LUẬN VĂN: Công nghiệp hóa ở Hàn Quốc giai đoạn 1980-1990 - Một số kinh nghiệm với Việt Nam
lượt xem 22
download
Trong những năm qua, Hàn Quốc được các nhà phân tích kinh tế trên thế giới thừa nhận là một điển hình của một nền kinh tế phát triển thành công, đặc biệt là từ khi xuất phát từ đặc thù địa lý, Hàn Quốc là một quốc gia không được ưu đãi về tài nguyên thiên nhiên. Từ một nước công nghiệp nghèo, Hàn Quốc mau chóng trở thành một nước công nghiệp mới (NICs/NIEs). Đến tháng 10/1996, Hàn quốc được chính thức kết nạp làm thành viên thứ 25 của OECD. ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: LUẬN VĂN: Công nghiệp hóa ở Hàn Quốc giai đoạn 1980-1990 - Một số kinh nghiệm với Việt Nam
- LUẬN VĂN: Công nghiệp hóa ở Hàn Quốc giai đoạn 1980-1990 - Một số kinh nghiệm với Việt Nam
- Mở đầu Trong nh ững năm qua, Hàn Quốc được các nhà phân tích kinh tế trên thế giới thừa nhận là một điển hình của một nền kinh tế phát triển thành công, đặc biệt là từ khi xuất phát từ đặc thù địa lý, Hàn Quốc là một quốc gia không được ưu đãi về tài nguyên thiên nhiên. Từ một nước công nghiệp nghèo, Hàn Quốc mau chóng trở thành một nước công nghiệp mới (NICs/NIEs). Đến tháng 10/1996, Hàn quốc được chính thức kết nạp làm thành viên thứ 25 của OECD. Trở thành một n ước công nghiệp mới và là một trong 4 con rồng Châu á, rồi tham gia vào OECD, Hàn qu ốc có một quá trình công nghiệp hóa được rút ngắn một cách tối đa (chỉ còn 30 năm) so với Mỹ, các nước EU và Nhật Bản do có đ ược chiến lược công nghiệp hóa đúng đắn, tận dụng được lợi thế của “người đi sau”, tiếp thu được kinh nghiệm của cả ba nhóm nước phát triển trên. Trong 30 năm công nghiệp hóa của Hàn Quốc, giai đoạn 1980 -1990 giữ một vai trò nổi bật, được các nhà kinh tế coi là giai đo ạn “cất cánh lần thứ hai” của nền công nghiệp Hàn Quốc, giúp Hàn Quốc nhanh chóng hoàn thành quá trình công nghiệp hóa. Trong giai đoạn này, tốc độ tăng GDP của Hàn Quốc được coi là cao nhất thế giới, bình quân từ 8%- 10%/ năm. Đặc biệt là năm 1988 là năm có Thế Vận Hội Olympic lần thứ 24 tổ chức tại Seoul, tốc độ tăng trưởng của GDP đã lên tới mức kỷ lục, h ơn 40% so với năm trước. Việt Nam và Hàn Quốc là hai nước Châu á có nhiều nét tương đồng về lịch sử, địa lý và văn hóa, cơ sở kinh tế xã hội. Sau khi thực hiện công cuộc đổi mới (từ 1986) Việt Nam đã đạt được một số thành tựu, tuy nhiên nếu xét theo các tiêu chuẩn quốc tế thì Việt Nam vẫn là một quốc gia kém phát triển. Để có thể vươn lên đạt trình độ ngang hàng với các quốc gia trong khu vực, Việt Nam tất yếu phải lựa chọn con đường CNH-HĐH. Đây thực sự là một thách thức đối với chúng ta. Vì thế, người viết muốn tìm hiểu về “CNH ở Hàn Quốc giai đoạn 1980 -1990” từ đó rút ra “Một số kinh nghiệm với Việt Nam”.
- Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo; bài tiểu luận đ ược chia thành ba phần: *Phần I:Tình hình công nghiệp hóa ở Hàn Quốc trước năm 1980. *Phần II :Quá trình thực hiện chiến lược CNH hỗn hợp. *Phần III:Một số kinh nghiệm từ chiến lược công nghiệp hóa của Hàn Quốc đối với Việt Nam. Phần I: Tình hình CNH ở Hàn Quốc trước năm 1980: 1. Chiến lược CNH: Lịch sử phát triển kinh tế thế giới đã xuất hiện nhiều mô hình khác nhau về chiến lược CNH, trong đó rõ nét nhất là các mô hình: Thay thế nhập khẩu (hướng nội); Xuất khẩu sản phẩm thô và sơ chế; Công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu (h ướng ngoại). Ngoài ra còn có chiến lược phát triển hỗn hợp mà thực chất là sự kết hợp (trung hòa) của cả hai hay cả ba loại chiến lược trên. Xét từ góc độ tăng trưởng kinh tế cơ sở lý luận của các loại chiến lược phát triển trên đây đều dựa vào sự vận dụng ở các mức độ khác nhau “Quy luật lợi thế so sánh” (Law of comparative advantage) do David Ricardo (1772 -1823)-nhà kinh tế học người Anh đề xuất năm 1817 trong công trình nghiên cứu nổi tiếng “Những nguyên tắc kinh tế chính trị và thuế” (Principles of Political Economy and Taxation). Sau đó trong suốt nửa đầu thế kỷ 20, bằng thuyết “Nguồn lực sản xuất vốn có” (Factor Endowments), hai nhà kinh tế học Thụy Điển: Eli Heckscher và Bertil Ohlin đã tiếp tục phát triển quy luật này bằng cách giải thích đầy đủ hơn về nguyên nhân và lợi ích của thương mại quốc tế. Theo quy luật này, các nước khác nhau đều có các lợi thế tương đối hay lợi thế so sánh khác nhau về lao động, tài nguyên, vị trí địa lý và các nguồn lực tự nhiên-xã hội khác. Trong hai giai đoạn đầu của quá trình CNH (1950 -1960 và 1970-1980), Hàn Quốc đã gặt hái được những thành công to lớn trong việc thực hiện chiến lược CNH hướng về xuất khẩu (hướng ngoại). Chiến lược này, ngược hẳn với chiến lược thay thế nhập khẩu, đã thể hiện được sự vận dụng quy luật lợi thế so sánh ở mức độ cao nhất và đặc biệt đề cao
- việc mở cửa nền kinh tế. Nội dung cơ bản của chiến lược này khẳng đ ịnh những n ước khác nhau có nh ững lợi thế so sánh khác nhau vì thế các nước cần “phụ thuộc” lẫn nhau trong quá trình phát triển để có thể trao đổi cho nhau các lợi thế so sánh đó thông qua các hoạt động Ngoại Thương, liên doanh liên kết cùng nhau đầu tư phát triển sản xuất-kinh doanh về một loại sản phẩm nào đó. Thực tiễn quá trình CNH của Hàn Quốc đã ch ứng tỏ được tính đúng đắn của chiến lược này cũng như sự phù hợp của nó với xu thế phát triển của thời đại là quốc tế hóa đời sống kinh tế thế giới và hợp tác vì sự phát triển chung của toàn nhân loại. Về thực chất, chiến lược này là quá trình điều chỉnh cơ cấu công nghiệp từ chỗ chủ yếu dựa vào nông nghiệp sang công nghiệp chế tạo và hướng về xuất khẩu, mà cụ thể đó là việc áp dụng chính sách tỷ giá duy nhất tài trợ xuất khẩu, đơn giản hóa các thủ tục hải quan, tạo đ iều kiện dễ dàng cho các nhà xuất khẩu trong việc nhập khẩu nhiên liệu thô cần thiết cho sản xuất công nghiệp, khuyến khích mạnh mẽ đầu tư trực tiếp nước ngoài. 2.Thực trạng nền kinh tế : 2.1.Thành tựu: Nhờ việc áp dụng chiến lược nà y rất phù hợp với tiến trình tự do hóa th ương mại và đầu tư quốc tế nên ngay trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1962 -1966) Hàn Quốc đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế. Thành tựu lớn nhất phải kể đến là trong giai đoạn này, nền móng cho sự thành công của CNH đ ã được tạo dựng. Tỷ trọng công nghiệp khai thác trong toàn bộ c ơ cấu công nghiệp giảm từ 34,8% năm 1956 xuống còn 23,9% năm 1966. Cũng tương tự như vậy, tỷ trọng ngành dịch vụ đã tăng tư 44,7% lên 64,7% cùng thời gian đó. Cơ cấu công n ghiệp chế tạo của Hàn Quốc đã thể hiện rõ sự tiến bộ đáng kể. Phần của khu vực nông nghiệp trong nền kinh tế giảm xuống khá nhanh từ 37% GDP năm 1962 xuống còn 25% vào năm 1965.
- Hàn Quốc trong giai đoạn này bắt đầu tiến tới một nền kinh tế hiệu suất băng việc áp dụng ngày càng nhiều các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ và trí thức kinh doanh: sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vật chất (tư bản và tài nguyên) và vốn nhân lực. Điều đó có nghĩa là tổng hiệu quả đầu ra đã tăng nhiều hơn tổng hiệu quả phần tăng của đầu vào. Nền kinh tế bắt đầu có tích lũy. Chính yếu tố hiệu suất của nền kinh tế cùng với sự tích lũy đã góp phần vào tăng trưởng đích thực của nền kinh tế hay còn gọi là tăng trưởng của kỹ thuật và công nghệ. 2.2.Những hạn chế: Tuy nhiên, tới nửa sau 1979, nền kinh tế Hàn Quốc bắt đầu lộ ra một số dấu hiệu trì trệ. Ví dụ như năm 1979, lần đầu tiên kể từ khi bắt đầu quá trình CNH nhanh, XK giảm 4%, tốc độ tăng trưởng giảm 6,5%. Đây là mức tăng trưởng thấp nhất kể từ 1972. Chính sách phát triển công nghiệp bằng cách đẩy nhanh sự phát triển của các tổ hợp lớn (conglomerates) làm cho phân phối kinh doanh trong giai cấp tư sản không đều. Các doanh nghiệp lớn được lợi từ chính sách này nhiều h ơn các nhà kinh doanh vừa và nhỏ. Bên cạnh đó, do tốc độ lạm phát cao, các công ty và một số chủ hộ có lợi lớn trong việc đầu cơ một số mặt hàng đặc biệt là bất động sản. Đi cùng với sự suy giảm về phát triển kinh tế, xã hội bắt đầu có những căng thẳng. Sự phê phán các chính sách và cách điều hành kinh tế ngày một tăng. Kết cục là chính phủ Park Chung Hee sụp đổ và bản thân ông ta bị ám sát. Đây có thể coi là hậu quả tất yếu của nh ững “điểm yếu” trong c ơ cấu kinh tế và sự can thiệp quá mức của bộ máy Nhà nước, không tôn trọng những quy luật kinh tế khách quan. Đồng thời đó cũng là hậu quả của nh ững biến động khách quan trong đời sống kinh tế thế giới như: buôn bán của thế giới vào thời điểm này chậm, xu h ướng bảo hộ mậu dịch ở các nước tư bản phát triển-thị trường tiêu thụ chủ yếu sản phẩm của Hàn Quốc tăng, khủng hoảng dầu mỏ, giá dầu tăng ảnh hưởng đến các ngành công nghiệp sử dụng dầu mỏ làm nguyên liệu ... tất cả làm cho nh ững vấn đề riêng của nền kinh tế Hàn Quốc bắt đầu lộ ra và buộc chính phủ mới của
- Tổng thống Chung Do Huan phải có những đ iều chỉnh trong chiến lược CNH cho phù hợp với tình hình mới. Phần II: Quá trình thực hiện chiến lược CNH hỗn hợp: 1) nội dung Chiến lược CNH của Hàn Quốc giai đoạn 1980-1990: Có thể gọi chiến lược CNH của Hàn Quốc trong thời kỳ này là chiến lược “hỗn hợp” trong đó kết hợp một cách khéo léo quá trình CNH hướng nội và hướng ngoại. Hàn Quốc chỉ cho phép NK những sản phẩm nếu sản xuất trong nước không mang lại hiệu quả kinh tế cao do không đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới hoặc là những sản phẩm thực sự cần thiết cho yêu cầu phát triển kinh tế đất nước và nhu cầu tiêu dùng của nhân dân mà trong nước chưa sản xuất được, hoặc sản xuất được nhưng với chi phí cao hơn nhập từ bên ngoài. Trường hợp ngược lại đối với những sản phẩm mà các hãng trong nước có đủ khả năng đáp ứng được với chi phí thấp hơn so với nhập từ bên ngoài vào thì chính phủ kiên quyết đóng chặt cánh cửa biên giới, nhằm dành thị trường trong nước cho sản xuất bản đ ịa. Chiến lược CNH hỗn hợp của chính phủ Hàn Quốc kể từ đầu thập kỷ 80 đã cho phép khắc phục những nhược điểm của quá trình CNH hướng về XK một cách thuần túy. Đó là, việc xuất khẩu hàng nguyên vật liệu công nghiệp thường không có nhu cầu cao trên thế giới và giá hàng đó thấp, tăng ít hơn giá hàng công nghiệp chế tạo do đó tốc độ tăng trưởng của khu vực này không cao, ảnh hưởng tiêu cực đến tốc độ tăng trư ởng chung của toàn bộ nền kinh tế. Hơn nữa. sự phát triển của các ngàng Công nghiệp XK lại phụ thuộc quá lớn vào vốn và công nghệ nước ngoài, sự lệ thuộc vào thị trường quốc tế có thể tăng mỗi khi th ị trường quốc tế xảy ra những biến động lớn. Khi thực hiện chiến lược tăng trưởng h ướng về XK, Hàn Quốc có thể thu được những khoản thặng dư thương mại lớn đối với các thị trường XK nhưng đồng thời lại phải chịu những thâm thủng khổng lồ kinh niên với những đối tác chính cung cấp công nghệ và vốn. Như vậy chiến lược CNH của Hàn Quốc trong thập kỷ 80 (hiểu theo nghĩa rộng cũng chính là chiến lược hiện đại hóa) là một chiến lược phát triển hỗn hợp có sự kết hợp đồng bộ cả chiến lược phát triển hướng nội và chiến lược phát triển hướng ngoại theo mọi
- trình độ từ thấp đến cao, từ tuần tự đến nhảy vọt, trong đó ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp hướng ngoại để tranh thủ đón bắt thời cơ, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, đưa Hàn Quốc gia nhập vào hàng ngũ các nước CN phát triển trên thế giới. Với chiến lược CNH đúng đắn và phù hợp với tình hình mới này, Hàn Quốc đã thành công trong quá trình CNH, trở thành một nước CN mới ở Châu á. Trong thập niên 80, kinh tế phương Tây vẫn tăng với tốc độ chậm hơn so với thập niên 70 trong khi đó kinh tế của Hàn Quốc tuy đã phát triển chậm lại, song vẫn giữ được tốc đ ộ tăng trưởng khá cao là 7,5%/ năm (so với 9,1% trong thập kỷ 70). Những năm 70, Hàn Quốc vẫn còn ở vị trí 20-30 trong Bảng xếp hạng các nước XK trên thế giới nhưng đến năm 1991, ch ỉ tính riêng kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan (trong đó Hàn Quốc là lớn nhất) đã đạt tới vị trí thứ hai trên thế giới (sau Nhật Bản). Đây là một thành tích đáng kinh ngạc, chứng tỏ được tính đ úng đắn của CNH của Hàn Quốc. Một số chỉ tiêu phát triển CN của Hàn Quốc qua từng thời kỳ: iai Tăng Tăng trưởng Tỷ lệ CN Tỷ lệ CNN và Tỷ lệ CN chế tạo Sản phẩm chủ oạn trưởng CN chế tạo chế tạo hóa chất đóng góp vào tăng yếu kinh tế bình quân trong CN trong CN chế trưởng kinh tế tạo 962- 8 ,5 14,2 25,7 10,2 34,2 Điện, phân 966 bón, lọc dầu, sợi tổng hợp, PVC. 967- 9 ,7 9,8 20,9 14,2 34,2 Sợi tổng hợp, 971 hóa dầu, thiết bị điện. 972- 10,1 18,1 29,5 29,8 38,7 Gang thép, 976 thiết bị vận tải, điện tử gia dụng, tàu biển, hóa dầu.
- 977- 5 ,5 10,3 21,3 45,3 30,8 Gang thép, 981 máy móc, thiết bị CN, điện tử, tàu biển. 982- 7 ,5 9,8 29,9 45,3 37,0 Máy chính xác, 986 điện tử, tàu biển, thông tin. Nguồn:Bộ Kế Hoạch Kinh Tế Hàn Quốc 1988. 2. Quá trình thực hiện chiến lược CNH hỗn hợp: Những hoạt động nâng cấp CN thông qua phát triển các ngành có hàm lượng kỹ thuật cao, đặc biệt là các ngành vi điện tử của chính phủ Hàn Quốc trong giai đoạn 1980- 1990 là những hoạt động góp phần đẩy xa h ơn nữa, cao hơn nữa sự phát triển của nền kinh tế. Đây th ực sự là những biện pháp làm cho nền kinh tế Hàn Quốc “cất cánh lần thứ hai”. Việc Nhà Nước đẩy mạnh hoạt động của mình để tạo ra và mở rộng bộ phận mới trong cơ cấu kinh tế là bước đ i tất yếu nhằm đưa nền kinh tế tồn tại dựa vào xuất khẩu của Hàn Quốc thoát khỏi khó khăn do hầu hết các mặt hàng xuất khẩu của Hàn Quốc vào thời điểm này gặp phải chế độ bảo hộ mậu dịch gay gắt từ phía các nước tư bản phát triển và gặp phải sự cạnh tranh ngày càng tăng từ phía các n ước NICs và các nước đang phát triển khác. Mọi cố gắng của Hàn Quốc nhằm đa dạng hóa xuất khẩu đều gặp giới hạn và không có triển vọng giải quyết vấn đề xuất khẩu lâu dài. Để giải quyết căn bản vấn đề phức tạp này và tạo tiềm năng xuất khẩu đáng kể cho tương lai, Hàn Quốc quyết định đi vào các ngành CN có kỹ thuật cao. 2.1. Phát triển công nghệ:
- Muốn xây dựng các ngành CN có hàm lượng kỹ thuật cao, khâu then chốt là phải có công nghệ tương ứng hiện đại. Hàn Quốc đã sử dụng hai biện pháp chủ yếu để giải quyết vấn đề vô cùng quan trọng này. Thứ nhất, Nhà Nước sử dụng biện pháp truyền thống, đó là nhập khẩu kỹ thuật từ nước ngoài. Song đặc trưng của hoạt động Nhà Nước vào thời kỳ này trong lĩnh vực nhập khẩu công nghệ là giảm bớt sự can thiệp của mình vào các hoạt động dưới mọi hình thức. Đối với loại hình nhập khẩu Licences, so với giai đoạn trước, chính sách của Nhà Nước có nhiều thay đổi. Giai đoạn đầu từ 1962 -1978, Nhà Nư ớc đặt ra nhiều chuẩn mực, quy chế để h ướng dẫn và giám sát nghiêm ngặt nội dung của việc đưa kỹ thuật nước ngoài vào sử dụng. Ví dụ, trước đây các công ty chỉ có thể đưa kỹ thuật, công nghệ vào với điều kiện chi phí cho kỹ thuật thường xuyên dưới 3% tổng giá trị bán ra, chi phí cho mỗi trường hợp phải d ưới 10.000 USD và mọi đồ án đ ều phải xin phép chính phủ. Do thiếu ngoại tệ, Nhà nước chỉ cho phép nhập khẩu kỹ thuật thật cần thiết mà trong nước không có. Tuy nhiên từ tháng 4-1978, đặc biệt là từ những năm 80, việc nhập kỹ thuật được tự do hóa. Việc tự do hóa này được chia làm nhiều giai đoạn, cứ một đến hai năm lại được mở rộng thêm. Từ tháng 7-1984 trở đi, các xí nghiệp muốn nhập kỹ thuật chỉ phải gửi đồ án tới Bộ Tài Chính, trong vòng 20 ngày nếu không có ý kiến phản đối thì xí nghiệp đó có thể tự động nhập kỹ thuật nói trên. Cùng với quá trình tự do nhập khẩu Licences, chính phủ Hàn Quốc tự do hóa đầu tư trực tiếp để tăng nhập khẩu công nghệ (cả vốn lẫn kỹ thuật). Từ tháng 9 -1980 chính phủ bỏ bớt hạn chế đối với đầu tư trực tiếp, nới lỏng hạn chế về tỷ lệ tư bản nước ngoài đối với các ngành có hàm lượng kỹ thuật cao, mở rộng diện các ngành cho phép đầu tư, giảm bớt mức quy đ ịnh đầu tư thấp nhất. Mục tiêu chủ yếu của những đ iều chỉnh này là nhập được những kỹ thuật cao từ nước ngoài. Tới tháng 7-1984, luật về đầu tư trực tiếp của tư bản nước ngoài lại được sửa đổi và tự do hóa thêm một bước nữa. Từ tháng 4-1987, Nhà nước đã thay việc công bố các ngành được đầu tư (Positive List) b ằng việc đăng danh sách số ngành không được đầu tư (Negative List) để mở rộng giới hạn đầu tư. Bảng so sánh tự do hóa nhập khẩu kỹ thuật của Hàn Quốc từ cuối thập kỷ 70 đến giữa thập kỷ 80
- Nội dung Đối tượng ngành Giai đoạn 1 Điều kiện cho phép tự động: Máy móc, đóng tàu, điện (4-1978) *Thanh toán trước chiếm 3 vạn USD. máy, điện tử, hóa chất. *Chi phí kỹ thuật thường xuyên d ưới 3%. *Thời hạn hợp đồng d ưới 3 năm. Giai đoạn 2 Điều kiện cho phép tự động: (4-1979) *Tiền thanh toán dưới 50 vạn USD. *Chi phí cho kỹ thuật dưới 10%. *Thời hạn hợp đồng 10 năm. Giai đoạn 3 Điều kiện cho phép tự động: Tất cả các ngành. (7-1980) *Chi phí kỹ thuật thường xuyên dưới 20 %. *Thời hạn hợp đồng 10 năm. Giai đoạn 4 Khi ủy ban xét duyệt đầu tư nước ngoài Tất cả các ngành. (9-1982) quyết định về các điều khoản cá biệt phải tham khảo ý kiến của người phụ trách cao nhất về khoa học kỹ thuật rồi mới thông qua. Giai đoạn 5 Chuyển từ chế độ cho phép sang chế độ Tất cả các ngành. (7-1984) báo cáo. Nguồn: Chính sách nhập khẩu kỹ thuật của các nước đang phát triển-Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản. Đối với các hình thức nhập khẩu kỹ thuật khác cũng được tự do hóa. Kết quả là số trường hợp nhập khẩu vào thập kỷ 80 tăng nhanh, đầu tư trực tiếp cũng tăng. Đơn cử năm 1988, các công ty Hàn Quốc đã nhập 353 loại thiết bị hiện đại nhất, gấp 1,5 lần so với thời kỳ trước, trong đó 181 loại từ Nhật, 90 từ Mỹ, 46 từ Tây Âu. Nhập khẩu các nhà máy thiết
- bị toàn bộ có sử dụng robot và kỹ thuật vi điện tử cũng tăng. Năm 1988, Hàn Quốc đã nhập tới 36 xí nghiệp loại này, nhiều gấp 3 lần so với năm trước. Đồng thời với các biện pháp nhập khẩu kỹ thuật, Nhà Nước còn triển khai nhiều biện pháp để hấp thụ kỹ thuật công nghệ, đặc biệt là xây dựng nhiều viện kỹ thuật chuyên ngành để thông tin đầy đủ cho các công ty tư nhân lựa chọn và mở rộng hệ thống giáo dục đào tạo sau đại học để sử dụng tốt kỹ thuật tiên tiến. Thứ hai, nhằm giải quyết những vấn đề công nghệ cao Hàn Quốc mở rộng nghiên cứu để tự túc các công nghệ hiện đại, giảm bớt khoảng cách về trình độ công nghệ với các nước tiên tiến. Bắt đầu vào giai đoạn này, Nhà Nước đã đưa ra một chương trình nghiên cứu khoa học dài hạn. Các mục tiêu nghiên cứu chủ yếu cho tới năm 2000 là làm chủ kỹ thuật vi điện tử, kỹ thuật thông tin, hóa chất. Ngoài ra , chương trình còn nghiên cứu áp dụng các loại vật liệu mới và chế phẩm sinh học, mở rộng nghiên cứu biển, khoảng không vũ trụ, sinh thái và bảo vệ sức khỏe. Đi đôi với việc kế hoạch hóa nghiên cứu, Nhà Nước vào năm 1981 đã quyết định sáp nhập 16 viện có quy mô nhỏ do các tổ chức khác nhau của chính phủ tài trợ thành 9 viện lớn đặt d ưới sự chỉ đ ạo trực tiếp của Bộ khoa học công nghệ, Viện khoa học công nghệ cao cấp của Hàn Quốc (Korea Advanced Institute of Science and Technology: KAIST) là viện đứng đầu với nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển các dự án quốc gia. Ngoài việc lập các viện trực thuộc, Nhà Nước còn khuyến khích thành lập các Viện nghiên cứu và phát triển các công ty tư nhân thông qua thuế khuyến khích và giúp đỡ về tài chính. Tới 1985, 183 Viện nghiên cứu tư nhân đã được thành lập. Để có đội ngũ cán bộ phù hợp với nhiệm vụ nặng nề mới-nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển (khác với nhiệm vụ ứng dụng và đ ịa phương hóa kỹ thuật nhập khẩu), Nhà nước còn đặc biệt chú ý phát triển đội ngũ cán bộ nghiên cứu. Nhiệm vụ này đặt lên vai Viện khoa học cao cấp Hàn Quốc. Viện này được thành lập từ 1972. Viện được trang bị các phương tiện hiện đại và chế độ trả lương cao để lôi cuốn các nhà bác học và kỹ s ư tài năng nhất của Hàn Quốc ở nước ngoài về góp sức giải quyết vấn đề này. 2.2. Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của các ngành CN kỹ thuật cao:
- Một loại hoạt động đặc biệt quan trọng khác đối với việc phát triển các ngành CN có kỹ thuật cao là đẩy mạnh hoạt động đối ngoại để tìm thị trường tiêu thụ các sản phẩm của các ngành này-một loại sản phẩm mà Hàn Quốc chưa hề có ưu thế. Nhiệm vụ đối ngoại của Nhà Nước vào giai đoạn này thực sự nặng nề h ơn so với thời kỳ trước. Công tác đối ngoại không được xem như một mảng tách rời đối với hoạt động kinh tế chỉ vì mục tiêu chính trị mà như một công cụ hỗ trợ cho phát triển kinh tế, cụ thể là mở rộng thị trường. Chính ph ủ Hàn Quốc quyết định mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của các ngành CN kỹ thuật cao là do: *Nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu ở giai đoạn này càng đòi hỏi một thị trường lớn hơn để xuất và nhập khẩu. Các công ty Hàn Quốc không chỉ có nhu cầu xuất khẩu sản phẩm của các ngành dùng nhiều lao động như trước đây, mà ngày càng có nhu cầu mở rông xuất khẩu hàng điện tử, ô -tô, máy móc, hóa chất cao cấp ...Nhiều công ty lớn của Hàn Quốc không chỉ có nhu cầu xuất khẩu các sản phẩm có dung lượng khoa học cao, mà còn cả XK công nghệ của mình ra thị trường nước ngoài. *Nhu cầu XK ngày một lớn, song hàng hóa kỹ thuật cao của Hàn Qu ốc vấp phải sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường thế giới. Sự cạnh tranh này không chỉ với các n ước NICs khác ở sản phẩm dùng nhiều lao động và một số mặt hàng mà còn cả với các công ty đ a quốc gia hùng mạnh ở các mặt hàng có kỹ thuật cao. *Sự lớn nhanh của các công ty Hàn Quốc cùng với chính sách xuất khẩu bằng mọi giá của Hàn Quốc đã làm cho các nước tư bản phát triển dâng cao hàng rào bảo hộ mậu dịch đối với hàng hóa của Hàn Quốc đồng thời cũng buộc Hàn Quốc phải khai phá thêm thị trường mới. *Ưu thế về lao động rẻ của Hàn Quốc đã cạn, rất nhiều công ty của Hàn Quốc có nhu cầu đầu tư ra nước ngoài (ở các nước có lao động rẻ hơn là chính). Công việc này trước hết đòi hỏi phải xử lý tốt quan hệ ngoại giao, thu thập thông tin nhiều mặt của nước định đầu tư. Tất cả những nguyên nhân trên mang tính phổ biến và vượt khả năng giải quyết của từng công ty, bởi vậy Nhà Nước phải đứng ra gánh vác. Để có chính sách ngoại giao làm
- tốt chức năng hỗ trợ các vấn đề kinh tế nói chung và vấn đề thị trường cho các sản phẩm kỹ thuật cao nói riêng, Hàn Quốc đã thay đổi hoặc bổ sung các quan niệm mới cho chính sách ngoại giao kể từ nửa sau thập kỷ 80. Đối với các nước XHCN và Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc chủ chương chuyển từ đối đầu sang đối thoại trên c ơ sở cùng tồn tại hòa bình và hợp tác cùng có lợi. Bên cạnh đó, Hàn Quốc còn đẩy nhanh việc bình thường hóa quan hệ với tất cả các dân tộc, không phân biệt chế độ chính trị xã hội, mở rộng tới mức có thể quan hệ với các n ước XHCN, tăng cường quan hệ với các nước đ ang phát triển. Có thể nói, đây là một b ước đi tiến bộ của chính phủ Hàn Quốc, nhất là trong thời kỳ hàng rào ngăn cách giữa hai hệ thống kinh tế XHCN và TBCN còn lớn. Sau khi thực hiện chính sách đa dạng hóa quan hệ, Hàn Quốc đã mở rộng được thị trường tiêu thụ sản phẩm CN của mình. Tới 1990, Hàn Quốc đã đ ược nhiều nước XHCN, kể cả Liên Xô công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ kinh tế trong một thời gian ngắn đã đạt được những tiến bộ vượt bậc. Hàn Quốc không những mở rộng nhanh buôn bán mà còn mở rộng cả về đầu tư vào hầu hết các nước XHCN cũ. 2.3. Khắc phục tình trạng tụt hậu của CN vừa và nhỏ: Trong hai giai đoạn đầu của quá trình CNH, Hàn Quốc chịu ảnh hưởng nhiều về phương pháp tổ chức quy mô xí nghiệp của Nhật Bản. Đó là sự hình thahf và duy trì các tổ chức độc quyền hay còn gọi là các “chaebol”. Các chaebol của Hàn Quốc không chỉ là các công ty có quy mô lớn, kiểm soát nhiều ngành kinh tế then chốt của Hàn Quốc, có tầm hoạt động khắp thế giới mà còn làm chức năng phân phối, tái sử dụng năng lực sản xuất đối với hệ thống các xí nghiệp nhỏ và vừa trong nước. Vì thế, nền kinh tế của Hàn Quốc dược coi là “nền kinh tế của các công ty lớn”.Có thể kể đến các công ty như SAMSUNG, LUCKY GOLDSTAR, LG, HUYNDAI, HYOSUNG ... Sự bành trướng của các tập đoàn kinh tế lớn của Hàn Quốc đã tạo nên sự mất cân đối nghiêm trọng giữa các ngành, các bộ phận công nghiệp có quy mô lớn và CN có quy mô vừa và nhỏ trong nước. Trước tình hình này, vào đầu thập kỷ 80, chính phủ đã tích cực triển khai nhiều biện pháp để hỗ trợ công nghiệp vừa và nhỏ, góp phần cải thiện năng suất, trình độ kỹ thuật, trình độ quản lý của bộ phận này. Năm 1982 Nhà Nước thông qua kế hoạch dài hạn 10
- năm đẩy nhanh sự phát triển của CN vừa và nhỏ. Những mục tiêu cụ thể của kế hoạch 10 năm là đưa tổng giá trị của bộ phận CN vừa và nhỏ từ 33,4% vào năm 1982 lên 44,8% vào năm 1991, lao động trong khu vực này tăng từ 47,7% lên 54,3%, phần đầu tư tăng từ 29,7% lên 43,7%. Kế hoạch 10 năm đẩy nhanh phát triển công nghiệp vừa và nhỏ được thực hiện qua các biện pháp: @Thứ nhất, năm 1982, Nhà Nước đưa ra các chương trình giúp đ ỡ về tài chính, công nghệ và marketing cho các xí nghiệp được xem là có triển vọn g (dù một triển vọng ở mức độ tối thiểu). Công việc hỗ trợ trên do các ngân hàng, các tổ chức có chức năng đẩy nhanh kinh doanh nhỏ và các Viện nghiên cứu khác nhau đảm nhận. @Thứ hai, Nhà Nước hỗ trợ triển khai chương trình hiện đại hóa tập thể để giúp cho các doanh nghiệp này vượt qua được hạn chế về quy mô và cùng triển khai nhiều hoạt động. Chương trình này khuyến khích các doanh nghiệp cùng sử dụng các loại ph ương tiện mới kể cả các phương tiện đắt tiền và thiết bị chống ô nhiễm. Cách làm này không chỉ làm giảm giá thành sản phẩm mà còn nâng cao năng suất lao động. Các công ty lựa chọn cách hoạt động chung để nhận được nhiều sự giúp đỡ về tài chính từ các qũy đ ặc biệt. @Thứ ba, Nhà nước kích thích phát triển công nghệ, đẩy nhanh hiện đại hóa quản lý. Hàng loạt dịch vụ mới đã được trao cho kinh doanh nhỏ. Dịch vụ đẩy nhanh kỹ thuật và hoàn thiện cũng như chương trình đào tạo kỹ thuật do Hiệp hội đẩy nhanh phát triển CN vừa và nhỏ (SMIPE) đảm nhiệm. Thông tin kỹ thuật do Viện kinh tế công nghệ (KIET) đảm nhiệm. Cả hai tổ chức này gánh vác việc giữ các doanh nghiệp CN vừa và nhỏ bắt kịp với tiến bộ kỹ thuật mới và phát triển tiềm năng của họ. @Thứ tư, Nhà Nước đẩy mạnh sự hợp tác giữa các doanh nghiệp có quy mô lớn và doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất phụ kiện, các bộ phận chi tiết. Chính phủ khuyến khích các công ty lớn ký hợp đồng dài hạn với các công ty nhỏ đang nhận được sự hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật và quản lý để cung cấp phụ kiện chi tiết có chất lượng cao. Chính phủ tin tưởng rằng cách thiết lập mối quan hệ như vậy sẽ làm
- tăng nhanh hiệu quả của toàn ngành CN. Thêm nữa, những lĩnh vực sản xuất nhất định giành cho kinh doanh nhỏ cũng được đặt trên cơ sở hiệu quả và ưu thế so sánh. @Thứ năm, Nhà Nước khuyến khích các đơn vị công nghiệp nhỏ tư nhân xây dựng các hội hợp tác. Các hội hợp tác này sẽ đảm bảo cho các thành viên các loại dịch vụ khác nhau, kể cả marketing, mua bán và trong một số trường hợp cả dịch vụ tiến hành các chương trình nghiên cứu và phát triển. Nhà nước giành tài trợ cho các Hiệp hội này. Nhà nước còn ủng hộ những cố gắng kinh doanh tập thể của các hội bằng cách trao một phần quan trọng hợp đồng cung cấp cho các hội kinh doanh nhỏ. @Thứ sáu, nhiều biện pháp giúp đỡ khác cũng đ ược bổ sung để đảm bảo phát triển cân đối giữa thành thị và nông thôn. Nhà nước còn định rõ các loại hình CN ở nông thôn và các công ty tham gia vào các loại hình CN này sẽ nhận được các hình thức giúp đỡ khác nhau. Để đưa các chính sách vào đời sống dễ dàng hơn, Nhà nước còn cụ thể hóa chúng bằng cách công bố các Đạo luật sau: *Luật c ơ sở công nghiệp vừa và nhỏ. Luật này chỉ rõ mức độ kinh doanh như thế nào gọi là kinh doanh vừa và nhỏ, khẳng định tinh thần ủng hộ tổ chức hoạt động kinh doanh vừa và nhỏ. Luật này đồng thời khuyến khích đổi mới dây chuyền sản xuất sản phẩm. *Luật đẩy nhanh phát triển công nghiệp vừa và nhỏ (The Small and Medium Industry Promotion Law). Luật này kích thích thành lập nhanh SMIPC (Hiệp hội đẩy nhanh sự phát triển của CN vừa và nhỏ). Với mục đích ủng hộ việc hiện đại hoá và các chương trình hợp tác cho khu vực CN vừa và nhỏ. *Luật đẩy nhanh sự phát triển có hệ thống của CN vừa và nhỏ . Luật này khuyến khích các đơn vị CN lớn ký nhiều hợp đồng phụ với các doanh nghiệp nhỏ, kích thích các hoạt động làm ă n trung thực giữa các công ty lớn và công ty cung cấp phụ tùng linh kiện.
- *Luật thanh toán các sản phẩm do SMI cung cấp (The Law On Payment For The Product Supplied From Small And Medium Industry). Luật này điều chỉnh các hoạt động không đúng đắn khi có các hợp đồng thầu phụ, khuyến khích định kỳ thanh toán và thanh toán lãi suất mà các công ty lớn phải trả khi thanh toán muộn cho các đơn vị công nghiệp vừa và nhỏ. Vậy là, cùng nhằm mục tiêu khắc phục những vấn để cản trở quá trình phát triển do quá khứ để lại cũng như xuất hiện trong hiện tại, Chính phủ Hàn Quốc đã triển khai tổng hợp các biện pháp kích thích sự phát triển của các đ ơn vị CN vừa và nhỏ, chuẩn bị đón luồng gió mới của thị trường trong tương lai (thị trường mà nhiều nhà kinh tế dự đoán CN vừa và nhỏ dễ thích ứng hơn). 2.4.Tự do hóa có điều tiết: Nếu như trong những năm 50, Hàn Quốc triệt để thực hiện chính sách thay thế nhập khẩu mà thực chất là việc bảo hộ ở mức cao các ngành CN trong n ước bằng các hàng rào thuế quan và phi thuế quan; đồng thời trợ cấp cho các ngành CN này với hy vọng phát triển chúng để thay thế cho hàng NK. Tuy nhiên chiến lược này đã tỏ ra không thích hợp vì nó đã không tận dụng được những lợi thế so sánh của đất nước mà còn tạo ra sự ỷ lại của các công ty và xí nghiệp vào sự trợ cấp của Nhà Nước. Chính phủ Hàn Quốc đã sớm nhận thức được điều này và đã chuyển dần từ chính sách thay thế NK sang chính sách tự do hóa mậu dịch nhằm tạo động lực mới cho quá trình CNH. Về ngoại thương, trong giai đoạn 1980 -1990, chính phủ Hàn Quốc đã đề ra hai hoạt động cụ thể và rất có hiệu quả là tổ chức những “Hội nghị đẩy mạnh XK” được tổ chức hàng tháng và “ngày XK” được tổ chức mỗi năm một lần. Những hội nghị hàng tháng để đẩy mạnh XK có sự tham gia của các Bộ trưởng kinh tế, đại diện của ngành CN và thương mại. Chính phủ cũng đồng thời thành lập “Tổ chức xúc tiến thương mại Hàn Quốc” (Korean Trade Promotion Corporation) vào năm 1984 và cho phép Hiệp hội các nhà thương mại Hàn Quốc thu lệ phí 1% của tổng giá trị xuất khẩu để sử dụng vào các mục tiêu đẩy mạnh XK hơn n ữa. Chính sách tự do hóa mậu dịch đã tạo điều kiện thuận lợi cho
- các ngành CN của Hàn Quốc nhập khẩu nguyên nhiên liệu, công nghệ về để sản xuất cũng như XK các sản phẩm công nghiệp ra thị trường thế giới. Tài chính là một khâu quan trọng trong huy động vốn cho quá trình CNH. Chính vì vậy, ngành tài chính luôn đ ược đặt dưới sự kiểm soát của chính phủ. Hệ thống tài chính gồm 3 bộ phận quan trọng là ngân hàng TW, các ngân hàng thương mại và chuyên doanh, các tổ chức tài chính phi ngân hàng như đầu tư, tiết kiệm, bảo hiểm ... Tất cả đ ều chịu sự quản lý và kiểm soát chặt chẽ của chính phủ. Chính sách thắt chặt tín dụng và lãi suất thấp của chính phủ trong một thời gian dài đã phát huy được tác dụng phát triển, kích thích và nâng cao tính hiệu quả của các ngành CN trọng điểm trên thị trường trong nước và thế giới. Tuy nhiên, chính sách nà y chỉ có tác dụng trong thập kỷ 80, còn sang thập kỷ 90 chính sách này không còn phù hợp và đã đẩy nền kinh tế lâm vào một cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ nghiêm trọng. Về đầu tư, đến những năm 1980, do s ự thâm hụt trong cán cân thương mại, Chính phủ mộ t mặt đ ã thắt chặt hơn nữa các dòng vốn ra nước ngoài, mặt khác nới lỏng sự kiểm soát đối với các dòng vốn đầu tư vào Hàn Quốc. Chính vì thế kể từ những năm này, FDI vào Hàn Quốc có sự gia tăng đáng kể. Ví dụ, năm 1981, các nhà đầu tư nước ngoài đ ược phép tham gia vào thị trường chứng khoán của Hàn Quốc, năm 1985 các công ty Hàn Quốc được phép phát hành trái khoán ở nước ngoài. Môi trư ờng tự do hóa kết hợp với những chính sách đ iều tiết có hiệu quả của chính phủ đã phát huy tác dụng, rút ngắn một cách tối đa quá trình CNH ở Hàn Quốc. Đây là một trong những kinh nghiệm qúy báu mà những nước đi sau trong đó có Việt Nam cần phải học tập. 3. Những vấn đề đặt ra sau giai đoạn 1980-1990: Trong nền kinh tế thị trường không có sự hưng thịnh vĩnh viễn và cũng không có sự khủng hoảng vĩnh viễn. Tới cuối những năm 80, Hàn Quốc lại gặp phải những vấn đề phức tạp trên con đường phát triển. 3.1. Khủng hoảng mô hình CNH:
- Công nghiệp, đặc biệt là các ngành CN có kỹ thuật cao của Hàn Quốc xây dựng theo mô hình “lắp ráp”: kết hợp sử dụng lao động rẻ một cách có hiệu quả với nhập khẩu nguyên liệu và linh kiện bắt đầu trở thành lỗi thời không còn thích hợp để đẩy nhanh sự phát triển. Nếu như vào giữa những năm 80 với tốc độ tăng XK sản phẩm điện tử bình quân 30%/ năm, các quan chức chính phủ và công ty đã phấn khởi tin rằng Hàn Quốc sắp tạo một kỳ công mới về kinh tế với kỹ thuật cao mới thì thì tới cuối những năm 80 sự phấn kh ởi đã biến mất. Năm 1989, xuất khẩu của nhóm hàng điện tử tiêu dùng-nhóm hàng chủ lực của mặt hàng điện tử lần đầu tiên kể từ năm 1986 lâm vào tình trạng suy giảm ở mức 5,7% và toàn ngành CN điện tử cũng theo bước chân của nhóm hàng này, suy giảm trong XK đạt tới 4,8%. Sự suy giảm của XK hàng điện tử vào giai đoạn này là do chúng bị giảm bớt sức cạnh tranh trên thị trường thế giới bởi tiền lương và giá đồng won vào thời kỳ này tăng. Tiền lương tăng nhanh là do các tổ chức công đoàn ngày một mạnh hơn và gây sức ép buộc giới chủ phải tăng lương của công nhân Hàn Quốc trở thành cao nhất so với các nước NICs Đông á. Còn đồng won tăng là do sức ép của Mỹ nhằm giakm thâm hụt buôn bán của Mỹ ở nước này. Tuy nhiên, tiền lương và giá đồng won tăng là biểu hiện trực tiếp làm giảm sức mạnh cạnh tranh của hàng hóa Hàn Quốc, song nguyên nhân sâu xa h ơn theo các nhà phân tích Hàn Quốc là do công nghiệp kiểu lắp ráp phu thuộc nặng vào công nghệ của nước ngoài nhất là Nhật Bản và Mỹ, không đủ mạnh để chịu sự gia tăng dù là rất nhỏ của chi phí sản xuất. Chi phí cho lao động trung bình chỉ chiếm trên 8% chi phí cho sản xuất sản phẩm điện tử. Nếu tăng lương lên, thậm chí tới 20% thì giá thành của sản phẩm cũng chỉ tăng 1,6%. Mặc dù chi phí cho lao động tới mức tối đa cũng chỉ làm giá thành sản phẩm tăng không nhiều như trên, song các nhà XK vẫn không chịu đ ựng được vì còn phụ thuộc không ít vào kỹ thuật cao và tư bản của n ước ngoài. Do phải trả lãi suất và tiền sử dụng công nghệ nên các công ty không có khả năng giảm giá thành hoặc giữ giá thành cho sản phẩm của mình để duy trì khả năng trên thị trường thế giới.Ví dụ như vào năm 1989, mặc dù Hàn Quốc đứng hàng thứ năm trên thị trường thế giới về XK máy tính cá nhân với 2 triệu chiếc, song thực ra là chỉ có vỏ là sản xuất tại Hàn Quốc còn các bộ phận chủ yếu như hệ thống đầu vào và đầu ra cơ bản (BIOS), bộ vi xử lý (Micro-processor), thiết bị chuyển dữ kiện từ đĩa vào bộ nhớ, bàn phím và chip sets đều nhập từ nước ngoài và chiếm
- một nửa giá thành. Ngoài ra, số tiền phải trả cho các công ty nước ngoài để sử dụng công nghệ của họ cũng chiếm một phần đáng kể. Ngay cả phần sản xuất trong nước thì phần của tư bản nước ngoài đặc biệt là các công ty Nhật cũng rất lớn. Theo số liệu của Viện kinh tế và công nghệ Hàn Quốc tới cuối năm 1988, tổng số đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào ngành điện tử là 97,5 tỷ USD. số đầu tư này (kể cả toàn phần lẫn kinh doanh) tạo ra 51,3% tổng bô phận các linh kiện điện tử vào năm 1987. Nhật Bản tới cuối năm 1988 dồn đầu tư vào ngành điện tử 44,7 tỷ USD (45,8% tổng đầu tư c ủa họ) và cung cấp 54,1% tổng số công nghệ đưa từ nước ngoài vào với 596 trường hợp cho Hàn Quốc. Với thế cung cấp kỹ thuật và vốn như vậy, Nhật Bản có tiềm n ăng “rung tận gốc” ngành công nghiệp đ iện tử của Hàn Quốc, các công ty Nhật Bản giữ độc quyền công nghệ và vốn tại ngành công nghiệp chế tạo các bộ phận điện tử của Hàn Quốc. Do phụ thuộc vào công nghệ cao như trên nên Hàn Quốc ở mặt hàng này thường bị thâm hụt trong cán cân buôn bán với Nhật. Riêng năm 1988, Hàn Quốc đã nhập siêu tới 1,98 tỷ USD ở mặt hàng điện tử trong buôn bán với Nhật. Cán cân thương mại trong ngành hàng điện tử của Hàn Quốc với Nhật Bản (triệu USD) 1980 1985 1986 1987 Điện tử tiêu -77 -95 -127 -120 dùng Điện tử công -88 -325 -525 -313 nghiệp Các linh kiện -256 -652 -1477 -1981 điện tử Tổng cộng -421 -1072 -2109 -2414 Nguồn : Viện kinh tế và công nghệ Hàn Quốc (KIET)
- Như vậy, có thể nói Hàn Quốc tới giai đoạn này đang đứng trước nhu cầu cơ cấu lại nền công nghiệp để tiếp tục phát triển. 3.2. Khủng hoảng mô hình phân phối thu nhập : Kể từ đầu những năm 60 cho tới thập kỷ 80, từ đ ời tổng thông Park Chung Hee đến tổng thống Roh Tae Woo, để đảm bảo khả năng cạnh tranh cao trong xuất khẩu nhăm tăng trưởng nhanh trong quá trình CNH, các chính phủ Hàn Quốc đã dùng nhiều chính sách chi phối thị trường lao động, duy trì cho giá lao động thấp. Hạn chế dân chủ và sự tồn tại của các chính phủ quân sự là những điều kiện không thể thiếu được để duy trì và triển khai có hiệu quả những chính sách này trong thực tế. Chính sách này một mặt tạo thành công liên tục cho các công ty Hàn Quốc trong lĩnh vực xuất khẩu, song mặt khác làm ảnh hưởng tới phần lớn người dân đặc biệt là giai cấp công nhân. Chính sách kiềm chế giá lao động cộng với các chính sách tạo thuận lợi cho các Chaebol không những đã tạo cho các Chaebol tích lũy tư bản nhanh chóng trở thành những công ty có tầm cỡ trên thế giới mà còn tạo cho đời sống của tầng lớp này cùng gia đình của họ mộ cuộc sống xa hoa xa cách với tầng lớp nhân dân lao động. Như vậy, thành quả của quá trình phát triển kinh tế nhanh chủ yếu rơi vào tầng lớp Chaebol , ít rơi vào những người lao động bình th ường. Nghịch cảnh này không những làm cho người lao động không quan tâm tới sức cạnh tranh của hàng hóa Hàn Quốc trên thị trường thế giới mà còn làm họ phẫn uất và tăng tinh thần chống đối các Chaebol. Vấn đề ưu tiên hàng đầu của họ vào thời kỳ này là điều chỉnh lại thu nhập. Những b ước đi c ủa quá trình dân chủ hóa muôn mằn cũng bắt đầu từ đây. Xã hội Hàn Quốc vào thời kỳ này thực sự rơi vào tình trạng khủng hoảng của phương pháp phân phối thu nhập của chiến lược phát triển cũ. 3.3. Sự suy thoái môi trường sinh thái: Để đẩy nhanh quá trình CNH, trong một thời gian dài, các chính phủ Hàn Quốc đã khai thác quá mức hoặc làm phương hại tới môi trường sống của mình. Với chiến lược mở
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: Công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn ở nước ta thực trạng và giải pháp
19 p | 1705 | 525
-
Luận văn "Công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn ở nước ta thực trạng và giải pháp"
23 p | 497 | 236
-
Luận văn "Công nghiệp hoá ,hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam"
42 p | 530 | 192
-
Luận văn: Công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn ở nước ta hiện nay
26 p | 761 | 190
-
Luận văn " công nghiệp hóa - hiện đại hóa "
24 p | 387 | 138
-
Luận văn về 'Công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn ở nước ta thực trạng và giải pháp'
24 p | 257 | 98
-
LUẬN VĂN: Công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn ở nước ta thực trạng và giải pháp
29 p | 220 | 92
-
Luận văn: CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở THÁI NGUYÊN (GIAI ĐOẠN 1997 - 2007)
97 p | 223 | 73
-
Luận văn tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng tại công ty TNHH BHNT Prudential Việt Nam
47 p | 237 | 48
-
Luận văn: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện cách mạng công nghiệp lần thứ tư
34 p | 126 | 24
-
Quá trình hình thành va phương pháp của nhà nước đối với quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa của nước ta
57 p | 115 | 19
-
Tiểu luận về công nghiệp hoá , hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng của đất nước
22 p | 95 | 16
-
LUẬN VĂN: Công nghiệp Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước
46 p | 71 | 13
-
LUẬN VĂN: Công nghiệp hoá tư bản chủ nghĩa bắt đầu từ công nghiệp nhẹ
11 p | 70 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tạo lập quan hệ lao động tích cực tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Hòa Phú, tỉnh Đắk Lắk
153 p | 6 | 4
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tạo lập quan hệ lao động tích cực tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Hòa Phú, tỉnh Đắk Lắk
26 p | 10 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học Xã hội và Nhân văn: Phát triển lực lượng sản xuất ở thành phố Đà Nẵng thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
26 p | 4 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn