LUẬN VĂN: Các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU
lượt xem 42
download
Ngày nay trước xu hướng vận động của nền kinh tế thế giới là toàn cầu hoá và tự do hoá thương mại.Thì các nước đang phát triển trong quá trình thực hiện Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước, luôn gặp phải những khó khăn lớn về vốn, công nghệ, kỹ thuật... Và Việt Nam cũng là một trong những nước đang phát triển đó. Do đó để thực hiện mục tiêu của mình, Đảng và nhà nước ta đã khẳng định “Chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn này là hướng...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: LUẬN VĂN: Các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU
- LUẬN VĂN: Các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU
- Lời nói đầu Ngày nay trước xu hướng vận động của nền kinh tế thế giới là toàn cầu hoá và tự do hoá thương mại.Thì các nước đang phát triển trong quá trình thực hiện Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước, luôn gặp phải những khó khăn lớn về vốn, công nghệ, kỹ thuật... Và Việt Nam cũng là một trong những nước đang phát triển đó. Do đó để thực hiện mục tiêu của mình, Đảng và nhà nước ta đã khẳng định “Chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn này là hướng về xuất khẩu và thay thế nhập khẩu. Để thực hiện được chiến lược phát triển này chúng ta phải phát triển nhanh mạnh, vững chắc các ngành công nghiệp, trước hết là công nghiệp chế biến, có khả năng cạnh tranh cao, đặc biệt là phát triển các ngành công nghiệp sử dụng ít vốn, thu hút nhiều lao động, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu, trên cơ sở phát huy nội lực, thực hiện nhất quán, lâu dài thu hút các nguồn lực bên ngoài, tích cực chủ động, mở rộng thâm nhập thị trường quốc tế. Với ngành dệt may Việt nam là một ngành hàng truyền thống, lâu đời ở Việt nam và là một ngành công nghiệp mũi nhọn, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Sản xuất tăng trưởng nhanh, kim ngạch xuất khẩu không ngừng gia tăng với nhịp độ cao, thị trường luôn được mở rộng, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển , góp phần cân bằng cán cân xuất nhập khẩu, thu hút nhiều lao động và đóng góp ngày càng nhiều cho ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó EU là một thị trường rộng lớn, có vai trò quan trọng trong Thương mại quóc tế, với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và tương đối ổn định. Vì vậy việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt nam sang thị trường EU là vấn đề cần thiết và lâu dài trong sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên hoạt động xuất khẩu này trong thời gian qua vẫn còn nhiều bất cập vì thế mà hiệu quả kinh tế mang lại chưa cao. Để góp phần tháo gỡ những khó khăn này: Đề tài “Các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU”đã được chọn làm đề tài nghiên cứu.
- * Mục đích ngiên cứu của đề tài: Là thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt nam sang thị trường EU. * Đối tượng nghiên cứu: Là hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam. * Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam và thị trường EU. Nội dung nghiên cứu: Phân tích thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU. Đưa ra các giải pháp đối với doanh nghiệp và kiến nghị đối với nhà nước. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu phân tích, so sánh... Kết cấu đề tài gồm 3 chương: - Chương I: Lí luận chung về hoạt động xuất khẩu. - Chương II: Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU. - Chương III: Các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU.
- Chương I Những vấn đề cơ bản và vai trò của xuất khẩu trong nền kinh tế Việt Nam I/ khái quát chung về hoạt động xuất khẩu 1. Khái niệm về hoạt động xuất khẩu. Xuất khẩu là một bộ phận cơ bản của hoạt động ngoại thương, trong đó hàng hoá và dịch vụ được bán, cung cấp cho nước ngoài nhằm thu ngoại tệ. Vì vậy khi nghiên cứu dưới góc độ các hình thức kinh doanh quốc tế thì xuất khẩu là hình thức cơ bản đầu tiên mà các doanh nghiệp áp dụng khi bước vào lĩnh vực kinh doanh quốc tế. Mọi công ty luôn hướng tới xuất khẩu những sản phẩm và dịch vụ của mình ra nước ngoài. Do vậy mà xuất khẩu được xem như chiến lược kinh doanh quốc tế quan trọng của các công ty. Xuất khẩu còn tồn tại ngay cả khi công ty đã thực hiện được các hình thức cao hơn trong kinh doanh. Có nhiều nguyên nhân khuyến khích các công ty thực hiện xuất khẩu trong đó có thể là: - Sử dụng khả năng vượt trội (hoặc những lợi thế) của công ty. - Giảm được chi phí cho một đơn vị sản phẩm do nâng cao khối lượng sản xuất. - Nâng cao được lợi nhuận của công ty. - Giảm được rủi ro do tối thiểu hoá sự dao động của nhu cầu. Khi một thị trường chưa bị hạn chế bởi các quy định, rào cản..., hay năng lực của các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế chưa đủ thực hiện các hình thức cao hơn, thì hình thức xuất khẩu được lựa chọn, vì ở xuất khẩu lượng vốn ít hơn, rủi ro thấp hơn và thu được hiệu quả kinh tế trong thời gian ngắn. 2. Các hình thức của hoạt động xuất khẩu. a) Xuất khẩu trực tiếp.
- Xuất khẩu trực tiếp là việc xuất khẩu các hàng hoá và dịch vụ mà doanh nghiệp sản xuất ra hoặc thu mua từ các đơn vị sản xuất trong nước, xuất khẩu ra nước ngoài thông qua các tổ chức của mình. Ưu điểm của hình thức này là lợi nhuận thu được của các doanh nghiệp thường là cao hơn các hình thức khác, có thể nâng cao uy tín của mình thông qua quy cách và phẩm chất hàng hoá, có thể tiếp cận trực tiếp thị trường, nắm bất được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. Bên cạnh đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải ứng trước một lượng vốn lớn để sản xuất hoặc thu mua và rủi ro kinh doanh là rất lớn. b) Xuất khẩu gia công uỷ thác. Theo hình thức này các doanh nghiệp kinh doanh hàng xuất khẩu đứng ra nhập nguyên liệu hoặc bán thành phẩm cho các doanh nghiệp gia công, sau đó thu hồi thành phẩm để xuất khẩu cho bên nước ngoài. Doanh nghiệp này sẽ được hưởng phí uỷ thác theo thoả thuận với các doanh nghiệp trực tiếp chế biến. Hình thức này có ưu điểm là không cần bỏ vốn vào kinh doanh nhưng vẫn thu được lợi nhuận, ít rủi ro, việc thanh toán được bảo đảm vì đầu ra chắc chắn. Bên cạch đó nó đòi hỏi nhiều thủ tục xuất và nhập khẩu do đó cần phải có những cán bộ kinh doanh có kinh nghiệm và thông thạo nghiệp vụ xuất nhập khẩu. c) Xuất khẩu uỷ thác Đây là hình thức mà các doanh nghiệp kinh doanh hàng xuất khẩu đứng ra đóng vai trò trung gian xuất khẩu làm thay cho các đơn vị sản xuất những thủ tục cần thiết để xuất khẩu hàng và hưởng phần trăm theo giá trị hàng xuất khẩu đã được thoả thuận. Ưu điểm của hình thức này là mức độ rủi ro thấp, ít trách nhiệm, người đứng ra xuất khẩu không phải là người chịu trách nhiệm cuối cùng. Đặc biệt là không cần bỏ vốn ra để mua hàng, nhận tiền nhanh, ít thủ tục và tương đối tin cậy. d) Buôn bán đối lưu. Buôn bán đối lưu là phương thức giao dịch trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua, lượng hàng trao đổi có giá trị tương đương với giá trị của lô hàng đã xuất.
- Các loại hình buôn bán đối lưu bao gồm: hàng đổi hàng, trao đổi bù trừ, mua đối lưu, chuyển giao nghĩa vụ, mua lại sản phẩm. e) Xuất khẩu theo nghị định thư. Đây là hình thức xuất khẩu hàng hoá được ký kết theo nghị định thư giữa hai chính phủ. Ưu điểm của hình thức này là tiết kiệm được các khoản chi phí trong việc nghiên cứu thị trường, tìm kiếm bạn hàng, đảm bảo được thanh toán. f) Xuất khẩu tại chỗ. Đây là hình thức mà hàng và dịch vụ có thể chưa vượt ra ngoài biên giới quốc gia nhưng ý nghĩa kinh tế của nó cũng giống như hoạt động xuất khẩu. Đó là việc cung cấp hàng hoá và dịch vụ cho các đoàn ngoại giao, khách du lịch quốc tế v.v... Hoạt động này có thể đạt hiệu quả kinh tế cao do giảm bớt chi phí bao bì, đóng gói, bảo quản chi phí vận tải, thời gian thu hồi vốn nhanh. g) Gia công quốc tế. Gia công quốc tế là hình thức kinh doanh trong đó một bên nhập nguồn nguyên liệu bán thành phẩm (bên nhận gia công) của bên đặt gia công để chế biến thành phẩm giao lại cho bên đặt gia công và qua đó thu được phí gia công. Ưu điểm của hình thức này là giúp bên nhận gia công tạo công ăn việc làm cho người lao động, nhận được các thiết bị công nghệ tiên tiến để phát triển sản xuất. Hình thức này được áp dụng khá phổ biến ở các nước đang phát triển có nguồn nhân công dồi dào với giá rẻ, nguồn nguyên liệu sẵn có của các nước nhận gia công. h) Tạm nhập, tái xuất. Đây là hình thức xuất khẩu đi những hàng hoá đã nhập khẩu trước đây và chưa tiến hành các hoạt động chế biến. Ưu điểm của hình thức này là doanh nghiệp có thể thu về một lượng ngoại tệ lớn hơn số bỏ ra ban đầu, không phải tổ chức sản xuất, đầu tư vào nhà xưởng, máy móc thiết bị, khả năng thu hồi vốn cao.
- 3. Vai trò của hoạt động xuất khẩu. * Tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đối với một nước nghèo và chậm phát triển như ở nước ta thì việc chọn bước đi công nghiệp hoá là con đường thích hợp nhất. Để thực hiện công nghiệp hoá đất nước trong thời gian ngắn đòi hỏi phải có một số vốn rất lớn để nhập khẩu máy móc, thiết bị, kỹ thuật công nghệ tiên tiến. Nhập khẩu cũng như vốn đầu tư của một nước thường dựa vào các nguồn chủ yếu: viện trợ, vay nợ, đầu tư nước ngoài,... Tất cả các nguồn đó đều phải hoàn trả lại dưới các hình thức khác nhau, còn phát triển xuất khẩu là sự bảo đảm, quyết định quy mô và tốc độ tăng của nhập khẩu công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. * Xuất khẩu có vai trò tác động vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế , thúc đẩy sản xuất phát triển. Đây là yếu tố then chốt trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Đồng thời sự phát triển của các ngành công nghiệp chế tạo và chế biến hàng xuất khẩu được áp dụng kỹ thuật tiên tiến, sản xuất ra hàng hoá có tính cạnh tranh cao trên thị trường thế giới, giúp ta có nguồn lực công nghiệp mới, tăng sản xuất cả về số lượng và chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí lao động xã hội. Bên cạnh đó tạo khả năng mở rộng thị trường, tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào, góp phần cho sản xuất, phát triển kinh tế ổn định. * Xuất khẩu có tác động tích cực giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân. Sự phát triển của các ngành công nghiệp hướng vào xuất khẩu sẽ thu hút rất nhiều lao động vào làm việc, với mức sống ổn định. Ngoài ra xuất khẩu còn tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống và đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của con người. * Xuất khẩu là nền tảng trong việc thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại. Xuất khẩu có vai trò tăng cường sự hợp tác quốc tế giữa các nước, nâng cao vai trò của nhà nước ta trên trường quốc tế. Nhờ có những hàng xuất khẩu mà đã có nhiều nước đã, đang và sẽ thiết lập quan hệ buôn bán và đầu tư với nước ta.
- * Xuất khẩu góp phần quan trọng vào việc giải quyết các vấn đề sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Việc đưa các nguồn tài nguyên thiên nhiên tham gia vào sự phân công lao động quốc tế, thông qua việc phát triển các ngành chế biến, xuất khẩu đã góp phần nâng cao giá trị hàng hoá, giảm bớt những thiên tai do điều kiện thiên nhiên ngày càng trở nên bất lợi cho hàng hoá và nguyên liệu cho xuất khẩu. II/ Nội dung chính của hoạt động xuất khẩu 1.Nghiên cứu tiếp cận thị trường. * Nhận biết hàng hoá. Hàng hoá mua bán phải được tìm hiểu kỹ về khía cạnh thương phẩm để hiểu rõ giá trị, công dụng, nắm được đặc tính của nó và những yêu cầu có thể ở trong các giai đoạn sau: thâm nhập, phát triển, bảo hoà, thái trào. * Nắm vững thị trường ngoài nước. Là những điều kiện chính trị - thương mại chung, luật pháp và chính sách buôn bán, điều kiện về tiền tệ và tín dụng, điều kiện vận tải và hình thành giá cước... Ngoài ra cần nắm vững những điều kiện liên quan đến mặt hàng kinh doanh của mình trên thị trường, tập quán và thị hiếu người tiêu dùng, kênh tiêu thụ... * Lựa chọn khách hàng. Việc nghiên cứu tình hình thị trường giúp cho đơn vị kinh doanh lựa chọn thị trường, thời cơ thuận lợi, lựa chọn phương thức mua bán và điều kiện giao dịch thích hợp. Có 2 phương pháp chủ yếu là: điều tra qua tài liệu sách báo và điều tra tại chỗ. 2.Lập phương án kinh doanh - Đánh giá tình hình thị trường và thương nhân. - Lựa chọn mặt hàng, thời cơ, điều kiện và phương thức kinh doanh.
- - Đề ra mục tiêu: bán được bao nhiêu, xâm nhập vào những thị trường nào... - Đề ra biện pháp thực hiện như: đầu tư vào sản xuất, tăng thu mua... - Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế của việc kinh doanh. 3.Lựa chọn đối tác. Thường là chọn những người xuất nhập khẩu trực tiếp hay quen biết, có uy tín trong kinh doanh, có thực lực tài chính, có thiện chí trong quan hệ làm ăn. 4.Đàm phán ký kết hợp đồng. Đây là một trong những khâu quan trọng của hoạt động xuất khẩu. Nó quyết định đến khả năng, điều kiện thực hiện những công đoạn mà doanh nghiệp thực hiện trước đó, đồng thời nó quyết định đến tính khả thi của các kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. 5.Thực hiện hợp đồng. - Mở và kiểm tra thư tín dụng. - Xin cấp giấy phép xuất khẩu. - Chuẩn bị hàng hoá xuất khẩu. - Kiểm định hàng hoá. - Thuê phương tiện vận chuyển, mua bảo hiểm. - Làm thủ tục hải quan - Giao hàng lên tàu - Thanh toán, giải quyết tranh chấp
- Chương II Thực trạng của hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU I. Khái quát chung về thị trường EU 1. Vài nét chung về liên minh Châu Âu và quan hệ Việt Nam-EU a) Vài nét chung: Liên minh Châu Âu đã có lịch sử gần 49 năm hình thành và phát triển. Tổ chức tiền thân là: Cộng đồng than và sắt thép Châu Âu, gọi tắt là CECA (18/04/1951). Năm 1992 các nguyên thủ của 12 nước thành viên EC đã ký hiệp ước Masstrich (Hà Lan) để thống nhất chính trị, kế toán và tiền tệ. Ngày 1/1/1994 cộng đồng Châu Âu (EC) được đổi tên thành Liên minh Châu Âu gọi tắt là EU, trở thành một liên minh thống nhất đầu tiên trên thế giới về kế toán, tiền tệ, chính trị, an ninh và quốc phòng, xoá bỏ trên thực tế đường biên giới quốc gia giữa các nước thành viên thực hiện thống nhất các chính sách xã hội. Liên minh Châu Âu là một trung tâm kế toán hùng mạnh, có vai trò rất lớn trong nền kế toán thế giới. Kinh tế EU không chỉ lớn về quy mô (năm 1999, GDP đạt 8,774 tỉ USD chiếm 20% GDP toàn cầu, vững mạnh về cơ cấu dịch vụ-công nghiệp-nông nghiệp, tăng trưởng ổn định: GDP dao động ở mức trên dưới 2,5% năm, lạm phát trung bình ở mức 1,6-1,8% năm) mà còn có đồng tiền mạnh (đồng EURO) có khả năng chuyển đổi toàn thế giới và đang cạnh tranh ngiêng ngửa với đồng đôla Mỹ. EU không chỉ có nguồn nhân lực trình độ cao và lành nghề (chiếm khoảng 25% trong cơ cấu lao động tại nghiệp), có thị trường nội địa với sức mua lớn (hơn 386 triệu người tiêu dùng, năm 1999 GDP/ người đạt 23.354 USD, vào loại cao nhất thế giới) mà còn có tiềm lực khoa học, công nghệ vào loại mạnh nhất thế giới. Năm 1998 tổng chi phí cho R& D (nghiên cứu và phát triển) của toàn thế giới đạt 479 tỷ USD, riêng EU chiếm 28%. EU có khoảng 2000 công ty xuyên quốc gia trong tổng số 11.000 công ty xuyên quốc gia trên toàn thế giới, riêng 5 nước Đức, Anh, Pháp, Hà Lan, Đan Mạch đã có 1533 công ty xuyên quốc gia. Trong 50 công ty xuyên quốc gia hàng đầu thế giới; EU có 14 công ty, năm 1999
- trong 10 nền kinh tế có khả năng cạnh tranh nền kinh tế mạnh nhất thì EU đã có 7 nước chỉ đứng sau Mỹ và Singapore. EU với số dân 386 triệu người chiếm 6% dân số thế giới nhưng EU chiếm tới 1/5 giá trị thương mại toàn cầu. Hiện nay, EU là khối thương mại mở lớn nhất thế giới và là thành viên chủ chốt của WTO. Hiện nay EU đang huỷ bỏ biên giới nội địa và khuyến khích sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các thành viên, gắn liền với xoá bỏ các rào cản là sự di chuyển tự do tư bản, hàng hoá và dịch vụ với phần còn lại của thế giới. Liên minh Châu Âu là cái nôi của nền kinh tế văn minh công nghiệp, là nơi khởi quát và khai sinh đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), hiện nay vẫn đang đi tiên phong trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp quốc tế, chiếm 1/3 tổng số lượng vốn đầu tư ra nước ngoài toàn thế giới. b) Quan hệ Việt Nam EU Do tiến trình lịch sử, giữa liên hiệp Châu Âu và từng quốc gia thành viên với Việt Nam, ở mức độ khác nhau đã có quan hệ thương mại. Nhưng phải đến mấy năm gần đây mới khá nhộn nhịp mà điểm đột phá là: Hiệp định hàng dệt may 1992-1997. Đối với Việt Nam việc tăng cường hợp tác, quan hệ với EU là bước quan trọng trong việc thực hiện chủ trương đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại, góp phần ổn định và xây dựng đất nước ũng như trong khu vực, tạo một vị thế quan trọng hơn, một thị trường tiềm năng lớn cho Việt Nam. Sự kiện ngày 17/7/1995 ký “Hiệp định hợp tác giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng đồng Châu Âu” đã đánh dấu quan hệ thương mại giữa Việt Nam và EU sang một giai đoạn phát triển mới. Hiệp định này sẽ thúc đẩy hơn nữa sự phát triển kinh tế của Việt Nam như gia tăng viện trợ tài chính EU cho Việt Nam, giúp Việt Nam thực hiện có hiệu quả hơn tiến trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước. Mặc dù EU không giành cho Việt Nam bất cứ một sự giảm thuế nào nhưng EU đã tuyên bố sẽ thúc đẩy để Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới . Bảng 1: Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam & EU
- Đơn vị: triệu đồng XK NK XK NK 1995 1996 1997 1998 1995 1996 1997 1998 1999 1. Tổng kim ngạch 5444, 7255, 9185 9361 8155, 11143 11159 1149 11532 XK của VN 9 9 4 ,6 2,3 5 2. Trong đó với EU 1608, 2094, 2493,3 720 990,5 3 3 664,0 1102, 140,1 1995, 3. Tỷ 0 7 trọng/Tổng 21,64 số 13,2 12,4 17,5 22,7 8,1 12,08 9,9 17,36 4. Tỷ lệ tăng trưởng 87,6 25,1 78,6 32,2 27,6 35,0 (%) 48,7 10,42 (Nguồn: Tổng cục Thống kê) 2. Đặc điểm thị trường EU a) Thị trường EU EU là một thị trường rộng lớn gồm 15 quốc gia với 376 triệu người tiêu dùng. Thị trường EU thống nhất cho phép lưu thông tự do người; hàng hoá , dịch vụ và vốn giữa các thành viên, thị trường này còn mở rộng sang các nước thuộc “Hiệp hội mậu dịch tự do Châu Âu” (EFTA) tạo thành một thị trường rộng lớn trên 380 triệu người tiêu dùng. b) Tập quán thị hiếu người tiêu dùng
- Đây là một thị trường khá khó tính và có chọn lọc, đặc biệt là đối với hàng dệt may. Ngành dệt may của Châu Âu đang có xu hướng chuyển dần sang các nước khác có giá nhân công rẻ (các nước đang phát triển) nên thị trường này có xu hướng nhập khẩu ngày càng nhiều hàng dệt và may mặc. Để đảm bảo cho người tiêu dùng EU kiểm tra ngay từ nơi sản xuất và có hệ thống báo động về chất lượng hàng hoá giữa các nước trong khối. Hiện nay ở Châu Âu có 3 tiêu chuẩn định chuẩn là Uỷ ban Châu Âu về định chuẩn điện tử; Viện định chuẩn viễn thông Châu Âu. Tất cả các sản phẩm để có thể bán ở thị trường này đều phải đảm bảo thực hiện tiêu chuẩn chung EU. EU tích cực tham gia chống nạn hàng giả bằng cách không nhập khẩu những sản phẩm đánh cắp bản quyền. Nhu cầu tiêu dùng là tìm kiếm những thị trường có mặt hàng rẻ, đẹp song cũng đảm bảo chất lượng họ yêu cầu. c) Kênh phân phối Hệ thống phân phối EU là một bộ phận gắn liền với hệ thống mậu dịch thương mại toàn cầu. Mặt khác EU là một trong 3 khối liên kết kinh tế lớn nhất thế giới với mức sống cao, đồng đều của người dân trong khối EU cho thấy một thị trường rộng lớn và phát triển không những thế EU ngày càng hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật, các tiêu chuẩn và chính sách thuế áp dụng vào trong pháp luật từng bước làm cho việc đưa sản phẩm vào EU ngày càng có quy củ hơn. Hệ thống phân phối là yếu tố quan trọng trong khâu lưu thông và xuất khẩu hàng hoá vì thế nó có các hình thức sau: Các trung tâm Châu Âu, các đơn vị chế biến dây chuyền phân phối, các nhà bán buôn, bán lẻ và người tiêu dùng. Trong đó tập trung chủ yếu vào hình thức các trung tâm thu mua Châu Âu hóa với quy mô ngày càng rộng khắp. Từ đó ra đời các trung tâm thu mua Châu Âu, các trung tâm Châu Âu mua chung sản phẩm sản xuất trên thế giới và phân phối cho nhiều nhà phân phối quốc gia. Những trung tâm này thường tập hợp trên 50 nhà phân phối trở lên hoạt động trên phạm vi toàn Châu Âu, làm trung gian giữa nhà sản xuất và nhà phân phối sản phẩm. d) Chính sách thương mại nội khối:
- Lưu thông tự do hàng hoá với các biện pháp: xoá bỏ hoàn toàn mọi loại thuế quan đánh vào hàng hoá XNK giữa các nướcthành viên, xoá bỏ hạn ngạch áp dụng trong thương mại nội khối; xoá bỏ tất cả các biện pháp tương tự hạn chế về số lượng, các rào cản về thuế giữa các nước thành viên. Tự do đi lại, cư trú trên toàn lãnh thổ liên minh như tự do đi lại về địa lý, di chuyển về nghề nghiệp , nhất thể hoá về xã hội. Lưu chuyển tự do các dịch vụ như: tự do cung cấp các dịch vụ, tự do chuyển tiền bằng điện tín công nhận lẫn nhau về các văn bằng. Lưu chuyển tự do vốn: được áp dụng chính sách tháo dỡ tất cả các hạn chế về ngoại hối; thống nhất luật pháp và nguyên tắc quản lý thị trường vốn của các nước thành viên, thanh toán tự do. e) Chính sách ngoại thương Trong sự phát triển kinh tế của EU, ngoại thương đã đóng một vai trò hết sức quan trọng. Nó đã đem lại sự tăng trưởng kinh tế và tạo ra việc làm trong các ngành sản xuất, nghiên cứu, bảo hiểm, ngân hàng...Do vậy chính sách này có nhiệm vụ chỉ đạo các hoạt động ngoại thương đi đúng hướng để phục vụ mục tiêu chiến lược kinh tế của liên minh. Chính sách ngoại thương của EU được xây dựng trên các nguyên tắc sau: Không phân biệt đối sử, minh bạch, có đi có lại và cạnh tranh công bằng Các biện pháp được áp dụng phổ biến trong chính sách này là thuế quan và hạn chế về số lượng hàng rào kỹ thuật, chống bán phá giá và trợ cấp xuất khẩu. Từ 1951 đến nay EU có những cụm chính sách phát triển ngoại thương chủ yếu: Chính sách khuyến khích xuất khẩu, chính sách thay thế nhập khẩu, chính sách tự do hoá thương mại và chính sách hạn chế xuất khẩu tự nguyện. Việc ban hành và thực hiện các chính sách này có liên quan chặt chẽ đến tình hình phát triển kinh tế, tiến trình nhất thể hoá Châu Âu và khả năng cạnh tranh trong từng thời kỳ của các sản phẩm của Liên minh trên thị trường thế giới.
- Để đảm bảo cạnh tranh công bằng trong thương mại, EU đã thực hiện các biện pháp chống bán phá giá và chống tự cấp xuất khẩu, không chỉ dừng lại ở việc áp dụng các biện pháp chống cạnh tranh không lành mạnh trong thương mại, EU còn sử dụng một biện pháp để đẩy mạnh thương mại với các nước đang phát triển. Đó là hệ thống ưu đãi phổ cấp (GSP)-Một công cụ quan trọng của EU để hỗ trợ các nước trên. Bằng cách này EU có thể làm cho các nước đang phát triển dễ dàng thâm nhập vào thị trường của mình. Vì vậy đối với hàng dệt may Việt Nam EU áp dụng chính sách cấp hạn ngạch hàng năm cho ngành dệt may Việt Nam và buộc Việt Nam phải sử dụng nguyên phụ liệu nhập khẩu từ EU để làm hàng thành phẩm. Đồng thời Việt Nam sẽ áp dụng hệ thống tự động hoá của EU để đảm bảo tính chính xác của việc xác định xuất xứ hàng khi xuất khẩu vào EU. II/ Thực trạng của hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU 1. Hoạt động xuất khẩu chung của dệt may Việt Nam a) Kim ngạch xuất khẩu chung Ngành dệt may nước ta phát triển đã lâu nhưng chỉ từ thập niên 90 trở lại đây, nó mới thực sự chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế nói chung và hoạt động ngoại thương nói riêng. Trong suốt 4 năm qua kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may nước ta không ngừng tăng. Năm 1991, tổng giá trị xuất khẩu hàng dệt may chỉ đạt 158 triệu USD. Năm 1997 Việt Nam đã xuất khẩu được 1,3 tỷ USD đứng thứ hai sau dầu mỏ. Nhưng dù vậy sản xuất ngành dệt may chủ yếu là gia công, lệ thuộc vào đối tác nứơc ngòai về mẫu mã, thị trường và giá cả không chuyển sang tự sản xuất kinh doanh để có hiệu quả hơn, vì thế sản xuất ngành dệt may có chiều hướng giảm dần so với năm 1996. Năm 1998 đã gấp 9,18 lần (so với năm 1991) đạt 1450 triệu USD tương đương với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 43,5% tức khoảng 160 triệu USD/năm. Bên cạnh đó tỷ trọng hàng dệt may xuất khẩu trong tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta luôn tăng từ 7,6% năm 1991 lên 15% năm 1998. Đến nay hàng dệt may là một trong 10 mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam.
- Hai năm gần đây tốc độ tăng trưởng hàng dệt may xuất khẩu đã chững lại. Điều này đòi hỏi cần phải có sự phân tích và điều chỉnh hợp lý trong thời gian tới để hàng dệt may đứng vững trong điều kiện cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong những năm qua được thể hiện qua bảng sau:
- Bảng 2: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam Đơn vị: triệu USD Năm Kim ngạch xuất khẩu Tổng kim ngạch xuất Tỷ trọng/ Tổng số dệt may khẩu 1992 211 2581 8,1% 1993 350 2985 11,7% 1994 550 4054 13,6% 1995 750 5200 14,4% 1996 1150 7255 15,2% 1997 1349 8759 15,4% 1998 1351 9361 14,4% 1999 1682 11523 14,6% Quý1/2000 378 2940 12,86% 2000- (dự tính) 2000 12500 16% (Nguồn: Bộ thương mại và Tổng công ty Vinatex) Trong 7 tháng đầu năm nay đạt kim ngạch xuất khẩu là 965 triệu USD Các thị trường xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam Thị trường là vấn đề cốt lõi, có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của từng doanh nghiệp. Vì vậy việc tìm hiểu và nắm bắt nhu cầu của thị trường là điều cần thiết, để từ đó có thể sản xuất ra những gì mà thị trường đòi hỏi, với điều này đã tạo nên vai trò quyết định của thị trường đối với việc sản xuất kinh doanh của ngành dệt may. Mặc dù hình thức xuất khẩu chủ yếu của dệt may Việt Nam là gia công xuất khẩu thông qua nước thứ ba nhưng vẫn có thể nói hàng dệt may Việt Nam đã phần nào thâm nhập được vào các thị trường lớn như EU, Mỹ, ASEAN, Nhật Bản...
- Điều này càng chứng tỏ rằng hàng dệt may Việt Nam đã dần có vị thế, uy tín trên thế giới. Thật vậy khi ta xem xét cụ thể về từng thị trường mà ngành dệt may Việt Nam đã thâm nhập ta thấy kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này luôn được tăng dần theo các năm, điều đó có nghĩa là hàng dệt may đã ngày càng để lại ấn tượng tốt, phù hợp với người tiêu dùng hơn. ở thị trường Nhật Bản: Đây là thị trường nhập khẩu may mặc lớn thứ 3 trên thế giới, lại không hạn chế bằng hạn ngạch, dân số đông và mức thu nhập bình quân là 27000 USD/người/năm thì nhu cầu về may mặc là không nhỏ. Hàng năm Nhật Bản nhập khẩu hàng may mặc khoảng từ 7 đến 8 tỷ USD, trong đó hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này năm 1994 khoảng 130 triệu USD, năm 1995 lần đầu tiên Việt Nam lọt vào danh sách 10 nhà xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất vào Nhật Bản. Năm 1996 vươn lên vị trí số 8 với doanh số là 500 triệu USD, bằng 80% của mảng thị trường phi hạn ngạch ở Việt Nam. Năm 1998 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này là 0,467 tỷ USD và 6 tháng đầu năm 1999 doanh số là 172,4257 triệu USD. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu rất khả quan song do Nhật Bản là một thị trường rất khó tính về chất lượng, giá cả. Vì thế nên khả năng để chiếm lĩnh thị phần ở Nhật Bản vẫn còn nhiều hạn chế. Thị trường Mỹ Đây cũng là một thị trường khá hấp dẫn đối với ngành dệt may n. Tuy nhiên việc tham gia vào thị trường này rất khó khăn bởi phải chịu mức thuế nhập khẩu cao từ 40 đến 90% giá trị nhập khẩu mặt khác chất lượng mẫu mã hưa thích ứng với thị hiếu của thị trường Mỹ nên khả năng cạnh tranh với hàng dệt may của các nước bạn trong khu vực khi thâm nhập vào thị trường Mỹ gặp rất nhiều khó khăn. Mặt khác do ngân hàng 2 nước chưa có quan hệ chặt chẽ nên việc thanh toán còn là vấn đề bất cập. Tuy nhiên năm nay khi hiệp định thương mại Việt Mỹ được ký kết thì ắt hàng dệt may Việt Nam trong tương lai sẽ phát triển tốt trên thị trường này.
- Bảng 3: Giá trị xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ Mặt hàng 1994 1995 1996 1997 1998 1999 - Hàng dệt 0,11 1,78 3,59 5,326 5,053 7,8 - Hàng may 2,45 15,09 20,01 20,602 21,347 28,6 Cộng 2,56 16,78 23,6 25,928 26,4 36,4 (Nguồn: Bộ thương mại) Thị trường các nước trong khu vực Hàng năm hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu một lượng lớn sản phẩm sang các nước tong khu vực như Hồng Kông, Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc. Tuy nhiên các nước này không phải là thị trường nhập khẩu chính mà là các nước nhập khẩu để tái xuất khẩu sang nước thứ 3. Bảng 4: Các nước trong khu vực nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam Đơn vị: Triệu USD Thị trường 1997 1998 9Th/1999 Đài Loan 198 200 160 Hàn Quốc 76 40 31 Singapore 56 26 38 Hồng Kông 27 13 7 (Nguồn: Bộ thương mại) Qua việc xem xét đánh giá các thị trường trên ta thấy rằng triển vọng cho ngành dệt may Việt Nam là rất lớn. Do đó khi chúng ta có đủ tất cả các điều kiện để khai thác thành công hiệu quả các thị trường này chắc chắn kinh tế Việt Nam nói chung, hàng dệt may nói riêng sẽ có thể sánh bước đi cùng các nước phát triển của thế giới. 2. Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU 2.1. Thời kỳ trước 1990
- Trước năm 1990 kim ngạch xuất khẩu giữa Việt Nam-EU hết sức nhỏ bé do quan hệ giữa hai bên chưa được bình thường hoá. Từ năm 1980 Việt Nam xuất khẩu hàng dệt may sang một số nước thành viên EU như Cộng hoà liên bang Đức, Pháp, Anh, Hà Lan...Song kim ngạch xuất khẩu còn nhiều hạn chế. Và chỉ từ sau Hiệp định buôn bán hàng dệt may giữa Việt Nam-EU được ký kết ngày 15/12/1992 thì xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam mới đặc biệt phát triển. 2.2.Thời kỳ từ 1990 đến nay Kể từ khi Việt Nam bình thường hoá quan hệ ngoại giao với cộng đồng Châu Âu vào ngày 22/12/90 ký tắt hiệp định buôn bán dệt may với Liên minh Châu Âu vào 15/12/1992...thì quan hệ Việt Nam-EU không ngừng phát triển. Đây chính là những nhân tố quan trọng thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng Việt Nam nói chung và các sản phẩm dệt may nói riêng sang EU phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng. a.Hiệp định buôn bán hàng dệt may đã được ký Hiệp định buôn bán hàng dệt may được ký tắt vào ngày 15/12/1992 có hiệu lực từ 1/1/1993 và được điều chỉnh bổ sung bằng thư từ trao đổi ký tắt ngày 1/8/1995 giữa chính phủ Việt Nam và Cộng đồng kinh tế Châu Âu, quy định những điều khoản về xuất khẩu hàng dệt may sản xuất tại Việt Nam sang EU. Tiếp đến, ngày 24/7/1996 tại Bruxen Việt Nam và EU đã chính thức ký Hiệp định về buôn bán hàng dệt, may mặc. Theo Hiệp định này Việt Nam được tự do chuyển đổi Quota giữa các mặt hàng một cách rộng rãi đồng thời EU cũng dành cho phía Việt Nam quy chế tối huệ quốc (MFN) và chế độ ưu đãi phổ cập (GPS). Khi Hiệp định hàng dệt may thời kỳ 1992-1997 hết hạn thì Hiệp định buôn bán dệt may Việt Nam-EU giai đoạn 1998-2000 được ký kết ngày 17/11/1997 cho phép nâng hạn ngạch dệt may từ Việt Nam sang EU tăng lên 40% so với giai đoạn 5 năm (1993- 1997) với mức tăng trưởng 3-6%/năm. Mới đây đại diện chính phủ Việt Nam và Liên hiệp Châu Âu đã ký Hiệp định về buôn bán hàng dệt may cho 3 năm 2000- 2002 trong đó Việt Nam và EU cam kết mở rộng cửa thị trường cho hàng dệt may xuất khẩu của hai bên. Theo Hiệp định này EU đồng ý tăng khoảng 30% hạn ngạch cho hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này. Hiệp định này có hiệu lực từ ngày 15/6/2000.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Vietcombank - Chi nhánh Nam Sài Gòn
117 p | 726 | 309
-
Luận văn: “ Các giải pháp hoàn thiện phân tích tài chính doanh nghiệp tại Công ty sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu ”
77 p | 399 | 181
-
Luận văn: Các giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Thương mại Thanh Bình
45 p | 408 | 135
-
Luận văn: Các giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư trong quyết định cho vay dài hạn tại NHNo&PTNT Việt Nam
38 p | 382 | 129
-
Luận văn: Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng thương mại
37 p | 240 | 78
-
Luận văn: Các giải pháp hoàn thiện vấn đề công bố thông tin kế toán của các doanh nghiệp niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam
84 p | 209 | 40
-
Luận văn Các giải pháp hỗ trợ của nhà nước nhằm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh quảng nam
108 p | 135 | 39
-
Luận văn: Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần may Đức Giang
26 p | 184 | 36
-
Luận văn:Các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống phân phối của công ty cổ phần Đại Thuận
0 p | 140 | 30
-
Luận văn: “Các giải pháp huy động vốn đổi mới máy móc thiết bị công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản xuất sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm may tại công ty May Chiến Thắng”
64 p | 157 | 29
-
Luận văn: Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại tại nhà khách tổng liên đoàn lao động Việt Nam
33 p | 157 | 25
-
LUẬN VĂN: Các giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi từ gia công xuất khẩu sang xuất khẩu trực tiếp
73 p | 162 | 22
-
Luận văn: Các giải pháp phát triển thị trường thẻ quốc tế Eximbank từ nay đến năm 2015
81 p | 107 | 21
-
LUẬN VĂN:Các giải pháp thúc đẩy quá trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp
98 p | 115 | 19
-
Luận văn các giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình tiêu thu của công ty cơ khí ô tô – 1
21 p | 119 | 18
-
LUẬN VĂN: Các giải pháp marketing đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty Bảo hiểm nhân thọ Bắc Giang
42 p | 138 | 18
-
luận văn: Các giải pháp Marketing nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu lắp đặt máy phát điện của công ty trách nhiệm hữu hạn Cát Lâm
75 p | 83 | 14
-
Luận văn " Các giải pháp Marketing nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu lắp đặt máy phát điện của công ty trách nhiệm hữu hạn Cát Lâm "
73 p | 90 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn