LUẬN VĂN: Chất lượng tổ chức cơ sở Đảng trong các doanh nghiệp nhà nước ở Đảng bộ Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn hiện nay
lượt xem 33
download
Những năm qua, các tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp nhà nước đã phát huy vai trò của mình trong việc lãnh đạo các doanh nghiệp hoàn thành nhiệm vụ. Qua hoạt động sản xuất, kinh doanh trong cơ chế thị trường định hướng XHCN, nhiều tổ chức cơ sở đảng cũng như cán bộ, đảng viên đã trưởng thành vượt bậc về mọi mặt, tỏ rõ tính tiên phong trong mặt trận kinh tế. Trải qua gần 20 năm đổi mới đất nước, Đảng đã đề ra và lãnh đạo thực hiện nhiều chủ trương,...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: LUẬN VĂN: Chất lượng tổ chức cơ sở Đảng trong các doanh nghiệp nhà nước ở Đảng bộ Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn hiện nay
- LUẬN VĂN: Chất lượng tổ chức cơ sở Đảng trong các doanh nghiệp nhà nước ở Đảng bộ Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn hiện nay
- MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Những năm qua, các tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp nhà nước đã phát huy vai trò của mình trong việc lãnh đạo các doanh nghiệp hoàn thành nhiệm vụ. Qua hoạt động sản xuất, kinh doanh trong cơ chế thị trường định hướng XHCN, nhiều tổ chức cơ sở đảng cũng như cán bộ, đảng viên đã trưởng thành vượt bậc về mọi mặt, tỏ rõ tính tiên phong trong mặt trận kinh tế. Trải qua gần 20 năm đổi mới đất nước, Đảng đã đề ra và lãnh đạo thực hiện nhiều chủ trương, biện pháp nhằm đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước. Nhờ vậy các doanh nghiệp nhà nước đã vượt qua nhiều thử thách, đứng vững và không ngừng phát triển, đã góp phần quan trọng vào thành tựu to lớn của sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước. Doanh nghiệp nhà nước chủ yếu là các cơ sở sản xuất công nghiệp, hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ, đồng thời có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng, nâng cao chất lượng giai cấp công nhân Việt Nam. Hiện nay, các doanh nghiệp nhà nước đang quản lý và sử dụng một khối lượng tài sản to lớn của nhân dân, chi phối các ngành, các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế. Doanh nghiệp nhà nước ngày càng thích ứng với cơ chế thị trường định hướng XHCN, năng lực sản xuất tiếp tục được tăng cường, cơ cấu ngày càng hợp lý hơn, trình độ công nghệ và quản lý có nhiều tiến bộ, hiệu quả cạnh tranh từng bước nâng lên, bảo đảm việc làm và đời sống cho hàng triệu người lao động. Tuy nhiên, doanh nghiệp nhà nước cũng còn những hạn chế, yếu kém như : quy mô còn nhỏ, cơ cấu còn nhiều bất hợp lý, chưa thật sự tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt... kết quả kinh doanh chưa tương xứng với nguồn lực đã có, hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp, lao động thiếu việc làm, dôi dư còn lớn. Nhiều doanh nghiệp đang đứng trước những thách thức gay gắt, đòi hỏi phải tiếp tục đổi mới, phát triển, nhất là trong xu thế của hội nhập kinh tế quốc tế. Tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp nhà nước là một loại hình trong hệ thống tổ chức cơ sở đảng. Cùng với các loại hình khác, các tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp nhà nước tạo thành nền tảng của Đảng. Do vậy, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các đảng bộ, chi bộ cơ sở trong doanh nghiệp nhà nước không chỉ góp phần tạo nền móng vững chắc cho Đảng, mà còn tác động trực tiếp đến sự ổn định và phát triển của các doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN hiện nay.
- Sự lãnh đạo của Đảng đối với việc đổi mới nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước chưa ngang tầm với nhiệm vụ quan trọng của sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Tổ chức và phương thức hoạt động của Đảng ở nhiều doanh nghiệp chậm được đổi mới, còn nhiều tồn tại cần khắc phục. Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của một số tổ chức cơ sở đảng chưa theo kịp với tình hình phát triển kinh tế-xã hội ở cơ sở. Tình trạng thiếu dân chủ, thiếu kỷ luật, kỷ cương trong sinh hoạt Đảng còn diễn ra ở không ít tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp nhà nước. Số tổ chức cơ sở đảng và số đảng viên yếu kém còn nhiều. Công tác giáo dục, rèn luyện, quản lý đảng viên chưa đáp ứng yêu cầu. Bệnh quan liêu độc đoán, chuyên quyền, chủ nghĩa cá nhân, tham nhũng, lãng phí còn nặng nề; không ít doanh nghiệp có tình trạng nội bộ mất đoàn kết nghiêm trọng. Đó là tình trạng chung của nhiều tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp ở Đảng bộ Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn. Trước tình hình đó, vấn đề đặt ra là phải nâng cao chất lượng các tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp nhà nước nói chung và các tổ chức đảng trong các doanh nghiệp ở Đảng bộ Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn nói riêng. Đây là vấn đề hết sức cấp thiết, phải được nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn để tìm ra phương hướng và những giải pháp thích hợp, cụ thể nhằm nâng cao chất lượng các tổ chức cơ sở đảng ở Đảng bộ Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn hiện nay. Do vậy, tác giả chọn đề tài “Chất lượng tổ chức cơ sở Đảng trong các doanh nghiệp nhà nước ở Đảng bộ Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn hiện nay - Thực trạng và giải pháp" làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Đảng ta đã đề ra Nghị quyết Trung ương 3 khóa VII (tháng 6-1992), Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII (ngày 2/2/1999) về xây dựng và chỉnh đốn Đảng, Nghị quyết Trung ương 3 – khóa IX (ngày 24/9/2001) về tiếp tục sắp xếp đổi mới, phát triển nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước. Các đồng chí lãnh đạo Đảng có những bài viết và bài phát biểu mang tính định hướng và chỉ đạo rất quan trọng trong việc xây dựng tổ chức cơ sở đảng nói chung và tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp nhà nước nói riêng. Nhiều nhà nghiên cứu, nhiều tác giả đã đi sâu nghiên cứu chung quanh vấn đề nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng như : - "Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng nông thôn ở đồng bằng sông Hồng"; luận án tiến sĩ Lịch sử chuyên ngành Xây dựng Đảng của tác giả Đỗ Ngọc Ninh – Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 1995. - “Khắc phục sự thoái hóa biến chất của đảng viên trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay”, luận án tiến sĩ Lịch sử chuyên ngành Xây dựng Đảng của tác giả Ngô Kim Ngân, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 1996.
- -“Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng cấp xã ở tỉnh Vĩnh Long hiện nay”, luận văn thạc sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng của Nguyễn Văn Bé Tư, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2002. -“Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng ở các đơn vị sản xuất kinh doanh (không có vốn đầu tư nước ngoài) thuộc Tổng Công ty dầu khí Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực trạng và giải pháp”, luận văn thạc sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng của Hà Huy Dĩnh, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2003. -“ Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp nhà nước ở khu công nghiệp Biên Hòa I trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, luận văn thạc sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng của Nguyễn Thị Lệ Hồng. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2000. -“Xây dựng Đảng bộ TP.Hồ Chí Minh trong cơ chế thị trường định hướng XHCN“, đề tài khoa học cấp thành phố Hồ Chí Minh, chủ nhiệm đề tài : Nguyễn Tâm Dũng, Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh, năm 2000. - "Đảng bộ nhà máy chế tạo biến thế chú trọng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của đội ngũ đảng viên, đổi mới hoạt động của cấp ủy", của Nguyễn Quang Tuấn, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 6, năm 1994. - "Đôi điều rút ra từ kinh nghiệm thực tiễn xây dựng đảng bộ Công ty đường Khánh Hội trong sạch vững mạnh", của Hoàng Mạnh Phiệt, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 11, năm 1995. Những công trình trên đây cũng như một số bài viết khác có liên quan giúp cho tác giả tham khảo, kế thừa tư tưởng, nội dung và phương pháp trong quá trình nghiên cứu viết luận văn. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một công trình khoa học chuyên ngành xây dựng Đảng nào nghiên cứu có hệ thống về chất lượng tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp nhà nước ở Đảng bộ Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn hiện nay. 3. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN 3.1. Mục đích Trên cơ sở luận cứ khoa học, luận văn góp phần nâng cao chất lượng các đảng bộ, chi bộ cơ sở trong doanh nghiệp nhà nước ở Đảng bộ Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn nhằm đáp ứng yêu cầu cách mạng trong giai đoạn hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ - Làm rõ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm của tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp nhà nước ở Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn hiện nay, từ đó
- khẳng định việc nâng cao chất lượng đảng bộ, chi bộ cơ sở trong Tổng Công ty này là một nhiệm vụ quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng tại doanh nghiệp nhà nước, làm cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn, tiếp tục góp phần thắng lợi cho sự nghiệp cách mạng trong giai đoạn mới. - Nêu lên và phân tích thực trạng, chất lượng của các đảng bộ, chi bộ cơ sở trong doanh nghiệp ở Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn, xác định rõ nguyên nhân của mặt mạnh, của những thiếu sót trong hoạt động lãnh đạo của đảng bộ, chi bộ cơ sở của Tổng Công ty từ năm 2000 đến năm 2004. - Làm rõ những yêu cầu mới về nâng cao chất lượng của các tổ chức cơ sở đảng, trên cơ sở đó nêu lên phương hướng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu để giải quyết một số vấn đề cấp thiết đang đặt ra nhằm nâng cao chất lượng các đảng bộ, chi bộ cơ sở tại các doanh nghiệp ở Đảng bộ Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn hiện nay. 3.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Các đảng bộ, chi bộ cơ sở trong doanh nghiệp nhà nước ở Đảng bộ Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn; phạm vi thời gian nghiên cứu, khảo sát thực tế là từ năm 2000 đến nay. 4. CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn - Lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng tổ chức cơ sở đảng. - Các quan điểm của Đảng thể hiện trong các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Đảng bộ TP.Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng nói chung và tổ chức cơ sở đảng nói riêng. - Các báo cáo tổng kết chuyên đề, đề tài khoa học. - Thực tiễn xây dựng các tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp nhà nước nói chung và các doanh nghiệp nhà nước ở Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn nói riêng từ năm 2000 đến nay. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Kết hợp chặt chẽ phương pháp lịch sử với phương pháp lôgíc, phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, xử lý số liệu thống kê, tổng hợp, kết hợp giữa lý luận với thực tiễn, đặc biệt coi trọng phương pháp tổng kết thực tiễn. 5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN - Góp phần hệ thống hóa các quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng ta về xây dựng tổ chức cơ sở đảng. - Làm rõ thực trạng của các tổ chức cơ sở đảng doanh nghiệp nhà nước ở Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn. Trên cơ sở đó nêu lên những giải pháp có tính khả thi để
- nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp nhà nước ở Đảng bộ Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn hiện nay. 6. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA LUẬN VĂN - Cung cấp cơ sở khoa học cho quá trình nâng cao chất lượng các tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp nhà nước thuộc Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn nói riêng và các loại hình tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp nhà nước nói chung có đặc điểm tương tự đạt hiệu quả thiết thực. - Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy, học tập bộ môn Xây dựng Đảng cho các Trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. 7. KẾT CẤU LUẬN VĂN Ngoài Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 2 chương với 5 tiết.
- Chương 1 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁC TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG TRONG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở ĐẢNG BỘ TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG SÀI GÒN - CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. VỊ TRÍ, VAI TRÒ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG TRONG TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG SÀI GÒN 1.1.1. Giới thiệu khái quát về Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn 1.1.1.1. Lịch sử hình thành Trước 30/12/1996, Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn có 11 đơn vị trực thuộc, trong đó có 3 nhà máy: - Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng NAVIFICO chuyên sản xuất tấm lợp, vách ngăn Fibro xi măng. - Nhà máy sản xuất gạch ngói Long Bình chuyên sản xuất các loại gạch 4 lỗ, gạch đinh, gạch block và một số sản phẩm khác thuộc ngành sứ nung cao cấp. - Nhà máy sản xuất xi măng P2000 và vữa xây tô, cùng một số cơ sở xí nghiệp nằm ở huyện Thủ Đức. Xét về công nghệ sản xuất, cả 3 nhà máy này đều tiếp thu từ ngày giải phóng, không đầu tư để nâng cấp và sửa chữa kịp thời các hư hao nên hiệu quả sản xuất thấp. Một số đơn vị khác của Tổng Công ty là những Công ty mà hoạt động chủ yếu là thiết kế công trình, thi công xây lắp, đó là : - Công ty xây dựng số I (COFICO), có trụ sở chính ở số 108 Cao Thắng, Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh. - Công ty xây dựng số III (COSECO), có trụ sở chính ở số 553 Xô Viết – Nghệ Tĩnh, Quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh. - Công ty xây dựng Sài Gòn (COSACO), có trụ sở chính ở số 5, Nguyễn Siêu, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. - Công ty Xây lắp Dầu khí (PECCO), có trụ sở chính tại số105/7 C Điện Biên Phủ, Quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh. - Công ty Sài Gòn Trang trí và xây dựng (SAPECO), có trụ sở chính tại số 40 Lý Chính Thắng, Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh. - Công ty Cơ khí Xây dựng (COMECO), có trụ sở chính tại số 447, Điện Biên Phủ, Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh. - Công ty Xây dựng Điện (SECMC), có trụ sở số 62 Nguyễn Đình Chiểu, Quận I. - Công ty san nền và hạ tầng ở Kỳ Đồng, Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.
- Tổng Công ty chỉ hoạt động như là một cơ quan tổng hợp, các số liệu từ các Công ty con, không nắm được tổ chức bên dưới, các Công ty hoạt động một cách rời rạc, số vốn được cấp cho các Công ty hạng I cũng không quá 2 tỷ đồng; còn lại phổ biến từ 0,3 – 1 tỷ đồng cho nên sản xuất kinh doanh hàng năm có doanh số không lớn. Khó khăn lớn nhất là thiếu vốn hoạt động nghiêm trọng, thiếu các thiết bị đặc chủng chuyên ngành, thị trường xây dựng có sự cạnh tranh quyết liệt giữa các đơn vị trong và ngoài nước. Tổng Công ty chưa ổn định về mặt tổ chức và thể chế nhà nước. Năm 1995, số vốn được bổ sung nhờ các nguồn : tự bổ sung của các đơn vị và do ngân sách nhà nước cấp, nhưng vẫn còn hạn chế so với yêu cầu (Tổng số vốn của Tổng Công ty năm 1995 là 16 tỷ 200 triệu đồng). Nhờ đó, giá trị sản lượng đã tăng lên một ít. Giá trị sản lượng phần xây lắp 263 tỷ đồng và sản phẩm công nghiệp đạt 34 tỷ đồng, doanh thu phần xây lắp: 159,9 tỷ đồng. Trong năm 1995 Tổng Công ty đã nộp ngân sách được hơn 13 tỷ đồng. Lương cán bộ, công nhân viên có tăng lên 694,458 đồng/người (năm 1994 là 530.000 đồng/người). Cái khó của Tổng Công ty về mặt tổ chức : Trong năm 1995, theo chỉ đạo của UBND thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu Tổng Công ty xây dựng phương án thành lập Tổng Công ty theo yêu cầu mới. Nhưng khi các Công ty thành viên được đăng ký thành lập lại theo Quyết định 388 của Chính phủ thì Tổng Công ty không được Quyết định 388 công nhận, do đó Tổng Công ty điều hành các thành viên rất khó. Tình hình hoạt động của các đơn vị trực thuộc Tổng Công ty là thường đơn vị nào nhạy bén, nắm bắt được thị trường thì trụ lại và phát triển như COFICO (Công ty xây dựng số 1), Công ty Xây dựng III (COSECO), Công ty Sài Gòn Xây dựng (COSACO)… Còn lại những Công ty không nhạy bén trong cơ chế thị trường, cán bộ quản lý làm việc ỷ lại theo kiểu bao cấp, thì thị trường teo dần, dẫn đến không có việc, đi tới giải thể hoặc phá sản như: Công ty Xây dựng điện, Công ty san nền và hạ tầng. Đứng trước tình hình cạnh tranh gay gắt và quyết liệt buộc cán bộ quản lý của Tổng Công ty nói riêng, các đơn vị thành viên trong Tổng Công ty nói chung phải nhanh chóng đổi mới cách làm ăn, suy nghĩ phải năng động để thích nghi với thị trường mới, phải thực sự là cán bộ hiểu biết và giỏi về năng lực chuyên môn, vững về chính trị. Các cán bộ quản lý của Tổng Công ty tự hào rằng : Công ty là một doanh nghiệp nhà nước. Phải khẳng định vị trí của Tổng Công ty trong thành phố là một doanh nghiệp nhà nước về xây dựng, nó thực hiện vai trò chủ đạo, để thực hiện tất cả các công tác về xây dựng của thành phố nói riêng, cả nước nói chung. Khi nó thể hiện đúng vai trò của mình, điều đó có nghĩa là bảo đảm cho sự lãnh đạo của Thành ủy
- thành phố Hồ Chí Minh và của Đảng ủy Tổng Công ty được tốt hơn. Ngoài sự nỗ lực bản thân của cán bộ quản lý Tổng Công ty, thì lãnh đạo của UBND thành phố cũng phải quan tâm sâu sát đến tổ chức của Tổng Công ty, phải xem Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn là “con ruột” của mình. Thành phố phải củng cổ, ổn định về mặt tổ chức, để vực dậy và đưa Tổng Công ty phát triển ổn định, lâu dài. Nhằm đáp ứng yêu cầu bức bách đó, ngày 30/12/1996 Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn “mới” ra đời. 1.1.1.2. Quá trình hoạt động từ 30/12/1996 đến nay Vào ngày 30/12/1996, UBND thành phố Hồ Chí Minh đã ra Quyết định số : 6211/QĐ-UB-K7 thành lập Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn (căn cứ Quyết định số 90/TTg ngày 09/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ, về việc tiếp tục sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, nên còn gọi là “Tổng Công ty 90”. Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn có tên giao dịch đối ngoại là Saigon General Construction Company (viết tắt là SAGECO). Với tổng nguồn vốn Nhà nước giao (tại thời điểm 31/12/1995 là 126 tỷ 934 triệu đồng Việt Nam, (trong đó vốn đưa vào tham gia liên doanh là 68 tỷ 234 triệu đồng Việt Nam). Trong đó : Vốn cố định : 84 tỷ 38 triệu đồng Việt Nam. Vốn lưu động : 25 tỷ 340 triệu đồng Việt Nam. Vốn khấu hao cơ bản : 10 tỷ 118 triệu đồng Việt Nam. Quỹ khuyến khích phát triển sản xuất : 7 tỷ 095 triệu đồng Việt Nam. Tổng Công ty là doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân, hoạt động theo Điều lệ của Tổng Công ty được Chủ tịch UBND thành phố duyệt. Tổng Công ty thực hiện chế độ hạch toán tổng hợp được lập các quỹ tập trung theo quy định của Nhà nước và quy chế tài chính được UBND thành phố phê duyệt. Tổng Công ty được quản lý hoạt động bởi Hội đồng quản trị do Chủ tịch UBND thành phố bổ nhiệm. Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát Tổng Công ty thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo các điều quy định tại Chương III Điều lệ mẫu về tổ chức hoạt động của Tổng Công ty nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 39/CP ngày 27/6/1996 của Chính phủ. Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn được điều hành bởi một Tổng Giám đốc và các phó Tổng Giám đốc, có kế toán trưởng của Tổng Công ty. Thông qua Hội đồng quản trị Tổng Công ty, các chức vụ này do Chủ tịch UBND thành phố bổ nhiệm. Văn phòng Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn và các tổ chuyên môn nghiệp vụ chức năng tham mưu, giúp việc Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Ban Tổng Giám đốc quản lý, điều hành các công việc của Tổng Công ty.
- Chức năng, ngành nghề của Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn : - Thi công xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, hàng không, bưu điện, công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và công nghiệp, san lấp mặt bằng thi công cầu đường, bến cảng, bờ kè, thiết kế và trang trí nội thất, ngoại thất và tạo kiến trúc cảnh quan công trình. - Tư vấn xây dựng, xuất nhập khẩu vật tư thiết bị công nghệ xây dựng. - Xây dựng đường dây tải điện và trạm biến thế, thiết kế điện sản xuất các loại vật tư về ngành điện (cấu kiện, bê tông, các sản phẩm bằng kim loại); kinh doanh vật tư thiết bị ngành điện và vật liệu xây dựng điện. - Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng : kinh doanh địa ốc, kinh doanh đa ngành theo quy định của pháp luật. Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn có các đơn vị thành viên là doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập, doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc, các đơn vị thành viên có đủ tư cách pháp nhân, có con dấu, có trụ sở được mở tài khoản tại Ngân hàng phù hợp với phương thức hạch toán được quy định tại Điều lệ Tổng Công ty và điều lệ riêng của mỗi Công ty. Các đơn vị thuộc Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn theo Quyết định 6211/QĐ-UB-K7 gồm có 20 đơn vị, đó là : 1. Công ty Xây dựng số 1 (COFICO). 2. Công ty Xây dựng số 2 (COSECO). 3. Công ty Xây dựng số 3 (CONARCO) 4. Công ty xây lắp dầu khí (PECCO) 5. Công ty Sài Gòn Xây dựng (COSACO) 6. Công ty Xây dựng Điện (SECM) (sau này đổi thành Công ty xây dựng số 4). 7. Công ty san nền và xây dựng hạ tầng. 8. Xí nghiệp Sài Gòn trang trí xây dựng (SADECO) 9. Công ty gạch ngói Long Bình (SATIC) 10. Công ty xây lắp công nghiệp (SA&E). 11. Công ty xây lắp nông nghiệp (EXPLABCO). 12. Công ty tư vấn kiến trúc và xây dựng (ACCCO) 13. Công ty xây dựng và trang trí nội thất (CODECO) 14. Công ty xây dựng và phát triển kinh tế Quận 6 (SICEDCO) 15. Công ty kỹ thuật xây dựng Quận Phú Nhuận (PHUNHUAN TECO) 16. Xí nghiệp dịch vụ trang trí nội thất Sài Gòn (ZSASCIDDE) 17. Công ty tư vấn quy hoạch xây dựng và dịch vụ phát triển đô thị (CPCCO). 18. Công ty xây dựng dân dụng và công nghiệp (ICC). 19. Công ty cơ khí xây dựng (COMECO).
- 20. Trung tâm tư vấn dịch vụ xây dựng. Như vậy, trên nền tảng kế thừa của Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn cũ có một tổ chức rời rạc, có vốn ít cho sản xuất kinh doanh, thành phố đã mạnh dạn tập hợp lại một số doanh nghiệp cùng nghề của các quận, huyện (như Quận 6, Quận Phú Nhuận…) của các Sở như : Sở Công nghiệp, Sở Nông nghiệp, Sở Lao động Thương binh và xã hội của một số ban, ngành như : Ban Tài chính - quản trị Thành ủy… để trở thành một Tổng Công ty đủ mạnh về tài chính và vốn (theo yêu cầu của Chính phủ, các Tổng Công ty 90 phải có số vốn trên 100 tỷ đồng), đủ mạnh về mặt tổ chức, để cùng với thành phố thực hiện mục tiêu chung mà Hội nghị lần thứ 7 của BCH Đảng bộ thành phố nêu: Huy động nhiều nguồn lực, dưới nhiều hình thức đầu tư, để phát triển hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo sự cân đối giữa phát triển hạ tầng kỹ thuật với tốc độ phát triển kinh tế của thành phố, đảm bảo tỷ lệ tổng đầu tư hàng năm trên địa bàn so với GDP đạt mức 35% - 40%, nâng tỷ trọng đầu tư cho phát triển công nghiệp trong cơ cấu đầu tư đạt khoảng 45%… rà soát lại việc quy hoạch các khu công nghiệp vừa qua cả số lượng lẫn quy mô. Tiến hành điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch chi tiết để đảm bảo số lượng và chất lượng nhằm đảm bảo cho sự tăng trưởng của thành phố liên tục và bền vững. Để ổn định một tổ chức gần 20 công ty, nhà máy, trước đó có các môi trường, điều kiện và tổ chức kinh doanh khác nhau, nay tập hợp lại để tạo thành một Tổng Công ty mạnh, là một việc làm khó, đòi hỏi cán bộ lãnh đạo Tổng Công ty phải kiên trì, khéo léo, tâm huyết và bản lĩnh mới làm được. Vào ngày 14 tháng 01 năm 1998, Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn đã chính thức ra mắt để khẳng định vị thế của Tổng Công ty đối với xã hội, để đảm nhận vai trò là một trong những Tổng Công ty chủ lực của thành phố trong lĩnh vực xây dựng, góp phần thực hiện những nhiệm vụ ngày càng to lớn mà Thành ủy và UBND thành phố giao. Bước đầu Tổng Công ty đã tạo được một tập hợp mạnh về lực và chất đã và đang được củng cố, bằng việc các đơn vị trong Tổng Công ty và Tổng Công ty nhận thầu và trúng thầu một số công trình lớn ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh khác. Thị trường được mở rộng không chỉ trong nước mà còn ở một số nước như Lào, Campuchia…, sản phẩm vật liệu xây dựng không những được tiêu thụ trong nước mà còn xuất khẩu sang các nước Đông Nam Á. Tính đến năm 2000, kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty đạt như sau : - Giá trị sản lượng : Thực hiện được trong năm 800 tỷ 531 triệu đồng. + Trong đó xây lắp : 594 tỷ 643 triệu đồng + Đầu tư phát triển : 144 tỷ 152 triệu đồng + Sản xuất công nghiệp vật liệu xây dựng : 37 tỷ 288 triệu đồng + Thiết kế tư vấn : 19 tỷ 308 triệu đồng
- - Và tại thời điểm đầu năm 2000, số vốn toàn Tổng Công ty do tự cân đối và huy động, sáp nhập đã nâng lên 268 tỷ 379 triệu đồng, trong đó: + Vốn sản xuất kinh doanh : 252 tỷ 379 triệu đồng + Vốn lưu động : 32 tỷ 478 triệu đồng + Vốn đầu tư xây dựng cơ bản : 4 tỷ 542 triệu đồng - Quỹ phát triển kinh doanh : 9 tỷ 842 triệu đồng. - Quỹ dự phòng : 2 tỷ đồng + Trong đó tổng lợi nhuận từ sản xuất kinh doanh : 11 tỷ đồng - Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu đạt : 1,65% - Các khoản thuế nộp cho Nhà nước : 33 tỷ 674 triệu đồng. Thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khóa IX và Nghị quyết 02/NQ-TU ngày 16/10/2001 của Thành ủy về tiếp tục sắp xếp đổi mới nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, UBND thành phố Hồ Chí Minh có đề án kế hoạch số 1416/UB-CNV ngày 06/5/2002 về sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước của thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2000 đến 2005, trong đó: Sắp xếp lại 7 Tổng Công ty hiện có theo hướng giảm về số lượng, tăng về quy mô, hoạt động đa ngành và có ngành chuyên sâu, điều chỉnh lại các đơn vị thành viên trực thuộc Tổng Công ty nhằm tạo sự liên kết và hỗ trợ về sản xuất kinh doanh, tài chính thị trường… trước mắt trong năm 2002 cần sớm triển khai thực hiện việc hợp nhất hai Tổng Công ty Vật liệu xây dựng và Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn thành một Tổng Công ty và thí điểm thực hiện mô hình Công ty mẹ – Công ty con. Từ chủ trương trên, Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn (SGG mới) được thành lập theo Quyết định 249/QĐ-UB-KT ngày 07/8/2002 của UBND thành phố Hồ Chí Minh (trên cơ sở hợp nhất hai Tổng Công ty Vật liệu xây dựng (GMC) và Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn (SAGECO), chính thức đi vào hoạt động từ tháng 8/2002 đến nay. Tổng Công ty gồm 30 đơn vị thành viên, trong đó có 19 đơn vị hạch toán độc lập, 4 Công ty cổ phần, 7 liên doanh hoạt động cụ thể như sau: 1/- Công ty xây dựng số 1 (COFICO) 2/- Công ty Xây dựng và phát triển kinh tế Quận 6 (SICEDCO) 3/- Công ty Dân dụng và công nghiệp (ICC) 4/- Công ty Khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng. 5/- Công ty Xây dựng trang trí kiến trúc (ADC) 6/- Công ty Xây dựng số 2 (COSECO) 7/- Công ty Xây dựng số 3 ( CONARCO) 8/- Công ty Tư vấn quy hoạch xây dựng dịch vụ phát triển đô thị (CPPCCo). 9/- Công ty Đầu tư và phát triển hạ tầng (IDI) 10/- Công ty Kỹ thuật xây dựng quận Phú Nhuận
- 11/- Công ty Sài Gòn xây dựng (COSACO) 12/- Công ty Tư vấn kiến trúc xây dựng (ACCCo) 13/- Công ty Gạch trang trí Thanh Danh 14/- Công ty Phát triển Vật liệu xây dựng 15/- Công ty Vật tư xây dựng (CMC) 16/- Công ty Cơ khí và khai thác cát, đá, sỏi. 17/- Xí nghiệp cấu kiện lắp sẵn (NHATICO) 18/- Công ty XD và sản xuất vật liệu xây dựng. 19/- Công ty Xây lắp công nghiệp (SA&E) 20/- Công ty cổ phần sản xuất - thương mại - xây dựng Long Bình (cổ phần) 21/- Công ty Cổ phần Xi măng Sài Gòn (cổ phần) 22/- Công ty Cổ phần Nam Việt (cổ phần) 23/- Công ty Cổ phần Sài Gòn đầu tư kỹ thuật - xây dựng (cổ phần) 24/- Công ty Khách sạn GRAND IMPERIAL 25/- Công ty Liên doanh khí đốt Sài Gòn 26/- Công ty liên doanh bình khí đốt 27/- Công ty Xây dựng CAMPENON SAIGON TNHH 28/- Công ty liên doanh cao ốc Sài Gòn 29/- Công ty liên doanh Thuận Việt 30/- Công ty phát triển căn hộ hướng công viên 1.1.2. Vị trí, vai trò của các tổ chức cơ sở Đảng trong doanh nghiệp nhà nước ở Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn C.Mác. Ph.Ănghen là những người đầu tiên đưa ra tư tưởng, quan điểm về vị trí, vai trò của tổ chức cơ sở đảng. Trong “Điều lệ của Liên đoàn những người Cộng sản” có nêu: Các chi bộ của “Liên đoàn” được thành lập dưới hình thức các hội bí mật trong các hiệp hội công nhân. “Chi bộ gồm ít nhất là 03 và nhiều nhất là 20 hội viên [29, tr.733]. Về cơ cấu – Liên đoàn bao gồm những chi bộ, khu bộ, tổng khu bộ Ban chấp hành Trung ương và Đại hội. Như vậy, tổ chức cơ sở đảng là một bộ phận cấu thành nên Đảng, không có tổ chức cơ sở đảng thì không có Đảng, sự vững chắc từ nền tảng của Đảng là đảm bảo cho sự vững chắc của toàn Đảng. Trong điều kiện “Liên đoàn những người cộng sản” chuyển từ hoạt động bí mật sang hoạt động công khai, C.Mác và Ph. Ăngghen đã phát triển tư tưởng của mình về vị trí, vai trò của tổ chức cơ sở, chỉ rõ sự mơ hồ của phần lớn đảng viên trong bước chuyển đổi ấy. Nhiệm vụ mà hai ông đề ra lúc này là phải tổ chức lại “Liên đoàn” làm cho Đảng công nhân phải hành động sao cho có tổ chức nhất, thống nhất và độc lập nhất. Đặc biệt quan trọng là củng cố các chi bộ của “Liên đoàn”, biến mỗi chi bộ thành
- trung tâm và hạt nhân của cả hiệp hội công nhân, trong đó lập trường và lợi ích của giai cấp vô sản được đưa ra thảo luận độc lập với những ảnh hưởng của giai cấp tư sản. Hai ông nêu rõ: Để khỏi một lần nữa bị tụt xuống làm vai trò của kẻ vỗ tay hoan nghênh bọn dân chủ tư sản, công nhân và trước hết là Liên đoàn phải cố gắng thành lập song song với phái dân chủ chính thức một tổ chức Đảng riêng biệt, bí mật và công khai của công nhân và biến mỗi chi bộ thành trung tâm và hạt nhân của các Liên hiệp công nhân. Tuy C.Mác và Ph.Ăngghen chưa dùng thuật ngữ tổ chức cơ sở Đảng, song những tư tưởng, quan điểm nêu trên của hai ông đã nói lên vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của tổ chức cơ sở Đảng. Phát triển tư tưởng đó trong quá trình đấu tranh để xây dựng một Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân. V.I Lênin đã trung thành và kế thừa những tư tưởng đó của C.Mác và Ph.Ăngghen. V.I Lênin đã chỉ đạo xác lập các chi bộ cơ sở trong các đơn vị thay cho các tiểu tổ dân chủ, xã hội của thời kỳ trước Cách mạng tháng Mười, và để đảm bảo vai trò lãnh tụ chính trị toàn xã hội của Đảng Bôn-sê-vích Nga, thì: Những chi bộ ấy phải liên hệ chặt chẽ với nhau và với Trung ương Đảng, phải trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau, phải làm công tác cổ động, tuyên truyền, công tác tổ chức, phải thích nghi với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, với tất cả mọi loại và mọi tầng lớp quần chúng lao động, những chi bộ ấy phải thông qua công tác muôn hình muôn vẻ mà rèn luyện mình, rèn luyện Đảng, giai cấp. Quần chúng đó một cách có hệ thống [26, tr.232-233] Chính từ cách đặt vấn đề như trên đã chỉ rõ vị trí vô cùng quan trọng của các chi bộ cơ sở đối với bước chuyển biến chiến lược trong sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Nga. Và thuật ngữ tổ chức cơ sở đảng được V.I Lênin chính thức dùng trong bài báo viết về “Cải tổ Đảng”. Người chỉ rõ các chi bộ lúc ấy là tổ chức cơ sở đảng. V.I Lênin coi các tổ chức cơ sở đảng là nền tảng của Đảng, mối liên hệ chặt chẽ với quần chúng lao động, là một nhân tố chính trị của tập thể lao động, giáo dục và dẫn dắt quần chúng thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng. Những tư tưởng, quan điểm của học thuyết Mác-Lênin về xây dựng Đảng được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta vận dụng, phát triển, đặc biệt là về xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong thực tiễn cách mạng Việt Nam. Ngay từ khi mới ra đời, Đảng ta đã khẳng định :“Căn bản tổ chức của Đảng là chi bộ “ [8, tr.211]. Tại thời điểm 1930, Đảng đã chỉ đạo “Các chi bộ công xưởng và xưởng chế tạo là cơ sở của Đảng trong các thành phố và trung tâm công nghiệp. Không có những chi bộ đó làm cơ sở thì chúng ta không thể tiến lên về mặt tổ chức hay giành được quần chúng, điều đó có nghĩa là chúng ta không thể mảy may tổ chức và lãnh đạo cách mạng” [8, tr.225]. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng đã khẳng định : “Tổ chức cơ sở đảng là nền tảng của Đảng” [7, tr.140]. Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người sáng lập, tổ chức, giáo dục và rèn luyện
- Đảng ta đã khẳng định :“Chi bộ nền móng của Đảng, chi bộ tốt thì mọi việc sẽ tốt” [36, tr.210]. Người còn dạy rằng :“Để lãnh đạo cách mạng, Đảng phải mạnh. Đảng mạnh là do chi bộ tốt, chi bộ tốt là do đảng viên đều tốt” [52, tr.92]. Người luôn nhắc nhở rằng phải :“Xây dựng chi bộ cho tốt, cho vững mạnh là một việc vô cùng quan trọng” [36, tr.77]. Luận điểm đó của Người đã trở thành phương châm hành động của mỗi cán bộ, đảng viên và tổ chức đảng trong lãnh đạo và xây dựng nội bộ. Điều lệ Đảng được thông qua tại Đại hội lần thứ IX của Đảng khẳng định :“Tổ chức cơ sở đảng (chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở) là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở “[15, tr.31]. Sự khẳng định này mang ý nghĩa vừa là vị trí, vai trò, vừa là chức năng của tổ chức cơ sở đảng, là sự khái quát hóa trong cả quá trình nhận thức về lý luận và thực tiễn. Quán triệt tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tổ chức cơ sở đảng, Đảng ta còn khẳng định : Tổ chức cơ sở đảng là khâu nối liền giữa Đảng vơí nhân dân, là nơi trực tiếp đưa đường lối, chính sách của Đảng vào quần chúng, tuyên truyền, vận động, tập hợp, giáo dục, thuyết phục quần chúng thấu hiểu sự đúng đắn của đường lối, chính sách ấy. Chủ động tìm giải pháp lãnh đạo, tổ chức quần chúng thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chủ trương kế hoạch công tác của cấp trên, nhằm phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Như vậy, cả về lý luận và thực tiễn đã chứng minh rằng : dù ở giai đoạn cách mạng nào dưới sự lãnh đạo của Đảng với vị trí nền tảng của mình, các tổ chức cơ sở đảng luôn có vai trò là hạt nhân lãnh đạo chính trị, bảo đảm cho đường lối, chính sách của Đảng được tổ chức thực hiện trôi chảy và đạt kết quả ở đơn vị cơ sở và là cấp tổ chức trực tiếp tiến hành xây dựng nội bộ Đảng. Cùng với tổ chức cơ sở đảng nói chung, trong doanh nghiệp nhà nước hiện nay, các tổ chức cơ sở đảng cũng được thành lập. Tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp nhà nước ở Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng. Các doanh nghiệp nhà nước thuộc Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn có thể hiện rõ được vai trò kinh tế, chính trị – xã hội hay không là phụ thuộc vào năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng. Ở đây các tổ chức cơ sở đảng trong các đơn vị sản xuất, kinh doanh chính là nền tảng, hạt nhân lãnh đạo chính trị tại doanh nghiệp, nếu tổ chức cơ sở đảng trong các đơn vị sản xuất kinh doanh yếu kém thì không thể có doanh nghiệp nhà nước hoạt động có hiêụ quả theo đúng đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Trong điều kiện thực hiện cơ chế thị trường định hướng XHCN, mở rộng quan hệ với các nước, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, các tổ chức cơ sở đảng thuộc Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn có vai trò quan trọng. Thực tế những năm qua cho thấy, trong các đơn vị sản xuất, kinh doanh thuộc Tổng Công ty
- Xây dựng Sài Gòn, nơi nào tổ chức cơ sở đảng hoạt động yếu kém thì nơi đó hoạt động kém hiệu quả, thiếu ổn định, sản xuất và năng suất lao động không tăng, nghĩa vụ đối vơí Nhà nước không hoàn thành, quyền dân chủ của người lao động bị vi phạm, những nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt nội bộ của tổ chức cơ sở đảng không được thực hiện tốt. Ngược lại các tổ chức cơ sở đảng đạt trong sạch, vững mạnh thì những đơn vị đó hoạt động sản xuất, kinh doanh có hiêụ quả cao, nâng cao đời sống công nhân, hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước, giữ vững định hướng XHCN. Các đơn vị sản xuất, kinh doanh thuộc Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, với sự phát triển của đất nước theo định hướng XHCN. Tuy nhiên, để các đơn vị này xứng đáng làm tốt vai trò ấy chỉ khi được các cấp ủy Đảng lãnh đạo, đề ra đường lối, chủ trương đúng đắn phát triển kinh tế-xã hội của đất nước và tổ chức thực hiện đường lối ấy trong đó có chủ trương, giải pháp xây dựng và phát triển các đơn vị của ngành mình, đơn vị mình. Sự lãnh đạo của các đảng bộ, chi bộ là đảm bảo cho mọi hoạt động của đơn vị từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoạt động xây dựng doanh nghiệp, xây dựng đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức đến các hoạt động của đoàn thể quần chúng trong đơn vị theo đúng đường lối, quan điểm của Đảng; Đảng bộ, chi bộ trong các đơn vị thuộc Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn là hạt nhân lãnh đạo mọi hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, không can thiệp sâu vào hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như các hoạt động khác của doanh nghiệp, song đảng bộ, chi bộ phải định hướng chính trị cho các hoạt động đo theo đúng đường lối quan điểm của Đảng và phải kiểm tra uốn nắn kịp thời những lệch lạc. Mọi hoạt động của đơn vị mà trái với đường lối của Đảng thì trước hết đảng bộ, chi bộ phải chịu trách nhiệm tr ước Đảng. Là hạt nhân chính trị lãnh đạo tất cả các hoạt động trong doanh nghiệp nhà nước ở Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn, đảng bộ, chi bộ trong các doanh nghiệp cùng với việc lãnh đạo thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước cần đặc biệt coi trọng làm cho doanh nghiệp góp phần phát huy vai trò chủ đạo của nền kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường XHCN và nâng cao đời sống công nhân – viên chức, xây dựng, rèn luyện đội ngũ công nhân-viên chức-lao động phát huy vai trò tích cực, sáng tạo trong mọi hoạt động của đơn vị. 1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của các Đảng bộ, chi bộ cơ sở doanh nghiệp thuộc Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn Đảng ta xác định có nhiều loại hình tổ chức cơ sở đảng khác nhau, nhưng các tổ chức cơ sở đảng nói chung đều thực hiện chức năng chủ yếu là hạt nhân lãnh đạo chính trị ở cơ sở và tiến hành các hoạt động xây dựng nội bộ Đảng. Chức năng, nhiệm
- vụ của tổ chức cơ sở đảng (đảng bộ, chi bộ cơ sở) trong các doanh nghiệp nhà nước thuộc Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn được xác định tại Quy định số 69/QĐ-TW ngày 22 tháng 3 năm 2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX). * Về chức năng: Đảng bộ, chi bộ cơ sở trong doanh nghiệp nhà nước thuộc Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn có chức năng lãnh đạo thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ở đơn vị, tham gia đề ra và lãnh đạo thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phát triển sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người lao động, thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước. Xây dựng đảng bộ, chi bộ và doanh nghiệp vững mạnh, góp phần phát huy vai trò chủ đạo của nền kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và xây dựng đội ngũ công nhân-viên chức-lao động ngành xây dựng vững mạnh. * Về nhiệm vụ: Trên cơ sở chức năng cơ bản và căn cứ vào yêu cầu lãnh đạo của Đảng trong tình hình mới, các đảng bộ, chi bộ trong doanh nghiệp nhà n ước cần thực hiện đúng các nhiệm vụ mà Đảng đã xác định trong Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng ta: “Tất cả các đảng bộ, chi bộ đều phải phấn đấu thực hiện đúng chức năng là hạt nhân lãnh đạo chính trị ở cơ sở”. Vì vậy, các tổ chức cơ sở đảng ở Đảng bộ Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ sau : 1. Các tổ chức cơ sở Đảng trong doanh nghiệp nhà nước ở Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, an ninh, quốc phòng của doanh nghiệp bao gồm: - Tham gia xây dựng, lãnh đạo, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp đúng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, công nhân, viên chức và người lao động trong doanh nghiệp. - Lãnh đạo xây dựng và thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở ở doanh nghiệp, thực hiện quyền làm chủ của công nhân viên chức, đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực, nhất là trong hợp đồng liên doanh, liên kết, xây dựng cơ bản, mua sắm thiết bị vật tư, thực hiện công khai về tài chính, phân phối lợi nhuận, trả lương, trả thưởng một cách công bằng, hợp lý; thực hiện công bằng xã hội. - Lãnh đạo đảng viên và quần chúng, người lao động, giám sát mọi hoạt động của doanh nghiệp theo đúng chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. - Lãnh đạo xây dựng và thực hiện nhiệm vụ quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng tự vệ tại doanh nghiệp vững mạnh, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, đề cao tinh thần cảnh giác cách mạng, bảo vệ nội bộ, bảo vệ tài sản của Nhà nước và của doanh nghiệp. 2. Lãnh đạo công tác tư tưởng:
- - Thường xuyên giáo dục bồi dưỡng chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho cán bộ, đảng viên và người lao động trong doanh nghiệp, phát huy truyền thống yêu nước, yêu CNXH, xây dựng tinh thần làm chủ, ý thức cần kiệm và tình đoàn kết, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong công nhân viên chức. Kịp thời nắm bắt tâm t ư, nguyện vọng của người lao động để giải quyết và báo cáo lên cấp trên. - Tuyên truyền, giáo dục và vận động cán bộ, đảng viên và người lao động hiểu và chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các nhiệm vụ của doanh nghiệp, động viên cán bộ và người lao động trong doanh nghiệp tích cực học tập nâng cao trình độ về mọi mặt, rèn luyện bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định lập trường giai cấp công nhân, có ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp. - Lãnh đạo đảng viên và quần chúng đấu tranh chống các quan điểm sai trái, tư tưởng cơ hội, thực dụng, cục bộ, bản vị, những hành vi nói, viết và làm sai đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, những biểu hiện mất dân chủ, gia trưởng, độc đoán, thiếu ý thức tổ chức kỷ luật, phòng chống sự suy thoái về đạo đức, lối sống của cán bộ đảng viên. 3. Lãnh đạo thực hiện tốt công tác tổ chức - cán bộ bao gồm: - Đề ra chủ trương, nghị quyết và lãnh đạo thực hiện công tác tổ chức cán bộ, bảo đảm đúng tiêu chuẩn, quy trình và thẩm quyền trong việc sắp xếp bộ máy quản lý, đào tạo, bồi dưỡng, đề đạt, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ thuộc quyền quản lý của cấp ủy. - Cấp ủy xây dựng quy hoạch, quy chế, quy định về công tác cán bộ của đơn vị, thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các quy chế, quy định đó. - Cấp ủy đề nghị cấp trên xem xét, quyết định đối với các vấn đề về tổ chức và cán bộ của đơn vị thuộc thẩm quyền của Tổng Công ty. 4. Lãnh đạo các đoàn thể chính trị - xã hội. - Lãnh đạo các đoàn thể chính trị-xã hội xây dựng tổ chức vững mạnh, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ theo luật định và điều lệ của mỗi đoàn thể, phát huy quyền làm chủ, tạo điều kiện cho người lao động tham gia quản lý doanh nghiệp, thi đua thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao. - Cấp ủy lãnh đạo các đoàn thể quần chúng trong doanh nghiệp tham gia xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các chủ trương, nhiệm vụ của doanh nghiệp. 5. Lãnh đạo và thực hiện công tác xây dựng tổ chức Đảng tại đơn vị bao gồm: - Đề ra chủ trương, nhiệm vụ, biện pháp xây dựng đảng bộ, chi bộ trong sạch, vững mạnh. Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng và đội ngũ đảng viên, nhất là việc phát huy và đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và
- các biểu hiện tiêu cực khác trong doanh nghiệp và trong xã hội. Thực hiện đúng nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ tự phê bình và phê bình; thực hiện có nền nếp và nâng cao chất lượng sinh hoạt Đảng, nhất là sinh hoạt chi bộ, bảo đảm tính lãnh đạo, tính giáo dục và tính chiến đấu. - Giáo dục, rèn luyện đội ngũ đảng viên nêu cao vai trò tiền phong, gương mẫu thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, xây dựng kế hoạch và tạo điều kiện để đảng viên thực hiện nhiệm vụ học tập, không ngừng nâng cao trình độ về mọi mặt. - Cấp ủy xây dựng kế hoạch, biện pháp quản lý đảng viên, phân công nhiệm vụ và tạo điều kiện cho đảng viên hoàn thành nhiệm vụ được giao, thực hiện tốt việc giới thiệu đảng viên đang công tác thường xuyên giữ mối liên hệ với chi ủy, Đảng ủy cơ sở và gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân nơi cư trú. Làm tốt công tác động viên, khen thưởng, kỷ luật đảng viên, biểu dương, khen thưởng kịp thời những cán bộ, đảng viên có thành tích xuất sắc, xử lý nghiêm, kịp thời những cán bộ, đảng viên vi phạm Điều lệ Đảng, pháp luật của Nhà nước. - Làm tốt công tác tạo nguồn phát triển đảng viên, bảo đảm tiêu chuẩn và quy trình, chú trọng đối tượng là đoàn viên thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, những quần chúng ưu tú, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ. - Xây dựng cấp ủy có đủ phẩm chất, năng lực, hoạt động có hiệu quả, được đảng viên và quần chúng tín nhiệm. Nói chung, bí thư cấp ủy phải là cán bộ lãnh đạo của doanh nghiệp, tiêu biểu cho đảng bộ, chi bộ, đoàn kết, tập hợp được cán bộ, đảng viên và quần chúng. - Cấp ủy thường xuyên kiểm tra tổ chức đảng và đảng viên chấp hành điều lệ, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy định của Bộ chính trị về những điều đảng viên không được làm. Định kỳ hàng năm, cấp ủy tổ chức để quần chúng tham gia góp ý về sự lãnh đạo của tổ chức đảng, vai trò tiền phong, gương mẫu của đảng viên. 1.1.4. Đặc điểm của tổ chức cơ sở Đảng trong doanh nghiệp nhà nước ở Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn Sau ngày 30/4/1975, một số nhà thầu xây dựng và cơ sở Công ty sản xuất vật liệu xây dựng vừa và nhỏ ở Sài Gòn quốc hữu hóa để thành lập các Xí nghiệp quốc doanh xây lắp và sản xuất vật liệu xây dựng do Sở Xây dựng quản lý. Lực lượng nòng cốt ở các xí nghiệp quốc doanh này là cán bộ tập kết và bộ đội chuyển ngành. Những cán bộ là đảng viên được các cơ quan, đơn vị giới thiệu về làm ở cơ sở để thành lập các chi bộ Đảng. Tháng 9/1983 Đảng bộ Sở Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh được thành lập, trực thuộc Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh. Ban chấp hành lâm thời gồm 15 đồng chí, Ban thường vụ 5 đồng chí. Các cơ sở đảng trực thuộc gồm 19 chi bộ cơ sở (18 chi
- bộ cơ sở sản xuất, kinh doanh, 1 chi bộ cơ quan với 320 đảng viên). Các chi bộ cơ sở mới được thành lập phần lớn có từ 3 đến 5 đồng chí trực thuộc các Quận và Huyện ủy. Thực hiện đường lối đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước, thành phố Hồ Chí Minh tiến hành tách các đơn vị sản xuất, kinh doanh ra khỏi các cơ quan quản lý nhà nước và thiết lập các Tổng Công ty trực thuộc UBND thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 28/02/1989 UBND thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 79/QĐ-UB về việc thành lập Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn (SAGECO) gồ m 11 doanh nghiệp thành viên. Ngày 21/4/1989 Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh quyết định thành lập Đảng bộ cấp trên cơ sở Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn trực thuộc Thành ủy gồm 13 cơ sở đảng (Quyết định 50/QĐ-TU ngày 21/4/1989). 1/- Chi bộ văn phòng Tổng Công ty : 23 đảng viên 2/- Chi bộ Công ty Xây dựng số 1 : 12 đảng viên 3/- Chi bộ Công ty Xây dựng số 2 : 14 đảng viên 4/- Chi bộ Công ty Xây dựng số 3 : 08 đảng viên 5/- Chi bộ Công ty Xây lắp dầu khí : 18 đảng viên 6/- Chi bộ Công ty Xây lắp điện : 09 đảng viên 7/- Chi bộ Công ty Sài Gòn xây dựng : 15 đảng viên 8/- Chi bộ Công ty Sài Gòn trang trí XD : 13 đảng viên 9/- Chi bộ Công ty cơ khí xây dựng : 14 đảng viên 10/- Chi bộ nhà máy tấm lợp : 15 đảng viên 11/- Chi bộ công ty gạch ngói Long Bình : 15 đảng viên 12/- Công ty san nền và xây dựng hạ tầng : 05 đảng viên Các chi bộ cơ sở hoạt động trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được quy định tại Quyết định 49/QĐ-TW. Đảng bộ cấp trên cơ sở Tổng Công hoạt động theo Quy định 496/QĐ-TU của Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh. Thực hiện sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước theo Quyết định 90/QĐ-TTg ngày 07/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ, UBND thành phố Hồ Chí Minh quyết định thành lập Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn theo nội dung Quyết định 90/QĐ-TTg (QĐ 6211/QĐ-UB-KT ngày 31/12/1996) đồng thời bãi bỏ Quyết định 79/QĐ-UB ngày 28/02/1989. Sau khi Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn (mới) được sắp xếp tổ chức, Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh quyết định giải thể Đảng bộ cấp trên cơ sở Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn trước đây thành lập theo Quyết định 50/QĐ-TU ngày 21/4/1989 để thành lập Đảng bộ cấp trên Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn (mới) trực thuộc Thành ủy gồm 19 cơ sở đảng. Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX ngày 24/9/2001, Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh khóa VII về việc tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
LUẬN VĂN:Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đảng cấp xó ở tỉnh Vĩnh Long
88 p | 807 | 146
-
Luận văn: Nghiên cứu tổ chức xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 trong Doanh nghiệp tư vấn xây dựng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nam
112 p | 113 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hiến pháp và Luật hành chính: Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp huyện từ thực tiễn Thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk
84 p | 35 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Giải pháp nâng cao chất lượng công chức cấp xã huyện tại Lục Nam, tỉnh Bắc Giang
127 p | 39 | 14
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Đăk R’Lấp, tỉnh Đăk Nông
121 p | 47 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị nhân lực: Nâng cao chất lượng viên chức tại Viện Khoa học tổ chức nhà nước - Bộ Nội vụ
88 p | 48 | 10
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Lưu trữ: Tổ chức khoa học tài liệu kho lưu trữ Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
31 p | 91 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức của Ban tổ chức Tỉnh ủy tỉnh Savannakhet, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
109 p | 13 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các Sở tại tỉnh Bo Li Khăm Xay, nước CHDCND Lào
143 p | 29 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học ứng dụng: Biện pháp kích thích hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi vận động ở trường mầm non
145 p | 27 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Chất lượng tổ chức cơ sở Đảng thuộc Đảng bộ Bộ an ninh Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào giai đoạn hiện nay
0 p | 79 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ ngành Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước: Chất lượng tổ chức cơ sở Đảng nông thôn ở các tỉnh phía bắc Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào giai đoạn hiện nay
27 p | 46 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Khoa học Chính trị: Chất lượng tổ chức cơ sở Đảng ở các sư đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Lào trong thời kỳ đổi mới
26 p | 17 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức cấp xã, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
26 p | 31 | 3
-
Tóm tắt Luận văn tiến sĩ Xây dựng Đảng: Chất lượng tổ chức cơ sở đảng nông thôn ở các tỉnh phía Bắc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn hiện nay
27 p | 44 | 3
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các phường thuộc thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
26 p | 47 | 3
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Tổ chức giáo dục pháp luật cho sinh viên các trường đại học quân sự trên địa bàn Thành phố Hà Nội
26 p | 53 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn