intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn: CHÍNH PHỦ - CƠ QUAN CHẤP HÀNH CỦA QUỐC HỘI, CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC CAO NHẤT CỦA NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Chia sẻ: Nguyen Bao Ngoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

157
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc thành lập và hoàn thiện các quy định pháp luật về Chính phủ là mối quan tâm của nhiều quốc gia. Ở nước ta trước cách mạng tháng Tám năm 1945, để đảm nhiệm tốt công tác chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền, Quốc dân đại hội đã bầu ra Uỷ ban dân tộc giải phóng – tiền thân của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Chỉ một ngày sau khi giành chính quyền, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ ngày 03/9/1945, Hồ Chủ tịch đã đề ra 6...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn: CHÍNH PHỦ - CƠ QUAN CHẤP HÀNH CỦA QUỐC HỘI, CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC CAO NHẤT CỦA NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

  1. Luận văn CHÍNH PHỦ - CƠ QUAN CHẤP HÀNH CỦA QUỐC HỘI, CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC CAO NHẤT CỦA NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM.
  2. LỜI MỞ ĐẦU Việc thành lập và hoàn thiện các quy định pháp luật về Chính phủ là mối quan tâm của nhiều quốc gia. Ở nước ta trước cách mạng tháng Tám năm 1945, để đảm nhiệm tốt công tác chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền, Quốc dân đại hội đã bầu ra Uỷ ban dân tộc giải phóng – tiền thân của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Chỉ một ngày sau khi giành chính quyền, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ ngày 03/9/1945, Hồ Chủ tịch đã đề ra 6 nhiệm vụ cấp bách, trong đó có nhiệm vụ xây dựng Hiến pháp – đạo luật cơ bản của một Nhà nước mới ra đời. Ngày 6/1/19946, cuộc tổng tuyển cử đã được tiến hành trong phạm vi cả nước, Quốc hội được thành lập. Tại kì họp thứ nhất (2/3/1946), Quốc hội khoá I đã lập ra Chính phủ chính thức bap gồm: Chủ tịch nước, phó chủ tịch nước và Nội các. Hiến pháp năm 1959 ra đời, mô hình Chính phủ có thay đổi nhất định. Chính phủ được đổi tên thành Hội đồng Chính phủ, thành phần của chính phủ bao gồm: Thủ tướng, các phó thủ tướng, bộ trưởng và uỷ ban nhà nước. Đến hiến pháp năm 1980 thì Hội đồng Chính phủ được đổi tên thành Hội đồng Bộ trưởng. Hiến pháp năm 1992 ra đời với nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội và những kinh nghiệm tích luỹ được trong thực tiễn tổ chức quyền lực nhà nước, bộ máy nhà nước đã có những cải cách phù hợp, đặc biệt là hệ thông cơ quan quản lí nhà nước. Hội đồng Bộ trưởng được đổi tên thành Chính phủ, quy định tại Chương VIII Hiến pháp năm 1992 và cụ thể hoá trong Luật tổ chức Chính phủ 30/9/1992. NỘI DUNG
  3. Mỗi quốc gia có những quan niệm khác nhau về Chính phủ vì vậy có những tên gọi khác nhau như: nội các, hội đồng hành pháp, hội đồng bộ trưởng… Ở nước ta theo Hiến pháp, hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước lập ra để chuyên thực hiện một loại hoạt động đặc biệt của Nhà nước là hoạt động chấp hành và điều hành (hay còn gọi là hoạt động hành chính nhà nước, hoạt động quản lý nhà nước) trong mọi lĩnh vực: hành chính – chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội. Hoạt động quản lý Nhà nước là kênh chủ yếu mà thông qua đó các chính sách của Đảng và của Nhà nước được đưa vào cuộc sống. Hoạt động của các cơ quan nhà nước này thường trực tiếp gắn liền với cuộc sống của nhiều tầng lớp nhân dân. Để các cơ quan quản lí có hiệu quả các chức năng này Nhà nước đã tạo những điều kiện cần thiết, những đảm bảo về mặt tổ chức pháp lí như: các cơ quan quản lí có một hệ thống bộ máy đông đảo từ trung ương đến tận cơ sở… Hiến pháp là đạo luật cơ bản về tổ chức bộ máy nhà nước đã thiết lập ra hệ thống các cơ quan quản lí và quy định những yếu tố cơ bản của địa vị pháp lí của chúng. Đứng đầu hệ thống các cơ quan quản lí Nhà nước nói trên là Chính phủ. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT, CHỨC NĂNG CỦA CHÍNH PHỦ Theo Hiến pháp năm 1946, Chính phủ là “cơ quan hành chính cao nhất của Tổ quốc”. Cơ cấu của Chính phủ gồm chủ tịch nước, phó chủ tịch nước và nội các. Tổ chức và hoạt động của Chính phủ có những nét đặc thù so với các Chính phủ sau này, thể hiện: Chính phủ mặc dù được nghị viện lập ra nhưng không phải là cơ quan chấp hành của Nghị viện và trong cơ cấu của nó gồm cả Chủ tịch nước. Chủ tịch nước do Nghị viện bầu, là người thay mặt cho đất nước về đối nội và đối ngoại. Còn nội các là một cơ cấu trong Chính phủ gồm Thủ tướng, các bộ trưởng, thứ trưởng và có thể có phó thủ tướng. Nội các chịu trách nhiệm trước Nghị viện. Chính phủ lúc bấy giờ hoạt động như một cơ quan hành pháp cao nhất. Với Hiến pháp năm 1959, Chính phủ được coi là Hội đồng Chính phủ là “cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất và là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà” (Điều 71). Ở đây Chủ tịch nước không trong thành phần của Hội đồng Chính phủ. Hội đồng Chính phủ do thủ t ướng đứng đầu là cơ quan chấp hành của Quốc hội, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội và trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Bên cạnh đó Hội đồng Chính phủ còn là cơ quan
  4. hành chính nhà nước cao nhất của nước ta tức là cơ quan đứng đầu hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước đảm nhận một lĩnh vực hoạt động độc lập – hoạt động hành chính Nhà nước. Trong Hiến pháp 1980 chỉ đổi tên từ Hội đồng Chính phủ thành Hội đồng bộ trưởng. Điều 104 Hiến pháp này quy định: “Hội đồng bộ trưởng là Chính phủ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là cơ quan chấp hành và hành chính cao nhất của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất”. Quy định này phản ánh quan niệm một thời cho rằng: Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, thống nhất các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và giám sát – phải thực sự trở thành “tập thể hành động”. Hội đồng bộ trưởng được tổ chức theo tinh thần đó là cơ quan chấp hành – hành chính Nhà nước cao nhất của Quốc hội. Chức năng, nhiệm vụ của nó là thực hiện những hoạt động chấp hành – hành chính được Quộc hội giao cho.Hội đồng bộ trưởng là Chính phủ, do Quốc hội lập ra, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội đồng thời là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước ta (chứ không phải Quốc hội). Nói cách khác nhà nước thống nhất ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Nếu như Hiến pháp năm 1946 không quy định Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, quyền hành chính Nhà nước cao nhất đứng riêng rẽ như một cành quyền lực độc lập thì các Hiến pháp sau này 1959, 1980 đã thức nhận tính phụ thuộc của hành pháp và lập pháp, chí ít là trong lĩnh vực chấp hành. Đặc biệt Hiến pháp 1980 còn thừa nhận thật rõ, không những Chính phủ là cơ quan chấp hành, mà còn là hành chính cao nhất của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất. Phải đến Hiến pháp năm 1992 ta mới có thể thấy được một quy định rõ ràng. Theo Hiến pháp năm 1992 được gọi đơn giản là Chính phủ. Dù có tên gọi khác nhưng Chính phủ đều được xác định là cơ quan Nhà nước có chức năng hành pháp. Điều 109 Hiến pháp năm 1992 quy định: Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cùng với thay đổi về tên gọi, Chính phủ có nhiều thay đổi theo hướng đổi mới về cơ cấu tổ chức và hoạt động nhằm đáp ứng kịp thời những đ òi hỏi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Cũng như Quốc hội, Hiến pháp đã dành một chương riêng quy định về Chính phủ và cũng điều đầu tiên của chương này Hiến pháp quy định một cách khái quát hoá vị trí pháp lí của Chính phủ. Chính phủ là cơ quan đứng đầu trong hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước. Chức năng của Chính phủ là thống nhất việc quản lí thực hiện các nhiệm vụ chính trị - kinh tế - văn hoá - xã hội – quốc phòng – an ninh và đối ngoại của Nhà nước, bảo đảm hiệu lực của bộ máy Nhà nước từ trung ương đến cơ sở, đảm bảo việc tôn
  5. trọng và chấp hành Hiến pháp và pháp luật, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đả m ổn định và nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân (Theo Điều 109 Chương VIII của Hiến pháp năm 1992). Quy định của Hiến pháp năm 1992 về vị trí, tính chất, chức năng của Chính phủ là sự kế thừa có chọn lọc quy định của các Hiến pháp Việt Nam, đồng thời phù hợp quan diểm chung của các nhà nước hiện đại. Để Chính phủ thật sự là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, Hiến pháp đã sửa đổi, bổ sung nhiều quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, trật tự hình thành và các hình thức hoạt động của Chính phủ cho phù hợp yêu cầu công cuộc đổi mới đất nước. CHÍNH PHỦ LÀ CƠ QUAN CHẤP HÀNH CỦA QUỐC HỘI, CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC CAO NHẤT Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thành lập trong kì họp thứ nhất của Quốc hội mỗi khoá và có nhiệm kì là 4 năm. Chính phủ bao gồm Thủ tướng Chính phủ, các bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang Bộ - đều do Quốc hội bầu ra. Số lượng thành viên của Chính phủ không cố định. Theo đó, Chính phủ là cơ quan hành pháp cao nhất được hiểu đó là cơ quan chấp hành của Chính phủ đối với Luật, nghị quyết của Quốc hội. Luật, nghị quyết của Quốc hội có tính chất bắt buộc đối với Chính phủ. Mặt khác, Chính phủ là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước ta tức là cơ quan đứng đầu hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước hiện tại còn mang tính độc lập tương đối, chỉ do cơ quan hành chính Nhà nước thực hiện. Như vậy, Chính phủ nước ta không phải là cơ quan hành pháp độc lập mà chức năng hành pháp trong cơ chế tập quyền xã hội chủ nghĩa do Quốc hội, Chủ tịch nước thực hiện. Khẳng định chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội nhưng là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhằm chỉ rõ tính chất của Chính phủ và mối quan hệ giữa Chính phủ và Quốc hội. Chính phủ do Quốc hội thành lập ra, nhiệm kì theo nhiệm kì của Quốc hội, khi Quốc hội hết nhiệm kì Chính phủ tiếp tục hoạt động cho đến khi bầu ra Chính phủ mới. Thành viên của Chính phủ hoạt động dưới sự giám sát của Quốc hội, Chính phủ chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội. Thành viên của Chính phủ có thể bị Quốc hội bãi nhiệm, miễn nhiệm và cách chức theo quy định của pháp luật.
  6. Chính phủ thực hiện chức năng hành chính nhà nước bằng pháp luật, sự tổng hợp các biện pháp hành chính, kinh tế, tổ chức, giáo dục phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan trong khi thi hành nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Thẩm quyền của chính phủ được thể hiên cụ thể, chủ yếu tại các quy phạm pháp luật quy định về quyền hạn của Chính phủ. Đây là nội dung quan trọng khi xem xét địa vị pháp lí hành chính của chính phủ. Khi xem xét thẩm quyền của chính phủ cần phải xem xét đồng thời cả thẩm quyền của tập thể chính phủ và thẩm quyền của người đứng đầu Chính phủ - đó là Thủ tướng chính phủ. Với tư cách là cơ quan hành pháp c ủa Quốc hội, Chính phủ có quyền lập quy đó là quyền ban hành các nghị quyết, nghị định có tính bắt buộc phải thi hành trong phạm vi cả nước. Để thực hiện Hiến pháp, Luật, nghị quyết của Chính phủ, Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, nghị quyết, nghị định của Chính phủ là văn bản dưới luật được ban hành nhằm cụ thể luật hoặc thi hành luật. Chính phủ còn là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, đứng đầu hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước. Chính phủ trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của các bộ và uỷ ban nhân dân các cấp. Căn cứ vào Hiến pháp, Luật, pháp lệnh, nhị quyết của Quốc hội; nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ trong phạm vi thẩm quyền của mình thực hiên tính chất hoặc điều hành các hoạt động kinh tế - xã hội đưa pháp luật vào đời sống nhằm giữ gìn trật tự công cộng phục vụ lợi ích nhân dân, đảm bảo an ninh xã hội. Quyền thẩm tra, thanh tra là quyền quan trọng của chính phủ nhằm bảo đảm cho các hoạt động quản lí hành chính Nhà nước được tiến hành đầy đủ, kịp thời, đúng pháp luật ngăn chặn những biểu hiện đùn đẩy, né tránh tiêu cực trong quản lí nhà nước. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ luôn được quy định trong Hiến pháp – văn bản có hiệu lực pháp lí cao nhất: Tại Điều 52 Hiến pháp năm 1946, Điều 73 và 74 Hiến pháp năm 1959, Điều 104 và 107 Hiến pháp năm 1980 đồng thời được cụ thể hoá trong Luật tổ chức Hội đồng Chính phủ năm 1960, Luật tổ chức Hội đồng bộ trưởng năm 1981. Nếu như trước đây trong Hiến pháp năm 1946, 1959 nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ chưa được phân định rõ ràng, thiếu cụ thể thì đến Hiến pháp năm 1980, đặc biệt Hiến pháp năm 1992, Luật tổ chức Chính phủ năm 1992 và năm 2001 đã được quy định theo hướng cụ thể, chi tiết cho từng lĩnh vực và có bổ sung cho phù hợp với vị trí của Chính phủ theo pháp luật hiện hành. Những nhiệm vụ, quyền hạn cơ bản của Chính phủ được quy định tại Điều 112 của Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi và bổ sung năm 2001) bao gồm:
  7.  Bảo đảm thi hành hiến pháp và pháp luật. Trình dự luật, pháp lệnh và các dự án khác trước Quốc hội và Uỷ ban thương vụ Quộc hội.  Lãnh đạo công tác của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp, kiện toàn hệ thống bộ may hành chính Nhà nước từ trung ương tới cơ sở.  Kiểm tra việc Hội đồng nhân dân thực hiện các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên, tạo điều kiện cho Hội đồng nhân dân làm việc.  Thống nhất việc quản lí và phát triển nền kinh tế quốc dân.  Củng cố, tăng cường quốc phòng. … Thi hành những biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tạo điều kiện cho công dân sử dụng quyền và làm tròn nghĩa vụ của mình, bảo vệ tài sản, lợi ích của Nhà nước và xã hội, bảo vệ môi trường. Là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, Chính phủ phải tổ chức thực hiện các chính sách, biện pháp cụ thể để củng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, bảo đảm an ninh quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ và trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và thành quả của cách mạng. Đồng thời Chính phủ thực hiện chính sách ưu đãi, đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần và chính sách hậu phương đối với các lực lượng vũ trang, tổ chức biện pháp phòng ngừa đấu tranh đối với mọi vi phạm pháp luật. Tổ chức lãnh đạo công tác kiểm kê, thống kê của Nhà nước; công tác thanh tra và kiểm tra nhà nước, chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền trong bộ máy nhà nước; giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Thực hiện chính sách xã hội, chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo; thống nhất quản lý công tác thi đua khen thưởng; quyết định việc điều chỉnh địa giới các đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Phối hợp với Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban chấp hành trung ương của đoàn thể nhân dân trong khi thực hiện nhiệm vụ; quyền hạn của mình, tạo điều kiện để các tổ chức đó hoạt động có hiệu quả. Quyền kiến nghị lập pháp, thực hiện dự thảo văn bản pháp luật, thực hiện kế hoạch ngân sách, các chính sách lớn về đối nội, đối ngoại, lập quy, quyền quản lý toàn bộ công cuộc xây dựng kinh tế, văn hoá, xã hội phù hợp với đường lối chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước và hệ thống văn bản pháp quy của Chính phủ. Quyền tổ chức các đơn vị sản xuất kinh doanh theo các hình thức thích hợp, lãnh đạo các đơn vị kinh doanh theo kế hoạch, đúng cơ chế, đúng pháp luật khi thực hiện thẩm quyền của mình. Chính phủ
  8. thảo luận tập thể và biểu quyết theo đa số những vấn đề quan trọng được quy định tại Điều 19 Luật tổ chức Chính phủ năm 2001. Những công việc khác thuôc thẩm quyền của Chính phủ do Thủ tướng chính phủ điều hành bằng các quyết định, chỉ thị. Để đảm bảo cho việc chỉ đạo, đ iều hành có hiệu quả Điều 114 Hiến pháp năm 1992 và Luật tổ chức Chính phủ cũng quyết định một số quyền hạn cho Thủ tướng Chính phủ như sau:  Phải triệu tập và chủ toạ phiên họp của Chính phủ  Đề nghị Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức phó thủ tướng, bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ.  Đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ các quyết định, chỉ thị, thông tư của bộ trưởng, thứ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc chính phủ; quyết định, chỉ thị của uỷ ban nhân dân, chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái Hiến pháp, Luật và văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên.  Đình chỉ thi hành nghị quyết bất hợp pháp của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đề nghị Uỷ ban thường vụ bãi bỏ.  Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các thứ trương và các chức tương đương.  Phê chuẩn việc bầu cử, miễn nhiệm, điều động, cách chức chủ tịch, phó chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.  Phê chuẩn việc miễn nhiệm, bãi nhiệm các thành viên của uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương KẾT LUẬN
  9. Hiện tại, Chính phủ đã được xây dựng theo hướng tập trung vào lĩnh vực hành chính Nhà nước, quản lí điều hành đất nước một cách chủ động. Bên cạnh tính chất là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, Chính phủ được xác định là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước ta, tức là cơ quan đứng đầu hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước từ trung ương đến cơ sở, thực hiện hoạt động hành chính Nhà nước. Theo hướng nay đã có những sửa đổi quan trọng trong tổ chức và hoạt động của Chính phủ như: Thủ tướng do Quốc hội bầu và chịu trách nhiệm trước Quốc hội, phó thủ tướng và các bộ trưởng không nhất thiết phải là đại biểu Quốc hội… là những bảo đảm cho sự tăng cường hoạt động hành chính Nhà nước của Chính phủ. Tuy nhiên, bên cạnh sự kiểm soát chặt chẽ đối với hoạt động hành chính, phải phân giao cho Chính phủ đầy đủ quyền hạn tương xứng, độc lập và chủ động. Để đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới, thích ứng với trình độ hội nhập, hợp tác yêu cầu đặt ra là tăng cường thẩm quyền của Chính phủ trong việc quyết định các chương trình dự án Quốc gia, đàm phán, kí kết các điều ước Quốc tế với Chính phủ các nước, tăng cường thẩm quyền của Chính phủ trong nước lãnh đạo hành chính, tổ chức bộ máy… DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  10. 1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật hiến pháp Việt Nam, Nxb. CAND, Hà Nội, 2008, 2009. 2. Hiến pháp Việt Nam năm 1946, năm 1959, năm 1980, năm 1992, năm 1992 (sửa đổi bổ sung năm 2001) 3. Luật tổ chức Chính phủ 4. Tạp chí nghiên cứu lập pháp (http://www.nclp.org.vn) 5. http://www.chinhphu.vn MỤC LỤC
  11. Trang Lời mở đầu.....................................................................................1 Nội dung.........................................................................................2 Vị trí,tính chất, chức năng của Chính phủ. Chính phủ là cơ quan chấp hành của quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất Kết luận..........................................................................................8 Danh mục tài liệu tham khảo
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2