Luận văn “Bàn về thuế giá trị gia tăng và hạch toán thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam hiện nay”
lượt xem 54
download
Thuế _ Một trong những công cụ kinh tế sắc bén, nó là một khoản thu ngân sách chủ yếu để đảm bảo các nhu cầu chi tiêu cho các mục đích phát triển nền kinh tế xã hội của một Quốc gia.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn “Bàn về thuế giá trị gia tăng và hạch toán thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam hiện nay”
- §Ò ¸n chuyªn ngμnh Luận Văn Đề Tài: Bàn về thuế giá trị gia tăng và hạch toán thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam hiện nay. 1
- §Ò ¸n chuyªn ngμnh Mục lục phần 1. Những lý luận cơ bản về thuế GTGT và hạch toán thuế GTGT ................................................................... 4 I. lịch sử hình thành và phát triển của thuế GTGT ................................................................................................ 4 1. Trên thế giới ........................................................................................................................................................ 4 2. Tại Việt Nam ....................................................................................................................................................... 4 II. Lý thuyết áp dụng thuế GTGT ................................................................................................................................ 4 1. Một số vấn đề đặt ra trong quá trình áp dụng thuế GTGT ................................................................................... 4 1.1.Về vấn đề lựa chọn phương pháp tính thuế ....................................................................................................... 4 1.3. Về vấn đề miễn,giảm thuế GTGT..................................................................................................................... 5 2. Những ưu điểm của thuế GTGT .......................................................................................................................... 6 3. Những nguyên tắc cần quán triệt khi thiết kế thuế GTGT ................................................................................... 6 III. Thuế GTGT áp dụng tại Việt Nam ........................................................................................................................ 6 1. Khái niệm thuế GTGT ......................................................................................................................................... 7 2. Đối tượng nộp thuế GTGT .................................................................................................................................. 8 3. Đối tượng chịu thuế GTGT ................................................................................................................................. 8 4. Đối tượng không thuộc diện chịu thuế GTGT ..................................................................................................... 8 5. Căn cứ tính thuế: ................................................................................................................................................. 9 5.1. Giá tính thuế: .................................................................................................................................................... 9 5.2. Thuế suất thuế GTGT. ..................................................................................................................................... 9 6. Phương pháp tính thuế GTGT ............................................................................................................................. 9 6.1. Phương pháp khấu trừ thuế ............................................................................................................................... 9 6.2 Phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp trên GTGT ........................................................................................ 10 2. Tài khoản sử dụng: ............................................................................................................................................ 11 3.Phương pháp hạch toán thuế GTGT ................................................................................................................... 12 3.1- Đối với các doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế................................................. 12 3.2. Đối với các doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, ....................................................... 15 kết luận ...................................................................................................................................................................... 23 2
- §Ò ¸n chuyªn ngμnh Lời nói đầu Ngày nay, trong xu thế chung của thời đại _ “ khu vực hoá” và “Toàn cầu hoá”; để hội nhập và phát triển Việt Nam không ngừng đẩy mạnh công nghiệp hoá_Hiện đại hoá đất nước, đổi mới toàn diện nền kinh tế và tích cực tìm kiếm những chính sách, những công cụ kinh tế quan trọng. Thuế _ Một trong những công cụ kinh tế sắc bén, nó là một khoản thu ngân sách chủ yếu để đảm bảo các nhu cầu chi tiêu cho các mục đích phát triển nền kinh tế xã hội của một Quốc gia. Đối với nước ta hiện nay và trong những năm sau này, thuế phải tiếp tục trở thành công cụ tài chính quan trọng giúp Nhà nước điều hành quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Một chính sách thuế đúng đắn, thống nhất sẽ đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế, góp phần xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý. Mặt khác thuế góp phần tích cực vào việc đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế Đất nước cũng như đảm bảo công bằng xã hội. Luật thuế GTGT thay thế luật thuế doanh thu đã lỗi thời không còn phù hợp với tình hình kinh tế mở cửa hiện nay, được bắt đầu áp dụng từ ngày 1/1/ 1999 tại Việt Nam, đến nay đã được hơn 5 năm. Đây là một luật thuế tiên tiến và có nhiều ưu điểm. Trên thực tế việc áp dụng luật thuế này đã mang lại tác động tích cực đến nền kinh tế song cũng đã_ đang và sẽ gây ra một số những xáo trộn trong nền kinh tế, làm phát sinh nhiều vấn đề bất hợp lý trong công tác quản lý thuế của nhà nước cũng như hạch toán kế toán thuế ở các doanh nghiệp hiện nay. Việc gian lận thuế GTGT ngày càng được tổ chức tinh vi, có hệ thống. Số liệu gần đây cho thấy việc hoàn thuế khống lên đến hàng trăm tỷ đồng nhằm “rút ruột” của ngân sách nhà nước làm mất công bằng trong nghĩa vụ thuế của các doanh nghiệp. Nguyên nhân dẫn đến hành vi gian lận thuế do Luật thuế GTGT và các văn bản dưới luật còn nhiều bất cập so với tình hình thực tế. Xuất phát từ nhận thức trên em mạnh dạn chọn nghiên cứu đề tài “Bàn về thuế giá trị gia tăng và hạch toán thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam hiện nay”. Do giới hạn về mặt thời gian, hiểu biết còn hạn chế và các điều kiện khách quan khác nên bài viết này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo. Em chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Hữu Đồng đã nhiệt tình hướng dẫn giúp em hoàn thành đề án này. 3
- §Ò ¸n chuyªn ngμnh Nội dung phần 1. Những lý luận cơ bản về thuế GTGT và hạch toán thuế GTGT I. lịch sử hình thành và phát triển của thuế GTGT 1. Trên thế giới Cách đây khoảng 50 năm, vào năm 1954, nước Pháp áp dụng thí điểm một loại thuế mà người Pháp gọi là La taxesur la valeur ajoutée,gọi là TVA,còn người Mỹ gọi là Valuedaded tax (viết tắt là VAT) gọi tắt là giá trị gia tăng,tạm dịch ra Tiếng Việt là thuế trị giá tăng thêm hay thuế giá trị gia tăng,có người còn gọi là thuế doanh thu có khấu trừ ở khâu trước.Chỉ một năm sau,TAV đã áp dụng chính thức tại Pháp để thay thế thuế sản xuất và một vài sắc thuế gián thu khác.Ngày nay các quốc gia thuộc khối Liên minh châu Âu(EU) và một số cường quốc kinh tế phát triển(như Đức,Nhật,Canada) đã chính thức thực thi thuế TVA tại đất nước mình.Thuế GTGT ngày nay đã được áp dụng ở trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ 2. Tại Việt Nam Chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường địmh hướng XHCN,Đảng và Nhà nước ta đang thực hiện những đường lối đổi mớichính sách kinh tế,đẩy mạnh công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước,tiến tới xu hướng toàn cầu hóa.Vì thế thuế doanh thu không còn phù hợp nữa và cần được thay thế bằng một loại thuế mới hiện đại đã được áp dụng ở hầu hết các nước phát triển trên thế giới là thuế GTGT. Ngày 05-07-1993,theo quyết định số 486TC/QĐ/BTC của Bộ tài chính,thực hiện thí điểm thuế GTGT ở một số doanh nghiệp quốc doanh thuộc các ngành có quá trình chuyển từ sản xuất đến tiêu dùng thường xuyên phải trải qua nhiều công đoạn(như sản xuất ximăng,sản xuất sợi,dệt,sản xuấtđường). Có tất cả 11 doanh nghiệp đăng kí và thực hiện thí điểm.Tiếp theo,Nhà nước liên tục thực hiện cải cách thuế bước 1(1990-1996) và cải cải cách thuế bước 2. Sau một thời gian tổ chức triển khai thực hiện luật thuế GTGT,tại kỳ họp Quốc hội khoá IX kỳ họp thứ 11 dự thảo luật thuế GTGT đã được thông qua Dưới sự chỉ đạo của chính phủ, cá ban soạn thảo đã tích cực chuẩn bị các văn bản hướng dẫn thi hành luật thuế. Đến ngày 31-12-1998 (trước ngày luật thuế GTGT có hiệu lực thi hành) về cơ bản đã có đủ cá văn bản hướng dẫn thực hiện luật thuế này. Ngày 1-1-1999 tại Việt Nam,luật thuế GTGT chính thức được áp dụng trên toàn quốc theo Nghị định số18/1998/NĐ-CP ngày 11-5-98 và thông tư số 89/1998/TT- BTC. II. Lý thuyết áp dụng thuế GTGT 1. Một số vấn đề đặt ra trong quá trình áp dụng thuế GTGT 1.1.Về vấn đề lựa chọn phương pháp tính thuế ở Việt Nam dùng 2 phương pháp, đó là phương pháp trực tiếp và phương pháp khấu trừ thuế.Theo Nghị định của Chính phủ số 158/2003/NĐ-CP ngày 10-12-2003 sửa đổi bổ sung một số điều luật thuế GTGT số 01/2003/QH11 4
- §Ò ¸n chuyªn ngμnh ngày 17-06-2003 quy định: * Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng chỉ áp dụng đối với các đối tượng sau: - Cá nhân sản xuất,kinh doanh là người Việt Nam và tổ chức ,cá nhân nước ngoài kinh doanh ở Việt Nam không theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện về kế toán,hoá đơn,chứng từ để làm căn cứ tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế. - Cơ sở kinh doanh mua,bán vàng bạc,đá quý,ngoại tệ thuộc đối tượng được áp dụng tính thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng.Trường hợp cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế có hoạt động kinh doanh mua,bán vàng bạc,đá quý,ngoại tệ thì được tính và kê khai thuế phải được nộp riêng đối với hoạt động kinh doanh mua,bán vàng bạc,đá quý,ngoại tệ theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng. * Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với các cơ sở kinh doanh,trừ các đối tượng áp dụng phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng theo quy định trên. 1.2. Về vấn đề lựa chọn số lượng thuế suất của thuế GTGT Theo quy định hiện nay,có ba mức thuế suất thuế GTGT được áp dụng(0%,5%,10%).Căn cứ vào mức thuế suất quy định tại Điều 7 của luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT số 07/2003/QH 11 ngày17-06- 2003, Bộ tài chính hướng dẫn nguyên tắc xác định thuế suất của hàng hoá, dịch vụ: Thuế suất thuế GTGT được áp dụng thống nhất ở các khâu: nhập khẩu,sản xuất,kinh doanh thương mại. Trường hợp thuế suất thuế GTGT do cơ quan hải quan tính thuế đối với hàng hoá nhập khẩu theo danh mục hàng hoá nhập khẩu khác với mức thuế suất thuế GTGT quy định tại Thông tư hướng dẫn thi hành về thuế GTGT thì cơ sở kinh doanh khi tiêu thụ nội địa phải tính thuế theo đúng mức, thuế suất thuế quy định tại thông tư được xác định theo nguyên tắc loại trừ : hàng hoá không quy định cụ thể trong nhóm thuế suất 5% thì áp dụng thuế suất 10%. 1.3. Về vấn đề miễn,giảm thuế GTGT Điều 28 Luật thuế GTGT quy định những cơ sở sản xuất, xây dựng, vận tải phải nộp thuế GTGT cao hơn thuế doanh thu trong những năm đầu mà bị thua lỗ thì được xét giảm thuế trong từng năm dương lịch. Mức xét giảm thuế GTGT tương ứng với lỗ của năm xét giảm thuế, nhưng tối đa không quá 50% số thuế GTGT phải nộp. 5
- §Ò ¸n chuyªn ngμnh 2. Những ưu điểm của thuế GTGT Thuế GTGT chỉ đánh vào giá trị tăng thêm của sản phẩm ở từng khâu sản xuất và lưu thông. Nó có khấu trừ thuế ở các giai đoạn trước do đó tránh được tính trùng lặp trong hoạt động thu thuế Thuế GTGT là một khoản thu cộng thêm vào giá nên chỉ đánh vào người tiêu dùng cuối cùng,không đánh vào tài sản đầu tư, do đó thật sự khuyến khích đầu tư, sản xuất phát triển. Thuế GTGT thật sự khuyến khích xuất khẩu vì hàng hoá xuất khẩu không những phải nộp thuế GTGT mà còn được hoàn trả thuế đầu vào. Thuế GTGT góp phần bảo hộ hàng hoá sản xuất trong nước thông qua đánh thuế vào hàng hoá nhập khẩu. Thuế GTGT hạn chế được tình trạng thất thu thuế vì thu tập trung ngay từ đầu,thu thuế ở khâu sau và còn kiểm tra được việc nộp thuế ở khâu trước.Hơn nữa thuế GTGT có ít mức thuế suất hơn thuế doanh thu, nên có phần đơn giản,rõ ràng và dễ thực hiện hơn. Thông qua thuế GTGT tính dân chủ đã được tăng cường,nó góp phần nâng cao ý thức và tạo nề nếp trong việc mở sổ sách kế toán và lưu giữ chứng từ, hoá đơn của các doanh nghiệp. 3. Những nguyên tắc cần quán triệt khi thiết kế thuế GTGT Phải có kế hoạch cụ thể chi tiết triển khai thuế GTGT , phải có đủ thời gian chuẩn bị triển khai, công tác tuyên truyền phải thật tốt, làm cho đối tượng nộp thuế hiểu rõ một cách thấu đáo về thuế này. Tính đơn giản, chỉ nên áp dụng một hoặc hai mức thuế suất, trong đó có mức 0%. Đào tạo, huấn luyện cán bộ thuế thực hiện thuế GTGT Sử dụng máy vi tính. Thiết kế, xây dựng quy trình nghiệp vụ mới, Xây dựng sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ. III. Thuế GTGT áp dụng tại Việt Nam Như một sự kiện lớn trong lịch sử tài chính,việc triển khai áp dụng thuế GTGT thay thuế doanh thu là một điểm mốc đánh dấu bước ngoặt mới trong quá trình cải cách thuế ở Việt Nam. Thuế GTGT do có sự tách bạch giữa khâu trước và khâu sau trong quy trình lưu thông hàng hoá,dịch vụ nên không còn xẩy ra tình trạng đánh thuế trùng lặp,thuế chồng thuế.Số thuế phát sinh độc lập với độ dài của quy trình sản xuất.Để thấy rõ,ta xem xét ví dụ thuế này: Như chúng ta đã biết một sản phẩm phải trải qua nhiều giai đoạn trước khi đến tay người tiêu dùng,nếu áp dụng thuế doanh thu thì tổng số thuế phải nộp sẽ quá nặng và vô lý vì do nhiều khoản thuế chồng thuế, giả sử: Khâu 1: Nhà máy dệt A tạo ra một mét vải, bán với giá 10.000 đ/mét, 6
- §Ò ¸n chuyªn ngμnh thuế suất thuế doanh thu là 6%, Khâu 2: công ty may B mua về,chế biến thành áo và đem bán cho công ty thương nghiệp với giá 16.000 đ , thuế suất nghành may là 6%, Khâu 3: công ty thương nghiệp bán lẻ cho người tiêu dùng với giá 20.000đ, thuế suất nghành thương nghiệp : 6%, Thuế doanh thu mà các đơn vị phải nộp như sau: - Nhà máy dệt A : 6% * 10.000đ/mét = 600đ/mét, - Công ty may B : 6% * 16.000đ/mét = 960đ/mét, - Công ty thương nghiệp : 6% * 20.000đ/mét = 1.200đ/mét, Vậy là qua ba giai đoạn, một cái áo đã phải chịu thuế là 2.760đ,và nếu càng qua nhiều giai đoạn thì thuế sẽ còn tăng thêm nữa.Đặc điểm của thuế doanh thu là nó nằm trong giá bán,rồi thuế suất lại đánh lên chính giá bán đã có thuế doanh thu . Do đó , 600đ thuế của nhà máy A nằm trong 10.000đ; 960đ thuế của công ty B nằm trong 16.000đ; 1.200đ thuế của công ty thương nghiệp nằm trong 20.000đ. Số tiền thuế 960 đ ở khâu may đánh lên cả 600đ ở khâu dệt, rồi 1.200đ khâu thương nghiệp đánh lên cả 960đ thuế ở khâu may lẫn 600đ thuế ở khâu dệt. Như vậy, với cơ chế tính thuế kiểu đó, thuế ở khâu sau đánh chồng lên thuế ở khâu trước, làm phát sinh hiện tượng thuế chồng lên thuế. Vì vậy thuế suất đúng ra chỉ là 6%, nhưng qua ba giai đoạn, mức thuế suất đã lên đến 13,8% (2.760/20.000). Ngược lại, trong thuế GTGT, hiện tượng này được khắc phục bởi thuế này không đánh trên toàn bộ giá bán của hàng hoá, mà chỉ đánh vào những phần giá trị chưa từng bị đánh thuế. Trong ví dụ của chúng ta, 10.000đ do nhà máy dệt tạo ra đã nộp 600đ, nên khi chuyển sang khâu may, 10.000đ này không phải chịu thuế lần nữa, chỉ có phần giá trị tăng thêm ngoài nó(tức là phần giá trị 6.000đ do công ty may tạo ra) là chưa chịu thuế. Nếu đánh vào công ty may, chỉ nên đánh vào giá trị mới sáng tạo ra mà thôi : 6% * 6.000đ = 360đ và khi đến tay người tiêu dùng, tổng số thuế phải nộp là : 6% * 20.000đ = 1.200đ. Qua phân tích trên ta có thể hiểu rõ vì sao phải thay thế thuế doanh thu bằng thuế GTGT , đó là một quyết định đúng đắn và phù hợp, tạo nên mặt bằng cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp cùng hạng với nhau, thúc đẩy các doanh nghiệp tích cực tổ chức, cơ cấu lại bộ máy quản lý và dây chuyền công nghiệp, nâng cao chất lượng sản phẩm, khuyến khích xuất khẩu, đầu tư và tăng cường công tác hạch toán kế toán bằng việc dùng biện pháp kinh tế để thúc đẩy người mua và người bán, thực hiện tốt chế độ hoá đơn chứng từ. 1. Khái niệm thuế GTGT Theo điều 1 của luật sửa đổi và bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT số 07/2003/QH 11 ngày 17- 06- 2003 của nước CHXHCN Việt Nam có hiệu lực từ ngày 01- 01- 2004 có nêu rõ khái niệm về thuế GTGT như sau: 7
- §Ò ¸n chuyªn ngμnh "Thuế GTGT là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất,lưu thông đến người tiêu dùng ". 2. Đối tượng nộp thuế GTGT Đối tượng nộp thuế GTGT là các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt nghành nghề, hình thức tổ chức kinh doanh(sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và các tổ chức, cá nhân khác có nhập khẩu hàng hoá, mua dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng từ nước ngoài(sau đây gọi là người nhập khẩu). 3. Đối tượng chịu thuế GTGT Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng là hàng hoá,dịch vụ(kể cả dich vụ mua của tổ chức,cá nhân ở nước ngoài) dùng cho sản xuât, kinh doanh va tiêu dùng ở Việt Nam,trừ các đối tượngquy định tại điều 4 của Nghị định 158/2003/ NĐ- CP. 4. Đối tượng không thuộc diện chịu thuế GTGT Tất cả những đối tượng thuộc quy định tại điều 4 luật thuế GTGT như : sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, sản phẩm muối, sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng, hay dịch vụ y tế, dạy học, dạy nghề. Hiện nay, với nghị định của Chính phủ mới ban hành số 158/2003/ NĐ- CP thì đối tượng không chịu thuế GTGT được bổ sung đối với : - Sản phẩm thuỷ, hải sản do các tổ chức, cá nhân trực tiếp đánh bắt bán ra, chưa qua chế biến thành các sản phẩm khác hoặc mới qua sơ chế thông thường - Thiết bị máy móc,vật tư, phương tiện vận tải thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để sử dụng trực tiếp vào nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. -Dịch vụ chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá; bán tài sản đảm bảo tiền vay để thu hồi nợ của các tổ chức tài chính tín dụng. - Sách khoa học-kĩ thuật ( bao gồm cả sách tham khảo dùng cho giáo viên và học sinh phù hợp với nội dung chương trình giáo dục) ; các loại sách, báo, tạp chí, bản tin chuyên ngành, sách chính trị, sách giáo khoa dưới dạng dữ liệu điện tử. - Vận chuyển hành khách công cộng bằng xe điện. - Dịch vụ, bưu chính viễn thông và Internet phổ cập theo chương trình của Chính phủ . - Sản phẩm là bộ phận nhân tạo dùng để thay thế cho bộ phận của người bệnh: nạng, xe lăn và dụng cụ chuyên dùng khác cho người tàn tật. - Đối với hàng hoá, dịch vụ cung ứng trực tiếp cho vận tải quốc tế chỉ bao gồm: cung ứng nhiên liệu, nguyên vật liệu, phụ tùng, nước và các loại thực phẩm, suất ăn phục vụ hành khách, dịch vụ vệ sinh cho tàu biển, máy bay, tàu hoả quốc tế ( không bao gồm dịch vụ bốc xếp hàng hoá xuất khẩu). - Đối với dịch vụ vận tải nếu cơ sở làm dịch vụ vận tải kí hợp đồng vận chuyển hàng hoá ra nước ngoài nhưng không trực tiếp vận chuyển mà thuê các cơ sở khác vận chuyển thì doanh thu dịch vụ vận tải tính trên doanh thu thực thu của khách 8
- §Ò ¸n chuyªn ngμnh hàng, không phân biệt vận tải có doanh thu nội địa hay vận tải quốc tế thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. 5. Căn cứ tính thuế: Căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế và thuế suất. 5.1. Giá tính thuế: - Đối với hàng hoá, dịch vụ sản suất trong nước, giá tính thuế GTGT: Nếu là hàng hoá, dịch vụ chịu thuế TTĐB thì giá tính thuế là giá đã có thuế TTĐB. - Đối với hàng hoá nhập khẩu, giá tính thuế là giá nhập khẩu (giá CIF) cộng với thuế nhập khẩu. - Đối với hàng hoá bán theo phương thức trả góp, giá tính thuế GTGT là giá bán của hàng hoá tính theo giá bán trả một lần không tính theo số tiền trả từng kì. - Đối với hoạt động gia công hàng hoá, giá tính thuế GTGT là giá gia công. Các trường hợp khác như: hàng hoá mang trao đổi, tặng biếu, sử dụng tiêu dùng nội bộ, giá tính thuế GTGT là giá tính thuế của hàng hoá cùng loại tương đối với hoạt động cho thuê tài sản, giá tính thuế là số tiền thu từng kỳ. Giá tính thuế GTGT đối với các hàng hoà, dịch vụ quy định bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng. 5.2. Thuế suất thuế GTGT. Mức thuế suất 0% đối với ; hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, kể cả hàng gia công xuất khẩu, hàng hoá, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT xuất khẩu. Mức thuế suất 5% đối với các mặt hàng thiết yếu, hiện đang chịu thuế doanh thu với thuế suất thấp như : nước, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc chữa bệnh, thiết bị và dụng cụ y tế, giáo cụ để giảng dạy và học tập, đồ chơi trẻ em, sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi và một số hàng hoá, dịch vụ như : in các loại sản phẩm thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT (trừ in tiền); máy xử lý dữ liệu tự động và các bộ phận, phụ tùng của máy, máy in chuyên dùng cho máy vi tính. Mức thuế suất 10% đối với các hàng hoá, dịch vụ: dầu mỡ, khí đốt, quặng, sản phẩm điện tử, sản phẩm hoá chất, giấy, vải. 6. Phương pháp tính thuế GTGT 6.1. Phương pháp khấu trừ thuế Số thuế GTGT phải nộp = thuế GTGT đầu ra - thuế GTGT đầu vào Trong đó: GTGT;đầu ra = Giá tính thuế của hàng hoá;dịch vụ chịu thuế bán ra x Thuế suất hàng hoá;dịch vụ đó Thuế GTGT đầu vào = tổng số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT mua hàng hoá dịch vụ( bao gồm cả tài sản cố định) dùng cho sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ chịu thuế GTGT. Trường hợp hàng hoá, dịch vụ mua vào là loại dùng chứng từ đặc thù ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì tính ra số thuế GTGT đầu vào như sau: Giá chưa có;thuế GTGT = 9
- §Ò ¸n chuyªn ngμnh Thuế GTGT = Giá chưa có;Thuế GTGT x Thuế suất;thuế GTGT 6.2 Phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp trên GTGT * Đối tượng áp dụng: Là các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ không sử dụng chế độ hoá đơn chứng từ và cơ sở kinh doanh mua bán vàng bạc đá quý. * Xác định số thuế GTGT phải nộp: Số thuế GTGT; phải nộp = GTGT của hàng hoá;dịch vụ chịu thuế x Thuế suất GTGT của;hàng hoá dịch vụ Trong đó GTGT của hàng hoá;dịch vụ = Giá thanh toán;của hàng hoá dịch;vụ bán ra - Giá thanh toán của hàng hoá;dịch vụ mua vào tương ứng Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh bán hàng là số chênh lệch giữa doanh số bán với doang số vật tư mua vào dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Trường hợp cơ sở kinh doanh không hạch toán được doanh số vật tư hàng hoá mua vào tương ứng với số hàng hoá bán ra thì xác định như sau: Giá vốn hàng;bán ra = Doanh số;tổng trong kỳ + Doanh hàng mua vào;Trong kỳ - Doanh số;tồn cuối kỳ IV-Hạch toán thuế GTGT 1.Hệ thống chứng từ sử dụng: Hoá đơn chứng từ là bằng chứng ghi nhận giá trị sản phẩm hàng hoá lưu thông trên thị trường hoặc nội bộ doanh nghiệp. Hoá đơn chứng từ phản ánh đúng là hồ sơ hạch toán, kế toán tin cậy phản ánh đúng chi phí sản xuất kinh doanh. Hoá đơn chứng từ phản ánh sai lệch giá cả làm cho việc hạch toán kế toán không chính xác, gây tác hại tiêu cực cho hoạt động sản xuất kinh doanh, cho người tiêu dùng, làm thất thu ngân sách Nhà nước. Để thực kế hoạch thuế GTGT, các cơ sở kinh doanh phải thực hiện chế độ hoá đơn chứng từ theo quy định hiện hành của Bộ tài chính. Dưới đây là một số hoá đơn, chứng từ liên quan: Hoá đơn giá trị gia tăng : Các cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế khi bán hàng hoá, dịch vụ phải sử dụng "hoá đơn GTGT" do Bộ tài chính phát hành (trừ trường hợp được dùng chứng từ ghi giá thanh toán là có thuế GTGT). Khi lập hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ cơ sở kinh doanh phải ghi đầy đủ các yếu tố quy định và ghi rõ: giá bán(chưa thuế), các phụ thu và tính ngoài giá bán (nếu có), thuế GTGT và tổng giá thanh toán. Hoá đơn bán hàng: Do Bộ tài chính phát hành, được sử dụng ở các cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp và khi lập hoá đơn cơ sở kinh doanh cũng phải ghi đầy đủ, đúng các yếu tố quy định và ghi rõ giá bán, các phụ thu (nếu có) và tổng giá thanh toán. 10
- §Ò ¸n chuyªn ngμnh Hoá đơn tự in, chứng từ đặc thù : Các hóa đơn này muốn được sử dụng phải đăng ký với Bộ tài chính (Tổng cục thuế) và chỉ được sử dụng sau khi được chấp nhận bằng văn bản. Loại hoá đơn nàycũng phải đảm bảo phán ánh đầy đủ các thông tin quy định của hoá đơn, chứng từ. Với các chứng từ đặc thù như tem bưu điện, vé máy bay, vé xổ số giá trên vé là đã có thuế GTGT. Bảng kê bán lẻ hàng hoá, dịch vụ: trường hợp này được áp dụng đối với cơ sở kinh doanh trực tiếp cung ứng, dịch vụ hàng hoá cho người tiêu dùngkhông thuộc diện phải lập hoá đơn bán hàng thì phải lập bảng kê bán lẻ hàng hoá, dịch vụ theo mẫu quy định. Bảng kê thu mua nông sản, lâm sản, thuỷ sản của người trực tiếp sản xuất: trường hợp này được áp dụng đối với các cơ sở sản xuất, chế biến mua hàng hoá là các mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản của sản xuất trực tiếp bán ra thì phải lập"Bảng kê thu mua hàng nông sản, lâm sản, thuỷ sản của người sản xuất trực tiếp " theo mẫu quy định. 2. Tài khoản sử dụng: *Tài khoản 133: Thuế GTGT được khấu trừ Tài khoản này dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ. - Kết cấu: Bên nợ: + Số thuế GTGT đầu vào Bên có: + Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ + Số thuế GTGT của hàng mua được hưởng chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua hoặc hàng mua trả lại người bán, + Số thuế GTGT đầu vào được hoàn lại. Dư nợ: Số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ, hoàn lại. - Tài khoản 133 có 2 tài khoản cấp 2: + Tài khoản 1331: Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá , dịch vụ + Tài khoản 1332: Thuế GTGT được khấu trừ của tài sản cố định. * Tài khoản 3331: Thuế GTGT phải nộp. Tài khoản này dùng để phản ánh số thuế GTGT được miên giảm, số thuế GTGT phải nộp - Kết cấu: Bên nợ: + Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ + Số thuế GTGT được giảm trừ vào số thuế GTGT phải nộp + Số thuế GTGT đã nộp vào ngân sách nhà nước + Số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại. Bên có: + Số thuế GTGT đầu ra phải nộp của hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ + Số thuế GTGT đầu ra phải nộp của hàng hoá, dịch vụ để trao đổi, biếu tặng,sử dụng nội bộ. 11
- §Ò ¸n chuyªn ngμnh + Số thuế GTGT phải nộp của thu nhập hoạt động tài chính, thu nhập bất thường. + Số thuế GTGT phải nộp của hàng hoá nhập khẩu -Số dư bên có: Số thuế GTGT còn phải nộp cuối kỳ -Số dư bên nợ: Số thuế GTGT đã nộp thừa vào ngân sách. Tài khoản 3331 có 2 tài khoản cấp 3: + Tài khoản 33311: Thuế GTGT đầu ra, dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ, số thuế GTGT của hàng hoá bán ra bị trả lại, bị giảm giá, số thuế GTGT phải nộp, đã nộp, còn phải nộp của hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ tiêu dùng trong kỳ. + Tài khoản 33312: Thuế GTGT của hàng nhập khẩu, dùng để phản ánh số thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp, đã nộp, còn phải nộp vào ngân sách nhà nước. 3.Phương pháp hạch toán thuế GTGT 3.1- Đối với các doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế *Hạch toán thuế GTGT đầu vào: - Khi mua vật tư, hàng hoá, tài sản cố định, dịch vụ dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, căn cứ vào hoá đơn GTGT và các chứng từ liên quan, kế toán phản ánh giá trị vật tư, hàng hoá nhập kho theo giá thực tế bao gồm giá mua chưa có thuế GTGT, chi phí thu mua, vận chuyển, bốc xếp, thuế kho bãi từ nơi mua về đến doanh nghiệp ghi: Nợ TK 152; 153; 156(611): Giá trị thực tế NVL, công cụ, hàng hoá mua vào Nợ TK 211; 213 : Nguyên giá tài sản cố định. Nợ TK 133 : Thuế giá trị gia tăng đầu vào. Có TK 111; 112; 311 :Tổng giá thanh toán. +Khi mua dịch vụ thì tuỳ vào nơi sử dụng mà phản ánh vào chi phí khu vực đó, ta ghi: Nợ TK 627; 641; 642 Nợ TK 133 :Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111; 112; 331: - Khi mua vật tư, hàng hoá, tài sản cố định, dịch vụ dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT nhưng không tách riêng được, ghi: Nợ TK 152; 153; 156; 211; 213; 627; 641; 642: Giá mua chưa có thuế GTGT Nợ TK 133 : Thuế GTGT đầu vào. Có TK 111; 112; 331 : Giá thanh toán 12
- §Ò ¸n chuyªn ngμnh *Cuối kỳ, kế toán tính và xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ trên cơ sở phân bổ theo tỷ lệ doanh thu. Số thuế đầu vào được khấu trừ theo tỉ lệ (%) giữa doanh thu chịu thuế GTGT so với tổng doanh thu trong kỳ: -Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong kỳ: Nợ TK 3331 : Thuế GTGT phải nộp. Có TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ. -Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ trong kỳ: được tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ Nợ TK 632 : Giá vốn hàng bán Có TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ. + Nếu số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ trong kỳ quá lớn thì được phân bổ dần: ta kết chuyển Nợ TK 142 : Chi phí trả trước. Có TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ. +Định kỳ phân bổ ghi: Nợ TK 632 : Giá vốn hàng bán. Có TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ. - Khi nhập khẩu hàng hoá vật tư..kế toán phản ánh: Nợ TK 152; 153; 156; 211; 213: Giá có thuế xuất nhập khẩu. Có TK 3333 : Thuế xuất nhập khẩu. Có TK111; 112; 331 : Thuế GTGT hàng nhập khẩu được tính là: Nợ TK 133 : tính trên giá có thuế xuất nhập khẩu. Có TK 3331(TK 33312) : Thuế GTGT hàng nhập khẩu. +Nếu hàng hoá nhập khẩu dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá dịch vụ không chịu thuế GTGT hoặc nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc dùng vào hoạt động sự nghiệp, chương trình, dự án, hoạt động văn hoá, phúc lợi ghi: Nợ TK 152; 156; 211 : Giá mua cả thuế nhập khẩu, thuế VAT Có TK 111; 112; 331 : Giá mua ngoài thuế. Có TK 3333 : thuế xuất, nhập khẩu. Có TK 3331(TK 33312): Thuế GTGT của hàng nhập khẩu. -Khi mua hàng hoá giao bán ngay(thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế) cho khách hàng không qua nhập kho, ghi: Nợ TK 632: Giá mua chưa có thuế GTGT đầu vào. Nợ TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ. Có TK 111; 112; 331 : Tổng giá thanh toán. - Khi mua vật tư, hàng hoá, tài sản cố định, dịch vụ dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ, không chịu thuế GTGT hoặc dùng vào hoạt động sự nghiệp, dự án, hoạt động văn hoá, phúc lợi thì giá trị vật tư hàng hoá, dịch vụ mua 13
- §Ò ¸n chuyªn ngμnh ngoài bao gồm tổng số tiền phải thanh toán cho người trả(giá cả thuế) và chi phí thu mua, vận chuyển ,ghi: Nợ TK 152; 153; 211 : Giá bao gồm cả thuế GTGT Có TK 111; 112; 331: -Khi mua hàng phải trả lại(thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế), căn cứ vào chứng từ xuất hàng trả lại cho bên bán và các chứng từ liên quan, ghi : Nợ TK 111; 112; 331 : giá thanh toán. Có TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ. Có TK 152; 153; 156; 211; 213 : Giá mua chưa có thuế GTGT. -Khi dịch vụ có chứng từ đặc thù thì ta tính ra số thuế GTGT phải nộp rồi ghi: Nợ TK 152; 153; 211; 627; 641; 642: Nợ TK 133 Có TK 111; 112; 331; 311 : *Hạch toán thuế GTGT đầu ra: -Khi bán hàng hoá dịch vụ, căn cứ vào hoá đơn GTGT và các tem vé đặc thù để xác định số thuế GTGT đầu ra: Nợ TK 111; 112; 131; 136 : Tổng giá thanh toán. Có TK 3331 : Thuế GTGT đầu ra. Có TK 511; 512; 515; 711 : Giá chưa có thuế GTGT. -Trường hợp bán hàng theo phương pháp trả góp, thuế GTGT là thuế GTGT tính trên giá bán trả một lần, ghi: Nợ TK 111; 112 : Số tiền trả lần đầu. Nợ TK 131 : Số tiền trả góp. Có TK 3331: Thuế GTGT . Có TK 151 : Doanh thu bán hàng (ngoài thuế). Có TK 3387 : Lãi bán hàng trả chậm( doanh thu chưa thực hiện). - Khi bán hàng cho khách hàng hưởng chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán hoặc hàng bán bị trả lại thì ta ghi: Nợ TK 521; 531; 532 Nợ TK 3331 : Số thuế GTGT tính trên các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán hoặc hàng bán bị trả. Có TK 111; 112; 131 - Cuối tháng so sánh số thuế GTGT đầu vào với số thuế GTGT đầu ra, để xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ: Nợ TK 3331 : Số thuế GTGT được khấu trừ Có TK 133 - Khi được hoàn thuế, kế toán ghi: Nợ TK 111; 112; 3331 Có TK 711 14
- §Ò ¸n chuyªn ngμnh 3.2. Đối với các doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, - Nếu doanh nghiệp mua hàng hoá chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế để sản xuất hàng hoá chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì giá của vật tư hàng hoá là giá có thuế GTGT: Nợ TK 152; 153; 155; 211 : Giá có thuế GTGT. Có TK 111; 112; 331. - Khi bán hàng hoá, dịch vụ, giá bán là giá thanh toán Nợ TK 111; 112; 131 Có TK 511; 512; 515 - Cuối tháng căn cứ vào việc tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp, ta ghi sổ: Nợ TK 511 Có TK 3331 - Khi nộp thuế cho nhà nước: Nợ TK 3331 Có TK 111; 112. V. Thực tiễn và kinh nghiệm áp dụng thuế GTGT ở một số Nước. Tại một số nước như Canada, Newzeland, Singapo thuế GTGT còn được gọi là thuế hàng hoá và dịch vụ (GST- Goods and services tax). Sự thay thế các loại thuế doanh thu bằng thuế GTGT tại nhiều nước phải trải qua thời gian khá lâu, thường khoảng 5 năm trong đó thời gian hướng dẫn thử nghiệm cho các cá nhân, doanh nghiệp, các tổ chức phi lợi nhuận kéo dài đến 3 năm. Tài liệu hướng dẫn được in ấn cẩn thận, phân phối rộng rãi để mọi người có điều kiện học tập, mỗi đối tượng chịu thuế đều có tài liệu riêng với nhiều thí dụ cụ thể. Kinh nghiệm tại nhiều nước cho thấy việc ấn định thuế suất rất quan trọng với mục tiêu chủ yếu là tạo nguồn thu cho ngân sách. Thuế suất càng thấp và càng ít lại càng dễ cho việc hành thu như Singapo là3%, Canada là 7%, Newzeland là 12,5%. Tất cả mọi nghiệp vụ mua bán hàng hoá và dịch vụ đều phải chịu thuế và các cá nhân doanh nghiệp đều phải đăng kí khai thuế nếu doanh số trong năm cao hơn một mức tối thiểu nào đó (ví dụ là 30000 USD tại Canada). Cá thể hoặc doanh nghiệp có doanh thu duới mức tối thiểu không bắt buộc phải đăng kí nhưng có quyền xin đăng kí để làm quen với cách tính thuế. Mỗi doanh nghiệp khi đăng kí đều có thể được cấp một số thuế GTGT và chi nhánh của doanh nghiệp không được đăng kí riêng, có nghĩa là phải kê khai tổng hợp với hội sở chính. Cá thể và doanh nghiệp cũng được chọn thời kì khai thuế và thời kì này hoàn toàn lệ thuộc vào doanh số: doanh số càng lớn, thời gian càng ngắn. Ví dụ: tại Newzeland, doanh nghiệp có doanh số trong năm cao hơn 24 triệu USD thì thời kì khai thuế là một tháng, dưới 250 nghìn USD doanh nghiệp có thể chọn 1,2 hoặc 6 tháng khai thuế một lần 250000 USD đến 24 triệu USD có thể chọn 1 hoặc 2 tháng. Thời gian dài có thể có lợi về mặt kê khai nhưng sẽ rất phức 15
- §Ò ¸n chuyªn ngμnh tạp cả một thời gian dài hoạt động. Tại Canada, cơ quan thuế sẽ quyết định thời kì khai thuế của các doanh nghiệp cũng dựa vào doanh số. Thời kì khai thuế có thể là một tháng đối với doanh nghiệp có số tiền trên 6 triệu USD và có thể khai hàng tháng hoặc hàng quí. Nếu doanh số từ 500000 USD đến 6 triệu USD, doanh nghiệp có thể chọn hàng tháng, hàng quí hoặc hàng năm. Mọi sự thay đổi của thời kì khai thuế đều phải xin bằng văn bản và phải có văn bản xác nhận của cơ quan thuế. Nói chung sau khi đã xác định thời kì tính thuế, các doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm chỉnh. Trễ hẹn sẽ bị phạt theo một tỷ lệ luỹ tiến. Thuế được thanh toán bằng séc chuyển khoản hoặc trả bằng tiền mặt nơi thu thuế kèm bảng kê khai thuế. Trong việc áp dụng thuế GTGT, một hệ thống kế toán hoàn chỉnh, thống nhất là yếu tố quyết định. Với một hệ thống kế toán như các nước Canada, Newzeland mà họ vẫn phải loại ra một số dịch vụ như ngân hàng, tài chính và bảo hiểm vì cho rằng các loại dịch vụ này rất phức tạp, không thể hạch toán đầy đủ được. Mặc dù thuế GTGT có rất nhiều ưu điểm, được xem là một sắc thuế tiên tiến nhất hiện nay, nhưng cũng có nhiều nước không áp dụng, ví dụ như Mỹ, một cường quốc kinh tế trên thế giới. Taị sao Mỹ không áp dụng thuế GTGT? Đây là câu hỏi của rất nhiều người đặt ra và cũng là một trong những ý kiến chất vấn của các đại biểu Quốc hội khi dự thảo thông qua luật thuế này. Lý do có thể được lý giải ngắn gọn như sau: Hệ thống quản lý thuế của Mỹ có 3 cấp: Liên bang, bang , tỉnh. Ba cấp này hoàn toàn độc lập từ xây dựng chính sách thuế đến tổ chức bộ máy quản lý thuế. Mỗi bang có luật thuế doanh thu hàng bán lẻ riêng. Thuế này lhác với doanh thu là chỉ thu một lần vào hàng bán lẻ chứ không thu ở từng khâu bán. Do đó loại trừ việc thu trùng. Trường hợp doanh nghiệp vừa bán buôn vừa bán lẻ thì phân biệt thuế doanh thu phải chịu thuế chỉ bằng cách mở sổ kế toán, vì trong sổ sách kế toán nếu là bán buôn phải ghi rõ địa chỉ người mua và mã số kinh doanh, còn nếu bán lẻ thì không phải ghi. Mặt khác, Mỹ đã phát triển hệ thống máy vi tính hoàn hảo, nó cho phép đói chiếu một cách chính xác doanh số bán buôn ( chính là chi phí mua vào của đơn vị kinh doanh) và doanh số bán lẻ (ghi trong hoá đơn bán lẻ cho người tiêu dùng). Như vậy, ta kết luận mục đích cũng là ưu điểm quan trọng nhất của thuế GTGT chính là khắc phục tình trạng thuế chồng thuế của thuế doanh thu, thì thuế doanh thu hàng bán lẻ của Mỹ đã đạt được mục tiêu này. Phần II- những vấn đề về quản lý và hạch toán thuế GTGT ở việt nam-thực trạng và giải pháp. I-Đánh giá quá trình áp dụng thuế GTGT ở việt nam. 16
- §Ò ¸n chuyªn ngμnh 1. Những thành quả đạt được. Thứ nhất: So với thuế doanh thu, thuế GTGT có tác dụng khuyến khích các doanh nghiệp chỉ thực hiện một công đoạn của quá trình sản xuất, tức thúc đẩy chuyên môn hoá sản xuất. Bởi vì tổng số thu thuế GTGT không phụ thuộc vào sự tổ chức và phân chia các chu trình kinh tế, dù cho các khâu của công đoạn sản xuất kinh doanh có tập trung ở một số xí nghiệp hay phân chia cho nhiều xí nghiệp thì tổng số thuế thu được luôn ngang bằng với số thuế tính trên giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng. Và việc sử dụng ít mức thuế suất của thuế GTGT đảm bảo tính trung lập rõ ràng dễ quản lý hơn. Trong khi đó tổng số thuế doanh thu phụ thuộc vào sự tổ chức và phân chia các chu trình kinh tế, điều này có nghĩa là sản phẩm hàng hoá càng trải qua nhiều công đoạn sản xuất, lưu thông thì phải chịu thuế càng cao. Việc thuế doanh thu có tới 11 mức thuế suất (dao động từ 0% đến 30%) dẫn tới việc đánh thuế trùng lặp và gây khó khăn cho việc quản lý của nhà nước. Doanh nghiệp và người tiêu dùng cuối cùng san sẻ gánh năng về thuế doanh thu. Thuế doanh thu là một khoản chi phí của doanh nghiệp và do đó việc tăng giảm thuế suất đều làm giảm khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Còn thuế GTGT, chỉ có người tiêu dùng cuối cùng phải chịu thuế. Thứ hai: Đối với bất kỳ quốc gia nào thì thuế cũng đóng vai trò quan trọng và tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Một khi có được ngân sách dồi dào và ổn định thù nhà nước mới có thể tiến hành những chính sách quan trọng để phát triển đất nước, tăng cường với các quốc gia trên thế giới . Bởi vì ai cũng hiểu điều kiện đầu tiên để thực hiện được mọi chính sách đề ra là phải có ngân sách. Nhưng thực tế chứng minh nếu mức động viên vốn không dựa trên khả năng của nền kinh tế hay nói cách khác mức động viên vốn không hợp lý và tối ưu sẽ dẫn đến việc suy yếu, hạn chế tốc độ tăng trưỏng của đất nước với lý do đó, các loại thuế khác khó có thể đáp ứng được yêu cầu đảm bảo nguồn thu ổn định của ngân sách nhà nước. Nguyên nhân chính là thuế GTGT có diện chịu thuế rộng, bao gồm hầu như toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế. Thật vậy nếu chia các đối tượng chịu thuế trong nền kinh tế theo tiêu thức các hoạt động tạo ra thu nhập, các hoạt động tiêu dùng số thu nhập đã tạo ra và các đối tượng khác thì chỉ riêng thuế GTGT đã bao quát hết mảng thứ 2, tiêu dùng thu nhập đã có. Phần còn lại thuộc đối tượng của các loại thuế khác. Thứ ba: Bản chất của thuế GTGT mang tính trung lập về mặt kinh tế. Xét trong nội bộ nền kinh tế, thuế GTGT chỉ đánh vào tiêu dùng cuối cùng, không đánh vào xuất. Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chỉ là khâu trung gian, thu thuế hộ Nhà nước rồi nộp vào kho bạc Nhà nước. Chính vì vậy thuế GTGT khắc phục nhược điểm đánh trùng thuế. Nói cách khác thuế GTGT không làm tăng giá hay lạm phát. Thứ tư: Thuế GTGT góp phần quản lý thuế chặt chẽ và giúp cho công tác quản lý tài chính đi dần vào nề nếp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu thuế đạt hiệu 17
- §Ò ¸n chuyªn ngμnh quả. Việc khấu trừ thuế GTGT được thực hiện căn cứ trên hoá đơn mua vào đã thúc đẩy người mua phải đòi hỏi người bán xuất hoá đơn, ghi doanh thu đúng với hoạt động mua bán, khắc phục được tình trạng thông đồng giữa người mua và người bán trốn lậu thuế. Thứ năm: Thuế GTGT có tác dụng nâng cao tính tự giác trong việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của người nộp thuế. Thông thường trong chế độ nộp thuế GTGT, cơ quan thuế tạo điều kiện cho cơ sở kinh doanh tự kiểm tra, tự tính thuế, tự kê khai. Từ đó tạo được tâm lý và cơ sở pháp lý cho đơn vị kinh doanh không phải hiệp thương thoả thuận về mức doanh thu, mức thuế với cơ quan thuế. Việc kiểm tra thuế GTGT cũng có mặt thuận lợi vì đã buộc người mua người bán phải lập và lưu giữ chứng từ, hoá đơn đầy đủ, nên việc thu thuế đối với tương đối sát với thực tế hoạt động kinh doanh. 2. Những tồn tại và hạn chế của thuế GTGT. Tuy đã qua hơn 5 năm áp dụng thuế GTGT, với kinh nghiệm đầy mình nhưng cũng không tránh khỏi những một số mặt hạn chế cần phải xem xét: * Đối với đối tượng chịu thuế : Theo nghị định số 158/2003/NĐ-CP, đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hoá dịch vụ dùng cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam, trừ 28 trường hợp qui định tại điều 4 của nghị định. Quy định quá nhiều trường hợp như thế này là không hợp lý bởi lẻ các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng và dịch vụ này sẽ chịu giá thành cao do nhận các hoá đơn GTGT nhưng không nhận được quyền khấu trừ các khoản thuế đã trả cho người bán các yếu tố đầu vào của mình. ở Việt Nam, 28 nhóm hàng hoá dịch vụ được đưa vào diện chịu thuế với hàm ý là để "đảm bảo tính kế thừa" của thuế GTGT so với thuế doanh thu trước đó. Điều này không chính xác vì cơ chế vận hành của 2 loại thuế này là khác nhau. * Đối với đối tượng nộp thuế. Theo qui định tại điều 2 luật thuế GTGT thì các tổ chức và cá nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam đều thuộc đối tượng phải nộp thuế GTGT. Như vậy phạm vi áp dụng thuế GTGT rộng bao gồm cả các cá nhân, hộ kinh doanh. Số lượng hộ kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT rất lớn trên 1300 nghìn hộ chiếm 90% đối tượng đăng kí kê khai nộp thuế GTGT nhưng số thuế GTGT nộp cho ngân sách nhà nước của đối tượng này chỉ chiếm 10% trên tổng số thu về thuế GTGT, trong đó chủ yếu là các hộ kinh doanh áp dụng hình thức thu theo phương pháp trực tiếp, theo mức thuế khoá ổn định. Số lượng cán bộ nộp thuế tại các chi cục quản lý đối tượng này chiếm 80% lực lượng các bộ toàn ngành thuế. Tình hình trên dẫn đến hiệu quả quản lý thuế thấp, việc quản lý thuế chưa tập trung, chú trọng vào các lĩnh vực, đối tượng kinh doanh có qui mô, số thu lớn. * Đối với phương pháp tính thuế. -Thuế còn chồng thuế trong phương pháp khấu trừ . 18
- §Ò ¸n chuyªn ngμnh Ta có công thức Thuế GTGT;phải nộp = Thuế GTGT;đầu ra - Thuế GTGT;đầu vào Trong đó: Thuế GTGT đầu vào = (giá đầu vào không thuế * thuế suất đầu vào). Thuế GTGT đầu ra = ( Giá đầu vào không thuế + GTGT ) * Thuế suất đầu ra Thuế GTGT;phải nộp = GTGT * thuế;suất đầu ra - Giá đầu vào không thuế **;(thuế suất đầu ra - thuế suất đầu vào) Mà thuế GTGT phải nộp = GTGT * thuế suất đầu ra. Như vậy công thức chỉ đúng khi: thuế suất đầu ra = thuế suất đầu vào. Nếu thuế suất đầu ra là 5%, thuế suất đầu vào là 10% thì thuế GTGT đầu ra thu không đủ, ngược lại nêú thuế suất đầu ra là 10%, thuế suất đàu vào là 5% thì sẽ có tình trạng chồng thuế. Đây là trường hợp xảy ra ở nhiều công ty, nhiều ngành. -Thuế còn chồng thuế trong phương pháp trực tiếp. Ta có công thức: GTGT của hàng hoá;dịch vụ = Giá thanh toán của;hàng hoá dịch vụ;bán ra - Giá thanh toán của;hàn hoá dịch vụ mua vào;tương ứng = ( Giá đầu ra không - ( Giá đầu vào không thuế thuế+Thuế GTGT đầu ra) + thuế GTGT đầu vào) = (Giá đầu ra không thuế - (Thuế GTGT đầu ra - thuế - giá đầu vào không thuế) + GTGT đầu vào) = Giá trị gia tăng + (Thuế GTGT đầu ra - thuế GTGT đầu vào) Công thức trên chỉ đúng khi: Thuế GTGT đầu ra= thuế GTGT đầu vào. Điều này khó có thể xảy ra. Thông thường thuế GTGT đầu ra lớn hơn đầu vào, như vậy là có tình trạng thuế chồng thuế. Như vậy thuế GTGT với phương pháp trực tiếp này đã bị biến tướng về bản chất vì chưa khắc phục được nhược điểm thuế chồng thuế cuả thuế doanh thu. * Đối với vấn đề hoàn thuế Thủ tục hoàn thuế còn nhiều phức tạp,việc hoàn thuế tiến hành chậm chạp làm ảnh hưởng tới tiến trình kinh doanh của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp đã phải chịu chi phí trả lãi cao cho phần thuế GTGT chậm được hoàn trả.Nguyên nhân do lập hồ sơ chứng từ xin hoan thuế không đúng thủ tục, ghi không đầy đủ và ghi sai nội dung cần thiết trong chứng từ gây khó khăn cho cơ quan thuế,có trường hợp không được hoàn thuế theo đúng qui định của Nhà nước nhưng doanh nghiệp vẫn gửi hồ sơ xin hoàn thuế. Nhiều trường hợp gian lận trong các hoá đơn xin hoàn thuế,chẳng hạn gian lận qua việc : một chứng từ đầu vào có thể đươc hoàn thuế nhiều hơn số thuế thực được hoàn, vì: doanh nghiệp không thể mua 19
- §Ò ¸n chuyªn ngμnh nguyên liệu vào rồi cùng một lúc đưa hết vào sản xuất,và được tiêu thụ ngay hết,mà đưa vào theo tiến độ sản xuất và tiêu thụ hàng hoá theo nhu cầu của thị trường,nên một chứng từ đâu vào có thể phải được khấu trừ thuế nhiều lần. Nhưng lợi dụng việc này nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng những hoá đơn đầu vào đã được khấu trừ xong đem đến cơ quan thuế để được khấu trừ tiếp. II. Thực trạng vấn đề về quản lý và hạch toán thuế GTGT ở Việt nam. Những tháng đầu năm 1999 là giai đoạn đầu thực hiện chuyển hẳn công tác quản lý thu thuế sang quy trình quản lý thu thuế theo phương pháp tự kê khai, tự tính thuế và nộp thuế theo thông báo. Quả thực bước chuyển này mở ra 1 bước ngoặt mới: đã cải cách cơ bản thủ tục hành chính thuế, đã nâng cao tính tự giác thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, tự chịu trách nhiệm pháp lý về kê khai, đề nghị miễn giảm, đồng thời nâng cao khả năng quản lý và khả năng làm việc độc lập của mỗi cán bộ nghành thuế. Tổ chức bộ máy thuế đã được thống nhất từ trung ương xuống các địa phương và chịu sự lãnh đạo của Bộ tài chính và chính quyền các cấp. Trước đây chủ yếu quản lý thuế theo đối tượng và ngành nghề kinh doanh nên còn hạn chế. Hiện nay việc sắp xếp lại bộ máy quản lý thuế theo sắc thuế và quản lý theo đối tượng nộp thuế là một sự cải tiến rất đáng kể. Nhờ chuyển sang phương pháp quản lý mới nên viêc quản lý đối tượng nộp thuế theo phương pháp trực tiếp cũng có nhiều tiến bộ nổi bật, nhất là công tác lập bộ chứng từ nhanh gọn,công tác điều tra ấn định doanh số, mức thuế phải tiến hành công khai, dân chủ hơn.Nên các đối tượng nộp thuế yên tâm hơn trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Ngày nay, trong thời đại của công nghệ thông tin , ngành thuế đã xây dựng thành công và đưa vào ứng dụng có hiệu qủa mạng Internel trong nghành. Tin học hoá quản lý thông tin về đối tượng nộp thuế cũng như công tác thu thuế giúp cho công tác quản lý của cơ quan thuế vô cùng thuận lợi và giảm được rất nhiều tình huống tiêu cực gây thất thu thuế. Tuy nhiên ngoài những mặt tích cực trên, hệ thống tổ chức quản lý của cơ quan thuế vẫn còn nhiều hạn chế. Việc các doanh nghiệp cho rằng cán bộ thuế đã nắm rõ tình hình nên không làm đầy đủ thủ tục kê khai, vì vậy gây khó khăn cho công tác tính thuế và lập sổ thuế. Bên cạnh đó do thân quen, cảm tình, nể nang cán bộ thúê giải quyết công việc một cách tiêu cực gây thất thu nghiêm trọng về thuế, nợ đọng dây dưa kéo dài rồi việc kiểm tra hoá đơn, chứng từ vẫn thường bị ách tắc, trì trệ bởi nếu tiến hành kiểm tra quá nhanh gọn, khả năng thất thu thuế chi ngân sách Nhà nước sẽ có nguy cơ rất lớn; còn nếu tiến hành kiểm tra quá chậm chạp lại làm cản trở sự phát triển của các donah nghiệp. Về vấn đề hạch toán thuế GTGT , xem xét những cải cách tích cực về chế độ hoá đơn, chứng từ ta với thấy những cách quy định như vậy (cả theo như Luật 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận Một số vấn đề cơ bản về thuế giá trị gia tăng và sự vận dụng thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam
32 p | 633 | 202
-
Tiểu luận : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ SỰ VẬN DỤNG THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ở VIỆT NAM
31 p | 490 | 172
-
Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh: Gian lận thuế giá trị gia tăng tại các doanh nghiệp thương mại Việt Nam thực trạng và giải pháp
94 p | 452 | 171
-
LUẬN VĂN: HẠCH TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TRONG DOANH NGHIỆP
53 p | 521 | 136
-
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ SỰ VẬN DỤNG THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ở VIỆT NAM
31 p | 263 | 82
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm tra hoàn thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp trên địa bàn Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội
102 p | 246 | 56
-
LUẬN VĂN: Bàn về công tác quản lí thu thuế giá trị gia tăng ở khu vực kinh tế cá thể trên địa bàn quận Ba đình
69 p | 101 | 26
-
ĐỀ TÀI: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ SỰ VẬN DỤNG THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ở VIỆT NAM
31 p | 118 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kế toán thuế giá trị gia tăng tại các Công ty may trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
115 p | 83 | 19
-
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán-Kiểm toán: Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân khấu trừ tại nguồn tại Công ty Bảo hiểm Bưu điện Thừa Thiên Huế
100 p | 68 | 16
-
Luận văn BÀN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÍ THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ở KHU VỰC KINH TẾ CÁ THỂ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BA ĐÌNH
74 p | 136 | 11
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Luật học: Pháp luật về thuế giá trị gia tăng, qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị
23 p | 137 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoàn thiện giá trị gia tăng thực trạng và giải pháp
90 p | 67 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Đắk Hà
127 p | 19 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng tại Chi cục Thuế quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng
110 p | 16 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực tiễn thi hành pháp luật về khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng tại Chi cục thuế quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
86 p | 24 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kiểm soát thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp tại Chi cục Thuế thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam
103 p | 25 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn