẫn là sự kiện quan trọng đầy rủi ro vì vậy việc thuê các chuyên gia tư vấn là thực sự cần thiết. Những chuyên gia tư vấn bên ngoài cung cấp những quan điểm khách quan và có những động cơ, chuyên môn khác nhau khi tư vấn một giao dịch M&A. Đội ngũ tư vấn bao gồm các luật sư, ngân hàng đầu tư, kiểm toán viên, các nhà tư vấn, ban cố vấn. 3.4. Cơ quan quản lý Nhà nước Các giao dịch M&A được điều chỉnh bằng những qui định ban hành bởi các cơ quan quản lý nhà nước và địa phương, những tác nhân điều chỉnh ngành, những tác nhân điều chỉnh quốc tế. Hầu hết những giao dịch buôn bán và tài chính đều được nhà nước và tòa án điều chỉnh theo luật và các qui định. Những giao dịch M&A cũng không phải ngoại lệ. Cần phân biệt giữa việc điều chỉnh những giao dịch M&A và việc điều chỉnh những công ty tham gia vào giao dịch M&A. Trong một vài trường hợp, giữa hai bên có thể xảy ra sự chồng chéo bởi vì những nhân tố điều chỉnh doanh nghiệp hoặc một thực thể đặc biệt có những quy tắc hoặc qui định liên quan tới giao dịch M&A. 12
  13. Khoá luận tốt nghiệp II- Lý do tiến hành M&A Lý do hay động cơ để các công ty quyết định tham gia vào thương vụ M&A xuất phát từ chiến lược phát triển cũng như quy mô của của mỗi công ty. Một câu hỏi thường được đặt ra trước những quyết định M&A là: “Liệu việc mua lại một doanh nghiệp với cơ hội mới, mở rộng một thị trường mới, có thêm cơ sở dữ liệu khách hàng v.v. có tốt hơn việc tự xây dựng từ đầu?” Mặt khác, lãnh đạo doanh nghiệp phải cân nhắc nhiều yếu tố liên quan đến tính cộng hưởng (synergy) trong M&A. Một số động cơ của bên mua và bên bán được tóm tắt trong bảng dưới đây. Bảng 1.1. Động cơ của các bên Động cơ thúc đẩy Bên Bán Động cơ thúc đẩy Bên Mua • Mong muốn được nghỉ hưu • Mong muốn phát triển, mở rộng • Thiếu người nối nghiệp • Cơ hội tăng trưởng lợi nhuận • Nản vì gặp phải rủi ro • Đa dạng hóa thị trường, sản • Không có khả năng để phát triển kinh phẩm doanh • Mua lại đối thủ cạnh tranh • Thiếu vốn để phát triển • Sử dụng nguồn vốn dư thừa • Không có khả năng để đa dạng hóa sản • Chiếm lĩnh được kênh phân phối phẩm • Sự cần thiết về nhân sự chủ chốt • Ảnh hưởng của tuổi tác và sức khỏe • Tiếp cận kỹ thuật công nghệ • Bất đồng quan điểm giữa các cổ đông mới • Mất đi nhân sự chủ chốt hoặc khách hàng • Điều chỉnh chiến lược kinh chiến lược doanh • Được chào mua với mức giá hấp dẫn Cạnh tranh cũng là một động lực thúc đẩy M&A và ngược lại. M&A đang khiến những cuộc cạnh tranh trở nên gay gắt hơn và mỗi doanh nghiệp, để không bị đối thủ cạnh tranh thâu tóm, ban quản trị và điều hành các công ty luôn 13
  14. Khoá luận tốt nghiệp phải chủ động tìm cơ hội thực hiện M&A để giành lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Nói chung, có rất nhiều lý do để các doanh nghiệp cân nhắc chiến lược M&A nhưng tựu chung lại, những lý do dưới đây được tổng kết lại từ nhiều năm trong lĩnh vực này. 1. Thâm nhập vào thị trƣờng mới Đây là một yếu tố quan trọng khi muốn mở rộng địa bàn kinh doanh, thêm một dòng sản phẩm hoặc mở rộng mạng lưới phân phối. Ví dụ minh họa cho động cơ này là các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, thay vì việc gây dựng doanh nghiệp từ đầu với chi phí thành lập, chi phí cơ hội cao do mất thời gian xây dựng hệ thống, triển khai mạng lưới phân phối v.v., có thể thực hiện chiến lược mua lại một doanh nghiệp trong nước với hệ thống, con người sẵn có để đạt được mục tiêu. Doanh nghiệp trong nước muốn xâm nhập thị trường toàn cầu cũng có thể nghĩ đến M&A. Trường hợp Lenovo mua lại bộ phận PC của IBM là một ví dụ. Thị trường thế giới đã biết đến IBM nên nếu mua lại, Lenovo sẽ rút ngắn được rất nhiều thời gian để thị trường quốc tế biết tới mình. 2. Giảm chi phí gia nhập thị trƣờng Những thị trường có sự điều tiết mạnh của chính phủ, việc gia nhập thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải đáp ứng nhiều điều kiện khắt khe, hoặc chỉ thuận lợi trong một giai đoạn nhất định, thì những công ty đến sau chỉ có thể gia nhập thị trường đó thông qua thâu tóm những công ty đã hoạt động trên thị trường. Điều này rất phổ biến đối với đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, đặc biệt là ngành ngân hàng, tài chính, bảo hiểm. Theo cam kết của Việt Nam với WTO, nước ngoài chỉ được lập ngân hàng con 100% từ tháng 4/2007, lập chi nhánh nhưng không được lập chi nhánh phụ, không được huy động tiền gửi bằng đồng Việt Nam từ người Việt Nam trong 5 năm. Công ty chứng khoán 100% nước 14
  15. Khoá luận tốt nghiệp ngoài chỉ được thành lập sau 5 năm (2012). Như vậy, rõ ràng nếu các ngân hàng, công ty chứng khoán nước ngoài không muốn chậm chân trong việc cung cấp đầy đủ các dịch vụ và giành thị phần trong giai đoạn phát triển rất mạnh của thị trường ngân hàng tài chính Việt Nam, thì cách khôn ngoan nhất là dùng chiến lược M&A. 3. Chiếm hữu tri thức & tài sản con ngƣời Để tiếp cận và có được một đội ngũ “nhân công có tri thức” cùng với những bản quyền, sáng chế, nhiều doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ luôn tìm cách theo đuổi M&A như một phương tiện để chiếm lĩnh được nguồn tài nguyên đặc biệt này. 4. Giảm bớt đối thủ cạnh tranh trên thị trƣờng Chắc chắn số lượng “người chơi” sẽ giảm đi khi có một vụ sáp nhập giữa các công ty vốn là đối thủ của nhau trên thương trường. Tại Việt Nam, hãng Navigos đã mua lại mảng tuyển dụng nhân sự của Earsnt & Young nhằm giảm bớt một đối thủ “nặng ký” trong lĩnh vực “săn đầu người”. 5. Giảm thiểu chi phí và nâng cao hiệu quả Thông qua M&A các công ty có thể tăng cường hiệu quả kinh tế nhờ quy mô (economies of scale) khi nhân đôi thị phần, giảm chi phí cố định (trụ sở, nhà xưởng), chi phí nhân công, hậu cần, phân phối. Các doanh nghiệp còn có thể bổ sung cho nhau về nguồn lực (đầu vào) và các thế mạnh khác của nhau như thương hiệu, thông tin, bí quyết, dây chuyền công nghệ, cơ sở khách hàng, hay tận dụng những tài sản mà mỗi công ty chưa sử dụng hết giá trị. 6. Đa dạng hóa và bành trƣớng thị trƣờng Chiến lược “tập đoàn hóa” của nhiều doanh nghiệp là động lực cho việc đi thâu tóm lại các doanh nghiệp khác. 15
  16. Khoá luận tốt nghiệp FPT là một ví dụ điển hình. Từ một công ty thành danh trong lĩnh vực công nghệ thông tin, FPT hiện đã mở rộng sang các lĩnh vực khác như truyền thông, giáo dục đào tạo, phân phối, chứng khoán, bất động sản, ngân hàng… Hãng Berkshire Hathaway của nhà tỷ phú Werren Buffet cũng xuất phát từ một doanh nghiệp dệt may nay đã trở thành một tập đoàn đa chức năng với hàng chục doanh nghiệp con trực thuộc ở nhiều lĩnh vực khác nhau. 7. Đa dạng hóa sản phẩm và chiến lƣợc thƣơng hiệu Unilever là một ví dụ điển hình về sử dụng chiến lược M&A để đa dạng hóa và phát triển thương hiệu. Uniliver sở hữu rất nhiều thương hiệu nổi tiếng trong một số lĩnh vực như Flora, Doriana, Rama, Wall, Amora, Knorr, Lipton và Slim Fast (thực phẩm và đồ uống); Axe, Dove, Lifebuoy, Lux, Pond’s, Rexona, Close-up, Sunsilk và Vaseline (sản phẩm vệ sinh và chăm sóc cơ thể); Comfort, Omo, Radiant, Sunlight, Surf (quần áo và đồ vật dụng)… Tập đoàn này đã phải trải qua nhiều năm để sở hữu nhiều thương hiệu như thế. Năm 1972, tập đoàn mua lại chuỗi nhà hàng A&W ở Canada. Năm 1984, hãng mua lại thương hiệu Brooke Bond của nhà sản xuất trà PG Tips. Năm 1987, Unilever tăng cường sức mạnh trong thị trường chăm sóc da bằng việc mua lại Chesebrough-Ponds (nhà sản xuất các sản phẩm chăm sóc da như Ragú, Pond’s, Aqua-Net, Cutex Nail Polish, Vaseline, và kem đánh răng Pepsodent). Hai năm sau, Unilever tiếp tục mua lại mỹ phẩm Calvin Klein, Fabergé và Elizabeth Arden (sau đó bán Elizabeth Arden cho FFI Fragrances vào năm 2000). Năm 1996, Unilever mua Công ty Helene Curtis Industries để tăng cường sự hiện diện trong thị trường dầu gội đầu và sản phẩm khử mùi cơ thể ở Mỹ. Với thương vụ này, Unilever sở hữu Suave và Finesse, hai dòng sản phẩm chăm sóc tóc, và nhãn hiệu sản phẩm khử mùi Degree. Năm 2000, Unilever thâu tóm Công ty Best Foods của Mỹ để bắt đầu nhảy vào lĩnh vực thực phẩm và đồng thời đẩy mạnh hoạt động trong khu vực Bắc Mỹ v.v. 16
  17. Khoá luận tốt nghiệp Ngoài ra có thể còn rất nhiều lý do khác cho một quyết định M&A như môi trường kinh doanh thay đổi, khủng hoảng kinh tế dẫn đến nhiều doanh nghiệp mất thanh khoản và buộc bị đẩy vào tình trạng bị thâu tóm. Trong tình huống này, bên bị thâu tóm chắc chắn không có động cơ bán nhưng bên thâu tóm thì lại có rất nhiều động cơ để bành trướng sự ảnh hưởng trên thị trường. Nhiều trường hợp Chính phủ phải ra tay mua lại với động cơ tránh gây đổ vỡ dây chuyền trong nền kinh tế. III- Phân loại M&A 1. Phân loại theo tiêu chí địa lý 1.1. Mô hình M&A nội địa M&A nội địa là việc một doanh nghiệp nội địa mua lại một doanh nghiệp nội địa khác và trở thành một doanh nghiệp lớn hơn trong một quốc gia. Hoạt động này đặc biệt phổ biến ở những nước có thị trường tài chính phát triên mạnh mẽ như Mỹ, Nhật Bản, và các nước Tây Âu. Ví dụ BNP Paribas – một trong mười tập đoàn ngân hàng lớn nhất châu Âu – là kết quả của thương vụ sáp nhập lớn năm 2000 giữa hai ngân hàng hàng đầu của Pháp là BNP và Paribas. 1.2. Mô hình M&A xuyên biên giới Mô hình này được bắt nguồn từ những liên kết mang tính chiến lược giữa các doanh nghiệp của các quốc gia khác nhau hoặc những thương vụ mua bán nhỏ chứ không phải những thương vụ M&A lớn. Theo cách này các doanh nghiệp có thể mở rộng hoạt động kinh doanh của mình sang nước khác mà không gặp phải bất kỳ một rào cản kinh tế pháp luật nào ở nước đó. Ban đầu, doanh nghiệp nội địa thiết lập quan hệ với nhiều đối tác ở các nước khác thông qua hợp tác kinh doanh hay nắm giữa cổ phần của nhau. Sau đó, doanh nghiệp này sẽ mở rộng thị trường hoạt động của mình bằng việc sáp nhập hoặc mua lại doanh nghiệp đối tác nước ngoài. 17
  18. Khoá luận tốt nghiệp Một ví dụ điển hình cho M&A xuyên biên giới là Banco Santander Central Hispano, ngân hàng đứng ở top 20 ngân hàng hàng đầu thế giới nhờ việc tạo dựng hiện diện của mình tại Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đức, Ý. 1.3. Mô hình M&A toàn cầu Hợp lực của thị trường toàn cầu tạo ra nhiều thương vụ M&A xuyên lục địa. Ví dụ cho mô hình này là các tập đoàn tài chính toàn cầu như Citigroup, HSBC. 2. Phân loại theo tiêu chí ngành 2.1. Mô hình M&A chiều ngang M&A diễn ra đối với các doanh nghiệp cùng cạnh tranh trực tiếp, chia sẻ cùng dòng sản phẩm dịch vụ hoặc thị trường. Theo hướng này có thể chia mô hình M&A thành hai loại nhỏ hơn: i. M&A mở rộng thị trường – diễn ra đối với hai doanh nghiệp bán cùng loại sản phẩm dịch vụ nhưng ở những thị trường khác nhau; ii. M&A mở rộng sản phẩm dịch vụ - diễn ra đối với hai doanh nghiệp bán sản phẩm dịch vụ khác nhau nhưng có liên quan đến nhau trong cùng một thị trường. 2.2. Mô hình M&A chiều dọc Mô hình này diễn ra đối với các doanh nghiệp trong cùng chuỗi cung ứng. Ví dụ M&A diễn ra giữa một ngân hàng với doanh nghiệp hoạt động trong ngành bảo hiểm. 2.3. Mô hình M&A hỗn hợp Mô hình này diễn ra giữa các doanh nghiệp không có cùng lĩnh vực kinh doanh để nhằm đa dạng hóa hoạt động kinh doanh theo cả hai hướng ngang và dọc. Ví dụ một công ty công nghệ của Đài Loan (CX Technology) đã mua 49% cổ phần của công ty chứng khoán Âu Lạc. 18
  19. Khoá luận tốt nghiệp IV- Nguyên tắc cơ bản để tiến hành M&A Nguyên tắc cơ bản đằng sau việc quyết định mua lại hoặc sáp nhập với một doanh nghiệp khác là phải tạo ra được giá trị cổ đông lớn hơn tổng giá trị hiện tại của hai doanh nghiệp khi còn đứng riêng rẽ. Đây là nguyên nhân căn bản để tiến hành M&A. Những doanh nghiệp mạnh mua lại doanh nghiệp khác nhằm tạo ra một doanh nghiệp mới với năng lực cạnh tranh cao hơn, đạt hiệu quả về chi phí, chiếm lĩnh thị phần lớn hơn, đạt hiệu quả vận hành cao. Những điều này tạo thành lợi ích kỳ vọng thuyết phục các doanh nghiệp khác chấp nhận để mình bị mua lại. Một số vấn đề mang tính nguyên tắc khi thực hiện quá trình M&A là: 1. Những phƣơng thức định giá doanh nghiệp mục tiêu và tác động của việc xem xét tài chính đến việc định giá Không có một phương thức định giá đại trà nào phù hợp cho mọi trường hợp M&A, vì mỗi một doanh nghiệp mục tiêu đều có những đặc điểm riêng cần xem xét. Thông thường người ta áp dụng nhiều kỹ thuật đánh giá khác nhau và so sánh các kết quả để tìm ra các yếu tố làm tăng thêm hoặc giảm giá trị doanh nghiệp. Ngoài việc định giá doanh nghiệp mục tiêu khi đứng độc lập, còn phải định giá doanh nghiệp trong tổng thể doanh nghiệp sau khi sáp nhập hoặc mua lại. Do phần lớn các thương vụ M&A được kỳ vọng để hợp lực cùng công ty mẹ nên thường áp dụng phương thức khấu trừ dòng vốn, cho phép tính đến các lợi ích tương lai mà người mua nhận được. Tuy vậy, cần bổ sung thêm các kỹ thuật định giá khác để có được đầy đủ giá trị của doanh nghiệp mục tiêu, như: bản phân tích so sánh trong cùng một ngành nghề, chi phí thay thế hay chi phí cần có để có thể bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh tương tự như doanh nghiệp mục tiêu. Giá thực tế mà người mua phải trả là một hàm số của kỹ năng đàm phán, những rủi ro hay lợi ích từ việc mua doanh nghiệp đem lại, phụ thuộc chủ yếu vào từng nhà đầu tư. Khi 19
  20. Khoá luận tốt nghiệp xem xét tình hình tài chính của doanh nghiệp mục tiêu, cần chú ý phát hiện các vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến các yếu tố định giá, làm ảnh hưởng đến giá trị của doanh nghiệp mục tiêu. 2. Khi mua lại một doanh nghiệp mà việc định giá tài sản phải do một cơ quan định giá đƣợc uỷ quyền thực hiện Việc định giá do các chuyên gia đảm nhận nhằm tránh thất thoát tài sản mà chủ sở hữu có thể không nắm được chính xác (như trường hợp bán doanh nghiệp của Nhà nước) do không phản ảnh đúng giá trị kinh tế của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các phương pháp định giá tài sản doanh nghiệp được các chuyên gia sử dụng lại thường có các mức giá trị cao giả tạo, nên người mua phải so sánh giá trị doanh nghiệp mục tiêu với giá trị của doanh nghiệp riêng của mình để xem thương vụ có khả thi về mặt kinh tế hay không. Việc xem xét phải thực hiện trước khi các chuyên gia định giá tiến hành. Điều này có vai trò quan trọng để phát hiện các yếu tố tác động đến việc định giá của chuyên gia và đưa ra các bằng chứng cho các chuyên gia, nhằm tác động đến việc định giá doanh nghiệp. 3. Hạn chế tối đa sự trùng lặp giữa việc xem xét các khía cạnh pháp lý với việc xem xét các khía cạnh tài chính trƣớc đàm phán M&A Trong thực tế có một số lĩnh vực đòi hỏi phải xem xét cả khía cạnh pháp lý lẫn tài chính, vì nếu tách riêng chúng thì có thể sẽ có những kết luận khác nhau. ở một số lĩnh vực khác, việc phân chia nhiệm vụ chính và phụ cho các chuyên gia tài chính và pháp lý cũng là cách hữu hiệu để tránh chồng chéo, trùng lắp. Các chuyên gia nghiên cứu phải đảm bảo rằng, tất cả các kết quả điều tra đều phải được trao đổi kịp thời trong nhóm làm việc. Để quá trình điều tra trước đàm phán thành công đòi hỏi phải có sự phối hợp của một nhóm công tác, gồm người mua và các chuyên gia. Tốt nhất là có một người làm chủ nhiệm dự án, để điều phối chung quá trình điều tra, nhằm giảm tối đa sự chồng chéo công việc 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1