Luận văn: Bước đầu nghiên cứu nhãn sinh thái và áp dụng thí điểm cho ngành dệt may Việt Nam
lượt xem 38
download
Ngày nay, nhận thức về môi trường trong người tiêu dùng được nâng cao và điều đó dẫn tới tăng nhu cầu sử dụng sản phẩm và dịch vụ thân thiện với môi trường. Để đáp ứng thực tế đó, nhiều nước trên thế giới và cộng đồng quốc tế đã tiếp cận một số biện pháp quản lý môi trường thông qua trao đổi thông tin giữa các nhà sản xuất, cung cấp dịch vụ và người tiêu dùng, khách hàng, trong đó có nhãn sinh thái. Sự ra đời của nhãn sinh thái có mục đích giúp người...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: Bước đầu nghiên cứu nhãn sinh thái và áp dụng thí điểm cho ngành dệt may Việt Nam
- Luận văn Bước đầu nghiên cứu nhãn sinh thái và áp dụng thí điểm cho ngành dệt may Việt Nam 1
- MỞ ĐẦU N gày nay, nhận thức về môi trường trong người tiêu dùng được nâng cao và điều đó dẫn tới tăng nhu cầu sử dụng sản phẩm và dịch vụ thân thiện với môi trường. Để đáp ứng thực tế đó, nhiều nước trên thế giới và cộng đồng quốc tế đã tiếp cận một số biện pháp quản lý môi trường thông qua trao đổi thông tin giữa các nhà sản xuất, cung cấp dịch vụ và người tiêu dùng, khách hàng, trong đó có nhãn sinh thái. Sự ra đời của nhãn sinh thái có mục đích giúp người tiêu dùng nhận biết đ ược tính năng thân thiện với môi trường của sản phẩm hoặc dịch vụ, để từ đó có sự lựa chọn cho m ình. Khi người tiêu dùng quan tâm nhiều tới những sản p hẩm được cấp nhãn sinh thái thì chứng tỏ nhãn sinh thái đã khuyến khích các công ty thay đổi quá trình công nghệ nhằm đáp ứng được tiêu chí môi trường và sở thích của người tiêu dùng, hay nói một cách khác là đạt được sản xuất và môi trường bền vững. Đ ây là một lĩnh vực tương đối mới với các nước đang phát triển và đặc b iệt rất mới với Việt Nam. Việt Nam chưa có một chương trình nhãn sinh thái nào được phép công nhận sản phẩm hoặc dịch vụ thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, chúng ta đã b ắt đầu nghiên cứu nhãn sinh thái và đề xuất quy trình áp dụng vào một số ngành như: thuỷ sản, dệt may, lâm nghiệp… D ệt may là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam, là một trong mười mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất cả nước. Mặt hàng này đã được xuất khẩu đến nhiều quốc gia lớn trên thế giới như Mỹ, Liên minh Châu Âu (EU), Nhật… Cho đến nay, EU là thị trường hạn ngạch quan trọng nhất đối với ngành dệt may Việt Nam, chiếm trên 37% kim ngạch xuất khẩu to àn ngành. Tuy nhiên, EU cũng là một trong những thị trường đòi hỏi nghiêm ngặt các yêu cầu về môi trường. Ngoài ra, hàng dệt may cũng phải đối m ặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ phía Trung Quốc. Đặc biệt, từ khi Việt Nam là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO - 2 006), việc 2
- xoá bỏ hạn ngạch và cạnh tranh tự do giữa các nước thành viên càng làm cho tốc độ tăng trưởng của mặt hàng này bị giảm. Bên cạnh những sức ép từ phía đối tác nước ngoài, ngành dệt may còn p hải chịu sức ép về mặt môi trường từ trong nước do quá trình sản xuất có đặc đ iểm cần nhiều nước, nhiên liệu và sử dụng hàng loạt hoá chất độc hại tới môi trường. Những vấn đề chính về môi trường có liên quan đến công nghiệp dệt may là ô nhiễm nước do việc xả các dòng thải thông qua xử lý, phát thải khí, mùi, tiếng ồn và tính an toàn của môi trường làm việc. Do vậy, đ ể hàng dệt may Việt Nam vẫn có thể tồn tại được trên thị trường quốc tế và cải tiến tình hình môi trường trong nước do ngành này gây lên thì việc áp dụng nhãn sinh thái là một việc làm đúng đắn và cần thiết. Với những lý do trên, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Bước đầu nghiên cứu nhãn sinh thái và áp dụng thí điểm cho ngành dệt may Việt Nam”. Mục tiêu của đề tài này là nghiên cứu tổng quan về nhãn sinh thái và tiến hành áp d ụng nhãn sinh thái cho hàng dệt may Việt Nam. Nội dung thực hiện: - Phân tích chu trình sống của các sản phẩm - Đánh giá khả năng cấp nhãn sinh thái cho các sản phẩm - Lập tiêu chí cho các sản phẩm 3
- CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1 . Khái niệm về nhãn sinh thái N hãn sinh thái hay còn gọi là “nhãn xanh”, “nhãn môi trường” là các nhãn mác của sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp thông tin cho người tiêu dùng về sự thân thiện với môi trường hơn so với các sản phẩm, dịch vụ cùng loại. Nói cách khác, nhãn sinh thái là sự công bố bằng lời, ký hiệu, sơ đồ nhằm chỉ rõ các thuộc tính môi trường của sản phẩm được gắn trên sản phẩm, bao gói, tạp chí kỹ thuật…2. Tuy nhiên, trong quá trình tìm hiểu về nhãn sinh thái còn có nhiều khái niệm khác nhau. Theo Mạng lưới sinh thái toàn cầu (GEN): “Nhãn sinh thái là nhãn chỉ ra tính ưu việt về mặt môi trường của một sản phẩm, dịch vụ so với sản phẩm, dịch vụ cùng loại dựa trên các đánh giá vòng đời sản phẩm”. Theo quan điểm của tổ chức thương mại thế giới (WTO) và Ngân hàng thế giới, nhãn sinh thái được định nghĩa: “Một công cụ do các tổ chức phát hành ra để truyền thông và quảng bá tính ưu việt tương đối về tác động tới môi trường của một sản phẩm so với các sản phẩm cùng loại”. Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế (ISO) lại đưa ra khái niệm: “Nhãn sinh thái là sự khẳng định biểu thị thuộc tính môi trường của sản phẩm hoặc dịch vụ có thể dưới dạng một bản công bố, biểu trưng, biểu đồ trên sản phẩm”. Tại Diễn đ àn về Môi trường và Phát triển của Liên hiệp quốc vào năm 1992, nhãn sinh thái được ghi nhận: “cung cấp thông tin về môi trường có liên quan luôn sẵn có tới người tiêu dùng”5,6. Dù với những định nghĩa, khái niệm khác nhau nhưng tất cả đều thể hiện m ức độ giảm thiểu tác động xấu của sản phẩm đến môi trường trong quá trình sản xuất, đóng gói, sử dụng và thải bỏ sản phẩm đó. Nhãn sinh thái chỉ đ ược cấp cho những sản phẩm ít tác động xấu đến môi trường nhất so với các sản p hẩm khác cùng loại. Về bản chất, nhãn sinh thái là một thông điệp truyền tải tính ưu việt đối với môi trường của sản phẩm. 4
- N hư vậy, việc áp nhãn sinh thái sẽ khuyến khích hoạt động sản xuất và tiêu dùng những sản phẩm thân thiện hơn với môi trường, xây dựng ý thức b ảo vệ môi trường trong cộng đồng. 2 . Các nguyên tắc cơ bản của việc xây dựng và cấp nhãn sinh thái Q ua những tài liệu về nhãn sinh thái cho thấy với mỗi một chương trình của một tổ chức lại có những quy tắc riêng, tuy vậy tất cả đều tuân theo một số những nguyên tắc nhất định đó là 2,5,6: - Sự tham gia tự nguyện - Tính công khai, minh bạch - N hất quán với nguyên tắc hoạt động của tiêu chuẩn quốc tế ISO 14000 - G iám sát, kiểm tra định kỳ 2 .1. Nguyên tắc tự nguyện Chương trình cấp nhãn sinh thái đ ược xây dựng và quản lý theo nguyên tắc tự nguyện. Nhà sản xuất, nhà nhập khẩu, nhà cung cấp dịch vụ và các đối tác kinh doanh có thể tự quyết định tham gia vào chương trình cấp nhãn sinh thái mà không gặp bất cứ một sự bắt buộc nào từ phía cơ quan quản lý, từ phía tổ chức cấp nhãn sinh thái. Các cơ quan quản lý, tổ chức cấp nhãn không có q uyết định bắt buộc các nhà sản xuất phải sự dụng nhãn khi đã đước chứng nhận và cấp. Nếu không muốn sử dụng nhãn, nhà sản xuất có thể huỷ bỏ hợp đồng với chương trình. 2 .2. Nguyên tắc công khai, minh bạch V iệc xây dựng và quản lý chương trình cấp nhãn sinh thái phải công khai, mở rộng đối với tất cả các bên liên quan. Thông tin về quy trình, phương p háp luận phải có sẵn. Thông tin về nhóm sản phẩm, tiêu chí và hoạt động quản lý của chương trình (trừ những thông tin cần bảo mật) cần đảm bảo được cung cấp kịp thời và đầy đủ theo yêu cầu. N hững thông tin về lợi ích, đặc tính môi trường phải dễ tiếp cận với người tiêu dùng. Người tiêu dùng có thể sẽ không tin tưởng để lựa chọn khi họ 5
- còn nghi ngờ về tính chính xác, rõ ràng của những cam kết về môi trường của sản phẩm. Thông tin thiếu minh bạch, thiếu sự rõ ràng sẽ làm giảm uy tín của nhãn sinh thái mà chương trình gây dựng nên. 2 .3. Nhất quán với nguyên tắc hoạt động của tiêu chuẩn quốc tế ISO 14000 Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 là bộ tiêu chuẩn quốc tế về Quản lý môi trường , với mục tiêu làm giảm những tác động xấu đến môi trường trong quá trình khai thác, sản xuất, sử dụng và thải bỏ hàng hoá. Do việc chấp nhận và thông q ua các tiêu chuẩn ISO 14000 của các cơ sở công nghiệp và các chính phủ ngày càng tăng, điều đó cho thấy sự nhất quán tuân thủ các tiêu chuẩn chung về việc cải thiện môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế. Nhãn sinh thái là một trong các tiêu chuẩn của ISO 14000 vì vậy việc cần tuân thủ các nguyên tắc hoạt động của tiêu chuẩn quốc tế ISO 14000 trong quá trình hoạt động. 2 .4. Nguyên tắc giám sát, kiểm tra định kỳ K hi xây dựng và quản lý chương trình cấp nhãn sinh thái, nguyên tắc giám sát và kiểm tra định kỳ là rất cần thiết. Chương trình phải thường xuyên tiến hành giám sát và kiểm tra để đảm bảo người sử dụng nhãn sinh thái tuân theo các yêu cầu đ ã đề ra. Nếu người sử dụng nhãn sinh thái vi phạm các yêu cầu, chương trình buộc họ phải tuân thủ đúng theo yêu cầu đã cam kết hoặc có thể huỷ bỏ quyền sử dụng nhãn sinh thái. 3 . ISO 14000 VÀ cấu trúc của nó trong việc cấp nhãn sinh thái Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 gồm nhiều tiêu chuẩn khác nhau, cấu trúc của nó được thể hiện trong sơ đồ sau đây: 6
- Sơ đồ 1.1: Hệ thống tiêu chuẩn ISO 14000 và cấu trúc trong nhãn sinh thái ISO 14000-Bộ tiêu chuẩn về Quản lý môi trư ờng Đánh gía tiêu chuẩn Đánh giá sản phẩm Hệ Kiểm Đánh Đánh Ghi Khía thống giá kết cạnh tra nhãn giá chu quản lý đ ánh quả sinh môi trình hoạt trường sống môi giá thái trường động của môi trong sản môi các trư ờng tiêu trường phẩm chuẩn về sản phẩm Ghi nhãn sinh thái nằm trong các tiêu chuẩn về đánh giá sản phẩm bao gồm: - ISO 14020 - Các nguyên tắc cơ bản cho các kiểu nhãn sinh thái - ISO 14021 - Các khẳng định môi trường tự công bố - Nhãn sinh thái kiểu II - ISO 14022 - Các ký hiệu cấp nhãn sinh thái - ISO 14023 - Phương pháp luận về thử nghiệm và kiểm định - ISO 14024 - Các nguyên tắc và các thủ tục - N hãn sinh thái kiểu I - ISO 14025 - Các công b ố môi trường và nhãn sinh thái - N hãn sinh thái kiểu III Tiêu chuẩn ISO 14020 - Các nguyên tắc cơ bản cho các kiểu nhãn sinh thái ISO 14020 cung cấp một sự tiếp cận quốc tế đối với các chương trình ghi nhãn môi trường chung. Vì vậy, khi gắn một nhãn sinh thái thì sản phẩm đó p hải thoả mãn các yêu cầu quốc gia, đồng thời phải thực hiện sự phù hợp với 7
- các yêu cầu của ISO có như mới sản phẩm của công ty mới có sức lôi cuốn đối với thị trường thế giới. ISO 14024 – Các nguyên tắc và các thủ tục - Nhãn sinh thái kiểu I Đ ây là chương trình tự nguyện, do một bên thứ ba cấp giấy chứng nhận q uyền sử dụng nhãn sinh thái trên sản phẩm, biểu thị sự thân thiện với môi trường dựa trên các nghiên cứu về vòng đời của sản phẩm. Bên thứ ba có thể là cá nhân hoặc tổ chức được thừa nhận như một b ên độc lập. Mối quan hệ giữa các bên trong chương trình cấp nhãn sinh thái đ ược mô tả bằng sơ đồ sau: Sơ đồ1.2: Chương trình cấp Nhãn sinh thái kiểu I Cơ quan cấp nhãn (Bên thứ ba) N hà cung cấp N gười tiêu dùng (Bên thứ nhất) (Bên thứ hai) Bên thứ nhất là nhà cung cấp: đó là những nhà sản xuất hàng hoá, d ịch vụ, đại lý buôn bán, nhà nhập khẩu… Bên thứ hai là người tiêu dùng bao gồm: người tiêu dùng hiện tại và người tiêu dùng tiềm ẩn. 14021 - Các khẳng định môi trường tự công bố - Nhãn sinh thái kiểu II Đ ây là giải pháp môi trường do các nhà sản xuất, nhập khẩu, phân p hối… hoặc bất cứ ai được lợi nhờ các công bố môi trường mà không có sự tham gia của cơ quan chứng nhận. Do lợi ích của các “khẳng định môi trường tự công bố” nên có nhiều tổ chức, cá nhân có thể lợi dụng để đưa ra các “khẳng đ ịnh môi trường” trong khi họ ho àn toàn không có bất cứ một hoạt động nào làm giảm tác động xấu đến môi trường. Vì vậy, đối với những khẳng định này cần có những yêu cầu: 8
- - Khẳng định phải rõ ràng, cụ thể - Khẳng định phải chính xác, trung thực - Phải là một khẳng định có thể xác minh - Khẳng định môi trường cần phải có cơ sở so sánh - Khẳng định môi trường phải hợp lý ISO 14025 - Các công bố môi trường và nhãn sinh thái – Nhãn sinh thái kiểu III Nhãn sinh thái kiểu III - chương trình tự nguyện của bên thứ ba do một ngành công nghiệp hoặc một tổ chức độc lập tư vấn cho ngành xây dựng nên, trong đó có việc đặt ra những yêu cầu tối thiểu đối với các loại chỉ tiêu về môi trường, lựa chọn các loại thông số, xác định sự liên quan của các bên thứ ba. Như vậy, trong cả ba kiểu Nhãn sinh thái trên thì nhãn sinh thái kiểu I có ưu thế hơn cả do tính năng phổ biến, rộng rãi, minh bạch, độ tin cậy cao dễ tạo ra sự thúc đẩy cải thiện môi trường. Trong thực tế, nhãn sinh thái kiểu I đang ngày càng chiếm ưu thế và được rất nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng 2,5,6. 4. Quy trình cấp nhãn sinh thái 2,5,6,12 4.1. Cơ cấu tổ chức Cơ quan cao nhất chịu trách nhiệm trong chương trình nhãn sinh thái sẽ có nhiệm vụ đưa ra các những quyết định chính thủ tục và các tiêu chí cho hoạt động cấp nhãn. Các cơ quan dưới sẽ hỗ trợ và xúc tiến cho chương trình để hoạt động được triển khai một cách rộng rãi. 4.2. Lựa chọn sản phẩm Những nhân tố được xem xét trong việc lựa chọn sản phẩm: + Mức độ tác động môi trường + K hả năng để làm giảm tác động môi trường + Sự quan tâm của công chúng và khả năng cung cấp thông tin + Sự quan tâm của nhà sản xuất + Cơ hội thực hiện 9
- 4 .3. Thiết lập tiêu chí Sau khi nhóm sản phẩm được lựa chọn, ban tổ chức sẽ hướng dẫn và thông báo quy trình xây dựng tiêu chí cho đai diện nhà sản xuất, người sử dụng sản phẩm,… Những nhóm này cần tiến hành thu thập tài liệu, các tác động và những vấn đề môi trường tìêm ẩn. Đánh giá tác động môi trường của sản phẩm d ựa vào việc nghiên cứu chu trình sống và nhấn mạnh khả năng làm giảm những tác động xấu đến môi trường. 4 .4. Tính công khai và việc tư vấn Q uá trình lựa chọn sản phẩm, xây dựng tiêu chí cần được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Bộ phận tư vấn sẽ tư vấn cho người tiêu dùng để giúp họ hiểu biết về chương trình nhãn sinh thái. Bộ phận tư vấn cho nhà sản xuất nhằm đảm bảo tính cập nhật thông tin về yêu cầu của người tiêu dùng, những sản phẩm có áp nhãn sinh thái để giúp họ thiết kế những sản phẩm thân thiện với môi trường. 4 .5. Đăng ký và cấp giấy chứng nhận N gười nộp đơn cung cấp những số liệu, mẫu sản phẩm cần thiết cho ban tổ chức. Dựa trên sản phẩm và tiêu chí cụ thể, mẫu sản phẩm sẽ được kiểm tra và phân tích. Nếu sản phẩm đảm bảo được những tiêu chuẩn đã đề ra, nhà sản x uất sẽ được sử dụng biểu tượng nhãn sinh thái trên sản phẩm, bao gói, trong hoạt động quảng cáo. 4 .6. Quản lý và giám sát sau cấp khi nhãn Ban tổ chức tiến hành kiểm tra định kỳ việc tuân thủ theo các yêu cầu trong hợp đồng đối với nhà sản xuất sau khi họ đã được cấp giấp quyền sử d ụng nhãn. N ếu doanh nghiệp không tuân thủ những cam kết, ban tổ chức có q uyền thu hồi hoặc huỷ bỏ hợp đồng. 5 . Tình hình áp dụng nhãn sinh thái trên thế giới và Việt Nam 5 .1. Tình hình áp dụng nhãn sinh thái trên thế giới Trên thế giới hiện có rất nhiều dạng nhãn sinh thái khác nhau đang tồn tại, có khoảng 40 chương trình nhãn sinh thái đã chính thức công bố, một số 10
- chương trình khác đang trong giai đoạn xây dựng5,6. Mỗi chương trình lại p hản ánh những ưu tiên riêng về môi trường tại mỗi quốc gia nên đã gây nhiều tranh cãi, đ ặc biệt các tranh cãi có liên quan đến hoạt động thương m ại. Có thể nói rằng, những nhà doanh nghiệp tại các quốc gia phát triển là những người có công lớn trong việc hình thành và phát triển các loại nhãn sinh thái hiện nay trên thế giới. Những nhà doanh nghiệp đã nhận ra mối liên hệ giữa môi trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, những quan tâm về môi trường có thể dùng làm ưu thế trong chiến lược tiếp thị sản phẩm. Từ đó, hàng loạt những công bố gồm các loại nhãn với những khẳng định như “Sản phẩm có thể tái chế”, “Sản phẩm tiết kiệm năng lượng”, “Sản phẩm thân thiện với môi trường”.... đ ã được áp dụng đối với rất nhiều loại sản phẩm. N gày nay, hoạt động dán nhãn cũng dần dần được nâng cấp thành nhãn sinh thái ở cấp độ vùng, quốc gia, khu vực. D ưới đây là thông tin về một số chương trình nhãn sinh thái được chia theo khu vực. Á p dụng Nhãn sinh thái tại một số quốc gia thuộc Châu Âu (1). Liên minh CHÂU ÂU (EU): EU đã thông qua một đạo luật vào năm 1992 (sửa đổi năm 2000) đ ể phân b iệt các sản phẩm có tác động tới môi trường thông qua hệ thống nhãn hiệu tự nguyện được gọi là nhãn hiệu sinh thái. Chương trình nhãn sinh thái của EU b ao gồm nhiều cơ quan tham gia, có hiệu lực tối đa là 3 năm. K hoảng 21 mặt hàng tiêu dùng bao gồm: ti vi, máy tính cá nhân...(xem p hần Phụ lục) có thể sử dụng nhãn hiệu sinh thái. Với quy định mới sửa đổi năm 2000, loại hình d ịch vụ cung cấp chỗ ăn nghỉ cho khách du lịch cũng có thể sử dụng nhãn hiệu sinh thái EU. (2). Cộng hòa Liên Bang(CHLB) Đức: CHLB Đức được xem là quốc gia đầu tiên thực hiện dán nhãn sinh thái cấp quốc gia cho các sản phẩm hàng tiêu dùng. Chương trình nhãn sinh thái 11
- “Thiên thần xanh” tại CHLB Đức đã được khởi xướng từ năm 1977. Nhãn “Thiên thần xanh” có thời hạn hiệu lực tối đa là 4 năm, trong quá trình này các tiêu chí của nhãn thường xuyên được xem xét và nâng cấp khi cần thiết. Theo thống kê, đến năm 1996 đã có kho ảng 3.800 sản phẩm thuộc 75 nhóm mặt hàng khác nhau đã được dán nhãn này, như các loại máy lạnh, tủ lạnh không dùng CFC (Cloroflocacbon)… Ở Đức việc gắn nhãn hiệu môi trường lên các sản phẩm dệt đang trở nên rất quan trọng. Nhãn hiệu quan trọng nhất là Oko – Tex Standar 100. Nhãn hiệu Oko – Tex được đưa vào sử dụng để đánh dấu các sản phẩm dệt ít có tác động xấu đến môi trường xét về hàm lượng hóa chất có nguy cơ độc hại trong nguyên liệu. Đối với nhãn hiệu này, sản xuất và chế biến là những khâu không cần lưu ý. (3). Cộng hòa Pháp: N hãn “NF Environnement” là nhãn sinh thái của Pháp được thiết lập từ năm 1992. Quá trình cấp phép đ ược dựa trên cơ sở sự tiếp cận đa tiêu chuẩn, trong phạm vi một số nhóm sản phẩm: sơn, túi rác có thể tái chế, nhớt ô tô… Á p dụng Nhãn sinh thái tại một số quốc gia Châu Mỹ (1). Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (Mỹ): G reen Seal là một tổ chức phi chính phủ tại Mỹ được thành lập năm 1990 với mục tiêu hoạt động chính là xác định và xúc tiến sản xuất những sản p hẩm ít gây hại cho môi trường. Đ ến nay, Green Seal đã cấp nhãn sinh thái cho khoảng 234 sản phẩm thuộc trên 50 loại nhóm sản phẩm bao gồm: sơn, mực in...(xem phần Phụ lục). N hãn sinh thái Green Seal có thời hạn hiệu lực tối đa là 3 năm. (2). Canada: Chương trình nhãn sinh thái “Lựa chọn Môi trường” của Canada được thành lập từ năm 1988 là một chương trình giúp cho người tiêu dùng nhận biết đ ược những sản phẩm và những dịch vụ có tác hại thấp tới môi trường. 12
- Cho tới nay, đã xây dựng tiêu chí cho 29 loại nhóm sản phẩm, hơn 1.400 sản phẩm được dán nhãn “Lựa chọn môi trường” và 119 đơn vị được cấp phép công nhận. Á p dụng nhãn sinh thái tại một số quốc gia Châu Á Tại Châu Á, những quốc gia như Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Hàn Quốc, Ấn Độ và Malaysia đã sẵn sàng với những chương trình nhãn sinh thái đã được thiết lập của mình. (1). Nhật Bản: Từ năm 1989, chương trình nhãn sinh thái “Eco Mark” đã được thực hiện tại Nhật Bản với mục đích phổ biến các thông tin môi trường trên các nhóm sản phẩm và khuyến khích người tiêu dùng lựa chọn các loại sản phẩm thân thiện với môi trường. Thông thường các sản phẩm phải đạt tiêu chí: tiết kiệm tối đa tài nguyên thiên nhiên và có khả năng tham gia tái tạo tài nguyên. Tính đến tháng 06 năm 1996, đã có 2023 sản phẩm được cấp Nhãn sinh thái trong tổng số 69 nhóm sản phẩm. Nhãn sinh thái Eco Mark có thời hạn hiệu lực từ 3 – 5 năm. (2). Trung Quốc: Ủ y ban công nhận sản phẩm dán nhãn sinh thái Trung Quốc (CCEL) đ ược thành lập năm 1994. CCEL đ ã thành lập Văn phòng công nhận nhãn sinh thái Trung Quốc được Ban chỉ đạo bảo vệ môi trường nhà nước công nhận là cơ quan duy nhất có quyền công nhận và cấp nhãn sinh thái Trung Quốc. Từ năm 1994 đến giữa năm 2005, chương trình nhãn sinh thái Trung Quốc đã xét d uyệt công nhận cho 800 xí nghiệp và 12000 sản phẩm đã được dán nhãn sinh thái. (3). Thái Lan: Chương trình nhãn sinh thái “Green Label” của Thái Lan đ ã được khởi x ướng vào tháng 10 năm 1993. Chương trình đ ã được Bộ Công nghiệp kết hợp 13
- với Viện Môi trường Thái Lan công bố chính thức vào tháng 8 năm 1994. Thời hạn hiệu lực tối đa của hợp đồng nhãn sinh thái kéo dài trong 2 năm. (4). Singapore: Bộ Môi trường Singapore đã công bố chương trình nhãn sinh thái “Green Label” vào tháng 5 năm 1992 nhằm nâng cao nhận thức về môi trường của những công dân Singapore. Tính đến tháng 3 năm 1997, đã có 702 sản phẩm của 137 nhà sản xuất khác nhau được dán nhãn sinh thái “Green Label”. Nếu m ột công ty áp dụng chứng nhận nhãn sinh thái cho sản phẩm trong vòng 1 năm sau ngày công bố các tiêu chuẩn cho loại sản phẩm đó, thì sẽ được miễn các lo ại phí sử dụng trong 5 năm đầu. Nếu áp dụng cho sản phẩm sau ngày công bố tiêu chuẩn từ 1 năm trở lên thì chỉ được miễn các loại phí sử dụng nhãn trong 3 năm. 5 .2. Tình hình áp dụng nhãn sinh thái tại Việt Nam Trong Chiến lược quốc gia bảo vệ môi trường đến 2010, định hướng đến năm 2020, 100% sản phẩm hàng hoá xuất khẩu và 50% hàng tiêu dùng nội địa trong nước được ghi nhãn hàng hoá theo tiêu chuẩn ISO 14021 3. Hiện nay, V ụ Môi trường đang tiến hành nghiên cứu để đề ra đề cương cho chương trình cấp nhãn sinh thái ở V iệt Nam. Việc nghiên cứu Nhãn sinh thái vào thời điểm này ở Việt Nam đã là chậm so với nhiều nước, Việt Nam sẽ tham gia mạnh hơn vào chương trình nhãn sinh thái sau khi trở thành thành viên của WTO 11. Tại Việt Nam, đã có một số nghiên cứu về nhãn sinh thái, tuy nhiên các nghiên cứu này mới chỉ tập trung vào các khái niệm và tác dụng của nhãn trong lĩnh vực thương m ại. N goài ra, một số chương trình nhãn sinh thái đã được triển khai tại Việt N am trong những năm gần đây như: xây dựng tiêu chuẩn quốc tế cho cá tra, cá b a sa Việt Nam sẽ đ ược hoàn thành trong năm 2007; hợp tác với doanh nghiệp Đ ức nuôi cá tra Sinh thái; hợp tác đầu tư mở rộng diện tích nuôi tôm sinh thái 14
- với siêu thị Coop Volketswill (Thụy Sỹ); chứng nhận sản phẩm Kymdan đạt tiêu chuẩn sinh thái của CHLB Đ ức cấp trong 13 năm (1993-2005)…5. Lượng hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam là rất lớn với nhiều mặt hàng khác nhau sang nhiều thị trường khác nhau: EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Thái Lan… Trong số các thị trường nêu trên, thị trường EU, Mỹ, Nhật Bản là những thị trường có yêu cầu cao về nhãn hiệu sinh thái. Đặc biệt tại EU, mặc dù có chương trình cấp nhãn sinh thái EU chung, nhưng một số quốc gia vẫn có những chương trình nhãn sinh thái riêng và điều này có thể ảnh hưởng tới quyết đ ịnh mua sắm của người tiêu dùng tại quốc gia đó. Đối với hàng nhập khẩu tiêu dùng trong nước cho đến thời điểm hiện nay vẫn không có nhãn hiệu thân thiện với môi trường của Việt Nam. V iệc quan tâm và nghiên cứu đến vấn đề này có hiệu quả và ý nghĩa lớn trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới của nước ta. Đây cũng là một thách thức về thương mại mà các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp xuất khẩu cần phải nắm bắt trong chiến lược kinh doanh để không bị thiệt thòi trên sân chơi quốc tế. 6 . Tính cấp thiết trong việc áp dụng nhãn sinh thái của ngành dệt may Việt Nam D ệt may là một trong những ngành sản xuất quan trọng trong chiến lược p hát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Công nghiệp dệt may góp phần tăng tỷ trọng xuất khẩu, giải quyết công ăn việc làm cho một lượng lớn lao động hiện nay là 168196 người lao động trong các doanh nghiệp (2004). Theo thống kê của ngành dệt may Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu của các sản phẩm dệt may liên tục tăng nhanh với doanh thu năm 2004 là 4429,8 triệu USD, trong đó thị trường EU đạt 360 triệu USD 10. Riêng trong năm 2006, xuất khẩu hàng D ệt may đ ạt 5,8 tỷ USD tăng 20% so với năm ngoái, trong đó kim ngạch xuất khẩu của Vinatex chiếm trên 1,7 tỷ USD. Hiện Việt Nam đang được xếp hạng 16/153 nước xuất khẩu dệt may trên thế giới. Năm 2007, Bộ Thương mại đã đề 15
- ra mục tiêu xuất khẩu hàng D ệt may đạt 7 tỷ USD và sẽ là một trong 10 nước x uất khẩu hàng dệt may lớn nhất trên thế giới. Theo dự báo đến năm 2010, ngành Dệt may cả nước sẽ sản xuất 2 tỷ mét vải, tạo ra 1,8 triệu việc làm, với m ức tăng trưởng hàng năm là 14%. Hiện nay hàng Dệt may đã có mặt trên 100 nước, chủ yếu tập trung vào 3 thị trường chính: EU, Nhật Bản, Mỹ. Hiện tại, m ột số thương hiệu dệt may Việt Nam đã đ ược đăng ký và tạo dấu ấn trên thị trường xuất khẩu như: Vee Sendy (Việt Tiến), Novelty (Nhà Bè), F-House (Phương Đông), Pharaon (May10)…13,14,16. Đ ể giữ được vị trí như hiện nay, ngành dệt may phải cố gắng nhiều do sự cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường xuất khẩu. Một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu là yêu cầu về dán nhãn sinh thái đ ối với hàng hoá, có thể coi đây là rào cản kỹ thuật đối với thương mại. Y êu cầu này sẽ ảnh hưởng đ ến việc tiếp cận thị trường của các doanh nghiệp. Vì việc thực hiện yêu cầu này là rất khó khăn do chúng ta chưa có chương áp nhãn sinh thái toàn quốc đ ặc biệt trong ngành dệt may. 16
- CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Có nhiều phương pháp được sử dụng cho việc đánh giá và cấp nhãn sinh thái như: 1 . Phương pháp quản lý hệ thống 2 . Phương pháp phân tích thống kê 3 . Phương pháp đánh giá tác động chu trình sống (CTS) của sản phẩm 4 . Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu 5 . Phương pháp điều tra, phỏng vấn Mỗi một phương pháp đ ều góp phần vào việc đánh giá và cấp nhãn sinh thái, tuy nhiên phương pháp 1,2 ít được nhắc đến khi tìm hiểu về nhãn sinh thái. 1 . Đánh giá chu trình sống CTS (Life cycle) là các giai đoạn phối hợp và liên quan với nhau của hệ thống sản phẩm, từ việc thu thập các nguyên liệu thô hoặc các tài nguyên thiên nhiên thô đ ến việc thải bỏ cuối cùng. Đ ánh giá CTS (Life cycle assessement) là thu thập và đánh giá đầu vào, đ ầu ra, các tác động môi trường tiềm ẩn của hệ thống sản phẩm trong suốt chu trình sống của nó. Sơ đồ 2.3: Khuôn khổ đánh giá CTS X ác định mục tiêu và phạm vi Phân tích kiểm kê D iễn giải Đánh giá tác động 17
- 1.1. Xác định mục tiêu và phạm vi Đ ể có được một kết quả rõ ràng rõ ràng, dễ hiểu trong đánh giá chu trình sống thì điều cần thiết là xác định mục tiêu và các điều kiện ngay từ đầu. N hững mục tiêu có thể là: - Tối ưu hoá quá trình - Tối ưu hoá sản phẩm - Xây dựng mạng lưới những thồng tin hoạt động nội bộ - Xây dựng mạng lưới thông tin hoạt động bên ngoài (với khách hàng, nhà cung cấp…) Trong khi nghiên cứu cần xác định rang giới của hệ thống nhằm giới hạn vấn đề. Một hệ thống có thể tập hợp của nhiều công đoạn, vật liệu và năng lượng liên hệ với nhau, thực hiện một chức năng nhất định. Hệ thống phải được mô hình hóa sao cho các đầu vào và đầu ra tại các ranh giới của chúng đều là các dòng cơ bản. Ranh giới của hệ thống được thể hiện ở hình sơ đồ 2.4. Sơ đồ 2.4: Ranh giới của hệ thống Nguyên liệu thô Sản xuất N ăng lượng Nước thải Khí thải Phân phối và vận chuyển Chất thải rắn Nước thải N guyên liệu thô khác Sử dụng/Tái sử dụng/Bảo dưỡng Sản phẩm Tái chế Quản lý chất thải 18
- 1.2. Phân tích kiểm kê Sau khi mục tiêu và phạm vi nghiên cứu CTS đã được xác định rõ ràng, giai đo ạng tiếp theo là phân tích kiểm kê. Phân tích kiểm kê bao gồm việc chọn d ữ liệu để định lượng đầu vào và đầu ra của hệ thống sản phẩm. Quá trình kiểm kê cần lượng dữ liệu từ nhiều nguồn cung cấp khác nhau. Các nguồn cung cấp d ữ liệu được mô tả trên hình 2.1 Sản xuất năng lượng K hai thác nguyên liệu Q uá trình vận chuyển Chế biến nguyên liệu D ữ liệu LCA Q uá trình thải bỏ Q uá trình sản xuất Sử dụng và bảo dưỡng Hình 2.1: Các nguồn cung cấp dữ liệu 1.3. Phân tích tác động Trên cơ sở những dữ liệu đã được kiểm kê, phân tích tác động là bước xác đ ịnh các ảnh hưởng tiềm tàng đối với môi trường, sức khoẻ con người, phát sinh chất thải. Quy trình của phân tích tác động gồm 3 phần: phân loại, mô tả, đ ánh giá. Phân lo ại là việc nhóm gộp và phân lo ại các dữ liệu theo một số loại tác động, sau đó mô tả đặc tính và định tính của mỗi tác động. Phần cuối cùng là đ ánh giá tác động tổng thể của một chất hay một quá trình tới môi trường. 19
- 1.4. D iễn giải Diễn giải là một trong giai đoạn của quá trình đ ánh giá tác động CTS, trong đó các phát hiện từ việc phân tích kiểm kê và đánh giá tác động được kết hợp với nhau. Diễn giải cần có sự nhất quán với mục tiêu và phạm vi được xác đ ịnh. Các phát hiện của giai đoạn này phải phản ảnh được các kết quả của quá trình phân tích. 2. Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu Thu thập những thông tin về: nhãn sinh thái, tình hình áp nhãn trên thế giới và Việt Nam, các loại nhãn sinh thái; thông tin về ngành dệt may, thị trường xuất khẩu, những khía cạch môi trường có liên quan, luật môi trường … từ sách, báo, tạp chí, internet… Nhằm thu thập tài liệu cần thiết để từ đó ta có cái nhìn khái quát về đề tài nghiên cứu. 3. Phương pháp điều tra, phỏng vấn Phỏng vấn các chuyên gia về nhãn sinh thái, tình hình sản xuất của ngành dệt may, khả năng áp nhãn sinh thái cho sản phẩm dệt may… Phỏng vấn người tiêu dùng về mức độ mức độ quan tâm, hiểu biết về nhãn sinh thái, mức độ tin cậy vào sản phẩm có áp nhãn sinh thái (nếu có). Nhằm xác định và hiểu rõ hơn về đối tượng nghiên cứu (mặt hàng dệt may) để từ đó xác minh độ chính x ác của thông tin. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Bước đầu nghiên cứu và đề xuất các giải pháp bảo tồn các loài thú Linh trưởng (Primates) tại Vườn quốc gia Chư Yang Sin
94 p | 211 | 53
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Bước đầu nghiên cứu hoạt động du lịch Trekking tại vườn quốc gia Hoàng Liên theo quan điểm du lịch sinh thái
81 p | 195 | 41
-
TIỂU LUẬN: Bước đầu nghiên cứu nhãn sinh thái và áp dụng thí điểm cho ngành dệt may Việt Nam
23 p | 352 | 40
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Bước đầu nghiên cứu chứng trầm cảm ở phụ nữ sống trong gia đình có chồng bạo hành tại thành phố Hồ Chí Minh
189 p | 136 | 35
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Bước đầu nghiên cứu chuyển gen ipt (isopentenyl transferase) vào mô sẹo sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis Ha et Grushv.)
108 p | 71 | 18
-
Khóa luận tốt nghiệp: Bước đầu nghiên cứu thành phần hóa học của mẫu rễ tóc nuôi cấy của Sâm Việt Nam
57 p | 31 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Bước đầu nghiên cứu chế phẩm sinh học dưới dạng synbiotic để bổ sung vào thức ăn nuôi tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei)
79 p | 53 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Bước đầu nghiên cứu đối chiếu chuyển dịch thuật ngữ chứng khoán Trung - Việt
111 p | 53 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Bước đầu nghiên cứu khả năng tạo cây con để gây trồng loài Nghiến (Burretiodendron Hsienmu Ching Et How) ở vùng đệm và phân khu phục hồi sinh thái tại vườn quốc gia Ba Bể - Bắc Cạn
104 p | 19 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Bước đầu nghiên cứu ảnh hưởng của tỉa thưa và phân bón đến lượng nhựa rừng Thông nhựa (Pinus merkusii) trồng thuần loài tại Đại Lải - Vĩnh Phúc
114 p | 18 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Bước đầu nghiên cứu sinh trưởng rừng trồng Dầu rái (Dipterocarpus Alatus Toxb) ở tỉnh Phú Yên, làm sơ sở để lựa chọn vùng trồng Dầu rái thích hợp trong tỉnh
101 p | 21 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Bước đầu nghiên cứu một số quy luật cấu trúc và sinh trưởng làm cơ sở cho việc xác định trữ sản lượng rừng cao su (Hevea Brasiliensis Mull ARG.) ở khu vực miền Đông Nam Bộ
124 p | 20 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Bước đầu nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học loài thông tre (Podocarpus neriifolius D.Don) tại Vườn Quốc gia Ba Vì - Hà Tây
96 p | 17 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Bước đầu nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học loài Thông nàng (Podocarpus Imbricatus Blume) làm sơ sở cho công tác trồng rừng, nuôi dưỡng và làm giàu rừng tại tỉnh Gia Lai
93 p | 29 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Hoá học: Phân tích asen và bước đầu nghiên cứu phương pháp xử lý bằng vật liệu đá ong biến tính
87 p | 35 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Bước đầu nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tại xã Phong Dụ, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh
121 p | 28 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Bước đầu nghiên cứu về lâm nghiệp xã hội và đánh giá mô hình lâm nghiệp xã hội tại Buôn Gia Wầm - Đắk Lắk
112 p | 25 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Bước đầu nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của loài Bời lời đỏ (Litea glutionsa C.B.Roxb) làm cơ sở cho công tác trồng rừng tại tỉnh Gia Lai
91 p | 25 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn