intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

LUẬN VĂN: Công tác vận động thanh niên vùng Công giáo tập trung của tổ chức cơ sở Đoàn ở Thanh Hóa hiện nay - thực trạng và giải pháp

Chia sẻ: Nguyen Hai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:82

171
lượt xem
37
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tôn giáo là một hiện tượng nảy sinh và tồn tại đã từ lâu trong lịch sử xã hội loài người và trở thành một bộ phận cấu thành quan trọng của đời sống xã hội. Ra đời cách đây 2000 năm, đạo Công giáo là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới. Đạo Công giáo truyền bá vào Việt Nam từ thế kỷ XVI - XVII. Thanh Hóa là một trong những nơi đạo Công giáo truyền bá vào rất sớm, ở đây có Giáo phận riêng. Bên cạnh một số yếu tố tích cực nhất...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: LUẬN VĂN: Công tác vận động thanh niên vùng Công giáo tập trung của tổ chức cơ sở Đoàn ở Thanh Hóa hiện nay - thực trạng và giải pháp

  1. LUẬN VĂN: Công tác vận động thanh niên vùng Công giáo tập trung của tổ chức cơ sở Đoàn ở Thanh Hóa hiện nay - thực trạng và giải pháp
  2. Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Tôn giáo là một hiện tượng nảy sinh và tồn tại đã từ lâu trong lịch sử xã hội loài người và trở thành một bộ phận cấu thành quan trọng của đời sống xã hội. Ra đời cách đây 2000 năm, đạo Công giáo là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới. Đạo Công giáo truyền bá vào Việt Nam từ thế kỷ XVI - XVII. Thanh Hóa là một trong những nơi đạo Công giáo truyền bá vào rất sớm, ở đây có Giáo phận riêng. Bên cạnh một số yếu tố tích cực nhất định, đạo Công giáo để lại nhiều dấu ấn không mấy đẹp đẽ trong cuộc đấu tranh cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội (CNXH). Ngay từ rất sớm, Đảng ta đã nhận thức rõ ràng và sâu sắc vấn đề tôn giáo ở Việt Nam, xem đó là vấn đề hết sức nhạy cảm. Chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân; thực hiện đoàn kết giữa những người có tôn giáo và không có tôn giáo, giữa các tôn giáo khác nhau vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Trong những quan điểm của mình về công tác tôn giáo, Đảng ta nhấn mạnh và đề cao quan điểm: nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng, trong đó có thanh niên vùng Công giáo. Nhờ thực hiện nhất quán quan điểm đó, tín đồ (trong đó có thanh niên Công giáo) ngày càng yên tâm, tin tưởng, tích cực thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần vào công cuộc đổi mới đất nước, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, thực hiện sống "tốt đời, đẹp đạo". Những năm gần đây, tình hình quốc tế và khu vực có những biến động phức tạp, tác động mạnh mẽ đến tình hình nước ta. Một trong những biểu hiện đó là: các thế lực thù địch, phản động lợi dụng tôn giáo nhằm phá vỡ khối đoàn kết toàn dân, phá hoại sự nghiệp cách mạng ở nước ta. Rất dễ ràng nhận thấy là, mấy năm vừa qua và hiện nay, các hội đoàn Công giáo củng cố hoạt động cuốn hút đông đảo tín đồ tham gia, trong đó có một bộ phận không nhỏ là thanh niên. Tình hình đó thể hiện ở nhiều địa phương, ở giáo
  3. phận Thanh Hóa, tình hình có phần sâu sắc hơn. Trong khi đó, tuy công tác vận động thanh niên vùng Công giáo ở Thanh Hóa, có nhiều cố gắng nhưng chưa đổi mới kịp so với tình hình. Thanh niên Công giáo Thanh Hóa chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong bộ phận thanh niên, họ đang đứng trước những thách thức lớn. Nhiều nơi thuộc vùng Công giáo tập trung ở Thanh Hóa, tổ chức cơ sở Đoàn chưa nhận thức đầy đủ, sâu sắc chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác tôn giáo. Một bộ phận thanh niên Công giáo mơ hồ về lý tưởng cách mạng, thờ ơ với chính trị, với hoạt động của Đoàn thanh niên; tích cực tham gia các hoạt động trong đời sống tôn giáo. Việc tìm ra những phương hướng và giải pháp đúng đắn để nâng cao chất lượng công tác vận động thanh niên Công giáo của các tổ chức cơ sở Đoàn vùng Công giáo tập trung là một nhiệm vụ cấp bách hiện nay đang thu hút sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, quản lý ở Thanh Hóa, mà trực tiếp là Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Với khát vọng muốn đóng góp phần nhỏ bé của mình vào công việc chung đó của tỉnh, tôi chọn vấn đề: "Công tác vận động thanh niên vùng Công giáo tập trung của tổ chức cơ sở Đoàn ở Thanh Hóa hiện nay - thực trạng và giải pháp" làm đề tài tốt nghiệp. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Do tầm quan trọng của công tác vận động quần chúng tín đồ tôn giáo tham gia sự nghiệp cách mạng của Đảng, trong một số năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu vấn đề này dưới những góc độ khác nhau, như: "Vấn đề xây dựng Đảng ở một số vùng có đồng bào theo đạo Thiên Chúa ở miền Bắc" đề tài khoa học cấp Bộ, Viện xây dựng Đảng - Viện Mác - Lênin - Hồ Chí Minh, thực hiện năm 1995; "Công tác đoàn kết tập hợp thanh niên tín đồ tôn giáo trong thời kỳ mới", báo cáo khoa học của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, thực hiện năm 1999; "Phát triển Đảng trong các vùng đồng bào theo đạo Thiên Chúa" của tiến sĩ Ngô Hữu Thảo, Tạp chí Xây dựng Đảng số 4 năm 1999; "Công tác vận động quần chúng theo đạo Thiên Chúa ở miền Bắc nước ta hiện nay (dưới góc độ tâm lý xã hội)", Luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử của Hoàng Mạnh Đoàn; "Tìm hiểu mặt chính trị của vấn đề Thiên Chúa giáo ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay", Luận văn thạc sĩ khoa học chuyên ngành CNXHKH của Nguyễn Văn Luyện; "Vận dụng quan điểm khoa học về tôn giáo trong
  4. công tác đối với Thiên Chúa giáo hiện nay ở Việt Nam", Luận án tiến sĩ triết học của Nguyễn Văn Long... Trong các bài viết, công trình nghiên cứu đã nêu, các tác giả đã luận giải, phân tích những nội dung quan trọng về tôn giáo nói chung, đạo Công giáo nói riêng và công tác xây dựng Đảng, công tác vận động quần chúng tín đồ trong vùng đồng bào theo đạo Công giáo ở phạm vi toàn quốc hay ở một số địa phương miền Bắc nước ta. Riêng vấn đề thanh niên Công giáo và công tác vận động thanh niên vùng Công giáo chưa được đề cập cụ thể. Chưa có một công trình nào nghiên cứu về công tác vận động thanh niên vùng Công giáo tập trung của tổ chức cơ sở Đoàn ở Thanh Hóa hiện nay. Luận văn này là một nỗ lực trong việc nghiên cứu mảng vấn đề đó. 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 3.1. Mục đích: trên cơ sở làm rõ thực trạng hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn trong công tác vận động thanh niên vùng Công giáo tập trung ở Thanh Hóa và những vấn đề đặt ra hiện nay, luận văn góp phần làm rõ nội dung và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn trong công tác vận động thanh niên vùng Công giáo nhằm phát huy hơn nữa sức mạnh của họ trong quá trình đổi mới đất nước. 3.2. Nhiệm vụ: Để thực hiện được mục đích nêu trên, luận văn có nhiệm vụ: - Đánh giá đúng thực trạng thanh niên Công giáo, công tác vận động thanh niên Công giáo của tổ chức cơ sở Đoàn trong việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. - Làm rõ vị trí của tổ chức cơ sở Đoàn trong công tác vận động thanh niên nói chung, thanh niên vùng Công giáo tập trung nói riêng. - Xác định rõ nội dung công tác vận động thanh niên Công giáo của tổ chức cơ sở Đoàn và một số giải pháp thực hiện. 3.3. Phạm vi nghiên cứu: Công tác vận động thanh niên Công giáo có phạm vi rất rộng. Trong đề tài này, luận văn chủ yếu tập trung làm sáng rõ nội dung công tác giáo dục lý tưởng XHCN, tổ
  5. chức phong trào hành động cách mạng qua việc thu hút thanh niên Công giáo vào hai phong trào lớn "Thanh niên lập nghiệp" và "Tuổi trẻ giữ nước" của tổ chức cơ sở Đoàn vùng Công giáo tập trung ở Thanh Hóa hiện nay. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1.Cơ sở lý luận: Đề tài được nghiên cứu, thực hiện trên quan điểm lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng ta về công tác vận động tín đồ tôn giáo tham gia sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; những chủ trương của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh về công tác vận động thanh niên nói chung, thanh niên Công giáo nói riêng. 4.2. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn vận dụng triệt để những quan điểm phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đặc biệt chú ý phương pháp kết hợp lịch sử và lôgíc, đối chiếu so sánh qua thực tế điều tra, khảo sát địa bàn vùng Công giáo tập trung ở Thanh Hóa. 5. Đóng góp mới của luận văn Luận văn góp phần đánh giá thực trạng hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn trong công tác vận động thanh niên vùng Công giáo tập trung ở Thanh Hóa. Trên cơ sở đó, đề xuất một số nội dung, giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn trong việc nâng cao chất lượng công tác vận động thanh niên vùng Công giáo tập trung ở Thanh Hóa. 6. ý nghĩa thực tiễn của đề tài - Luận văn góp phần giúp cho các tổ chức cơ sở Đoàn ở vùng Công giáo làm tốt công tác vận động thanh niên Công giáo tham gia sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - Luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo trong việc giảng dạy chuyên đề về công tác vận động quần chúng ở các trường Chính trị tỉnh, huyện. 7. Kết cấu của luận văn
  6. Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm 2 chương, 5 tiết.
  7. Chương 1 Thanh niên Công giáo và thực trạng công tác vận động thanh niên vùng Công giáo tập trung của tổ chức cơ sở đoàn ở Thanh Hóa hiện nay 1.1. Đạo Công giáo ở Thanh Hóa và đặc điểm vùng Công giáo tập trung ở địa phương Thanh Hóa là một tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, nằm ở 19018’ vĩ độ Bắc và 104025’ - 106005’ kinh độ Đông, chỗ rộng nhất theo chiều Bắc - Nam là 95km và rộng nhất theo chiều Đông - Tây là 189 km; phía Bắc giáp các tỉnh Sơn La, Hòa Bình và Ninh Bình; phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn của Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào; phía Nam giáp Nghệ An; phía Đông là biển Đông. Thanh Hóa cách thủ đô Hà Nội 153 km về phía Nam, có 98 km đường quốc lộ 1A đi qua. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 11.168 km2, có 70% đất đai là núi đồi và rừng, có trên 500 km địa giới tỉnh và quốc gia, khoảng 102 km bờ biển. Toàn tỉnh được chia thành ba vùng lớn là: Vùng đồng bằng 1.864,23 km2; vùng ven biển 1.141,89 km2; vùng trung du và miền núi 7.893,41 km2; còn lại là đảo, sông và hồ (268,47 km2). Hệ thống sông ở Thanh Hóa theo bướng Tây-Bắc - Đông-Nam và Đông-Tây đều đổ ra biển Đông. Biển Thanh Hóa thuộc vịnh Bắc Bộ, phía ngoài cách bờ biển khoảng 290 km có đảo Hải Nam (của Trung Quốc) diện tích thềm lục địa 18.000 km2, biển nông và bằng phẳng. Có thể nói Thanh Hóa như là một hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam với đủ các vùng rừng núi, trung du, đồng bằng và thềm lục địa, có khả năng xây dựng và phát triển tương đối toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội... Thanh Hóa là một tỉnh dân số đông, (tính đến tháng 1 năm 2000 là 3 triệu 562 nghìn 357 người), đứng thứ hai so với các tỉnh, thành phố trong cả nước.
  8. Toàn tỉnh Thanh Hóa có 27 huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; trong đó có 11 huyện miền núi, 5 huyện miền biển, 8 huyện đồng bằng, 1 thành phố và 2 thị xã; có 630 đơn vị xã, phường, thị trấn; có 48 xã ven biển, 195 xã, thị trấn miền núi (có 88 xã vùng cao, 13 xã có chung đường biên giới với nước bạn Lào) [16, tr. 6-7]. Thanh Hóa là một trong những cái nôi của nền văn hóa dân tộc với: Văn hóa Núi Đọ (Sơ kỳ thời đại đá cũ); Văn hóa Sơn Vi (Hậu kỳ thời đại đá cũ); Văn hóa Hòa Bình; Văn hóa Bắc Sơn; Văn hóa Đa Bút (thời đại Đá mới); Văn hóa Hoa Lộc (thời Đồng Đá); Văn hóa Đông Sơn và Bộ Cửu Chân thời Hùng Vương. Nhân dân Thanh Hóa cũng đã đóng góp nhiều sức người, sức của vào quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc. Tên tuổi của Bà Triệu, Lê Hoàn, Lê Lợi, Phạm Bành, Đinh Công Tráng, Tống Duy Tân... luôn là niềm tự hào của nhân dân Thanh Hóa, của dân tộc Việt Nam. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, nhân dân Thanh Hóa cũng đã đóng góp những công sức không nhỏ, góp phần cùng nhân dân cả nước đánh thắng hai đế quốc to là Pháp và Mỹ. Tính từ tháng 8 năm 1945 đến tháng 10-1995, Thanh Hóa có 391.657 người đi bộ đội, 41.863 người đi Thanh niên xung phong. Toàn tỉnh có 56.559 liệt sĩ, 32.146 thương binh, 25 đơn vị và 71 cá nhân được tuyên dương anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, có 1.125 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, 2 đơn vị và 16 cá nhân được tuyên dương anh hùng lao động [16, tr.102]. Trong dịp vào thăm Thanh Hóa lần thứ hai (ngày 13-6-1957) Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khen ngợi: "Bây giờ tiếng Việt Nam đến đâu, tiếng Điện Biên Phủ đến đó. Tiếng Điện Biên Phủ đến đâu, đồng bào Thanh Hóa cũng có một phần vinh dự đến đó" [38, tr. 400]. Ghi nhận sự đóng góp to lớn và xuất sắc của Đảng bộ, nhân dân và các lực lượng vũ trang Thanh Hóa đối với sự nghiệp chống Mỹ cứu nước của dân tộc, Đảng và Nhà nước ta đã trao tặng "Huân chương Sao vàng" cho cán bộ, nhân dân và lực lượng vũ trang toàn tỉnh. Tuy nhiên, là tỉnh có bờ biển dài, rộng và bằng phẳng, có những cửa lạch lớn thuận lợi cho giao thông đường biển, Thanh Hóa là tỉnh ở miền Bắc nước ta đạo Công giáo truyền bá vào rất sớm.
  9. Tháng 6 năm 1549, Thánh Phanxicô cùng với hai cha đồng bạn và ông Phaolô Hashiro (người Nhật Bản) từ Mã Lai lên tàu sang Nhật Bản. Nhiều tác giả cho rằng, trên đường đi đến Nhật Bản, Thánh Phanxicô đã ghé vào cửa Bạng (Tĩnh Gia, Thanh Hóa) để tránh bão. Ngày nay ở cửa Bạng vẫn lưu truyền thuyết về một loại cua biển trên mu in hình Thánh giá trắng do Thánh Phanxicô chúc lành cho con cua và dấu Thánh giá đã ghi lại trên mu con cua. Dân chúng trên cửa Bạng quen gọi thứ cua đó là "cua Thánh Phanxicô". Ngày 19-3-1627, từ Ma Cao, hai Giáo sĩ Derhodes (tức Đắc Lộ) và Redro Marques đi qua vùng Hải Nam gặp bão, tàu dạt vào cửa Bạng. Để ghi ơn phù hộ của Thánh cả và để hiến dâng cho công cuộc truyền giáo được bắt đầu, trong chính ngày lễ Thánh nhân, giáo sĩ Đắc Lộ đặt cửa biển đó là cửa Thánh Giuse và nhận là người bổn mạng sứ Bắc. Tới đây, hai giáo sĩ bắt đầu cho việc truyền giáo ở miền Bắc. Hai người dân trong nhóm dân chài ở cửa Bạng đến xin học đạo và chịu phép rửa tội với cả gia đình. Một người được đặt tên Thánh Giuse, một người mang tên Thánh Inhaxu. Từ đó, giáo sĩ Đắc Lộ tiếp tục sứ vụ đã bắt đầu. Trong ít ngày đã có 32 người dân ở cửa Bạng và các vùng lân cận chịu phép rửa tội. Trong thời gian này, hai giáo sĩ đã chọn ngày thứ 6 Tuần Thánh làm ngày suy tôn Thánh giá, tổ chức lễ dựng Thánh giá trên núi, đánh dấu điểm bắt đầu cuộc truyền bá của Giáo hội xứ Bắc [18, tr. 124-125]. Đến tháng 2-1896, thị xã Thanh Hóa lúc bấy giờ (nay là thành phố Thanh Hóa) chưa có nhà xứ, chỉ có một nguyện đường nhỏ với phòng lợp tranh thuộc họ Thí Trường (Trường Thi) và nhà nuôi cô nhi. Thời gian này, Đức cha Thành (Giám mục phó Giáo phận Hà Nội), tới Thanh Hóa, ngỏ ý muốn lập Tòa giám mục cho Giáo phận mới sẽ được thiết lập. Nhưng lúc ấy, thị xã Thanh Hóa giáo dân quá ít, ở rải rác xa nhau. Do đó, ông đã thay đổi ý định và chỉ lập ở đây một giáo xứ quy tụ các họ đạo Thí Trường, Đức Thọ, Yên Vực (phía nam cầu Hàm Rồng) Đại Tiền, Kẻ Son, Phù Chẩn, Bình Đơn và Giàng, cách nhau từ 1-5 km. Tất cả 8 họ đạo với 350 tín hữu gọi là Giáo xứ Thí Tr ường. Linh mục Huyền được cử là chính xứ đầu tiên. Cuối năm 1896, Đức cha Thành từ Thanh Hóa trở ra Phát Diệm ngỏ lời với cha Trần Lục muốn đặt Tòa giám mục ở đây. Cha Trần Lục vui vẻ đồng ý ngay. Sau khi báo cáo với Tòa Thánh Roma, ngày 15 tháng 4 năm 1901, Tòa Thánh Roma đã ra chiếu thư
  10. về việc thiết lập Giáo phận mới, bao gồm tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa và Châu Lào, mang tên Giáo phận xứ Thanh (cũng gọi là Bắc kỳ Duyên hải). Từ năm 1924 cải tên là Phát Diệm - nơi đặt Tòa giám mục. Đức cha Alexandre Marcou Thành làm đại diện Tông tòa tiên khởi [18, tr. 120-121]. Phát Diệm phát triển nhanh và tăng dân số, vấn đề đặt ra là phải chia Giáo phận. ở Ba làng đã có trường Bảng rộng lớn, khi thành lập Giáo phận mới sẽ kiêm cả Tiểu chủng viện và trường Triết học. Tòa giám mục và Sở nhà chung được quyết định đặt ở thị xã Thanh Hóa (nay là thành phố Thanh Hóa). Năm 1930, công việc kiến thiết nhà thờ tỉnh được bắt đầu. Ngày 21-6-1932, sau thời gian chuẩn bị, Tòa thánh ban chiếu thư thiết lập Giáo phận Thanh Hóa - gồm tỉnh Thanh Hóa (13 phủ, huyện) và tỉnh Sầm Nưa (6 châu thuộc Lào) với diện tích khoảng 20.000 km2, tổng dân số 1.400.000 người Việt, 80.000 người Lào. Đức cha De Cooman Hành làm đại diện Tông tòa đầu tiên, cai quản Giáo phận mới. Tòa giám mục tại thị xã Thanh Hóa với hàng giáo sĩ 36 thừa sai Pháp, cha Poncet Thảo được đặt làm cha chính Giáo phận. Thừa sai Augustin Canilhac Căn giữ chức bề trên miền Châu Lào. Thừa sai Alfred Barbier Cẩn thư ký Tòa giám mục. Thừa sai Joseph Réminiac Nhạc quản lý Giáo phận. Trường Ba làng từ 1927 trở thành Tiểu chủng viện thánh Giuse dưới quyền cha Giám đốc Lury Lưu và các cha giáo sư Pon Cet Thảo, Phạm Tần, Nguyễn Định Tường. Đại chủng sinh gửi ở Hà Nội. Ngoài hai dòng nữ tu đã có từ năm 1926 và 1929, ngày 23-11-1935, dòng Mến thánh giá Thanh Hóa được thành lập trên cơ sở tách từ Phát Diệm. Lớp khấn dòng đầu tiên được cử hành ngày 2-2-1938. Ngày nay, Giáo phận Thanh Hóa chỉ còn riêng ở địa bàn tỉnh Thanh Hóa [18, tr. 129-131]. Giáo phận Thanh Hóa từ khi được thành lập, tổ chức Giáo hội hoạt động hết sức sôi động để lại nhiều dấu ấn sâu sắc. Năm 1939, chỉ mấy năm sau khi thành lập, Địa phận Thanh Hóa đã có: Hàng giáo sĩ gồm 33 thừa sai Pháp, 53 linh mục triều, 22 đại chủng sinh (học ở Hà Nội), 183 tiểu chủng sinh và trường thử. Hàng tu sĩ có 9 cha dòng Phan Sinh điều khiển 150 đệ tử sinh; 11 (trong đó có 7 người Pháp) đan sĩ Cát Minh với 3 tập sinh; 17 nữ tu Đức Bà truyền giáo (trong đó có 12 người Pháp); 5 tập sinh điều hành một trường học có lưu xá; 48 nữ tu Mến thánh giá;
  11. 14 tập sinh, sinh hoạt trong 7 tu viện. Số giáo dân là 58.628 người và 7.442 dự tòng trên tổng dân số là 1.500.000 người (chiếm 4,3%), chia làm 5 hạt, 16 giáo xứ, 494 họ đạo, 227 nhà thờ và nhà nguyện, 5 đất thánh [18, tr. 139]. Sau Cách mạng tháng Tám 1945 và toàn quốc kháng chiến 19-2-1946, chủng viện Ba làng giải tán. Ngày 24-3-1954, Đức cha Hành đặt cha Pherô Phạm Tần (32 tuổi) làm Tổng quản Giáo phận. Từ sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơnevơ được ký kết, miền Bắc hoàn toàn giải phóng. Cũng như các địa phương khác, ở Thanh Hóa "... tại một số vùng dân cư theo đạo Thiên Chúa, trước khi rút khỏi miền Bắc, bọn địch đã cài cắm gián điệp ở lại nhằm tạo cơ sở phá hoại lâu dài. Dựa vào điều 140 của Hiệp định Giơnevơ, bọn phản động đã tung ra luận điệu "miền Bắc sẽ chết đói", "miền Bắc không được tự do tín ngưỡng", "Chúa đã vào Nam", "Mỹ sẽ ném bom nguyên tử xuống miền Bắc"... Bằng những thủ đoạn tuyên truyền lừa bịp và sự cưỡng ép tàn bạo của địch, hàng ngàn giáo dân đã lìa bỏ quê hương di cư vào Nam. ở nhiều nơi, bọn phản động lợi dụng tôn giáo đã tập hợp bọn côn đồ chống đối, vu cáo chính quyền cách mạng" [16, tr. 13-14]. Hoạt động của bọn phản động cấu kết với các phần tử đội lốt tôn giáo nhằm chống phá chính quyền cách mạng, lôi kéo giáo dân. Tại Thanh Hóa, hoạt động đó được biểu hiện rõ nhất, phức tạp nhất là ở Nga Sơn và Tĩnh Gia. Trước năm 1954, Giáo hội Công giáo Nga Sơn liên kết với đế quốc Pháp và bọn tay sai, thành lập nhiều tổ chức chính trị phản động chống phá cách mạng nhằm đưa Nga Sơn thành trung tâm tôn giáo của tỉnh Thanh Hóa tự trị. Chúng đã biến hầu hết các nhà thờ thành trung tâm đào tạo, huấn luyện phản động tay sai. Thánh đường trở thành "đồn bốt giặc". Nhiều giáo sĩ không chỉ làm chức năng truyền đạo, mà còn là những tên mật vụ chỉ điểm cho kẻ thù vây bắt cán bộ, đảng viên. Linh mục Lê Thành Thục đã cùng thực dân Pháp trực tiếp đem quân đi càn quét vùng giáo Nga Điền, Nga Phú, Nga Thái, Nga Thanh. Nhà thờ Tam tổng đã trở thành một đồn địch thực sự. Địch bố trí các hỏa lực trên tháp chuông, các lỗ châu mai xung quanh nhà thờ. Năm 1954, Lê Thành Thục tiếp tục tuyên truyền thúc ép giáo dân di cư vào Nam, chống phá quyết liệt phong trào xây dựng hợp tác hóa bằng cách đe dọa giáo dân: nếu không ra khỏi hợp tác xã sẽ bị "rút phép thông công".
  12. ở Tĩnh Gia, bọn phản động đã tập trung bọn côn đồ âm mưu gây bạo loạn, cưỡng ép 2.000 giáo dân từ Thượng Chiểu về Ba Làng chống lại chính quyền. ở các huyện Quảng Xương, Nông Cống, Thọ Xuân, Vĩnh Lộc, Thành phố Thanh Hóa... bọn phản động đã len lỏi vào nhà thờ, vào khu vực tập trung dân cư theo đạo Công giáo để tuyên truyền, kích động và tổ chức di cư... Đêm ngày 1, rạng sáng ngày 2-1-1955, lợi dụng chính quyền đuổi bắt 11 tên phản động dùng thuyền đánh cá liên lạc với tàu Pháp, bọn phản động kích động hơn 1.000 giáo dân vào đâm chém và bắt đi 6 cán bộ, làm bị thương 40 người khác. Chính quyền đã sử dụng lực lượng trấn áp bọn phản động trong nhà thờ Ba Làng. 400 tên côn đồ, trong đó có những kẻ cầm đầu phải đầu hàng. Trước âm mưu của bọn phản động, mặc dù các cấp ủy Đảng và Chính quyền đã tích cực tuyên truyền giải thích cho đồng bào giáo dân thấy được âm mưu của địch, vận động hơn 4.000 giáo dân tập trung tại Phát Diệm để dư cư vào Nam quay về quê hương làm ăn sinh sống; song, theo làn sóng di cư, toàn tỉnh Thanh Hóa có khoảng 18.000 giáo dân cùng 62 linh mục, các đại chủng sinh và bốn dòng tu Phan Sinh, Cát Minh, Đức Bà truyền giáo và Mến thánh giá di cư vào Nam [16, tr. 89-90]. Từ khi thành lập 1932, địa phận Thanh Hóa chỉ là địa phận đại diện Tông tòa. Từ 24-11-1960, với việc thiết lập hệ thống phẩm trật của Giáo hội Việt Nam, địa phận Thanh Hóa trở thành Giáo phận chính tòa. Sự ảnh hưởng của Giáo hội tới đồng bào giáo dân càng trở nên sâu sắc. Dưới chế độ XHCN ở miền Bắc, với chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước về công tác tôn giáo, đa số chức sắc Công giáo đã hòa mình với dân tộc, cùng nhân dân xây dựng cuộc sống mới. Bên cạnh đó, một số giáo sĩ sẵn có thái độ thù địch, ngấm ngầm chống phá cách mạng, tỏ thái độ bất hợp tác với Cộng sản. Điển hình ở Thanh Hóa thời kỳ này, trong vùng đồng bào Công giáo ở Nga Sơn, dưới sự lãnh đạo của một tổ chức phản động lấy tên là "Đảng cách mạng quốc gia Việt Nam" do Lường Mạnh Huân làm thủ lĩnh, chúng đã thành lập ra "Hội Tràng hạt Mân côi". Đây là một tổ chức phản động của bọn lợi dụng Công giáo với mưu đồ củng cố lực lượng, củng cố đức tin, đón chờ Bắc tiến của Mỹ - Ngụy để phối hợp lật đổ Chính quyền cách mạng. "Hội Tràng hạt Mân côi" đã phát triển nhanh ở
  13. 4 xã Nga Liên, Nga Thái, Nga Phú, Nga Điền (thuộc huyện Nga Sơn) và ở một số vùng Công giáo thuộc huyện Hà Trung, Yên Định, Tĩnh Gia, Quảng Xương... Trước ý đồ và hoạt động của chúng, tháng 6-1962, Công an Thanh Hóa đã lập chuyên án và phá án thắng lợi. Tổ chức "Hội Tràng hạt Mân côi" phản động bị tan rã [16, tr. 94-95]. Đất nước bước vào thời kỳ cách mạng mới, thực hiện công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, hoạt động của Giáo hội Thanh Hóa đã có những chuyển biến đáng khích lệ. Nhiều giáo sĩ, chức sắc Công giáo tham gia vào các tổ chức xã hội (như đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, đại biểu Quốc hội), tích cực vận động quần chúng giáo dân xây dựng cuộc sống mới, xây dựng chính quyền cơ sở, thực hiện sống "tốt đời, đẹp đạo". Bên cạnh đó, hoạt động của Giáo hội Thanh Hóa dưới sự lãnh đạo của Vatican đã và đang có những nội dung, hình thức, phương pháp hoạt động đáng quan tâm. Hướng chiến lược của Giáo hội Công giáo Việt Nam hiện nay do Vatican chỉ đạo là không nên manh động, đối đầu với Nhà nước mà phải tập trung vào các hoạt động để phát triển thế lực của Giáo hội, làm cho Giáo hội có đủ lực lượng để làm đối trọng với Nhà nước ta. Như vậy, ý đồ của Vatican là củng cố thế và lực cho Giáo hội Công giáo Việt Nam đủ mạnh để có thể sử dụng Giáo hội như một công cụ, phương tiện chống phá ta lâu dài; dùng Giáo hội Công giáo Việt Nam để làm xói mòn cơ sở quần chúng và các cơ sở của ta trong các vùng giáo, biến các địa phận Công giáo thành lãnh địa riêng [32, tr. 61]. Cùng với Vatican, các thế lực phản động quốc tế đứng đầu là Mỹ coi việc lợi dụng Giáo hội Công giáo nước ta như một công cụ để thực hiện chiến lược "Diễn biến hòa bình" ở Việt Nam. Theo Giáo sư, tiến sĩ Chu Nguyên Chương, Việt kiều ở Mỹ: "Giáo hoàng John Paul II sẵn sàng cho Mỹ mượn đạo quân thứ 5 hiện đang nằm vùng ngay trong nước Việt Nam. Đạo quân gồm 5 triệu người Kytô giáo có tổ chức chặt chẽ, hết sức cuồng tín và sẵn sàng nhận lệnh của Vatican bất cứ lúc nào" [14, tr. 4]. Biểu hiện rõ nét ở Thanh Hóa, hoạt động của Giáo hội là tăng cường, củng cố cơ sở vật chất thật vững, dùng nhiều biện pháp hấp dẫn, tâm lý phù hợp với lứa tuổi nhằm phát triển tín đồ, gây thanh thế Giáo hội. ở tất cả các xứ, Giáo hội dùng giáo quyền đưa tín đồ vào hội đoàn, củng cố hội đoàn cũ, hình thành các hội đoàn mới, tăng cường các hình thức hoạt động nhằm hợp thức các tổ chức mà Chính quyền không cho phép. Các
  14. Linh mục được thuyên chuyển để hoạt động phù hợp với từng giáo xứ, đưa các Linh mục trẻ có năng lực đến các vùng "khó khăn". Tăng cường đào tạo Linh mục. Tăng cường "rao giảng lời chúa". Tổ chức các lớp học kinh bổn cho mọi lứa tuổi, đặc biệt chú trọng tới lớp trẻ, đưa nữ tu xuống dạy kinh bổn ở các giáo xứ. Sau khi học là tổ chức các kỳ thi, sát hạch dưới nhiều hình thức khác nhau, có đánh giá và khen thưởng từng đối tượng. Một số chức sắc, chức việc có tư tưởng cơ hội, vọng ngoại, vâng phục, lợi dụng chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Đó là việc một số Linh mục ở Ba Làng (Tĩnh Gia) Sầm Sơn, Hà Trung... có những việc làm cố ý không thông qua chính quyền. Có nơi, chức sắc, chức việc ngăn cản tín đồ tham gia các hoạt động xã hội, thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, làm cho các tổ chức quần chúng ở địa phương gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt, tổ chức hoạt động. Gần đây, ở các xứ đạo tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, tu sửa, cơi nới Tòa giám mục, tu viện và xây dựng lại nhà thờ ở những nơi đã bị hư hỏng, đòi lại đất trước đây đã bàn giao cho Nhà nước và các tổ chức xã hội hiện nay đang sử dụng. Thời gian qua, địa phận Thanh Hóa đã làm 15 nhà thờ, có nhà thờ đầu tư trên 3 tỷ đồng [4, tr. 5]. Giáo hội tìm mọi cách khôi phục mở mang cơ sở tôn giáo ở những nơi "khô", "nhạt đạo", vùng dân tộc ít người, khôi phục và tổ chức lại cấp hành chính đạo (như tách họ đạo, tổ chức hoạt động ở địa phận giáo hạt). Tăng cường, củng cố, trẻ hóa ban hành giáo cả số lượng và chất lượng, có nơi lên 9 người, chủ yếu là tín đồ hoạt động tôn giáo tích cực; có nơi tranh thủ đảng viên gốc giáo để bầu vào ban hành giáo. Các chức sắc Giáo hội tăng cường quan hệ với Chính quyền, lợi dụng sự lơi lỏng trong quản lý để hoạt động vượt khỏi khuôn khổ luật pháp trong một số việc, như: Hoạt động tôn giáo trái phép che đậy bằng các hình thức hoạt động từ thiện, giáo dục, văn hóa,... Các sinh hoạt trong đời sống tôn giáo của tín đồ được Giáo hội quan tâm tổ chức chặt chẽ, hành lễ trang trọng, có dịp là tổ chức ở quy mô lớn để biểu dương lực lượng như: Lễ kỷ niệm 100 năm nhà thờ Ba Làng (Tĩnh Gia); lễ táng các chức sắc ở Tòa giám mục - Nhà thờ Thanh Hóa; tổ chức cho giáo dân hành hương vào nhà thờ La Vang (Quảng Trị). Quan tâm đầu tư cho tín đồ (như làm giếng nước, nhà vệ sinh, đường giao thông nông thôn, cho vay vốn phát triển kinh tế).
  15. Đáng chú ý là trong hoạt động của Giáo hội hiện nay là tìm cách lôi kéo cán bộ, đảng viên là tín đồ Công giáo tham gia sinh hoạt tôn giáo, bầu vào các ban hành giáo; cô lập những gia đình cán bộ, đảng viên tích cực là người Công giáo - nhất là cán bộ, đảng viên giữ các cương vị lãnh đạo của Đảng, Chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể quần chúng ở địa phương. Đồng thời, Giáo hội tìm mọi biện pháp lôi kéo thanh - thiếu niên thông qua các hoạt động hội đoàn theo giới tính, sở thích rất linh hoạt và tổ chức chặt chẽ [4, tr. 3], [57, tr. 3-4]. Tòa giám mục Thanh Hóa tích cực tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện. Đợt thiên tai ở Hậu lộc năm 1996, Tòa giám mục đã ửng hộ tiền, gạo trị giá 20.000.000đ. Trong hai đợt quyên góp ửng hộ đồng bào Cu ba, riêng Tòa giám mục ủng hộ 1 triệu đồng, bà con giáo dân quyên góp 161.253.000 đ. Trong đợt quyên góp ủng hộ đồng bào miền Trung bị lũ lụt, Tòa giám mục ủng hộ 14 triệu đồng, nhà xứ chính tòa Thanh Hóa 2 triệu, giáo dân toàn tỉnh 100 triệu [4, tr. 4]. Có thể nói, hoạt động của Giáo hội Thanh Hóa những năm gần đây thực sự đa dạng, nhiều hình thức mới, cuốn hút đông đảo giáo dân - nhất là lực lượng thanh niên. Điều đó đang tác động không ít tới tư tưởng, tâm lý quần chúng tín đồ, ảnh hưởng tới đời sống, sinh hoạt và sự phát triển chung của xã hội. Hiện nay, ở Thanh Hóa tuy chưa thấy xuất hiện những vấn đề chính trị phức tạp, song tình hình trên vẫn là những vấn đề mà các cấp lãnh đạo, quản lý ở Thanh Hóa - trong đó có tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đáng quan tâm. Từ tình hình đạo Công giáo ở Thanh Hóa, thực tế khảo sát các vùng công giáo tập trung, bước đầu có thể rút ra một số đặc điểm như sau: Một là, đạo Công giáo Thanh Hóa không có vùng toàn tòng mà chỉ có vùng tập trung hoặc đan xen trong các vùng dân cư, có các tôn giáo khác hoặc không có tôn giáo. Cho đ ến nay, Thanh Hóa có 18/27 huyện thị, thành phố có tín đồ theo đạo Công giáo, được rải rác từ vùng biển tới khu vực miền núi. Tổng số giáo dân là 140.000 với 22. 316 hộ (thống kê của Tòa giám mục Thanh Hóa là 111.520 ng ười, của Ban Tôn giáo ủy ban nhân dân tỉnh là 120.000 ng ười). Toàn tỉnh có 46 xứ đạo và phiên, 232 họ đạo, có 1 Giám mục, 35 linh mục, 7 tu sĩ và 63 nữ tu, có 267 người tham gia ban hành giáo, 85 phó , chánh trương. Cơ sở thờ tự có 44 nhà thờ xứ, 1 nhà
  16. thờ phiên, 188 nhà thờ họ, 12 nhà huyện, 5 nhà dòng và Tòa giám mục. Một số huyện có đông tín đồ như Thọ Xuân, Nga Sơn, Tĩnh Gia, Vĩnh Lộc [5, tr. 3]. Hai là, Giáo dân Thanh Hóa phần đông là người lao động, chủ yếu là nông dân, ngư dân. Họ là những người cần cù lao động, gắn bó với quê hương, có tinh thần đoàn kết cộng đồng. Điều kiện tự nhiên của vùng giáo dân Thanh Hóa, trừ thành phố Thanh Hóa, chủ yếu là ven biển, vùng sâu, vùng xa, vùng thường xuyên gặp nhiều khó khăn về điều kiện sản xuất, đi lại, điện nước sinh hoạt, điều kiện học hành của các em và các nhu cầu văn hóa khác. Những năm qua, thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng, đồng bào giáo dân đã hưởng ứng tích cực, phát huy nguồn lực của cộng đồng, đầu tư sản xuất, chuyển dịch cơ cấu, đa dạng hóa ngành nghề, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội ở mỗi vùng dân cư ngày càng phát triển. Nhiều giáo dân ở vùng đồng bằng Trung du, vùng Biển đã hòa nhập với phong trào chung, đầu tư chiều sâu, mở rộng ngành nghề truyền thống, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa. Một bộ phận giáo dân làm kinh tế gia đình giỏi bằng thâm canh tăng vụ, khoanh nuôi, cải tạo, bảo vệ rừng khai thác kinh tế vùng đồi như các xứ Hữu Lễ, Quảng Phú, Cẩm Phong. Nhiều gia đình góp vốn mua sắm ngư cụ, tàu thuyền đánh bắt hải sản, khoanh vùng đầm hồ nuôi trồng hải sản như ở xứ Ngọc Lẫm, Quảng Vọng, Hoài Yên, Quảng Trường. Các hợp tác xã có truyền thống ở vùng biển như Nghi Sơn, Quang Minh (Tĩnh Gia), Quảng Tiến (Sầm Sơn) vẫn được giữ vững và phát triển. Đời sống của giáo dân đang có nhiều đổi mới, khởi sắc theo đà phát triển chung của xã hội. Đánh giá về sự chuyển đổi trong đời sống kinh tế của đồng bào giáo dân Thanh Hóa, Báo cáo tổng kết việc thực hiện Nghị Quyết 24-NQ/TW của Bộ Chính trị về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới, của Tỉnh ủy Thanh Hóa ngày 20/5/1997 ghi rõ: "Số hộ có kinh tế khá tăng từ 5-10%, số hộ nghèo đói giảm từ 40% năm 1991 xuống còn 25% năm 1996, có nơi chỉ có 15-20%, 80% nhà dân được ngói hóa, 90% hộ có điện sinh hoạt... đời sống giáo dân ở nhiều xóm thôn từng bước được cải thiện. Nhiều gia đình mua sắm được xe máy, tàu thuyền, ô tô phục vụ sản xuất kinh doanh" [57, tr. 2]. Cơ sở hạ
  17. tầng như đường, trường học, điện, trạm xá nhiều nơi được Nhà nước đầu tư và nhân dân góp vốn xây dựng cơ bản tạo sự chuyển biến mới ở các vùng giáo dân. Đời sống văn hóa tinh thần có nhiều thay đổi tích cực. Nếu trước đây giáo dân chưa thật chú ý việc học tập của con em, thì những năm gần đây, họ đã thấy được lợi ích và sự cần thiết phải nâng cao dân trí, nên nhiều gia đình giáo dân chăm lo đến sự học tập của con em. Đây là nét mới ở cùng Công giáo Thanh Hóa. Các hoạt động "uống nước nhớ nguồn", "đền ơn đáp nghĩa", ủng hộ đồng bào bị lão lụt, thiên tai... được giáo dân hưởng ứng tốt. Tinh thần chung của giáo dân là cởi mở, giải tỏa bớt mặc cảm, coi sự nghiệp đổi mới của Đảng phù hợp với lợi ích của bản thân và gia đình họ, do đó, đã hưởng ứng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và thực hiện pháp luật của Nhà nước. Ba là, Giáo dân Công giáo tỉnh Thanh Hóa về đời sống vật chất và tinh thần, những năm gần đây, tuy đã được cải thiện, song so với yêu cầu chung thì còn nhiều thấp kém; giác ngộ chính trị thấp, nhiều người thiếu hiểu biết về pháp luật, ý thức vươn lên làm chủ chưa cao, nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng có xu hướng tăng. Trong nhiều khó khăn của giáo dân hiện nay thì vấn đề gia tăng dân số được xem như là biểu hiện của kết quả và đồng thời là nguyên nhân của tình trạng này. Tỷ lệ tăng dân số cao, có nơi còn quá cao, tỷ lệ người sinh con thứ 3 khá phổ biến [57, tr. 4]. Ví như ở xã Thọ Xương (Thọ Xuân) tỷ lệ sinh năm 1998 là 1,4%; năm 1999 là 1,47%; dự kiến năm 2000 sẽ là trên 1,5%. Trong khi đó, mặt bằng chung của toàn huyện Thọ Xuân về tỷ lệ sinh là 0,86%. Trình độ học vấn nhìn chung là rất thấp, tại vùng Công giáo Thanh Hóa phổ biến là văn hóa tiểu học, trung học cơ sở, trình độ phổ thông trung học rất ít. Một bộ phận tín đồ mê tín, tính vâng phục cao và dễ bị sai khiến, lợi dụng theo lời chức sắc Công giáo, kể cả những vấn đề trái với chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Gần đây, ở các vùng Công giáo, thời gian đi lễ nhà thờ, học giáo lý, kinh bổn kéo dài, ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống; giáo dân phải đóng góp tiền bạc xây dựng, sửa chữa nhà thờ dưới sức ép của chức sắc tôn giáo với nhiều hình thức, và giá trị phân bổ khá lớn nhưng không dám đấu tranh. Có nơi, giáo dân phải đóng góp cho Giáo hội ít nhất là 200.000 đồng đến
  18. 500.000 đồng. ở vùng Công giáo Nga Sơn và một số vùng khác, Linh mục gửi phong bì đến từng hộ gia đình để quyên tiền. Nhiều hộ giáo dân nghèo phải đi vay để nộp [4, tr. 5]. Nhìn chung vùng Công giáo Thanh Hóa phổ biến là khó khăn, trình độ dân trí thấp, đời sống còn những thiếu thốn. Đa số giáo dân biết ơn Đảng và Nhà nước đã cứu vớt họ thoát khỏi áp bức bóc lột, đói nghèo của địa chủ phong kiến và đế quốc. Đời sống đang được ổn định, cải thiện với những chuyển biến mới, tích cực. T ư tưởng giáo dân phấn khởi, tin tưởng xây dựng cuộc sống mới. Những mặt hạn chế trong giáo dân và đời sống của giáo dân, vừa có yếu tố chủ quan từ bản thân nhận thức và hoạt động thực tiễn của họ, vừa có yếu tố khách quan về điều kiện địa lý, xã hội và sự tác động mạnh mẽ của tổ chức Giáo hội ở Thanh Hóa. 1.2. Thanh niên Công giáo ở Thanh Hóa vừa là một tín đồ của Giáo hội Công giáo, vừa là một thanh niên Việt Nam Độ tuổi của thanh niên ở Việt Nam hiện nay được tính từ 15-30 tuổi. Thanh niên Công giáo được hiểu là những tín đồ theo đạo Công giáo trong độ tuổi thanh niên. "Thanh niên Công giáo" ở luận văn này đề cập bao gồm cả thanh niên là đoàn viên và chưa phải là đoàn viên. ở Thanh Hóa, quần chúng tín đồ Công giáo chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong nhân dân (khoảng 4% dân số toàn tỉnh) và thanh niên Công giáo chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong lực lượng thanh niên nói chung. ở những vùng Công giáo tập trung, thanh niên Công giáo chiếm tỷ lệ cao. Qua khảo sát ở 4 xã vùng Công giáo tập trung, tỷ lệ thanh niên Công giáo là 55,1% so với tổng số thanh niên. Để có cơ sở đánh giá thực trạng thanh niên Công giáo ở Thanh Hóa hiện nay, chúng tôi đã tiến hành điều tra theo phiếu đối với đối tượng thanh niên Công giáo ở 4 xã vùng Công giáo tập trung thuộc các huyện Tĩnh Gia, Nga Sơn, Thọ Xuân, và Vĩnh Lộc. Tổng số phiếu tổng hợp kết quả điều tra là 312 phiếu. Phân tích kết quả điều tra có một số nét đặc điểm đáng quan tâm sau đây: Nữ thanh niên chiếm tỷ lệ cao trong tổng số thanh niên 52,3%. Trình độ văn hóa nhìn chung là rất thấp (tiểu học 40,4%, trung học cơ sở 44,9%, phổ thông trung học 14,7%). Về nghề nghiệp, thanh niên sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất 81,4%, sản xuất ngư nghiệp 6,4%, các ngành nghề thủ công, dịch
  19. vụ... 12,2%. Đa số thanh niên chưa lập gia đình (87,5%). Thanh niên Công giáo, những năm gần đây do trình độ văn hóa thấp, nên ít người tham gia nghĩa vụ quân sự. Hầu hết thanh niên Công giáo thường xuyên đi lễ nhà thờ 87,8%. Số thanh niên đi lễ không thường xuyên chỉ 10,6%. Số thanh niên tham gia các hội đoàn Công giáo chiếm tỷ lệ cao (80,1%), trong đó có nhiều thanh niên tham gia từ 2 đến 3 hội đoàn (phụ lục 4). Là một tín đồ tôn giáo, thanh niên Công giáo Thanh Hóa chịu sự ràng buộc, chi phối của Giáo hội, qua đó họ được đáp ứng về nhu cầu, lợi ích của mình. Để đảm bảo điều đó, họ tham gia vào tất cả những hoạt động tôn giáo trong sự chỉ dẫn của Giáo hội. Trong đó, các hoạt động chủ yếu và nổi bật là: Một là, họ thường xuyên cầu nguyện và đi lễ ở nhà thờ. Theo khảo sát về vấn đề này thì có 87% thanh niên đi lễ. Lý do đi lễ của thanh niên có nhiều khía cạnh khác nhau. Họ cầu nguyện và đi lễ thường xuyên với mục đích tìm sự bằng an trong tâm hồn, thanh thản trong tư tưởng, giải thoát cho họ những điều bất hạnh trong cuộc sống, bất trắc trong tình yêu. Họ đi lễ thường xuyên hàng tuần ở nhà thờ còn bởi sự khuyến khích của gia đình, sự ràng buộc của giáo lý, giáo luật; bởi xuất phát từ đặc điểm tâm lý thanh niên thích hoạt động, thích hòa đồng cùng bạn bè, anh em để tránh sự lạc lõng, nhàn rỗi (phụ lục 4). Nhìn chung, việc đi lễ ở nhà thờ của thanh niên là nhu cầu tín ngưỡng, nhu cầu về đời sống tâm linh và đó là việc bình thường. Tuy nhiên, việc thanh niên đi lễ thường xuyên chưa hẳn đã là sự "sùng đạo" cao. Bằng phương pháp phỏng vấn sâu, qua trao đổi với nhiều người trong họ, chúng tôi nhận thấy, thanh niên đi lễ thường xuyên ấy đôi khi chỉ là sự "sùng đạo" về mặt hình thức, nhưng tâm thức tôn giáo lại bàng bạc. Lý do đi lễ thường xuyên trong đa số thanh niên vì sự khuyến khích, vì thích hòa đồng, điều đó, thể hiện xu hướng thế tục hóa trong nhu cầu tín ngưỡng của họ. Điều này cũng nói lên rằng, trong cuộc sống hàng ngày, dưới thời kỳ phát triển kinh tế thị trường, mở rộng giao lưu quốc tế, công nghiệp hóa hiện đại hóa, thanh niên Công giáo chịu nhiều sự tác động, sự ràng buộc mà bản thân họ chưa đủ khả năng vượt lên được. Vì thế, họ cần một chỗ dựa tinh thần ở nơi tôn giáo của họ. Thông qua lễ nghi, mong được hiệp thông với đấng thiêng liêng. Từ đó cũng cho thấy, trong đời sống tinh thần, thanh
  20. niên Công giáo Thanh Hóa còn có nhiều hụt hẫng, thiếu trống khi mà nhu cầu của họ ngày một cao hơn. Hai là, hầu hết thanh niên rất tích cực, thậm chí rất say s ưa tham gia các hội đoàn Công giáo. Để có cơ sở nhìn nhận khách quan về thái độ của thanh niên tham gia các hội đoàn Công giáo, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu, phân tích qua phiếu điều tra thực tế. Hội đoàn Công giáo thực chất là một hình thức sống đạo tập thể của tín đồ. Giáo hội thông qua hội đoàn để nắm tín đồ, củng cố đức tin tôn giáo, truyền đạo, đồng thời, sử dụng hội đoàn vào mục đích của từng giáo hội (kể cả mục đích chính trị). Các hội đoàn Công giáo vừa hoạt động mang tính thuần túy tôn giáo, vừa có tác dụng củng cố niềm tin, tăng thêm sự gắn bó của quần chúng với Giáo hội. Ngoài các hoạt động thuần túy tôn giáo, hội đoàn còn có các hoạt động xã hội trong cộng đồng (như nhân đạo, cứu trợ...), các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao... cũng được sử dụng thường xuyên để thu hút tín đồ, trong đó có thanh niên. Về tổ chức, hội đoàn khá chặt chẽ, đảm bảo sự chỉ đạo của Giáo hội Công giáo và những người lãnh đạo hội đoàn. ở Thanh Hóa hiện nay, các hội đoàn mà thanh niên tham gia nhiệt thành nhất là Hội kèn đồng, Hội trống, Hội hát, Hội dâng hoa, Hội nghĩa binh, Hội giới trẻ... Trên thực tế cho thấy, hoạt động của Hội đoàn Công giáo vừa có sức hấp dẫn với thanh niên, vừa có nhiều ảnh hưởng (cả tích cực và tiêu cực) đối với thanh niên. Qua trao đổi với một số thanh niên tham gia các hội đoàn Công giáo ở Nga Sơn, Tĩnh Gia, Thọ Xuân, họ đều có chung một suy nghĩ là thích tham gia hội đoàn, bởi ở đó, được nghe giảng kinh sách, học tập giáo lý, hướng dẫn thực hành các nghi lễ tôn giáo, tham gia các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, cắm trại, du khảo. Qua đó, họ được sống trong môi trường tôn giáo với những người bạn, người cùng niên, cùng giới của mình; được sinh hoạt trong cộng đồng tập thể có tính kỷ luật, lòng nhân ái, được bổ sung những kiến thức về văn hóa, xã hội. Tuy nhiên, một số thanh niên Công giáo cũng có những tâm tư bởi, hội đoàn tổ chức quá nhiều các hoạt động, có ảnh hưởng không ít tới thời gian học tập, lao động của họ. Hội đoàn huy động nhiều khoản phí, tạo không ít khó khăn cho thanh niên. Việc đóng góp các khoản phí đó không trở thành quy định thống nhất cho các hội viên
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2