Luận văn Chuyên khoa 1 Y tế công cộng: Văn hóa an toàn người bệnh tại bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp năm 2012
lượt xem 32
download
Mục tiêu của luận văn nhằm mô tả văn hóa an toàn người bệnh của nhân viên y tế tại bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp năm 2012. Xác định tỷ lệ đáp ứng tích cực của nhân viên về 7 lĩnh vực an toàn người bệnh trong phạm vi khoa/ phòng tại BVĐK ĐT năm 2012. Tỷ lệ đáp ứng tích cực của nhân viên y tế về 4 lĩnh vực an toàn người bệnh ở phạm vi bệnh viện tại bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp năm 2012.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Chuyên khoa 1 Y tế công cộng: Văn hóa an toàn người bệnh tại bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp năm 2012
- 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG NGUYỄN CẨM HẰNG VĂN HÓA AN TOÀN NGƯỜI BỆNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỒNG THÁP NĂM 2012 Luận văn Chuyên khoa 1 YTCC Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2012 Hà Nội, 2012
- 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG NGUYỄN CẨM HẰNG VĂN HÓA AN TOÀN NGƯỜI BỆNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỒNG THÁP NĂM 2012 Luận văn Chuyên khoa 1 YTCC Hướng dẫn khoa học: Thạc sĩ. Nguyễn Ngọc Diệp Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2012
- i MỤC LỤC Nội dung Trang MỤC LỤC ................................................................................................................... i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... iii DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. iv DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................ iv ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................................1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................................3 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .........................................................................4 1.1. Khái niệm về an toàn người bệnh ........................................................................4 1.2. Tỷ lệ sự cố y khoa ................................................................................................4 1.3. Nguyên nhân lỗi do y tế .......................................................................................7 1.4. Năm yếu tố nguy cơ hàng đầu trong sai sót y khoa .............................................8 1.5. Các giải pháp thúc đẩy ATNB .............................................................................9 1.6. Khái niệm về văn hóa an toàn người bệnh .........................................................12 1.7. Tóm Tắt ..............................................................................................................17 Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................................................18 2.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................18 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .....................................................................18 2.3. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................18 2.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu .........................................................................18 2.5. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................................19 2.6. Xử lý số liệu: ......................................................................................................19 2.7. Biến số nghiên cứu, khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá: .......................20 2.8. Đạo đức trong nghiên cứu ..................................................................................27 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................................................29 3.1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu. ..................................................................29 3.2. Xác định tỉ lệ đáp ứng tích cực của nhân viên về lãnh vực ATNB tại Khoa/Phòng ...............................................................................................................30 3.3. Đáp ứng tích cực của nhân viên về những lãnh vực ATNB phạm vi BV ..........35
- ii 3.4. Xác định mức độ nhận thức chung của nhân viên về VHATNB .......................38 Chương 4. BÀN LUẬN ............................................................................................41 4.1 Độ tin cậy của thang đo đánh giá văn hóa an toàn NB tại bệnh viện .................41 4.2 Các lãnh vực Văn hóa ATNB tại bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp: .....................41 4.3. Một số tồn tại trong phương pháp nghiên cứu ...................................................47 Chương 5. KẾT LUẬN .............................................................................................48 5.1 Đánh giá đáp ứng tích cực của nhân viên về lãnh vực ATNB tại Khoa/Phòng ..48 5.2. Đánh giá đáp ứng tích cực của nhân viên về 4 lĩnh vực ATNB ở phạm vi cấp bệnh viện ...................................................................................................................49 5.3. Mức độ nhận thức chung của NV về VHATNB ................................................49 Chương 6. KHUYẾN NGHỊ VÀ PHỔ BIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..............50 6.1. Khuyến nghị .......................................................................................................50 6.2. Phổ biến kết quả nghiên cứu ..............................................................................50 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................51 PHỤ LỤC ..................................................................................................................54
- iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ATNB An toàn người bệnh VHATNB Văn hóa an toàn người bệnh BV Bệnh viện BVĐK Bệnh viện Đa khoa NVYT Nhân viên y tế CSSK Chăm sóc sức khỏe CSYT Cơ sở y tế ĐD-HS-KTV Điều dưỡng- Hộ sinh- Kỹ thuật viên ĐT Đồng Tháp ĐTNC Đối tượng nghiên cứu NV Nhân viên KCB Khám chữa bệnh UBLH Ủy ban liên hợp LĐ Lãnh đạo LS Lâm sàng NB Người bệnh KHTH Kế hoạch tổng hợp VTTTB Vật tư trang thiết bị HCQT Hành chánh quản trị NNGR Nguyên nhân gốc rễ TCKT Tài chánh kế toán
- iv DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Biến số nghiên cứu ...................................................................................20 Bảng 3.2. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu. .............................................29 Bảng 3.3.Vai trò của lãnh đạo trong ATNB ..............................................................30 Bảng 3.4. Sự cải thiện liên tục về ATNB tại khoa .....................................................31 Bảng 3.5. Hoạt động nhóm tại khoa .........................................................................31 Bảng 3.6. Thông tin và phản hồi các sai sót .............................................................32 Bảng 3.7. Vai trò của nhân lực trong ATNB ............................................................32 Bảng 3.8. Giao tiếp cởi mở trong ATNB ...................................................................33 Bảng 3.9. Phản ứng của NV về các sai sót tại khoa .................................................34 Bảng 3.10. Hoạt động nhóm liên khoa ......................................................................35 Bảng 3.11. Tần suất báo cáo các sai sót ...................................................................36 Bảng 3.12. Chính sách của bệnh viện trong ATNB ..................................................36 Bảng 3.13. Giao ca và chuyển bệnh trong BV ..........................................................37 Bảng 3.14. Nhận thức của nhân viên trong ATNB....................................................38 Bảng 3.15. Nhân viên xếp loại cho ATNB của BV ...................................................39 Bảng 3.16. Số sự kiện báo cáo trong 12 tháng qua ..................................................40
- v DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Tổng hợp trung bình tỉ lệ đáp ứng tích cực của NV về lãnh vực ATNB trong phạm vi khoa/ phòng ...................................................................35 Biểu đồ 3.2. Tổng hợp trung bình tỉ lệ đáp ứng tích cực trong ATNB Phạm vi.......38 bệnh viện. ..............................................................................................38 Biểu đồ 3.3. Nhân viên xếp loại cho ATNB của BV .............................................39 Biểu đồ 3.4. Số sự kiện báo cáo trong 12 tháng qua .................................................40
- vi TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU An toàn người bệnh là một thành phần quan trọng của chất lượng CSSK. Một số chuyên gia y tế cho rằng chỉ nghiên cứu về ATNB chưa đủ để ổn định chất lượng CS nếu không nghiên cứu về VHATNB để phân tích và giải quyết nguyên nhân gốc rễ của sai sót. Tạo môi trường VHATNB là việc không dễ làm và mất nhiều thời gian. VHATNB tại BVĐK Đồng Tháp thế nào vẫn là câu hỏi còn bỏ ngỏ? Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này để tìm hiểu VHATNB tại BV, từ đó giúp LĐBVcó giải pháp giải quyết NNGR nhằm ngăn ngừa và giảm các sai sót y khoa để nâng cao chất lượng CSSK. Mục tiêu của đề tài nhằm xác định các tỷ lệ đáp ứng tích cực của NV về 7 lĩnh vực ATNB của NV phạm vi khoa /phòng, xác định các tỷ lệ đáp ứng tích cực của NV về 4 lĩnh vực ATNB ở phạm vi BV, xác định mức độ nhận thức chung của NV về VHATNB. Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang với cở mẫu 400 Nhân viên y tế của BV. Qua kết quả khảo sát 42 tiểu mục đo lường 12 lãnh vực về VHATNB cho thấy lãnh vực manh của BV là vai trò của lãnh đạo trong ATNB (80%), cải thiện liên tục về ATNB (75%), hoạt động nhóm trong khoa (75%), chính sách của bệnh viện trong ATNB(78%), hoạt động nhóm liên khoa (78%), nhận thức về ATNB của nhân viên (79%). Lãnh vực yếu của BV là thông tin và phản hồi các sai sót (57%), vai trò của nhân lực (53%), giao tiếp cởi mở trong ATNB (30%), phản ứng với các sai sót (28,7%), giao ca và chuyển bệnh (68%). Tần suất báo cáo sai sót (4,1%). 85% nhân viên xếp loại ATNB của BV ở mức độ chấp nhận; 57,5% nhân viên không báo cáo sai sót trong 12 tháng qua. Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi đã đề xuất các khuyến nghị tới Ban giám đốc nhằm cải thiện nền VHATNB để phòng ngừa sai sót trong công tác CSSK nâng cao hiệu quả hoạt động của Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp.
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ ATNB là tránh và phòng ngừa tổn thương cho NB hoặc sự kiện bất lợi trong quá trình chăm sóc [10]. An toàn người bệnh trong điều trị là mục tiêu trên hết của tất cả thầy thuốc trên thế giới. Trách nhiệm chủ yếu của các CSYT là giúp cho mọi người có được sức khỏe hoặc trở về với sự khỏe mạnh. Để làm được điều này, các CSYT phải mang đến cho NB sự chăm sóc an toàn và phù hợp [5]. Văn hoá an toàn người bệnh được Hiệp hội chăm sóc y tế và an toàn của Vương quốc Anh định nghĩa là những giá trị, thái độ, nhận thức, năng lực và mô hình hành vi của mỗi cá nhân cán bộ y tế hay của cơ sở y tế. Những đặc điểm này xác định trách nhiệm và sự cam kết của một tổ chức chăm sóc sức khoẻ trong việc đảm bảo an toàn người bệnh [12]. Các tiêu chuẩn an toàn của UBLH nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt của văn hóa an toàn. Một môi trường văn hóa an toàn được mô tả như sau: báo cáo thường xuyên và bàn luận thoải mái về các sự cố, phân tích sai sót, phản hối đến người phát biểu ý kiến, giúp đở nhân viên liên quan đến sự cố, trao đổi thông tin với NB về kết quả điều trị kể cả những sự việc xảy ra ngoài dự kiến, làm việc heo nhóm, chủ động đánh giá rủi ro và ngăn ngừa sai sót, để NB trở thành một thành viên tích cực trong đội ngũ nhân viên điều trị [4]. Tổ chức có VHAT tích cực đặc trưng bằng sự giao tiếp dựa trên lòng tin lẫn nhau, mọi người cùng nhận thức được sự quan trọng của an toàn và tin tưởng vào tính hiệu quả của các biện pháp phòng ngừa. Tại Hoa Kỳ, cường độ và tác động của sai sót trong CSSK đã không được đánh giá cao cho đến những năm 1990, Viện Y Học (IOM) phát hành một báo cáo về ATNB. Trong báo cáo này cho các số liệu thống kê đáng kinh ngạc từ 44.000 đến 98.000 ca tử vong có thể ngăn ngừa hàng năm do lỗi y tế trong BV, 7.000 trường hợp tử vong có thể ngăn ngừa liên quan đến lỗi của thuốc [18]. Năm 2000 một nghiên cứu ở Úc cho thấy 18.000 người chết hàng năm từ các sai sót y tế [19]. Nhóm chuyên gia y tế tại Anh thực hiện nghiên cứu trong tháng 6 năm 2000 ước tính rằng hơn 850.000 sự cố gây tổn hại cho sức khỏe NB tại các bệnh viện ở Anh mỗi năm và cho thấy trung bình 40 sự cố một năm góp phần cho tử vong của NB [21]. Năm 2004 Canada phát hiện ra rằng các sai sót
- 2 xảy ra trong hơn 7% nhập viện, và ước tính có 9.000 đến 24.000 người Canada chết hàng năm do lỗi y tế [22]. Các nghiên cứu về ATNB hiện nay đề cập đến việc xác định các tỉ lệ nguy cơ, sự cố ATNB hay tìm hiểu xác định nguyên nhân đưa đến các sự cố và đề ra các giải pháp [9] [16]. Tuy nhiên có nhiều ý kiến của các chuyên gia cho rằng chỉ có thực hiện nghiên cứu đó chưa đầy đủ để ổn định ATNB vững chắc nếu không phân tích và giải quyết NNGR. Năm 2004, Cơ quan Nghiên cứu chăm sóc sức khoẻ và chất lượng (Agency for Healthcare Research and Quality: AHRQ) của Mỹ tiến hành khảo sát VHATNB, một cuộc khảo sát NV được tiến hành giúp các BV đánh giá văn hóa an toàn trong tổ chức của họ [23]. Để đáp ứng yêu cầu của các bệnh viện muốn so sánh kết quả khảo sát của họ với những bệnh viện khác về VHATNB, Năm 2007 AHRQ đã phát hành “số liệu so sánh khảo sát bệnh viện về VHATNB “ số liệu bắt đầu từ khảo sát 382 bệnh viện Mỹ sau đó cập nhật hàng năm. Năm 2012 AHRQ đã có báo cáo dữ liệu khảo sát 1.128 bệnh viện và 567.703 Nhân viên [24] Hiện nay nhiều nước nhiều nước trên thế giới như Bỉ, Nhật, Đài Loan đã sử dụng phương pháp và bộ công cụ của AHRQ phát hành miễn phí và sử dụng cơ sở dữ liệu so sánh của AHRQ cho thấy sự quan tâm này càng lớn của các cơ quan CSSK về lãnh vực VHATNB [23]. Tại Việt Nam chưa có nghiên cứu về VHATNB. Đồng Tháp đã có một nghiên cứu số tổng quan về ATNB, nhưng chưa thật sự có nghiên cứu nào về VHATNB. Hiện nay VHATNB tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp thế nào vẫn là câu hỏi còn bỏ ngỏ? Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm giúp LĐBV cải tiến sự an toàn cho NB có nhu cầu khám chửa bệnh tại bệnh viện.
- 3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Mục tiêu tổng quát Mô tả văn hóa an toàn người bệnh của NVYT tại BVĐK Đồng Tháp năm 2012. 2. Mục tiêu cụ thể 2.1. Xác định tỷ lệ đáp ứng tích cực của nhân viên về 7 lĩnh vực ATNB trong phạm vi khoa/ phòng tại BVĐK ĐT năm 2012. 2.2. Xác định tỷ lệ đáp ứng tích cực của NVYT về 4 lĩnh vực ATNB ở phạm vi bệnh viện tại BVĐK ĐT năm 2012. 2.3. Xác định mức độ nhận thức chung của nhân viên về VHATNB tại BVĐK Đồng Tháp năm 2012
- 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Khái niệm về an toàn người bệnh Từ thời Hippocates, phương châm nổi tiếng “PRIMUM NON NOCERE” (trước tiên đừng làm hại bệnh nhân) đã nhắc nhở thầy thuốc cẩn trọng trong điều trị, chăm sóc người bệnh vì các quyết định và thủ thuật của thầy thuốc đều có thể gây tác hại cho người bệnh [8]. Tuy vậy, cho đến thập niên 90 của thế kỷ 20, y học hiện đại mới bắt đầu quan tâm và phát hành nhiều nghiên cứu thống kê mô tả tính chất trầm trọng do sai sót trong thực hành y khoa. Khi đến một cơ sở y tế, NB luôn mong đợi và kỳ vọng được chẩn đoán bệnh sớm, chính xác, chăm sóc và điều trị một cách an toàn, có chất lượng với các dịch vụ mà họ nhận được. Sức khỏe và tính mạng họ hoàn toàn tin tưởng ở thầy thuốc. Đảm bảo ATNB là trách nhiệm, thể hiện sự cam kết của mọi NVYT và các cơ sở y tế [7]. ATNB là một nguyên tắc y tế mới. Các báo cáo, phân tích về công tác phòng ngừa sai sót y tế cho thấy có nhiều sự kiện bất lợi xảy ra cho người bệnh trong CSSK. Tần suất và cường độ các sự kiện bất lợi cho NB không được quan tâm cho đến những năm 1990, khi nhiều quốc gia báo cáo số lượng đáng kinh ngạc của người bệnh bị tổn thương và tử vong bởi sai sót y tế. Thừa nhận rằng trong CSSK cứ chăm sóc 10 NB thì có 1 sai sót y tế ảnh hưởng đến NB [9]. Sự phát triển không ngừng các nghiên cứu cũng như thông báo kết quả ATNB, áp dụng kỹ thuật mới trong điều trị, tăng cường hệ thống báo cáo lỗi y tế, giáo dực phối hợp giữa NB và người cung cấp các dịch vụ y tế [1]. Vậy vì sao các Tổ chức y tế thế giới quan tâm đặc biệt đến ATNB? chúng ta hãy tìm hiểu tiếp về các sự cố y khoa và những nguyên nhân gây ra sự cố y khoa đó. 1.2. Tỷ lệ sự cố y khoa Sự cố y khoa hay sự kiện bất lợi (adverse event) được hiểu như là một thương tổn không chủ ý hoặc biến chứng mà kết quả đưa đến tử vong, tàn tật hoặc kéo dài thời gian nằm viện gây ra bởi quản lý chăm sóc sức khỏe [2]. Tại Hoa Kỳ,
- 5 giới chuyên môn y tế về gây mê đã bị sốc trong tháng 4 năm 1982 bởi chương trình truyền hình ABC 20/20 mang tên Deep Sleep. Trong bài báo cáo trình bày các sai sót y tế về gây mê, các nhà nghiên cứu nói rằng, mỗi năm 6.000 người Mỹ chết hoặc bị tổn thương não liên quan đến những rủi ro y tế [13]. Năm 1983, the British Royal Society of Medicine và Harvard Medical School cùng nhau hổ trợ một hội nghị chuyên đề về cái chết gây mê và tổn thương cho người bệnh, dẫn đến một thỏa thuận là chia sẻ số liệu thống kê và tiến hành nghiên cứu tiếp theo [15]. Năm 1984, the American Society of Anesthesiologists (ASA) đã thành lập Quỹ gây mê an toàn người bệnh (The Anesthesia Patient Safety Foundation: APSF). APSF đánh dấu việc sử dụng đầu tiên tên "An toàn người bệnh" trong tổ chức y tế chuyên nghiệp. Mặc dù chỉ có khoảng 5% bác sĩ gây mê trong tổng số bác sĩ tại Hoa Kỳ, ngành gây mê đã trở thành chuyên ngành hàng đầu y tế giải quyết các vấn đề ATNB [16]. Tương tự như vậy ở Úc, Quỹ ATNB Úc được thành lập vào năm 1989 để theo dõi lỗi gây mê. Cả hai tổ chức đã nhanh chóng trở nên nổi tiếng do đã mở rộng tầm quan trọng của cuộc khủng hoảng về lỗi y tế. Tại Hoa Kỳ, cường độ và tác động của lỗi trong chăm sóc sức khỏe đã không được đánh giá cao cho đến những năm 1990, khi một số báo cáo mang lại sự chú ý đến vấn đề này, kết quả một nghiên cứu liên ngành của Chấn thương y tế, họ đã ước tính tỉ lệ của các sự kiện bất lợi, tổn thương. Họ kết luận nguyên nhân đó là sự chăm sóc cẩu thả hoặc không đạt tiêu chuẩn kết quả: Tác dụng ngoại ý xảy ra trong 3,7% của nhập viện, 27,6% của các sự kiện bất lợi do sơ suất, 70,5% của các sự kiện bất lợi đã gây ra tai biến kéo dài ít hơn sáu tháng, 2,6% gây ra tai biến vĩnh viễn và dẫn đến cái chết. Tỷ lệ tác dụng phụ do sơ suất tăng trong các danh mục của nhiều thương tích nghiêm trọng, nhóm nghiên cứu ước tính rằng trong số 2.671.863 người bệnh xuất viện từ bệnh viện New York vào năm 1984 đã có 98.609 sự kiện bất lợi trong đó có 27.179 sự kiện bất lợi liên quan đến sự sơ suất [13]. Một nghiên cứu tương tự của the Harvard Medical Practice, đã ước tính tỷ lệ mắc các loại của các sự kiện bất lợi do hệ thống và các sự kiện bất lợi do bất cẩn ở Utah và Colorado vào năm 1992 cho thấy tác dụng ngoại ý xảy ra trong 2,9% nhập viện trong mỗi tiểu bang. Utah có 32,6% các sự kiện bất lợi do sơ suất, tại Colorado
- 6 là 27,4. Cái chết xảy ra trong 6,6 ± 1,2% của các sự kiện bất lợi và 8.8 ± 2,5% của các sự kiện không có tác dụng phụ. Sự kiện tác dụng phụ bao gồm 44,9% của tất cả các sự kiện bất lợi, 16,9% do bất cẩn, và 16,6% dẫn đến tàn tật vĩnh viễn. Các sự kiện của thuốc là nguyên nhân hàng đầu của các sự kiện bất lợi (19,3% của tất cả các sự kiện bất lợi, 35,1% do bất cẩn, và 9,7% gây ra tàn tật vĩnh viễn). Hầu hết các sự kiện bất lợi do bác sĩ phẫu thuật (trong 46,1% có 22,3% là do cẩu thả) và nội khoa (có sự kiện bất lợi 23,2%, 44,9% cẩu thả). Như vậy tỉ lệ mắc và các loại sự kiện bất lợi ở Utah và Colorado [18] vào năm 1992 tương tự như những nghiên cứu ở New York vào năm 1984. Như vậy điều trị chấn thương tiếp tục là một vấn đề y tế công cộng quan trọng. Cải thiện hệ thống chăm sóc phẫu thuật và cung cấp thuốc có thể làm giảm đáng kể gánh nặng của chấn thương do điều trị [9]. Năm 1999, Viện Y học (the Institute of Medicine: IOM) của Quốc Viện Khoa học (the National Academy of Sciences) phát hành một báo cáo mang tên: “To Err is Human” nhằm mục đích xây dựng một hệ thống y tế an toàn hơn. IOM kêu gọi moi nỗ lực quốc gia thành lập một Trung tâm an toàn người bệnh, báo cáo mở rộng các sự kiện bất lợi, phát triển các chương trình an toàn cho các tổ chức chăm sóc sức khỏe tạo sự chú ý cho các nhà quản lý, đối tượng cần chăm sóc sức khỏe, và toàn xã hội. Phần lớn các phương tiện truyền thông gây sự chú ý tập trung vào các số liệu thống kê đáng kinh ngạc: từ 44.000 đến 98.000 trường hợp tử vong hàng năm do lỗi y tế trong bệnh viện, 7.000 trường hợp tử vong liên quan đến lỗi thuốc. Chăm sóc sức khỏe tại Hoa Kỳ không phải là an toàn như người ta nghĩ, nó vượt qua các nguyên nhân gây tai nan giao thông, nguyên nhân gây ung thư vú và AIDS. Trong vòng 2 tuần phát hành của báo cáo, Quốc hội Mỹ bắt đầu phiên điều trần và Tổng thống Clinton ra lệnh thực hiện 1 nghiên cứu quản lý bao quát mang tính khả thi việc thực hiện các khuyến nghị của báo cáo [12]. Ban đầu chỉ trích phương pháp nghiên cứu trong các ước tính IOM tập trung vào các phương pháp thống kê khuếch đại số sự cố trong các nghiên cứu thí điểm dân số thấp. Tuy nhiên, báo cáo tiếp theo đã nhấn mạnh sự phổ biến nổi bật và hậu quả của lỗi y tế mang
- 7 tính chất thuyết phục. Tương tự nghiên cứu ở các nước khác cũng cho thấy kết quả [9]: 1995, một nghiên cứu đột phá của Úc cho thấy 14.000 nhập viện của 28 bệnh viện ở New South Wales và South Australia cho thấy 16,6% trong số nhập viện này có liên quan với một "sự kiện bất lợi", dẫn đến tàn tật hoặc kéo dàì thời gian nằm viện hơn cho NB mà nguyên nhân do quản lý chăm sóc sức khỏe, 51% các sự kiện bất lợi được xem là ngăn ngừa được. Trong 77,1% khuyết tật đã được giải quyết trong 12 tháng, nhưng có 13,7% khuyết tật vĩnh viễn và 4,9% bệnh nhân tử vong [20]. Năm 2000, một báo cáo nhóm chuyên gia Anh cho thấy rằng có 850,000 sự kiện chăm sóc sức khỏe bất lợi nghiêm trọng có thể xảy ra tại Nation Heath Sevise (NHS) tại vương quốc Anh mỗi năm với chi phí hơn 2 tỉ đô la. Một nửa trong số những sự kiện này được cho là có thể phòng ngừa được [21]. Năm 2004, Canada phát hiện ra rằng các sự cố y khoa xảy ra trong hơn 7% nhập viện, và ước tính có 9.000 đến 24.000 người Canada chết hàng năm do lỗi y tế [22]. 1.3. Nguyên nhân lỗi do y tế 1.3.1 Sự cố có thể đề phòng được [5]: - Liên quan đến chẩn đoán: Chẩn đoán sai Chẩn đoán sót Chẩn đoán muộn - Liên quan đến điều trị: Thủ thuật, phẫu thuật không theo qui trình Chủ yếu thuốc Sai thuốc Sai liều Cho thuốc muộn Quên dùng thuốc Không cho thuốc
- 8 Dùng sai Sai sót trong thủ tục kê đơn và cho thuốc - Liên quan chăm sóc phòng ngừa: Thủ tục không đúng Tiến hành thủ tục muộn Sót thủ tục Những sai sót y khoa có thể do nguyên nhân sau đây: 1.3.2 Yếu tố con người - Nhân viên y tế được đào tạo kém và thiếu kinh nghiệm - Mệt mõi, quá tải. - Nhiều loại bệnh nhân, áp lực thời gian - Không biết đến tính trầm trọng của các sai sót y khoa 1.3.3 Tính phức tạp của y học - Kỹ thuật phức tạp, thuốc quá mạnh - Thời gian làm việc trong bệnh viện kéo dài… 1.3.4 Yếu tố hệ thống - Thông tin trong hệ thống không rõ ràng. - Chế đô chức năng mù mờ. - Tỷ lệ điều dưỡng/bệnh nhân thấp - Ngươì bệnh phải đi qua nhiều trạm nhưng thông tin không được kết nối (bệnh viện phân mãnh và ít nối kết) - Tên thuốc gần giống nhau - Quá tin vào hệ thống phòng ngừa tự động - Không có hệ thống thông tin để chia sẽ kinh nghiệm liên quan đến sai sót - Cắt giảm chi phí quá đáng - Yếu tố môi tường không thuận lợi 1.4. Năm yếu tố nguy cơ hàng đầu trong sai sót y khoa 1.4.1 Thông tin bệnh nhân không đầy đủ: - Không biết bệnh nhân có tiền sử dị ứng thuốc - Không biết bệnh nhân đang dùng thuốc khác - Thiếu thông tin về các bệnh và xét nghiệm đã làm trước đây
- 9 1.4.2 Không có thông tin về thuốc được cập nhật 1.4.3 Hiểu sai toa thuốc: - Chữ viết cẩu thả - Tên thuốc bị trùng âm - Nhầm lẫn số thập phân của liều dùng - Nhầm lẫn đơn vị đo lường thuốc - Viết tắt không theo quy định 1.4.4 Ghi chú và dán nhãn sai khi chia thuốc ra gói nhỏ cho bệnh nhân. 1.4.5 Yếu tố môi trường: ánh sáng, nhiệt độ, tiếng ồn và những yếu tố gây phân tán độ tập trung của thây thuốc trong khi khám chữa bệnh [16]. 1.5. Các giải pháp thúc đẩy ATNB Làm thế nào để bảo đảm ATNB là câu hỏi thực khó trả lời vì người ta cho rằng “nhân vô thập toàn”, sai sót thường đi theo con người kèm với các máy móc càng ngày càng phức tạp… Để giải đáp cho câu hỏi trên một số nhà nghiên cứu tìm hiểu và áp dụng phương thức sử dụng trong an toàn hàng không: các sự cố hoặc có khả năng sự cố đều phải được ghi nhận và báo cáo, sau đó phân tích tìm nguyên nhân và đề ra các giải pháp. Lịch sử của hàng không cho thấy rất thành công trong bảo đảm an toàn cho khách hàng của họ [1] Cụ thể, người ta khuyến cáo các bước sau: 1. Các sai sót, hoặc có khả năng sai sót, đều phài được báo cáo 2. Tông hợp các báo cáo 3. Phân tích để tìm nguyên nhân các sai sót 4. Đề ra các giải pháp để khắc phục Sự tiến bộ của khoa học và công nghệ hỗ trợ cho ATNB bằng các công cụ [10]: 1.5.1 Công nghệ thông tin (CNTT) • Có thể đáp ứng được yêu cầu cải thiện điều kiện làm việc của nhân viên y tế: - Tinh giản - Thông tin, trao đổi - Giám sát
- 10 - Đào tạo • Quản lí hồ sơ bệnh nhân: Hồ sơ điện tử • Thông tin bệnh lí: Thư viện điện tử • Thông tin về thuốc: Kê đơn điện tử • Giám sát điều trị: Báo động điện tử… 1.5.2. Y học chứng cớ: là phương tiện bổ ích để thầy thuốc tra cứu trong các ca khó, phức tạp cũng như cập nhật các kỹ năng và kiến thức có lợi nhất cho NB Sau nhiều năm theo dõi, cho đến nay việc thực hiện an toàn bệnh nhân tại nhiều nước trên thế giới chưa thật sự có những tiến bộ đáng kể do chính sách và chủ trương ở cấp vĩ mô thiếu kiên quyết, hoạt động phòng ngừa tại các cơ sở không đồng bộ, một số nhân viên y tế vẫn cho rằng sai sót trong chuyên môn không quan trọng lắm. Người ta đang tập trung vào khái niệm cốt lõi của ATNB là do sai lầm của hệ thống chứ không phải do con người, trong đó quan trọng nhất là làm sao xây dựng được nếp văn hóa trong tổ chức báo cáo mọi sai sót đã, đang và có thể xảy ra. Bước tiếp theo là các hoat động tổng hợp, phân tích, đề ra các giải pháp và theo dõi các hoạt động khắc phục phòng ngừa [2]. Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra 10 sự kiện về ATNB [11]: - An toàn người bệnh là vấn đề toàn cầu trầm trọng. Trong các năm gần đây, nhiều nước tăng nhận thức sự quan trọng của việc cải thiện tình trang ATBN. Năm 2002, các nước thành viên của TCYTTG đã thống nhất tổ chức Đại hội đồng để giả quyết về ATBN. - Có những ước tính cho thấy tại các nước đã phát triển cứ 10 bệnh nhân thì có một NB bị tác hại gây nên do sai sót hay do sự cố. - Tại các nước đang phát triển, xác xuất người bệnh bị tác hại (lúc nằm viện) cao hơn ở các nước đã công nghiệp hóa. Nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện cao gấp hơn 20 lần. - Vào một thời điểm nhất định nào đó, khỏang 1.4 triệu người bị nhiễm khuẩn bệnh viện. Rửa tay là biện pháp thiết yếu nhất để giảm nhiễm khuẩn bệnh viện và kháng kháng sinh.
- 11 - Tại các nước đang phát triển, ít nhất 50% các trang bị không được hay ít sữ dụng vì thiếu kỹ năng hoăc không thuận tiện vì thế các phương pháp chẩn đoán và điều trị không được làm đầy đủ, có thể đe dọa đến ATNB, gây nên tổn thương trầm trọng hoặc tử vong. - Một số quốc gia, có đến 70% kim hay ống chích sữ dụng lại mà không tiệt trùng lại làm cho hàng triệu người phơi nhiễm với nhiễm trùng. Hàng năm, tiêm không an toàn gây nên 1,3 triệu tử vong chủ yếu do truyền mầm bệnh qua đường máu như viêm gan siêu vi B, C và HIV. - Ngoại khoa là can thiệp phức tạp nhất và hàng năm khoảng hơn 100 triệu can thiệp phẩu thuật. Vấn đề ATBN trong phẫu thuật một sự cố gây nên tử vong hay tàn phế có thể phòng ngừa được tại các nước phát triển. - Lợi ích kinh tế trong cải thiện ATBN là rõ ràng. Các nghiên cứu cho thấy chi phí một năm tại một số nước là từ 6 tỷ đến 9 tỷ USD do kéo dài thời gian nằm viện, kiện tụng, nhiễm khuẩn, mất thu nhập hoặc tàn phế. - Các ngành có nguy cơ cao như hàng không, nguyên tử có kỷ lục an toàn cao hơn y khoa. Đi máy bay xác suất găp nguy hiểm là một trên 1 triệu lần và trong y khoa là 1 trên 300 lần - Phong trào ATBN quan tâm đến kinh nghiệm của người bệnh và sức khỏe của họ. Hiệp hội Thế giới vì ATBN đang hoạt động để chăm sóc sức khỏe an toàn hơn gồm 40 thành viên là những người đã đau khổ vì thiếu các biện pháp ATNB. 1.5.3. Phát triển hệ thống báo cáo bắt buộc: Một trong những giải pháp thúc đẩy An toàn người bệnh, các nước trên thế giới phát triển các hình thức hệ thống báo cáo như: Tháng 6 năm 2003, Đạo luật về an toàn người bệnh của Đan Mạch đã thông qua Quốc hội. Ngày 01 tháng 1 năm 2004, Đan Mạch trở thành quốc gia đầu tiên giới thiệu báo cáo bắt buộc trên toàn quốc. Đạo luật này buộc các nhân viên bệnh viện tại các tuyến báo cáo các sự kiện bất lợi y tế cho hệ thống báo cáo quốc gia. Giám đốc Bệnh viện có nghĩa vụ phải hành động theo các báo cáo. Ban Y tế Quốc gia có nghĩa vụ học tập. Hệ thống báo
- 12 cáo được dành hoàn toàn cho việc học tập và nhân viên tại các tuyến của bệnh viện không chịu bất cứ biện pháp trừng phạt đối với báo cáo sai sót đó [18]. 1.5.4. Hệ thống báo cáo tự nguyện [14]: Tại Vương Quốc Anh, Ban an toàn người bệnh quốc gia khuyến khích báo cáo tự nguyện của các lỗi chăm sóc sức khỏe, nhưng có một vài trường hợp cụ thể, được gọi là "thắc mắc bí mật", điều tra thường xuyên được bắt đầu: trẻ sơ sinh tử vong, tử vong ở trẻ em 16 tuổi, tử vong ở những người bị bệnh tâm thần, và cái chết bất ngờ. Hồ sơ y tế và bảng câu hỏi được yêu cầu trả lời từ các bác sĩ lâm sàng có liên quan với sự tham gia cao, chi tiết cá nhân được bảo mật. Nói tóm lại, cần phải xây dựng lại một hệ thống chăm sóc y tế an toàn bằng nội dung: Tinh giản các khâu làm việc. Tối ưu hoá quá trình xử lí thông tin: nhập, xuất, trình, kiểm tra, thủ tục, phác đồ. Tự động hoá một cách thông minh. Hệ thống giám sát. Giảm thiểu các tác dụng ngoài ý muốn: đào tạo liên tục, cập nhật kiến thức, nghiên cứu. Tuy nhiên có nhiều ý kiến của các chuyên gia y tế cho rằng chỉ thực hiện các giải pháp trên chưa đầy đủ để ổn định ATNB vững chắc nếu không tìm hiểu về văn hóa an toàn người bệnh 1.6. Khái niệm về văn hóa an toàn người bệnh Định nghĩa VHATNB của Hiệp hội chăm sóc y tế và an toàn của Vương quốc Anh: Văn hóa an toàn của một tổ chức là sản phẩm từ những giá trị, thái độ, nhận thức về khả năng của cá nhân và nhóm, và là phong cách và khả năng cam kết thực hiện hành xử nhất định trong quản lý an toàn và sức khỏe của một tổ chức. Tổ chức có văn hóa an toàn tích cực đặc trưng bằng sự giao tiếp dựa trên lòng tin lẫn nhau, mọi người cùng nhận thức được sự quan trọng của an toàn và tin tưởng vào tính hiệu quả của các biện pháp phòng ngừa [23].
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Tư vấn và Ứng dụng Công nghệ mới
77 p | 227 | 50
-
Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Tài chính: Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Khải Nguyên
91 p | 119 | 33
-
Luận văn Dược sĩ chuyên ngành Khoa cấp 1: Khảo sát hoạt động báo cáo phản ứng có hại của thuốc và kiến thức, thái độ của nhân viên y tế đối với hoạt động này tại bệnh viện Phổi Bắc Giang
74 p | 87 | 20
-
Luận văn Dược sĩ chuyên khoa cấp 1: Xây dựng danh mục tương tác thuốc đáng chú ý trong điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Bình Lục - Hà Nam
0 p | 112 | 17
-
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán: Hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Viglacera Vân Hải
79 p | 111 | 12
-
Luận văn Bác sĩ nội trú: Kết quả điều trị phẫu thuật thoát vị bẹn mắc phải theo phương pháp Lichtenstein tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
91 p | 67 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Khảo sát thành phần hóa học cao ethyl acetate lá cây me rừng phyllanthus emblica (K38.201.101)
42 p | 38 | 9
-
Luận văn Dược sĩ chuyên khoa cấp 1: Xây dựng danh mục tương tác thuốc bất lợi cần chú ý trong thực hành lâm sàng tại Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh
0 p | 80 | 9
-
Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ nội trú: Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật nang màng nhện trong sọ tại Bệnh viện Việt Đức
90 p | 46 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Viglacera Vân Hải
79 p | 84 | 8
-
Luận văn Bác sĩ nội trú: Kết quả phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước khớp gối bằng kỹ thuật hai bó tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
99 p | 66 | 8
-
Luận văn Dược sĩ chuyên khoa cấp 1: Xây dựng danh mục tương tác thuốc bất lợi cần chú ý trong thực hành lâm sàng tại Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
0 p | 94 | 7
-
Luận văn Bác sĩ nội trú: Mối liên quan giữa sự thay đổi nồng độ NT-proBNP với diễn biến lâm sàng và siêu âm tim trên bệnh nhân suy tim EF giảm có bệnh tim thiếu máu cục bộ tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
105 p | 36 | 7
-
Luận văn Bác sĩ nội trú: Kết quả phẫu thuật nội soi điều trị u Neuroblastoma tuyến thượng thận ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương
101 p | 29 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Khoa học máy tính: Phân tích và mô phỏng tình trạng giao thông dựa vào khai phá dữ liệu của phương tiện vận tải
24 p | 61 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Nồng độ CYFRA 21-1 và CEA huyết tương ở bệnh nhân ung thư phổi nguyên phát tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên
100 p | 38 | 4
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Tổng hợp và nghiên cứu tính chất hấp phụ toluene của zeolit y có tỉ số Si/Al = 1,9 từ cao lanh A lưới
25 p | 56 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn