LUẬN VĂN: Bàn về những mâu thuẫn trong nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta hiện nay
lượt xem 14
download
Nền kinh tế nước ta từ trước những năm 90 của thế kỷ 20 là nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung. Sự thiếu năng động của mọi thành phần kinh tế cũng như các chính sách, chiến lược kinh tế chính trị lúc bấy giờ đã làm cho kinh tế trong nước yếu kém, đời sống xã hội gặp nhiều khó khăn. Kể từ khi nhận thức được điều đó, Đảng và Chính phủ đã có những chính sách kinh tế vĩ mô phù hợp, chuyển đổi kinh tế nước ta sang nền kinh tế thị trường...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: LUẬN VĂN: Bàn về những mâu thuẫn trong nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta hiện nay
- LUẬN VĂN: Bàn về những mâu thuẫn trong nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta hiện nay
- A. Đặt vấn đề Nền kinh tế nước ta từ trước những năm 90 của thế kỷ 20 là nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung. Sự thiếu năng động của mọi thành phần kinh tế cũng như các chính sách, chiến lược kinh tế chính trị lúc bấy giờ đã làm cho kinh tế trong nước yếu kém, đời sống xã hội gặp nhiều khó khăn. Kể từ khi nhận thức được điều đó, Đảng và Chính phủ đã có những chính sách kinh tế vĩ mô phù hợp, chuyển đổi kinh tế nước ta sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Có thể nói sự thay đổi này đã làm “ thay da đổi thịt” nền kinh tế trong nước. Hơn mười năm qua là những năm nền kinh tế mang lại nhiều thành tựu lớn cả về mặt xã hội, kinh tế, chính trị. Đời sống nhân dân được cải thiện, đất nước không những giữ vững được ổn định về chính trị trước những chấn động lớn trên thế giới mà còn có bước phát triển đi lên. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng bình quân 7%/năm, giá trị sản xuất công nghiệp tăng đáng kể 13,5%/năm, sản xuất lương thực, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản đạt được những kết quả to lớn, đặc biệt là chúng ta đã có sản phẩm chế biến xuất khẩu sang các thị trường được coi là khó tính như Châu Âu, Mỹ và Nhật Bản. Các ngành dịch vụ, du lịch cũng có chiều hướng tăng trưởng mạnh, hạn ngạch xuất nhập khẩu ngày càng tăng qua các năm, quan hệ đối ngoại với các nước trong khu vực và thế giới ngày càng mở rộng, điều này đã thu hẹp dần khoảng cách giữa nước ta với bạn bè thế giới… Bên cạnh những thành tựu to lớn chúng ta đã đạt được cũng cần phải kể đến những hạn chế nảy sinh và tồn tại song song trong quá trình xây dựng nền KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở nước ta như nạn thất nghiệp, sự phân hoá giàu nghèo, giá trị đạo đức bị coi nhẹ, tình trạng đối xử bất bình đẳng xảy ra ở một vài bộ phận dân chúng, môi trường sinh thái bị đe dọa nghiêm trọng, khủng hoảng kinh tế... Những hạn chế này gây ra những cản trở lớn trong sự phát triển kinh tế xã hội và mục tiêu xây dựng một xã hội công bằng, hiện đại và văn minh theo định hướng XHCN. Để giải quyết được những mâu thuẫn này, Đảng và nhà nước ta đã không ngừng đưa ra các giải pháp kinh tế,
- chính trị, xã hội thông qua các lần họp trong các kỳ đại hội Đảng, tuy nhiên đây là một vấn đề hết sức khó khăn, đòi hỏi có các sách lược sáng suốt và tinh tế. Nhận thức được tầm quan trọng của việc giải quyết các mâu thuẫn đó nhằm đưa nền kinh tế nước ta đi đúng hướng, phát triển đúng mục tiêu XHCN, đồng thời để hiểu rõ hơn bản chất của các mâu thuẫn trên em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Bàn về những mâu thuẫn trong nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta hiện nay” để làm tựa đề cho tiểu luận của mình. Tiểu luận bao gồm các nội dung chính sau: Tính tất yếu và đặc trưng của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Những mâu thuẫn trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Phương hướng giải quyết các mâu thuẫn.
- B. Nội dung 1. Tính tất yếu và những đặc trưng của nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta. 1.1. Tính tất yếu của quá trình xây dựng nền KTTT ở Việt nam. 1.1.1. Khái niệm nền KTTT định hướng XHCN “Kinh tế thị trường định hướng XHCN thực chất là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng XHCN (6). Kinh tế thị trường hoạt động dưới sự điều tiết và tác động lẫn nhau của các quy luật vốn có của nó như quy luật cung – cầu, giá cả, cạnh tranh… Kinh tế thị trường là trình độ phát triển cao của kinh tế hàng hoá, trong đó toàn bộ các yếu tố “ đầu vào” và “ đầu ra” của của sản xuất đều thông qua thị trường. Trước đổi mới, trong quan điểm về chủ nghĩa xã hội, người ta hiểu kinh tế thị trường chỉ là đặc trưng của CNTB còn trong CNXH sẽ không còn KTTT. Thời gian đầu của quá trình đổi mới, tuy chúng ta hiểu rằng KTTT là điều không tránh khỏi trong quá trình xây dựng CNXH, nhưng vẫn còn thái độ hoài nghi, chưa tin tưởng về khả năng dung hợp của KTTT với bản chất của CNXH. KTTT là bước phát triển tất yếu của nền kinh tế và nền văn minh nhân loại, là trình độ phát triển cao hơn của nền kinh tế nhân loại sau kinh tế thị trường TBCN. Có quan niệm như vậy mới thấy được rằng bản chất của thời kỳ quá độ từ TBCN đi lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới không phải là sự xoá bỏ nền KTTT nói chung mà là sự quá độ TBCN nền KTTT sang CNXH. 1.1.2. Tính tất yếu của nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta. Tính tất yếu của nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta dựa trên các cơ sở sau: Thứ nhất, sự phân công lao động xã hội với tính cách là cơ sở chung của sản xuất hàng hoá, chẳng những không mất di mà trái lại còn được phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Phân công lao động trong từng khu vực, từng địa phương, từng ngành nghề ngày càng phát triển. Tay nghề của đội ngũ lao động ngày càng nâng cao, xu thế chuyên môn hoá trong sản xuất càng làm cho năng suất lao động tăng nhanh . Sự phát triển của
- phân công lao động được thể hiện ở tính phong phú, đa dạng và chất lượng ngày càng cao của sản phẩm đưa ra trao đổi trên thị trường. Thứ hai, kinh tế nước ta tồn tại nhiều hình thức sở hữu bao gồm sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân (gồm sở hữu cá thể, sở hữu tiểu chủ, sở hữu tư bản tư nhân), sở hữu hỗn hợp. Điều này khiến cho tồn tại nhiều chủ thể kinh tế độc lập, lợi ích riêng nên quan hệ kinh tế giữa họ chỉ có thể thực hiện được bằng quan hệ hàng hoá - tiền tệ. Thành phần kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể, tuy cùng dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất nhưng các đơn vị kinh tế vẫn có sự khác biệt nhất định, có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh, có lợi ích riêng. Mặt khác, các đơn vị kinh tế còn có sự khác nhau về trình độ kỹ thuật, công nghệ, về trình độ tổ chức quản lý, nên chi phí sản xuất và hiệu quả sản xuất cũng khác nhau. Hơn nữa, quan hệ hàng hoá-tiền tệ còn cần thiết trong kinh tế đối ngoại, đặc biệt trong điều kiện phân công lao động quốc tế phát triển ngày càng sâu sắc, mọi sự trao đổi hàng hoá đều phải tuân theo nguyên tắc ngang giá. Sự phát triển của kinh tế thị trường sẽ thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, do đó tạo điều kiện ra đời của sản xuất lớn có xã hội hoá cao, đồng thời chọn lọc được những người sản xuất kinh doanh giỏi, hình thành đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ, lao động lành nghề, đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước. Như vậy, phát triển nền KTTT là một tất yếu kinh tế đối với nước ta, một nhiệm vụ kinh tế cấp bách để đưa nền kinh tế nước ta thoát khỏi lạc hậu, phát triển kinh tế hiện đại, hội nhập vào sự phân công lao động quốc tế. Đó là con đường đúng đắn để phát triển lực lượng sản xuất, khai thác có hiệu quả tiềm năng về lao động, tài nguyên, tiến tới công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước 1.2. Đặc trưng của nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam có 5 đặc trưng tổng quát sau: 1.2.1 Đặc trưng về định hướng mục tiêu của nền kinh tế.
- Đó là thực hiện dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. Để đạt được mục tiêu này trước hết phải phát triển lực lượng sản xuất , động viên mọi nguồn lực xã hội , phát huy cao độ tính năng động , sáng tạo của toàn dân, khai thác mọi tiềm năng trong nước đi đôi với sử dụng có chọn lọc thành quả và kinh nghiệm quốc tế thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm sớm cây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của cơ chế xã hội ở Việt Nam. 1.2.2. Đặc trưng về thể chế kinh tế Thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN là thể chế của các chủ thể kinh tế tự do , tự chủ kinh doanh theo pháp luật. Kinh tế thị trường nước ta có nhiều hình thức sở hữu , nhiều thành phần kinh tế vừa liên kết, hợo tác với nhau nhằm phát triển trình độ xã hội hoá cao, trong đó khu vực kinh tế Nhà nước có vai trò chủ đạo trong một số lĩnh vực và một số khâu quan trọng có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển kinh tế- xã hội theo định hướng XHCN của đất nước. 1.2.3. Đặc trưng về thể chế quản lý Trong quản lý điều hành các hoạt động kinh tế phải bảo đảm các hoạt động thị trường được diễn ra theo nguyên tắc thị trường, tức là phù hợp với các quy luật giá trị, cung cầu, cạnh tranh, hạn chế tối đa các mệnh lệnh hành chính không cần thiết. Mặt khác, phải làm tốt kế hoạch hoá ở tầm vĩ mô và các hoạt động định hướng , có hệ thống chính sách kinh tế phù hợp để điều tiết, hướng dẫn thị trường theo các mục tiêu kinh tế vĩ mô đã lựa chọn. 1.2.4.Đặc trưng về quan hệ phân phối. Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN thực hiên chủ yếu qua cơ chế phân phối theo lao động và hiệu quả, đồng thời phân phối theo mức đóng góp vốn và trí tuệ vào sản xuất kinh doanh. Nhà nước có chính sách điều tiết để tái phân phối hợp lí
- thông qua phúc lợi xã hôi và thực hiện các chính sách theo phương châm gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội trong các giai đoạn phát triển nền kinh tế. 1.2.5. Đặc trưng về vai trò quản lí của nhà nước. Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN được quản lí ( tổ chức, hướng dân, nuôi dưỡng, giám sát, bởi nhà nước của dân, do dân, vì dân). Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng và quản lý Nhà nước là nhân tố quyết định nhằm giữ vững định hướng XHCN. Muốn vậy , phải xây dựng một nhà nước mạnh và trong sạch , có khả năng thường xuyên tự đổi mới để hướng đến nền kinh tế thị trường văn minh, hiện đại, không xa rời các mục tiêu định hướng đã chọn. Nước ta quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội trong điều kiện một nền sản xuất nhỏ là phổ biến do đó , nền kinh tế mà chúng ta đang xây dựng là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nó chưa phải là một nền KTTT XHCN , mà là nền kinh tế quá độ. Tức là một nền kinh tế còn chưa thoát khỏi những đặc điểm của kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa (TBCN), nhưng bước đầu đã mang những yếu tố XHCN và những yếu tố này ngày càng lớn và thay thế dần những yếu tố TBCN . Vì vậy nó không tránh khỏi những mâu thuẫn của nó. 2. Những mâu thuẫn trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN 2.1. Mâu thuẫn giữa sự phân hoá giàu nghèo trong xá hội với mục tiêu của XHCN là bình đẳng , công bằng xã hội Trong lịch sử xã hội loài người, nếu xét kĩ, chúng ta đều thấy, sự phân hoá giàu nghèo gần như là một xu thế vốn có của đời sống xã hội. Ngay từ trong lòng xã hội cộng sản nguyên thuỷ xu thế đó đã đưa đến sự tan rã của xã hội cộng sản nguyên thuỷ . Sở dĩ xu thế đó là vốn bởi vì con người sinh ra đã khác nhau về thể lực, thể chất và tinh thần, thêm vào đó khác nhau về cơ hội và điều kiện xã hội cũng góp phần tạo nên sự khác biệt về thu nhập, được tích tụ dần dẫn đến sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội. Các chế độ xã
- hội, các quốc gia khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện lịch sử cụ thể của mình mà xử lí việc phân hoá giàu nghèo này theo những cách thức riêng. Kinh tế thị trường không thể thủ tiêu phân hoá giàu nghèo, trái lại, nó là một trong những môi trường thuận lợi nhất cho sự phân hoá giàu nghèo phát triển. Đồng thời, nó cũng là phương thức phát triển kinh tế năng động nhất trong các phương thức phát triển kinh tế từ trước tới nay. Vì vậy sự phân hoá giàu nghèo trong điều kiện nước ta mới áp dụng cơ chế thị trường đã trở thành một trong những vấn đề nổi cộm. Chính sự phân hoá giàu nghèo đã tạo nên mâu thuẫn với mục tiêu xây dựng XHCN ở nước ta là xây dựng xã hội công bằng, bình đẳng. Trong nhiều năm gần đây, vần đề công bằng xã hội được đề cập đến trong nhiều công trình nghiên cứu về chủ nghĩa xã hội và nền kinh tế thị trường. Trên thực tế vấn đề công bằng xã hội thường được coi như một chính sách xã hội nhằm tập trung chủ yếu vào việc giải quyết vấn đề phân phối và phân phối lại sản phẩm xã hội một cách đồng đều , thậm chí là một giải pháp hạn chế sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội. Công bằng xã hội và bình đẳng xã hội là hai khái niệm thường được cùng nhắc đến, nhưng đây là hai khái niệm khác nhau. Công bằng xã hội trước hết là nói đến sự ngang bằng nhau giữa người và người trong mối quan hệ giữa nghĩa vụ và quyền lợi, giữa cống hiến và hưởng thụ theo nguyên tắc cống hiến ngang nhau thì hưởng thụ ngang nhau. Còn nói đến bình đẳng xã hội là nói đến sự ngang bằng nhau giữa người với người trong các lĩnh vực xã hội, chẳng hạn về kinh tế, chính trị, văn hoá, pháp luật . ở nước ta , sự phân hoá giàu nghèo dựa trên lao động chính đáng đang được xã hội hoan nghênh cổ vũ. Trên thực tế đó cũng là một biểu hiện của sự công bằng xã hội, sự ngang bằng giữa cống hiến và hưởng thụ. Người nào lao động tích cực thì sẽ trở nên giàu có, ngược lại những kẻ không chịu lao động sẽ nghèo đi. Như vậy sự phân hoá giàu nghèo và công bằng xã hội ở đây có sự thống nhất với nhau. Trên thực tế trong nền kinh tế thị trường không phải mọi người đều lao động chân chính, nghĩa là có những kẻ làm giàu bất chính , phi pháp thường giàu lên nhanh chóng, đồng thời vấn đề bình đẳng giữa những cá nhân trong xã hội không phải không phải lúc nào cũng được thực hiện tốt.
- Cùng với sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội là kéo theo những vấn đề về xã hội như nhà ở, ăn mặc, giao thông , y tế , giáo dục, văn hoá,…ngày càng được ưu tiên cho người giàu vì họ có tiền để chi trả cho những dịch vụ đó. Những người nghèo do không có tiền chi trả nên sẽ không được hưởng các dịch vụ đó một cách tốt . Từ đó sẽ tạo ra sự phân biệt về quyền lợi giữa người với người trong xã hội. Điều đó mâu thuẫn với mục tiêu của chủ nghĩa xã hội là công bằng , bình đẳng xã hội. Như vậy giữa sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội và mục tiêu xây dựng xã hội công bằng, bình đẳng vừa thống nhất biện chứng, lại vừa đối lập với nhau.
- 2.2. Mâu thuẫn giữa mục tiêu tăng trưởng kinh tế và các giá trị đạo đức trong xã hội Hơn 10 năm qua , kể từ khi Việt Nam thực hiện mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN , đất nước ta đã đạt được nhiều kết quả to lớn. Trong đó kết quả đáng kể nhất là đời sống nhân dân từng bước được cải thiện và ngày càng cao . Đó là mặt tích cực lớn lao không thể phủ nhận của nên kinh tế thị trường. Tuy nhiên nền kinh tế thị trường cũng đã và đang làm chao đảo nhiều giá trị tinh thần nói chung, giá trị đạo đức vốn được coi là truyền thống đạo đức của mỗi quốc gia nói riêng . Hiện tượng suy đồi đạo đức đang trở thành mối quan tâm của nhiều nước. ở Việt Nam , từ khi chuyển sang nền KTTT , việc giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống cungx như việc xây dựng hệ giá trị đạo đức mới đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết. Kinh tế càng phát triển, càng có nhiều người giàu trong xã hội. Đó cũng chính là mục tiêu vươn tới trong quá trình phát triển nền kinh tế nước ta hiện nay, đó là “ Dân giàu, nước mạnh”. Từ chỗ đủ ăn mặc, giờ đây những người dân còn quan tâm đến những nhu cầu khác như giải trí, tín ngưỡng tôn giáo…Đó là những nhu cầu chính đáng của con người trong một xã hội ngày càng được xã hội hoá cao.Bản chất xã hội của mỗi cá nhân ngày càng phát triển. Chúng ta có thể xây dựng cuộc sống văn minh. Điều đó sẽ tạo điều kiện phát triển của những giá trị đạo đức truyền thống và học hỏi giao lưu với những nền văn hoá khác trên thế giới. Bên cạnh mặt tích cực đó cũng phát sinh những mặt đối lập tiêu cực . Đó là những biểu hiện coi nhẹ giá trị truyền thống, chạy theo thị hiếu không lành mạnh . Đặc biệt là “tệ sùng bái nước ngoài, coi thường các giá trị văn hoá dân tộc, chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân vị kỉ...đang gây hại đến thuần phong mĩ tục của dân tộc. Không ít trường hợp vì đồng tiền và danh dự mà chà đạp lên tình nghĩa gia đình, quan hệ thầy trò,đồng chí, dồng nghiệp. Buôn lậu, tham nhũng phát triển. Ma tuý mại dâm và các tệ nạn khác gia tăng.”(6) Điều đáng buồn là tình trạng buông lỏng giáo dục trong gia đình. Có nhiều gia đinh bố mẹ mải mê làm giàu không quan tâm đến con cái. Con muốn gì là bố mẹ cho tiền
- để mua, điều đó khiến cho những đứa trẻ sống thiếu tình cảm và sự săn sóc của bố me đồng thời sinh thoi ích kỉ, hưởng thụ. Nếu bố mẹ không đáp ứng nhu cầu của chúng là chúng chống đối, bỏ nhà đi “bụi”. Những quan hệ xã hội bị sức mạnh đồng tiền làm băng hoại. Vì tiền mà con cái hành hung cha mẹ, anh em từ bỏ nhau..các quan hệ gia đình bị đảo lộn. Chính sự rối loạn trong gia đình là một trong những nguyên nhân làm cho cái ác, cái bất lương phát triển. Còn trong nhà trường, trong một bộ phận không nho những học sinh và sinh viên xuất hiện những thị hiếu tầm thường . Đặc biệt trong ăn mặc, giải trí âm nhạc. Họ chạy theo mốt của các diễn viên và ca sĩ . Mặc dù những điều đó không phù hợp với tư cách của người học sinh, sinh viên và trái với những giá trị truyền thống của dân tộc. Họ thích nghe những bài hát mang đậm màu sắc yêu đương, với nội dung và nhịp điệu sơ sài, tính chuyên môn thấp. Các nhạc sĩ và ca sĩ chạy theo những thị hiếu tầm thường của một bộ phận khán giả trẻ nhằm thu càng nhiều lợi nhuận càng tốt.Bên cạnh đó , tình trạng ăn cắp bản quyền tác giả, in những đĩa lậu chất lượng kém , mà người chịu hậu quả ở đây là những khán giả. Đây chính là một mặt trái không thể phủ nhận của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. Đặc biệt trong giới sinh viên ,đã nảy sinh xu hướng quan tâm nhiều đến lợi ích kinh tế của cá nhân, điều đó được biểu hiện trong việc chọn ngành nghề dễ làm giàu hoặc co quyền lực. Bên cạnh đó là lối sống tự do quá trớn dẫn đến nhiều tệ nạn tiêu cực như tiêu cực trong thi cử, cờ bạc, nghiện hút, trộm cướp,…Từ đó cho thấy thực trạng đạo đức trong sinh viên đặt ra nhiều vấn đề nghiên cứu, giải quyết. Bên cạnh đó, một bộ phận các tầng lớp nhân dân, các thành phần xã hội khi mưu cầu lợi ích cá nhân, chà đạp lên những khuôn mẫu, những giá trị đạo đức truyền thống. Như nạn sản xuất và buôn bán hàng giả trên thị trường hiện nay, những người làm hàng giả chỉ quan tâm đến lợi nhuận thu được mà không quan tâm đến những thiệt hại mà người tiêu dùng phải gánh chịu, nhiều khi nguy hiểm đến cả tính mạng. Đó là nạn tham nhũng, buôn lậu, làm ăn phi pháp. Đặc biệt là một bộ phận không nhỏ những cán bộ đảng viên tha hoá về đạo đức và lối sống. Cùng với sự suy giảm các giá trị đạo đức trong xã hội
- thì số lượng tội phạm cũng ngày một gia tăng cả về số lượng và mức độ phạm tội, mà nguyên nhân chính là xuất phát từ các nhu cầu về kinh tế và quyền lực. Như vậy bên cạnh những mặt tích cực mà sự phát triển kinh tế đem lại cho xã hội, thì không thể không kể đến những tiêu cực sinh sôi nảy nở trong lòng nó. Thực trạng và những vấn đề đặt ra trên đây phần nào đã cảnh báo cho chung ta biết được vấn đề đaọ đức trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay diễn ra hết sức phức tạp. Đó là vấn đề đáng lo ngại và cần báo động. 2.3. Mâu thuẫn giữa mục tiêu phát triển kinh tế và vấn đề ô nhiễm môi trường Môi trường là tổng hợp các điều kiện sống của con người, phát triển là quá trình cải tạo và cải thiện các điều kiện đó. Vì vậy giữa môi trường và phát triển có mối quan hệ biện chứng rất chặt chẽ. Môi trường là địa bàn và đối tượng của phát triển “ Hai hệ thống là hệ thống môi trường và hệ thống kinh tế –xã hội luôn tồn tại song song trong phạm vi một quốc gia. Giữa hai khu vực này giao nhau tạo thành hệ môi trường nhân tạo, có thể xem như là kết qủa tích luỹ của một hoạt động tích cực hoặc tiêu cực của con người trong môi trường thiên nhiên. Môi trường thiên nhiên cung cấp tài nguyên cho hệ kinh tế, đồng thời tiếp nhận chất thải từ hệ kinh tế. Chất thải này có thể ở hẳn trong thiên nhiên hoặc qua chế biến rồi quay trở lại hệ kinh tế. Một hoạt động sản xuất mà chất thải không thể quay trở lại hệ kinh tế được xem như là hoạt động gây tổn hại đến môi trường”(5). Như vậy bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế có mối quan hệ mật thiết với nhau, chúng vừa thống nhất bởi vì cái này có thể làm lợi cho cái kia và ngược lại chúng cũng đối lập nhau và gây hại cho nhau. Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay, mục tiêu phát triển kinh tế là một mục tiêu hàng đầu. Cùng với sự phát triển kinh tế là sự ra đời của những nhà máy , xí nghiệp với nhu cầu về nguyên vật liệu và khối lượng rác thải công nghiệp sinh ra ngày càng lớn. Nó đã đóng góp không nhỏ vào kết quả là chất lượng môi trường của nước ta xuống cấp.”Rừng bị tàn phá, khoáng sản bị khai thác bừa bãi,, đất đai vị xói mòn và thoái hoá; đa dạng sinh học trên đất liền và dưới biển đều bị suy giảm,
- nguồn nước mặt và nước ngầm ngày càng ô nhiễm và co nguy cơ cạn kiệt; môi trườn biển đã có dâú hiệu bị ô nhiễm ; mức độ ô nhiễm nước không khí , ô nhiễm do chất thải rắn ở nhiều đô thị và khu công nghiệp có chiều hướng gia tăng; sự cố môi trường ngày càng nhiều”(3). Trong những năm đổi mới kinh tế chúng ta đã gặp phải không ít sai lầm do thiếu kinh nghiệm trong việc lựa chọn thiết bị nhập khẩu phục vụ cho sản xuất công nghiệp, đó là việc chúng ta nhập khẩu hàng loạt các dây chuyền công nghệ lạc hậu của nước ngoài, điều này dẫn đến năng suất trong sản xuất không cao mà còn ảnh hưởng lớn tới môi trường sinh thái do các công nghệ này không có bộ phận xử lý chất thải công nghiệp. Hàng loạt các chất thải độc hại trong các ngành công nghiệp đã không qua xử lý mà trực tiếp đào thải ra môi trường tự nhiên như bầu không khí ô nhiễm bởi các luồng khói đầy hoá chất, sông ngòi bị ô nhiễm do các chất độc hoá học làm cho hệ sinh thái dưới nước cũng bị huỷ hoại. Đây là mâu thuẫn bức xúc trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải có hướng giải quyết nhanh chóng, hợp lí. Để vừa phát triển kinh tế vừa bảo vệ được môi trường trong sạch. 3. Hướng giải quyết cho những mâu thuẫn 3.1. Lí luận chung Để thúc đẩy sự vật phát triển phải tìm mọi cách để giải quyết mâu thuẫn, không được điều hoà mâu thuẫn. Việc đấu tranh giải quyết mâu thuẫn phải phù hợp với trình độ phát triển của mâu thuẫn. Phải tìm ra phương thức , phương tiện và lực lượng để giải quyết mâu thuẫn. Mâu thuẫn chỉ được giải quyết khi điều kiện đã chín muồi. Mâu thuẫn khác nhau có phương pháp giải quyết khác nhau. Tuy nhiên mỗi mâu thuẫn có thể có nhiều phương pháp giải quyết và ngược lại một phương pháp có thể giải quyết nhiều mâu thuẫn khác nhau.Vấn đề là phải tìm ra các hình thức giải quyết mâu thuẫn một cách linh hoạt , phù hợp với từng loại mâu thuẫn, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể. 3.2. Hướng giải quyết riêng của từng mâu thuẫn
- 3.2.1. Giải quyết mâu thuẫn giữa sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội với mục tiêu của XHCN là bình đẳng , công bằng xã hội Để giải quyết mâu thuẫn giữa sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội với mục tiêu của XHCN là bình đẳng và công bằng xã hội chính là tích cực thực hiện sự bình đẳng và công bằng xã hội. Trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, mong muốn thực hiện được công bằng xã hội theo hướng vừa tạo được động lực cho sự phát triển kinh tế, vừa đồng thời hạn chế được phân hoá giàu nghèo trong xã hôi chỉ ở phương diện đảm bảo sao cho những người có cống hiến ngang nhau thì được hưởng thụ ngang nhau, bởi nếu như vậy thì chỉ có lợi cho những ai có đủ điều kiện và khả năng đáp ứng được những đòi hỏi khắc nghiệt của quy luật thị trường, thậm chí lợi thế còn thuộc về cả những người lợi dụng được mặt trái của cơ chế thị trường. Do đó, công bằng xã hội phải được thực hiện cùng bình đẳng xã hội về cơ hội để cho nhiều nhóm đối tượng xã hôi khác nhau, đặc biệt là người lao động , có cơ hội cùng vươn lên. Thực hiện bình đẳng xã hôi về cơ hội chính là nhằm hạn chế hậu quả của việc thực hiện công bằng xã hội trong điều kiện của nền kinh tế thị trường. Cái quan trong ở đay là phải căn cứ vào khả năng có thể phát huy được những cơ hội ngang nhau ở mỗi cá nhân và mỗi đối tượng khác nhau. Cơ hội ngang nhau đó chỉ thực sự là bình đẳng nếu mọi cá nhân và mọi đối tượng đều dựa vào đó mà phát huy khả năng cao nhất của mình để cùng vương tới sự hưởng thụ ngang nhau. Tuy nhiên, trong điều kiện của nền kinh tế thị trường định hướng sã hội chủ nghĩa ở nước ta, mặc dù bình đẳng có nghĩa là cho phép mọi cá nhân và mọi đối tương phát huy hết khả năng của mình để đạt được lợi ích kinh tế cao nhất, nhưng điều đó không có nghĩa là cho phép bất cứ cá nhân hay đối tượng nào chỉ vì mục đích kinh tế đơn thuần mà làm bất cứ cái gì tổn hại đển lợi ích của cá nhân và đối tượng khác. Thực hiện công bằng xã hội trong nền KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay được Đảng ta coi đó là một trong những yếu tố cấu thành đường lối cvà chiến lược phát triển kinh té- xã hôi trong thời kì quá độ lên chủ nghĩ xã hội ở nước ta hiện nay.
- 3.2.2 Giải quyết mâu thuẫn giữa mục tiêu phát triển kinh tế và các giá trị đạo đức trong xã hội Kinh nghiệm nhiều nước trên thế giới cũng như của Việt Nam đã chỉ ra rằng, chúng ta không thể chấp nhạn một sự tăng trưởng đơn thuần về kinh tế , với cái giá phải trả là sự mai một các giá trị đạo đức truyền thống. Đạo đức có vai trò góp phần đièu chỉnh hành vi của các cá nhân, các quan hệ xã hôi làm lành mạnh hoá những quan hệ đó theo những nguyên tắc chuẩn mực nhất định để duy trì ổn định trật tự xã hôi có lợi cho giai cấp thống trị. Sự điều chỉnh của đạo đức được thực hiện thông qua dư luận , tập quán, truyền thống xã hội. Qua đó ta thấy dư luận, tập quán, truyền thống có sức mạnh rất lớn trong việc hình thành đạo đức con người. Điều đó đã được đúc kết qua câu ca cao xưa của ông cha ta: “Trăm năm bia đá thì mòn Ngàn năm bia miệng hãy còn trơ trơ”. Trong nền KTTT, dư luận tập quán truyền thống không phát triển, các hành vi được tuyệt đối hoá bằng pháp luật. Vì vậy, việc lành mạnh hoá trong xã hội rất khó khăn. Nếu có những quan hệ đạo đức tác động vào thì nó xẽ điều chỉnh các hành vi đó. Để giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống trong điệu kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, cần phải tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục đạo đức toàn xã hội, đặc biệt là cho thế hệ trẻ. Trong quá trình xây dựng đất nước, nếu chúng ta chỉ quan tâm tới tăng trưởng kinh tế mà không chú ý đến việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá, đạo đức truyền thống thì sự phát triển của xã hội sẽ trở lên lệch lạc, không bền vững. Không những chúng ta phải làm tốt nhiệm vụ giáo dục đạo đức trong gia đình, nhà trường mà còn phải làm tốt cả nhiệm vụ giáo dục đạo đức ngoài xã hội. Gia đình là tế bào của xã hội, là môi trường quan trọng trong việc giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách cho mỗi công dân từ nhỏ cho tới lúc trưởng thành. Thực tế cho thấy, gia đình hạnh phúc thì xã hội lành mạnh, gia đình càng giữ được gia phong thì xã hội càng nghiêm minh. Một xã hội muốn có được sự trật tự, ổn định, văn hoá lành mạnh thì trước hết các thành viên trong xã hội đó phải được sống và rèn luyện trong một
- gia đình có nếp sống văn hoá, các giá trị đạo đức, nhân văn phải được đề cao trong gia đình. Kết hợp với giáo dục đạo đức trong gia đình, cần phải tăng cường công tác giáo dục đạo đực cho học sinh, sinh viên ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường. Giáo dục đạo đức trong nhà trường là làm cho học sinh, sinh viên nhận thức được các giá trị đạo đức nào là cần thiết, có ý nghĩa thiết thực đối với bản thân và xã hội trong điều kiện phát triển KTTT định hướng XHCN, làm cho họ nhận thức được các giá trị truyền thống như lòng nhân ái, tinh thần yêu nước, đức tính cần cù, năng động sáng tạo, lạc quan,.. Bên cạnh đó, phải đẩy mạnh công tác giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên, giữa đạo đức và pháp luật có mối liên hệ với nhau và đều là các phương thức nhằm điều chỉnh hành vi của con người trong xã hội. Trong quá trình hội nhập và mở rộng giao lưu kinh tế với quốc tế cũng tạo cơ hội để các luồng văn hoá tiên tiến du nhập vào nước ta, chúng ta phải biết chọn lựa các giá trị văn hoá tốt, loại bỏ các giá trị văn hoá xấu để từ đó kết hợp các giá trị đạo đức truyền thống và hiện đại, tạo bước phát triển cho văn hoá xã hội ngày càng phong phú hơn, đa dạng hơn. 3.2.3. Giải quyết mâu thuẫn giữa mục tiêu phát triển kinh tế và vấn đề ô nhiễm môi trường. Dưới cái nhìn triết học được thể hiện qua hai cặp phạm trù khr năng và hiện thực, môi trường và phát triển là hai mặt của một vấn đề đối lập thống nhất có liên hệ phụ thuộc chặt chẽ, đòi hỏi được giải quyết hài hoà và cụ thể. Để đảm bảo chất lượng môi trường thì trong nhiệm vụ phát triển kinh tế cần phải đặt ra trước tiên nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Ngược lại, nhiệm vụ bảo vệ môi trường cần phải gắn liền với nhiệm vụ phát triển kinh tế và nhằm phục vụ cho sự phát triển kinh tế tốt hơn và hiệu quả hơn, nói cách khác trong chất lượng của sự phát triển kinh tế phải bao gồm chất lượng của môi trường thiên nhiên và ngược lại chất lượng của môi trường thiên nhiên phải đặc trưng bằng khả năng phát
- triển hiệu quả, lâu dài và bền vững. Đồng thời theo bản chất của các quy luật tự nhiên thì việc xây dựng nền sản xuất công nghiệp phát triển ngày càng cao về trình độ khoa học kỹ thuật công nghệ thông tin sẽ ngày càng mang lại hiệu quả kinh tế cao và càng ngày cho phép bảo vệ môi trường tốt hơn để phát triển bền vững.
- C. Kết luận Với tư cách là cơ quan quyền lực, đại diện cho ý chí và lợi ích của nhân dân và là người chủ đại diện sở hữu toàn dân, nhà nước quản lý nền kinh tế đất nước, thực hiện chế độ dân chủ, quyền làm chủ của nhân dân. Thực hiện phân phối chủ yếu theo lao động bảo đảm thống nhất giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội và công bằng xã hội, kết hợp phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường và bảo vệ các giá trị đạo đức trong xã hội. Tạo cơ sở giải quyết những mâu thuẫn phát sinh trong nền kinh tế thị trường để tạo thuận lợi cho sự phát triển kinh tế bền vững, xã hội hoá cao.
- D. danh mục tài liệu tham khảo 1. Nguyễn Hùng Hậu – Tạp chí triết học, số 8 (135), tháng 8/2002 2. Nguyễn Đình Hoà – Tạp chí triết học, số 12 (139), tháng 12/2002 3. Nguyễn Đăng Anh Thi – Tạp chí bảo vệ môi trường số 5/2002 4. Nguyễn Duy Quý – Những vấn đề lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi của VN- NXB chính trih quốc gia Hà Nội, 2002, trang291. 5. Nguyễn đình Tường- Tạp chí triết học số 6(133), tháng 6/2002. 6. Sách Kinh tế chính trị- Nhà xuất bản chính trị quốc gia (Tái bản lần thứ nhất)
- Đề cương chi tiết Nội dung Trang A. Đặt vấn đề 02 B. Nội Dung 03 1. Tính tất yếu và đặc trưng của nền kinh tế thị 03 trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta 1.1. Tính tất yếu của nền kinh tế thị trường ở nước ta 03 1.1.1.Khái niệm nền KTTT định hướng XHCN 03 1.1.2.Tính tất yếu của nền kinh tế thị trường theo định 04 hướng XHCN ở nước ta 1.2. Đặc trưng của nền KTTT theo định hướng XHCN 04 1.2.1. Đặc trưng về mục tiêu của nền kinh tế 04 1.2.2. Đặc trưng về thể chế kinh tế 04 1.2.3 Đặc trưng về thể chế quản lý 05 1.2.4. Đặc trưng về quan hệ phân phối 05 1.2.5. Đặc trưng về vai trò quản lí của nhà nước 05 2.Những mâu thuẫn trong nền KTTT định hướng 06 XHCN ở nước ta 2.1. Mâu thuẫn giữa sự phân hoá giàu nghèo trong xã 06
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn tốt nghiệp: Lý luận cơ bản về hoạt động bán hàng qua mạng
68 p | 468 | 95
-
Luận văn tốt nghiệp: Những vấn đề lý luận về gia đình trong luật hôn nhân gia đình Việt Nam
125 p | 468 | 80
-
Luận văn: Những vấn đề lý luận cơ bản về thẩm định dự án đầu tư và một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh NHCT Đống Đa
82 p | 138 | 43
-
TIỂU LUẬN: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHƯƠNG PHÁP CHỈ SỐ
30 p | 180 | 34
-
Luận văn NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ XUẤT KHẨU THUỶ SẢN SANG THỊ TRƯỜNG MỸ
114 p | 207 | 33
-
Chuyên đề: Những vấn đề lý luận cơ bản về tài chính và chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ trong kinh tế thị trường
35 p | 144 | 15
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay sản xuất kinh doanh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đông Đăk lăk
26 p | 78 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đề tài đô thị trong truyện ngắn nữ đương đại (khảo sát qua truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ và Di Li)
80 p | 55 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn
119 p | 22 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác đào tạo nhân lực tại Công ty cổ phàn sản xuất thép Việt Mỹ
107 p | 13 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Vấn đề thực thi các cam kết mở cửa thị trường bán lẻ của Việt Nam trong khuôn khổ WTO
91 p | 24 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam
105 p | 3 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại Thành phố Đà Nẵng
101 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
95 p | 33 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh và quản lý: Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ để nâng cao năng lực cạnh tranh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Tĩnh
115 p | 3 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý an toàn - Vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp tỉnh Kon Tum
150 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý công chức tại Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Thành phố Hà Nội
120 p | 3 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn